Mục lục
Mục lục 1
Lời mở đầu 8
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ. 9
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ. 10
1.1.Khái quát chung về chi nhánh Techcombank Đông Đô 10
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Techcombank Đông Đô 10
1.1.1.1 Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý của chi nhánh Techcombank Đông Đô 11
1.1.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm gần đây: 14
1.2.Thực trạng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 18
1.2.1.Cơ sở pháp lý của thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 18
1.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 18
1.2.3. Các phương pháp thẩm định tài chính dự án: 21
1.2.4. Các nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 25
1.2.4.1. Thu thập và xử lý thông tin về khách hàng và dự án. 25
1.2.4.2. Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư dự án 26
1.2.4.3 Thẩm định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận hàng năm của dự án 29
1.2.4.5.Thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay: 33
1.2.5. Ví dụ về thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Techcombank Đông Đô . 33
1.2.5.1. Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án 33
1.2.5.2. Thẩm định khách hàng vay vốn 34
1.2.5.3.Thẩm định tài chính dự án 38
1.2.5.5. Phân tích rủi ro 44
1.2.5.6.Đề xuất cho vay 44
1.3. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của chi nhánh Techcombank Đông Đô 45
1.3.1. Những mặt đạt được: 45
1.3.2. Những mặt còn hạn chế 47
1.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thẩm định của ngân hàng 48
1.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 48
1.3.3.2. Nguyên nhân khách quan .49
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ. 52
2.1. Phương hướng công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 52
2.1.1 Phương hướng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh năm 2011 52
2.1.2. Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô 53
2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án 54
2.2.1. Giải pháp về quy trình thẩm định 54
2.2.2.Giải pháp hoàn thiện phương pháp thẩm định 55
2.2.3.Giải pháp về nội dung thẩm định 56
2.2.4. Giải pháp về cán bộ thẩm định 57
2.2.5.Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thông tin phục vụ công tác thẩm định 57
2.2.6. Một số giải pháp khác 58
2.3. Một số đề xuất .kiến nghị 58
2.3.1. Với chính phủ và các Bộ, ngành liên quan 58
2.3.2. Ngân hàng nhà nước 60
2.3.3. Kiến nghị đối với ngân hàng Techcombank 61
2.3.4. Kiến nghị với chủ đầu tư 62
Kết luận 63
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 64
Danh mục tài liệu tham khảo 65
Phụ lục 1: bảng dòng tiền dự án : “Chăn nuôi lợn siêu nạc tại Thanh Oai- Hà Tây” 66
Phụ lục 2: Phương thức trả nợ dự án: “Chăn nuôi lợn siêu nạc tại Thanh Oai- Hà Tây” 67
Phụ lục 3: bảng doanh thu dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” 68
Phụ lục 4: bảng chi phí dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” 71
Phụ lục 5: bảng dòng tiền dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” 76
Phụ lục 6 :kế hoạch trả nợ dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn” 82
79 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2312 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh TechcomBank Đông Đô: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác nhau, nắm bắt các thông tin quan trọng, đánh giá sơ bộ tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn, tình trạng nhà xưởng của doanh nghiệp. khảo sát thực tế nơi diễn ra hoạt động đàu tư.
c. Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty TNHH một thành viên môi trường và đô thị Thanh Hóa (viết tắt là Urenco Thanh Hoa) có nhiệm vụ quét, thu gom, vận chuyển xử lý rác; nạo vét thông thoáng nước mương cống; chăm sóc công viên. cây xanh đường phố; quản lý vận hành điện chiếu sáng công cộng; xây dựng hạ tầng đô thị như: Đường giao thông, vỉa hè, mương cống, xây dựng công viên và các công trình phúc lợi khác.. Ra đời từ năm 1958, với tiền thân là Đội công nhân vệ sinh, trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều lần thay đổi tên gọi, đến năm 1994, Công ty chính thức có tên gọi như trên và trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá. Do địa bàn hoạt động khá rộng là ở trong và ngoài Thành Phố Thanh Hoá nên hiện tại Công ty có 5 phòng nghiệp vụ chuyên môn và 13 đơn vị sản xuất trực thuộc trên tổng số 570 cán bộ. công nhân viên. Trong đó, trình độ đại học và trên đại học là 51 người. trình độ trung cấp là 72 người, công nhân kỹ thuật là 46 người còn lại là lao động phổ thông. Là doanh nghiệp năng động, tích cực kinh doanh dịch vụ vừa phục vụ đời sống dân sinh, vừa góp phần tăng doanh thu, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Công ty có diện tích bãi tập kết rác thải, kho chứa xe chuyên dùng. cơ sở vật chất khang trang đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Các phòng nghiên cứu các ứng dụng khoa học trong hoạt động thực tiễn, nâng cao chất lượng hoạt động doanh nghiệp
Bảng 10 :Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 2007-2009
STT
Chỉ Tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Doanh Thu(tr.đ)
28.466
320.000
3.597.273
2
Kết Quả trong lĩnh vực công ích(tr.đ)
19.630
215.930
2.202.486
Nguồn : từ dữ liệu thống kê của ngân hàng Techcombank
Qua kết quả kinh doanh, nhận thấy tuy kết quả doanh nghiệp không thật sự cao so với mặt bằng các ngành khác nhưng tăng trưởng ổn định và bền vững, kết quả kinh doanh cao trong mặt bằng hoạt động công ích.
=> là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên biệt, hầu như không có sự cạnh tranh. Vững vàng kinh nghiệm và hoạt động trong lĩnh vực này. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp tăng đều qua các năm, khối lượng tài sản tăng nhanh, sử dụng vốn đạt hiệu quả
Bảng 11: Kê khai khả năng tài chính của doanh nghiệp
STT
Năm
31/12/2007
31/12/2008
30/9/2009
1
Khả năng thanh toán ngắn hạn
2.93
2.52
5.32
2
Khả năng thanh toán nhanh
1.03
0.51
3.63
3
Khả năng trả nợ/ tổng tài sản (%)
8.3
9.92
8.72
4
Nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu (%)
9.05
11.01
9.55
5
Doanh thu/ tổng tài sản
0.23
0.32
0.32
6
Lợi nhuận/ doanh thu (%)
1.29
1.26
2.83
7
Lợi nhuận/ tổng tài sản (%)
0.3
0.41
7.29
8
Lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu (%)
0.33
0.45
7.99
Nguồn : từ dữ liệu thống kê của ngân hàng Techcombank
Qua bảng phân tích trên cho thấy:
- Nhìn chung các chỉ tiêu thanh toán nợ của công ty tương đối linh hoạt và nhờ vào khả năng tài chính tích lũy qua nhiều năm hoạt động. Công ty có mức đảm bảo các chỉ tiêu trên cao(vốn tự có).
- Mức độ độc lập tài chính của công ty là tốt: nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 100% tổng nguồn vốn
Như vậy công ty là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua các năm. Mức độ độc lập tài chính cũng như khả năng thanh toán tốt. các chỉ tiêu kinh tế đều đạt mức khá.
- Công ty TNHH một thành viên môi trường và đô thị Thanh Hóa là khách hàng mới đặt quan hệ với chi nhánh Techcombank Đông Đô . Công ty thường vay vốn tín dụng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
=> Nhận xét: CBTĐ phân tích, nhận định tình hình sản xuất doanh nghiệp nhanh chóng và tỉ mỉ, đưa ra cái nhìn tổng quan về khả năng hoạt động sản xuất cũng như tình hình tài chính ổn định của doanh nghiệp vay vốn.
1.2.5.3.Thẩm định tài chính dự án
a. Thẩm định Tổng VĐT dự kiến và cơ cấu nguồn vốn
*CBTĐ xem xét nguồn vốn đầu tư và so sánh với số liệu trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mà khách hàng cung cấp như sau:
Bảng 12: Tổng VĐT dự án:”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn”
STT
Các mục kinh phí
Thành tiền(đồng)
1
Xây dựng và các công trình xây dựng
28.722.303.069
2
Hàng hóa và dịch vụ
33.787.300000
3
Chi phí quản lý dự án
1.126.068.576
4
Dịch vụ tư vấn
257.276.190
5
Đào tạo và các chi phí khác
2.060.023.945
6
Lãi trong thời gian xây dựng
4.652.690.700
7
Tổng mức đầu tư cơ sở
67.282.311.980
8
Dự phòng
3.364.000.000
9
Vốn lưu động
2.350.919.440
Tổng mức đầu tư
72.997.231.420
Làm tròn
73.000.000.000
(nguồn : dữ liệu thống kê ngân hàng Techcombank)
CBTĐ thẩm định tổng vốn: các khoản mục trong tổng vốn đầu tư là hoàn toàn phù hợp với công suất, thiết kế dự án. Trị giá các mục được CBTĐ tính toán lại đựa trên các căn cứ: công suất dự án, bảng giá xây dựng năm 2008, bảng giá thiết bị công nghệ tham khảo do Trung tâm công nghệ mới Envic cung cấp...đánh giá trị giá các khoản mục của đầu tư cơ sở là hợp lý, đề nghị tăng chi phí dự phòng do doanh nghiệp chỉ áp dụng định mức cũ là 5% tổng vốn tăng lên thành 10%.
Bảng13 : Chi tiết hạng mục xây dựng công trình
STT
Hạng mục
ĐVT
Thành tiền
1
Nhà tập kết rác và đặt thiết bị chính N1
Đồng
2.339.097.356
2
Nhà kho N2
Đồng
1.547.740.556
3
Nhà văn phòng N3
Đồng
477.455.777
4
Nhà để xe N4
Đồng
592.060.000
5
Nhà sản xuất vật liệu xây dựng N5
Đồng
1.555.949.235
6
Nhà ủ chín và sản xuất phân bón N6
Đồng
2.534.595.705
7
Nhà thường trực N7
Đồng
128.963.677
8
Nhà ở công nhân N8
Đồng
477.847.828
9
Nhà ăn ca N9
Đồng
401.118.329
10
Nhà vệ sinh N10
Đồng
222.315.124
11
Nhà chế biến phế liệu N11
Đồng
2.182.899.003
12
Nhà để xe ô tô và thiết bị chuyên dùng N12
Đồng
363.300.000
13
Trạm xử lý nước 200m3/ngày
Đồng
325.912.766
14
Hồ điều hòa
Đồng
1.099.899.999
15
Trạm cấp điện và đường dây
Đồng
1.305.816.152
16
Móng lò đốt và móng máy. bể nước
Đồng
194.516.341
17
Tường chắn đất
Đồng
361.772.996
18
Tường rào bảo vệ xung quanh nhà máy 1345m + cổng
Đồng
1.746.273.843
19
Cây xanh cách ly
Đồng
478.138.288
20
Bãi chôn lấp 2 năm đầu
Đồng
2.521.99.997
21
Đường bê tông. rãnh thoát nước
Đồng
6.162.325.989
22
San lấp mặt bằng
Đồng
1.702.259.109
Tổng cộng
Đồng
28.722.303.069
( nguồn: dữ liệu thống kê ngân hàng Techcombank)
CBTĐ đánh giá hạng mục công trình tuân theo các văn bản quy định về xây dựng công trình. Trị giá các hạng mục thỏa mãn mức vốn xây dựng trong tổng vốn.
Bảng 14 : Chi mua máy móc thiết bị
STT
Khoản mục chi phí
Số lượng
Đơn giá(VNĐ)
Thiết bị dây chuyền trọn gói
toàn bộ
31.226.000.000.00
I
THIẾT BỊ LÒ ĐỐT RÁC 8 TẤN/H
1 lò
19.486.000.000.00
II
THIẾT BỊ PHÂN LOẠI
11.740.000.000.00
Phần thiết bị vận chuyển
trọn gói
4.165.000.000
( nguồn: dữ liệu thống kê ngân hàng Techcombank)
=> Nhận xét: CBTĐ tiến hành thẩm định các khoản mục của tổng vốn đầu tư. Xem xét trong biểu giá 2008, sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu với các khoản mục vốn thấy hợp lý, giá trị vốn tính đúng. Tuy nhiên nguồn vốn dự phòng là hơi thấp, CBTĐ tính lại vào khoảng 6.700 trđ; đề nghị xem xét lại để dự án đạt hiệu quả tốt hơn. Các khoản mục vốn đầu tư không tính đến chi phí giải phóng mặt bằng, CBTĐ đã dựa trên căn cứ dự án trong lĩnh vực được ưu đãi đầu tư; chi phí giải phóng mặt bằng được UBND tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ, đề nghị chủ đầu tư cung cấp thêm các văn bản pháp lý trong khoản mục này.
*Thẩm định cơ cấu nguồn vốn dự án
Bảng 15: cơ cấu nguồn vốn dự án :”Xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt Lam Sơn”
STT
Nguồn vốn
Giá trị
(VNĐ)
Tỷ lệ
Chi phí sử dụng vốn
1
Nguồn vốn đầu tư
73.000.000.000
100%
14.6%
- Vốn tự có
29.200.000.000
33%
12%
- Vốn NHTM
43.800.000.000
67%
16%
- Nguồn khác
-
2
Khả năng tăng/giảm VĐT
0%
Nguồn : từ dữ liệu thống kê của ngân hàng Techcombank
CBTĐ thẩm định cơ cấu nguồn vốn tham gia tài trợ dự án. Cơ cấu vốn đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ vốn trong vay tín dụng. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, cũng như vốn hỗ trợ từ UBND tỉnh Thanh Hóa đạt mức ổn định, tham gia góp vốn vào hoạt động đầu tư. Mức chi phí sử dụng vốn tính trên mức lãi suất huy động và cho vay tại chi nhánh thời điểm xem xét dự án. Cơ cấu vốn khả thi tham gia tài trợ dự án.
=> Nhận xét: CBTĐ xem xét các khía cạnh của cơ cấu vốn tham gia tài trợ dự án, tính toán chi phí tham gia cũng như mức ổn định nguồn vốn. Cơ cấu vốn tham gia cũng phù hợp với quy định của chi nhánh áp dụng đối với các dự án vay vốn đạt tỷ lệ vốn sở hữu trên 30%.
b.Thẩm định chi phí, dòng tiền, lợi nhuận dự án
- Các cơ sở của việc tính toán
+Thuế thu nhập doanh nghiệp 10%. được miễn 5 năm đầu và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo
+Khấu hao nhà xưởng. chi phí quản lý dự án. chi phí quản lý thiết bị. chi phí dự phòng trong 15 năm; khấu hao thiết bị máy móc công nghệ trong 20 năm.
+Lãi suất chiết khấu được sử dụng là lãi suất vay ngân hàng (12 %)
- Doanh thu dự án:(xem phụ lục 3)
+ Doanh thu từ xử lý rác thải : 91250 x 98.000 = 8.942.500.000(VNĐ)
+ Doanh thu từ bán phân : 10000 x 150.000 = 2.000.000.000(VNĐ)
+ Doanh thu từ bán gạch : 15000 x 70.000 = 1.050.000.000(VNĐ)
- Chi phí dự án:(xem phụ lục 4)
+ Chi phí xử lý rác thải dao động từ 73.172 đ đến 91.466đ/ tấn. trong đó
+ Chi phí lao động : 15%
+ Chi phí phân loại rác : 25%
+ Chi phí đốt rác : 17%
+ Chi phí mùn hóa: 4%
+ Chi phí chôn lấp1%
+ Chi phí khác : 2%
+ Chi bảo dưỡng thiết bị :13%
+ Để đảm bảo an toàn cho phân tích hiệu quả dự án. dự kiến mức huy động công suất năm đầu là 80% công suất thiết kế. tốc độ tăng trưởng tối đa 10% năm. dự án hoạt động tối đa 100% công suất thiết kế.
- Hiệu quả của dự án như sau:(xem phụ lục 5)
+ Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng NPV = 47.025 > 0
+ Tỷ suất hoàn vốn nội tại IRR = 22 % > 16 %
+ Thời gian hoàn vốn T= 17 năm < thời gian hoạt động của dự án (50 năm)
- Phân tích độ nhạy: sản phẩm của dự án là dịch vụ xử lý rác thải và bán một số sản phẩm tái chế từ rác thải dựa trên công nghệ tái chế và xử lý rác tự động. hiện đại ít chịu ảnh hưởng của các biến động giá bán hay yếu tố khác nên tỉ lệ thay đổi rất ít.
Qua một số phân tích trên có thể kết luận dự án hòa toàn khả thi về mặt tài chính.
=> Nhận xét: Các khoản mục chi phí doanh thu được xác định tỉ mỉ, rõ ràng qua từng năm dự án hoạt động. Tuy nhiên đánh giá các yếu tố giá bán, chi phí ít tác động nên khoản mục dự án là không chính xác. Trong thẩm định độ nhạy còn thiếu các yếu tố thị trường toàn diện hơn khi mà các sản phẩm dự án: phân bón, gạch không nung đều chỉ là sản phẩm mới(tiềm năng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố vĩ mô). Cho nên cần phân tích đánh giá lại độ nhậy dự án để có cái nhìn toàn diện hơn. CBTĐ mới chỉ dựa trên bảng tính dòng tiền để tính các chỉ tiêu hiệu quả, chưa đi phân tích ảnh hưởng cụ thể mà chỉ đánh giá dự án có khả thi (theo lý thuyết) hay không.
c. Thẩm định khả năng trả nợ dự án( xem phụ lục 6)
- Nguồn trả nợ : lấy từ dự kiến lợi nhuận và khấu hao từ chính dự án " Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Lam Sơn” và trích một phần vốn tích lũy của doanh nghiệp để trả nợ cho ngân hàng.
Các tài sản cố định, thiết bị, chi phí quản lý được khấu hao đều trong 15 năm. Mức khấu hao cơ bản 1 năm là: 86.964.000.000/ 15 = 5.797.600.000 đồng
Lợi nhuận của dự án trong 2 năm đầu sẽ âm vì thế doanh nghiệp sẽ trích từ vốn của mình trả lãi cũng như gốc cho ngân hàng. Từ năm thứ 3 hoạt động ổn định. lợi nhuận dương công ty sẽ trích 90% lợi nhuận cùng các khoản khấu hao trả gốc và lãi cho ngân hàng. Dự tính sau 15 năm trả hết nợ.
=> Nhận xét: Khả năng trả nợ dự án phù hợp với các chỉ tiêu tài chính ở trên. CBTĐ so sánh, đối chiếu bảng tài chính dự án thấy kế hoạch trả nợ là khả thi.
d. Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay
Bảo đảm vốn vay bằng tài sản công ty và tài sản hình thành từ vốn vay, các tài sản khác
=>Nhận xét: Nguồn bảo đảm từ nhà xưởng, thiết bị, tài sản công ty hoàn toàn được chấp nhận. Tuy nhiên cần thẩm định đúng hơn giá trị xác thực của tài sản trong công ty. Kiến nghị yêu cầu công ty thế chấp tài khoản nguồn vốn doanh nghiệp . Các CBTĐ thảm định nội dung biện pháp bảo đảm tiền vay mới fawpj nhiều khó khăn, mang tính hình thức chủ yếu.
* Đánh giá lợi ích của Techcombank trong quan hệ với khách hàng
Có thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng như: cho vay, dịch vụ thanh toán, bảo hiểm tài sản thiết bị, trả lương tự động, các sản phẩm thẻ tín dụng…..
1.2.5.5. Phân tích rủi ro
- Hệ thống các rủi ro có thể xảy ra: máy móc thiết bị hỏng. không đạt sản lượng dự kiến.….để khắc phục vấn đề trên công ty cần lưu ý công tác bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy móc nhằm nâng cao độ bền thiết bị
- Do đặc thù dự án xử lý rác thải có độ ô nhiễm cao nên công ty phải đảm bảo vận hành đúng theo quy trình đã cam kết. Đồng thời triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn lao động cho người công nhân tham gia sản xuất, tránh các bệnh nghề nghiệp hay các tai nạn lao động khác. Triển khai các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp bảo vệ ô nhiễm. xử lý chất thải cuối cùng của quá trình xử lý nhằm ứng dụng vào hoạt động thực tế tại doanh nghiệp
- Rủi ro về thị trường tiêu thụ các sản phẩm phụ của dự án: các sản phẩm phân bón vi sinh, gạch không nung được coi là các sản phẩm phụ của dự án. Tuy nhiên chúng cũng đem lại nguồn thu khá lớn, nên quy trình phân phối, tiêu thụ sản phẩm cũng cần được doanh nghiệp quan tâm. Hiện nay thị trường hai sản phẩm trên chịu sự cạnh tranh lớn của hàng nhập khẩu nên cần đẩy mạnh các biện pháp giới thiệu sản phẩm, phân phối đều khắp…tăng sức cạnh tranh.
=> Nhận xét: Các rủi ro có thể xảy ra được xác định rõ ràng. CBTĐ có kế hoạch phòng chống rủi ro thích hợp. Kiến nghị thêm rủi ro trong hoạt động sản xuất của daonh nghiệp, các biến cố trong kinh doanh có thể khiến doanh nghiệp không thực hiện dự án theo kế hoạch.
1.2.5.6.Đề xuất cho vay
- Tổng mức cho vay: 67.430 tr.đ
- Thời hạn cho vay: 12 tháng
- Thời hạn trả nợ: 15 năm
- Lãi suất: áp dụng lãi suất cho vay thả nổi điều chỉnh 6 tháng/1 kỳ. Lãi suất kỳ đầu là 16%/năm. Từ kỳ thứ hai trở đi lãi suất được xác định bằng lãi suất cho vay trung dài hạn của chi nhánh Techcombank Đông Đô công bố tại thời điểm điều chỉnh.
- Mục đích vay vốn: trả tiền mua thiết bị và xây lắp của dự án” Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại Lam Sơn”, công suất 95.000 tấn/năm
- Điều kiện bảo đảm tiền vay: thế chấp tài sản công ty và tài sản hình thành từ vốn vay
1.3. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của chi nhánh Techcombank Đông Đô
1.3.1. Những mặt đạt được:
Qua hơn 15 năm hoạt động, chi nhánh Techcombank Đông Đô luôn cố hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định năng lực khách hàng đặc biệt là thẩm định tài chính đối với doanh nghiệp. Chi nhánh luôn xác định nghiệp vụ tín dụng đóng vai trò chính trong hoạt động của ngân hàng. Vì thế, trong thời gian qua song song phát triển cùng hoạt động tín dụng thì công tác cho vay theo dự án của Techcombank- Đông Đô cũng ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, khẳng định được ưu thế của mình trong lĩnh vực này nói chung và công tác thẩm định tài chính nói riêng.
Bảng16 : Số lượng dự án thẩm định tại chi nhánh Techcombank Đông Đô qua các năm gần đây
Năm
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số dự án thẩm định
150
160
100
125
Số dự án phê duyệt cho vay
128
125
80
105
Tổng vốn duyệt(tỷ.đ)
207
210
170
190
Tỷ lệ duyệt
85.33%
78.12%
80%
84%
Nguồn: báo cáo kinh doanh Techcombank
Qua bảng số liệu, có thể nhận thấy số lượng dự án xin vay vốn tại chi nhánh là khá lớn, và bên cạnh đó số lượng các dự án bị loại tuy không cao nhưng cần xem xét lại. Trong các năm 2007 và 2008, hồ sơ duyệt vay vốn nhiều nhưng tỷ trọng vốn vay mỗi dự án lại không cao. Đến năm 2009, 2010, số lượng hồ sơ vay vốn giảm đi nhưng tỷ trọng vốn vay mỗi hồ sơ lại nhích lên. Có thể lý giải hiện trượng trên do một số nguyên nhân sau
Thứ nhất, chi nhánh Techcombank Đông Đô là chi nhánh có tỷ lệ khách hàng doanh nghiệp rất cao, tính đến cuối năm 2009 đạt khoảng 800 doanh nghiệp. Đi đôi với tỷ lệ khách hàng cao như vậy cũng đồng nghĩa với việc hàng năm, chi nhánh nhận được rất nhiều dự án xin vay vốn của khách hàng( thể hiện trên bảng 15). Xu hướng vay vốn của các doanh nghiệp chủ yếu là vay vốn lưu động bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh( trên 60% hồ sơ vay năm 2007, 2008), các doanh nghiệp chủ yếu vay ngắn và trung hạn: bổ sung vốn lưu động; mua thiết bị, dây chuyền công nghệ mới… Đến năm 2009 và 2010, khi tình hình kinh tế phát triển chậm trở lại, các doanh nghiệp lại chú trọng vay vốn đầu tư xây dựng dự án mới chứ không còn là tranh thủ sản xuất như 2008, các hồ sơ vay vốn vì thế có giảm đi nhưng tỷ trọng vốn vay lại tăng lên. Thêm nữa, từ năm 2007 đến nay, chi nhánh Techcombank Đông Đô đã mở thêm 7 PGD, đây chính là nguồn thu hút một lượng khách hàng mới cho dự án không chỉ là huy động vốn mà cả hoạt động cho vay. Tổng dư nợ cho vay đạt đạt khoảng 615 tỷ đồng vào cuối 2009, tăng 73% so với 2008. Các tỷ lệ nợ xấu cũng giảm hẳn, nguồn vốn của chi nhánh luôn ở mức cao khoảng 70%
Bảng 17: Khách hàng có quan hệ với chi nhánh
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2010
Khách hàng có quan hệ tín dụng
- Quốc doanh
- Ngoài Quốc doanh
600
126
474
650
200
450
730
230
500
800
270
530
Nguồn: chi nhánh Techcombank Đông Đô
Thứ hai, số lượng hồ sơ xin vay vốn của chi nhánh khá nhiều nhưng vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ hồ sơ bị loại do một vài nguyên nhân chất lượng hồ sơ quá yếu, báo cáo nghiên cứu khả thi nhiều dự án lập còn sơ sài, các phân tích tài chính đơn giản, không tính đến các yếu tố rủi ro, áp dụng mức khung giá cũ không còn thích hợp….dẫn đến khi CBTĐ tiến hành thẩm định lại tài chính dự án thì các chỉ tiêu không đạt hiệu quả, cơ cấu nguồn vốn không đáp ứng tỷ lệ vay tín dụng( vốn chủ sở hữu trên 30%), có khoảng 50% hồ sơ bị loại là do không đảm bảo cơ cấu vốn
Thứ ba, do công tác lập báo cáo dự án quá kém, các căn cứ không đủ để phân tích ngay từ trong các bước thẩm định khách hàng, thẩm định thị trường…nên các hồ sơ này bị trả lại không cần thẩm định tài chính. Một nguyên nhân nữa cũng hay dẫn đến loại bỏ hồ sơ là thẩm định các tài sản thế chấp. Các doanh nghiệp thường đưa ra mức tài sản không đáp ứng yêu cầu thế chấp. Vì thế trong quá trình thẩm định tài chính, nhiều hồ sơ dự án bị loại
Thứ tư, hiện tại bộ phận thẩm định dự án của chi nhánh vẫn còn yếu về nghiệp vụ thẩm định một số lĩnh vực như: dự án có yêu cầu công nghệ phức tạp, dự án trong nghành công nghiệp mới như năng lượng, đầu tư chứng khoán…dẫn đến một số ít hồ sơ xin vay vốn phải trả lại cho khách hàng.
Tuy nhiên, với tỷ lệ cho vay luôn đạt cao, dư nợ các năm có xu hướng tăng ổn định chính là thành tựu đáng tự hào của chi nhánh và trong đó có phần đóng góp không nhỏ của hoạt động thẩm định dự án. Các thành tựu trên là đóng góp của rất nhiều nhân tố sau:
1.3.2.. Những mặt còn hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác thẩm định dự án nói chung và công tác thẩm định tài chính dự án nói riêng tại TNB còn mắc phải không ít những hạn chế.
Thứ nhất, thời gian thẩm định kéo dài hơn so với quy định. Do nhiều dự án xin vay vốn tại chi nhánh là đầu tư xây dựng mới hay đầu tư thay thế có tổng mức vốn đầu tư cao nên quá trình thẩm định tài chính dự án thường gặp nhiều khó khăn. Các CBTĐ phải tiến hành nhiều phượng pháp, tính toán, thu thập số liệu …dẫn đến thời gian thẩm định thường kéo dài.
Thứ hai, thẩm định một số nội dung tài chính như: chi phí, doanh thu trong các dự án có yêu cầu kỹ thuật cao, tính chất phức tạp còn khó khăn. Các tính toán phụ thuộc nhiều vào dự báo cung cầu sản phẩm, công suất dự án; các định mức xây dựng, kỹ thuật áp dụng trong các dự án là khác nhau….gây khó khăn trong thẩm định. Thường các CBTĐ chỉ dựa trên số liệu mà khách hàng cung cấp. Thẩm định các chỉ tiêu tài chính mới chỉ dừng lại ở mức độ tính toán mà chưa phân tích sâu để đưa ra nhận định. Các nội dung rủi ro, thẩm định bảo đảm tài sản thế chấp chỉ mang tính hình thức
Thứ ba, thẩm định chưa đầy đủ các nội dung trong một số lĩnh vực mới: BĐS, đầu tư chứng khoán, năng lượng…Các lĩnh vực mới này vẫn chưa có quy trình, nội dung, phương pháp thẩm định thích hợp với tính chất đặc thù khác các lĩnh vực đầu tư phát triển.
Thứ tư, công tác giám sát tín dụng và tái thẩm định chưa có liên hệ với nhau. Việc tái thẩm định dự án không được quan tâm dẫn đến một số dự án sau khi duyệt cho vay nhưng thực hiện không đúng mục đích đầu tư hay đầu tư không còn hiệu quả do tác động môi trường vĩ mô nên không còn khả năng trả nợ, dự án thuộc nợ xấu, khó đòi
1.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thẩm định của ngân hàng
Những tồn tại trong công tác thẩm định của ngân hàng thời gian qua là do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan
1.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, nội dung và quy trình thẩm định của ngân hàng còn đang hoàn thiện. Quy trình thẩm định đã được xây dựng là áp dụng chung cho mọi loại dự án. Chưa có văn bản hướng dẫn riêng cho từng loại dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau. Các nội dung trong quy trình chưa được quy định chi tiết, tỉ mỉ làm cơ sở cho cán bộ thẩm định có căn cứ tham chiếu, khiến CBTĐ lúng túng khi thẩm định. Đặc biệt đối với những dự án thuộc các lĩnh vực kinh doanh mới, có những đặc thù khác các loại hình đầu tư phát triển truyền thống(đầu tư xây dựng mới, cải tạo..thì nay thêm mới đầu tư tài chính, đầu tư sản phẩm công nghệ cao..) Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ qua hoặc tuỳ tiện trong một số trường hợp.
Mặc dù quy trình tín dụng của ngân hàng có quy định khá đầy đủ các nội dung cần tiến hành trong quá trình thẩm định một dự án đầu tư. Song trên thực tế việc thẩm định mới chỉ tập trung vào phương diện tài chính và phân tích thị trường. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi trên thực tế ngân hàng là một đơn vị kinh doanh và cũng không có đủ nguồn lực để thẩm định hết các yếu tố. Do đó, các khía cạnh còn lại chưa được nghiên cứu quan tâm đầy đủ, nhất là khía cạnh kinh tế- xã hội của dự án. Đây cũng là một thực tế chung ở hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thứ hai, các phương pháp thẩm định áp dụng chưa linh hoạt, thiếu triệt để. Mỗi phương pháp thường chỉ áp dụng cho một nội dung và mới chỉ dừng lại ở công việc tính toán, chưa có sự đi sâu phân tích, kết hợp các nội dung với nhau để đánh giá. Các phương pháp như: so sánh đối chiếu còn hạn chế về số liệu thu thập( kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây, bảng giá, chi phí trên thị trường thường của các năm trước..) dẫn đến so sánh hình thức; phương pháp dự báo và phân tích độ nhạy áp dụng quá sách vở, kém linh hoạt…
Thứ ba, CBTĐ tài chính dự án đầu tư còn yếu về kiến thức,kinh nghiệm trong thẩm định. Các CBTĐ hầu hết chỉ có kiến thức chuyên môn thẩm định nhưng nên khi đi vào từng dự án cụ thể sẽ gặp nhiều khó khăn.
Thứ tư, công tác thu thập, quản lý, lưu trữ thông tin của ngân hàng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Việc thu thập thông tin của ngân hàng còn nhiều hạn chế như: ngân hàng vẫn chưa khai thác triệt để các nguồn thông tin đa dạng từ trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước, từ các Bộ ngành liên quan, từ đối tác, khách hàng, bạn hàng của Techcombank. Ngân hàng chưa có bộ phận chuyên trách phục vụ việc thu thập thông tin về các văn bản pháp quy mới, các thông số, quy chuẩn, tiêu chuẩn kinh tế- kỹ thuật được áp dụng trong từng lĩnh vực dự án khác nhau. Về các đối tác đã, đang và sẽ có quan hệ tín dụng với mình, Phòng khách hàng mới chỉ làm nhiệm vụ tìm kiếm, duy trì và triển mối quan hệ khách hàng mà chưa có sự hỗ trợ thông tin về khách hàng cho công tác thẩm định. Mặt khác, ngân hàng cũng ít khi chủ động thu thập thông tin, đánh giá lại các dự án đã và đang thực hiện làm tài liệu tham khảo để thẩm định các dự án tương tự về sau. Việc thu thập thông tin thường chỉ được phát sinh ở một dự án nào đó cần được thẩm định. Bên cạnh đó, các thông tin về dự án đã thực hiện được lưu trữ dưới dạng thô sơ; chưa có hệ thống, chưa tận dụng được hết hiệu quả của máy tính và mạng máy tính trong việc lưu trữ và tra cứu khi cần. Sự phối hợp trao đổi thông tin. tư vấn giữa Techcombank với các đơn vị khác trong ngành hầu như chưa có. Tóm lại, ngân hàng chưa xây dựng cho mình một hệ thống cơ sở dữ liệu. thông tin hoàn chỉnh., cũng như chưa tận dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật trong việc xử lý và sử dụng những dữ liệu ấy.
Thứ năm, sử dụng hệ thống trang thiết bị hỗ trợ công tác thẩm định chưa đạt hiệu quả cao. Trong thời gian qua mặc dù các trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định đã được ngân hàng chú trọng đầu tư. Tuy nhiên do đặc thù của ngành ngân hàng đòi hỏi hệ thống trang thiết bị phải được thường xuyên đổi mới, cập nhật, nên sự đầu tư đó vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu. Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị này chưa được khai thác một cách triệt để: mới chủ yếu dùng để soạn thảo văn bản và tính toán đơn thuần trên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô- Thực trạng và giải pháp.doc