MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI SƠN 5
1.1 Giới thiệu về công ty 5
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 5
1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 6
1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của công ty 7
1.1.3.1 Quyền của công ty 7
1.1.3.2 Nghĩa vụ của công ty 9
1.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty 10
1.2 Khái quát về hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần Thái Sơn 13
1.2.1 Thị trường xuất khẩu 13
1.3 Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu và các nhân tố tác động tới xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần Thái Sơn 16
1.3.1. Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu 16
1.3.2. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu của doanh nghiệp 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI SƠN 21
2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn trong những năm gần đây 21
2.1.1. Danh mục hàng nông sản xuất khẩu 21
23
2.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn 23
2.1.3. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn 25
2.2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn 31
2.2.1. Ưu điểm và những thành công đạt được của công ty 31
2.2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công ty 32
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên 33
2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan 33
2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan 34
CHƯƠNG III 37
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX 37
3.1. Tình hình của nền kinh tế thế giới trong năm 2009 và 2010 37
3.2. Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của công ty 40
3.2.1. Đánh giá hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam 40
3.2.1.1. Cơ hội 40
3.2.1.2. Thách thức 41
3.2.2. Phương hướng xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam trong những năm tới 44
3.2.3. Phương hướng và mục tiêu phát triển thị trường xuất khảu hàng nông sản công ty 48
3.2.3.1. Mục tiêu hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty 48
3.2.3.2. Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty 49
3.3. Các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn 51
3.3.1. Giải pháp đối với hàng nông sản xuất khẩu 51
3.3.1.1. Hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu 51
3.3.1.2. Nâng cao chất lượng của khâu bảo quản, dự trữ hàng nông sản 53
3.3.1.3. Nhanh chóng đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng nông sản ( HACCP) 54
3.3.1.4. Xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam cũng như của công ty 55
3.3.1.5. Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, từng bước chuyển từ xuất khẩu sản phẩm thô sang sản phẩm đã qua chế biến 56
3.3.2. Giải pháp đối với công tác nghiệp vụ 58
3.3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển thị trường xuất khẩu 58
3.3.2.2. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu 59
3.3.2.3. Hợp tác chặt chẽ với tham tán thương mại Việt Nam tại các quốc gia 60
3.3.3. Giải pháp về tổ chức quản lý 61
3.3.3.1. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty 61
3.3.3.2. Nâng cao nghiệp vụ ký kết hợp đồng 63
3.3.3.3. Quản lý và sử dụng vốn hiệu quả 63
3.4. Kiến nghị đối với nhà nước 64
3.4.1. Xây dựng chính sách về thị trường nông sản xuất khẩu 64
3.4.2. Hình thành và phát triển sản giao dịch nông sản 65
3.4.3. Xây dựng môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 66
KẾT LUẬN 67
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh một cách hiệu quả phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế của nhà nước.
- Với bề dày lịch sử hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, Thái Sơn đã trở thành một thương hiệu kinh doanh đại diện cho sự uy tín và hiệu quả ở thị trường trong nước và quốc tế. Sau 30 năm hoạt động, công ty đã thiết lập và duy trì được mối quan hệ lâu dài, bền vững với các bạn hàng truyền thống như Mỹ, Nga, Tây Ban Nha, Đức, Anh, Pháp…, mở rộng và phát triển với các bạn hàng tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, một số quốc gia ở Châu Phi, Trung Đông và Mỹ La Tinh. Chính điều này đã tạo cho Intimex có một thị trường xuất khẩu ổn định giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng và ổn định khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO từ năm 2007.
- Mặt hàng nông sản xuất khẩu đa dạng và phong phú bao gồm cà phê, cao su, chè, hạt điều, hạt tiêu, cơm dừa, lạc, tinh bột sắn, hồi, quế…trong đó cà phê và hạt tiêu là hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty. Ngoài ra, công ty luôn tìm tòi, phát triển những mặt hàng xuất khẩu mới như cơm dừa, bột dừa, tinh bột sắn, dưa chuột bao tử…Trong năm 2008, công ty đã xuất khẩu 286,38 tấn cơm dừa đạt 474.215 USD, 60 tấn tinh bột sắn đạt 13.689 USD…Bên cạnh đó, nguồn hàng của công ty khá lớn và ổn định do công ty duy trì được mối quan hệ với các đầu mối thu mua một cách có hệ thống nên nguồn hàng của công ty khá ổn định và chất lượng cao.
- Sản lượng xuất khẩu cũng như giá trị xuất khẩu của công ty có sự tăng đều và ổn định qua các năm trong đó trị giá hàng nông sản xuất khẩu chiếm đến 90% tổng giá trị xuất khẩu của công ty.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tương đối cao, trình độ đại học và trên đại học lớn bên cạnh một đội ngũ công nhâ lành nghề lâu năm. Ngoài ra công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực cũng được công ty quan tâm và có sự đầu tư lớn.
2.2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công ty
- Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng nông sản ra thị trường nước ngoài trong đó cà phê và hạt tiêu là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tỉ trọng đến hơn 70%. Việc kinh doanh nông sản nói chung và cà phê nói riêng luôn tiềm ẩn nhìêu rủi ro do vốn sử dụng nhiều, hiệu quả kinh doanh thấp, giá cả bấp bênh do phụ thuộc vào thời tiết, lên xuống thất thường theo giá cả thế giới. Hơn nữa, việc bảo quản và dự trữ nguồn hàng khi trái vụ rất tốn kém đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất.
- Nguồn vốn kinh doanh của công ty cơ bản là vốn vay nên phần nào còn hạn chế còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh nhất là trong thời kỳ các ngân hàng ngày càng thắt chặt cơ chế cho vay và tăng lãi. Bên cạnh đó là các khoản nợ xấu chưa thu hồi được, chủ yếu là các khoản nợ để lại từ những năm trước do bàn giao sát nhập các đơn vị vào công ty. Những tồn tại trên đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây đặc biệt là hoạt động xuất khẩu nông sản.
- Trong giai đoạn gần đây, công ty lấy đầu tư để phát triển và một số dự án đi vào hoạt động nhưng chưa đem lại hiệu quả ngay. Cụ thể là:
Công ty đầu tư xây dựng hệ thống siêu thị với nguồn vốn vay là 57,58 tỷ VNĐ và các dự án nuôi tôm là 13,8 tỷ VNĐ. Hàng năm công ty phải bỏ ra một khoản tiền lớn để trả cả vốn lẫn lãi trong khi nguồn thu từ các dự án này là rất nhỏ và không đáng kể
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư của công ty trong những năm qua chưa mang tính tập trung và nhiều dự án còn dở dang, chưa đi vào hoạt động nên công ty phải trích phần lớn lợi nhuận kinh doanh làm ra để trả vốn vay, lãi suất ngân hàng và khấu hao thiết bị đầu tư nên lợi nhuận của công ty trong những năm qua còn thấp
- Công tác nghiên cứu và dự đoán thị trường còn nhiều hạn chế. Hoạt động nghiên cứu và dự doán thị trường chưa được hoàn thiện, thông tin còn thiếu cập nhật và chính xác. Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm thị trường chủ yếu thông qua các hội trợ triễn lãm diễn ra hàng năm mà không có hoạt động cụ thể do đó công ty đã mất đi khá nhiều cơ hội kinh doanh cũng như né tránh rủi ro khi thị trường có nhiều biến động bất lợi.
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên
2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Nông sản là mặt hàng xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro và chịu sụ biến động thất thường của giá cả trên thị trường thế giới trong khi công tác dự báo thị trường ở công ty còn hạn chế do đó hoạt động xuất khẩu nông sản của công gặp phải những khó khăn trong thời gian gần đây là điều không thể tránh khỏi.
- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu nông sản đến từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia, Brazin…Đây là quốc gia có sản lượng nông sản xuất khẩu hàng năm lớn trên thế giới với chất lượng cao, cạnh tranh trực tiếp với hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới. Ngành công nghiệp chế biến ở các quốc gia này cũng cao hơn so với Việt Nam, do vậy hàng nông sản xuất khẩu chế biến của họ cũng nhiều hơn và đạt được trị giá xuất khẩu cao hơn.
- Chính sách bảo hộ của các quốc gia nhập khẩu. Hiện nay, các nước phát triển đang áp dụng những chính sách ngày càng tinh vi hơn trong việc bảo hộ nền nông nghiệp của nước họ, các nước này đã dựng nên các hàng rào về kỹ thuật nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và chất lượng cao. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi các doanh nghiệp này muốn thâm nhập vào các thị trường này.
- Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đôla Mỹ thường xuyên có những diễn biến bất thường gây ra sự bất lợi cho việc xuất khẩu của Việt Nam nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà đồng đôla Mỹ giảm so với đồng Việt Nam.
- Các thủ tục hành chính ở Việt Nam còn rờm rà, chưa hoàn thiện gây khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan của các các doanh nghiệp xuất khẩu.
2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Chất lượng hàng nông sản còn chưa cao. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm cho giá của hàng nông sản còn thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của một số thị trường và khách hàng khó tính. Hơn nữa, chất lượng của hàng nông sản còn phụ thuộc rất nhiều vào bảo quản, chế biến trong khi công tác bảo quản, dự trữ, chế biến của Thái Sơn còn kém và chưa được đầu tư một cách đồng bộ với khâu thu mua .
- Hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thị trường của công ty chưa được quan tâm và đầu tư thích đáng. Điều này làm cho hoạt động xuất khẩu của công ty chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của công ty. Nguồn thông tin của công ty chủ yếu dựa trên những dự báo và phân tích của Bộ Công Thương, những nghiên cứu và dự doán của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước do vậy nguồn thông tin còn mang tính chung chung, chưa cụ thể với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nông sản là mặt hàng mang tính chất thời vụ, dự trữ là công tác còn thiết để tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định nhưng công tác dự trữ ở công ty Intimex chưa cao nhất là trong giai đoạn trái mùa trong khi các hợp đồng xuất khẩu lại được ký kết thường xuyên và liên tục vào các thời điểm trong năm. Điều này làm cho một số trường hợp công ty không đủ nguồn hàng xuất khẩu phải thu mua hàng với giá cao hoặc phải xuất khẩu ủy thác.
- Hàng nông sản xuất khẩu của công ty chủ yếu dưới dạng thô vì vậy giá nông sản còn thấp và không có được thương hiệu riêng. Chẳng hạn như đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cà phê, hàng năm công ty xuất khẩu không dưới 1.500 tấn thậm chí có năm còn trên 12.000 tấn như năm 2005 nhưng tất cả chỉ ở dưới dạng thô chưa qua chế biến, do vậy trị giá xuất khẩu thu được còn hạn chế. Trong khi đó, sản phẩm cà phê hòa tan được ưu chuộng trên thế giới bởi tính tiện dụng của nó thì công ty lại không có. Nếu công ty nắm bắt được xu thế này mà chú trọng đầu tư thì hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sẽ cao hơn rất nhiều. Mặc dù công ty đã xây dựng các nhà máy chế biến nông sản ở Nghệ An, Bình Dương…nhưng hiệu quả của các nhà máy này còn hạn chế do việc đầu tu đổi mới công nghệ còn chưa đồng bộ.
- Công ty thiếu nguồn nhân lực chuyên trách về lĩnh vực xuất khẩu và thiếu sự chuyên môn hóa trong hoạt động giữa các phòng kinh doanh.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
3.1. Tình hình của nền kinh tế thế giới trong năm 2009 và 2010
Trong năm 2008, nền kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động với sự tăng giảm kỷ lục của giá cả nhiều loại hàng hóa, hệ thống tài chính ở rất nhiều các quốc gia hùng mạnh được coi là đầu tàu cho nền kinh tế toàn cầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh…đã tuyên bố rơi vào tình trạng khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng được châm ngòi bằng hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn dễ dãi và thiếu kiểm soát ở Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Nền kinh tế của các một số nước phát triển đang trong tình trạng suy thoái, một số nước đang phát triển cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nền và nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi nguy cơ đó.
Theo dự đoán của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và các tổ chức có uy tín trên thế giới, nền kinh tế thế giới trong năm 2009 phải đối mặt với rất nhiều khó khăn:
- Triển vọng đối với nền kinh tế năm 2009 là không khả quan với tốc độ tăng trưởng chậm thậm chí là tăng trưởng âm đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển. Nền kinh tế thế giới năm 2009 đang đứng trước nguy cơ suy thoái trên diện rộng trước những diễn biến phức tạp và thất thường của cuộc khủng hoảng tài chính. Nền kinh tế khó khăn khiến cho người tiêu cũng như các doanh nghiệp không còn đủ khả năng tài chính để đáp ứng nhu cầu tiều dùng và đầu tư phát triển sản xuất. Niềm tin của người lao động giảm mạnh, thất nghiệp xảy ra như một tất yếu không thể tránh khỏi trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế tạo nên một bức tranh ảm đạm của nền kinh tế thế giới năm 2009 . Theo số liệu dự báo của ÌM thì tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt 2,2% ( năm 2008: 3,7%) trong đó hầu hết các nước phát triển đều tăng trưởng âm, tính chung tăng trưởng kinh tế ở các nước này sẽ giảm từ 1,4% năm 2008 xuống -0,3% năm 2009 ( trong đó, Mỹ: -0,7%; khu vực EU: -0,5%; Nhật Bản: -0,2%; Anh: -1,3% ), các nước đang phát triển mặc dù tăng trưởng dương nhưng mức tăng trưởng sẽ sụt giảm mạnh do xuất khẩu và đầu tư suy giảm ( trong đó, Trung Quốc: 8,5%; Ấn Độ: 6,3%; Nga:3,5%; các nước Trung – Đông Âu: 2,5%; Việt Nam: 0,3% so với 6% mà chính phủ dự báo).
- Trong giai đoạn từ 2003-2008, với chính sách tài khóa mở rộng thì giá cả hàng hóa đã tăng lên chóng mặt nhưng khi khủng hoảng kinh tế lan rộng trên toàn thế giới thì xu hướng này đã hoàn toàn đảo chiều: sản lượng hàng hóa thế giới giảm sút nghiêm trọng, đầu tư và nhu cầu toàn cầu ngày càng giảm đi. Thu nhập của người dân tương đối thấp và nhu cầu sử dụng năng lượng giảm mạnh như hiện nay làm cho giá cả các thị trường hàng hóa giảm mạnh.
Theo EIU (Bộ phận tình báo kinh tế của báo Economist), giá cả hàng hóa sẽ giảm 21,1% trong năm 2009 do tình hình kinh tế toàn cầu khó khăn, tăng trưởn kinh tê của các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) chững lại khiến thương mại toàn cầu giảm, tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển vì thế mà không có lợi. Năm 2010, chỉ số giá hàng hóa tăng khoảng 0,5%.
- Lạm phát giảm: Do kinh tế thế giới suy giảm, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và giá cả hầu hết của các mặt hàng cũng giảm. Lạm phát ở các quốc gia công nghiệp sẽ vào khoảng 1,5% năm 2009. Theo IMF, tại các nền kinh tế phát triển, lạm phát ngắn hạn sẽ giảm xuống dưới 1,5% vào năm 2009 (so với mức dự kiến 3,6% năm 2008). Giá cả tại các nước đang phát triển có thể ổn định hơn các nước giàu. Tuy nhiên, rủi ro vẫn là đặc điểm nổi bật nhất đối với các nước này do tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát vẫn tăng trong năm 2009.
- Nền kinh tế thế giới năm 2009 bất ổn ở mức cao nhất chưa từng có trong lịch sử
Sức mua giảm gây ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế mà khởi đầu là tạo nên sự hoang mang, bất ổn cho người dân. Vì vậy, người dân thì hạn chế sức mua còn các nhà đầu tư thì trì hoãn việc thực hiện các dự án. Tình hình giảm sút của hệ thống tài chính toàn cầu vào thời điểm hiện nay sẽ gây ra những tác động tiêu cực hơn tới tiêu dùng và đầu tư do tiêu dùng và đầu tư ở các quốc gia không thể phục hổi nhanh thông qua các chương trình, các chính sách hỗ trợ của chính phủ.
Việc triển khai những biện pháp hỗ trợ của ngân hàng thương mại và chính phủ trở nên phức tạp hơn so với những dự tính ban đầu. Những thay đổi và mập mờ trong chính sách càng làm cho tổng quan nền kinh tế thế giới năm 2009 thếm ảm đạm.
- Tốc độ phục hồi của hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ chậm
Tình trạng phá sản, các công ty vỡ nợ…vẫn sẽ tiếp tục trong năm 2009. Đầu tư kinh doanh ở hầu hết các quốc gia đều suy giảm. Ở nhiều quốc gia, sự căng thẳng trên thị trường tín dụng sẽ bắt đầu giảm bớt vào giữa năm 2009 và ở thị trường nhà đất, tình trạng ảm đạm có thể thoát ra khỏi vực thẳm trước cuối năm 2009. Tuy nhiên, sự phục hồi cũng sẽ chỉ diễn ra chậm chạp, vì thị trường tiêu dùng dù có sôi động trở lại vẫn thiếu vắng những hộ gia định giàu có.
3.2. Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của công ty
3.2.1. Đánh giá hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam
3.2.1.1. Cơ hội
- Toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng của thời đại ngày nay nhất là trong các lĩnh vực kinh tế và văn hóa xã hội. Điều này đã mở ra những cơ hội tham gia vào thị trường, hợp tác kinh doanh giữa các quốc gia trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tuy nhiên, khi các quốc gia tham gia vào sân chơi chung này thì cũng phải đối mặt với mặt trái của nó là nếu không tự vươn lên để khẳng định chính bản thân mình thì sẽ bị thải loại khỏi cuộc chơi này.
- Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đánh dấu cho việc hàng hóa của Việt Nam sẽ được đối xử một cách công bằng và tự do cạnh tranh với hàng hóa của các quốc gia khác khi tham gia vào thị trường quốc tế nhất là đối với mặt hàng may mặc và nông sản, vốn được xem là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
- Nông sản là mặt hàng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống, đặc biệt nhu cầu về mặt hàng nông sản trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh tại nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng nông sản nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà dân số thế giới đang tăng nhanh cùng với sự thất thường của thời tiết của một số quốc gia có thế mạnh trong việc xuất khẩu nông sản. Bên cạnh những mặt hàng nông sản truyền thống, lâu đời thì ngày nay cùng với sự phát triển bùng nổ của các nền kinh tế trên thế giới thì nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng nông sản để nâng cao chất lượng cuộc sống như cao su, cà phê…cũng tăng lên nhanh chóng.
- Nhu cầu về mặt hàng nông sản trên thế giới được dự báo là tiếp tục tăng nhanh trong những tiếp theo trong khi cung hàng nông sản ở một số quốc gia xuất khẩu giảm đi. Điều này có nghĩa là hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu… sẽ gặp được những thuận lợi về thị trường xuất khẩu, sản lượng và giá cả khi tiến hành hoạt động xuất khẩu. Điển hình là mặt hàng gạo, nhu cầu đối với mặt hàng này là rất lớn nhưng lượng cung ở quốc gia xuất khẩu gạo giảm. Nguyên nhân là do Thái Lan là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới giảm lượng gạo bán ra trong khi Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất phải nhập khẩu do sự thiếu hụt về lương thực. Chính điều này đã làm cho, sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng cùng với lợi thế về mặt giá cả trên thị trường quốc tế đối với mặt hầng này.
3.2.1.2. Thách thức
- Với việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam không chỉ được mở ra những cơ hội lớn mà còn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ đến từ tất cả các quốc gia trên thế giới. Hàng hóa Việt Nam đặc biệt là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sẽ đương đầu với áp lực cạnh tranh rất lớn từ các quốc gia thành viên trong khi nền nông nghiệp của Việt Nam vẫn được đánh giá là còn yếu kém, lạc hậu, năng suất chất lượng sản phẩm thấp, chi phí sản xuất cao và chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Một điều đáng chú ý là sau khi gia nhập WTO hàng nông sản của Việt Nam đòi hỏi phải có chứng chỉ an toàn chứng minh rằng hàng hóa luôn đảm bảo vệ sinh an toàn nếu muốn xuất ra các thị trường nước ngoài. Điều này đã trở thành một rào cản lớn đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.
- Trong thời giai toàn cầu hóa hiện nay, giá cả hàng nông sản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, sự cân bằng ngân sách quốc gia, tỉ giá, các chính sách thương mại quốc tế và cả đầu tư nước ngoài. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ khiến cho các quốc gia xem xét, điều chỉnh các chính sách kinh tế vi mô và điều này làm cho giá cả xuất khẩu trở nên khó lường.
- Độ nhạy cảm thấp của nhu cầu hàng nông sản đối với giá của nó cũng chính là một thách thức của thị trường xuất khẩu nông sản. Điều này có nghĩa là một doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá của một mặt hàng nông sản để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng nông sản cũng không tăng lên nhiều như mức độ giảm giá.
- Chất lượng của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam là chưa cao do sự yếu kém trong khâu bảo quản, dự trữ cũng như thói quen thu hoạch, phơi sấy của người nông dân. Trong khi đó, chất lượng của hàng nông sản xuất khẩu được yêu cầu ngày càng cao tại tất cả các thị trường đặc biệt tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Hàng hóa xuất khẩu phải đạt được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hàng nông sản của Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, chưa qua chế biến và chưa có tạo được thương hiệu cho hàng nông sản xuất khẩu. Do vậy, người tiêu dùng không biết đến thương hiệu của hàng nông sản Việt Nam và trị giá xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam còn thấp dù số lượng xuất khẩu nhiều nhưng vẫn phải chấp nhận giá thế giới, đôi khi còn bị ép giá.
- Hàng nông sản của Việt Nam chịu sự cạnh tranh lớn từ các quốc gia có truyền thống về xuất khẩu nông sản như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…Thêm vào đó , đây là những quốc gia có thế mạnh trong công nghệ chế biến hàng nông sản. Do vậy hàng nông sản của họ thường có chất lượng cao hơn và được đánh giá cao hơn so với hàng nông sản của Việt Nam.
- Các quốc gia nhập khẩu đặc biệt là những quốc gia phát triển áp dụng những biện pháp bảo hộ ngày càng tinh vi hơn đối với hàng nông sản nhập khẩu. Họ đòi hỏi hàng nông sản nếu muốn xuất khẩu vào thị trường phải đáp ứng những yêu cầu về chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm…Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam khi mà trình độ kỹ thuật của nước ta nói chung mà của các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng nhìn chung là còn rất yếu kém, chưa thể bắt kịp với trình độ của các nước phát triển trên thế giới.
- Trong thương mại, thông tin là yếu tố hàng đầu mang lại cho doanh nghiệp những cơ hội vàng trong kinh doanh. Doanh nghiệp nào có được nguồn thông tin chính xác thì doanh nghiệp đó sẽ có được lợi thế rất lớn trong kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh. Vì vây, thu nhập, nắm bắt, xử lý linh hoạt các nguồn thông tin về thị trường là chìa khóa giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong kinh doanh đặc biệt là đối với những doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, đây lại là điểm yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam. Sự kém nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam thể hiện ở chỗ các doanh nghiệp chỉ dựa vào những mối quan hệ với những bạn hàng cũ hoặc thụ động theo sau các doanh nghiệp nước ngoài nên hoạt động kinh doanh chưa thật sự đạt được hiệu quả như tiềm năng vốn có của doanh nghiệp.
- Đầu năm vừa qua, Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ lãi suất mới hướng vào các khoản vay trung và dài hạn khiến cho các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng mong đợi để thực thi. Việc chính phủ thực hiện gói kích cầu bằng chính sách hỗ trợ 4% đã góp phần tạo ra sự đồng bộ giữa chủ trương và giải pháp của chính phủ trong việc kích cầu đầu tư, tiêu dùng và duy trì sự tăng trưởng, giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn trong việc hoạt động đầu tư và sản xuất.
Tuy nhiên, với việc đưa ra gói kích cầu này thì một thách thức mới đã được đặt ra chính phủ đó là đầu ra cho các doanh nghiệp. công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn là doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng nông sản, đặc biệt là cà phê và hạt tiêu tuy nhiên việc tìm đầu ra các mặt hàng này hiện nay gặp phải nhiều khó khăn do sự suy giảm của nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói chung và công ty nói riêng là giảm trước hết bởi sự giảm giá của nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đặc biệt là cà phê và hàng công nghiệp chế biến và sự thu hẹp thị trường do khủng hoảng của nền tế thế giới. Cụ thể là các thị trường xuất khẩu lớn của hàng nông sản Việt Nam như Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản đều giảm trên 20%.
Vì vậy, với gói kích cầu mà chính phủ đưa ra, Intimex cũng như nhiều doanh nghiệp khác băn khoăn rằng trong thời điểm hiện nay dù lãi suất bằng không mà hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty không tìm được đầu ra thì họ có nên ôm thêm nợ vào không bởi hiện nay vấn đề không phải chỉ là lãi suất mà còn là thị trường. Lãi suất chỉ trở thành vấn đề khi đầu cơ hội bán hàng được tạo ra và vấn đề đầu ra cho sản phẩm kinh doanh được thực hiện tốt.
Ngoài ra, việc chính phủ liên tiếp đưa ra các gói kích cầu có thể làm xuất hiện tâm lý ỷ lại và kéo tụt nền kinh tế Việt Nam quay về thời kỳ bao cấp va bảo hộ, dễ dẫn dến cơ chế xin cho. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu đứng trước nguy cơ bị kiện phá giá khi hàng xuất khẩu sang các nước khác. Doanh nghiệp được sử dụng khoản vốn này dù là đầu tư cơ sơ hạ tầng, máy móc thiết bị hay sản xuất trực tiếp hàng xuất khẩu cũng đều bị coi là bằng chứng để các đối tác nước ngoài kiện lại
3.2.2. Phương hướng xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam trong những năm tới
Với vị trị địa lý thuận lợi và một tiềm năng to lớn về đất đai, khí hậu cùng nguồn nhân lực dồi dào, triển vọng về sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong những năm tới là rất sáng sủa. Nhà nước ta đã khẳng định sản xuất và xuất khẩu nông sản chính là một thế mạnh, là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam bởi hoạt động xuất khẩu nông sản chính hoạt động đã tạo ra cho nhà nước ta một nguồn thu ngoại tệ lớn để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là làm sao để phát huy được thế mạnh này một cách có hiệu quả nhất sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu về lương thực trong nước vừa tạo ra được khối lượng lớn hàng nông sản xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới. Vì vậy, trong phương hướng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong những năm tới, nhà nước ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nông nghiệp và hoạt động sản xuất nông sản xuất khẩu cụ thể như sau:
- Nhà nước đưa ra các chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản có hàm lượng tinh chế và hàm lượng kỹ thuật cao, tức là giảm bớt việc xuất khẩu những sản phẩm thô mà thay vào đó là xuất khẩu những hàng hóa chế biến đạt tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao giá trị của hàng nông sản. Điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới trang thiết bị máy móc kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tạo ra những mặt hàng có chất lượng tốt, giá trị cao đáp ứng được các nhu cầu ngày càng về nông sản trên thế giới.
- Về thị trường xuất khẩu hàng nông sản, nhà nước chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào các thị trường truyền thống như EU, ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản…và tích cực tìm kiếm xâm nhập vào các thị trường tiềm năng khác như thị trường Nam Mỹ, thị trường Châu Phi, thị trường Trung Đông…Bên cạnh đó, nhà nước còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài để cùng sản xuất, chế biến hàng nông sản để hàng hóa có đạt được chất lượng cao đồng thời thông qua đó, các doanh nghiệp có thể học tập thêm được những kinh nghiệm kinh doanh, công nghệ tiên tiến từ các đối tác.
- Nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp để tìm kiếm thị trường nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng nông sản chủ lực, tăng nhanh cả về sản lượng và trị giá xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2011 có kim ngạch từ 7-8 tỷ USD, nâng cao vị thế của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, nhà nước còn khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động sản xuất chế biến nông sản.
- Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững thông qua hoạt động đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần trên thị trường thế giới. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh những mặt hàng có giá trị gia tăng cao như các sản phẩm chế biến, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm tỉ trọng hàng xuất khẩu thô.
Từ những định hướng trên, mục tiêu của nhà nước cần đạt được:
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112479.doc