Chuyên đề Thâm nhập thị trường may mặc thế giới của công ty cổ phần may Đức Giang

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC THẾ GIỚI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM 4

1.1.KHÁI LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG 4

1.1.1.Khái niệm thị trường 4

1.1.2.Vai trò của thị trường 5

1.1.3.Phân loại thị trường 5

1.1.3.1.Căn cứ vào vị trí địa lý: 6

1.1.3.2.Căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương 6

1.1.3.3.Căn cứ vào phương thức xuất khẩu 7

1.1.3.4.Căn cứ vào thỏa thuận thương mại 7

1.1.3.5.Căn cứ vào mức độ quan tâm và tính ưu tiên 7

1.1.4.Chức năng của thị trường 8

1.1.5.Các qui luật kinh tế hoạt động trên thị trường 9

1.1.5.1.Qui luật giá trị 10

1.1.5.2.Qui luật cung cầu 10

1.1.5.3.Qui luật cạnh tranh 10

1.2.KHÁI LUẬN CHUNG VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 11

1.2.1.Khái niệm thâm nhập thị trường 11

1.2.2.Các hình thức thâm nhâm nhập thị trường 11

1.2.2.1.Thâm nhập thị trường thông qua xuất khẩu 11

1.2.2.1.1.Khái niệm 11

1.2.2.1.2.Ưu điểm 12

1.2.2.1.3.Nhược điểm 12

1.2.2.2.Thâm nhập thị trường thông qua hợp đồng 13

1.2.2.2.1.Hợp đồng sử dụng giấy phép 13

1.2.2.2.2.Hợp đồng kinh tiêu 14

1.2.2.2.3.Hợp đồng quản lý 15

1.2.2.2.4.Dự án chìa khóa trao tay 16

1.2.2.3.Thâm nhập thị trường thông qua đầu tư 17

1.2.2.3.1.Chi nhánh sở hữu toàn bộ 17

1.2.2.3.2.Liên doanh 18

1.2.2.4.Thâm nhập thị trường thông qua liên minh chiến lược 20

1.2.2.4.1.Khái niệm 20

1.2.2.4.2.Ưu điểm 20

1.1.2.4.3.Nhược điểm 20

1.2.3.Nội dung của hoạt động thâm nhập thị trường quốc tế 21

1.2.3.1.Nghiên cứu thị trường quốc tế 21

1.2.3.2.Đánh giá và lựa chọn thị trường thâm nhập 23

1.2.3.3.Lựa chọn thời điểm thâm nhập thị trường quốc tế 23

1.2.3.4.Lựa chọn hình thức thâm nhập thị trường 24

1.2.4.Vai trò của hoạt động thâm nhập thị trường 25

1.2.4.1.Đối với quốc gia 25

1.2.4.2.Đối với doanh nghiệp 25

1.2.4.3.Đối với người tiêu dùng 26

1.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thâm nhập thị trường thế giới của doanh nghiệp 26

1.2.5.1.Các nhân tố đẩy 26

1.2.5.2.Các nhân tố kéo 26

1.2.6.Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp 27

1.2.6.1.Số lượng thị trường thâm nhập thực mới hàng năm 27

1.2.6.2.Số mặt hàng thâm nhập vào một thị trường hàng năm 27

1.2.6.3.Tốc độ tăng doanh thu hàng năm trên thị trường thâm nhập 28

1.2.6.4.Thị phần hàng năm của doanh nghiệp trên thị trường thâm nhập 28

1.2.6.5.Hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đối với khách hàng trên thị trường thâm nhập 29

1.2.7.Các quyết định cơ bản khi lựa chọn hình thức thâm nhập thị trường 30

1.2.7.1.Thị trường thâm nhập 30

1.2.7.2.Thời điểm thâm nhập 30

1.2.7.3.Chiến lược thâm nhập 30

1.2.7.4.Hình thức thâm nhập 31

1.2.7.5.Qui mô thâm nhập 31

1.3.SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC THẾ GIỚI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM 32

1.3.1.Thị trường may mặc của Việt Nam trên thế giới còn hẹp 32

1.3.2.Hình thức thâm nhập thị trường may mặc thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam còn đơn điệu, thấp. 32

1.3.3.Thâm nhập thị trường may mặc thế giới là một yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế 33

1.3.4.Lợi thế của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường thế giới khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) 33

CHƯƠNG II 35

THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC THẾ GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG 35

2.1.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG 35

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may Đức Giang 35

2.1.1.1.Quá trình hình thành của công ty cổ phần may Đức Giang 35

2.1.1.2.Quá trình phát triển của công ty may Đức Giang 35

2.1.1.1.1.Giai đoạn từ ngày 12/12/1992 đến ngày 13/9/2005 35

2.1.1.1.2.Giai đoạn từ ngày 13/9/2005 đến nay 36

2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ hoạt động chủ yếu của công ty cổ phần may Đức Giang 37

2.1.2.1.Chức năng của công ty cổ phẩn may Đức Giang 37

2.1.2.2.Nhiệm vụ của công ty cổ phần may Đức Giang 38

2.1.3.Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị của công ty 39

2.1.3.1.Cơ cấu bộ máy quản trị: 39

2.1.3.1.1.Cơ quan Tổng giám đốc: 39

2.1.3.1.2.Các phòng ban chức năng 39

2.1.3.2.Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty 42

2.1.3.2.1.Các xí nghiệp may liên hoàn 42

2.1.3.2.2.Các xí nghiệp phụ trợ 42

2.1.4.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây 43

2.1.4.1.Tình hình sản xuất của công ty cổ phần may Đức Giang 43

2.1.4.2.Tình hình kinh doanh của công ty cổ phần may Đức Giang trong vài năm gần đây 44

2.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC THẾ GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG 45

2.2.1.Các nhân tố đẩy 45

2.2.2.Các nhân tố kéo 48

2.3.THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG 49

2.3.1.Thực trạng thâm nhập thị trường may mặc thế giới những năm gần đây của công ty cổ phần may Đức Giang 49

2.3.1.1.Nghiên cứu thị trường quốc tế 50

2.3.1.2.Đánh giá và lựa chọn thị trường thâm nhập 50

2.3.1.3.Lựa chọn thời điểm thâm nhập thị trường 51

2.3.1.4.Lựa chọn hình thức thâm nhập thị trường 53

2.3.2.Kết quả thâm nhập thị trường may mặc thế giới của công ty cổ phần may Đức Giang trong thời gian qua 54

2.3.3.1.Thị trường EU 55

2.3.3.2.Thị trường Mỹ 57

2.3.3.3.Thị trường Nhật Bản 59

2.3.4.1.Số lượng thị trường thâm nhập thực mới hàng năm 61

2.3.4.2.Số mặt hàng thâm nhập vào một thị trường hàng năm 62

2.3.4.3.Tốc độ tăng doanh thu hàng năm trên thị trường thâm nhập 63

2.3.4.4.Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường thâm nhập 65

2.3.4.5.Hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đối với khách hàng trên thị trường thâm nhập 66

2.3.5.Đánh giá hoạt động thâm nhập thị trường thế giới của công ty cổ phần may Đức Giang 67

2.3.5.1.Ưu điểm của công ty về hoạt động thâm nhập thị trường thế giới trong thời gian qua 67

2.3.5.2.Tồn tại của công ty về hoạt động thâm nhập thị trường thế giới trong thời gian qua 69

2.3.5.3.Nguyên nhân của những tồn tại 70

2.3.5.3.1.Nguyên nhân chủ quan 70

2.3.5.3.2.Nguyên nhân khách quan 74

CHƯƠNG III 77

BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM, GIẢI PHÁP THÂM NHẬP THÀNH CÔNG VÀO THỊ TRƯỜNG MAY MẶC THẾ GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG 77

3.1.BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG MAY MẶC THẾ GIỚI 77

3.1.1.Nghiên cứu thị trường là một khâu cần thiết và không thể thiếu trước khi quyết định thâm nhập thị trường thế giới 77

3.1.2.Chiến lược quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp phải đi trước hoạt động thâm nhập thị trường thế giới một bước 79

3.1.3.Thương hiệu là yếu tố cần thiết giúp doanh nghiệp thâm nhập thành công vào thị trường thế giới 80

3.2.PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 81

3.3.GIẢI PHÁP GIÚP CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG THÂM NHẬP THÀNH CÔNG VÀO THỊ TRƯỜNG MAY MẶC THẾ GIỚI 83

3.3.1.Giải pháp từ phía công ty 84

3.3.1.6.Nâng cao chất lượng sản phẩm giúp Đức Giang là vấn đề cần thiết để sản phẩm của công ty vượt qua các rào cản của các quốc gia và thâm nhập thành công vào thị trường thế giới. 93

3.3.1.7.Gắn nhãn mác sản phẩm của công ty vào sản phẩm bán ra thị trường quốc tế 94

3.3.2.Kiến nghị đối với Hiệp hội dệt may 96

KẾT LUẬN 101

 

 

doc120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2414 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thâm nhập thị trường may mặc thế giới của công ty cổ phần may Đức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn nữa. 2.2.2.2.Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế Cả nước ta đang sôi sục trong không khí hội nhập kinh tế. Công ty may Đức Giang cũng không nằm ngoài cái khí thế ấy. Nhìn nhận được những cơ hội mà xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, công ty may Đức Giang cần nhanh chóng nắm bắt chúng. Bên cạnh những cơ hội mà hội nhập mang lại như thị trường mở rộng thì cũng còn rất nhiều những khó khăn mà công ty sẽ gặp phải đó là một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Để nắm bắt cơ hội và hóa giải các nguy cơ, công ty nhận thấy rằng phải nhanh chóng tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới nếu không sẽ nhanh chóng bị các doanh nghiệp khác “hất cẳng”. Và để đảm bảo được cái vị trí của mình công ty cần thiết phải thâm nhập thành công vào thị trường quốc tế. 2.2.2.3.Rào cản giữa các quốc gia giảm bớt Rào cản thương mại công cụ hữu hiệu của mỗi quốc gia trong việc bảo vệ nền sản xuất trong nước. Trong xu hướng hội nhập kinh tế, hình thành nên các liết kết kinh tế khu vực thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia thành viên. Ngày càng có nhiều hiệp định thương mại giữa các quốc gia được kí kết. Điều đó làm cho những rào cản giữa các quốc gia này được giảm bớt. Việt Nam hiện đã kí hiệp định thương mại với Mỹ, liên minh EU... Thuận lợi đó càng thôi thúc công ty Đức Giang tiến hành thâm nhập thị trường quốc tế hơn bao giờ. Các rào cản như hạn ngạch được các quốc gia bãi bỏ, thuế quan nhập khẩu giảm xuống tạo điều kiện cho công ty tiếp cận và thâm nhập vào thị trường các nước. Tuy nhiên, vẫn còn có những rào cản khác mà công ty gặp phải và cần phải vượt qua để thâm nhập thành công vào thị trường quốc tế. 2.2.2.4.Những ưu đãi dành cho Việt Nam khi Việt Nam là thành viên của WTO Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới. Các nước thành viên sẽ đối xử với Việt Nam công bằng hơn, bình đẳng hơn. Hàng hóa của Việt Nam sẽ được các quốc gia thành viên cho hưởng những ưu đãi theo qui định của tổ chức này trong đó có quy chế tối huệ quốc. Những ưu đãi này rất có lợi cho những công ty có ý định tiến hành các hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ các quốc gia thành viên do được hưởng những ưu đãi của các quốc gia này . Đức Giang là một trong những công ty sớm có hoạt động kinh doanh quốc tế. Những ưu đãi của tổ chức thương mại thế giới dành cho Việt Nam là một trong những yếu tố càng lôi kéo công ty thâm nhập vào thị trường thế giới sâu hơn, rộng hơn. 2.3.THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG 2.3.1.Thực trạng thâm nhập thị trường may mặc thế giới những năm gần đây của công ty cổ phần may Đức Giang Trong những năm gần đây Đức Giang đã tiến hành thâm nhập vào thị trường may mặc quốc tế, tìm kiếm và mở rộng thị trường cho mình. 2.3.1.1.Nghiên cứu thị trường quốc tế Nghiên cứu thị trường là một nội dung quan trọng giúp công ty cổ phần may Đức Giang có thể đưa ra những quyết định đúng đắn khi thâm nhập thị trường quốc tế. Tuy nhiên công tác nghiên cứu thị trường chưa được công ty quan tâm đúng mức. Công ty vẫn chưa có những cuộc điều tra nghiên cứu thị trường quốc tế một cách công phu. Việc thu thập thông tin của công ty mới chỉ được làm trong nội địa do phòng kinh doanh tổng hợp phụ trách. Thông tin được lấy từ các cửa hàng bán hàng trong nước bằng cách đưa ra phiếu hỏi khách hàng và báo cáo tình hình bán hàng của các cửa hàng. Về thị trường nước ngoài, công ty chưa có một đội ngũ Marketing phụ trách việc nghiên cứu thị trường. Thông tin thường chỉ là những thông tin thứ cấp là những thông tin đã được công bố trên các tạp chí, sách báo, tài liệu thương mại. Còn những thông tin thứ cấp là những thông tin mà doanh nghiệp thu thập được từ những chuyến đi khảo sát quốc tế thì hầu như chưa có. Nếu có thì thường chỉ là những chuyến công tác của các vị lãnh đạo công ty chứ không phải là của những người chuyên làm công tác nghiên cứu thị trường. Ngoài ra, công ty còn thu thập thông tin từ những ý kiến của khách hàng đến làm việc với công ty. Bên cạnh đó, Đức Giang còn nhờ vào các quan hệ của mình với các cơ quan nhà nước để có thể tìm thêm được những thông tin liên quan đến hoạt động của công ty. Những thông tin này thường là những thông tin rất giá trị giúp cho công ty có thể kịp thời ứng phó với tình hình cũng như có những chuẩn bị kĩ lưỡng để nắm bắt các cơ hội cho mình. Từ những thông tin thu thập được, lãnh đạo công ty sẽ đưa ra quyết định về việc lựa chọn thì trường. 2.3.1.2.Đánh giá và lựa chọn thị trường thâm nhập Công tác nghiên cứu thị trường còn sơ sài cho nên chưa đưa ra được nhiều những nhận định, đánh giá sắc bén của công ty đối với thị trường thế giới. Việc đánh giá các thị trường chỉ mang tính chất cá nhân, thường do lãnh đạo công ty đưa ra dựa trên những kinh nghiệm bản thân và thông tin thu thập được chứ không phải của những chuyên gia nghiên cứu, đánh giá thị trường. Tuy vậy, hàng năm trong báo cáo của họp hội đồng quản trị, công ty cũng đưa ra được những cơ hội và thách thức đối với công ty trong năm sắp tới trước những biến động của thị trường thế giới. Chẳng hạn công ty đã đưa ra dự báo về tình hình năm 2008 như sau: Khó khăn đối với công ty sắp tới đó là: Kinh tế thế giới vẫn đang tiếp tục có những biến đổi nhanh có thể tiềm ẩn những bất ổn khó lường. Kinh tế trong nước lạm phát. Chính phủ sẽ thực hiện theo lộ trình khôn bù lỗ một số mặt hàng nguyên liệu cơ bản để hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cạnh tranh hàng may mặc trong khu vực và thế giới tiếp tục trở lên quyết liệt. Chương trình giám sát bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ đối với hàng dệt may vẫn là mối quan tâm thường trực. Bên cạnh những khó khăn thì công ty cũng nhận định được những cơ hội sắp tới đối với công ty đó là: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng, tạo nhiều cơ hội để các doanh nghiệp hợp tác đầu tư. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng trong đó có ngành dệt may Việt Nam. Sức mua quần áo có đẳng cấp xu hướng ngày càng tăng do đời sống nhân dân được cải thiện. Từ những phân tích về thị trường thế giới của công ty, công ty nhận thấy người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng những mặt hàng cao cấp, chất lượng tốt. Các tiêu chí để lựa chọn thị trường, đoạn thị trường thâm nhập của công ty thường là dung lượng thị trường lớn, thu nhập bình quân đầu người tương đối cao và chính sách thương mại của thị trường này có những thuận lợi nhất định đối với mặt hàng dệt may Việt Nam. Chính vì thế mà công ty quyết định tập trung thâm nhập vào những thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản với những mặt hàng trung và cao cấp. Sản phẩm của công ty hiện đang ở tầm trung cấp và đoạn dưới của cao cấp. 2.3.1.3.Lựa chọn thời điểm thâm nhập thị trường Công ty cổ phần may Đức Giang bắt đầu thâm nhập vào thị trường may mặc thế giới vào đầu những 1990. Tuy nhiên việc thâm nhập thị trường thế giới của công ty rất thụ động. Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hoàn toàn được tiến hành theo yêu cầu của nhà nước, những sản phẩm may mặc của công ty sản xuất ra nhằm thực hiện việc trả nợ nước ngoài của nước ta với Liên Xô và những nước Đông Âu cũ. Sau thời kì sản xuất hàng trả nợ nước ngoài, hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Việt Nam đã kí hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam-EU ngày 15/12/1992. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Công ty Đức Giang đã tiếp cận với thị trường này ban đầu bằng hình thức nhận sản xuất gia công cho nước ngoài như Đức, Pháp, Anh… vào những năm 1997, 1998. Đây cũng là cửa ngõ giúp cho công ty tiến hành thâm nhập thành công vào thị trường EU và hiện giờ khách hàng của những thị trường này đã trở thành các khách hàng truyền thống của công ty. Thời điểm này ở trên các thị trường này đã có những doanh nghiệp sản xuất của chính các nước đó và hàng dệt may Trung Quốc cũng đã có mặt. Bởi vậy, Đức Giang cũng như các công ty dệt may Việt Nam khác chỉ là những người đến sau trên thị trường thế giới. Hơn nữa, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam lại thấp không cạnh tranh được với các doanh nghiệp của các nước trên thế giới nên phải chấp nhận gia công cho họ. Tiếp sau thị trường EU, công ty Đức Giang mở rộng thị trường của mình ra thế giới thông qua thị trường Mỹ vào năm 2001. Đây cũng là thời điểm mà hiệp định Việt-Mỹ được kí kết ngày 10/12/2001 mở ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có công ty cổ phần may Đức Giang khi tiến hành các hoạt động kinh doanh với thị trường này.Hiện giờ, thị trường này nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm của Đức Giang. Đến năm 2005, Đức Giang lại tiếp tục tìm kiếm được cho mình khách hàng ở thị trường Nhật, một thị trường được coi là rất “khó tính”. Đây cũng là những bước đi ban đầu của công ty nhằm chuẩn bị thâm nhập vào thị trường này khi hiệp định thương mại tự do Việt-Nhật được kí kết vào năm 2008, mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn với thị trường này. 2.3.1.4.Lựa chọn hình thức thâm nhập thị trường Trong thời gian qua, công ty tiến hành thâm nhập thị trường may mặc thế giới bằng hình thức xuất khẩu. Công ty đã kí kết với khách hàng quốc tế những hợp đồng lớn dưới hình thức xuất khẩu trực tiếp theo hình thức FOB chiếm đa số. Trong đó chủ yếu là theo kiểu khách hàng chỉ định nhà cung cấp nguyên vật liệu, Đức Giang sẽ kí kết hợp đồng nguyên vật liệu với nhà cung cấp đó và sản xuất đơn đặt hàng do khách hàng yêu cầu (FOB kiểu 1). Hoặc cũng có thể là khách hàng sẽ đưa mẫu sản phẩm cho công ty và công ty sẽ tự tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu tiến hành sản xuất theo mẫu của khách hàng (FOB kiểu 2). Còn kiểu xuất khẩu cho khách hàng những sản phẩm mà công ty tự mua nguyên vật liệu và tự thiết kế mẫu mã (FOB kiểu 3) chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ khoảng 2% trong công ty. Bảng 2. 3: Kim ngạch xuất khẩu trị giá theo hợp đồng của công ty cổ phần may Đức Giang Đơn vị: USD Năm Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng (%) 2006 Tỷ trọng (%) 2007 Tỷ trọng (%) Trị giá XK +XK gia công +XK FOB 534.106.042 127.954.000 406.152.042 100 24 76 647.940.744 135.740.032 512.200.713 100 21 79 630.044.991 206.011.786 424.033.206 100 32,7 67,3 (Nguồn từ phòng kế hoạch vật tư công ty cổ phần may Đức Giang) Bên cạnh hình thức xuất khẩu trực tiếp thì Đức Giang còn tiến hành thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu cho các khách hàng quốc tế. Tuy lợi nhuận của những hợp đồng này không nhiều như hình thức xuất khẩu FOB nhưng nó chiếm một tỉ lệ tương đối trong doanh thu của công ty trong những năm qua. Và đây cũng là hình thức thâm nhập vào thị trường may mặc thế giới những năm đầu. Từ bảng số liệu trên ta thấy, trị giá xuất khẩu FOB của công ty trong kim ngạch xuất khẩu của công ty ra thị trường thế giới lớn hơn so với hình thức gia công. Tỉ trọng xuất khẩu FOB đạt trên 60% trở lên trong tổng doanh thu xuất khẩu. Cụ thể năm 2006 tỉ lệ xuất khẩu FOB đạt 76 % doanh thu xuất khẩu, năm 2006 tỉ lệ này còn cao hơn đạt 79 % doanh thu xuất khẩu. Tuy nhiên đến 2007, doanh thu xuất khẩu của công ty giảm so với năm 2006 trong đó trị giá gia công xuất khẩu của công ty lại tăng lên chiếm 32,7 % kim ngạch xuất khẩu. Ngoài hình thức xuất khẩu, công ty Đức Giang vẫn chưa áp dụng một hình thức nào khác thâm nhập vào thị trường dệt may thế giới. Đây là một trong những hạn chế của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói chung và Đức Giang nói riêng. 2.3.2.Kết quả thâm nhập thị trường may mặc thế giới của công ty cổ phần may Đức Giang trong thời gian qua Trong thời gian qua, công ty cổ phần may Đức Giang đã được khá nhiều khách hàng nước ngoài biết đến. Sản phẩm của công ty đã và đang có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Đức, Pháp, Nhật, Anh, Mỹ… Những năm 1998, 1999 công ty tập trung thâm nhập vào thị trường Châu Âu. Tiếp theo đó, công ty tiếp tục thâm nhập vào thị trường Mỹ và Nhật. Điều đó cho thấy công ty càng có uy tín trên thị trường. Hiện nay EU và Mỹ là hai thị trường chính của công ty, còn Nhật là một thị trường mới công ty đang tiến hành khai thác. Từ những năm 1998, 1999 kim ngạch xuất khẩu của công ty còn rất thấp chỉ có khoảng 3 đến 4 triệu USD và chỉ là hình thức gia công suất khẩu, đến nay kim ngạch xuất khẩu của công ty đã lên đến 30, 40 triệu USD và đang dần chuyển sang hình thức xuất khẩu FOB. Công ty đã thiết lập được quan hệ làm ăn với nhiều đối tác như Habitex, Flexcon, Seidenticker, Mangharams. Họ đã trở thành những khách hàng truyền thống của công ty. Phương châm của công ty vừa duy trì chặt chẽ khách hàng truyền thống, công ty còn mở rộng quan hệ với những khách hàng mới. Ở thị trường Mỹ, công ty đã thiết lập được quan hệ với Levy, Prominent, Sanmar, Junior Gallery. Ở thị trường Nhật, Đức Giang cũng ký kết hợp đồng với khách hàng Sumikin Busan. Đây là những khách hàng lớn, có tên tuổi trên thị trường quốc tế. Chủng loại hàng hóa của công ty đưa ra thị trường ngày càng nhiều, nếu như những năm 1998, 1999 công ty chỉ có trên dưới 20 chủng loại thì đến nay công ty số chủng loại sản phẩm của công ty đã lên đến hơn 1000 chủng loại và được công ty thống kê theo áo jacket. Ngày càng có nhiều khách hàng chủ động tìm đến đặt hàng công ty bên cạnh những khách hàng mà công ty chủ động tìm kiếm. Điều này cho thấy được sự khẳng định một điều công ty Đức Giang ngày càng có vị trí trên thị trường thế giới. 2.3.3.Thực trạng thâm nhập từng thị trường may mặc thế giới của công ty cổ phần may Đức Giang Từ tình hình khái quát về hoạt động thâm nhập thị trường quốc tế của công ty cổ phần may Đức Giang, thực trạng thâm nhập thị trường thế giới của công ty sẽ được phản ánh rõ hơn qua từng thị trường. 2.3.3.1.Thị trường EU EU là một thị trường lớn với gần 500 triệu người tiêu dùng có thu nhập cao, tổng thu nhập quốc dân đạt trên 11.000 tỷ USD đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. EU đã trở thành mục tiêu đối ngoại của nhiều nước và cũng là thị trường lớn mà nhiều doanh nghiệp trên thế giới mong muốn đặt chân vào. EU và Việt Nam đã kí hiệp định về hàng dệt may vào năm 1993, trong đó EU đã dành cho Việt Nam mức thuế quan phổ cập ưu đãi GSP. Công ty cổ phần may Đức Giang bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình với thị trường này vào những năm 1998, 1999. Nếu như năm 1998, Đức Giang xuất khẩu sang 6 nước EU thì đến năm 1999 đã xuất khẩu sang 9 nước. Những nước đầu tiên mà Đức Giang kí kết làm ăn là nước Đức, Pháp rồi sau đó là hầu hết 15 nước liên minh Châu Âu và một số nước khác ở châu Âu như Achentina, Nga, Thụy Sĩ nhưng chủ yếu vẫn là các nước trong EU. Cho đến nay, EU đã bao gồm 25 nước thành viên, Đức Giang vẫn tiếp tục xuất khẩu sang thị trường này trong nhiều năm qua. Trong đó, khách hàng Đức là chiếm đa số, khách hàng ở các nước khác còn rất nhỏ. Bảng 2. 4: Tình hình xuất khẩu vào thị trường EU của công ty cổ phần may Đức Giang Đơn vị: USD Năm Mặt hàng 1999 2005 2006 2007 Jacket 2.197.334 11.132.480 12.680.321 17.711.481 Sơ mi 2.548.906 12.559.618 16.977.405 18.248.682 Quần áo khác 0 605.075 111.893 1.384.560 Tổng 4.746.240 24.297.173 29.769.619 37.344.723 (Nguồn từ báo cáo xuất khẩu của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu) Từ bảng số liệu cho thấy, qui mô xuất khẩu của công ty sang thị trường EU thời gian đầu nhỏ, chỉ trị giá có gần 6 triệu USD. Sau một thời gian sản phẩm của công ty đã được nhiều khách hàng biết đến, trị giá xuất khẩu của công ty sang thị trường này tăng dần qua các năm, đến năm 2005 đã đạt trên 24 triệu USD, 2006 lên đến gần 30 triệu USD, tăng 22,5 % so với năm 2005. Năm 2007, xuất khẩu của công ty sang thị trường EU vẫn tiếp tục tăng đạt gần 40 triệu USD, tăng 25,5 % so với năm 2006. Hình 2. 2:Tình hình xuất khẩu các mặt hàng của công ty cổ phẩn may Đức Giang sang thị trường EU (Nguồn từ báo cáo xuất khẩu của phòng xuất nhập khẩu) Mặt hàng chủ yếu mà Đức Giang xuất khẩu sang thị trường này là Jacket, sơ mi còn các loại quần áo khác là rất ít. Trong số khách hàng của Đức Giang ở thị trường EU, phải kể đến 2 khách hàng lớn của Đức Giang là Textyle và Seidensticker. Năm 2006, trị giá xuất khẩu của Đức Giang cho 2 khách hàng này đạt trên 8 triệu USD. Sản phẩm của công ty được bán trên thị trường thế giới với các nhãn hiệu của khách hàng của thị trường Châu Âu như Marcona, Kirsten, K&K, Zara, P&C, Marcopolo… 2.3.3.2.Thị trường Mỹ Mỹ là một thị trường có sức tiêu dùng lớn, thu nhập bình quân đầu người cao đạt 33.000 USD/người.Nhu cầu về hàng hóa của người dân Mỹ bao gồm cả những hàng cao cấp đắt tiền và hàng bình dân giá rẻ. Nhìn chung khách hàng Mỹ khá dễ tính so với Nhật và EU, sẵn sàng chấp nhận theo kiểu tiền nào của ấy. Tiếp theo thị trường EU, công ty Đức Giang bắt đầu tập trung sang tìm kiếm những khách hàng ở thị trường Mỹ. Đến năm 2001 thì công ty bắt đầu xuất khẩu sang Mỹ. Đây là thời điểm hiệp định thương mại Việt Mỹ bắt đầu có hiệu lực tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp ngành may mặc nói chung và Đức Giang nói riêng. Nhờ có những mối quan hệ tốt với các cơ quan nhà nước, Đức Giang đã sớm biết được thông tin về hiệp định thương mại giữa hai nước Việt Nam và Mỹ, cho nên công ty đã chuẩn bị cơ sở vật chất cho mình từ những năm 1998, 1999. Do biết được khách hàng Mỹ là những khách hàng thường có những đơn đặt hàng lớn, đòi hỏi thời gian giao hàng lại nhanh. Thời gian là yếu tố rất quan trọng với người Mỹ, công ty tiến hành cải thiện năng lực sản xuất của mình lên để có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Mỹ. Công ty tiến hành mở rộng không gian sản xuất, xây dựng thêm các xí nghiệp may, kho hàng đồng thời đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại hơn để có thể nâng cao năng suất. Doanh thu xuất khẩu của Đức Giang vào thị trường này tăng nhanh trong những năm gần đây, sau khi Việt Nam là thành viên của WTO. Tuy là thị trường mà công ty tiến hành kinh doanh sau so với EU, nhưng doanh thu xuất khẩu của công ty từ thị trường này đã vượt qua cả EU khá xa. Nó cũng thể hiện được hoạt động kinh doanh của công ty với thị trường này khá tốt. Cụ thể như sau: Bảng 2. 5: Tình hình xuất khẩu vào thị trường Mỹ của công ty cổ phần may Đức Giang Đơn vị: USD Năm Mặt hàng 2001 2005 2006 2007 Jacket 781.150 23.336.996 25.747.660 29.923.837 Sơ mi 459500 12.826.326 15.788.404 20.361.444 Quần áo khác 0 5.315.584 7.071.727 6.384.679 Tổng 1.240.650 41.478.906 48.607.791 56.669.960 (Nguồn từ báo cáo xuất khẩu của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu) Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh thu xuất khẩu của công ty Đức Giang vào thị trường Mỹ ngày càng tăng. Những năm đầu khi mới thâm nhập vào thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu của công ty còn rất nhỏ bé, chỉ có hơn 1 triệu USD một con số rất nhỏ nhưng đến năm 2007 thì đã lên đến gần 57 triệu USD gấp 47 lần so với năm 2001 tức là bình quân mỗi năm tăng hơn 9 triệu USD. Trong đó, mặt hàng mà thị trường này nhập khẩu nhiều nhất của công ty là áo Jacket, tiếp đến là sơ mi. Các loại quần áo khác, Mỹ cũng nhập khẩu với số lượng lớn hơn so với thị trường EU. Hình 2. 3: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng của công ty cổ phần may Đức Giang sang thị trường Mỹ (Nguồn từ báo cáo xuất khẩu của phòng kinh doanh xuất khẩu) Đến nay, công ty đã quan hệ với những khách hàng lớn, có tên tuổi của thị trường này và sản phẩm của Đức Giang được tiêu thụ dưới nhãn mác của các khách hàng của thị trường Mỹ như Liz Claiborn, Esprit, Dana Buchman, Federated, Kolh’s, Perry Ellis, PVH, Hanggar... Levy, một nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới hiện đang là một khách hàng thân thiết với Đức Giang ngay từ những năm đầu khi công ty mới thâm nhập vào thị trường này.Ngay trong công ty Đức Giang đã có một tòa nhà của Levy và Đức Giang còn thành lập những phòng kĩ thuật cho các chuyên gia của hãng này. Họ sẽ là người hướng dẫn, chỉ đạo các nhân viên kĩ thuật của công ty trong việc làm sản phẩm mẫu, từ đó sẽ phổ biến xuống các phân xưởng may. Levy cũng là khách hàng nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm của công ty theo hình thức FOB trong thời gian qua. Điển hình là năm 2004 Levy nhập khẩu hơn 21 triệu USD sản phẩm của công ty, năm 2007 con số này là trên 25 triệu. Đây cũng là cơ hội cho Đức Giang học hỏi những kinh nghiệm từ những khách hàng của mình từ từ trưởng thành và thâm nhập sâu vào thị trường Mỹ cũng như thị trường thế giới. 2.3.3.3.Thị trường Nhật Bản Nhật Bản là một thị trường rất khó tính. Khách hàng ở thị trường này ưa chuộng những sản phẩm có chất lượng cao. Mặc dù đây là thị trường phi hạn ngạch nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường lại chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn. Công ty Đức Giang đã xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường Nhật Bản từ cuối năm 1999 dưới hình thức xuất khẩu FOB. Nhưng sau đó, công ty đã để mất khách hàng ở thị trường này do thị trường Nhật Bản là một thị trường khó tính, cho nên sản phẩm của Đức Giang vẫn chưa được người tiêu dùng chấp nhận. Những năm gần đây, do sự nỗ lực đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sản phẩm của công ty đã được cải tiến về chất lượng và thị trường Nhật Bản chấp nhận và kí kết hợp đồng với công ty. Nếu như năm 1999, Đức Giang thâm nhập thị trường Nhật bằng hình thức gia công xuất khẩu thì năm 2005, công ty đã dần chuyển sang hình thức xuất khẩu FOB. Mặc dù sản phẩm của công ty cũng chỉ được bán dưới nhãn hiệu hàng hóa của bạn hàng Nhật nhưng nó cũng thể hiện sự phát triển của công ty cổ phần may Đức Giang trong một thời gian dài. Từ hình vẽ ta thấy, trị giá xuất khẩu của công ty cổ phần may Đức Giang vào thị trường Nhật tăng qua các năm. Nếu như năm 1999 xuất khẩu vào Nhật của công ty chỉ đạt 25.375 USD thì đến năm 2005 là 958.508 USD, năm 2006 là 1.273.800 USD tăng 33% so với năm 2005. Năm 2007 công ty xuất khẩu vào Nhật số lượng sản phẩm trị giá là 1.744.182 USD tăng 37 % so với năm 2006. Hình 2. 4: Tình hình xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần may Đức Giang (Nguồn từ báo cáo xuất khẩu của phòng xuất nhập khẩu) Mặc dù xuất khẩu của công ty vào thị trường Nhật tăng qua các năm nhưng qui mô còn nhỏ. So với thị trường Mỹ và EU thì con số này còn quá nhỏ bé. Sản phẩm mà công ty xuất khẩu sang thị trường này cũng đơn điệu chỉ có mặt hàng sơ mi. Tuy nhiên, đây là một thị trường tiềm năng đối với công ty. Khách hàng ở thị trường Nhật phải nói đến Sumikin, Itochu. Theo dự kiến thì Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (EPA) sẽ kết thúc vào cuối năm 2008. Nếu Việt Nam đáp ứng được quy tắc xuất xứ do Nhật Bản đưa ra thì thuế quan sẽ được xóa bỏ xuống 0% và các doanh nghiệp may mặc Việt Nam sẽ dễ dàng hơn khi thâm nhập vào thị trường này. Hiện nay, đối với Đức Giang thì Nhật Bản được coi là một thị trường mới, đầy tiềm năng mà doanh nghiệp sẽ vươn đến. 2.3.4.Tình hình thực hiện các chỉ tiêu thâm nhập thị trường thế giới của công ty cổ phần may Đức Giang qua các năm 2.3.4.1.Số lượng thị trường thâm nhập thực mới hàng năm Ngay vào đầu những năm 1990, sản phẩm của công ty cổ phần may Đức Giang đã xuất khẩu sang một số lượng lớn thị trường trên thế giới. Đó là các khách hàng Nga, LiBi, Irắc, Palestin là những khách mà công ty cần phải làm theo đơn đặt hàng nhà nước để trả nợ cho các nước Liên Xô cũ. Trên thị trường EU, tốc độ thâm nhập thị trường của Đức Giang lúc đầu vào các nước này khá nhanh chóng. Nếu như năm 1998, công ty mới chỉ tiêu thụ sản phẩm của mình ở 6 nước thuộc liên minh EU (15) bao gồm: Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Phần Lan, Áo thì đến năm 1999, Đức Giang phát triển thị trường của mình ra 4 nước trong liên minh Châu Âu nữa là Bỉ, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Italia. Ngoài ra công ty còn mở rộng thị trường sang nước cộng hòa Séc, Thụy Sĩ, Irắc, nhưng vào năm 1999 thì công ty cũng không còn xuất khẩu sang Achentia, Ba Lan, Palestin. Tuy vậy số thị trường mà sản phẩm của công ty có mặt năm sau vẫn hơn năm trước. Hình 2. 5: Số lượng thị trường của Đức Giang qua các năm Tuy nhiên, sau đó Đức Giang không phát triển thêm thị trường nào nữa ở trên thị trường EU kể từ thời điểm đó. Mãi đến năm 2005 sau khi EU tăng thêm số nước thành viên lên 25 nước thì Đức Giang cũng chỉ xuất khẩu sang một vài nước trong liên minh này với số lượng không nhiều mà chỉ chủ yếu xuất khẩu vào 10 nước mà công ty đã thâm nhập vào năm 1998 và 1999. Năm 2001, Đức Giang thâm nhập vào thị trường Mỹ và 2005 là thâm nhập lại vào thị trường Nhật. Ngoài thị trường Nhật thì năm 2005 công ty cũng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. Như vậy, số lượng thị trường của Đức Giang những năm 90 tăng nhanh chóng và sau đó vẫn tiếp tục tăng nhanh sau đó. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang 25 thị trường EU, Mỹ, Nhật và một số nước khác bao gồm có Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Canađa. Sản phẩm của Đức Giang sau khi bán cho các khách hàng ở các quốc gia này sẽ được các khách hàng đó phân phối trên hầu hết cả thị trường EU, Bắc Mỹ. 2.3.4.2.Số mặt hàng thâm nhập vào một thị trường hàng năm Đây là một chỉ tiêu giúp đánh giá được hoạt động thâm nhập thị trường thế giới của công ty cổ phần may Đức Giang trong thời gian qua. Nếu số chủng loại mặt hàng mà công ty sản xuất đưa ra thị trường tăng lên hàng năm thể hiện cố gắng của công ty trong hoạt động sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cũng như sản phẩm của công ty ngày càng được thị trường chấp nhận. Mặt hàng chính mà công ty tiêu thụ trên thị trường thế giới là áo jacket và sơ mi. Từ những chất liệu vải khác nhau, thiết kế khác nhau công ty sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26423.doc
Tài liệu liên quan