Chuyên đề Thị trường chè xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam thực trạng và giải pháp

 

MỤC LỤC

Lởi mờ đầu 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHÈ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 3

I. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CHÈ XUẤT KHẨU 3

1.1. Khái niệm thị trường 3

1.2. Thị trường chè xuất khẩu 4

1.2.1. Khái niệm 4

1.2.2. Phân loại thị trường chè xuất khẩu 5

2. Vai trò của thị trường chè xuất khẩu 6

II. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHÈ XUẤT KHẨU 8

1. Sự cần thiết phát triển thị trường chè xuất khẩu ở Việt Nam 8

1.1. Khái niệm về phát triển thị trường 8

1.2. Sự cần thiết phải phát triển thị trường chè xuất khẩu 9

2. Hướg phát triển thị trường xuất khẩu 10

2.1. Thị trường truyền thống 11

2.2. Thị trường mới 12

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHÈ XUẤT KHẨU VÀ HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHÈ XUẤT KHẨU 15

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chè xuất khẩu 15

1.1. Nhóm yếu tố khách hàng 15

1.2. Các yếu tố chủ quan 22

2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thị trường chè xuất khẩu 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐÔNG THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 28

I. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 28

1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam 28

2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt đông chủ yếu của Tổng công ty chè Việt Nam 30

2.1. Chức năng của Tổng công ty chè Việt Nam 30

2.2. Nhiệm vụ của Tổng công ty chè Việt Nam 30

2.3. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty chè Việt Nam 32

3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty chè Việt Nam 32

3.1. Mô hình quản lý của Tổng công ty chè Việt Nam 33

3.2. Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận 34

3.2.1. Hội đồng quản trị 34

3.2.2. Ban kiểm soát 34

3.2.3. Ban giám đốc 34

3.2.4. Các phòng chức năng của Tổng công ty 34

II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHÈ XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 37

1. Đặc điểm của mặt hàng chè 37

1.1. Mang đặc điểm của ngành nông sản 37

1.2. Đặc điểm riêng của cây chè 38

2. Tình hình xuất khẩu chè của Tổng công ty qua các năm 38

2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè trong thời kỳ 2000 - 2003 38

2.2. Chủng loại chè xuất khẩu 40

3. Thực trạng thị trường chè xuất khẩu của Tổng công ty 42

3.1. Thị trường theo khu vực 42

3.2. Thị trường theo các nước 46

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHÈ XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 51

1. Những thành tựu 51

2. Những hạn chế 53

3. Nguyên nhân của những hạn chế 54

3.1. Nguyên nhân chủ quan 54

3.2. Nguyên nhân khách quan 56

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 59

I. ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 59

1. Định hướng của ngành chè Việt Nam 59

1.1. Quan điểm định hướeng phát triển sản xuất và xuất khẩu của ngành chè Việt Nam 59

1.2. Mục tiêu chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu chè từ nay đến năm 2005 60

1.2.1. Mục tiêu chung 60

1.2.2. Một số chỉ tiêu 60

2. Các chỉ tiêu kế hoạch về xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam đến năm 2005 62

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 67

1. Duy trì, mở rộng và phát triển thị trường chè xuất khẩu của tổng công ty 67

1.1. Đẩy mạnh các hoạt đông marketing 67

1.2. Xây dựng và củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết với khách hàng 69

1.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu 70

1.4. Thực hiện xúc tiến thương mại 70

2. Biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng chè xuất khẩu 74

2.1. Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu 74

2.2 Đa dạng hoá sản phẩm để ngày càng đáp ứng tốt hơn về nhu cầu đa dạng của thị trường 80

3. Huy động vốn cho sản xuất kinh doanh 80

4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý 81

5. Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ công nhân viên 82

6. Kiến nghị của Tổng công ty đối với Nhà nước 83

6.1. Chính sách về tổ chức quản lý xuất khẩu chè và chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu 83

6.2. Tổ chức hệ thống thông tin 85

6.3. Một số kiến nghị về chế độ chính sách 86

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thị trường chè xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất. Lượng chè đen xuất khẩu khá ổn định qua các năm. Năm 2000 chiếm 92%, năm 2001 là 91%, năm 2002 là 88,4%. Điều này cho thấy rằng chè xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty là chè đen OTD. Đây là mặt hàng chủ lực của Tổng công ty, mặt hàng này rất phù hợp với thị hiếu của người Châu Âu và Trung Cận Đông mà Tổng công ty có nhiều bạn hàng lớn ở đây. Bảng5: Danh sách các nước nhập khẩu chè 6 tháng đầu năm 2003 Stt Nước Loại chè Số lượng(tấn) Giá trị(USD) 1 afghanistan Đen 825 833.499 2 Belgium Đen 614 671.044 3 Canada Đen 743 443.386 4 China Đen 82 102.158 5 Denmark Đen 150 169.426 6 Pakistan Đen 2.007 1.731.524 7 Germany Đen 1.071 1.053.397 8 Russian Đen 1.229 1.171.379 Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam Qua bảng trên ta thấy Pakistan là nước nhập khẩu nhiều nhất loại chè đen với 2.007 tấn với trị giá là1.731.524 USD tiếp sau đó là nước Nga với số lượng là 1.229 tấn với trị giá là 1.171.379 USD. Nước Đức nhập chè đen với số lượng là1.071 tấntương ứng với trị giá là 1.053.397 USD. Đây là các nước có nhu cầu tiêu thụ mạnh loại chè đen này, nó là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty trong thời gian qua. Điều này cho thấy thời gian tới Tổng công ty cần có các biện pháp nhằm tăng hơn nữa sản lượng chè đen xuất khẩu vào các thị trường này. Bảng6: Danh sách các nước nhập chè 6 tháng đầu năm 2003 STT Nước Loại chè Số lượng(tấn) Giá trị(USD) 1 AFghanistan xanh 50 36.104 2 Germany xanh 149 109.134 3 Japan xanh 945 1.249638 4 Pakistan xanh 3.080 2.934.305 5 Taiwan xanh 3.498 3.931.430 Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam Qua bảng trên ta thấy chè xanh tiêu thụ mạnh ở các thị trường như: Taiwan chiếm 3498 tấn, Pakistan chiếm 3080 tấn, Nhật Bản là 945 tấn. Chè xanh là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ hai sau chè đen, tỷ trọng bình quân tương đối bé trung bình khoảng 4,56% lượng chè xuất khẩu vì chè xanh chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Châu á, nhưng chè xanh lại có nhiều ở Châu á. Do vậy, chè xanh xuất khẩu của Tổng công ty bị hạn chế, tuy nhiên tỷ trọng chè xanh trong cơ cấu sản phẩm chè xuất khẩu đã tăng lên đáng kể năm 2000 là 3,4%, năm 2001 là 3,46% và năm 2002 là 6,81% do Tổng công ty đã đưa vào sản xuất và ổn định được dây truyền sản xuất chè xanh của Nhật Bản, nâng cao chất lượng sản phẩn khai thác tốt thị trường Nhật Bản, Đài Loan và đã từng bước mở rộng thị trường cho mặt hàng này. Chè hộp nhỏ và chè CTC chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong đó chè hộp nhỏ tỷ trọng liên tục giảm qua ba năm từ 2000 đến 2002, năm 2002 chỉ còn chiếm 0,37%, chè CTC là loại chè chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại là mặt hàng xuất khẩu đang được ưa chuộng hiện nay. Bởi xu thế của thế giới ưa dùng các loại chè hiện đại như CTC. Do vậy Tổng công ty cần phải nâng cao tỷ trọng cũng như sản lượng chè loại này để phục vụ cho xuất khẩu. Qua việc phân tích cơ cấu sản phẩm chè xuất khẩu ta nhận thấy chủng loại chè xuất khẩu của Tổng công ty có đa dạng và phong phú hơn trước đây nhưng vẫn còn hạn chế nhất định. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng cao cấp trên thị trường thế giới tăng lên, trong khi đó các chủng loại chè của Tổng công ty lại chưa đạt so với yêu cầu chất lượng trên thị trường. Chè đóng hộp, thành phẩm cao cấp còn chiếm tỷ trọng nhỏ, chè xuất khẩu còn tồn tại ở dạng sơ chế điều này đã làm kim ngạch thu về không cao và thường bị khách hàng ép giá. 3. Thực trạng thị trường chè xuất khẩu của Tổng công ty 3.1. Thị trường theo khu vực Xuất phát từ nhận thức thị trường tiêu thụ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và ổn định sản xuất, nếu sản xuất ra sản phẩm mà không có thị trường tiêu thụ thì sản phẩm sẽ bị ứ đọng và không tiêu thụ được sẽ dẫn tới khả năng phá sản. Vì vậy, thị trường luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tư tưởng chỉ đạo và điều hành của Tổng công ty. Thị trường chè trên thế giới không là của riêng ai, sản phẩm chè Việt Nam muốn có chỗ đứng phải cạnh tranh với 19 nước khác cũng sản xuất và xuất khẩu chè, trong đó phải kể đến 4 nước sản xuất và xuất khẩu chè lớn nhất thế giới như: ấn Độ, Kennya,Trung Quốc,Srylanca. Đây là những nước có khối lượng chè đem xuất khẩu rất lớn, ở thị trường Nga thì ấn Độ chiếm 70% thị phần chè nhập khẩu,ở thị trường Pakistan thì Kennya chiếm tới 63% thị phần chè nhập khẩu của nước này. Đây là những nước có nhu cầu tiêu thụ rất lớn mà Tổng công ty cần phải khai thác. Trong những năm qua, Tổng công ty chè Việt Nam đã và đang cố gắng chú trọng nhằm duy trì, mở rộng và phát triển thị trường trong nước và nước ngoài. Đến nay, Tổng công ty chè đã có quan hệ buôn bán với hơn 100 tổ chức kinh doanh về chè ở trên hơn 40 quốc gia. Thời gian qua Tổng công ty luôn cố gắng quan tâm đến việc củng cố vị thế và mổ rộng thị trường, phát triển mối quan hệ với nước ngoài. Đặc biệt là các khách hàng có sức tiêu thụ lơn như: Irac,Pakistan, Đức, ấn Độ, Anh.... Tổng công ty đã cử nhiều đoàn cán bộ ra nước ngoài để nghiên cứu tìm hiểu và khai thác thị trường, tham gia các hội trợ, triển lãm, ký hợp đồng xuất khẩu chè. Tuy thị trường ngày càng mở rộng nhưng sản lượng xuất khẩu chưa nhiều mới chỉ đạt xấp sỉ 3% sản lượng xuất khẩu của thế giới, một phần là do mẫu mã chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, chè đem xuất khẩu nhiều nhưng chủ yếu là dưới dạng chè bán thành phẩm, sơ chế. Bảng 7: Khu vực thị trường xuất khẩu chè của Tổng công ty. Thị trường Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tỷ trọng sản lượng(%) Tỷ trọng giá trị (%) Tỷ trọng sản lượng (%) Tỷ trọng giá trị (%) Tỷ trọng sản lượng (%) Tỷ trọng giá trị (%) Tỷ trọng sản lượng (%) Tỷ trọng giá trị (%) Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 Trung Cận Đông 81 85,6 85,5 89,5 68,08 78,46 68,15 77,56 Châu á 12,85 9,95 8,55 6,66 16,32 13,38 16,58 13,29 Châu âu 1,41 0,69 3,45 2,2 9,5 5,89 9,6 5,54 Nga và Đông âu 4,78 3,78 2,5 1,6 5,56 4,1 5,35 3,55 Bắc Mỹ 0,43 0,17 0,32 0,07 (Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam) Khu vực Trung Cận Đông: Đây là khu vực thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu chè của Tổng công. Năm 2000 chiếm 81% tỷ trọng sản lượng xuất khẩu chè của Tổng công ty và chiếm 85,6% tỷ trọng giá trị của Tổng công ty, đến năm 2001 còn chiếm tỷ trọng cao hơn, nhưng đến năm 2002 và 2003 có giảm sút đôi chút do biến động chính trị ở khu vực này nhất là có cuộc chiến tranh ở Irac. Nhưng nhìn trung khu vực này vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng cao cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của Tổng công ty. Ngay từ khi mới bước vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu về lĩnh vực chè thì Tổng công ty đã xác định đây là khu vực thị trường trọng điểm của Tổng công ty Khu vực này gồm một số các thị trường cơ bản như: Syria, Irac, Arập, Li Băng. Đây cũng là các nước nhập khẩu chè chủ yếu của Tổng công trong đó thị trường Irac là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Tổng công ty. Khu vực Châu á: Sau khu vực Trung Cận Đông thì các nước châu á đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Tổng công ty.Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giao động thất thường năm 2000 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này là 9,95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2001 là 6,66%, năm 2002 là 13,38% năm 2003 là 13,29%. Trong đó Pakistan là nước nhập khẩu chè lớn nhất của Tổng công ty trong khu vực này. Khu vực này bao gồm các thị trường như ấn Độ, Singapor, Đài loan, Nhật Bản, Pakistan, Indonesia, Malayxia. Khu vực Châu Âu : Bao gồm các nước như: Anh, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Hà Lan, Ba Lan, Ukaraina... Đây không phải là khu vực trọng điểm của Tổng công ty nhưng đây là một thị trường đầy tiềm năng nhất là sau khi chúng ta không thể xuất khẩu chè sang thị trường Irac thì đây là một trong những khu vực mà Tổng công ty cần phải xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường này. Tuy tỷ trọng sản lượng và giá trị còn nhỏ nhưng trong những năm tới mục tiêu của Tổng công ty chè Việt Nam là làm sao tăng được cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang khu vực thị trường này. Thị trường Nga và các nước SNG: Nguồn:Tổng công ty chè Việt Nam Thị trường Nga là thị trường truyền thống của ngành chè Việt Nam. Do điều kiện khí hậu lạnh và thói quen tiêu dùng của dân cư nên thị trường này chủ yếu tiêu thụ chè đen các loại. Hiện nay, chè của Việt Nam chưa được quảng cáo ở Nga, mặc dù chè Việt Nam đã được tiêu thụ ở Nga từ rất nhiều năm nay nhưng chủ yếu chỉ là xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu. Tại Nga chè Việt Nam được pha trộn, đóng gói và gắn với thương hiệu ấn Độ. Trước năm 1991 thị trường này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty, kể từ sau năm 1991 do sự biến động về chính trị và kinh tế ở khu vực thị trường này nên tổng kim ngạch xuất khẩu đã bị giảm sút. Nhưng từ năm 1996 đến nay, với sự cố gắng của Tổng công ty thì thị trường này đã được khôi phục trở lại và được đánh giá là thị trường tiềm năng lớn nhất hiện nay. Thị trường Nga là một thị trường lớn với nhiều tiềm năng, nhưng bên cạnh đó thì thị phần của Tổng công ty vẫn chiếm một con số hết sức khiêm tốn đó là 0,78% thị phần, nước ấn Độ là 70% thị phần, Trung Quốc là 4% thị phần. Năm 2001 sản lượng chè của Tổng công ty vào Nga là 323,82 Tấn, năm 2002 là 1043 Tấn tăng hơn năm 2001 là 222,2%. Sản lượng tăng lên không nhiều nhưng tốc độ tăng đang là nhanh nhất. Đây là điều đáng mừng đối với Tổng công ty sau một thời gian dài gần như mất hẳn khách hàng quen thuộc này. Hiện nay Tổng công ty đã đặt một văn phòng đại diện ở Matxcơva để thuận tiện hơn trong việc giao dịch, kí kết hợp đồng với bạn hàng lâu năm của Tổng công ty. Khu vực Bắc Mỹ: là khu vực thị trường mới của Tổng công ty nên tỷ trọng chiếm rất nhỏ trong tỷ trọng sản lượng cũng như tỷ trọng giá trị xuất khẩu của Tổng công ty. Năm 2002 tỷ trọng sản lượng của khu vực này là 0,43% ứng với nó là 0,17% tỷ trọng giá trị, năm 2003 tỷ trọng sản lượng là 0,32%,ứng với nó là 0,07% tỷ trọng giá trị. 3.2. Thị trường theo các nước Hiện nay Tổng công ty đã xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia, và có nhiều bạn hàng đã trở thành bạn hàng truyền thống của Tổng công ty như Irac, Pakistan... Bảng 8: Xuất khẩu chè theo các nước của Tổng công ty. Thị trường Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Sản lương(Tấn) Trị giá(USD) Sản lương(Tấn) Trị giá(USD) Sản lương(Tấn) Trị giá(USD) ấn độ 16,00 27.160,00 318,01 273.642 1.133,59 741.602,0 Anh 123,40 151.659 186,18 143.213,5 549,2 433.450 Đài Loan 200,53 178.123,85 418,14 314.044,5 475,23 369.723,9 Nhật 730,4 1.438.252, 398,87 705.629,19 101,12 169.872,1 Đức 143,62 78.397,49 424,53 363.085.83 1.289,18 1.040.969 Nga 555,04 800.208 323,82 327.603,41 1.043,34 1.027.785 Pakistan 1.599,15 1.172.662 675,79 605.594,02 2.002,27 2.091727 Irac 19.201,45 28.220.698 24.581,11 33.106.927 15.658,75 23.486.77 Mỹ 101,4 52.662 Malasiya 42,09 12.618 174,45 39.104 70 18.900 Singapor 382,16 197.270,8 301,94 244.236,8 92,2 65.560 Nguồn: Báo cáo về thị trường của Tổng công ty chè Việt Nam. Thị trường Irac Đây là thị trường lớn nhất của Tổng công ty sản lượng xuất khẩu sang thị trường này chiếm tới 80% sản lượng xuất khẩu của Tổng công ty. Thị trường này không đòi hỏi cao về chất lượng và nhập khẩu chủ yếu là chè đen. Điều này là một thuận lợi cho Tổng công ty vì mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tổng công chủ yếu là chè đen. Năm 2000 xuất khẩu sang thị trường này là 19.201,45 tấn chiếm tỷ trọng 48% tổng sản lượng nhập khẩu chè của Irac, năm 2001 xuất khẩu 24581,11 tấn chiếm 55% thị phần của Irac, năm 2002 xuất khẩu là 15658,75 tấn chiếm 31,3% thị phần của Irac sàn lượng xuất khẩu sang thị trường này bị giảm sút vào năm 2002 là do ở Irac có biến động về chính trị. Do vậy , Tổng công ty không còn xuất khẩu được sang thị trườngnày nữa Thị trường Pakistan Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam Pakistan là một thị trường nhập khẩu chè lớn thứ ba trên thế giới chỉ sau Anh và Nga. Tuy nhiên, Tổng công ty chè chỉ chiếm 1,8% thị phần ở thị trường này, các nước khác có thị phần lớn phải kể đến là Kenya chiếm 63% thị phần, Indonesia chiếm 11% thị phần. Qua bảng thị phần của thị trường Pakistan ta thấy thị trường của Tổng công ty chè ở thị trường này còn nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng của Tổng công ty. Nhu cầu nhập chè hàng năm của Pakistan là110.000 Tấn. Tuy nhiên xuất khẩu chè của Tổng công ty sang thị trường này còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với qui mô. Năm 2000 chỉ xuất khẩu được 1599,15 Tấn, năm 2001 lại giảm sút chỉ còn 675,79 Tấn và năm 2002 là 2002 Tấn tăng 96,29% so với năm 2001 và chiếm 8,33% tổng sản lượng xuất khẩu của Tổng công ty năm 2002. Trong tương lai theo các cơ quan nghiên cứu phát triển dân số Mỹ thì dân số Pakistan sẽ lên tới 201 triệu người vào năm 2010 và trở thành nước nhập khẩu chè lớn nhất trên thế giới. Đây là tin vui cho những người làm chè trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên Tổng công ty chưa có văn phòng đại diện tại đây, đây cũng là cản trở lớn đối với khả năng cạnh tranh của Tổng công ty. Thị trường Đài Loan Đài Loan bắt đầu trở thành bạn hàng chủ yếu của Tổng công ty vào năm 1993 trở lại đây. Trước đây mới chỉ là sự khởi đầu nên số lượng xuất khẩu sang Đài Loan chỉ đạt 63,29 Tấn năm 1991. Do đáp ứng được giá cả và chất lượng phù hợp với nhu cầu của thị trường này nên khối lượng chè xuất khẩu tăng khá nhanh trong những năm gần đây. Năm 2000 là 200,53 Tấn năm 2001 là 418,14 Tấn tăng 208,5% so với năm 2000, năm 2002 là 475,23 Tấn tăng 13,65% so với năm 2001. Sở dĩ sản lượng chè xuất khẩu sang Đài Loan tăng nhanh đến như vậy là bởi năm 1998 chúng ta đã nhập khẩu thiết bị và công nghệ chế biến chè xanh của Đài Loan để sản xuất chè xanh xuất khẩu. Các thiết bị này cho sản phẩm chất lượng khá và phù hợp với nhu cầu của ngưòi Đài Loan. Hơn nữa, chúng ta có vị trí tưong đối thuận lợi đối với Đài Loan. Trong tương lai đây sẽ là khách hàng mua chè lớn của Tổng công ty Thị trường Mỹ Mỹ không sản xuất chè, tất cả chè tiêu thụ tại Mỹ đều từ nguồn nhập khẩu.Thị trường Mỹ khác với các thị trường khác là nhập khẩu chè thành phẩm chứ không nhập khẩu chè nguyên liệu. Đây là thị trường có dung lượng nhập khẩu lớn, năm 2002 Mỹ nhập khẩu lên đến 94000 tấn trị giá gần 160 triệu USD. Trong đó, chè đen khoảng 84.000 tấn trị giá gần 135 triệu USD và chè xanh gần 10.000 tấn, trị giá gần 25 triệu USD. Việt Nam đang trong quá trình bình thường hoá quan hệ với Mỹ, đặc biệt là Hiệp Định Thương Mại Việt- Mỹ đã có hiệu lực nên việc xâm nhập vào thị trường này sẽ có nhiều thuận lợi. Tổng công ty bắt đầu xuất khẩu sang Mỹ năm 1998 với số lượng 63,2 Tấn, năm 2002 xuất được 101,4 tấn đạt kim ngạch 52.662 USD. Chè Việt Nam chiếm 2% về số lượng và 0,93% về trị giá thị trường chè Mỹ. Tuy xuất khẩu còn ít nhưng đó là kết quả bước đầu khả quan chứng tỏ sản phẩm của Tổng công ty có thể được thị trường khó tính này chấp nhận, trong thời gian tới sẽ còn có thể gặt hái nhiều hơn nữa. Mục tiêu xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới là 6000 tấn. Để đạt được mục tiêu này tổng công ty chè Việt Nam đang nỗ lực trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, đồng đều. Thị trường Nhật Bản Nhật Bản vốn nổi tiếng về truyền thống uống trà và nghệ thuật pha chè. Trà là một loại thực phẩm có nhiều yếu tố không thể thiếu đối với người dân nước này. Người Nhật có xu hướng chung thích uống chè xanh, chè sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, ngoài ra còn có chè đen. Thị trường Nhật Bản là thị trường triển vọng của ngành chè nói chung và của Tổng công ty nói riêng. Năm 2000 Tổng công ty xuất sang Nhật Bản được 730,4 Tấn kim ngạch đạt 1.438.252,81 USD. Năm 2001 là 398,87 Tấn, kim ngạch đạt705.62,19 USD. Năm 2002 là 101,12 Tấn, kim ngạch đạt 169.872,13 USD. Tuy sản lượng và kim ngạch còn ít và xu hướng bị giảm xút nhưng đây là thị trường tiêu thụ những mặt hàng cao cấp. Do vậy trong thời gian tới Nhật Bản vẫn là thị trường mà Tổng công ty rất quan tâm. Đối với thị trường Nhật Bản cần tăng cường mối quan hệ hợp tác nhằm dành được các hỗ trợ ở cấp nhà nước để đầu tư giống, công nghệ trồng chè và chế biến của nước bạn, đây là hình thức thâm nhập vào hệ thống phân phối cực kì phức tạp của thị trường này. Thị trường Anh. Thị trường anh là thị trường có dung lượng nhập kkẩu lớn nhất thế giới, mỗi năm nước này nhập khẩu trên 160.000 tấn chè. Trung tâm đấu giá chè thế giới cũng nằm ở đây, phần lớn hoạt động môi giới chè cũng diễn ra ở trung tâm này. Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu chè sang Anh sẽ nâng cao vị thế của chè Việt nam trên thị trường thế giới. Cho nên về lâu dài thị trường này sẽ rất quan trọng đối với xuất khẩu chè Việt Nam nói chung và Tổng công ty nói riêng. Hiện nay, Tổng công ty chè Việt Nam đã có văn phòng đại diện tại Lôn đôn. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty vào thị trường Anh từ năm 2000 - 2003 không ngừng tăng lên. Năm 2000 xuất khẩu được 123,4 Tấn kim ngạch đạt 151.659, 00 USD. Năm 2002 đạt 1549,2 tấn và 433.450USD. Tuy sản lượng và kim ngạch liên tục tăng trong những năm gần đây nhưng để duy trì và xâm nhập sâu hơn vào thị trường này đòi hỏi Tổng công ty cần có chiến lược thích hợp trong tương lai. Ngoài ra còn có một số thị trường đáng lưu ý khác như: Đức, ấn Độ , Thổ Nhĩ Kỳ... đây là những thị trường chiếm thị phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Có thể nói thị trường xuất khẩu của Tổng công ty trong thời gian qua không ngừng mở rộng và phát triển, đây là những thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty. Tuy nhiên, các thị trường này đều có biến động về nhu cầu cũng như giá cả đã đến tình trạng tiêu thụ không ổn định. Do đó, về lâu dài để duy trì và khai thác hết tiềm năng của các thị trường thì Tổng công ty cần phải có những biện pháp thích hợp trên từng thị trường. Mỗi một thị trường riêng biệt thì Tổng công ty cần có các chiến lược, mục tiêu sao cho phù hợp để phát huy tối đa tiềm lực của mình nhằm giúp cho tăng trưởng ổn định và bền vững. Bảng9:Dự báo về nhu cầu về chè của thế giới theo thị trường Đơn vị: 1.000 tấn Năm Nước 2005 2010 ấn Độ 763 919 Trung Quốc 425 450 Anh 132 125 Pakistan 128 150 Hoa kỳ 91 95 Liên Bang Nga 182 215 Thị trường khác 769 836 Tổng cộng 2.490 2.790 Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam Qua bảng dự báo về nhu cầu nhập khẩu chè theo từng thị trường thấy trong tương lai theo như dự đoán thì ấn Độ, Trung Quốc, Anh, Pakistan, Nga vẫn là các nước có nhu cầu nhập khẩu chè lớn nhất trên thế giới. Dựa vào số liệu dự báo trên Tổng công ty chè Việt Nam có thể tham khảo và nghiên cứu để tìm cách đưa ra được các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn cũng như dài hạn sao cho có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó tìm cách khai thác tối ưu các cơ hội để nhằm xâm nhập được vào các thị trường này và không ngừng tăng lên thị phần của mình một khi đã xâm nhập và chiếm lĩnh được. III. Đánh giá thực trạng thị trường chè xuất khẩu của tổng công ty chè việt nam 1. Những thành tựu Về thị trường chè xuất khẩu: Những năm gần đây, Tổng công ty chè Việt Nam đã và đang cố gắng tập trung vào các thị trường lớn, tranh thủ các thị trường nhỏ, có kế hoạch mở rộng quyền kinh doanh và quyền phân phối của Tổng công ty. Thị trường chè xuất khẩu của Tổng công ty không ngừng mở rộng, hiện nay Tổng công ty đã có mối quan hệ với hơn 100 đầu mối tiêu thụ ở trên 40 nước trên thế giới. Hiện nay Tổng công ty đã nối lại được mối quan hệ với Nga, trước kia là bạn hàng chủ yếu của Tổng công ty, Tổng công ty đã xâm nhập được vào các thị trường nhập khẩu chè lớn và đòi hỏi cao như: Anh, Mỹ, Đức... Tuy hai năm gần đây Tổng công ty không còn xuất khẩu được sang thị trường lớn nhất của mình là Irac nhưng sản lượng xuất khẩu của Tổng công ty vẫn đạt mức cao và đều vượt kế hoạch đặt ra. Có được điều này là nhờ sự lỗ lực tìm kiếm thị trường mới, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp với nhiều thị hiếu, nhu cầu của nhiều thị trường khác nhau. Đặc biệt Tổng công ty đã tăng được thị phần của mình ở một số nước nhập khẩu chè kớn như Anh. Năm 2000 thị phần của Tổng công ty ở thị trường này 0,08%, năm 2001 là 0,12% đến năm 2002 là 0,33%. Điều này đã nói nên chất lượng chè của Tổng công ty đã được nâng cao rõ rệt. Tổng công ty đã có nhiều giải pháp để ủng cố và mở rộng thị trường, đảm bảo tiêu thụ toàn bộ số chè của các đơn vị sản xuất không để sản phẩm tồn đọng, góp phần quan trọng trong việc ổn định và phát triển ngành chè Việt Nam trong 5 năm qua, bảo đảm cuộc sống của hàng triệu người lao động ở vùng sâu vùng xa. Sản lượng chè nội tiêu tăng 1,8 lần trong 5 năm với hơn 50 chủng loại sản phẩm, Tổng công ty đã từng bước đáp ứng được yêu cầu phong phú và đa dạng cảu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Về sản lượng và kim ngạch: Trong những năm qua Tổng công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động xuất khẩu. Sản lượng và kim ngạch hàng năm luôn ở mức cao và năm cao nhất là 2001 kim ngạch đạt 37.829.091,43 USD. Đến năm 2002 thì có sự giảm sút về sản lượng và kim ngạch so với năm 2001. Tuy vậy điều này là do sự biến động của thị trường trong nước và nước ngoài. Tổng công ty là một thực thể kinh doanh nên không thể không chịu ảnh hưởng đó. Mặc dù có sự chững lại năm 2002 song không phải vì thế mà vai trò của nó giảm sút, sản lượng xuất khẩu chè của Tổng công ty chiếm 40% sản lượng chè cả nước và là đơn vị xuất khẩu chè lớn nhất trong số 163 đơn vị tham gia xuất khẩu chè của cả nước. + Mặt hàng chè xuất khẩu: Trong những năm qua Tổng công ty đã không ngừng chú trọng đầu tư cho hoạt động xuất khẩu, luôn đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh. Cho tới nay mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty không chỉ bó hẹp ở một số loại mặt hàng chè mà đã mở rộng thêm một số mặt hàng mới đáp ứng nhu cầu thị hiếu của bạn hàng nước ngoài. Mẫu mã bao bì, chủng loại mặt hàng ngày càng phong phú và đa dạng. + Uy tín của Tổng công ty: Với gần 50 năm hình thành và phát triển và có mối quan hệ quốc tế rộng rãi, nên hiện nay tên tuổi của Tổng công ty Chè Việt Nam và thương hiệu VINATEA đã trở nên quen thuộc, gần gũi tin cậy đối với rất nhiều khách hàng trên thế giới, ngày càng có nhiều khách hàng đến xây dựng mối quan hệ làm ăn với Tổng công ty. Nhờ vậy Tổng công ty đứng vững trong môi trường cạnh tranh và có những dấu hiệu thuận lợi. 2. Những hạn chế Bên cạnh những thuận lợi đã đạt được, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty còn tồn tại những khuyết điểm sau: + Thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ vẫn chưa được vững chắc và lâu dài do ảnh hưởng của các biến động của tình hình chính trị, luật pháp và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Các thị trường lớn có nhu cầu nhập khẩu chè với số lượng lớn như: Anh, Mỹ, apakistan...nhưng thị phần của Tổng công ty ở những thị trường đó chỉ là các con số rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của Tổng công ty. Thị trường của Tổng công ty mới phát triển theo chiều rộng nhưng hạn chế về chiều sâu, kim ngạch xuất khẩu trên mỗi thị trường thấp, chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường. Chưa tương xứng với quy mô và năng lực của Tổng công ty. Hiện nay, chè của Viiệt Nam chưa được quảng bá ở thị trường Nga, mặc dù chè Việt Nam xuất hiện ở Nga đã nhiều năm nay nhưng chủ yếu chỉ được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu.Tại Nga, chè Việt Nam được pha trộn, đóng gói và gắn thương hiệu ấn Độ dên dù đã uống từ lâu nhưng người Nga ít biết đó là chè Việt Nam. Đối với thị trường Mỹ, vướng mắc chủ yếu là vấn đề thủ tục để xuất khẩu chè vào thị trường này. Tuy nhiên đây là thị trường khá dễ tính, đặc biệt đối với mặt hàng chè xanh. Chè Việt Nam muốn vào thị trường này thì cần phải có thương hiệu bởi thị trường Mỹ khác với các thị trường khác ở chỗ đó là họ mua trực tiếp thành phẩm chứ không mua nguyên liệu đấu trộn như thị trường Nga và các thị trường khác. + Giá cả mặt hàng chè xuất khẩu của Tổng công ty còn thấp và phụ thuộc vào giá chè thế giới. Vì Tổng công ty không có ảnh hưởng lớn đến sản lượng chè của thế giới và Tổng công ty vẫn chưa có các kênh phân phối riêng cho mình, mà phân phối lại do các nhà nhập khẩu. + Các mặt hàng chè của Tổng công ty xuất khẩu còn tồn tại ở dạng sơ chế, bán thành phẩm. Nên giá trị gia tăng không cao điều này làm cho kim ngạch xuất khẩu thấp. Mặt khác chủng loại sản phẩm chưa phong phú, mẫu mã, chất lượng sản phẩm chỉ đạt ở mức trung bình, chưa đáp ứng được yêu cầu của phân khúc thị trường khác nhau do sản phẩm chưa được đa dạng hoá. Điều đó dẫn tới các mặt hàng của Tổng công ty vẫn chưa đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chè đen chiếm trên 90% trong khi chè xanh chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ điều này nói lên rằng thị trường tiêu thụ chè xanh chưa được quan tâm. Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian qua có thể thấy còn tồn tại những yếu điểm trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau: 3. Nguyên nhân của những hạn chế 3.1. Nguyên nhân chủ quan Về chất lượng chè: nhu cầu thị trường đòi hỏi chất lượng ngày càng cao hơn trong khi đó chất lượng chè của ta còn thấp chỉ đạt mức trung bình thế giới. Sức mạnh của chè Việt Nam vẫn còn rất yếu do chủ yếu xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô (để bao gói). Việc quản lý chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu trong cả hai khâu sản xuất và lưu thông, việc quản lý sử dụng thuốc trừ s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1311.doc
Tài liệu liên quan