Chuyên đề Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay

Về doanh thu: Trong 4 năm từ năm 1988 - 1991 doanh thu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mức đạt 192 triệu USD, trong đó xuất khẩu 52 triệu USD. Bước sang năm 1992 doanh thu đã tăng lên 230 triệu USD trong đó xuất khẩu 112 triệu USD; năm 1993 doanh thu đạt 358 triệu USD trong đó xuất khẩu 115 triệu USD, năm 1994 đạt 850 triệu USD trong đó xuất khẩu 300 triệu USD và năm 1995 đạt 1277 triệu USD trong đó xuất khẩu 400 triệu USD (không kể dầu khí). Nếu cả dầu khí trong năm 1995 đạt khoảng 2000 triệu USD trong đó xuất khẩu đạt khoảng 1000 triệu USD. Cùng với xuất khẩu hàng hoá của các nhà nước có đầu tư TTNN thì 1994 - 1995 giá trị kinh ngạch xuất khẩu của các xí nghiệp có vốn đầutư NN chiếm 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất là những nước đang phát triển, nơi có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư phát triển kinh tế. Để thu hút vốn FDI các nước đã sử dụng các giải pháp như sau: Thứ nhất: Cải tổ cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Thứ hai: Ban hành các đạo luật đầu tư hấp dẫn, giành nhiều ưu đãi đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài xây dựng một môi trường một pháp lý và môi trường cạnh tranh lành mạnh. Thứ ba: Phát triển kinh tế mở, khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế nhất là kinh tế tư nhân cần được phát triển và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Thứ tư: Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô Thứ năm: Đổi mới và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, đa dạng hoá nền sản xuất xuất hiện. Thứ sáu: ổn định chính trị và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, kiềm chế lạm phát… Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc chiếm một phần tư tổng đầu tư vào các nước đang phát triển, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế ở các nước này. Quy mô trung bình của các dự án năm 1991 là 920000USD, năm 1993 là 1310000 USD. Từ năm 1992 bắt đầu có sự gia tăng đáng kể trong các dự án vừa hoặc lớn với kỹ thuật tiên tiến trong ngành điện, máy móc, hoá chất, điện tử, vật liệu xây dựng. Các đặc khu kinh tế và khu công nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều. Cho đến nay Trung Quốc vẫn là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư và Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng cao. Điều gì đã dẫn đến kết quả hoạt động tốt như vậy của Trung Quốc .Bên cạnh một số nhân tố thuận lợi, Trung Quốc đã có các biện pháp thu hút và sử dụng FDI cho sự phát triển một cách tích cực và kế hoạch. Thứ nhất , Trung Quốc đã tạo ra một môi trường khá thuận lợi và ổn định cho các nhà đầu tư, tạo ra mức tin cậy cao nơi họ. Nhờ đó đã thu hút luồng đầu tư lớn với hình thức và đối tác phong phú. Thứ hai , FDI ở Trung Quốc được thu hút một cách có kế hoạch. ở giai đoạn đầu FDI được khuyến khích tập trung vào sản xuất công nghiệp là ngành có hệ số tạo việc làm cao và dần dần tháo bỏ những bất ổn trong việc thu hút trú trọng hơn tới phát triển nông nghiệp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế ở nước này. Cuối thập kỷ 80, Thái Lan đã thu hút khoảng 30 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Vào đầu những năm 90, nền kinh tế Thái Lan luôn giữ ở mức tăng trưởng 8%/ năm. Trong ba năm lại đây, nguồn vốn đổ vào Thái Lan là 55 tỷ USD song hầu hết lại được đầu tư vào bất động sản và một số lĩnh vực không phát huy được hiệu quả . Đầu tư những khoản khổng lồ vào bất động sản nhưng chủ yếu để phục vụ tiêu dùng ít tạo ra việc làm có chất lượng cho nền kinh tế , với khả năng sinh lời thấp , chỉ tạo cho mọi người cảm giác giàu có nhưng đó chỉ là sự phồn vinh giả tạo. Điều này có nghĩa là FDI không nhằm vào phát triển mà chỉ để kiếm chênh lệch. Việc vay tiền nước ngoài với lãi suất thấp quá dễ dàng làm cho các nhà đầu tư ở Thái Lan thiếu chọn lọc lĩnh vực kinh doanh. Một số lĩnh vực có lãi suất rất thấp cũng được đầu tư. Bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan Từ vài thập niên trở lại đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần không nhỏ trong quá trình tăng trưởng của nhiều nước.Các bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan là: Về lâu dài, chúng ta cần phải gắn việc cải cách môi trường đầu tư với cải cách toàn bộ nền kinh tế. Việc làm này có tác dụng mạnh mẽ hơn so với việc ưu đãi và khuyến khích riêng lẻ cho các nhà đầu tư ( chủ yếu chỉ để giữ chân các nhà đầu tư trước chuyển dịch lợi thế cạnh tranh giữa các nước). Cải cách môi trường đầu tư sẽ chỉ là một phần trong việc cải cách cơ cấu kinh tế và có thu hút được nhiều FDI hay không phụ thuộc vào kết quả của những nỗ lực cải cách ấy.Cần phải thấy rằng nếu chỉ cải thiện theo hướng tốt hơn so với trước là chưa đủ . Các nhà đầu tư sẽ chỉ đầu tư khi cho rằng các điều kiện của môi trường đã đủ tốt đối với họ và có thể đem lại lợi Sự ổn định chính trị – xã hội cùng với chính sách nhất quán và lâu dài của Việt Nam trong việc hội nhập với khu vực và thế giới và những lợi thế vốn có về tài nguyên , con người sẽ vẫn là những thế mạnh của môi trường đầu tư của Việt Nam. Như vậy nếu chúng ta cần biết tận dụng và phát huy những lợi thế Việt Nam vẫn sẽ là một thị trường hấp dẫn và có nhiều cơ hội đầu tư. Chương 3 Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài hiện nay ở Việt Nam. Sau thời kì đổi mời từ năm1986 tới nay đất nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Đảng đã nhận thấy vai trò hết sức to lớn của vốn đầu tư nước ngoài và khẳng định" Trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào dù lớn, dù nhỏ, dù phát triển theo con đường Tư bản chủ nghĩa hay định hướng XHCN lại không cần đến nguồn vốn đâù tư trực tiếp nước ngoài, và coi đó là một nguồn lực quốc tế cần khai thác để từng bước hoà nhập vào cộng đồng quốc tế" Trước sự đổi mới trong nhận thức đó nước ta đã thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoàI, các dự án đầu tư với quy mô lớn và nhỏ khác nhau.Trong đó các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta gồm có: - Hợp đồng hợp tác kinh tế. - Doanh nghiệp liên doanh. - Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. 3.1 Các thành tựu đã đạt được. Sau 15 năm ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tính đến 31 tháng 12 năm 2003, Việt Nam đã thu hút được 5.424 dự án FDI với tống vốn đăng ký (kể cả tăng vốn) là 51,7 tỷ USD. Cũng tính tới thời điểm này, đã có 36 dự án hết hạn hoạt động với tổng số vốn đăng ký 649,5 triêu USD và 901 dự án giải thể trước thời hạn với tổng vốn đăng ký 1,5 tỷ USD. Như vậy số dự án còn hiệu lực tính đến 31 tháng 12 năm 2003 là 4.487 dự án với tổng số vốn đăng ký là 40,5 tỷ USD. Số liệu thể hiện diễn biến của dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam trong thời kỳ 1988 - 2003. Năm cấp giấy phép Số dự án Tổng vốn đăng ký (Triệu USD) Năm cấp giấy phép Số dự án Tổng vốn đăng ký (Triệu USD) 1988 37 321,8 1996 387 8979,0 1989 68 525,5 1997 358 4894,2 1990 108 735,0 1998 285 4138,0 1991 151 1275,0 1999 311 1568,0 1992 197 2027,0 2000 389 2018,0 1993 274 2589,0 2001 550 2592,0 1994 367 3746,0 2002 802 1621,0 1995 408 6848,0 2003 748 1899,6 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2003, NXB thống kê - Hà nội năm 2004) Căn cứ vào tính chất của dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1991 – 2003 có thể chia thành 2 giai đoạn cơ bản sau: Giai đoạn tăng trưởng theo chiều rộng với các khoản đầu tư quy mô lớn (1991-1997). Sau sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa đầu những năm 1990, các nguồn tài trợ ccủa nước ngoài cho Việt Nam hầu như bị cắt hoàn toàn. Lệnh cấm vận của Mỹ khiến cho việt Nam càng khó tiệp cận được với các nguồn tài chính khác. Nợ nước ngoài là gánh nặng lớn đối với một nền kinh tế mà quy mô và khả năng xuất khẩu hết sức hạn chế như nước ta. Trong khi đó, nguồn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế lại quá eo hẹp, hậu quả của một cơ chế quản lý yếu kém, trong đó tiêu dùng và đầu tư chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài (tỷ lệ tiết kiệm/GDP khoảng 10%). Do vậy, giải pháp chiến lược giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn căng thẳng và nguồn cung cấp vốn hạn hẹp chỉ có thể là khai thác nguồn vốn FDI. Trong giai đoạn này, Luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi 2 lần (năm 1990 và 1992) theo hướng thông thoáng và phù hợp hơn với những thông lệ quốc tế, đã đưa luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam trở thành một trong những bộ luật đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực, điều này đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Năm 1992, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã rời ra khỏi khủng hoảng, lần đầu tiên cán cân thương mại cân bằng và có thặng dư chút ít. Công cuộc đổi mới đã có những thành công nhất định khiến các nước phát triển có nhìn nhận khác về nền kinh tế Việt Nam. Quan hệ đối ngoại đã bắt đầu được phục hồi, quan hệ với IMF được thiết lập lại năm 1993 mở đường cho các nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn viện trợ song phương và đa phương khác. Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn này tại Việt Nam. 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Tốc độ tăng GDP (%) 6,0 8,6 8,1 8,8 9,5 9,3 8,2 Nguồn: Niên giám thống kê các năm. Tình hình này đã góp phần tích cực làm gia tăng luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Số lượng dự án FDI được cấp phép và vốn đầu tư tăng liên tục từ năm 1991 và đạt tới đỉnh cao vào năm 1996. Trong giai đoạn này, ngoài các dự án trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã được mở rộng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Các dự án FDI giai đoạn này có quy mô đầu tư khá lớn, khoảng 14 triệu USD/dự án cao gần gấp đôi quy mô đầu tư bình quân của gia đoạn trước. Các dự án quy mô lớn không chỉ là dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất như sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, cán thép, sứ vệ sinh…), công nghiệp thực phẩm… mà còn là các dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ hạ tầng như khách sạn, du lịch mạng lưới viễn thông … Các dự án hạ tầng này đã góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam có đủ điều kiện để tiếp nhận được các luồng vốn đầu tư mới. Bảng: quy mô đầu tư bình quân/1dự án 1988 - 1990 1991 - 1997 1998 - 2002 Quy mô đầu tư bình quân/dự án (Triệu USD) 7,4 14,0 5,2 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bên cạnh các yếu tố bên trong, các yếu tố bên ngoài cũng đóng góp vào sự gia tăng của FDI. Thứ nhất là làn sóng vốn chảy dồn về các thị trường mới nổi trong những năm 80 và đầu những năm 90. Trong các thị trường này, Đông nam á là điểm chính nhận FDI. Năm 1990, các nước Đong Nam á thu hút 36% tổng dòng FDI đến các nước đang phát triển. Thứ hai là dòng vốn nước ngoài chảy vào các nền kinh tế quá độ XHCN trước đây với hy vọng có những cơ hội kinh doanh mới với lợi nhuận cao. Thứ ba là các nước phát triển nhất trong vùng như Singapore, Thái lan… bắt đầu xuất khẩu vốn. Là một nước có nền kinh tế trong thời kỳ quá độ Việt Nam đã có được những lợi thế từ các yêu tố bên ngoài. Cùng với các thành công của công cuộc đổi mới, hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động FDI từng bước được hoàn thiện đã khiến cho hoạt đồng FDI trở nên thuận lợi hơn, dòng vốn thực hiện cũng gia tăng liên tục từ năm 1991 và đạt đỉnh cao năm 1997, với hơn 3 tỷ USD đã được thực hiện (không giống như vốn đăng ký, vốn thực hiện có độ trễ nhất định nên chưa suy giảm ngay vào thời điểm này). Trước năm 1997, tỷ lệ vốn thực hiện tăng dần và năm 1997 đã chiếm hơn 40% vốn đăng ký. Trong 3 năm 1994 - 1997 tỷ lệ này hầu như không tăng mặc dù dòng vốn thực hiện đã gia tăng đáng kể bởi vì sự gia tăng mạnh mẽ dòng vốn đăng ký. Điều này chứng tỏ giai đoạn tìm hiểu thị trường đã qua và các nhà đầu tư đã bắt đầu đưa vốn vào các lĩnh vực của nền kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho tăng trưởng và khu vực FDI đã dần trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế. Năm 1997, do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực (tháng 7 năm 1997) dòng vốn đăng ký đã giảm hẳn, chỉ bằng 54% vốn đăng ký năm 1996. Giai đoạn khó khăn sau khủng hoảng kinh tế khu vực (1998-2004). Cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực đã khiến cho các nền kinh tế khu vực, các đối tác FDI chính của Việt Nam bị rơi vào khủng hoảng, phải đối mặt thực sự với những khó khăn tại chính quốc và buộc phải cắt giảm đầu tư ra nước ngoài. Cuộc khủng hoảng đã làm bộc lộ nhiều nhược điểm của nền kinh tế này, buộc các quốc gia này phải có những điều chỉnh cần thiết trong chính sách phát triển kinh tế, nhất là về tài chính, tiền tệ và sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, trong đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài điều này khiến cho cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt. Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên năm 1987 đã được thay bằng luật đầu tư nước ngoài mới năm 1996 với nhiều quy định ưu đãi hơn. Trong các năm 1998 và 1999 Chính phủ đã liên tiếp ban hành các chính sách nhằm cải thiện môi trường FDI, các thay đổi chủ yếu nhằm ban hành thêm các quy định về ưu đãi đàu tư như giảm giá tiền thuê đất, giảm mức thuế và tăng thời hạn cũng như tiêu chí hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế lợi tức (nay là thuế thu nhập doanh nghiệp), đặt ra lộ trình chính sách một giá, thực hiện chính sách một cửa, một đầu mối … Tuy nhiên, Việt Nam cũng không thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư mới, vốn đầu tư đăng ký và vốn tăng thêm vẫn tiếp tục suy giảm 17% trong năm 1998 và tiếp tục giảm 60% năm 1999. Điều này chính tỏ luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã trở nên kém hấp dẫn môt so với các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Năm 2000, Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi lần thứ 5 với ba thành công lớn nhất, được cộng đồng các nhà đầu tư đánh giá cao là: Thứ nhất đưa ra 4 loại danh mục: Lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, lĩnh vực khuyến khích đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực không được đầu tư Thứ hai: đưa ra hai quy trình cấp phép: đăng ký cấp phép và thẩm định cấp phép. Thứ ba là cho phép các donh nghiệp được tổ chức lại bằng cách chuyển đổi hình thức đầu tư, chia, tách, sát nhập, hợp nhất. Năm 2000 cũng là năm đầu tiên Việt Nam chủ động tổ chức vận động , xúc tiến đầu tư ở nước ngoài. Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm đầu tư kinh doanh thành công tại Việt Nam được tổ chức tại Singapore tháng 3 năm 2000. Với các nỗ lực này, dòng vốn đăng ký không tiếp tục suy giảm nữa mà bắt đầu tăng lên, mặc dù tăng chậm. Và chưa vững chắc vào năm 2000 (tăng 28%) và năm 2001 (tăng 26%). Vốn đăng ký gia tăng trong hai năm này chủ yếu là do các dự án lớn được cấp phép trong lĩnh vực dầu khí. Tuy nhiên vốn tăng thêm năm 2002 đạt mức tăng trưởng vượt bậc, lần đầu tiên vốn tăng thêm bằng 2/3 vốn đăng ký mới, điều này cho thấy một dấu hiệu tốt của sự phục hồi dòng FDI vào Việt Nam. Trong giai đoạn này, nhiều dự án quy mô vừa và nhỏ được cấp phép, vốn đăng ký bình quân/dự án chỉ bằng 37% quy mô bình quân 1 dự án giai đoạn trước.Với các quy mô vừa và nhỏ, các dự án FDI đã triển khai nhanh chóng hơn. Dòng vốn thực hiện lại chỉ bị suy giảm năm 1998 sau đó không tiếp tục giảm mà có tăng chút ít. Năm 1999, lần đầu tiên vốn thực hiện đã caohơn vốn đăng ký cấp mới nhưng không cao hơn nhiều như năm 1999. Qua xu hướng này, có thể thấy rằng việc chuyển hướng, coi trọng khâu sử dụng vốn đã cho những kết quả tích cực. Một số kết quả mới đạt được hiện nay: Về doanh thu: Trong 4 năm từ năm 1988 - 1991 doanh thu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mức đạt 192 triệu USD, trong đó xuất khẩu 52 triệu USD. Bước sang năm 1992 doanh thu đã tăng lên 230 triệu USD trong đó xuất khẩu 112 triệu USD; năm 1993 doanh thu đạt 358 triệu USD trong đó xuất khẩu 115 triệu USD, năm 1994 đạt 850 triệu USD trong đó xuất khẩu 300 triệu USD và năm 1995 đạt 1277 triệu USD trong đó xuất khẩu 400 triệu USD (không kể dầu khí). Nếu cả dầu khí trong năm 1995 đạt khoảng 2000 triệu USD trong đó xuất khẩu đạt khoảng 1000 triệu USD. Cùng với xuất khẩu hàng hoá của các nhà nước có đầu tư TTNN thì 1994 - 1995 giá trị kinh ngạch xuất khẩu của các xí nghiệp có vốn đầutư NN chiếm 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Về thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước: Một trong những mục tiêu của thu hút đầu tư nước ngoài là tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Đây là mục tiêu có ý nghĩa quan trọng cả về trước mắt và lâu dài. Những năm đầu thực hiện Luật đầu tư nước ngoài từ 1988 - 1992 các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước đạt 292 triệu USD; năm 1993 đạt 120 triệu USD; năm 1994 đạt 128 triệu USD, năm 1995 đạt 195 triệu USD (không tính phần đóng góp của liên doanh dầu khí Việt - Xô Petro và mỏ Đại Hùng). Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động: Tính đến tháng 5 năm 1996 các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đă thu hút được khoảng 130 nghìn lao động trực tiếp Việt Nam và tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động trong các ngành phục vụ và dịch vụ khác . Mặt khac đầu tư trực tiếp nước ngoài còn tạo thu nhập cho lao động qua đó đội ngũ công nhân của chúng ta đã học tập được những khả năng kỹ thuật và rèn luyện được tác phong công nghiệp. Đạt được những kết quả tớch cực núi trờn chủ yếu do: a) Nước ta kiờn trỡ thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hoỏ, đa dạng hoỏ quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hỡnh ảnh tớch cực đối với cỏc nhà đầu tư. b) Nền kinh tế tăng trưởng cao, thu hỳt sự quan tõm của cỏc nhà đầu tư quốc tế, nhất là về khả năng mở rộng dung lượng thị trường trong nước. c) Mụi trường đầu tư nước ta từng bước được cải thiện. Hệ thống luật phỏp chớnh sỏch về ĐTNN đó được hoàn chỉnh hơn tạo khuụn khổ phỏp lý đầy đủ, rừ ràng và thụng thoỏng hơn cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. d) Cụng tỏc chỉ đạo điều hành của Chớnh phủ, của cỏc bộ, ngành và chớnh quyền địa phương đó tớch cực, chủ động hơn (đẩy nhanh lộ trỡnh ỏp dụng cơ chế một giỏ, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phớ sản xuất, tiếp tục thực hiện việc cải cỏch hành chớnh, quan tõm hơn tới việc thỏo gỡ khú khăn cho việc triển khai dự ỏn). 3.2. Đặc điểm của dòng FDI vào Việt Nam. FDI tập trung vào các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. FDI tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp và xây dựng, trong đó riêng công nghiệp chế biến đã chíêm tới 65% số dự án. Trong ngành công nghiệp FDI chủ yếu tập trung và ngành công nghiệp chế biến, chiếm 71% vốn đăng ký, 69% vốn thực hiện ngành công nghiệp và xây dựng và chiếm 46% so với tổng lưưọng vốn FDI đăng ký và 47% vốn FDI thực hiện và Việt Nam. Bảng: FDI vào Việt Nam theo ngành và lĩnhvực TT Ngành Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD) Vốn thực hiện (Triệu USD) I Công nghiệp và xây dựng. 2,576 25,180 14,617 1 Côngnghiệp chế biến. 2,439 17,826 10,037 2 Xây dựng. 69 3,487 576 3 Công nghiệp khai thác mỏ. 48 2,003 3,196 4 Sản xuất, PP điện, khí đốt, nớc 20 1,863 808 II Dịch vụ 790 11,072 5,594 1 KD tài sản và DV t vấn 394 3,869 1,770 2 Khách sạn và nhà hàng. 108 2,865 1,820 3 Vận tải, kho bãi và thông tin. 112 2,560 987 4 Văn hoá và thể thao. 51 706 321 5 Tài chính, tín dụng. 39 573 517 6 Thơng nghiệp, sửa chữa. 40 251 125 7 Y tế 16 185 37 8 Giáo dục. 30 64 16 III Nông Lâm ng nghiệp 373 2,340 1,404 1 Nông - Lâm nghiệp 312 2,155 1,298 2 Thuỷ sản 61 185 106 Tổng số 3,739 38,592 21,616 Ghi chú: Chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2002; Nguồn: Bộ Ké hoạch và đầu tư. Nếu xét vốn thực hiện thì tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng còn cao hơn, trong đó chủ yếu là vốn thực hiện của ngành công nghiệp chế biến, với tỷ trọng gần bằng vốn đăng ký. Tỷ trọng vốn thực hiện trong lĩnh vực công nghiệp khác cao hơn so với tỷ trọng vốn đăng ký chủ yếu là do vốn thực hiện trong ngành công nghiệp khai thác mỏ, với các dự án dầu khí vốn đăng ký chỉ là vốn cam kết tối thiểu. Trong quá trình triển khai, vốn thực hiện đều vượt vốn cam kết tối thiểu này. Đối tác đầu tư chính là các nước trong khu vực: Luồng FDI vào Việt Nam chủ yếu là các nước Châu á (chiếm 69,7% vốn đăng ký), trong đó Nhật bản, các nước công nghiệp mới và các nước ASEAN là các đối tác chủ yếu. Các nước Châu Âu chiếm 25,7% vốn đăng ký, Châu úc chiếm 1,3%, Châu Mỹ chiếm 3,1% và Châu phi chỉ chiếm 0,1% dòng FDI vào Việt Nam. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho dòng vồn FDI bị biến động nhiều khi xảy ra khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực. Bảng: 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. TT Đối tác Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD) Vốn thực hiện (Triệu USD) 1 Singapore 269 7,319 2,713 2 Đài Loan 937 5,301 2,479 3 Nhật Bản 377 4,344 3,454 4 Hàn quốc 500 3,723 2,191 5 Hồng Kông 261 2,938 1,773 6 Pháp 124 2,076 861 7 British Virgin Islands 161 1,825 102 8 Hà Lan 45 1,685 1,269 9 Thái Lan 110 ,377 578 10 Vơng quốc Anh 46 1,188 891 I 10 đối tác đầu t lớn nhất. 2,830 31,776 16,311 Tỷ trọng so với tổng số (%) 76 82 75 II Các đối tác khác 909 6,815 5,304 III Tổng FDI vào Việt nam (III)=(I)+(II) 3,739 38,592 21,616 Ghi chú: Chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2002; Nguồn: Bộ Ké hoạch và đầu tư. 5 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt nam đều là các nhà đầu tư Châu á, xếp theo vốn đăng ký tnhà đầu tư lớn nhất là Singapore, tiếp theo đó là Đài Loan, Nhật bản, Hàn quốc và Hồng kông. Riêng 5 nhà đầu tư lớn nhất này dã chiếm 61,2% tổng vốn đăng ký. Các nhà đàu tư Châu Âu lớn đó là Pháp, hà Lan; Quần đảo British Virgin Islands và Anh. 10 nhà đầu tư lớn nhất chiếm tới 76% số dự án, 82% vốn đăng ký và 75% vốn thực hiện của toàn bộ khu vực FDI. FDI tập trung tại các vùng có cơ sở hạ tầng thuận lợi. Hiện nay FDI có xu hướng tập trung tại 64 tỉnh/thành phố của cả nước . Tuy nhiên sự phân bồ FDI lại có sự khác biệt lớn giữa các vùng. Phần lớn phần vốn này tập trung tại miền Nam (chiếm 62%vốn đăngký và 64% vốn thực hiện) mà chủ yếu là các vùng kinh tế trọng điểm phía nam (58% vốn đăng ký và 59% vốn thực hiện) với đầu tàu là thành phố Hồ Chí minh (27% vốn đăng ký và 25% vồn thực hiện). Miền Bắc có quy mô FDI thấp hơn hẳn, chiếm 30% vốn đăng ký và 29% vốn thực hiện. Bản chất dòng FDI là đầu tư tư nhân với mục tiêu là lợi nhuận, do vậy, các vùng có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi thu hút nhiều FDI cũng là tất yếu. Từ khi bắt đầu mở cửa thu hút FDI năm 1988, các địa điểm được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư không có sự thay dổi đáng kể. Miền Nam luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư do điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối tốt, môi trường kinh doanh thuận lợi. Miền Bắc tuy đã có những nỗ lực nhất định nhằm thu hút FDI nhưng dòng vốn FDI vào khu vực này tuy có tăng lên nhưng về quy mô đầu tư vẫn thấp hơn so với khu vực phía Nam. Nếu nhìn vào 10 địa phương thu hút FDI lớn nhất cũng có thể thấy, quy mô thu hút FDI của hà nội thấp hơn hẳn của thành phố Hồ Chí minh, cả về số dự án, vốn đăng ký cũng như vốn thực hiện. Được minh hoạ theo bảng số liệu sau: TT Địa phơng Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD) Vốn Thực hiện (Triệu USD) 1 Thành phố Hồ Chí Minh 1224 10545 5444 2 Hà nội 442 7534 3016 3 Đồng Nai 427 5817 2865 4 Bình Dơng 636 3072 1550 5 Bà rịa – Vùng tàu 79 1867 873 6 Hải phòng 121 1356 1083 7 Lâm dồng 57 853 116 8 Hải Dơng 36 488 162 9 Kiên Giang 6 448 393 10 Thanh hoá 9 444 410 I 10 địa phơng thu hút FDI lớn nhất 3028 31979 15503 II Riêng dầu khí ngoài khơi 26 1866 3104 III Các địa phơng khác 685 4746 3009 IV Tổng (IV)=(I)+(II)+(III) 3739 38592 21616 Nguồn: Bộ Kế hoạch đầu tư, chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến hết 31/12/2002 Miền trung thu hút được 8% FDI vào Việt Nam, một tỷ lệ nhỏ so với FDI cả nước. Các tỉnh ngoài khu vực trọng điểm hầu như không thu hút được FDI. Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều khuyến khích, ưu đãi như mễn giảm tiền thuê đất với thời hạn dài hơn, mức giá thuê đất rất thấp, miễn giảm thu thuế thu nhập doanh nghiệp lâu hơn, miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu trong 5 năm ... để khuyến khích đầu tư vào các vùng này, nhưng FDI vào các khu vực này vẫn tăng rất ít, do sự yếu kém của hệ thống hạ tầng, thị trường hẹp, thu nhập thấp và thiếu lao động có tay nghề. Thu ngân sáchnhà nước/vốn đầu tư nước ngoàI FDI. Nộp ngân sách của khu vực FDI (không kể thu từ dầu khí và hoạt động xuất nhập khẩu) đang không ngừng tăng lên, cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng thu ngân sách, trong khi khu vực ngoài nhà nước thì mặc dù vẫn tăng về lượng nhưng lại giảm về tỷ trọng. Bảng : Nộp ngân sách nhà nước của các khu vực. TT Khu vực 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 I Giá trị (tỷ đồng, giá hiện hành) 1 Nhà nước 21,938 25,887 27,149 28,911 32,114 45,195 51,443 2 Ngoài nhà nước 7,971 10,005 10,229 10,825 11,115 10,834 11,257 3 FDI (không kể thu từ dầu thô) 2,131 2,992 3,799 4,240 3,874 4,735 5,707 Tổng thu 53,370 62,387 65,352 72,965 78,489 90,749 102,970 II Tỷ trọng (%) 1 Nhà nước /tổng thu 41,1 41,5 41,5 39,6 40,9 49,8 50,0 2 Ngoài nhà nước /tổng thu 14,9 16,0 15,7 14,8 14,2 11,9 10,9 3 FDI (không kể thu từ dầu thô)/tổng thu 4,0 4,8 5,8 5,8 4,9 5,2 5,5 Ghi chú: Tổng thu trong bảng trên ngoài thu từ khu vực nhà nước, ngoài nhà nước và FDI còn bao gồm thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, viện trợ và thu khác. Nguồn: Bộ Tài chính. Nếu tính cả thu từ dầu thô (100% vốn FDI) và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu thì tỷ trọng đóng góp cho ngân sách nhà nuớc của khu vực FDI còn cao hơn nữa. Năm 1999, thu ngân sách từ khu vực FDI giảm đi do thực hiện chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích và hỗ trợ các nhà đầu tư đang hoạt động, gặp khó khăn do khủng hoảng tài chính khu vực. Các chính sách miễn, giảm tiền thuê đất ... được ban hành và hàng trăm doanh nghiệp đã được điều chỉnh miễn, giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất... đã làm giảm nguồn thu từ khu vực FDI. Tuy nhiên, chính sách này đã có hiệu quả rõ rệt với luồng vốn vào tăng thêm và nộp ngân sách của khu vực FDI đã gia tăng trở lại vào các năm sau. Nếu so với vốn đầu tư đã bỏ ra th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28881.doc
Tài liệu liên quan