Chuyên đề Thẩm định tài chính dự án đầu tư cho vay vốn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 5

1.1 Quá trình hình thành, phát triển và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương. 5

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank chi nhánh Chương Dương. 5

1.1.2 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây 6

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 6

1.1.2.2 Hoạt động đầu tư và cho vay 10

1.2 Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Chương Dương 11

1.2.1 Các căn cứ thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Chương Dương 11

1.2.1.1 Hồ sơ vay vốn của khách hàng 11

1.2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy phạm và các định mức trong từng lĩnh vực cụ thể. 13

1.2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Chương Dương 13

1.2.2.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Chương Dương. 13

1.2.2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Chương Dương 17

1.2.3 Các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Chương Dương 19

1.2.3.1 Tổng quan về các phương pháp thẩm định 19

1.2.3.2 Các phương pháp thẩm định tài chính dự án 20

1.2.4 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn Vietcombank chi nhánh Chương Dương 24

1.2.4.1 Tổng quan về các nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Chương Dương 24

Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án 24

Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án 25

1.2.4.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Chương Dương 27

1.3 Ví dụ minh họa về thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Chương Dương 41

1.3.1 Đánh giá tổng quan về các nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn 41

1.3.1.1 Giới thiệu tổng quan về dự án 41

1.3.1.2 Thẩm định khách hàng vay vốn 42

1.3.2 Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn “ Dự án sản xuất vật liệu xây dựng ở Thôn Nà tuộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang” 43

1.4 Đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Chương Dương 60

1.4.1 Những kết quả đạt được 60

1.4.1.1 Về quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn 60

1.4.1.2 Về phương pháp thẩm định 60

1.4.1.3 Về cán bộ thẩm định 61

1.4.1.4 Về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn 61

1.4.1.5 Nguồn thông tin và trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định 61

1.4.2 Những hạn chế, tồn tại trong công tác trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Chương Dương 62

1.4.2.1 Về tổ chức thẩm định 62

1.4.2.2 Về phương pháp thẩm định tài chính dự án 62

1.4.2.3 Về nội dung thẩm định 63

1.4.2.4 Đội ngũ cán bộ thẩm định 63

1.4.2.5 Nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định tài chính dự án 64

1.4.3 Nguyên nhân 64

1.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan 64

1.4.3.2 Nguyên nhân khách quan 65

CHƯƠNG 2:MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI VIETCOMBANK CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 66

2.1 Định hướng phát triển của ngân hàng 66

2.1.1 Định hướng hoạt động của Vietcombank 66

2.1.2 Phương hướng cho công tác thẩm định dự án vay vốn tại Vietcombank 67

2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Chương Dương 67

2.2.1 Tổ chức thẩm định 67

2.2.2 Phương pháp thẩm định 68

2.2.3 Nội dung thẩm định 69

2.2.4 Nâng cao nghiệp vụ thẩm định của các cán bộ thẩm định 71

2.2.5 Giải pháp nguồn thông tin 73

2.3 Kiến nghị 75

2.3.1 Với Nhà nước và các bộ ngành có liên quan 75

2.3.2 Với ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 76

2.3.3 Với chủ đầu tư. 77

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2315 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thẩm định tài chính dự án đầu tư cho vay vốn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh lập các bảng tính trung gian. Các bảng tính trung gian này sẽ làm rõ hơn các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế hoạch sau này. Các bảng tính trung gian bao gồm : - Bảng tính sản lượng và doanh thu. - Bảng tính chi phí hoạt động. - Lịch khấu hao. - Bảng tính lãi vay. - Bảng tính nhu cầu vốn lưu động. Thẩm định doanh thu và chi phí của dự án là nội dung hết sức quan trọng và cần thiết, các CBTĐ không những cần phân tích đánh giá ở thời điểm xem xét cho vay mà ngay cả khi dự án đi vào hoạt động thì các CBTĐ cũng thường xuyên theo dõi sự biến động để kịp thời đề xuất những biện pháp giải quyết. Cũng giống như khi thẩm định tổng mức đầu tư, thẩm định doanh thu, chi phí của dự án được CBTĐ của ngân hàng sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu với những dự án liên quan cùng ngành nghề, lĩnh vực và đặc biệt một phương pháp được sử dụng rất nhiều ở đây đó là phương pháp dự báo. Tính chính xác của doanh thu và chi phí phụ thuộc rất nhiều vào năng lực dự báo thị trường của Ngân hàng, vì vậy ngay ở khâu thẩm định thị trường dự án nếu cán bộ thẩm đinh không chính xác sẽ kéo theo sự sai lệch khi thẩm định doanh thu và chi phí. Ở Vietcombank, các CBTĐ sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để đảm bảo tính chắc chắn của các khoản vay. Điều này vừa có thể đảm bảo được thời gian thẩm định đồng thời giảm thiểu được những rủi ro không đáng có ảnh hưởng tới doanh thu và chi phí dự án đầu tư. Thẩm định tỷ suất Tỷ suất chiết khấu là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận trung bình tối thiểu mà ngân hàng và doanh nghiệp kỳ vọng nhận được khi thực hiện dự án. Thông thường ở chi nhánh Vietcombank Chương Dương khi thẩm định dự án sử dụng Chi phí vốn bình quân WACC làm tỷ suất chiết khấu. Các CBTĐ tại đây tính chi phí sử dụng vốn bình quân WACC theo 2 cách: Cách 1: Chi phí vốn bình quân WACC= Chi phí vốn vay* Tỷ trọng vốn vay+ Chi phí vốn chủ sở hữu* Tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Cách 2: Chi phí vốn bình quân WACC= Chi phí vốn vay*Tỷ trọng vốn vay* ( 1-T)+ Chi phí vốn chủ sở hữu* Tỷ trọng vốn chủ sở hữu. T: Thuế thu nhập của công ty WACC có thể được tính theo giá trị danh nghĩa nếu trường hợp lãi suất vay vốn và tỷ suất sinh lợi yêu cầu của vốn cổ phần là lãi suất danh nghĩa. Trường hợp ngược lại, nếu lãi suất vay vốn và tỷ suất sinh lợi yêu cầu vốn cổ phần được yết dưới dạng lãi suất thực, ta có WACC thực. Tại đây, các CBTĐ áp dụng WACC danh nghĩa ( bởi phần lớn lãi suất đều yết theo lãi suất danh nghĩa, kể cả tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu cũng vậy). Thẩm định dòng tiền của dự án Phân tích dòng tiền có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Từ các bảng tính doanh thu, chi phí và các bảng tính trung gian ở trên, CBTĐ thiết lập bảng tính dòng tiền và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Dòng tiền mà các CBTĐ thiết lập để tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính là dòng tiền sau thuế bao gồm: * Ngân lưu vào ( Inflow): -Doanh thu -Thay đổi khoản phải thu -Trợ cấp ( nếu có) - Giá trị thanh lý thu hồi được, gồm: + Nhà xưởng +Thiết bị +Đất đai * Ngân lưu ra ( Outflow) - Chi phí đầu tư ban đầu, gồm: + Nhà xưởng +Thiết bị +Đất đai -Chi phí hoạt động, gồm: + Nguyên vật liệu đầu vào + Lao động trực tiếp, gián tiếp + Chi phí hoạt động khác + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí cơ hội các nguồn lực ( nếu có) -Thay đổi các khoản phải trả: -Thay đổi cân đối tiền mặt: -Thuế VAT -Thuế thu nhập doanh nghiệp -Thuế và các loại phí khác Ngân lưu ròng ( Net Cashflow) = Tổng ngân lưu vào- Tổng ngân lưu ra Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án Mục tiêu mà mỗi một CBTĐ luôn hướng tới là thẩm định được tính chính xác các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án để đưa ra quyết định cho vay chính xác nhất, tránh trường hợp bác bỏ những dự án khả thi hay chấp nhận những dự án không khả thi gây thất thoát, lãng phí. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính thường được phân tích, đánh giá trong quá trình thẩm định tài chính gồm có: Các chỉ tiêu lợi nhuận thuần (W). Giá trị hiện tại ròng (Net present Value- NPV). Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return-IRR). Hệ số hoàn vốn (RR). Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T) Tỷ số lợi ích- chi phí (B/C) Điểm hoàn vốn (BEP) Tuy nhiên, trên thực tế tại Chi nhánh Vietcombank Chương Dương trong quá trình thẩm định chỉ chú trọng đến nhóm chỉ tiêu sinh lời của dự án, bao gồm những chỉ tiêu cơ bản sau: Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng ( Net present Value-NPV) Chỉ tiêu này dùng để tính hiện giá thuần của dự án đầu tư, đây là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi của dự án được đưa về cùng một thời điểm. Công thức tính: NPV= -Tiêu thức lựa chọn đối với một dự án là: NPV>0 Trong đó: Bt: Lợi ích năm t Ct: Chi phí năm t r: Suất chiết khấu Ngân hàng Ngoại thương thực hiện tính toán các chỉ tiêu này hoàn toàn trên máy tính. Trong quá trình tính toán các chỉ tiêu NPV, các CBTĐ ngân hàng luôn quán triệt những lưu ý sau: -Chỉ quét các ô chứa giá trị dòng tiền ròng từ năm thứ 2 trở đi ( từ CF1), nếu quét cả giá trị CF0 vào trong câu lệnh hàm NPV thì kết quả sẽ là NPV của năm -1 chứ không phải năm 0 ( năm hiện tại). -Đảm bảo sự liên tục của các ô từ CF1 đến CFt ngay cả trong trường hợp một năm nào đó không có giá trị dòng tiền ròng thì gán cho giá trị bằng 0 để chuỗi số liệu được liên tục, nếu không máy tính sẽ tính NPV về năm trước năm không có giá trị. -Lựa chọn suất chiết khấu để tính NPV: Nếu tính dòng tiền theo quan điểm tổng đầu tư, dùng suất chiết khấu là WACC. Nếu tính dòng tiền theo quan điểm chủ đầu tư, dùng suất chiết khấu là tỷ suất sinh lợi yêu cầu vốn chủ sở hữu re. -Không nên quá cứng nhắc với tiêu chuẩn NPV≥0 vì ranh giới để NPV chuyển từ âm sang dương đôi khi rất nhỏ, chỉ cần tăng lợi ích hay giảm chi phí đi một chút là có NPV dương rồi. Bởi vậy mức độ chính xác của việc xác định Bt, Ct cần được quan tâm đúng mức trước khi dùng NPV để kết luận về hiệu quả của dự án. Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ( Internal Rate of Return-IRR) IRR= Trong đó r1 là suất chiết khấu cho NPV1> 0, r2 là suất chiết khấu cho NPV2<0 Điều kiện: r2 -r1≤ 5% ( r2>r1) -Tiêu chuẩn đánh giá: Bản chất của IRR thể hiện mức sinh lời mà dự án mang lại cho nhà đầu tư, vì vậy nhà đầu tư luôn luôn mong muốn IRR càng cao càng tốt. Có một mốc chuẩn để nhà đầu tư quyết định có nên thực hiện dự án hay không đó là so sánh IRR của dự án với suất sinh lợi tối thiểu chấp nhận được MARR ( Minimum Acceptable Rate of Return) riêng của mình, điều kiện thực hiện là IRR≥MARR. Ngân hàng phân tích theo quan điểm tổng đầu tư thì IRR≥WACC ( theo quan điểm chủ đầu tư thì IRR≥re là điều kiện kết luận dự án đáng giá). -So sánh các dự án thông qua chỉ tiêu IRR: Chỉ tiêu này không thể so sánh một cách trực tiếp như NPV, IRRA> IRRB và cùng lớn hơn MARR thì chưa đủ để có thể kết luận được dự án A tốt hơn dự án B. Nếu dùng IRR để so sánh hai dự án với nhau, phải dùng phương pháp gia số với các bước tiến hành như sau: Sắp xếp các dự án theo thứ tự vốn đầu tư tăng dần; lập dòng tiền gia số bằng cách lấy dòng tiền ròng của dự án có vốn đầu tư lớn trừ đi dòng tiền ròng dự án có vốn đầu tư nhỏ; xác định IRR của dòng tiền gia số, nếu dòng tiền gia số có IRR≥MARR thì có nghĩa là dự án có vốn đầu tư lớn sẽ đáng giá hơn dự án có mức vốn đầu tư nhỏ. Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn T T là thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu đủ số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra. Để xác định thời gian thu hồi vốn T, các CBTĐ ngân hàng Vietcombank áp dụng phương pháp trừ dần bằng cách lập bảng tính dòng tiền hàng năm, sau đó tính lũy kế dòng tiền của dự án để xác định xem trong khoảng thời gian nào dòng tiền có sự đồi dấu tức là dự án bắt đầu thu hồi vốn đầu tư và có lãi. CBTĐ sẽ tiến hành xem xét thời gian thu hồi vốn đầu tư mà khách hàng đưa ra có hợp lý với quá trình tính toán hay không. Mỗi chỉ tiêu đều có ưu, nhược điểm riêng nên trong quá trình thẩm định, các cán bộ thẩm định phải kết hợp các chỉ tiêu để đưa ra các kết luận chính xác về tính khả thi của dự án đầu tư. Thẩm định khả năng trả nợ của dự án: Chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn (Debt Service Coverage Ratio-DSCR) Có thể khẳng định đây là một trong những chỉ số tài chính quan trọng nhất khi đánh giá và thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp. DSCR đơn giản là cho biết tổng số tiền mặt được phép sử dụng để trả nợ sẽ bằng bao nhiêu lần tổng số công nợ sẽ phải trả tại một thời điểm. Công thức tính: DSCR= Lợi nhuận sau thuế+ Khấu hao+ Lãi vay trung, dài hạn Nợ gốc trung, dài hạn phải trả+Lãi vay trung, dài hạn Nợ tới hạn (Total debt to service) bao gồm cả khoản nợ phải trả, cộng với phần của nợ dài hạn sẽ phải trả của kỳ đó. DSCR đặc biệt có ý nghĩa trong dự báo và mô phỏng tài chính vận hành trong tương lai. DSCR nhỏ hơn 1 ngụ ý xuất hiện một dòng tiền âm. Ví dụ, DSCR=0,90 có nghĩa thu nhập ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh (net operating income) chỉ đủ để trang trải 90% các khoản nợ trong kỳ. Phân tích độ nhạy của dự án Sau khi thẩm định các nội dung trên, CBTĐ ngân hàng tiến hành phân tích độ nhạy của dự án để ước lượng phần nào rủi ro có thể ảnh hưởng đến dự án. Phân tích độ nhạy giúp ngân hàng đánh giá được độ an toàn của các kết quả tính toán trước sự biến động của các yếu tố khách quan xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Thực tế là, đối với phần lớn các dự án, các CBTĐ đều sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy bằng cách cho doanh thu và chi phí biến động tối đa bao nhiêu phần trăm mà các chỉ tiêu tài chính vẫn đảm bảo hiệu quả chắc chắn. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay Cũng như nhiều ngân hàng khác, Vietcombank sử dụng nhiều hình thức đảm bảo tiền vay với mục đích phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để ngân hàng thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Bất kỳ tài sản hoặc trái quyền phát sinh từ tài sản có thể tạo ra ngân lưu thì có thể dùng làm bảo đảm nợ vay. Việc thẩm định tài sản bảo đảm được tiến hành trên cơ sở 3 nguồn thông tin + Hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp: Đây là nguồn thông tin chủ yếu để xem xét, đánh giá tình trạng và giá trị của tài sản bảo đảm. + Khảo sát thực tế: Kết quả khảo sát thực tế là hết sức quan trọng nhằm khẳng định lại các thông tin thu thập được từ khách hàng và phát hiện những vấn đề mới cần thẩm định tiếp. + Các nguồn khác: Chính quyền địa phương, công an, tòa án, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, các ngân hàng khác, báo chí... -Nội dung thẩm định: Quá trình thẩm định tài sản bảo đảm phải tập trung làm rõ những vấn đề sau: + Quyền sở hữu tài sản đảm bảo của khách hàng vay/ bên bảo lãnh CBTĐ phải kiểm tra xem khách hàng vay/ bên bảo lãnh có xuất trình đủ các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu / quyền sử dụng tài sản dùng làm bảo đảm không, tính pháp lý của các loại giấy tờ ủy quyền, tính pháp lý trong hợp đồng sở hữu tài sản… + Tài sản hiện không có tranh chấp: + Tài sản được phép giao dịch. + Tài sản dễ chuyển nhượng: Để thẩm định được nội dung này, CBTĐ cần thực hiện khảo sát thực tế kỹ lưỡng, tham khảo giá cả và tình hình thị trường liên quan. + Xác định giá trị tài sản đảm bảo: Nhằm làm cơ sở xác định mức cho vay tối đa và tính toán khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp buộc phải xử lý tài sản bảo đảm. + Khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm: Để thẩm định được nội dung này, CBTĐ cần rà soát toàn bộ giấy tờ tài sản đảm bảo do khách hàng cung cấp, đề xuât các điều khoản cần quy định rỡ trong hợp đồng bảo đảm nhằm bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng Ngoại thương trong trường hợp buộc phải xử lý tài sản bảo đảm. Ngoài ra, giá trị tài sản thông thường biến động theo thời gian, CBTĐ cần tham khảo các thông tin liên quan, tính toán sự tăng/ giảm giá trong thời hạn cho vay; dự báo khả năng thu hồi nợ vay từ nguồn xử lý tài sản đảm bảo . + Đề xuất các biện pháp quản lý tài sản bảo đảm an toàn và hiệu quả: Tùy từng trường hợp cụ thể, CBTĐ đề xuất bên nào giữ tài sản đảm bảo thì hợp lý? Ngân hàng cần giữ các loại giấy tờ gì…Ngoài ra CBTĐ cũng đề xuất hướng xử lý trong một số tình huống như thỏa thuận rút bớt hay bổ sung tài sản đảm bảo, thời điểm ngân hàng có quyền xử lý tài sản đảm bảo ( ngay khi khách hàng vay có biểu hiện vi phạm hợp đồng), quyền được bảo đảm cùng lúc cho nhiều nghĩa vụ khác nhau… Tóm lại: Quá trình thẩm định tài sản đảm bảo phải kết luận được các nội dung: - Tài sản có đủ điều kiện đảm bảo theo qui định của pháp luật hay không? - Khả năng chuyển nhượng tài sản. - Giá trị tài sản. - Trường hợp xấu nhất xảy ra, rủi ro dự kiến ở mức nào. Ví dụ minh họa về thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Vietcombank chi nhánh Chương Dương Đánh giá tổng quan về các nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn Giới thiệu tổng quan về dự án Tên dự án: Sản xuất vật liệu xây dựng. Chủ đầu tư: Công ty cổ phần xây lắp New Tech. Địa điểm: Thôn Nà Tuộc, xã Ngọc Hồi, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Nguồn vốn - Tổng vốn đầu tư : 16.258.840.000 đồng - Cơ cấu nguồn vốn: +Vốn tự có 15% : 2.438.826.000 đồng +Vốn vay ngân hàng Vietcombank 85% : 13.820.014.000 đồng Sự cần thiết của dự án: - Dự án sản xuất vật liệu xây dựng sẽ cung cấp sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu vật liệu thi công dự án “ Thủy điện Chiêm Hóa”. - Dự án ưu tiên sản xuất các loại đá xây dựng ( đá xay ) để đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ cho hợp đồng cung cấp đã ký với tổng thầu GXEP và thực hiện các hợp đồng xây lắp khác của công ty. - Cung cấp các loại đá xay cho các công trình xây dựng khác trên địa bàn huyện Chiêm Hóa-tỉnh Tuyên Quang. Thẩm định khách hàng vay vốn Thẩm định khách hàng vay vốn về năng lực pháp lý. Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần xây lắp New Tech. Đại diện doanh nghiệp: Ông Nguyễn Như Quang Minh. Số CMND: 010637651 do CA Hà Nội cấp ngày 5/9/1993 Địa chỉ: Thôn Nà Tuộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Điện thoại: 0939.66.2222 Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng Quyết định thành lập: quyết định số 3739/QĐ/SKHĐT ngày 20/09/2002. Giấy phép đăng ký kinh doanh: sô 0103002098 ngày 01/04/2003, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 5/9/2004. Ngành nghề kinh doanh: - Xây dựng, lắp đặt các công trình. - Kinh doanh nhà ở, dịch vụ cho thuê văn phòng, kho bãi, nhà xưởng. Tài khoản giao dịch: 0541001591189 tại Vietcombank Chương Dương. Nhu cầu của doanh nghiệp: - Số tiền đề nghị vay: 13.820.014.000 đồng. -Thời gian xin vay: 66 tháng, trong đó có 6 tháng ân hạn. Kết luận: Sau khi thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng, CBTĐ kết luận hồ sơ pháp lý của khách hàng là đầy đủ và hợp lệ. Công ty có đầy đủ tư cách pháp lý để có thể vay vốn. Công ty luôn thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ vay, trả nợ đối với ngân hàng Ngoại thương, có uy tín lâu năm với ngân hàng. Thẩm định khách hàng vay vốn về năng lực tài chính Theo báo cáo số liệu tài chính công ty New Tech cho thấy công ty làm ăn có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua các năm, mức độ độc lập tài chính cũng như khả năng thanh toán tốt. Vốn chủ sở hữu chiếm trên 90% tổng nguồn vốn. Doanh thu 2008 đạt 36 tỷ đồng. Kết luận: Sau khi thẩm định năng lực tài chính khách hàng, CBTĐ kết luận công ty có kết quả kinh doanh tốt, có khả năng tự chủ tài chính. Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn “ Dự án sản xuất vật liệu xây dựng ở Thôn Nà tuộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang” Sau khi thẩm định đủ các điều kiện pháp lý, thẩm định khía cạnh thị trường, thẩm định phương diện kỹ thuật và khẳng định tính khả thi của các nội dung này, CBTĐ tiếp tục đi thẩm định khía cạnh tài chính của dự án. Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư -Thẩm định tổng mức vốn đầu tư Để kiểm tra tính hợp lý của các khoản đầu tư cũng như phương án nguồn vốn mà khách hàng đưa ra CBTĐ ở đây áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu suất đầu tư của dự án với suất đầu tư của các dự án tương tự, trên cơ sở so sánh các tiêu chuẩn định mức theo các yếu tố cộng các khoản chi phí phải kiểm tra, so sánh từng khoản mục của tổng vốn đầu tư với các định mức kinh tế-kỹ thuật, sau đó sử dụng phương pháp cộng chi phí để xác định chính xác tổng mức vốn đầu tư của dự án. Tổng vốn đầu tư sau khi ngân hàng thẩm định lại : 16.258.840.000 đồng - Vốn đầu tư vào tài sản cố định: 13.820.014.000 đồng Chi phí thiết bị: 10.061.174.000 đồng Chi phí xây dựng: 2.722.000.000 đồng Chi khác : 410.000.000 đồng Lãi vay thi công: 296.240.000 đồng Chi phí dự phòng: 740.600.000 đồng - Vốn lưu động ban đầu: 2.438.826.000 đồng Thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án được các CBTĐ chi nhánh thẩm định một cách kỹ càng, có sự tính toán lại một cách kỹ lưỡng, làm cơ sở cho các phân tích và tính toán sau này. Khi thẩm định tổng mức đầu tư, các CBTĐ sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu của dự án với các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, so sánh với các dự án cùng loại mà Chi nhánh đã từng thẩm định, sau đó sử dụng phương pháp cộng chi phí để tính toán tổng mức đầu tư ( như trong bảng 1.3. Tổng mức đầu tư ) -Nguồn vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư: 16.258.840.000 đồng - Vốn vay ngân hàng VCB Chương Dương 13.820.014.000 đồng - Vốn tự có : 2.438.826.000 đồng ( tương đương 15% tổng vốn đầu tư của dự án) Trong đó: +Giá trị vốn góp của khách hàng là 1.900.000.000 đồng ( công ty đã ký hợp đồng và nhận vốn góp của đối tác thuê theo tiến độ thi công công trình. +Nguồn từ quỹ đầu tư phát triển là 538.826.000 đồng. Kết luận: Các CBTĐ thẩm định vốn tự có của khách hàng dựa trên hợp đồng góp vốn mà khách hàng đã cung cấp và bản giải trình về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Kết quả thẩm định cho thấy vốn tự có được huy động từ những nguồn có tính an toàn chắc chắn và có tính khả thi cao. Phương án nguồn vốn đưa ra là hợp lý và đảm bảo độ an toàn. Nhận xét: Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn ta thấy, vốn tự có chiếm trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư. Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay bằng 15%/85%=0,1765. Cơ cấu nguồn vốn như vậy có thể sẽ gây bất lợi cho việc luân chuyển, giải ngân vốn. Tuy nhiên, do mức độ tín nhiệm đối với công ty New Tech là khách hàng quen thuộc nên CBTĐ ngân hàng vẫn kết luận tính khả thi cao của phương án nguồn vốn dựa trên đánh giá chủ quan của người thẩm định đối với phương án nguồn vốn được đưa ra. Thứ hai, CBTĐ ngân hàng chưa tiến hành thẩm định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án. Đối với một dự án có tỷ lệ vốn tự có thấp như dự án này thì việc thẩm định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ dự án là rất cần thiết. Nó giúp cho ngân hàng có thể dự kiến được tốc độ giải ngân vốn một cách hợp lý. Bởi lẽ, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước, tỷ lệ vốn tự có thấp sẽ không đảm bảo cho việc luân chuyển, giải ngân vốn một cách thường xuyên, liên tục. Việc thẩm định, dự kiến được chính xác tốc độ giải ngân vốn sẽ giúp cho quá trình thực hiện dự án được thuận lợi hơn rất nhiều. Bảng 1.3 : Tổng mức đầu tư Đơn vị: Đồng Danh mục thiết bị Số lượng Đơn giá Giá trị đầu tư Giá trị khấu hao I. Sản xuất đá hộc 3.290.000.000 3.133.333.333 1. Máy khoan BMK-5 2 42.000.000 84.000.000 80.000.000 2. Máy khoan tay 3 2.000.000 6.000.000 5.714.286 3. Đầu đập đá ( Thủy lực) 1 350.000.000 350.000.000 333.333.333 4. Máy nén khí (17m3/ phút) 1 350.000.000 350.000.000 333.333.333 5. Xúc đào bánh xích PC 800 1 1.800.000.000 1.800.000.000 1.714.285.714 6. Ô tô vận chuyển 2 350.000.000 700.000.000 666.666.667 II. Nghiền sàng đá công suất 100m3/h 1 8.000.000.000 8.000.000.000. III. Bốc xúc vận chuyển 800.000.000 761.904.762 1. Máy xúc lật 1 800.000.000 800.000.000 761.904.762 2. Ô tô vận chuyển - IV. Chi phí đầu tư XDCB 2.722.000.000 2.592.380.952 1. Kéo điện, trạm biến áp 1 622.000.000 592.380.952 2.Móng máy nghiền đá 1 250.000.000 238.095.238 3. Đường nội bộ. đường VC đá 1 1.000.000.000 952.380.952 4. Nhà văn phòng, kho bãi 1 850.000.000 809.523.810 V. Thiết bị phụ trợ và chi phí khác 1.446.840.000 1.434.935.238 1. Thiết bị phục vụ SC 150.000.000 142.857.143 2. Thiết bị văn phòng 100.000.000 95.238.095 3. Chi phí chuẩn bị đầu tư+ vay 160.000.000 160.000.000 4.Lãi suất trong quá trình đầu tư 296.240.000 296.240.000 5. Chi phí dự phòng (5% (I+II+III+IV)) 740.600.000 740.600.000 VI. Tổng mức đầu tư 16.258.840.000 15.922.554.286 Thẩm định doanh thu và chi phí dự án -Thẩm định doanh thu Căn cứ xác định doanh thu Để xác định doanh thu hàng năm của dự án, các CBTĐ ở đây sử dụng phương pháp dự báo trên cơ sở thực tế và các tài liệu mà khách hàng cung cấp. Theo công suất của dây chuyền và khả năng sản xuất. Mỗi năm có thể sản xuất 145.000 m3. Để đảm bảo hệ số an toàn trong phần tính toán hiệu quả chỉ áp dụng 80% công suất có thể sản xuất được để tính doanh thu. Đơn giá: Đơn giá tính toán được lấy thấp hơn đơn giá thị trường tại địa phương khoảng 20.000 đ/m3 -Thẩm định chi phí Căn cứ xác định chi phí -Chi phí biến đổi + Định mức tiêu hao thuốc nổ được tính toán căn cứ trên đinh mức tiêu hao thực tế trước đây của công ty Sông Đà đã khai thác mỏ Nà Tuộc. + Định mức tiêu hao xăng dầu, điện: Căn cứ vào định mức tiêu hao của thiết bị do nhà sản xuất cung cấp. + Định mức tiêu hao dầu mỡ phụ : bằng 5% của các loại dầu mỡ chính. - Chi phí cố định +Khấu hao TSCĐ: Áp dụng mức khấu hao cho toàn bộ thiết bị trong 60 tháng ( áp dụng phương pháp khấu hao nhanh theo quy định của bộ TC). + Thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường: Bằng 5% giá đá nguyên liệu ( theo kê khai với cục thuế = 30.000×5%) . Lệ phí bảo vệ môi trường 1000đ/m3 + Chi phí tiền lương : Theo kế hoạch tiền lương của công ty. +Chi phí quản lý: Theo kế hoạch quản lý phí của công ty. + Chi phí lãi vay vốn đầu tư: Theo kế hoạch trả nợ gốc + lãi suất + Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án 25% + Tỷ lệ chiết khấu của dự án : 10% Dựa vào các căn cứ trên, các cán bộ thẩm định lần lượt tiến hành thẩm định các nội dung sau: Thẩm định tổng mức đầu tư, thẩm định doanh thu, chi phí, thẩm định dòng tiền, khả năng trả nợ của dự án. (Kết quả thẩm định doanh thu, chi phí được trình bày chi tiết ở phụ lục và trong bảng tổng hợp doanh thu, chi phí, dòng tiền phía dưới). Thẩm định dòng tiền dự án - Chi phí lãi vay ngân hàng trong thời gian ân hạn = vốn vay NH × lãi suất × thời gian ân hạn = 13.820.014.000 đồng × 1%/ tháng× 6 tháng = 829.200.840 đồng. - Kế hoạch trả nợ vốn vay ngân hàng: Dự tính nguồn trả nợ từ khấu hao và lợi nhuận ( như trong bảng tính-Phụ lục 1) Dựa vào các kết quả thẩm định, tính toán ở trên, CBTĐ tiến hành lập bảng tính dòng tiền và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như sau: Bảng 1.4: Tổng hợp doanh thu, chi phí, dòng tiền Đơn vị: Đồng STT Nội dung Công suất 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng cộng I Sản lượng Bụi đá 14 5.075 20.300 20.300 20.300 20.300 20.300 106.575 Đá 1x2 20.1 7.286 29.145 29.145 29.145 29.145 29.145 153.011 Đá 2x4 35 12.688 50.750 50.750 50.750 50.750 50.750 266.438 Đá 4x6 30.9 11.201 44.805 44.805 44.805 44.805 44.805 235.226 Công suất SX 100 36.250 145.000 145.000 145.000 145.000 145.000 761.250 Khả năng SX 80% 29.000 116.000 116.000 116.000 116.000 116.000 609.000 II Đơn giá Bụi đá Đá 1x2 140.000 140.000 140.000 140.000 140.000 140.000 140.000 Đá 2x4 140.000 140.000 140.000 140.000 140.000 140.000 140.000 Đá 4x6 120.000 120.000 120.000 120.000 120.000 120.000 120.000 III Doanh thu Bụi đá - - Đá 1x2 816.060.000 3.264.240.000 3.264.240.000 3.264.240.000 3.264.240.000 3.264.240.000 17.137.260.000 Đá 2x4 1.421.000.000 5.684.000.000 5.684.000.000 5.684.000.000 5.684.000.000 5.684.000.000 29.841.000.000 Đá 4x6 1.075.320.000 4.301.280.000 4.301.280.000 4.301.280.000 4.301.280.000 4.301.280.000 22.581.720.000 Tổng thu 3.312.380.000 13.249.520.000 13.249.520.000 13.249.520.000 13.249.520.000 13.249.520.000 69.559.980.000 Tổng doanh thu 3.011.254.545 12.045.018.182 12.045.018.182 12.045.018.182 12.045.018.182 12.045.018.182 63.236.345.455 IV Chi phí Khấu hao TSCĐ 796.127.714 3.184.510.857 3.184.510.857 3.184.510.857 3.184.510.857 2.388.383.143 15.922.554.286 Chi phí biến đổi 976.652.269 3.906.609.076 3.906.609.076 3.906.609.076 3.906.609.076 3.906.609.076 20.509.697.647 Thuế tài nguyên 72.500.000 290.000.000 1.522.500.000 Chi phí tiền lương 621.350.000 2.485.400.000 13.048.350.000 Chi phí quản lý 120.000.000 240.000.000 240.000.000 240.000.000 240.000.000 240.000.000 1.320.000.000 Chi phí lãi suất 414.600.420 1.451.101.470 1.119.421.134 787.740.798 456.060.462 124.380.126 4.353.304.410 Tổng chi phí 3.001.230.403 11.557.621.403 11.225.941.067 10.894.260.731 10.562.680.395 9.434.772.344 56.676.406.342 V Lãi gộp 10.024.142 487.396.779 819.077.115 1.150.757.451 1.482.437.787 2.610.245.837 6.559.939.142 Thuế TNDN 2.506.036 121.849.195 204.769.279 287.689.363 370.609.447 652.561.459 1.639.984.778 Lãi sau thuế 7.518.107 365.547.584 614.307.836 863.068.088 1.111.828.340 1.957.684

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31685.doc
Tài liệu liên quan