- Tuy nhiên một khi khoản nợ ngắn hạn cũng như khoản nợ chiếm dụng này chiếm một tỉ trọng lớn như vậy thì Công ty nên thận trọng bởi vì tuy Công ty không tốn chi phí trả lãi khi sử dụng khoản chiếm dụng này nhưng Công ty cần cân nhắc xem khi khoản nợ này đến hạn Công ty có khả năng thanh toán hay không? Và có thanh toán được đúng hạn hay không? Bởi vì nếu không thanh toán đúng hạn Công ty sẽ bị phạt. Nhưng vấn đề quan trọng hơn cả không phải là số tiền Công ty bị phạt mà là nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như uy tín của Công ty. Ví dụ như một khi Công ty thanh toán chậm hay không có khả năng thanh toán cho nhà cung cấp thì họ sẽ không muốn cung cấp nguyên vật liệu thậm chí sẽ ngưng không cung cấp nguyên vật liệu cho Doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị đình trệ không thể sản xuất hàng hóa sản phẩm do đó Doanh nghiệp sẽ không thể nào cung cấp sản phẩm hàng hóa cho khách hàng. Khi đó các nhà cung cấp khách hàng . Sẽ không còn niềm tin đối với Công ty nữa, một khi uy tín Doanh nghiệp bị mất đi thì Công ty sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng và hết sức khó khăn.
84 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thiết lập cấu trúc vốn và các biện pháp giảm thấp chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần cảng rau quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả hai năm nợ ngắn hạn chiếm một tỉ trọng rất lớn trong tổng nợ phải trả (năm 2003 nợ ngắn hạn chiếm 74.81%, năm 2004 nợ ngắn hạn chiếm 75.2%). Như vậy nợ phải trả của Công ty giảm và nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nợ phải trả cho chúng ta thấy rằng áp lực trả nợ vay của Công ty đã giảm xuống đồng thời cũng làm cho chi phí trả lãi vay cũng giảm theo bởi vì một phần là do chi phí sử dụng nợ ngắn hạn thấp hơn so với chi phí sử dụng nợ dài hạn. Nguyên nhân làm nợ phải trả của Công ty giảm là do đâu? Đi vào phân tích chi tiết ta thấy như sau :
- Nợ dài hạn năm 2004 giảm đi 5.178 triệu đồng hay giảm 34.29% so với năm 2003 (năm 2003 nợ dài hạn là 15.101 triệu đồng, đến năm 2004 còn 9.923 triệu đồng). Điều này làm cho nợ phải trả của Công ty giảm đi 5.178 triệu đồng.
- Bên cạnh đó, nợ ngắn hạn 2004 cũng giảm đi 14.772 triệu đồng hay giảm 32.94% so với năm 2003 (năm 2003 nợ ngắn hạn của Công ty là 44.859 triệu đồng, năm 2004 giảm còn 30.087 triệu đồng). như vậy nợ ngắn hạn của Công ty giảm đã làm cho nợ phải trả của Công ty giảm thêm 14.772 triệu đồng.
Như vậy ta có thể kết luận rằng nợ phải trả của Công ty giảm là do cả nợ dài hạn và nợ ngắn hạn của Công ty đều giảm. Tuy tổng nợ phải trả năm 2004 có giảm đi rất nhiều so với năm 2003 nhưng tỉ trọng của nợ dài hạn và nợ ngắn hạn lại không có sự thay đổi so với với năm 2003 là do tốc độ giảm của nợ dài hạn và nợ ngắn hạn chênh lệch không nhiều (tốc độ giảm của nợ dài hạn là 34.29% còn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn là 32.94%). Do đó mà tỉ trọng của chúng thay đổi rất nhỏ (năm 2003 tỉ trọng nợ dài hạn là 25.19%, tỉ trọng nợ ngắn hạn là 74.81%, năm 2004 tỉ trọng nợ dài hạn là 24.8%, tỉ trọng nợ ngắn hạn là 75.2%).
Tóm lại năm 2004 tổng nợ phải trả đã giảm đi rất nhiều so với năm 2003 nhưng tỉ trọng của các thành phần trong nợ phải trả thì không có sự thay đổi lớn.
Như đã phân tích ở trên, nợ phải trả của Công ty gồm nợ dài hạn và nợ ngắn hạn. Bây giờ chúng ta sẽ lần lượt đi vào xem xét từng thành phần.
Nợ dài hạn :
Nợ dài hạn được xem là một trong những thành phần quan trọng trong cấu trúc tài chính của Công ty đặc biệt việc sử dụng nợ dài hạn được xem là chiến lược tài chính trong hoạch định chiến lược tài trợ cho Doanh nghiệp. Bởi đây là khoản nợ làm phát sinh chi phí tài chính cố định ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đòn bẩy của Công ty và khi sử dụng nợ để tài trợ Công ty luôn được hưởng được một khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay. Do đó chúng ta cần phải chú ý hơn trong việc xem xét tình hình biến động của nợ dài hạn. Tình hình nợ dài hạn của Công ty qua 2 năm như sau :
ĐVT : triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
Chênh lệch
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tốc độ tăng giảm
Nợ vay dài hạn
12.999
86.08%
9.300
93.72%
- 3.699
- 28.46%
Nợ dài hạn khách hàng
2.102
13.92%
623
6.28%
- 1.479
- 70.36%
Tổng nợ dài hạn
15.101
100%
9.923
100%
- 5.178
- 34.29%
Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau :
Qua bảng phân tích ta thấy tổng nợ dài hạn của Công ty năm 2004 giảm 5.178 triệu đồng hay giảm 34.29% so với năm 2003 (năm 2003 tổng nợ dài hạn là 15.101 triệu đồng, đến năm 2004 tổng nợ dài hạn giảm xuống còn 9.923 triệu đồng). Điều này cho chúng ta thấy rằng năm 2004 này Công ty đã giảm sử dụng đòn bẩy trong cấu trúc vốn của mình và do nợ vay dài hạn giảm nên chi phí tài chính cố định của Công ty cũng giảm theo và độ nghiêng đòn bẩy tài chính (mức độ khuyếch đại thu nhập cho chủ sở hữu) cũng sẽ giảm. Bên cạnh đó ta thấy tỉ trọng của từng thành phần nợ dài hạn cũng thay đổi, cụ thể tỉ trọng nợ vay dài hạn tăng (từ 86.08% năm 2003 tăng lên 93.72% năm 2004) tỉ trọng nợ dài hạn khách hàng giảm (từ 13.92% năm 2003 giảm xuống còn 6.28% năm 2004). Đi vào phân tích chi tiết ta thấy tổng nợ dài hạn năm 2004 giảm và tỉ trọng của các thành phần trong nợ dài hạn thay đổi là do :
- Nợ vay dài hạn năm 2004 giảm 3.699 triệu đồng hay giảm đi 28.46% so với năm 2003 (năm 2003 nợ vay dài hạn là 12.999 triệu đồng, đến năm 2004 Công ty đã trả bớt một phần nợ vay dài hạn nên nợ vay dài hạn năm 2004 này còn lại là 9.300 triệu đồng) làm cho tổng nợ dài hạn giảm 3.699 triệu đồng.
- Nợ dài hạn khách hàng năm 2004 giảm 1.479 triệu đồng hay giảm đi 70.36% so với năm 2003 (năm 2003 nợ dài hạn khách hàng là 2.102 triệu đồng đến năm 2004 Công ty trả bớt nợ cho khách hàng nên năm này nợ dài hạn khách hàng còn lại 623 triệu đồng) cũng làm cho tổng nợ dài hạn của Công ty giảm đi 1.479 triệu đồng.
Như vậy tổng nợ dài hạn của Công ty giảm là do cả nợ vay dài hạn và nợ dài hạn khách hàng giảm. Ngoài ra nhìn vào bảng phân tích ta thấy tuy nợ vay dài hạn giảm nhưng tỉ trọng của nó lại tăng lên, nguyên nhân là do tốc độ giảm của nợ dài hạn khách hàng giảm mạnh hơn so với tốc độ giảm của nợ vay dài hạn, cụ thể tốc độ giảm của nợ dài hạn khách hàng là 70.36% còn tốc độ giảm của nợ vay dài hạn chỉ là 28.46%.
Chúng ta cần lưu ý là :
- Tuy Công ty chúng ta đang xem xét là một Công ty cổ phần nhưng Công ty không có phát hành trái phiếu, trong nợ dài hạn của Công ty chỉ có nợ vay dài hạn và nợ dài hạn khách hàng. Trong năm 2004 Công ty không vay thêm nợ dài hạn mới, phần nợ vay dài hạn của Công ty là vay từ những năm trước.
- Đối với nợ vay dài hạn thì Công ty phải trả lãi vay hay nói cách khác là Công ty phải tốn chi phí sử dụng nợ. Còn đối với nợ dài hạn khách hàng thì Công ty không tốn chi phí sử dụng nợ, khoản nợ này là do Công ty vay của khách hàng 134.368 USD được khách hàng ưu đãi là không phải trả lãi vay. Do đó nếu trong tổng nợ dài hạn của Công ty khoản nợ dài hạn không tính lãi này càng nhiều thì càng có lợi cho Công ty bởi vì đối với các khoản nợ trả lãi vay thông thường Công ty chỉ nhận được khoản sinh lới từ tấm chắn thuế của lãi vay, khoản sinh lời từ tấm chắn thuế của lãi vay bằng thuế suất thuế thu nhập Doanh nghiệp x Lãi vay, còn đối với các khoản vay không tính lãi thì Công ty được hưởng trọn vẹn cả phần lãi vay.
Như vậy nếu năm 2004 này Công ty vẫn duy trì hay tăng khoản nợ dài hạn không tính lãi này thì sẽ rất có lợi cho Công ty. Nhưng đáng tiếc là năm 2004 Công ty phải trả bớt khoản nợ này cho khách hàng do đó khoản nợ này chỉ còn lại là 623 triệu đồng. Nên chắc chắn năm 2004 phần sinh lời từ khoản nợ không tính lãi này sẽ giảm xuống bớt so với năm 2003. tuy nhiên do nợ không tính lãi chiếm 13.92%, đến năm 2004 nợ không tính lãi này giảm đi chỉ chiếm có 6.28% trong tổng nợ phải trả). Do đó khoản nợ không tính lãi này cũng không có ảnh hưởng lớn đến chi phí cố định của Công ty, thành phần quan trọng phải trả lãi vay này là nguồn gốc của chi phí tài chính cố định, chi phí tài chính cố định này sẽ cho chúng ta biết được khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty cao hay thấp và mức độ khuyếch đại thu nhập của chủ sở hữu ra sao.
Nợ ngắn hạn :
Trở lại với phần nợ phải trả ta thấy tuy nợ dài hạn là thành phần rất quan trọng trong cấu trúc tài chính của Công ty nhưng qua hai năm ta thấy nó chỉ chiếm khoảng 1/3 trong tổng nợ phải trả (nợ dài hạn năm 2003 chiếm 25.19%, nợ dài hạn năm 2004 chiếm 24.8% trong tổng nợ phải trả) chiếm phần lớn trong tổng nợ phải trả vẫn là nợ ngắn hạn. Do đó nợ ngắn hạn cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động sản xuất của Công ty. Đó chính là lý do tại sao chúng ta cũng cần xem xét đến tình hình biến động của nợ ngắn hạn. Sau đây là tình hình nợ ngắn hạn qua hai năm.
ĐVT : triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
Chênh lệch
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tốc độ tăng giảm
Nợ vay ngắn hạn
16.190
36.09%
6.038
20.07%
- 10.152
- 62.71%
Nợ ngắn hạn không tính lãi
28.669
63.91%
24.049
79.93%
- 4.620
- 16.11%
Tổng nợ ngắn hạn
44.859
100%
30.087
100%
- 14.772
- 32.93%
Chúng ta cần lưu ý là :
Nợ ngắn hạn không tính lãi bao gồm các khoản nợ sau : khoản phải trả người bán, người mua ứng trước, doanh thu chưa thực hiện phải trả cho công nhân viên, khoản phải nộp nhà nước. Đây là các khoản nợ chiếm dụng, khi sử dụng các khoản nợ này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty không phải trả lãi vay.
Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau :
Qua bảng phân tích ta thấy tổng nợ ngắn hạn của Công ty năm 2004 đã giảm đi 14.772 triệu đồng hay giảm 32.93% so với năm 2003 (năm 2003 tổng nợ dài hạn của Công ty là 44.859 triệu đồng, đến năm 2004 thì tổng nợ dài hạn của Công ty giảm còn 30.087 triệu đồng). Bên cạnh đó tỉ trọng của từng thành phần trong nợ ngắn hạn năm 2004 này cũng thay đổi so với năm 2003 cụ thể tỉ trọng nợ vay ngắn hạn giảm từ 36.09% năm 2003 xuống còn 20.07% vào năm 2004, tỉ trọng nợ ngắn hạn không tính lãi tăng từ 63.91% năm 2003 lên đến 79.93% vào năm 2004. điều này cho chúng ta thấy rằngnăm 2004 này Công ty sẽ trả lãi vay ít hơn so với năm 2003 bởi vì không những tổng nợ vay ngắn hạn giảm mà ngay cả phần nợ ngắn hạn phải trả không tính lãi cũng giảm. Đi vào phân tích chi tiết ta thấy rằng tổng nợ vay năm 2004 giảm và tỉ trọng các thành phần trong tổngnợ vay ngắn hạn thay đổi so với năm 2003 nguyên nhân là do :
- Nợ vay ngắn hạn năm 2004 giảm 10152 triệu đồng hay giảm 62.71% so với năm 2003 (năm 2003 nợ vay ngắn hạn là 16.190 triệu đồng, đến năm 2004 thì nợ vay ngắn hạn chỉ còn lại 6.038 triệu đồng) làm cho tổng nợ ngắn hạn năm 2004 giảm đi 10.152 triệu đồng.
- Nợ ngắn hạn không tính lãi năm 2004 cũng giảm 4.620 triệu đồng hay giảm 16.11% so với năm 2003 (năm 2003 nợ ngắn hạn không tính lãi là 28.669 triệu đồng, đến năm 2004 thì khoản nợ ngắn hạn không tính lãi này giảm xuống chỉ còn lại 24.049 triệu đồng) làm cho tổng nợ ngắn hạn giảm thêm 4.620 triệu đồng.
Như vậy tổng nợ ngắn hạn của Công ty giảm là do cả nợ vay ngắn hạn và nợ ngắn hạn không tính lãi giảm.
Ngoài ra nhìn vào bảng phân tích ta thấy tỉ trọng của các thành phần trong tổng nợ dài hạn thay đổi cụ thể là tỉ trọng nợ vay ngắn hạn giảm từ 36.09% vào năm 2003 xuống còn 20.07% vào năm 2004, tỉ trọng nợ ngắn hạn không tính lãi tăng từ 63.91% vào năm 2003 lên 79.93% vào năm 2004. nguyên nhân là do tốc độ giảm của nợ vay ngắn hạn và tốc độ giảm của nợ ngắn hạn không tính lãi không giống nhau, cụ thể là tốc độ giảm của nợ vay ngắn hạn giảm nhiều hơn so với nợ ngắn hạn không tính lãi (nợ vay ngắn hạn giảm 62.71% trong khi đó nợ ngắn hạn không tính lãi giảm 16.11%)
Qua phân tích chi tiết trên cho chúng ta rút ra một số kết luận như sau :
Phần nợ vay ngắn hạn Ngân hàng này giảm, nếu chi phí sử dụng lãi vay ngắn hạn hai năm bằng nhau thì chắc chắn là lãi vay ngắn hạn năm 2004 sẽ nhỏ hơn so với lãi vay ngắn hạn năm 2003. Do đó năm 2004 này Công ty sẽ tiết kiệm thêm được một phần lãi vay ngắn hạn từ việc giảm số nợ vay ngắn hạn này.
Tuy nợ ngắn hạn không tính lãi giảm nhưng tỉ trọng của nó trong tổng nợ ngắn hạn không những không giảm mà còn tăng hơn so với năm 2003 (nợ ngắn hạn không tính lãi năm 2003 là 63.91% năm 2004 là 79.93%. điều này cho chúng ta thấy rằng năm 2004 Công ty sử dụng chủ yếu là nợ chiếm dụng cho hoạt động sản xuất hằng ngày của Công ty và xu hướng sử dụng nợ ngắn hạn chiếm dụng này ngày càng gia tăng.
Qua tìm hiểu thực tế tình hình của Công ty ta nhận thấy một số thuận lợi và bất lợi của Công ty khi sử dụng nợ ngắn hạn so với nợ dài hạn là như sau :
Một số thuận lợi của việc sử dụng nợ ngắn hạn so với nợ dài hạn :
- Tính linh hoạt trong việc huy động vốn do nguồn tài trợ rất linh động dễ dàng thay đổi nên từ đó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được liên tục.
- Chi phí sử dụng vốn của nguồn tài trợ này thường thấp hơn so với vay dài hạn, nguyên nhân là do nợ ngắn hạn thường được phát hành với chi phí thấp hơn. Cụ thể ta thấy trong phần nợ ngắn hạn của Công ty thì nguồn nợ từ việc phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng khá lớn đây là nguồn nợ không tốn chi phí sử dụng vốn chủ yếu chỉ dựa vào uy tín của Công ty. Ưu điểm mà chúng ta có thể thấy ngay được là khi sử dụng nợ ngắn hạn chiếm dụng này Công ty sẽ không phải tốn chi phí trả lãi vay. Ở Công ty chúng ta khoản nợ này chiếm một tỉ trọng khá lớn cho nên khi sử dụng khoản chiếm dụng này sẽ giúp cho Công ty tiết kiệm được một phần chi phí rất đáng kể.
- Ngoài ra nợ ngắn hạn có thể được tăng hoặc giảm tương ứng với các nhu cầu tài trợ thay dổi vì thế Doanh nghiệp chỉ gánh chịu chi phí tài trợ khi thật sự cần thiết.
Như vậy việc sử dụng nợ ngắn hạn sẽ gây bất lợi gì cho Công ty ?
- Tuy nhiên một khi khoản nợ ngắn hạn cũng như khoản nợ chiếm dụng này chiếm một tỉ trọng lớn như vậy thì Công ty nên thận trọng bởi vì tuy Công ty không tốn chi phí trả lãi khi sử dụng khoản chiếm dụng này nhưng Công ty cần cân nhắc xem khi khoản nợ này đến hạn Công ty có khả năng thanh toán hay không? Và có thanh toán được đúng hạn hay không? Bởi vì nếu không thanh toán đúng hạn Công ty sẽ bị phạt. Nhưng vấn đề quan trọng hơn cả không phải là số tiền Công ty bị phạt mà là nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như uy tín của Công ty. Ví dụ như một khi Công ty thanh toán chậm hay không có khả năng thanh toán cho nhà cung cấp thì họ sẽ không muốn cung cấp nguyên vật liệu thậm chí sẽ ngưng không cung cấp nguyên vật liệu cho Doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị đình trệ không thể sản xuất hàng hóa sản phẩm do đó Doanh nghiệp sẽ không thể nào cung cấp sản phẩm hàng hóa cho khách hàng. Khi đó các nhà cung cấp khách hàng . Sẽ không còn niềm tin đối với Công ty nữa, một khi uy tín Doanh nghiệp bị mất đi thì Công ty sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng và hết sức khó khăn.
- Khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều, sử dụng nợ dài hạn ít thì khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của Công ty cũng không nhiều bởi vì nợ vay ngắn hạn có chi phí sử dụng vốn thấp hơn rất nhiều so với nợ dài hạn cho nên khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay cũng sẽ thấp.
Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty :
Như vậy qua những gì chúng ta đã phân tích thấy nợ ngắn hạn cũng không kém phần quan trọng. Khi xem xét nợ ngắn hạn của Công ty, một yếu tố rất quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là với khoản nợ ngắn hạn mà Công ty đang có thì khả năng thanh toán của Công ty thế nào? Có khả năng thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn đến hạn hay không? Bởi vì khi một nhà cung cấp, bạn hàng hay chủ nợ nhìn vào Công ty, điều họ quan tâm đầu tiên là tình hình thanh toán và khả năng chi trả của Công ty ra sao? Để biết được khả năng thanh toán của Công ty, chúng ta sẽ lần lượt xem xét các tỉ số thanh toán sau :
- Thứ nhất là về tỉ số thanh toán hiện hành (Rc) :
Tỉ số thanh toán hiện hành (Rc) =
Tỉ số thanh toán hiện hành (Rc) 2003 =
Tỉ số thanh toán hiện hành (Rc) 2004 =
Từ số liệu tính toán trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau :
Ta thấy tỉ số thanh toán hiện hành của Công ty cả hai năm đều lớn hơn 1. Điều này cho chúng ta thấy cả hai năm một đồng nợ vay đều được đảm bảo hơn một đồng tài sản lưu động. Và năm 2004 này tỉ số thanh toán hiện hành cao hơn năm 2003 cho ta thấy rằng năm 2004 nợ vay được đảm bảo cao hơn năm 2003. bên cạnh đó tỉ số thanh toán hiện nay của Công ty vẫn nằm trong giới hạn cho phép của ngành, giới hạn tỉ số thanh toán cho phép của ngành là (từ 1.1. đến 2.5). điều này cho chúng ta thấy rằng khả năng thanh toán của Doanh nghiệp ngày càng được đảm bảo tốt hơn.
- Thứ hai là về tỉ số thanh toán nhanh (Rq) :
Tuy nhiên hàng tồn kho không thể chuyển ngay thành tiền được và ngoài ra tỉ số thanh toán hiện hành sẽ không còn chính xác nữa nếu hàng tồn kho bi mất giá trị hoặc hư hỏng . Để đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn người ta thường dùng tỉ số thanh toán nhanh. Tỉ số thanh toán nhanh được tính như sau :
Tỉ số thanh toán tức thời (Rq) =
Tỉ số thanh toán nhanh (Rq) 2003 =
Tỉ số thanh toán nhanh (Rq) 2004 =
Từ số liệu tính toán trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau :
Nhìn vào hệ số thanh toán nhanh qua hai năm ta vừa tính được ở trên ta thấy rằng tuy tỷ số thanh toán hiện hành của Công ty năm 2004 cao hơn năm 2003 (năm 2003 Rc = 1.42 lần, năm 2004 Rc = 1.64 lần) nhưng tỉ số thanh toán nhanh của Công ty năm 2004 lại thấp hơn năm 2003 (năm 2003 Rq = 0.95 lần, năm 2004 Rq = 0.93 lần) như vậy ta có thể kết luận rằng tỉ số thanh toán hiện hành đã không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của Công ty. Nhưng theo thống kê của ngành mức độ tốt nhất của tỉ số khả năng thanh toán nhanh là từ 0.6 đến 1 lần, nếu nhỏ hơn giới hạn này thì không đảm bảo khả năng thanh toán còn nếu quá lớn thì dư thừa tiền mặt, thể hiện việc sử dụng vốn không hiệu quả. Thực tế cho thấy rằng tuy Rq năm 2004 thấp hơn Rq năm 2003 nhưng vẫn nằm trong giới hạn tốt cho phép cho nên ta có thể kết luận rằng mức độ Rq của Công ty qua 2 năm là rất phù hợp thể hiện tính an toàn trong thanh toán hay nói cách khác khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn rất tốt.
- Thứ ba là về tỉ số thanh toán tức thời (Ri) :
Ngoài hai tỉ số thanh toán đã nên trên, người ta còn dùng một tỉ số thanh toán tức thời để do khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn của Công ty. Tỉ số thanh toán tức thời này cho chúng ta biết khả năng sằn sàng thanh toán nợ của Doanh nghiệp trong bất cứ lúc nào. Tỉ số này được tính như sau :
Tỉ số thanh toán tức thời (Ri) =
Tỉ số thanh toán tức thời (Ri) 2003 =
Tỉ số thanh toán tức thời (Ri) = = 0.34 lần
Từ số liệu tính toán trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau:
Theo thống kê của ngành thì tỉ số này không cần phải cao lắm chỉ nằm trong khoảng từ 0.2 đến 0.5 lần là tốt. Như vậy ta thấy rằng năm 2003 tỉ số Ri = 1.5 lần thấp hơn 0.2 lần nên tỉ số này là chưa tốt , nhưng sang năm 2004 tỉ số này đã tăng lên là 0.34 lần nằm trong giới hạn tốt cho phép của ngành do đó năm 2004 tỉ số Ri đã có cải thiện theo chiều hướng có lợi cho Công ty, Công ty có thể thanh toán tốt các khoản nợ phát sinh cần thanh toán đột xuất.
Tóm lại với các chỉ số thanh toán vừa phân tích trên ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn của Doanh nghiệp là rất tốt. Tuy nợ ngắn hạn của Công ty chiếm một tỉ trọng rất cao nhưng Công ty vẫn đảm bảo được khả năng chi trả.
Vốn cổ phần:
ĐVT : triệu đồng
2003
2004
Chênh lệch
Số
tiền
Tỉ
trọng
Số
tiền
Tỉ
trọng
Số
tiền
Tốc độ tăng giảm
I. Nguồn vốn kinh doanh
24.104
95.37%
26.222
101.89%
2.119
8.79%
Nguồn vốn kinh doanh
18.836
74.53%
18.836
73.19%
-
-
Cổ phiếu
-218
-0.86%
-101
-0.39%
117
53.67%
Quỹ đầu tư phát triển
2.829
11.2%
4.134
16.07%
1.305
46.13%
Quỹ dự phòng tài chính
313
1.24%
923
3.59%
610
194.49%
Lợi nhuận chưa phân phối
2.343
9.27%
2.429
9.44%
86
3.67%
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1.169
4.63%
-487
-1.89%
-1.656
-141.66%
Quỹ khen thưởng
-492
-1.94%
-487
-1.89%
5
1.02%
Nguồn kinh phí sự nghiệp
1.661
6.57%
0
0
-
-
Nguồn vốn cổ phần
25.273
100%
25.735
100%
462
1.83%
Từ bảng phân tích ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn cổ phần năm 2004 tăng 463 triệu đồng hay tăng 1,83% so với năm 2003. Điều này thể hiện khả năng tự tài trợ của Doanh nghiệp này cũng tăng lên, tình hình tài chính của Doanh nghiệp có xu hướng nâng cao và ngày càng khả quan hơn, Doanh nghiệp có đủ vốn, đủ sức để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nguyên nhân của việc tăng nguồn vốn cổ phần này là do:
Nguồn vốn, quỹ của Công ty trong năm 2004 đã tăng 2.119 triệu đồng hay tăng 8,79% so với năm 2003. Cụ thể là nguồn vốn, quỹ năm 2003 là 24.104 triệu đồng, năm 2004 là 26.223 triệu đồng. Tỷ trọng nguồn vốn, quỹ trogn nguồn vốn cổ phần năm 2003 là 95,37% trong khi đó thì năm 2004 tỷ trọng đạt tới 101,89%. Đây là một điều đáng phấn khởi cho Công ty. Nguyên nhân của việc tăng nguồn vốn, quỹ là do:
Cổ phiếu ngân quỹ năm 2004 tăng 117 triệu đồng hay tăng 53,67% so với năm 2003.
Quỹ đầu tư phát triển năm 2004 tăng khá cao cụ thể là tăng 1.305 triệu đồng hay tăng 46,13% so với năm 2003 (quỹ đầu tư phát triển năm 2003 là 2.829 triệu đồng, năm 2004 là 4.134 triệu đồng). Đây là một điều tốt của Công ty để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh để nhằm nâng cao lợi nhuận cho Công ty.
Quỹ dự phòng tài chính trong năm 2004 là 923 triệu đồng, năm 2003 là 313 triệu đồng. Như vậy quỹ dự phòng tài chính trong năm 2004 cũng tăng cao cụ thể là tăng 610 triệu đồng hay tăng 194,89% so với năm 2003. Đây cũng là một điều thuật lợi trong Công ty để mà dự phòng những rũi ro bất ngờ có thể xãy ra với Công ty hoặc là dùng để đầu tư nhằm tạo thuận lợi cho Công ty.
Lợi nhuận chưa phân phối của công ty trong năm 2004 cũng đã tăng lên 86 triệu đồng hay tăng 3,67% so với năm 2003 (Lợi nhuận chưa phân phối năm 2003 là 2.343 triệu đồng, năm 2004 làq 2.429 triệu đồng). Đây cũng là một nguồn vốn để bổ sung vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tiếp tục sinh lời cho chủ sở hữu. Thay vì phát hành cổ phần mới Công ty có thể sử dụng nguồn vốn này khi sử dụng nguồn vốn này Doanh nghiệp sẽ không phải tốn chi phí phát hành cổ phiếu cũng như lợi nhuận tạo ra cổ đông cũ không phải chia sẽ lợi nhuận cho những cổ đông mới.
Trong khi đó thì nguồn kinh phí và quỹ khác cũng tăng cụ thể là trong năm 2004 nguồn kinh phí và quỹ khác là âm 734 triệu đồng, năm 2003 là 537 triệu đồng. Như vậy so với năm 2003 thì năm 2004 nguồn kinh phí và quỹ khác tăng lên 197 triệu đồng hay giảm 36.68%. Nguyên nhân là do quỹ khen thưởng phúc lợi trong năm 2004 đã tăng 112 triệu đồng hay tăng 53.04% so với năm 2003 và nguồn kinh phí sự nghiệp năm 2004 cũng tăng lên 75 triệu đồng hay tăng 24.43% so với năm 2003.
Như vậy, qua phân tích trên chúng ta thấy trong những năm gần đây sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp đang trên đà phát triển, làm ăn có lãi và có tích lũy để đầu tư phát triển tăng qui mô sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm thu lợi nhuận cho Công ty.
II. CẤU TRÚC VỐN :
Tuy nợ dài