MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 2
I. HÀNG HOÁ SỨC LAO ĐỘNG 2
1. Khái niệm sức lao động 2
2. Hai thuộc tính của sức lao động: 3
3. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá 6
II/ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG 7
1. Định nghĩa về thị trường sức lao động 7
2. Bản chất và các đặc đIểm của thị trường lao động 8
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 18
I. THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐẶC THÙ CƠ BẢN 18
1. Sự hình thành và phát triển của thị trường sức lao động ở Việt Nam 18
2. Các đặc thù của thị trường sức lao động ở Việt Nam 20
Thị trường sức lao động hiện nay đang bị chia cắt 22
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG DẾN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG VIỆT NAM 26
1. Quyền sử dụng đất đai trong nông nghiệp 26
2. Các yếu tố dân số học và kinh tế , văn hoá- xã hội 28
III. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 30
1. Những kết quả đạt được 30
2)Một số vấn đề còn hạn chế. 34
3. Thị trường sức lao động xuất khẩu 39
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 42
I. NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG VIỆT NAM 42
1. Phát triển thị trường sức lao động phải theo hướng bảo đảm yếu tố hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội 42
2. Phát triển thị trường sức lao động phải được thực hiện một cách nhất quán các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước. 43
3. Nhà nước phải quản lý thị trường sức lao động dựa trên một hệ thống pháp luật đồng bộ. 43
4. Các giải pháp có tính thực tế và chiến lược. 44
II. MỤC TIÊU CỦA GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG MỘT THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG PHÁT TRIỂN ĐÚNG HƯỚNG Ở VIỆT NAM. 44
1. Khái niệm. 44
2. Đặc điểm của thị trường sức lao động phát triển đúng hướng. 45
III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ. 48
1. Nhóm các giải pháp điều tiết cung – cầu lao động. 48
2/ Nhóm các giải pháp thúc đẩy trên thị trường sức lao động 71
3. Nhóm các giải pháp liên quan đến hệ thống chính sách của Nhà nước 74
KẾT LUẬN 76
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thị trường sức lao động Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng thấp cả trong và ngoài nước. Một phần nguyên nhân quan trọng là do hệ thống giáo dục chưa đồng bộ dẫn đến thiếu công nhân kỹ thuật có tay nghề đáp ứng được nhu cầu của một nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Hiện nay ở các trường từ PTTH đến Đại học – Cao đẳng nội dung các kiến thức được đào tạo quá lớn trong khi tính ứng dụng của nó không cao . Một phần lớn các môn học thật sự không cần thiết đối với kỹ năng nghề nghiệp sau này của mỗi người. Sự méo mó trong hệ thống giáo dục thể hiện ở chỗ chương trình, phương pháp và đội ngũ giáo viên ở các trường phổ thông do hệ thống tiền lương và chính sách trả lương, bảo hiểm xã hội của nhà nước nên thường xuyên xảy ra tình trạng vừa thừa vừa thiếu giáo viên trở thành một hiện tượng không hiếm trong môi trường giáo dục hiện nay.
Kết quả điều tra cho thấy có sự cách biệt lớn về trình độ giáo dục phổ thông của lực lượng lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn.Tháng7/2003 trong số hơn 42 triệu lao động trong cả nước chỉ có 8,8 triệu người có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề trở lên(chiếm 20,9%). Trong số hơn 10 triệu lao động ở khu vực thành thị có tới gần 4,6 triệu người có trình độ tay nghề. Ngược lại khu vực nông thôn có gần 32 triệu lao động nhưng chỉ có hơn 4,2 triệu lao động có tay nghề với tỷ lệ 3,32%.Hiện nay hệ thống các trường dạy nghề còn chậm đổi mới do chưa gắn với thị trường, các cơ sở đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, hệ thống giáo viên và chương trình đào tạo cũng chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng giảng dạy. Mặt khác do tâm lý xã hội vẫn coi trọng bằng cấp học vấn mà chưa coi trọng kỹ năng nghề nghiệp nên số sinh viên vào các trường đào tạo nghề còn thấp. Thậm chí bắt nguồn từ người lao động đang trong quá trình đào tạo cũng xuất hiện nhiều xu hướng tiêu cực. So với năm 2002,năm 2003 tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông cơ sở tăng 0,11% nhưng tỷ lệ tốt nghiệp PTTH lại giảm 0,15%. Nguyên nhân có lẽ là do tác động của cơ chế thị trường có nhiều học sinh đang trong quá trình học tập đã bỏ học để phụ giúp phát triển kinh tế gia đình. Hệ thống các trường đại học cao đẳng ở nước ta chũng chứa đựng hiều nhân tố bất cập. Trong khi nền kinh tế đòi hỏi một lực lượng lao động kỹ thuật có khả năng thực tiễn, ứng dụng trực tiếp thì giốa dục bậc đại học cao đẳng lại mang nặng tính lý thuyết. Sinh viên không có điều kiện thực hành,đúc kết kinh nghiệm trong chính quá trình học tập. Các khối trường kỹ thuật còn ít trong khi các trường khối kinh tế quá nhiều.Nội dung đào tạo của các trường này không có sự khác biệt đáng kể,chương trình rộng nhưng không sâu. Điều này làm cho sinh viên sau khi ra trưòng mất phương hướng khi tìm một việc làm phù hợp. Chiến lược phát triển kinh tế thời kỳ 2001-2010 đã xác định mục tiêu xây dựng nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp và hiện đại.Có nghĩa là nâng cao tính chuyên môn hóa trong sản xuất điều hành. Vì vậy thực trạng giáo dục hiện nay có tác động rất xấu đến giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là học sinh-sinh viên. Một trong những lý do khiến chủ doanh nghiệp khó tuyển dụng lao động và sinh viên ra trường thất nghiệp với số lượng ngày càng lớn là do người sử dụng lao động không thể tìm thấy trên thị trường những lao động có tay nghề,có khả năng chuyên môn hóa.Không hững giốa dục vàđào tạo nghề còn những yếu kém mà giáo dục tính kỷ luật cho người lao động còn bị xem nhẹ. Người lao động Việt Nam sở dĩ không đáp ứng được yêu cầu của chủ sử dụng lao động ngoài quốc doanh vì tính kỷ luật trong sản xuất và chấp hành rất hạn chế. Ngay trong trường đại học cao đẳng mặc dù hiện nay đã có sự cố gắng thiết lập hệ thống quy chế chặt chẽ nhưng số lượng sinh viên vi phạm kỷ luật mà đơn giản nhất là bỏ tiết, học hộ, thi hộ ngày càng gia tăng. Chính vì tính kỷ luật không được giáo dục nghiêm khắc nên khi tham gia thị trường sức lao động lực lượng này thường hoạt động một cách vô tổ chức.
Sức ép đối với cung lao động hiện vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Mức gia tăng dân số hàng năm trong thời kỳ này sẽ giảm dần từ 1,2 triệu người/năm vào năm 2000 xuống 1 triệu người/năm vào năm 2010. Cũng theo dự báo số thanh niên vào tuổi lao động sẽ giảm chậm từ 1,78 triệu người vào năm 2000 xuống còn 1,66 triệu ngâòi vào năm 2010. Như vậy yêu cầu đào tạo nghề và giải quyết việc làm vẫn được đặt ra với một thách thức lớn. Cơ cấu dân số bắt đầu có sự chuyển biến sang quá trình già hóa đặt ra những nhu cầu ngày càng tăng về chăm sóc người già. Bên cạnh đó mức tăng nguồn lao động hàng năm khá cao khoảng 1,1, triệu người/năm nhưng tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động sẽ có xu hướng giảm. Nếu 2,1% là tốc độ tăng nguồn nhân lực thì tốc độ tăng lực lượng lao động chỉ đạt 1,8%/năm. Mặc dù trong vài năm tới dự báo lực lượng tham gia thị trường sức lao động gia tăng với một mức độ không đáng kể nhưng dễ thấy cung lao động của nước ta vẫn quá lớn. Nó vượt quá khả năng giải quyết việc làm mà cầu lao động thực hiện được.
Khả năng tạo việc làm cho người hoạt động còn rất thấp.
- Mô hình tăng trưởng kinh tế của nước ta hiện nay đang tạo ra sự mất cân bằng giữa các vùng, miền, các khu vực kinh tế. Các cực tăng trưởng hiện tại còn rất khiêm tốn dẫn đến sự dư thừa lao động khi một bộ phận rất lớn lao động từ nông thôn chuyển ra thành thị.
Trong mô hình tăng trưởng kinh tế chưa khuyến khích được các ngành nghề truyền thống phát triển. ở mỗi địa phương hầu như đều có một nghề sản xuất truyền thống đầy tiềm năng nhưng đến nay đã bị hao mòn, thậm chí mất hẳn. Có một số làng nghề tiêu biểu như : gốm sứ Bát Tràng, tranh Đông Hồ…nhưng sự quản lý của Nhà nước còn lỏng lẻo. Sự phát triển các làng nghề rất ít nằm trong quy hoạch của địa phương cũng như các dự án đầu tư của các cơ quan Nhà nước cấp trên.
- Trong chiến lược phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tư nhân vẫn chưa phát triển. Người lao động còn hạn chế trong khả năng thích ứng, năng động,sáng tạo và biết chấp nhận mạo hiểm. Rất ít người dám tách ra hoạt động độc lập dưới dạng kinh tế tư nhân, tự sản xuất, điều hành. Thực chất thì thành phần kinh tế này luôn có những tác động tích cựcđến sự biến động của thị trường sức lao động nhưng trong thời gian vừa qua nó chưa phát huy được thế mạnh của mình.
-Tình hình lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Số lượng lao động dôi dư trong khu vực này vẫn tiếp tục gia tăng. Nhìn chung khu vực kinh tế nhà nước là một thị trường sức lao động có tiềm năng lớn . Mặc dù tiền lương chính thức của khu vực này không cao nhưng do tính chất ổn định của công việc và mức độ bảo đảm cao về phúc lơị xã hội cũng như những quan niệm truyền thống về việc làm nên nó vẫn có sức hấp dẫn đối với người lao động. Vì những lý do đó nên thị trường sức lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước mang một số đặc trưng cơ bản như :
+ Có quá nhiều lao động : Đây là một thực tế đang tồn tại trong hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước ở tất cả các nước chứ không riêng gì ở Việt Nam. Các doanh nghiệp này thường được bảo hộ về cạnh tranh , bảo hộ về ngân sách cộng thêm những vấn đề chính trị xã hội dẫn đến tuyển dụng lao động quá mức cần thiết. Hiện nay trong nhiều doanh nghiệp lao động dư thừa không bố trí được việc làm chiếm một số lượng lớn mà chủ yếu là lao động do quá khứ để lại , trình độ thấp kém. Nhưng do bảo hộ việc làm vĩnh viễn nên vẫn phải xếp cho họ những vị trí công tác mà thường là các công việc hành chính. Có nhiều nơi: Văn thư chỉ cần 3-5 người nhưng số lượng này lại lên đến vài chục. Vấn đề này không phải là mới nhưng đến nay vẫn chưa có một chính sách hoàn hảo để giải quyết bộ phận lao động bất đắc dĩ này.
+ Tiền lương có xu hướng bình quân hơn , trả lương cao cho lao động có chuyên môn không cao và thấp hơn khu vực ngoài quốc doanh đối với lao động có chuyên môn trình độ cao. Xuất phát từ đặc điểm này nên xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám từ khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế tư nhân – môi trường mà người lao động tìm thấy sự đãi ngộ thích đáng mà khả năng phát triển của mình .
+ Hợp đồng lao động có sự ràng buộc quá chặt chẽ . Hợp đồng này được ký kết giữa người lao động và người sử dụng sức lao động. Hiện nay các điều kiện ràng buộc của nó gây khó khăn cho việc sắp xếp lao động, tuyển dụng hay sa thải lao độngđối với các chủ doanh nghiệp. Ví dụ theo quy định của pháp luật tuổi lao động của nữ kết thú ở tuổi 55 và ở nam là 60 . Khi lao động đã được biên chế thì doanh nghiệp buộc phải bố trí công việc cho đến khi họ đủ tuổi nghỉ hưu nếu cả hai bên không vi phạm hợp dồng đã kí kết. Người lao độngc ũng bị hạn chế . Họ không có điều kiện chuyển đổi linh hoạt vị trí công việc và thử sức ở nhữn môt trường mới .Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là rất thấp chính vì thị trường sức lao động trong kinh tế nàh nước đã gây nên xu hướng người lao động không muốn có sự xốa trộn trong công việc của mình.
- Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn , đặc biệt là lao động thuần nôngvẫn còn rất bức xúc. Số lượng và tỷ lệ lao động thiếu việc làm vẫn tiếp tục gia tăng. Năm 2000 nông thôn cả nước có trên 14 triệu lao động thiếu việc làm chiếm47,2% lực lượng lao động trong khu vực, trong đó trên 80% là lao động sản xuất nông , lâm nghiệp. Năm 2001 tăng lên 16 triệu người chiếm 53,1%. Năm 2002 gần 17 triệu người chiếm 57,3% lực lượng lao động trong khu vực. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi thất nghiệp ở nông thôn cũng gia tăng từ 1,1% năm 2000 lên 17,4% năm 2001 và giảm còn 0,98 % năm 2002.Có thể nói hiện nay giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng lao động nông thôn là vấn đề đáng lo ngại nhất. Cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh bộ mặt nông thôn Việt Nam hôm nay đã có những chuyển biến tích cực. Sau chuyển giao quyền sử dụng đất phục vụ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nướcthị trường sức lao động nông thôn đã thể hiện được khả năng linh hoạt của mình dù mức độ còn rất thấp.ở khu vực này tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 4255500 người chiếm 13,32% lực lượng lao động trong khu vực. Trong số lao động qua đào tạo ở khu vực nông thôn có 5,51% đã qua đào tạo kỹ thuật không bằng cấp; 1,97% qua sơ cấp; 1,59% công nhân kỹ thuật có bằng; 2,66% trung học chuyên nghiệp và 1,58% Cao đẳng - Đại học trở lên. Dễ thấy rằng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất hạn chế. Nhiều khi người dân chưa ý thức được sự quan trọng của khoa học công nghệ đối với nền sản xuất thuần nông nên giáo dục đào tạo gặp nhiều khó khăn.Người dân sau chuyển giao quyền sử dụg đất nông nghiệp rất khó chuyển đổi sang lĩnh vực hoạt động kinh tế khác. Kết quả điều tra cho thấy để chuyển sang làm nghề chăn nuôi và các dịch vụ có liên quan các hộ phải mất ít nhất là 5-6 tháng , lâu nhất là 7-20 tháng. Với các hộ chuyển sang làm nghề sản xuất cong nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng phải mất 3-8 tháng, chậm nhất là 18-20 tháng. Với các hộ chuyển sang làm nghề buôn bán và các dịch vụ khác nhìn chung sớm nhất cũng phải mất 3 tháng, chậm nhất là 20 tháng. Chính vì việc làm thường xuyên cho họ không được bảo đảm nên có một số lượng lao động rất lớn di dân từ nông thôn ra thành thị. Nhưng do trình độ kỹ thuật thấp nên cơ hội tìm được việc làm là rất ít.Hầu hết họ tham gia vào các chợ lao động nằm ngoài quy hoạch hay còn được gọi bằng cái tên khác : chợ người . Tại Hà Nội luồng di dân ngoại tỉnh phải nói là lớn nhất. Họ tham gia thị trường bằng một quan hệ mua bán sòng phẳng, đơn giản theo quan niệm có cầu thì phải có cung. Các chợ người thường tập trung ở Trung Tự, Mai Động, Lạc Trung...với số lượng lớn. Cấc chợ này hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến trật tự, an toàn xã hội. ách tắc giao thông, tệ nạn, trộm cắp phần lớn đều bắt đầu từ những địa điểm này. Trước thực trạng đó, trong kỳ Seegame vừa rồi thành phố Hà Nội đã có chủ trương giải tán các chợ lao động. Nhìn bề ngoài có vẻ như các chợ đã ngừng hoạt động nhưng thực chất nó chỉ thay đổi hình thức. Các chợ vẫn tồn tại với xu hướng ngày càng mạnh, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước.
Các giao dịch trên thị trường đã được đa dạng hoá nhưng lợi ích nó mang lại cho việc điều tiết thị trường chưa nhiều. Các hội chợ việc làm đã được mở ra vơí quy mô lớn, số lượng người tham gia hội chợ ngày một nhiều nhưng việc tuyển dụng của người sử dụng lao động vẫn chưa thuân lợi. Thực tế cho thấy số lao động đăng ký chỉ tập trung vào lao động có bằng cấp như sinh viên đại học tốt nghiệp nhưng chưa tìm kiếm được việc làm. Ngoài ra lao động là công nhân kỹ thuật bậc cao thì rất ít. Trong khin đó các doanh nghiệp lại cso nhu cầu tuyển dụng công nhân kỹ thuật lành nghề nhiều hơn là lao động có trình độ cao đẳng trở lên. Nghĩa là người sử dụng lao động và người lao động tham gia hội chợ chưa gặp nhau ở mục đích, lợi ích và nhu cầu.
Các trung tâm giới thiệu việc làm cũng đang gia tăng về số lượng nhưng hiện đang có nhiều biểu hiện tiêu cực như lừa đảo, chiếm dụng vốn của người lao động. Rất nhiều trung tâm ma được thành lập và chúng luôn là nỗi lo sợ của những người có nhu cầu tìm kiếm việc làm.
Thật sự mà nói thì các giao dịch trên thị trường chưa hiệu quả, tính linh hoạt chưa cao, kém chính xác và đảm bảo. Nó tác động rất lớn đến việc điều tiết thị trường sức lao động trong nước đang trong quá trình phát triển khó khăn
3. Thị trường sức lao động xuất khẩu
Trong lúc thị trường quốc tế đang suy giảm mạnh, cạnh tranh giữa các nước XKLĐ ngày càng gay gắt công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia vẫn đạt được một số kết quả bước đầu sau hai năm triển khai thực hiện nghị định 152/1999/NĐ- CP của chính phủ. Có 159 doanh nghiệp được bộ LĐTB& XH cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động. Thị trường đã mở ra gần 40 nước với hơn 30 nhóm ngành nghề. Từ đầu năm 2000 đến nay hơn 120 doanh nghiệp đã ký hợp đồng đưa hơn 60000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp hạot động kém hiệu quả đã bị thu hồi giấy phép, 15 doanh nghiệp bị cảnh cáo và tạm ngừng cấp giấy phép mới.
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp từ xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức khai thác thị trường, triển khai rộng ở các địa phương nên kết quả đạt được so với thời kỳ trước tương đối khả quan. Năm 2001 đã đưa được 36 168 người đi làm việc ở nước ngoài bằng 114,93% so với năm 2000; trong đó có 21,3% nữ, trên 56% lao động có nghề. Một số thị trường chúng ta đã chiếm lĩnh được và thể hiện được vai trò của mình đó là : Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia... Năm 2002 đã đưa được 46122 người đi làm việc ở nước ngoài bằng 127% so với năm 2001 và vượt 15% kế hoạch trong đó 22,3% nữ; 30% lao động có nghề chủ yếu ở các thị trường Nhật Bản: 2202 người, Đài Loan 13.191 người, Hàn Quốc 1.190 người; Malaysia 19.965 người và một số thị trường khác. Năm 2003 đã đưa được 75000 lao động và chuyên gia tham gia vào thị trường xuất khẩu vượt 50% so với kế hoạch. Hiện số lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài khoảng trên 54 vạn người, trng đó lao động có tay nghề chiếm 35% mang về cho đất nước 1,5 tỷ USD/năm. Cơ cấu lao động cũng tăng theo xu hướng tích cực: năm 2001 có 21% nữ, năm 2002 tăng lên 22,3%. Nhiều địa phương đã tích cực triển khai nền xuất khẩu lao động bước đầu đã có kết quả, hiện có 45 tỉnh thành có lao động xuất khẩu trong đó có 15 tỉnh thành xuất được trên 1000 lao động/năm, đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hà Tĩnh, Nghệ An, Phú Thọ, Thanh Hoá có trên 2000 lao động/năm đi làm việc ở nước ngoài.
Về cơ cấu ngành nghề tỷ trọng làm việc trong khu vực sản xuất và kinh doanh đã tăng đáng kể, khu vực dịch vụ có chiều hướng giảm, lao động có nghề tăng trên 35% so với thời kỳ trước đó.
Xuất khẩu lao động hiện nay đã được mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần và tổ chức kinh tế tham gia. ở các địa phương đã có sự gắn kết trách nhiệm với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong việc cung cấp nguồn lao động, tạo những điều kiện thuận lợi cho người lao động đi xuất khẩu, hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người lao động. Đặc biệt ngành ngân hàng đã thực sự vào cuộc. Hiện nay Ngân hàng NN0&PTNT cho vay không phải thế chấp tới 20 triệu đồng với thủ tục đã được đơn giản hoá rất nhiều. Nhiều tỉnh như Hải Dương, Phú Thọ, Nghệ An, Thái Bình hầu hết lao động đi làm việc ở nước ngoài có nhu cầu đã được vay tín dụng. Điều này đã tạo điều kiện cho cả những lao động nghèo được tham gia xuất khẩu lao động.
Trong chính bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng đã có sự trưởng thành và lớn mạnh hơn trước. Các doanh nghiệp đã tích cực mở rộng thị trường, chủ động tìm kiếm và khai thác hợp đồng, áp dụng các công nghệ tiên tiến để tìm kiếm thông tin mở rộng tìm quan hệ, chú trọng công tác tuyển chọn, đầu tư các trung tâm đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động
Bên cạnh những kết quả đạt được xuất khẩu lao động nước ta vẫn còn tồn tại một vài hạn chế.
Thách thức lớn nhất của chúng ta để đạt được các mục tiêu là chất lượng lao động và việc quản lý lao động tại nước sở tại để giảm tỷ lệ bỏ trốn phá hợp đồng trên một số thị trường hiện nay.
Chất lượng lao động ta chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường đó là trình độ ngoại ngữ kém, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức chấp hành quan hệ chủ thợ của cơ chế thị trường còn chưa có, lao động vẫn còn tính tự do cao, không tuân thủ các cam kết và hợp đồng đã ký, nghỉ việc, đình công trái luật còn nhiều.
Điều đáng nói đến nhất có lẽ chưa phải là trình độ lao động mà tính kỷ luật của người lao động. Trong 10 tháng đầu năm 2003 tỷ lệ lao động bỏ trống ở Hàn Quốc: 59,25%, Nhật Bản 27,09%; Đài Loan 7%. Sở dĩ như vậy vì nhiều người khi đi xuất khẩu lao động vẫn còn mơ hồ về công việc, về trách nhiệm và điều kiện làm việc cũng như giá tiền lương. Họ không biết rằng lao động ở thị trường nào cũng vậy, cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định và phải chấp nhận những điều khoản của hợp đồng.
Chúng ta không có khả năng phát triển thị trường châu Âu một phần là do cácnước này có chính sách khuyến khích sử dụng lao động trong khối EU với nhau việc sử dụng lao động ngoài khối rất hạn chế. Phần nguyên nhân còn lại là do đòi hỏi của thị trường. Họ cần những lao động có tác phong làm việc chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ đủ để tiao thiệp trong công việc. Trong khi đó lao động Việt Nam lại chưa đáp ứng tốt được những yêu cầu này nên việc chiếm lĩnh thị trường là rất khó.
Bên cạnh đó một số tổ chức, cá nhân không có chức năng xuất khẩu lao động vẫn hoạt động bất hợp pháp đưa công dân đi "du lịch tìm việc làm" để lừa đảo. Do người dân không nắm bắt được thông tin nên trở thành đối tượng lựa đảo chính của các cá nhân tổ chức này. Họ chỉ cần giới thiệu, quảng cáo sau đó làm một hộ chiếu du lịch là rất nhiều người đã tin rằng mình đi xuất khẩu lao động và nộp một khoản lệ phí không hề nhỏ.
Hiện nay có một số thị trường sức lao động xuất khẩu đầy tiềm năng, nhiều triển vọng phát triển. Nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam ở Malaysia rất lớn khoảng 200000 lao động. Cho đến nay Việt Nam đã đưa được hơn 32.000 lao động sang Malaysia làm việc với cơ cấu 61,4% công nghiệp; 21,41% xây dựng và lĩnh vực khác là 13,94%
Malaysia là một thị trường mà đầu vào đối với lao động nước ta là tương đối đơn giản. Chi phí xuất khẩu lao động khoảng 900 USD chỉ bằng 1/2 Hàn Quốc, Nhật Bản và không yêu cầu tiền đặt cọc, công việc làm tương đối ổn định với lương tháng 120-150 USD/tháng. Tuy nhiên từ đầu năm trở lại đây lao ộng bỏ về từ Malaysia lại rất nhiều. Đó là vấn đề đáng lo ngại cần được giải quyết bằng các chính sách vĩ mô của Nhà nước và bằng chính sự cố gắng của các doanh nghiệp cũng như người lao động xuất khẩu.
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường sức lao động ở Việt Nam
I. Những nguyên tắc đảm bảo trong quá trình phát triển thị trường sức lao động Việt Nam
Nước ta là một đất nước mà chế độ chính trị là XHCN. Do vậy kinh tế thị trường dù được phát triển vẫn phải theo những định hướng nhất định và các chính sách phát triển kế toán xã hội của Nhà nước phải đảm bả không chệch hướng con đường mà chúng ta đã lựa chọn. Để phát triển thị trường sức lao động cũng không nằm ngoài những nguyên tắc cơ bản ấy. Vẫn biết một thị trường thực sự phát triển là một thị trường mà ở đó cơ chế hoạt động thông thoáng tạo ra nhiều cơ hội cho cá nhân phát huy khả năng của mình. Tuy nhiên sự trao đổi trên thị trường vẫn phải đảm bảo thực hiện đúng sự bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội. Giá trị con người cần được tôn trọng cũng như nghiêm cấm sự xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của mỗi người.
Thị trường sức lao động ở nước ta còn non yếu, chưa thực sự phát triển mạnh. Trong thời gian tới cần thực hiện nhiều giải pháp có hiệu quả hơn để điều chỉnh các mối quan hệ tồn tại trên thị trường. Vì hàng hóa được trao đổi là loại hàng hóa đặc biệt nên việc phát triển nó cần tuân theo những nguyên tắc sau đây.
1. Phát triển thị trường sức lao động phải theo hướng bảo đảm yếu tố hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội
Trong cơ chế thị trường và nhất là thừa nhận một thị trường mở trao đổi sức lao động phải linh hoạt và nhạy cảm. Giá cả sức lao động bắt buộc phải chấp nhận những chênh lệch không thể tránh khỏi nhằm kích thích những người lao động lành nghề hoạt động hết khả năng của mình. Cũng như khuyến khích những người lao động khác hoàn thiện hơn trình độ, khả năng, tay nghề tạo sự cạnh tranh tích cực giữa những người lao động với nhau. Nhưng tất cả những giải pháp ấy phải được gắn kết chặt chẽ với tăng trưởng, phát triển bền vững nền kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Thị trường sức lao động dù được phát triển tự do vẫn phải có sự điều tiết, quản lý giám sát của Nhà nước. Sự quản lý thị trường chặt chẽ sẽ bảo đảm cho các yếu tố thị trường phát huy tốt nhất và nguồn nhân lực nhờ đó sẽ được phân bổ một cách hợp lý hơn. Dưới sự điều tiết của Nhà nước bằng hệ thống chính sách xã hội sẽ hạn chế ở mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường đối với người lao động.
Phát triển thị trường sức lao động phải được thực hiện theo hướng tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng cho mọi công dân, mọi tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được tham gia vào thị trường sức lao động kể cả thị trường sức lao động ở nước ngoài.
2. Phát triển thị trường sức lao động phải được thực hiện một cách nhất quán các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Chiến lược phát triển xã hội giai đoạn 2001 – 2010 đã được xác định trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX. Chiến lược nêu rõ: “đẩy mạng công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Như vậy các giải pháp đưa ra phải góp phần thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng về thị trường sức lao động. Trong đó vấn đề then chốt vẫn là giữ vững định hướng XHCN. Mọi giải pháp phải hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội công bằng dân chủ, văn minh mà Đảng ta đã quán triệt. Không thể duy trì sự tồn tại của những giải pháp thiếu nhất quán với nhau trong vấn đề phát triển và ổn định tương đối của thị trường sức lao động ở Việt Nam.
3. Nhà nước phải quản lý thị trường sức lao động dựa trên một hệ thống pháp luật đồng bộ.
Trong thời gian tới cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách thị trường sức lao động đồng bộ nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển của thị trường sức lao động. Việc quản lý của Nhà nước phải trên cơ sở áp dụng chính sách chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, từ khu vực kinh tế quốc doanh đến khu vực kinh tế tư nhân.
Do xuất phát điểm của nước ta là thấp, nhiều yếu tố thị trường tồn tại đan xen nhau nên khi thực hiện các giải pháp phải cân nhắc kỹ lượng. Cùng thực hiện một giải pháp có thể trong trường hợp này sẽ đem lại những kết quả tích cực nhưng trong trường hợp khác nó sẽ phải tác dụng và có những ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của thị trường. Đặc điểm khác nhau của các vùng, các miền các khu vực kinh tế buộc các giải pháp đưa ra phải tính toán đến khả năng áp dụng đối với những đối tượng khác nhau làm sao cho hiệu quả thu được là cao nhất. Việc thực hiện giải pháp ở đây không thể thiếu tính toán và càng không thể ồ ạt trong một thời gian ngắn. Để thị trường sức lao động được phát triển theo đúng hướng cần phải áp dụng thí điểm các giải pháp. Sau đó một thời gian nếu kết quả thu được khả quan thì mới thực hiện với những quy mô lớn hơn; kinh nghiệm rút ra được sẽ được bổ sung vào giải pháp khi áp dụng trong phạm vi và đối tượng mới.
4. Các giải pháp có tính thực tế và chiến lược.
Nguyên tắc này không những đúng đối với mọi giải pháp phát triển kinh tế xã hội mà nó còn đặc biệt cần thiết đối với thị trường sức lao động ở Việt Nam. Thực tế cho thấy từ lý thuyết đến thực tiễn là một khoảng cách khá xa. Và như vậy người ta có thể đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề rất hợp lý, rất đúng nhưng khi đưa vào thực hiện thì lại xuất hiện nhiều mâu thuẫn, những bất cập chồng chéo đan xen nhau cho đến khi phát hiện giải pháp đưa ra không thống nhất với thực tế, xa rời thực tế. Không những thế giải pháp còn phải mang tính chiến lược, có tầm nhìn rộng lớn. Giải pháp được thực hiện ngày hôm nay, ngày mai, ở địa phương này địa phương kia và nhân rộng nó thì giải pháp vẫn đúng. Tính thực tế và chiến lược đề cập đến ở đây rất quan trọng đối với sự phát triển bễn vững của thị trường sức lao động Việt Nam trong thời gian tới.
II. Mục tiêu của giải pháp nhằm xây d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33888.doc