Chương 1 Những vấn đề chung
1.1 TẦM QUAN TRỌNGCỦAVẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊUNGHIÊN CỨU 2
1.3 PHƯƠNGPHÁPNGHIÊN CỨU 3
1.3.1.Phương pháp thu thập số liệu: 3
1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu: 3
1.4 GIẢTHIẾTKHOAHỌC 4
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
Chương 2 Kháiniệmvà cách nhận diện thông tin thích hợp
2.1KHÁI NIỆM QUYẾTĐỊNHNGẮN HẠN 6
2.2.KHÁI NIỆM VỀTHÔNGTIN THÍCHHỢP 6
2.3.CÁCHNHẬN DIỆN THÔNGTIN THÍCHHỢP 6
2.3.1 Chiphíẩn không phảilà chiphíthích hợp 6
2.3.2 Chiphíkhông chênh lệch trong tương lailà thông tin không thích hợp 8
2.3.3Vìsao phảiphân biệtthông tin thích hợp vớithông tin không thích hợp. 10
Chương 3 Vận dụng thông tin thích hợp cho việc ra quyếtđịnh
3.1 QUYẾTĐỊNHGIỮ LẠI HAYLOẠI BỎMỘTBỘPHẬN 11
3.1.1)chiphíkhả biến 11
3.1.2) chiphíbấtbiến 11
3.2 QUYẾTĐỊNHCHOKẾHOẠCHMUAHÀNG 19
3.2.1)Để minh hoạ cho quyết định về mua hàng , sau đây là một số hợp đồng mua hàng
đượcthu thập từdoanh nghiệp tưnhân MêKong. 19
3.2.2)Mộtvídụ minh hoạ kháccủa doanh nghiệp MêKong 21
3.3 QUYẾTĐỊNHVỀVẤN ĐỀTÍNHGIÁBÁN TỐI THIỂUVÀCHI PHÍ HỢPLỆ 24
3.3.1Trường hợp I 25
3.3.2Trường hợp II 25
3.3.3Trường hợp III 26
3.4 QUYẾTĐỊNHCHẤPNHẬN HAYTỪ CHỐI 28
3.5 QUYẾTĐỊNHNÊN BÁN NGAYHAYTIẾPTỤC SẢN XUẤT 30
3.5.1)Vídụ 1 31
3.5.2) Vídụ 2: 32
3.6 QUYẾTĐỊNHSẢN XUẤTHAYMUANGOÀI 34
3.7 PHÂN TÍCHCÁC PHƯƠNGÁN CÓTÍNHCHẤTLOẠI TRỪ NHAU 36
3.7.1) Trình tựphân tích 36
3.7.2 )Thídụ minh hoạ 36
3.8 .PHÂN TÍCHCÁC YẾUTỐKINHDOANHKHI CÓCÁC YẾUTỐGIỚI HẠN 42
3.8.1) Phân tích trường ợơp chỈ có 1 nguồn lựcsản xuấtbịgiớihạn 42
3.8.2)có nhiều điều kiện giớihạn cùng lúc 46
Chương 4 KếtLuận Và Kiến Nghị
4.1 TIÊUCHUẨNĐÁNHGIÁ 52
4.2 THỰC TRẠNGTẠI CÁC DOANHNGHIỆP 52
4.3 KẾTQUẢ 53
4.4 NGUYÊNNHÂNVÀKIẾNNGHỊ 55
63 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thông tin tích hợp của kế toán cho việc ra quyết định doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Golden Hope doanh nghiệp đặt mua 1.600 thùng với
đơn giá được chào bán của công ty chủ hàng là 154.000đ / thùng (đã có thuế GTGT 10%) .
Công ty chủ hàng có chính sách khuyến mãi mua đúng số lượng 1.000 thùng trở lên sẽ được
hưởng giảm giá 1% , trên 1.500 thùng được hưởng 1,5% giá trị lô hàng và sẽ được trừ vào giá
trị của lô hàng ( chiết khấu thương mại ) .Chi phí thu mua 464.000đ và chi phí vận chuyển
đến kho bãi 150.000đ ( tất cả đều có thuế GTGT ) .
Hợp đồng II : Tại công ty Tường An , doanh nghiệp cũng đặt mua cùng số lượng ,
chủng loại , quy cách và chất lượng .Chủ hàng chào giá giống nhau nhưng công ty có chính
sách khuyến mãi khác . Nếu thanh toán ngay sẽ được hưởng hoa hồng 2% vào giá trị của lô
hàng (chưa có thuế GTGT ) . Chi phí thu mua là 1.520.000đ và chi phi vận chuyển đến kho
bãi 150.000đ ( tất cả đều có thuế GTGT ).
Vậy doanh nghiệp sẽ chọn hợp nào cho kế hoạch mua hàng của mình để đạt được lợi
nhuận cao? Và lợi ở chổ nào ? . chúng ta tiến hành phân tích sẽ rõ hơn . Khi biết thêm thông
tin là doanh nghiệp dự định bán lô hàng với giá dự kiến là 160.500đ/thùng (chưa có thuế
GTGT) .
Bảng phân tích so sánh giữa hai hợp đồng
Chỉ tiêu Hợp Đồng I Hợp Đồng II
Giá mua (1600*154000) 246.400.000 246.400.000
Trừ Giảm giá(*) 2.926.000 0
Chi phí thu mua 464.000 1.520.000
Chi phí vận chuyển 150.000 150.000
Tổng giá mua có thuế 244.088.000 248.070.000
Tổng giá mua chưa có thuế 221.898.182 225.518.182
Thuế GTGT được khấu trừ 22.189.818 22.551.818
(*)Giảm giá = 1000thùng*154000đ*1% + 600thùng*154000đ*1,5% = 2926000đ
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến
Chỉ tiêu Hợp Đồng I Hợp Đồng II Chênh lệch I/II
Doanh thu 256.800.000 256.800.000 0
Biến phí 221.898.182 225.518.182 (3.620.000)
Số dư đảm phí 34.901.818 31.281.818 3.620.000
Định phí 24.023.035 24.023.035 0
Lợi nhuận trước thuế và lãi 10.878.783 7.258.783 3.620.000
Lãi khác 0 4.480.000 (4.480.000)
Lợi nhuận trước thuế 10.878.783 11.738.783 (860.000)
Thuế (28%) 3.046.059 3.286.859 (240.800)
Lợi nhuận sau thuế 7.832.724 8.451.924 (619.200)
Lãi khác (Hợp đồng II) = 154000đ/1,1*1600thùng*2%
Vậy theo phân tích so sánh giữa hợp đồng I khác với hợp đồng II thì chênh lệch âm
619200đ . Tức là hợp đồng I không có lợi hơn hợp đồng II 619.200đ . Do đó quyết định chọn
hợp đồng với công ty dầu ăn Tường An để hưởng thêm khoản lợi 619.200đ .
Quyết định cũng tương tự khi ta tiến hành phân tích theo phương pháp thông tin kế
toán thích hợp sẽ nhanh gọn và chính xác hơn .
Bước1: Tập hợp những thông tin liên quan đến phương án : điều này được thể hiện
qua việc tìm kiếm số liệu
Bước2: Loại bỏ những thông tin không thích hợp .
Loại bỏ những khoản thu và chi như nhau giữa các phương án
Giá mua , chi phí vận chuyển , doanh thu và định phí là giống nhau giữa hai phương
án nên sẽ không xét đến do không phải là chi phí chênh lệch.
Bước 3: Ra quyết định trên những thông tin còn lại , tất cả các khoản còn lại là thông
tin thích hợp được tính toán bảng sau :
Bảng phân tích theo phương pháp thông tin thích hợp
Chỉ tiêu Hợp đồng I Hợp đồng II Chênh lệch I/II
Giảm giá 2.926.000 0 2.926.000
Chi phí thu mua (464.000) (1.520.000) 1.056.000
Tổng giá mua có thuế 2.462.000 (1.520.000) 3.982.000
Tổng giá mua chưa thuế 2.238.182 (1.381.818) 3.620.000
Thuế GTGT được khấu trừ 223.818 (138.182) 362.000
Hoa hồng hưởng doanh số 0 4.480.000 (4.480.000)
Lơị nhuận trước thuế 2.238.182 3.098.182 (860.000)
Thuế TNDN(28%) 626.691 867.491 (240.800)
Lợi nhuận sau thuế 1.611.491 2.230.691 (619.200)
Khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sẽ không được tính vào phần giá vốn hàng
bán vì sẽ được khấu trừ khi bán lô hàng . Do đó nó sẽ là thông tin không thích hợp vì nó là
khoản mà người tiêu dùng phải trả .
Nhận xét :
Qua hai phương pháp phân tích thì cả hai phương pháp phân tích đều cho cùng kết
quả là nên chọn hợp đồng II của công ty dầu Tường An có lợi hơn là 619.200đ so với hợp
đồng I của công ty Golden Hope . Nhưng phương pháp phân tích dựa trên thông tin thích hợp
lại cho kết quả nhanh gọn , làm cho người ra quyết định khỏi phải lúng túng khi đứng trước
quá nhiều thông tin cần phải xử lý . Do đó nó là biện pháp đáng tin cậy vừa hữu hiệu lại đạt
hiệu quả cao .
3.2.2Một ví dụ minh hoạ khác của doanh nghiệp MêKong
Doanh nghiệp đang tìm đối tác kinh doanh mới với hai công ty chủ hàng đang được
doanh nghiệp quan tâm là : công ty cổ phần Việt Nam và công ty sản xuất - thương mại Mai
Anh cả hai chuyên doanh mặt hàng sữa tươi , sữa hộp , đủ chủng loại Sau khi thương
lượng về giá cả , chủng loại , quy cách , chất lượng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp thì
có một số vấn đề mà doanh nghiệp đang quan tâm như :
Tổng giá trị của hợp đồng là 200.000.000đ , một số thông tin sau :
Chỉ tiêu Cty cổ phần Việt Nam Cty SX-TM Mai Anh
Phương thức
thanh toán
Trả ngay được hưởng chiết khấu 2%
giá trị hợp đồng
Ưu đãi về tín dụng thương mại trả
sau 2tháng.
Phương thức
giao nhận
Giao tận nơi chi phí do người bán
chịu
Chi phí vận chuyển 120.000đ
Phương thức
mua hàng
Chi phí thu mua 1.500.000đ Chi phí thu mua 1.000.000đ
Hỗ trợ phí 1người = 2.000.000đ do chủ hàng
trực tiếp chỉ định nhân viên bán hàng
của họ.
2người = 4.000.000đ giao cho
doanh nghiệp tự thuê nhân viên
bán hàng.
Biết rằng lãi suất tín dụng 0,7%/ tháng . Vậy nên chọn chủ hàng nào có lợi ta tiến
hành phân tích như sau :
Bảng phân tích chênh lệch giữa hai hợp đồng
Chỉ tiêu
Cty Cổ Phần
Việt Nam(I)
(I)
Cty Sx -TM
Mai Anh(II) Chênh lệch(I/II)
Phương thức thanh toán
Trả ngay hưởng hoa hồng 2% 4.000.000 0 4.000.000
Trả sau 2tháng (LS 0.7%/tháng) 0 1.400.000 (1.400.000)
Phương thức giao nhận 0 (120.000) 120.000
Phương thức mua hàng (1.500.000) (1.000.000) (500.000)
Hỗ trợ phí 2.000.000 4.000.000 (2.000.000)
Tổng cộng 4.500.000 4.280.000 220.000
Vậy nên chọn hợp đồng với Cty cổ Phần Việt Nam thì có lợi hơn khi chọn hợp đồng
với Cty SX-TM Mai Anh là 220.000đ . Tuy nhiên nếu quyết định trên sẽ thay đổi còn tuỳ
thuộc vào tài chính của doanh nghiệp . Nếu doanh nghiệp có nguồn tài chính dư thừa thì
đương nhiên là chọn Cty cổ phần Việt Nam . Nhưng nếu nguồn tài chính bị hạn hẹp thì Cty
nên xét lại có nên chọn Cty SX_TM Mai Anh hay không ? . Đó là quyết định sau cùng của
chủ doanh nghiệp vì cty SX-TM mai Anh đang sử dụng chính sách ưu đãi tín dụng thương
mại và chủ yếu ngắm vào những khách hàng đang hạn hẹp về nguồn lực tài chính .
Nhận Xét :
Kế hoạch mua hàng không chỉ chú trọng đến các vấn đề về nhu cầu , phẩm chất , quy
cách , chất lượng , chủng loại mà còn phải xem xét về khả năng tài chính , về các khoản chi
phí khác ngoài chi phí thu mua đặc biệt là các phương thức thanh toán , phương thức giao
nhận , hay các khoản thưởng : thưởng hoa hồng , khoản hỗ trợ phí đang là một trong những
chiến lược Maketing mà các nhà cung cấp đang quan tâm theo đuổi . Đó là vấn đề bức xúc
trong thì trường cạnh tranh hiện nay mà doanh nghiệp thường lãng quên đi trước khi ra quyết
định . Tất cả các khoản ấy được xem là chi phí cơ hội . Vì thế chúng ta nên cân nhấc kỹ lưỡng
trước khi ra quyết định nếu không sẽ bỏ lỡ những cơ hội đáng tiếc .
3.3QUYẾT ĐỊNH VỀ VẤN ĐỀ TÍNH GIÁ BÁN TỐI THIỂU VÀ CHI PHÍ HỢP LỆ
Trong những trường hợp năng lực sản xuất còn nhàn rỗi , người quản lý thường suy
nghĩ làm thế nào để sử dụng tốt năng lực sản xuất mang lại lợi ích cho doanh nghiệp . Một
vấn đề liên quan đến việc sử dụng tối ưu năng lực sản xuất là định giá bán tối thiểu cho khối
lượng sản phẩm sản xuất từ nguồn dư thừa này . Công thức định giá bán tối thiểu hợp lý trong
trường hợp này là dựa vào chi phí khả biến (đúng hơn là dựa vào chi phí hợp lệ ) . Lý do là
chi phí bất biến đã được tính cho khối lượng trước đó để xác định lợi nhuận ròng .
Giá bán tối thiểu = chi phí khả biến + lợi nhuận dự kiến
Vế thứ hai , bên phải của công thức trình bày lợi nhuận tăng thêm dự kiến tính trên số
lượng sản phẩm được sản xuất bổ sung bằng cách sử dụng phần năng lực còn sản xuất nhàn
rỗi trong kỳ .
Trong những trường hợp chi phí bất biến không thay đổi khi số lượng sản phẩm tăng
thêm thì công thức trên phù hợp . Tuy nhiên trong thực tế hiếm khi xảy ra tình huống đó nên
việc sử dụng công thức giá bán tối thiểu dựa trên chi phí khả biến đòi hỏi người quản lý phải
thật sự cẩn trọng . Trong những trường hợp có sự biến động của chi phí khả biến và chi phí
bất biến nên công thức tính giá bán tối thiểu được trình bày như sau :
Giá bán tối thiểu = Chi phí hợp lệ + Lợi nhuận kế hoạch
Hãy tìm thí dụ sau đây . Cty TNHH SX _ TM Trần Đoàn 90A/D7 Lý Thường Kiệt
P11 Q10 TP .Hồ Chí Minh chuyên sản xuất mặt hàng nước giải khác hiện đang bán ra hàng
tháng 800thùng . Để có số sản phẩm này thì phải sử dụng 80% công suất sản xuất hiện có
(không có tồn kho ) . Điều này chỉ có nghĩa là doanh nghiệp chỉ có thể sản xuất và bán ra
1.000thùng hàng tháng . Trong tháng tới dự kiến rằng Cty có nhiều cơ hội tăng số lượng sản
phẩm bán ra và có thể có trường hợp vượt quá mức công suất hiện có . Trong trường hợp đó
Cty dự định sẽ tăng quy mô sản xuất hay mức công suất lên cao hơn bằng cách bổ sung thêm
một số máy móc thiết bị . Cty dự kiến trong tháng tới nhu cầu sẽ tăng do thời tiết khắt nghiệt
vì Cty sản xuất mặt hàng nước giải khát : trà chanh , trà dâu , trà cam Do đó việc tăng công
suất sản xuất là đương nhiên .
80% 90% 125%
Số lượng sản phẩm bán ra (thùng) 800 900 1.250
Chi phí sản xuất khả biến 153.600.000 172.800.000 240.000.000
Chi phí sản xuất bất biến 35.000.000 35.000.000 50.000.000
Tổng chi phí sản xuất 188.600.000 207.800.000 290.000.000
CPSX khả biến /1sản phẩm 192.000 192.000 192.000
CPSX bất biến /1sản phẩm 43.750 38.889 40.000
CPSX tính cho 1sản phẩm 235.750 230.889 232.000
Tổng chi phí chênh lệch 19.200.000 82.200.000
CP chênh lệch tính cho 1sản phẩm(*) 192.000 234.857
(*)192.000 = 19.200.000:100thùng
234.857 = 82.200.000:350thùng
Mức công suất sử dụng
Chỉ tiêu
Chi phí chênh lệch tính cho 1sản phẩm được tính theo công thức sau :
Chi phí chênh lệch /sản phẩm = Tổng chi phí chênh lệch /Chênh lệch của số lượng
Chúng ta tìm hiểu lần lượt từng trường hợp dưới đây :
3.3.1Trường hợp I :
Cty hiện đang bán ra 800thùng sản phẩm mỗi tháng (thùng = 24hộp*20gói*20gr) .
Một khách hàng ở Long An đang thương lượng mua 100thùng . Lợi nhuận dự kiến cho một
sản phẩm bổ sung là 2.200đ/thùng . giá bán tối thiểu trong trường hợp này là bao nhiêu ?
Giải pháp:
Khi bán thêm 100 thùng sẽ làm cho tổng số lượng sản phẩm được sản xuất trong kỳ
tăng lên 900thùng , thấp hơn công suất hiện có là 1.000thùng . Nên việc bán này không đòi
hỏi chi phí bất biến tăng thêm . Do đó giá bán tối thiểu được tính như sau :
Giá bán tối thiểu = 192.000 + 2.200 = 194.200đ/thùng
3.3.2Trường hợp II :
Giả sử rằng khách hàng Long An ở trên muốn mua 450thùng thay vì chỉ mua
100thùng như dự tíh trước đó ( có thể ông ta cho là giá này thật sự rất thấp so với giá chào
bán của người khác ) . Giá bán tối thiểu tính trong trường hợp này là bao nhiêu , nếu người
quản lý muốn duy trì mức lợi nhuận dự khiến là 2.200đ /thùng .
Giải pháp:
Khi bán thêm 450 thùng sản phẩm sẽ làm cho tổng số lượng sản phẩm sản xuất trong
kỳ tăng lên 1.250thùng /tháng nhiều hơn mức côpng suất hiện có là : 1.250 – 1.000 =
250thùng . Nên việc bán này đòi hỏi chi phí bất biến tăng thêm vì phải trang bị thêm máy móc
thiết bị mới và do đó phát sinh thêm chi phí khấu hao . Do đó giá bán tối thiểu được tính như
sau :
Giá bán tối thiểu = Chi phí hợp lệ + lợi nhuận kế hoạch
Khi mức sản xuất tăng lên 1.250thùng thì Cty chỉ sản xuất thêm 250thùng nữa do
công suất sản xuất vẫn còn 200thùng . Do đó chi phí sản xuất thêm 250thùng nữa vượt mức
công suất hiện có nên phải đầu tư thêm máy móc thiết bị và vì thế chi phí hợp lệ sẽ là phần
chênh lệch giữa chi phí sản xuất ( chi phí bất biến và chi phí khả biến ) với lượng sản xuất
chênh lệch .Do đó giá bán tối thiểu được tính :
Giá bán tối thiểu =(290.000.000 – 188.600.000 ) / (1.250-800) + 2.200 = 227.553 đ
3.3.3Trường hợp III
Cty đang bán ra 800thùng mỗi tháng . Giả sử rằng khách hàng Long An ở trên chỉ
mua 100thùng sản phẩm thay vì cho rằng giá bán tính trong trường hợp II là quá cao . Điều
này ngược lại với dự đoán của ông ta là nếu mua thêm một số lượng nhiều thì giá bán phải
thấp hơn . Do đó ông chỉ mua 100thùng sản phẩm . Trong khi đó khách hàng ở An Giang
đang thương lượng mua 350sản phẩm . Người quản lý cũng dự kiến lợi nhuận từ việc bán
cho khách hàng ở An giang vẫn là 2.200đ/thùng . Giá bán tối thiểu / sản phẩm trong trường
hợp này là bao nhiêu ?
Giải pháp :
Khi bán thêm 350thùng sản phẩm sẽ làm cho tổng số sản phẩm sản xuất trong kỳ tăng
lên 1.250thùng vượt mức công suất hiện có . Nên việc bán này đòi hỏi chi phí bất biến tăng
thêm . Do đó giá bản tối thiểu được tính như sau:
Giá bán tối thiểu =(290.000.000–207.800.000 ) / (1.250-900) + 2.200=
237.057đ/thùng
Nhận xét :
Trong ba trường hợp trên giá bán tối thiểu được tính khác nhau mặc dù lợi nhuận dự
kiến tính cho một thùng sản phẩm vẫn là 2.200đ /thùng . Điều này có vẻ như là một nghịch lý
. Ở trường hợp I khách hàng Long An mua 100thùng giá bán được tính là 194.200đ/thùng .
Ở trường hợp II khách hàng Long An muốn mua nhiều hơn là 450thùng thì giá bán được
tgính đến 227.553đ/thùng , trong khi mua càng nhiều thì giá bán có thể giảm hay được hưởng
chiết khấu thương mại nhưng khách hàng Long An phải chịu giá cao hơn đến :
227.553 – 194.200 = 33.353đ/thùng
Đến trường hợp III khách hàng An Giang mua 350thùng giá bán tối thiểu được tính
237.057đ/thùng , cao hơn cả hai trường hợp khách hàng Long An mua 450thùng . Điều có vẻ
nghịch lý này thực ra rất hợp lý vì giá bán tối thiểu được tính dựa trên chi phí hợp lệ hơn là
chỉ tính chi phí khả biến . Nếu viết lại chi phí hợp lệ trong ví dụ này thì chúng ta có kết quả
như sau :
Chi phí hợp lệ = chi phí khả biến chênh lệch + chi phí bất biến chênh lệch
Tính cho các trường hợp ở trên :
Trường hợp I: chi phí hợp lệ = 192.000 + 0 = 192.000đ
Trường hợp II chi phí hợp lệ = 192.000 + 33.333(*) = 225.333 đ
Trường hợp III chi phí hợp lệ = 192.000 + 42.857 (**) = 234.857 đ
(*) 33.333 = (50.000.000 – 35.000.000 ) / (1.250-800)
(**)42.857= (50.000.000 – 35.000.000) /(1.250-900)
Tóm lại , việc tính giá bán tối thiểu dựa trên chi phí hợp lệ cho phép người quản lý
theo dõi bao gồm tất cả những chi phí liên quan đến cả chi phí khả biến và chi phí bất biến thì
giá bán tính theo chi phí hợp lệ sẽ bao gồm cả phần chênh lệch đó . Như vậy công thức này
luôn luôn đảm bảo giá bán cao hơn chi phí khả biến nhưng có thể cho phép giá bán thấp hơn
chi phí sản xuất hay giá thành sản phẩm và luôn luôn tận dụng mọi cơ hội tăng lợi nhuận
trong ngắn hạn . Tất nhiên , trong dài hạn khi tất cả các nguồn lực được sử dụng tối ưu thì chi
phí hợp lệ chính là chi phí sản xuất hay giá thành sản phẩm . Đôi khi cách tính này được gọi
là tính giá bán theo chi phí biên tế hay chi phí tăng thêm .
3.4)QUYẾT ĐỊNH CHẤP NHẬN HAY TỪ CHỐI
Tại xí nghiệp sản xuất giày da xã Mỹ Luông - Huyện Chợ Mới - Tỉnh An Giang đang
đứng trước sự lựa chọn sẽ chấp nhận bán cho khách hàng mới 6.000 sản phẩm hay từ chối
việc bán này. Nếu bán cho một khách hàng mới 6.000 sản phẩm thì xí nghiệp buộc phải từ bỏ
hay cắt giảm 2.000 sản phẩm bán ra bình thường đáng lẽ lượng bán bình thường là 6.000 sản
phẩm. Xí nghiệp không thể đồng thời vừa tiếp tục duy trì mức bán thường lệ vừa chấp nhận
bán thêm 6.000 sản phẩm mới. Lý do sản xuất hiện tại của xí nghiệp là 10.000 sản phẩm /
tháng. Tuy nhiên do khách hàng yêu cầu thay đổi sản phẩm đôi chút về mẫu mã kiểu dáng nên
các yếu tố chi phí sản xuất khả biến sẽ tăng lên một chút so với quá trình sản xuất thường lệ.
Từ chối hay chấp nhận hợp đồng này cần phải xem xét lại kết quả tính toán lợi nhuận chênh
lệch của phương án từ những thông tin sau:
Lợi nhuận dự kiến từ việc chấp nhận hợp đồng 6.000 sản phẩm. Đơn giá 28.000đ/sp
Lợi nhuận dự kiến bị mất đi khi bán 6.000sp
So sánh lợi nhuận thu được từ việc bán thêm 6.000sp và lợi nhuận bị mất đi thì chúng
ta chấp nhận việc bán thêm nó sẽ đem lại khoản lời tăng 37.000- 14.000 = 23.000ngđ /tháng.
Doanh thu (28*6.000sp)(*)
Chi phí sản xuất thích hợp
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (6*6.000sp)
2. Chi phí nhân công trực tiếp (10*6.000sp)
3. Chi phí sản xuất chung khả biến (5*6.000sp)
4. Công cụ lao động
Lợi nhuận thích hợp
168.000ngđ
(131.000)ngđ
(36.000)
(60.000)
(30.000)
5.000
37.000ngđ
Doanh thu (28*2000sp)(**)
Chi phí sản xuất thích hợp
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(6*2000sp)
2. Chi phí nhân công trực tiếp (10*2000sp)
3. Chi phí sản xuất chung khả biến(5*2000sp)
Lợi nhuận bị mất đi khi lượng bán giảm
56.000ngđ
(42.000)ngđ
(12.000)
(20.000)
(10.000)
14.000ngđ
Đơn vị tính: ngđ
Đơn vị tính: ngđ
Kết quả phân tích lợi nhuận chênh lệch
Lợi nhuận thu được từ việc bán 6.000sp
Lợi nhuận bị mất đi khi cắt giảm 2.000sp
Lợi nhuận tăng nếu chấp nhận bán thêm 6.000sp
37.000ngđ
(14.000)ngđ
23.000ngđ
Chú ý: lợi nhuận trong các cách tính trên không phải là lợi nhuận trong các báo cáo tài
chính mà là lợi nhuận thích hợp. Tại vì chúng ta không xét đến chi phí sản xuất chung bất
biến ( ngoại trừ chi phí công cụ lao động do nhu cầu thay đổi mẫu mã nên trang bị thêm phần
chi phí này ) không phải là chi phí thích hợp , vì nó không có tính chênh lệch cho dù chọn
phương án nào. Dựa và việc lựa chọn thông tin thích hợp ta đã bỏ chi phí không thích hợp để
ra quyết định trên những thông tin thích hợp sẽ nhanh và gọn hơn. Do đó lợi nhuận tính trên
không phải là lợi nhuận cuối cùng hay lợi nhuận theo báo cáo.
Tuy nhiên ta có cách trình bày khác về việc phân tích thông tin thích hợp dựa trên
Sự chênh lệch giữa doanh thu , chi phí và lợi nhuận.
Doanh thu chênh lệch (168.000 – 56.000)
Chi phí chênh lệch(131.000 - 42.000 )
Lợi nhuận chênh lệch
112.000ngđ
89.000 ngđ
23.000 ngđ
Nhận xét:
Vậy từ kết quả tính toán trên ta nên tiếp chấp nhận hợp đồng bán thêm 6.000sp và từ
bỏ việc bán 2.000sp ở mức bình thường thì lợi nhuận toàn xí nghiệp sẽ tăng thêm vì xí nghiệp
sẽ hoạt động hết công xuất của máy.Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau :
Việc giảm lượng hàng ở thị trường hiện tại để cung cấp cho hợp đồng ảnh hưởng đến
mức cung ở thị trường hiện tạ rất lớn , liệu khi chấp nhận hy sinh thị trường hiện tại để ký hợp
đồng thì e rằng thị phần của xí nghiệp sẽ bị thu hẹp dễ bị đối thủ cạnh tranh thâm nhập. Sau
khi chấp nhận hợp đồng này thì xí nghiệp có đảm bảo là sẽ tìm kiếm một hợp đồng khác
tương tự như vậy không ? nếu chưa có câu trả lời chính xác thì nhà quản lý nên suy nghĩ lại
3.5)QUYẾT ĐỊNH NÊN BÁN NGAY HAY TIẾP TỤC SẢN XUẤT
Một quá trình sản xuất thường bao gồm đồng thời quy trình sản xuất của hai hay nhiều
sản phẩm tách biệt nhau tạo ra một số sản phẩm cuối cùng từ một lọai nguyên liệu ban đầu
gọi là các đồng sản phẩm khi chúng có giá trị tiêu thụ đáng kể,và là những sản phẩm phụ nếu
chúng có giá trị tiêu thụ nhỏ so với các sản phẩm chính.Thông thường là các ngành sản xuất
nguyên liệu thường có các đồng sản phẩm như các ngành hoá chất , dầu khí , khai thác chế
biến lâm sản , nông sản.. . Để giải quyết vấn đề liên quan đến việc phân bổ chi phí sản xuất
chung ta xem xét các khái niệm sản phẩm chung , chi phí sản phẩm chung , và điểm tách rời.
o Các sản phẩm được tạo ra từ một vài loại nguyên liệu ban đầu chung gọi là các sản
phẩm chung.
o Chi phí sản phẩm chung là những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản
phẩm chung cho tới điểm tách rời
o Điểm tách rời là điểm cho phép phân biệt sản phẩm chung thành những sản phẩm
khác nhau.
Quá trình sản xuất sản đồng sản phẩm và sản phẩm phụ được khái quát bằng sơ đồ sau :
Sơ đồ : Mô hình sản xuất các đồng sản phẩm và sản phẩm phụ .
(Ghi chú : A1 , B1, C1 là các nán thành phẩm ; A2 ,B2 , C2 là các đồng sản phẩm )
Các khoản chi
phí chung
Nguyên liệu
Lao động
Điểm phân chia
A
NVL, lao
động , sx
chung
NVL, lao
động , sx
chung
NVL, lao
động , sx
chung
Các khoản chi
phí bổ sung
Sản xuất
chung
B1
C1
D
A
D
B
C2
Quá
trình sx
chung
Đồng sản
phẩm A
Đồng sản
phẩm B
Đồng sản
phẩm C
Sản phẩm
phụ D
Phân tích quyết định đối với đồng sản phẩm chính là phân tích trường hợp nếu có thể
tiêu thụ được bán thành phẩm ở điểm phân chia thì quyết định ngay , nếu không thì tiếp tục
hoàn thiện sản xuất thành thành phẩm rồi mới tiêu thụ , quyết định nào có lợi hơn cho doanh
nghiệp? Còn đối với sản phẩm phụ thì tiếp tục chế biến phụ phẩm thành sản phẩm khác có giá
trị thương mại thì nên tiếp tục sản xuất , nếu chi phí bỏ ra so với lợi nhuận thu vào ít hơn thì
chúng ta sẽ ngưng sản xuất ngay .
Khi tiến hành phân tích thì lưu ý rằng các khoản chi phí phát sinh trước điểm phân chia
được xếp vào loại thông tin không thích hợp không cần xét đến . Thông tin thích hợp là các
khoản thu và chi chênh lệch nhau giữa hai quyết định nên hay không nên tiêu thụ bán thành
phẩm .
Để minh họa cho quá trình ra quyết đinh liên quan đến việc phân bổ chi phí sản phẩm
chung. Ta xem xét ví dụ sau:
3.5.1Ví dụ 1 Giả sử rằng trong quá trình sản xuất xà phòng có xuất hiện một số phụ
phẩm mà trong nhiều năm liền nó được bỏ đi. Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm
phát hiện ra nếu tiếp tục chế biến thêm thì phụ phẩm có giá trị thương mại như là một sản
phẩm phân bón. Do phụ phẩm được xem là một sản mới nên bộ phận kế toán tiến hành phân
bổ chi phí sản xuất chung cho nó. Sau khi tính toán chi phí thì người kế toán kết luận rằng
doanh số thu được từ sản phẩm phân bón thấp hơn chi phí bỏ ra (bao gồm cả phân bổ chi phí
sản phẩm chung pân bổ cho nó ). Như vậy theo người kế toán , xí nghiệp không nên sản xuất
sản phẩm phân bón này , tốt hơn là loại bỏ phụ phẩm như trước đây. Liệu đây có thực sự là
quyết định khôn ngoan hay không ? số liệu minh họa và câu trả lời được trình bày qua cách
tính sau: ĐVT: ngđ
Xà phòng
1
Xà phòng
2
Xà phòng
3 Phụ phẩm
Doanh thu các lại sản phẩm
Phân bổ chi phí sản phẩm chung
600.000
300.000
400.000
200.000
200.000
100.000
0
0
Tổng chi phí sẩn phẩm chung là 600.000ngđ , phẩn bổ theo tỷ trọng doanh thu của
các loại sản phẩm
Quyết định nên bán ngay hay tiếp tục sản xuất (giải pháp sai ):
Xà phòng
1
Xà phòng
2
Xà phòng
3
Phụ phẩm
Doanh thu
Phẩn bổ chi phí sản phảm chung
Chi phí chế biến thêm
Lỗ do chế biến thêm
600.000
276.923
400.000
184.615
200.000
92.308
100.000
46.154
80.000
(26.154)
Tổng chi phí sản phẩm chung là 600.000ngđ được phân bổ theo tỷ trọng doanh thu
276.923= (600.000/1.300.000) *600.000
184.615= (400.000/1.300.000) *600.000
92.308 = (200.000/1.300.000) *600.000
46.154 = (100.000/1.300.000) *600.000
Quyết định nên bán hay tiếp tục sản xuất giải pháp đúng:
Xà phòng
1
Xà phòng
2
Xà phòng
3
Phụ
phẩm
Doanh thu
Phẩn bổ chi phí sản phảm chung
Chi phí chế biến thêm
Lãi do chế biến thêm
600.000
300.000
400.000
200.000
200.000
100.000
100.000
0
80.000
20.000
Tổng chi phí sản phẩm chung 600.000ngđ , được phân bổ theo tỷ trọng doanh số của 3
loại xà phòng , còn phụ phẩm không phải chịu chi phí phân bổ. Như vậy phương án tốt hết là
xí nghiệp nên chế biến phụ phẩm vì lợi nhuận của xí nghiệp tăng 20.000ngđ khi chọn phương
án chế biến thêm phụ phẩm.
Về mặt kinh tế doanh nghiệp đã làm tăng nguồn thu cho chính mình một khoản lợi tức
kha khá , không những đa dạng hoá sản phẩm mà còn góp phần không lớn về việc cung ứng
nhu cầu đang thiếu ở thị trường hiện tại là nổi trăn trở của các nhà nông .
3.5.2 Ví dụ 2:
Xí nghiệp chế biến lương thực Gomex , xã Long Điền B , Chợ Mới , An Giang chế
biến gạo , tấm , ngoài ra còn các loại phụ phẩm , phế phẩm khác như : cám và thóc , trấu .Khi
bán thành phẩm ở công đoạn I hoàn thành cả hai đều có thể tiêu thụ được . Tuy nhiên chủ xí
nghiệp đang buâng khuâng có nên chuốt gạo và tấm lại cho trắng rồi mới bán hay không? Chi
phí bỏ ra để chà trắng gạo với lợi nhuận thu về thì như thế nào ?
Quyết định trên sẽ rõ nếu chúng ta biết thêm một số thông .
Tất cả các khoản thu và chi (là những thông tin thích hợp đã loại bỏ các khoản chi
trước thời điểm phân chia và quyết định ở đây chỉ quan tâm đến sản phẩm chính )được tập
hợp như sau :
Bảng tập hợp các khoản thu và chi
Chỉ tiêu Các loại sản phẩm kết hợp
Gạo Tấm
1)Giá trị tiêu thụ ở điểm phân chia
2)Giá trị tiêu thụ khi chế biến
3)Chi phí kết hợp phân bổ
4)Chi phi chế biến thêm
5)Doanh thu tăng thêm khi chế biến(2-1)
6)Lãi (lỗ ) tại điểm phân chia (1-3)
7)Lãi (lỗ ) tăng thêm do chế biến thêm(5-4)
55.000.000
72.500.000
36.000.000
12.500.000
17.500.000
19.000.000
5.000.000
52.500.000
68.750.000
29.000.000
1.650.000
16.250.000
23.500.000
(250.000)
Vậy kết quả cho thấy tiếp tục sản xuất gạo thì có lời nhưng tiếp tục sản xuất tấm thì bị
lỗ . Do đó nên bán ngay tấm tại điểm phân chia để không bị lỗ 250.000đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1152.pdf