Chuyên đề “Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật qua một số bài thơ trong chương trình Ngữ Văn khối THCS”

 Luật bằng trắc cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhịp điệu cho thơ thất ngôn bát cú, nó còn gọi là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài. Theo quy định thanh bằng là thanh huyền và thanh ngang, thanh trắc là thanh hỏi, sắc, ngã, nặng. Trong mỗi câu thơ sự phối thanh được quy định khá chặt chẽ theo quan điểm “ Nhất- tam- ngũ bất luận, nhị- tứ- lục phân minh”. Tức các tiếng 1,3,5 bằng trắc tùy ý; còn các tiếng 2,4,6 được quy định rõ ràng, theo đúng luật bằng, trắc ( nghĩa là câu đầu nếu tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 là thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo thì ngược lại (tiếng thứ 2 là thanh trắc, tiếng thứ 4 là thanh bằng, tiếng thứ 6 thanh trắc). Chẳng hạn như bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan được quy định như sau:

docx12 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 5001 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề “Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật qua một số bài thơ trong chương trình Ngữ Văn khối THCS”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ CẤP CỤM TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC 2017 – 2018 TT NỘI DUNG NGƯỜI THỰC HIỆN 1 Chương trình văn nghệ Đ/c Trần Thị Ngọc, học sinh 2 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. Đ/c Trần Thị Ngọc 3 Thông qua chương trình chuyên đề Đ/c Trần Thị Ngọc 4 Khai mạc Đ/c Vũ Văn Mùi 5 Khái quát về đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đ/c Bùi Thị Thái Hằng 6 Giới thiệu các phần thi của học sinh, thành phần ban giám khảo, thư kí, cố vấn. Đ/c Trần Ngọc 7 Màn chào hỏi của các đội chơi Trần Ngọc, học sinh 8 Phần thi kiến thức Trần Ngọc, học sinh 9 Phần thi dành cho khán giả Đại biểu giáo viên, học sinh 10 Trò chơi tam sao nhất bản Trần Ngọc, học sinh 11 Bình giảng thơ Trần Ngọc, học sinh 12 Tổng kết điểm của các đội chơi Thư ký 13 Phát thưởng cho các đội chơi Đ/c Trần Ngọc 14 Phát biểu chỉ đạo của khối trưởng Đ/c khối trưởng 15 Tổng kết, bế mạc Đ/c Vũ Văn Mùi LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa quý thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh thân mến! Trong nền văn học dân tộc, làm lên sự phong phú, đồ sộ của kho tàng văn học không chỉ bởi các sáng tác hay của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, không chỉ bởi các tác phẩm có giá trị về nội dung, nghệ thuật cũng như giá trị thẩm mĩ. Cái làm nên giá trị của một tác phẩm văn chương để góp phần làm giàu cho nền văn học nước nhà không thể không kể đến vấn đề về thể loại. Xét riêng trong thơ ca, thể thơ là một nhân tố làm nên nhịp điệu, tạo sự hấp dẫn cho một bài thơ và một trong những thể thơ mà các tác giả thường dùng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương, đất nước, thiên nhiên. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau. Tuy nhiên để sáng tác được một bài thơ thất ngôn bát cú theo đúng luật thì không phải dễ dàng. Bởi thể thơ này quy định rất nghiêm ngoặt về luật, niêm, vần và bố cục. Để giúp các em phần nào hiểu rõ hơn về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, hôm nay Tổ Ngữ Văn Trường THCS Đinh Tiên Hoàng thực hiện chuyên đề: “ Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật qua một số bài thơ trong chương trình Ngữ Văn khối THCS”. Nội dung chương trình gồm các phần sau: * Phần I: Khái quát về đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. * Phần II: Phần thi của học sinh 1. Màn chào hỏi của các đội chơi. 2. Phần thi kiến thức. 3.Trò chơi Tam sao nhất bản. 4. Bình giảng thơ. 5. Văn nghệ và phần thi dành cho khán giả (xen kẽ trong chương trình). KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM THỂ THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều thể thơ hay và chính những thể thơ ấy đã làm nên những thành công cho biết bao thi sĩ. Những thể thơ trong thơ ca thật sự rất phong phú đặc biệt là thơ ca thời trung đại. Một trong những thể thơ rất phổ biến trên thi đàn Việt Nam xưa, được các nhà thơ rất ưa chuộng đó là thơ Đường luật được vay mượn từ Trung Quốc. Bao gồm các thể: thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú, thất ngôn bát cú.Tiêu biểu trong đó là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là dạng chuẩn nhất, tuy có luật lệ gò bó, khó làm nhưng lại được các Cụ ưa thích, thường dùng để bày tỏ tình cảm, ý chí, ngâm vịnh, trào phúng, xướng họa, khai bút đầu xuân, Thơ Thất ngôn bát cú ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong ( thất ngôn cổ thể). Đến đời Đường ( 618- 907), thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức thơ này đã du nhập vào Việt Nam, được các nhà thơ cổ điển Việt Nam ưa chuộng như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, đã sử dụng thể thơ này vào các sáng tác thơ văn của mình, sáng tạo ra rất nhiều các tác phẩm văn chương có giá trị, không chỉ ở thời điểm bấy giờ mà đến tận ngày nay ta vẫn có thể dễ dàng cảm nhận được những giá trị to lớn, những đóng góp quan trọng cho nền văn học dân tộc. Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu và mỗi câu có bảy chữ. Được quy định khá chặt chẽ về bố cục, luật, niêm và vần. Xét về bố cục, thể thơ thất ngôn bát cú gồm có bốn phần: đề- thực- luận- kết. Mỗi phần ứng với hai câu đảm nhận nhiệm vụ cụ thể. Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu 3,4 là phần thực có nhiệm vụ mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận 5,6 diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, sự việc. Hai câu kết 7, 8 khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Tuy nhiên ở một số trường hợp, phần thực và luận có chung nhiệm vụ vừa tả thực vừa luận, chẳng hạn: hai câu thực và luận trong bài " Qua Đèo Ngang" của BHTQ:  " Lom khom dưới núi, tiều vài chú  Lác đác bên sông, chợ mấy nhà."  " Nhớ nước đau lòng con quốc quốc  Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"  Và cũng có khi trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình ,các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật thơ để bộc lộ tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, mạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ. Ví dụ như bài “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến , Cụ đã phá bỏ sự ràng buộc bố về cục ( 2/2/2/2- đề, thực, luận, kết), tạo ra một kết cấu độc đáo gồm 3 phần ( 1/ 6/1). Thơ thất ngôn bát cú gồm hai thể: thể bằng và thể trắc. Cụ thể như sau, nếu tiếng thứ hai của câu thứ nhất là vần bằng thì gọi là thể bằng, vần trắc thì gọi là thể trắc. Chẳng hạn, bài thơ “Qua Đèo Ngang”- Bà Huyện Thanh Quan thuộc thể trắc bởi có tiếng thứ hai của câu thứ nhất mang vần trắc: “ Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà” T Hoặc bài thơ “ Muốn làm thằng cuội” - Tản Đà, thuộc thể bằng: Tiếng thứ hai của câu thứ nhất mang vần bằng: “ Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!” B Luật bằng trắc cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhịp điệu cho thơ thất ngôn bát cú, nó còn gọi là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài. Theo quy định thanh bằng là thanh huyền và thanh ngang, thanh trắc là thanh hỏi, sắc, ngã, nặng. Trong mỗi câu thơ sự phối thanh được quy định khá chặt chẽ theo quan điểm “ Nhất- tam- ngũ bất luận, nhị- tứ- lục phân minh”. Tức các tiếng 1,3,5 bằng trắc tùy ý; còn các tiếng 2,4,6 được quy định rõ ràng, theo đúng luật bằng, trắc ( nghĩa là câu đầu nếu tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 là thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo thì ngược lại (tiếng thứ 2 là thanh trắc, tiếng thứ 4 là thanh bằng, tiếng thứ 6 thanh trắc). Chẳng hạn như bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan được quy định như sau: Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, T B T Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. B T B Lom khom dưới núi, tiều vài chú, B T B Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. T B T Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, T B T Thường nhà mỏi miệng, cái gia gia. B T B Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, B T B Một mảnh tình riêng, ta với ta. T B T Tiếp theo sự phối vần cũng là một trong những nguyên tắc của sáng tác thơ, những tiếng có bộ phận vần giống nhau gọi là hiệp vần với nhau. Thơ thất ngôn bát cú gieo vần chân, vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 chủ yếu dùng vần bằng, cũng có một số bài dùng vần trắc nhưng rất hiếm. Nếu bài thơ gieo vần bằng thì chữ cuối của các câu 3,5,7 bắt buộc phải là thanh trắc. Cả bài thơ chỉ hiệp một vần gọi là độc vận. Khi gieo vần sai hẳn, không hiệp nhau gọi là lạc vận. Gieo vần gượng ép, không hiệp lắm, thì gọi là cưỡng ép lạc vận. Ví dụ trong bài “ Qua Đèo Ngang”, vần được gieo là vần “ a” ở các tiếng: tà, hoa, nhà, gia, ta. Hay bài “ Đập đá ở Côn Lôn”- Phan Châu Trinh, được gieo vần “ on” ở các tiếng: lôn, non, hòn, son, con. Về đối, các tiếng trong các câu 3-4 ( thực), 5-6 ( luận) phải đối nhau theo từng cặp, muốn câu đối chỉnh và cân cần hội đủ ba điều kiện: đối thanh, đối từ loại và đối ý. Đối thanh tức là bằng đối với trắc, trắc đối với bằng; đối từ loại nghĩa là phải đặt hai chữ cùng một từ loại để đối với nhau (như cùng là hai danh từ, hoặc động từ, tính từ ( tính từ có nhiều loại: gợi hình, màu sắc, mùi vị,...), từ láy>< thành ngữ,. Còn nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương phản hay đối tương hổ ( nghĩa câu trên và nghĩa câu dưới hoặc chống nhau hoặc bổ sung cho nhau). Ví dụ: Hai câu 3-4 bài “ Qua ĐèoNgang” của Bà Huyện Thanh Quan: giống nhau về từ loại, ngược nhau về thanh điệu, cảnh dưới núi đối cảnh bên sông, cảnh động đối với cảnh tỉnh. Lom khom / dưới núi, / tiều vài chú, B B T T B B T Động từ danh từ dt số từ dt Vị ngữ trạng ngữ chủ ngữ Lác đác / bên sông,/ chợ mấy nhà. T T B B T T B Động từ danh từ dt số từ dt Vị ngữ trạng ngữ chủ ngữ Ngoài những quy định về số câu, số chữ, bố cục, luật bằng trắc, Bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật còn phải niêm với nhau, niêm nghĩa là dán cho dính lại với nhau. Phép niêm trong thơ là quy tắc sắp xếp các câu thơ trong bài với nhau về âm điệu, hay nói một cách khác niêm là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong một bài thơ Đường luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc cần phải niêm với nhau: Câu 1 niêm với 8, câu 2 niêm với 3, câu 4 niêm với 5, câu 6 niêm với 7. Thí dụ: Một bài thơ luật bằng vần bằng Một bài thơ luật trắc vần bằng Câu 1 niêm với 8:  Câu 1 niêm với 8:  B B T T T B B  T T B B T T B B B T T T B B T T B B T T B Câu 2 niêm với 3: Câu 2 niêm với 3: T T B B T T B B B T T T B B T T B B B T T  B B T T B B T Câu 4 niêm với 5:  Câu 4 niêm với 5:  B B T T T B B  T T B B T T B B B T T b B T  T T B B B T T Câu 6 niêm với 7:  Câu 6 niêm với 7:  T T B B T T B B B T T T B B T T B B B T T B B T T B B T Nhịp thơ cũng là một yếu tố quan trọng làm nên nhạc điệu thơ. Cách ngắt nhịp trong thơ không đơn giản là tạo sự ngừng nghỉ trong quá trình đọc mà quan trọng hơn nó góp phần thể hiện nội dung, ý nghĩa cần biểu đạt. Thông thường thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3 , đôi khi ngắt nhịp 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài. Trong một số bài thơ, tác giả đã thay đổi cách ngắt nhịp thông thường nhằm phục vụ một ý đồ nghệ thuật nhất định. Ta lấy ví dụ ở bài " Qua Đèo Ngang" của BHTQ:  " Lom khom /dưới núi/, tiều vài chú  Lác đác/ bên sông, /chợ mấy nhà."  Cách ngắt nhịp 2/2/3 đã phần nào cho ta thấy được sự heo hắt của cảnh vật cùng sự cô đơn, buồn tủi của con người.  Thơ thất ngôn bát cú Đường Luật ngắn gọn, hàm súc, cô đọng, với âm thanh trầm bổng, nhịp nhàng, hình ảnh gợi tả, tình ý sâu xa. Dù vậy, nó lại bị gò bó vì nhiều ràng buộc về niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm, giờ đây rất khó có thể tìm được một bài thơ mới được viết đúng theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.  Dù có những hạn chế như vậy nhưng có thể không có nhà thơ nổi tiếng nào là chưa một lần làm thơ Thất ngôn bát cú. Vì vậy, thơ Thất ngôn bát cú có một chỗ đứng quan trọng trong thơ ca Việt Nam. Nó thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau PHẦN THI CỦA HỌC SINH Người dẫn chương trình giới thiệu: ban giám khảo, thư kí, ban cố vấn và yêu cầu các đội chơi bốc thăm số thứ tự phần thi của mình. * Phần thi thứ nhất: Màn chào hỏi của các đội chơi. Thể lệ: Thời gian 7 phút, các đội chơi sẽ lần lượt giới thiệu về đội chơi của mình ( ý nghĩa tên đội, các thành viên trong đội, mục đích đến tham dự chuyên đề, ) theo số thứ tự đã bốc trước đó. Thang điểm 10. Có 3 đội chơi: Duy tân Hoài cổ Bất bại * Phần thi thứ hai: Phần thi kiến thức Thể lệ: Phần này gồm 15 câu hỏi ( 150 điểm) để các em trả lời. Các em quan sát màn hình và nghe câu hỏi. Mỗi câu có 10 giây để suy nghĩ và đưa ra đáp án. Mỗi câu đúng sẽ được 10 điểm. Câu 1: Số câu, số chữ trong một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật? A. 4 câu, mỗi câu 7 chữ C. 8 câu, mỗi câu 7 chữ B. 4 câu, mỗi câu 5 chữ D. 7 câu, mỗi câu 8 chữ Đáp án: C. 8 câu, mỗi câu 7 chữ Câu 2: Quan sát các hình ảnh trên màn hình và sắp xếp đúng tên tác giả? 1 2 3 4 A. Phan Bội Châu C. Phan Châu Trinh B. Tản Đà D. Nguyễn Khuyến Đáp án: 1- A, 2- D, 3- B, 4- C Câu 3: Trong bài thơ “ Muốn làm thằng cuội” của Tản Đà, những câu thơ niêm với nhau ( có cùng luật bằng trắc) gồm: A. 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 C. 1-3, 2-5, 4-7, 6-8 B. 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 D. 2-4, 4-6, 6-8, 8- 2 Đáp án: B. 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 Câu 4: Bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu được trích từ tác phẩm nào? A. Hải ngoại huyết thư C. Ngục trung thư B. Sào Nam thi tập D. Phan Bội Châu niên biểu Đáp án: C. Ngục trung thư Câu 5: Sự gieo vần ở các bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật? A. Ở chữ giữa các câu chẵn 2,4,6,8 C. Ở chữ thứ hai của các câu 1,2,4,6,8 B. Ở chữ cuối các câu lẻ câu 1,3,5,7 D. Ở chữ cuối các câu 1,2,4,6,8 Đáp án: D. Ở chữ cuối các câu 1,2,4,6,8 Câu 6: Căn cứ vào đâu để xác định một bài thơ thất ngôn bát cú được làm theo thể bằng hay thể trắc? A. Tiếng thứ 2 của câu thứ nhất C. Tiếng cuối của câu thứ nhất B. Tiếng thứ 2 của câu 1 và câu 8 D. Tiếng cuối của câu 1 và câu 8 Đáp án: A. Tiếng thứ 2 của câu thứ nhất Câu 7: Đánh dấu tiếng bằng, tiếng trắc ở hai câu thơ sau trong bài “ Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh? Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Lừng lẫy làm cho lở núi non. Đáp án: B B T T T B B B T B B T T B Câu 8: Em hiểu thế nào về quan điểm “ nhị, tứ, lục phân minh” ? A. Tiếng thứ 2 ở mỗi câu đều thanh bằng B. Tiếng thứ 2 ở mỗi câu đều thanh trắc C. Tiếng 2- bằng, tiếng 4- trắc, tiếng 6- bằng và dòng tiếp theo thì ngược lại D. Tiếng 2- bằng, tiếng 4- trắc, tiếng 6- bằng Đáp án: C. Tiếng 2- bằng, tiếng 4- trắc, tiếng 6- bằng và dòng tiếp theo thì ngược lại. Câu 9: Khi bị vào tù, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cũng như các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX khác, thường làm thơ để: A. Than thở về những nỗi khổ ngục tù C. Chứng tỏ rằng mình không có tội B. Bày tỏ chí khí của mình D. Đấu tranh với kẻ thù bằng thơ văn Đáp án: B. Bày tỏ chí khí của mình Câu 10: Hai bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” – Phan Câu Trinh và “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” – Phan Bội Châu giống nhau ở điểm nào? Ra đời trong hoàn cảnh tù đày. Khẩu khí của những chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX khi sa cơ lỡ bước. Thể hiện vẻ đẹp của người chí sĩ yêu nước. A,B,C đều đúng. Đáp án: A,B,C đều đúng. Câu 11: Thông tin không đúng về tác giả Tản Đà là: Tản Đà ( 1889- 1939) có bút danh là Nguyễn Khắc Hiếu. Ông xuất thân là nhà nho, từng đi thi những không đỗ. Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, đậm đà bản sắc, vừa cổ điển, vừa hiện đại. Tản Đà rất thành công với truyện ngắn và kí mang màu sắc hiện thực, thâm trầm. Đáp án: Tản Đà rất thành công với truyện ngắn và kí mang màu sắc hiện thực, thâm trầm. Câu 12: Hai câu thơ: “ Có bầu có bạn can chi tủi Cùng gió, cùng mây thế mới vui.” ( Tản Đà- Muốn làm thằng cuội) Có nhịp thơ: A. 4/3 C. 2/5 B. 2/2/3 D. 5/2 Đáp án: B. 2/2/3 Câu 13: Qua bài thơ “ Muốn làm thằng cuội”, có thể hiểu cái “ ngông” của Tản Đà là: Chán thực tại, thoát ly vào cõi mộng. Muốn làm thằng cuội sánh đôi với chị Hằng. Muốn làm thằng cuội cười nhạo thế gian. Gồm ba ý trên. Đáp án: D. Gồm ba ý trên. Câu 14: Về hình thức bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”- Nguyễn Khuyến có điểm nào khác so với bài thơ “ Qua Đèo Ngang”- Bà Huyện Thanh Quan? Số câu, số chữ. Cách hiệp vần, đối ý, đối thanh. Bố cục ba phần ( 1-6- 1) Gồm ba ý trên. Đáp án: C. Bố cục ba phần ( 1-6- 1) Câu 15: Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ “ Qua Đèo Ngang” là tâm trạng gì? Yêu say trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương. Buồn thương da diết khi phải trong cảnh ngộ cô đơn. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về qua khứ của đất nước. Đáp án: D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về qua khứ của đất nước. * PHẦN THI DÀNH CHO KHÁN GIẢ Thể lệ: Quan sát màn hình và trả lời câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà. Câu 1: Những hình ảnh bên dưới gợi nhớ đến bài thơ nào, của tác giả nào đã học. Hãy đọc những câu thơ ứng với những hình ảnh đó? Đáp án: “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến “... Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng, rào thưa khó đuổi gà Cải chửa ra cây, cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa...” Câu 2: So sánh cụm từ “ ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan? Đáp án: “ Ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà: Thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách, giữa tác giả và bạn tri âm. “ Ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang: bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả. Câu 3: Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm bao nhiêu tiếng? Đáp án: 56 Câu 4: “ Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,  Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,  Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.  Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,  Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.  Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,  Cá đâu đớp động dưới chân bèo.” ( Nguyễn Khuyến- Thu điếu) Cho biết bài thơ thuộc thể thơ nào, chỉ ra sự gieo vần ở bài thơ trên? Đáp án: - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật - Gieo vần: tiếng cuối của các câu 1,2,4,6,8 đều là vần bằng (veo, teo, vèo, teo, bèo). Câu 5: Nhận xét về bố cục của bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến so với bố cục của những bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú khác? Đáp án: Phá bỏ ràng buộc về bố cục đề- thực- luận- kết( 2-2-2-2) mà tạo ra kết cấu độc đáo (1-6-1) Câu 1: Cảm xúc khi bạn đến nhà chơi 6 câu tiếp: tình huống và khả năng tiếp bạn Câu cuối: khẳng định giá trị của tình bạn Câu 6: Qua hai bài thơ ( Đập đá Côn Lôn và Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác) của hai cụ Phan chúng ta biết được, ở đầu thế XX, các thế hệ ông cha ta, những nhà nho yêu nước đã sống một cuộc sống cao cả như thế nào? Đáp án: Họ từ bỏ mọi vinh hoa phú quý, từ bỏ mái ấm gia đình, nguyện hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cứu nước, bất chấp mọi gian nguy. Câu 7: Bạn hãy đọc thuộc lòng một bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật? Câu 8: Theo bạn, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ “ Muốn làm thằng cuội” của Tản Đà?( ngôn ngữ, giọng điệu, phương thức biểu đạt) Đáp án: Sử dụng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu tính khẩu ngữ. Kết hợp tự sự và trữ tình. Giọng điệu hóm hỉnh, duyên dáng Câu 9: Hai câu thơ: “ Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.” trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan ngoài nghệ thuật đối còn sử nghệ thuật nào nữa? Đáp án: Phép chơi chữ Chim quốc-> tiếng kêu cuốc cuốc -> đất nước -> nhớ nước. Chim gia gia -> tiếng kêu gia gia -> gia đình ( nhà) -> thương nhà. Câu 10: Ngẫu hứng sáng tác hoặc bình một bài thơ theo thể thất ngôn bát cú? Gợi ý: CHỐN THÔN QUÊ Mong ước học theo cụ Nguyễn xưa Có mảnh vườn nhỏ, rào thưa thưa. “ Cục tác”- chị gà khoe đẻ trứng, “ Ò o” – anh trống gọi bình minh. Bát canh ngon ngọt, rau vườn hái, Tráng miệng quả ngon, sẵn cắt ăn. Chẳng quá bận tâm chuyện nhân thế! Yêu sao cuộc sống chốn thôn quê!. ( Trần Ngọc) * Phần thi thứ ba: Trò chơi Tam sao nhất bản Thể lệ: Các đội chơi sẽ bốc thăm số thứ tự và tên bài thơ. 5 bạn trong đội chơi sẽ lần lượt đọc thuộc lòng bài thơ đó. Bạn thứ nhất sẽ đọc câu thơ thứ nhất-> bạn thứ 2 sẽ lặp lại câu thơ mà bạn thứ nhất vừa đọc rồi đọc tiếp câu thơ thứ 2-> bạn thứ 3 sẽ lặp lại câu thơ 1,2 rồi đọc câu thứ 3, .và cứ tiếp tục như thế cho đến hết bài. Nếu sai một câu sẽ bị trừ 5 điểm. Thời gian cho phần thi này là 5 phút. Thang điểm 80 điểm. * Phần thi thứ tư: Bình giảng thơ Thể lệ: Các đội cử đại diện trình bày phần thi của mình bình một bài thơ theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật. Thang điểm: 50 DCT: Chúng ta vừa trải qua một thời gian sinh hoạt chuyên đề thật sôi nổi, thú vị và bổ ích. Thực hiện được chuyên đề này là sự cố gắng, góp sức của toàn thể giáo viên tổ Văn cũng như sự giúp đỡ của chi bộ Đảng, của BGH, Công đoàn nhà trường, của các tổ chức Đoàn, Đội,và các em HS. Nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý vị đại biểu, của BGH, của các thầy cô giáo để Tổ Văn chúng tôi rút kinh nghiệm. Cuối cùng tôi xin thay mặt toàn thể tổ Văn cảm ơn quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, các em HS. Kính chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt, chúc các em chăm ngoan, học giỏi. Chúc cho lần tổ chức chuyên đề sau đạt kết quả tốt hơn. Duyệt của BGH CuôrDăng, ngày 26 tháng 03 năm 2018 Tổ trưởng Bùi Thị Thái Hằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChuyen de cum 1_12358439.docx