Mỗi doanh nghiệp đều được coi là một tế bào của nền kinh tế. Doanh nghiệp có phát triển vững mạnh thì nền kinh tế mới tăng trưởng. Để đạt được mục tiêu đó điều cần thiết hơn cả là việc tổ chức một bộ máy quản lý sao cho vừa gọn nhẹ vưà có hiệu quả.
Nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển theo xu thế chung công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh đã hết sức cố gắng và từng bước hoàn chỉnh bộ máy quản lý. Qua mấy năm hoạt động công ty đã dần dần tổ chức được bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ và hiệu quả, đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Bộ máy quản lý của công ty được tổ còn đảm bảo phù hợp với đặc điểm sản xuất do được xây dựng dựa trên cách tổ chức sản xuất. Chính vì vậy mà công ty ngày càng mở rộng được qui mô sản xuất và đứng vững trên thị trường.
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị ở công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên vật liệu trong thành phẩm + chi phí chế biến bước 1 trong thành phẩm + chi phí chế biến bước 2 trong thành phẩm +…+ chi phí chế biến bước n trong thành phẩm.
2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng:
- Điều kiện áp dụng: phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn dặt hàng cuă khách hàng.
- Đối tượng tính giá thành: theo sản phẩm trong đơn đặt hàng.
Việc tính giá thành chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng đã hoàn thành do đó kỳ tính giá thành không thống nhất với kỳ báo cáo.
Những chi phí trực tiếp tập hợp từ chứng từ gốc phân thẳng cho đơn đặt hàng, chi phí sản xuất chung phân bổ cho các đơn dặt hàng theo tiêu thức đã chọn.
Đến cuối kỳ báo cáo những đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp cho đơn đặt hàng đó coi là sản phẩm dở dang. Những đơn đặt hàng nào hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được là tổng giá thành.
Giá thành Tổng giá thành (tổng chi phí )
đơn vị = _______________________________________
sản phẩm Số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng hoàn thành.
2. 4. Phương pháp tính giá thành hệ số:
- Điều kiện áp dụng: áp dụng với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau. Chi phí không tập hợp này cơn cứ vào hệ số qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc sau đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp được để tính giá thành.
Giá thành Tổng giá thành sản phẩm các loại
đơn vị =
sản phẩm gốc Số lượng sản phẩm gốc + Số lượng sản phẩm qui đổi
Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị * Hệ số qui đổi
sản phẩm từng loại sản phẩm gốc sản phẩm từng loại
2.5. Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm, đồng thời hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành 3 loại:
- Theo định mức.
- Chênh lệch do thay đổi định mức.
- Chênh lệch so với định mức.
Từ đó, tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm bằng cách sau:
Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch
thực tế = định mức ± do thay ± so với
sản phẩm đổi định mức định mức
Việc hạch toán giá thành định mức được tiến hành trên cơ sở định mức tiên tiến hiện nay vào các ngày đầu kỳ (đầu tháng).
Tuỳ theo tính chất qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm và áp dụng các phương pháp tính giá định mức khác nhau (theo sản phẩm hoàn thành, theo chi tiết, bộ phận sản phẩm rồi tổng hợp lại…). Việc thay đổi định mức được tiến hành vào ngày đầu tháng để thuận lợi cho việc thực hiện định mức cũng như việc kiểm tra thi hành định mức. Trường hợp thay đổi định mức diễn ra vào ngày giữa tháng thì đầu tháng sau mới phải điều chỉnh giá thành định mức. Những khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi định mức và dự toán qui định được gọi là chênh lệch so với định mức hay thoát ly định mức.
2.6. Phương pháp tính giá thành tỷ lệ:
Điều kiện áp dụng: áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có qui cách, phẩm chất khác nhau .
Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại.
Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại.
Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch (định mức) Tỷ lệ
đơn vị sản phẩm = * chi phí
từng loại đơn vị sản phẩm từng loại
Tỷ lệ = Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm * 100
chi phí Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của các loại sản phẩm
Công ty Thái Minh hiện nay đang áp dụng phương pháp tính giá này cho bốn nhóm sản phẩm :
+ Nhóm 1: Mì trần gồm có: Mitimex; Mihamex; Thaigood; mì trần đặc biệt.
+ Nhóm 2: Mì gà gồm có: Mì gà quay thập cẩm; Mì gà cao cấp; Mì gà nấm; Mì cô gái Thái Lan.
+ Nhóm 3: Mì tôm có: Mì tôm đóng gói crarp; Mì tôm đóng túi bóng kính từ 60g – 70g – 80g – 85g.
+ Nhóm 4: Phở gồm: Phở gà; Phở bò từ 65g – 70g.
2.7. Phương pháp loại trừ giá trị của sản phẩm phụ:
Điều kiện áp dụng: đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính còn có thể thu được những sản phẩm phụ (Các doanh nghiệp chế biến đường, bia, mì ăn liền…)
Để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều cách như giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên vật liệu ban đầu…
Tổng Giá trị Tổng chi phí Giá trị Giá trị
giá thành = sản phẩm + sản xuất - sản phẩm - sản phẩm
sản phẩm chính phát sinh phụ thu hồi chính
chính DD ĐK trong kỳ ước tính DDCK
V. Sổ sách kế toán tổng hợp:
Chứng từ gốc
Các bảng phân bổ
Theo hình thức Nhật ký chung:
Nhật ký chung
Sổ Cái các TK: 621, 622, 627, 154, 631
Sổ chi tiết các TK: 621, 622, 627, 154, 631
Bảng tính giá thành
Các bảng phân bổ
Chứng từ gốc
Theo hình thức chứng từ ghi sổ:
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ Cái TK: 621, 622, 627, 154, 631
Sổ chi tiết các TK: 621, 622, 627, 154, 631
Bảng tính giá thành
Theo hình thức nhật ký chứng từ:
Chứng từ gốc
Các bảng phân bổ
Bảng kê số 5
Bảng kê số 6
Bảng kê số 4
Nhật ký chứng từ số 7
Phần thứ hai
Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh
a. Đặc điểm và tình hình chung ở công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh.
I. Giới thiệu chung về công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh
- Tên giao dịch quốc tế: Thai Minh food staff manufacturing joint stock company.
- Tên viết tắt: Thai Minh corp
- Địa chỉ giao dịch: Khu công nghiệp Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội.
- Điện thoại: (04)8374376
- Fax: (04)7640034
- Ngày thành lập: 26 tháng 12 năm 1998 theo số 3927/ GP.UB số đăng ký kinh doanh: 056434/GP.UB
- Vốn điều lệ: 8.000.000.000 (đồng)
- Loại hình sổ hữu: Công ty cổ phần
- Công ty có 9 sáng lập viên với cơ cấu góp vốn. (xem bảng trang sau)
- Nghành nghề lĩnh vực kinh doanh hiện tại là:
+ Chế biến thực phẩm: chuyên sản xuất các loại mì ăn liền, phở ăn liền, mì snack, bột canh nhãn hiệu Mihamex, Mitimex, Thaifood.
+ Buôn bán hàng lương thực, thực phẩm.
- Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
- Giám đốc công ty: Ngô Quốc Tuấn.
STT
Tên các thành viên
Đ.V.T
(VND)
Số vốn góp
Tỷ lệ
(%)
1
Lê Kiên Thành
Triệu
700
8.75
2
Ngô Quốc Tuấn
Triệu
1200
15
3
Vũ Văn Kiên
Triệu
1000
12.5
4
Đặng Quốc Hưng
Triệu
1000
12.5
5
Trương Trí Hải
Triệu
500
6.25
6
Lê Phương Lan
Triệu
600
7.5
7
Nguyễn Phương Lan
Triệu
1400
17.5
8
Nguyễn Cao Hoằng
Triệu
600
7.5
9
Lê Văn Luật
Triệu
1000
12.5
II. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh
Ban đầu khi mới thành lập công ty mang tên là Thiên Minh.Đây là công ty mà bên cạnh nó còn có nhiều công ty, trung tâm dịch vụ trực thuộc khác nhau nằm trong tổng công ty có tên là Phú Cường.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh ra đời vào ngày 20 tháng 6 năm 1994. Địa điểm ban đầu của công ty là ở số 64 phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, để xây dựng trụ sở nhà xưởng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên do nhiều điều kiện khác nhau tác động mà công ty chỉ thuê khu đất này để sử dụng trong vòng bốn năm.
Đến ngày 26 tháng 12 năm 1998 công ty chính thức tách ra khỏi tổng công ty và lúc đó công ty mang tên mới là công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh.Nó có nhiệm vụ là hoạt động độc lập trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , tự chủ trong việc bao tiêu sản phẩm .
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh có trụ sở đóng tại khu công nghiệp Phú Diễn- Từ Liêm- Hà Nội. Đây là khu đất mà công ty thuê lại của công ty Phú Minh với thời gian trong vòng hai mươi năm. Nó được hai bên thoả thuận thống nhất với nhau.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh là công ty còn trẻ, ra đời cách đây chưa lâu nhưng bằng chính nội lực của mình và sự cố gắng vươn lên trong một môi trường đầy biến động, cạnh tranh khốc liệt công ty đã dành được vị trí nhất định trên thị trường hàng thực phẩm của Việt Nam.
Công ty ra đời với chức năng chủ yếu là chuyên sản xuất ra các loại mì ăn liền có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng và bảo đảm phù hợp với khả năng thanh toán của người tiêu dùng khi mà mức sống của người dân chưa cao. Các loại sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thao đúng qui định.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào dù có qui mô lớn hay nhỏ, hoạt động kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào nếu muốn thực hiện được các mục tiêu chumg thì phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ nhỏ và phức tạp khác nhau. Tuy nhiên do từng loại hình kinh doanh thậm chí đối với doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể và cũng do tính chất hoạt động khác nhau mà nhiệm vụ đặt ra cũng khác nhau.
Xét trên góc độ của công ty thì công ty có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nướcnhư : thuế lợi tức, thuế donh thu, thuế giá trị gia tăng,…, các khoản phí, lệ phívà các khoản phải nộp khác.
Đây có thể coi là quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp vì từ chính các nguồn thu này của doanh nghiệp sẽ dùng vào xây dựng cơ sở hạ tầng kiến thiết đất nước, tạo ra những cơ chế mới, môi trường kinh doanh lành mạnh, thông thoáng cho tất cả các doanh nghiệp.
+ Ưu tiên sử dụng lao động sẵn có và đông đảo trong nước. Tạo công ăn việc làm và đời sống ổn định cho người lao động. Phải đảm bảo quyền lợi và lợi ích chính đáng cho người lao động theo qui định của Nhà nước.
+ Đảm bảo chất lượng hàng hoá theo những tiêu chuẩn qui định và tích cực tham gia chống nạn giả, hàng hoá kém phẩm chất tung ra trên thị trường làm ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
+ Tuân thủ các qui định về bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh và trật tự an toàn xã hội.
+ Tiến hành ghi chép dổ sách kế toán và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính Công ty phải tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ của công ty.
+ Thực hiện tốt khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm làm ra để tránh tình trạng kém chất lượng, phẩm chất bán ra trên thị trường gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty và sức khoẻ của người tiêu dùng
Công ty hiện nay đang sử dụng hai dây chuyền công nghệ sản xuất chế biến mì và một dây chuyền sản xuất bột nêm. Hai dây chuyền này được bố trí song song trong một nhà xưởng có chiều dài 75 m và chiều rộng là 12 m. Công ty mua hai dây chuyền này và lắp đặt vào năm 1994. Dây chuyền công nghệ đó được sản xuất tại Việt Nam vào năm 1993 do Sài Gòn sản xuất. Máy móc thiết bị được sử dụng liên tục 24/24 giờ trên ngày. Công xuất thiết kế 32 tấn sản phẩm trên ngày nhưng công ty hiện nay chỉ sản xuất được 25 tấn trên ngày.
Công ty bán sản phẩm của mình ở hầu hết các tỉnh phía bắc và một số tỉnh miền trung từ Hà Tĩnh trở ra được chia thành các khu vực khác nhau. Hà Nội là thị trường tiêu thụ phần lớn sản phẩm của công ty. Đây là thị trường có đông dân cư, có sức mua lớn, có thu nhập bình quân tương đối cao do đó mà có khả năng thanh toán cao.
Công ty có 22 loại sản phẩm khác nhau và được chia thành 5 nhóm:
+ Nhóm 1: Mì trần gồm có: Mi timex, Mihamex, thaifood, mì trần đặc biệt.
+ Nhóm 2: Mì gà gồm có: Mì gà quay thập cẩm, mì gà cao cấp, mì gà nấm, mì cô gái Thái Lan.
+ Nhóm 3: Mì tôm gồm có: Mì tôm đóng gói crap, mì tôm đóng túi bóng kính từ 60g- 70g-80g-85g.
+ Nhóm 4: Phở gồm có: Phở gà, phở bò từ 65g-70g.
+ Nhóm 5: Bột canh thường và bột canh iốt.
Công ty hiện nay chưa quảng cáo trên tivi, đài, báo chí mà quảng cáo bằng cách thiết lập các quỹ học bổng tại các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Quỹ này mang tên”Quỹ Mitimex trợ giúp học sinh nghèo vượt khó”. Quỹ khuyến học của công ty có mặt tại nhiều tỉnh. Công ty mới chỉ quảng cáo trên truyền hình một lần nhưng do chi phí quá cao nên công ty tạm dừng.
Khuyến mãi của công ty là hình thức rát hấp dẫn với người tiêu dùng và theo chiến lược của công ty khuyến mãi sẽ được tổ chức theo từng đợt khi mà có sản phẩm mới tung ra trên thị trường hoặc vào dịp lễ, Tết…nhằm tăng sức mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty. Các sản phẩm khuyến mãi cũng khác nhau tuỳ theo việc cần kích cầu sản phẩm nào thì khuyến mãi sản phẩm đó. Ngoài ra còn có tiền thưởng, hoa hồng cho người bán hàng.
Công ty tiến hành nghiên cứu thị trường thông qua người tiêu dùng bằng các phương pháp trắc nghiệm thông qua hình thức phiếu điều tra, qua các thông tin phản hồi từ phía người tiêu dùng hoặc qua bộ phận tiếp thị của công ty để thu thập ý kiến đóng góp về sự biến động của giá cả trên thị trường, về sự xuất hiện của các dối thủ cạnh tranh. Từ đó công ty sẽ có những biện pháp, đường di nước bước thích hợp với từng giai đoạn cụ thể nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện nay công ty đang chịu áp lực cạnh tranh của các công ty:
+ 3 công ty trực thuộc nhà nước: Mì Miliket,
Mì Vifon,
Mì Vị Hương
+ 3 công ty trực thuộc tư nhân: Mì Micoem
Mì Viami
Mì Limex
Qua mấy năm hoạt động công ty đã thu được một số thành công đáng kể. Điều này được thể hiện qua biểu1- Doanh thu và biểu 2- Lợi nhuận
Hiện nay công ty thu hút 252 lao động trong đó lao động nam chiếm 37.5%, lao động nữ chiếm 61.9%. Sự phân công lao động thể hiện qua biểu 3- Bảng về cơ cấu lao động của công ty trong hai năm 2000-2001. Cùng với dây chuyền công nghệ hiện đại và sự lao động chăm chỉ của cán bộ, công nhân công ty đã thu được giá trị sản xuất ngày càng tăng thêm. Điều này thể hiện ở biểu 4-Bảng về sản xuất năm 2000-2000.
III. Đặc diểm về tổ chức sản xuất và quản lý.
1. Đặc diểm qui trình công nghệ sản xuất .
Đây là dây chuyền công nghệ sản xuất theo một chiều (băng chuyền). Đầu dây chuyền là nơi tiếp nhận nguyên vật liệu đầu vào, bắt đầu một qui trình sản xuất. Nguyên vật liệu này được đi qua từng bộ phận và được chế biến khác nhau. Khi qua tất cả các bộ phận này thì cuối dây chuyền nó sẽ cho ra đời các sản phẩm Sau đó, sản phẩm được chuyển vào kho và được phân phối.
Hoạt động của dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm mì ăn liền thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ khái quát qui trình sản xuất
Nguyên liệu
Trộn bột
Cán cắt
Hấp chín
Nhúng
Hương liệu
Chiên
Làm nguội
Đóng sản phẩm
Bao bì + nêm
Cụ thể như sau:
Các hương liệu được hoà tan trong máy pha dung dịch.Bột mì được đưa vào thùng trộn theo định lượng từng lần, tại đó bột sẽ được các cánh khuấy đánh đều liên tục và hệ thống phun dung dịch sẽ tưới đều trong từng thùng trộn đảm bảo độ ẩm cần thiết để bột khi ra máy cán thành những lá bột mềm và mổng dần đều trước khi đưa vào máy cắt sợi.
Máy cắn sẽ cắt lá bột thành từng sợi nhỏ đều liên tục và được tự động xếp thành hai lớp làn sóng lên bề mặt lưới hấp để đi vào buồng hấp bằng hơi nước với áp suất 1 kg/cm3 với nhiệt độ 140 C.
Chiều dài của buồng hấp và tốc độ di chuyển của buồng hấp được tính sao cho khi ra khỏi buồng hấp mì sẽ chí đến 90%.
Mì từ buồng hấp sẽ tự động chuyển sang bộ phận cắt định lượng cho từng vắt mì,có thể được điều chỉnh theo yêu cầu của từng loại sản phẩm. Qua bộ phận nhúng nước dùng mì sẽ được gạt bằng tay vào từng khuôn đặt thành từng dãy nằm ngang tự động đậy nắp và đi vào chảo dầu chiên ở nhiệt độ ổn định bình quân là 180 C
Cũng giống như buồng hấp, độ dài của chảo chiên và tốc độ di chuyển khuôn mì được tính sao cho khi ra khỏi chảo dầu, mì được tách hết nước đạt đến độ khô 99% và chín vàng đều.
Từ đó, mì được đổ vào hệ thống băng chuyền lưới và dễ dàng làm nguội bằng gió. Cuối cùng, mì theo băng chuyền có sự phối hợp bằng tay vào đóng gói.
Máy đóng gói có nhiệm vụ bao kín sản phẩm bằng các loại giấy đóng gói khác nhau nhưng có một đặc điểm giống nhau là đều được tráng nhựa khi qua hệ thống dán ép bằng phương pháp gia nhiệt và trở nên kín tuyệt đối, giữ sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng.
Để vận chuyển thuận lợi, một định lượng gói sẽ được xắp xếp bằng tay vào từng hộp carton nhiều lớp đảm bảo chống được va đập và các tác động khác nhau trong quá trình lưu thông.
2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất.
Mì ăn liền là những y thực phẩm cho nên việc sản xuất và chế biến phải đảm bảo chất lượng tốt, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đúng như cái tên của nó là mì
ăn liền, phở ăn liền sản phẩm có thể đáp ứng nhanh nhu cầu ẩm thực của con người.
Qui trình sản xuất sản phẩm theo dây chuyền hay còn gọi là “nước chảy”. Việc tổ thực hiện bởi các bộ phận chính, các bộ phận phụ, các bộ phận sản xuất phục vụ và phụ trợ.
- Các bộ phận sản xuất chính bao gồm: Tổ bột, tổ chén, tổ chiên, tổ lò hơi, tổ đóng gói.
- Các bộ phận sản xuất phụ: bao gồm: Tổ cơ khí- kỹ thuật, tổ bảo vệ, tổ vệ sinh công nghiệp.
- Bộ phận sản xuất phục vụ và phụ trợ: Là những bộ phận tận dụng phế liệu, sản phẩm hỏng không đạt yêu cầu để tạo ra các sản phẩm khác như đóng bao, đóng gói tất cả các loại sản phẩm.
Tổng số lao động hiện có của công ty là 252 người.Lao động chủ yếu tập trung ở tổ bột, tổ chén, tổ đóng gói. Công ty sử dụng lao động tuỳ theo mùa và tuỳ theo nhu cầu thị trường để có thể huy động tối đa lao động phục vụ cho sản xuất. Khi việc sản xuất bị thu hẹp thì công ty cho công nhân nghỉ theo chế độ chờ việc hưởng lương.
Toàn bộ qui trình sản xuất mì ăn liền được thực hiện qua các tổ sản xuất sau:
qui trình sản xuất
Phân xưởng sản xuất mì Phân xưởng sản xuất nêm
Tổ Tổ Tổ Tổ Bột canh Bột canh
Bột Chén Chiên Đóng gói thường iốt
- Phân xưởng sản xuất mì:
+ Tổ bột: gồm 10 người có nhiệm vụ đưa bột vào thùng trộn đều theo đúng định lượng.
+ Tổ chén:gồm có 24 người có nhiệm vụ định lượng cho từng vắt mì theo từng loại sản phẩm và dùng tay gạt mì.
+ Tổ chiên: gồm có 4 người có nhiệm vụ đảm bảo nhiệt độ dầu chiên ổn định
+ Tổ đóng gói: gồm 30 người có nhiệm vụ bao kín sản phẩm, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phân xưởng sản xuất nêm: Vì bột nêm chỉ là phụ gia cho mì, nguyên vật liệu sản xuất nêm đã mua sẵn chỉ việc chế biến theo định lượng, bao bì có sẵn nên số công nhân sản xuất không nhiều.
+ Sản xuất bột canh thường:2 người
+ Sản xuất bột canh iốt: 2 người
Để quản lý sản xuất ở từng tổ, từng phân xưởng được chặt chẽ, công ty bố trí mỗi tổ có một tổ trưởng, một tổ phó, một thống kê và một quản đốc phân xưởng cho cả hai phân xưởng sản xuất mì, sản xuất nêm. Các nhân viên này có nhiệm vụ theo dõi, giám sát và đôn đốc sản xuất đảm bảo đúng tiến độ sản xuất, dẩm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cũng như quản lý chi phí tránh tình trạng lãng phí các yếu tố sản xuất.
Ngoài các tổ trực tiếp sản xuất trên còn có một số tổ gián tiếp phục vụ sản xuất như tổ cơ khí , tổ kỹ thuật, tổ bốc vác-vận chuyển, tổ bảo vệ, tổ vệ sinh công nghiệp…
3. Đặc điểm về tổ chức quản lý.
Mỗi doanh nghiệp đều được coi là một tế bào của nền kinh tế. Doanh nghiệp có phát triển vững mạnh thì nền kinh tế mới tăng trưởng. Để đạt được mục tiêu đó điều cần thiết hơn cả là việc tổ chức một bộ máy quản lý sao cho vừa gọn nhẹ vưà có hiệu quả.
Nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển theo xu thế chung công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh đã hết sức cố gắng và từng bước hoàn chỉnh bộ máy quản lý. Qua mấy năm hoạt động công ty đã dần dần tổ chức được bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ và hiệu quả, đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Bộ máy quản lý của công ty được tổ còn đảm bảo phù hợp với đặc điểm sản xuất do được xây dựng dựa trên cách tổ chức sản xuất. Chính vì vậy mà công ty ngày càng mở rộng được qui mô sản xuất và đứng vững trên thị trường.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh là công ty hiện đang áp dụng mô hình trực tuyến chức năng.
Đây là mô hình khá phổ biến và đang áp dụng rộng rãi trong các công ty và các loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh áp dụng mô hình này là do những đặc điểm về hoạt động kinh doanh có đặc thù riêng.đứng đầu công ty là quản trị gia cấp cao (Giám đốc).Người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong hoạt động điều hành, quản lý công ty.
Dưới Giám đốc là phó giám đốc và các phòng ban, bộ phận chức năng đều có sự hợp tác hỗ trợ lẫn nhau thúc đẩy nhau cùng phát triển để thực hiện các nhiệm vụ của riêng mình vì mục tiêu chung của công ty.
- Giám đốc: Là người có quyền hạn cao nhất, người điều hành chung mọi hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm của mình trước nhà nước, pháp luật và cán bộ công nhân viên. Các quyết định và các chính sách phương hướng kinh doanh mà giám đốc đưa ra có ý nghĩa rất quan trọng tới sự tồn tại và phát triển của công ty.
- Phó giám đốc: Là người tham mưu cho giám đốc trong việc ra các quyết định quản lý trong từng lĩnh vực chuyên môn. Đồng thời là người trực tiếp quản lý về việc cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất.
Bộ máy quản lý của công ty được khái quát bằng sơ đồ sau:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế toán tài vụ
Phòng KCS
Văn phòng công ty
Bộ phận bán hàng
Phòng kinh doanh
Phòng vật tư
Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
- Phòng kinh doanh: đảm nhận việc nghiên cứu và phát triển thị trường. Bên cạnh đó phòng kinh doanh còn thực hiện cả công tác tiêu thụ sản phẩm và Makerting. Đồng thời cùng phối hợp các phòng ban khác lên kế hoạch sản xuất tiêu thụ cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ kế toán để vào sổ sách về tình hình hoạt động sản xuất (nhập-xuất) của công ty. Tổng hợp các thông tin đề xuất các phương án đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.
- Phòng tài vụ: theo dõi, ghi chép tình hình, phân tích tình hình hoạt động của sản xuất kinh doanh của công ty. Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin để lãnh đạo công ty ra được quyết định sát thực hạch toán lỗ lãi đồng thời thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước.
- Phòng KCS: Kiểm tra theo dõi các thông số kỹ thuật của các loại mì ăn liền sản xuất ra. Có nhiệm vụ nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm mới và phối hợp với các phòng ban khác lập kế hoạch sản xuất.
- Văn phòng công ty: Thực hiện các thủ tục hành chính, lưu giữ các loại tài liệu của công ty.Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ quản lý nguồn nhân lực. Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động.
- Bộ phận bán hàng: có nhiệm vụ phân phối đén tận tay người tiêu dùng những sản phẩm của công ty. Cùng phối hợp với phòng kinh doanh trong việc cung cấp thông tin thị trường.
- Phân xưởng sản xuất: Đứng đầu là quản đốc phân xưởng có nhiệm vụ quản lý bố trí nhân sự, điều phối hoạt động dây chuyền sản xuất. Phối hợp với các phòng ban khác lên kế hoạch sản xuất. Đây là nơi điều hành hoạt động trực tiếp mấy móc thiết bị.
Ngoài ra còn có bộ phận cơ khí-kỹ thuật chuyên sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị và tổ bốc vác.
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý, xuất phát từ điều kiện và trình độ quản lý, công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Hàng ngày chứng từ được chuyển về phòng kế toán để xử lý và tiến hành công việc kế toán.
Phòng kế toán đặt dưới sự lãnh đạo của giám đốc công ty, trong đó các nhân viên kế toán đặt dưới sự chỉ đạo của Kế toán trưởng. Để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đảm bảo chuyên môn hoá lao động của cán bộ kế toán, bộ phận kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ bộ máy kế toán
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh
Kế toán trưởng
Kế toán vật tư,
Thanh toán
Kế toán tổng hợp CPSX&Z,bán hàng
Thủ quỹ
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ giám sát chung, đưa ra những thông tin, nhiệm vụ cho các nhân viên kế toán và đưa ra những quyết định quan trọng.
- Kế toán vật tư: theo dõi, ghi chép tình hình nhập –xuất- tồn kho vật tư.
-Kế toán thanh toán: theo dõi, thanh toán công nợ của công ty với bên ngoài.
-Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ nắm bắt chung toàn bộ quá trình hạch toán và đưa ra những kết quả cuôí cùng của công tác kế toán thông qua báo cáo tài chính. Kế toán tổng hợp của công ty đồng thời theo dõi về tài sản cố định, thành phẩm, tính giá thành phẩm và theo dõi, thanh toán công nợ của công ty với bên ngoài, quyết định ngoài nghiệp vụ thu – chi của công ty
- Thủ quỹ : quản lý tiền mặt và theo dõi tiền nộp, xuất quỹ tiền mặt.
Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ để thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh. Trình tự ghi sổ kế toán thể hiện trên sơ đồ sau :
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết
Bảng kê chứng từ ghi sổ
Sổ quĩ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Hệ thống sổ của công ty bao gồm: Sổ quỹ, sổ chi tiết, sổ cái chứng từ làm cơ sở hạch toán là chứng từ ghi sổ. Chứng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29876.doc