MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ XTTM VÀ HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC XTTM TẠI VIỆT NAM 4
1.1. Khái quát các quy định của Nhà nước về XTTM 4
1.1.1. Khái niệm và vai trò của XTTM 4
1.1.2. Khái quát các quy định của Nhà nước về XTTM 7
1.2. Hệ thống các tổ chức XTTM tại Việt Nam 10
1.2.1. Cấp quốc gia 10
1.2.2. Các tổ chức XTTM và các hiệp hội ngành hàng 12
1.2.3. Các tổ chức kinh doanh dịch vụ XTTM 12
1.2.4. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM 14
2.1. Khái quát tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản 14
2.1.1. Tình hình sản xuất nông sản 14
2.1.2. Tình hình xuất khẩu nông sản 19
2.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản 25
2.2.1. Hoạt động XTXK ở cấp quốc gia 25
2.2.2. Hoạt động XTXK ở các Hiệp hội 28
2.2.3. Hoạt động XTXK ở các doanh nghiệp 33
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 36
3.1. Những mặt thành công 36
3.2. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó 38
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM 40
4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 40
4.2. Nhóm giải pháp về hệ thống tổ chức 41
4.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 42
4.4. Nhóm giải pháp về thông tin thị trường 44
4.5. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực tài chính 46
4.6. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ sở hạ tầng 47
KẾT LUẬN 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1943 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.1, ta thấy được giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp cũng liên tục tăng qua các năm đã tăng từ 6408,4 tỷ đồng năm 2006 lên đến 7008 tỷ đồng năm 2009 tăng gấp 1,09 lần. Trong đó diện tích trồng rừng tập trung và sản lượng gỗ khai thác đều có xu hướng tăng như sau: diện tích trồng rừng tăng 1,1 lần từ 192,7 nghìn ha năm 2006 lên đến 212 nghìn ha năm 2009 còn sản lượng gỗ khai thác tăng nhiều hơn là 1,2 lần từ 3128,6 nghìn m3 năm 2006 lên đến 3766,7 nghìn m3 năm 2009. Nhìn vào bảng trên ta cũng thấy rằng diện tích trồng rừng tăng không đáng kể so với lượng gỗ khai thác đó là do những nguồn lợi lớn từ gỗ gây nên tình trạng chặt phá rừng bừa bãi điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự cân bằng môi trường sinh thái, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp. Do đó, trong thời gian tới cần có những biện pháp cụ thể và thích hợp để vừa bảo vệ và trồng rừng, khai thác rừng hợp lý để đạt hiệu quả cao trong giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp.
Tình hình sản xuất thuỷ sản
Số liệu của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2006 của thế giới là 63 triệu tấn triệu tấn. Trong đó, Việt Nam cung cấp gần 1,7 triệu tấn, vẫn giữ ở vị trí thứ 5, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Philippines.
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá so sánh 1994 phân theo ngành hoạt động giai đoạn 2006-2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Tổng số
Thuỷ sản khai thác
Thuỷ sản nuôi trồng
2006
42035,5
16137,7
25897,8
2007
46932,1
16485,8
30446,3
2008
50081,9
16928,6
33153,3
2009
52798
34743,0
18055,0
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn vào bảng số liệu 2.3 ta thấy tổng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản của Việt Nam cũng ngày càng tăng lên qua các năm từ năm 2006 là 42035,5 tỷ đồng lên đến 52798 tỷ đồng năm 2009 gấp 1,25 lần. Trong đó có sự chênh lệch rất lớn trong tỷ trọng giá trị giữa lĩnh vực thuỷ sản khai thác và thuỷ sản nuôi trồng. Đối với lĩnh vực thuỷ sản khai thác tăng từ 16137,7 tỷ đồng năm 2006 với 2026,6 nghìn tấn lên đến 34743 tỷ đồng năm 2009 với 2,271 triệu tấn tăng gấp 2,15 lần đây là một con số khá ấn tượng với ngành này. Còn thuỷ sản nuôi trồng lại có xu hướng giảm 1,43 lần từ 25897,8 tỷ đồng năm 2006 với 1693,9 nghìn tấn xuống còn 18055,0 tỷ đồng năm 2009 với 2,517 triệu tấn. Tình trạng mất cân đối giữa lĩnh vực thuỷ sản nuôi trồng và khai thác thời gian qua là do việc khai thác bừa bãi đang làm nguồn lợi thủy sản bị đe dọa nghiêm trọng và môi trường ô nhiễm nặng nề. Bên cạnh đó là những biến động về thị trường và giá nguyên liệu đầu vào đã và đang làm cho nguồn lợi thủy sản gần bờ bị đe dọa nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đời sống người dân và tác động tiêu cực quá trình phát triển bền vững của ngành. Vì vậy cần có chiến lược bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.
Tình hình xuất khẩu nông sản
Từ những con số ấn tượng trong quá trình sản xuất nhóm hàng NLTS của Việt Nam thời gian qua thì tình hình xuất khẩu mặt hàng này cũng có những thành công nhất định. Từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có những dấu hiệu khủng hoảng, suy thoái kinh tế và dấu hiệu nhận thấy rõ ràng nhất đó là sự suy giảm nhanh chóng về nhu cầu nhập khẩu NLTS trên thế giới trong khi nền kinh tế Việt Nam đang hướng đến sự tăng trưởng về xuất khẩu mặt hàng lợi thế này.
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng NLTS chủ yếu
Các mặt hàng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Lượng (tấn)
Trị giá (1000USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (1000USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (1000USD)
Gạo
4557511
1489970
4741858
2894441
5958300
2663877
Cà phê
1229233
1911463
1059506
2111187
1183523
1730602
Hạt điều
653863
165334
911019
177154
846683
Cao su
714877
1392841
658342
1603596
731383
1226857
Chè
114455
130833
104459
146937
134115
179494
Hạt tiêu
82905
271011
90250
311172
134261
348149
Lâm sản
2404097
2829283
2597649
Thuỷ sản
3763404
4510116
4251313
Nguồn: Tổng cục thống kê
Xuất khẩu gạo
Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2009 liên tục tăng từ 1,48 tỷ USD năm 2006 với sản lượng là 4,55 triệu tấn lên đến 2,66 tỷ USD năm 2009 với sản lượng là 5,95 triệu tấn tăng 1,78 lần về giá trị và 1,3 lần về lượng. Mức tăng liên tục qua các năm đã đưa gạo trở thành mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất trong nhóm hàng NLTS xuất khẩu của Việt Nam những năm qua.
Về cơ cấu chủng loại gạo: mặt hàng gạo 5% tấm vẫn chiếm ưu thế đang là đối thủ cạnh tranh của gạo cấp trung và cấp thấp của Thái Lan. Bên cạnh đó chúng ta cũng có những mặt hàng gạo tiềm năng như: gạo thơm Jasmine, nếp hay các loại gạo đặc sản.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm cũng có sự biến động do chịu ảnh hưởng của tình hình thế giới: năm 2006 là 12,59%; năm 2007 là 34,07% ; năm 2008 là 94,26% và năm 2009 là 92,03%. Như vậy tốc độ tăng trường kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2005-2009 là 58,23%/năm.
Về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam không có sự biến động nhiều. Năm 2005 là 40 thị trường, 2006 là 41 thị trường; sang năm 2007 là 63 thị trường, đặc biệt năm 2008 thị trường gạo xuất khẩu đã tăng lên gấp đôi là 128 thị trường. Các thị trường chính xuất khẩu gạo là Philippines chiếm hơn một nửa thị phần của toàn khu vực châu Á (35%), Malaysia (9%), Singapore, Đông, Đài Loan.
Xuất khẩu cà phê
Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy trong giai đoạn từ 2007-2009 giá trị và lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đều có xu hướng giảm nguyên nhân được lý giải là do yếu tố thời tiết, người nông dân bị các doanh nghiệp ép giá, hoặc nếu được mùa thì lại đợi giá cao mới bán ra… Xuất khẩu cà phê giảm từ 1911463 nghìn USD năm 2006 xuống còn 1730602 nghìn USD năm 2009 giảm là 1,1 lần và cùng với xu hướng đó lượng cà phê xuất khẩu cũng giảm từ 1,229 triệu tấn năm 2006 xuống còn 1,183 triệu tấn năm 2009.
Về thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam liên tục tăng qua các năm: năm 2006 là 52 thị trường; năm 2007 là 54 thị trường, năm 2008 là gần 100 thị trường. Hiện nay, xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam vào 10 thị trường sau Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Hàn Quốc, Pháp, Anh và Nhật Bản. Mười thị trường này tiêu thụ 73,4% tổng sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Xuất khẩu cao su
Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy xuất khẩu cao su của Việt Nam giai đoạn 2007-2009 cũng có xu hướng giảm giống như mặt hàng cà phê, giảm từ 1,392 tỷ USD vào năm 2007 xuống còn 1,226 tỷ USD vào năm 2009 giảm khoảng 1,135 lần. Tuy nhiên giá trị giảm nhưng lượng cao su xuất khẩu lại tăng từ 714877 tấn năm 2007 lên đến 731383 tấn năm 2009. Nguyên nhân được lý giải là sau một thời gian tăng liên tục thì có xu hướng giảm vào năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su. Sau khi nền kinh tế thế giới đã qua cơn suy thoái, sản xuất công nghiệp các nước phục hồi nguồn cung ra thị trường giảm đã tác động đến giá cao su. Tuy giá cao su đã phục hồi nhưng lượng hàng xuất khẩu với đơn giá này không nhiều nên năm 2009, mặc dù Việt Nam đã xuất khẩu 731.383 tấn, đạt kim ngạch 1,2 tỷ USD, tăng 9,4% về lượng nhưng giá trị vẫn giảm trên 26%.
Xuất khẩu hồ tiêu
Hồ tiêu cũng là một trong những mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam hiện nay. Xuất khẩu hồ tiêu của nước ta giai đoạn 2007-2009 theo bảng số liệu 2.4, cũng liên tục tăng lên từ 271011 nghìn USD năm 2007 lên đến 348149 nghìn USD năm 2009 tăng gấp 1,28 lần về giá trị và 1,6 lần về lượng xuất khẩu do nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu của thế giới tăng và giá cũng tăng. Qua những con số trên ta thấy được mặt hàng hồ tiêu rất được ưa chuộng trên thế giới và có nhiều thuận lợi hơn các mặt hàng khác trong xuất khẩu.
Về thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn 2006-2009 như sau: năm 2006 là 53 thị trường, năm 2007 là 54 thị trường, còn năm 2008 là 91 thị trường. Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam thâm nhập vào trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các thị trường: Hoa Kỳ, Đức, Ấn Độ, Hà Lan, Singapore… vẫn là các thị trường nhập khẩu chính của hồ tiêu Việt Nam. Sản lượng xuất khẩu chiếm khoảng 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu.
Xuất khẩu chè
Hiện nay ngành chè của Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh và cũng đang từng bước khẳng định thương hiệu chè Việt trên thế giới. Xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 2007-2009 ở bảng 2.4 cũng liên tục tăng từ 1,3 tỷ USD năm 2007 lên đến 1,79 tỷ USD năm 2009 tăng khoảng 1,37 lần và lượng xuất khẩu cũng tăng tương ứng là 114455 tấn năm 2007 lên đến 179494 tấn năm 2009. Tuy nhiên trong năm 2008 lượng chè xuất khẩu lại có xu hướng giảm 9,56% nhưng giá chè thì lại tăng 12,3% so với năm 2007. Giá xuất khẩu chè tăng qua các năm nhưng so với giá thế giới thì giá chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp do hầu hết các sản phẩm chè còn thiếu uy tín về chất lượng và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu chè có xu hướng tăng tuy nhiên so với các sản phẩm nông nghiệp khác như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều khả năng sinh lợi nhuận của chè vẫn còn kém xa so với tiềm năng.
Về thị trường chính của xuất khẩu chè Việt Nam thì hiện nay là khoảng 73 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó các thị trường chính nhập khẩu chè của Việt Nam là Liên Bang Nga, Irac, Pakistan, Đài Loan, Nhật Bản…
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
Nhìn vào bảng số liệu 2.4 ta thấy kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam qua các năm từ 2007-2009 có xu hướng tăng từ 2,4 tỷ USD năm 2007 lên đến 2,59 tỷ USD năm 2009 là khoảng 1,08 lần. Tuy nhiên có một điểm đáng lưu ý là năm 2008 mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng ngành gỗ vẫn có mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng là 2,8 tỷ USD tăng 1,17 lần so với năm 2007. Do khủng hoảng, thị trường tiêu thụ bị co cụm, nguyên liệu đầu vào (nguồn nguyên liệu nhập khẩu chiếm tới 80%) bị siết chặt về cơ chế và gia tăng giá cả, cùng với những khó khăn khác nảy sinh từ thị trường nội địa... đã đẩy ngành xuất khẩu đồ gỗ trong nước đang đứng trước những khó khăn to lớn. Tuy nhiên với sự hỗ trợ từ nhiều phía đặc biệt là các tổ chức tài chính để giải quyết những khó khăn về nguồn vốn nên xuất khẩu gỗ năm 2008 đã có sự tăng trưởng khá ấn tượng.
Cơ cấu chủng loại sản phẩm gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2009 thì đồ nội thất phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ xuất khẩu ghế và các sản phẩm ghế là được các nước rất ưa chuộng và nhập khẩu với số lượng lớn. Tiếp sau đó là nội thất văn phòng, gỗ nguyên liệu, ván sàn, khung gương, khung tranh chiếm tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Về thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam: các thị trường chính là Mỹ (chiếm 43,35%); Nhật Bản (chiếm 13,68%,); tiếp đến là Trung Quốc (với 7,62%).
Xuất khẩu thủy sản
Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam cũng có xu hướng tăng từ 3763404 nghìn USD năm 2007 lên đến 4251313 nghìn USD năm 2009 tăng gấp 1,13 lần. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu mặt hàng này năm 2009 lại giảm 1,6% về lượng và 5,7% về giá trị so với năm 2008, lần giảm đầu tiên sau 13 năm của ngành thuỷ sản. Nhưng đó vẫn kết quả khả quan đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, trước những khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, những hàng rào kỹ thuật mới, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới.
Trong cơ cấu chủng loại thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2009 thì tôm vẫn là mặt hàng đứng đầu chiếm 38,4% tỷ trọng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là mặt hàng cá tra, ba sa chiếm tỷ trọng xuất khẩu gần 32%, rồi đến các mặt hàng cá ngừ, mực, bạch tuộc…
Về thị trường của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam: năm 2008 là 160 thị trường với gần 70 loại sản phẩm khác nhau. Năm 2009 xuất sang 35 thị trường chính, nhưng chủ yếu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ.
Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản
Hoạt động XTXK ở cấp quốc gia
Với chức năng chính là quản lý nhà nước về XTTM và điều phối các hoạt động này thì Nhà nước cũng phối hợp với các tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động XTTM cụ thể như sau:
Một là, các quan chức cấp cao của Chính phủ cũng như các Bộ ban ngành thực hiện ký kết các hiệp định song phương và đa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản mở rộng thâm nhập vào thị trường quốc tế. Một số hoạt động cụ thể như sau:
- Về quan hệ hợp tác song phương, từ sau khi mở cửa nền kinh tế đến nay chúng ta đã có quan hệ thương mại với 165 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc tất cả các châu lục, ký kết được các hiệp định quan trọng như ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ năm 2000, Hiệp định đối tác kinh tế Việt – Nhật năm 2008... tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường thế giới.
- Về quan hệ hợp tác đa phương, Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Vai trò đối ngoại của Việt Nam trong đời sống chính trị quốc tế đã được thể hiện thông qua việc tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ năm 1997, Hội nghị cấp cao ASEAN năm 1998, năm 2007 chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
Hai là, hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động XTTM của các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức XTTM: Hiện nay, các hiệp hội ngành hàng trong hoạt động XTTM của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Do đó, Nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản, chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho Hiệp hội trong việc xây dựng đề án và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM.
Ba là, cung cấp thông tin, tổ chức các chương trình giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tổ chức diễn đàn, hội thảo, đào tạo và tư vấn, HCTL: Đối với hoạt động này, nhà nước đã có những văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động cung cấp thông tin, xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam. Các cơ quan cung cấp thông tin của Chính phủ và các bộ ngành như: Cục XTTM, Viện nghiên cứu thương mại, phòng thông tin của các Sở địa phương, đài truyền hình công thương, báo công thương… là những địa chỉ cung cấp thông tin thương mại quan trọng và thiết thực phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu. Trong trang web của Cục XTTM có đầy đủ các thông tin về thị trường, ngành hàng, những điều cần biết về các thị trường…Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có thể tìm thấy các thông tin đó trên các trang web của các cơ quan của Chính phủ hoặc có thể tìm hiểu về thị trường qua các ấn phẩm báo, tập chí. Bên cạnh đó, Chính phủ và các bộ ngành còn tổ chức cho các cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài đến viết bài tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm nông sản của Việt Nam. Tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, HCTL trong và ngoài nước giới thiệu về văn hóa ẩm thực - đất nước - con người Việt Nam, vừa giới thiệu sản phẩm, vừa quảng bá hình ảnh, bên cạnh đó có thể xúc tiến đầu tư và du lịch.
Bốn là, khảo sát và nghiên cứu thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Hoạt động khảo sát thị trường hiện nay thường được kết với tổ chức HCTL qua đó doanh nghiệp tham gia HCTL có cơ hội tìm hiểu về tình hình kinh tế, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đối tác, các điều cần lưu ý khi kinh doanh xuất khẩu tại một thị trường cụ thế, thị hiếu người tiêu dùng… Bên cạnh đó, các cơ quan của Chính phủ và bộ ngành, Cục XTTM hàng năm cũng có những cuộc khảo sát các thị trường chính và các thị trường tiềm năng của xuất khẩu nông sản Việt Nam qua đó có thể cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời diễn biến thị trường cho doanh nghiệp xuất khẩu. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm, là một trong những công việc quan trọng để thực hiện hoạt động XTTM phục vụ xuất khẩu. Hàng năm ở nước ta vẫn tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về kiến thức nghiệp vụ như marketing, quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu, ứng dụng thương mại điện tử… để nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác XTTM ở các tỉnh/thành phố, cử cán bộ đi học tập và trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài, thuê các chuyên gia quốc tế đến giáng dạy ở trong nước.
Năm là, nguồn tài chính cho công tác XTTM của Nhà nước hỗ trợ. Nhà nước đặc biệt quan tâm đến hoạt động hỗ trợ kinh phí cho XTTM từ nguồn thu lấy từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp và trích từ các nguồn thu của Nhà nước.
Bảng 2.5: Kinh phí nhà nước hỗ trợ hàng nông sản theo mặt hàng giai đoạn 2006-2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Tổng kinh phí được NN phê duyệt
Kinh phí đối với hàng nông sản
Tỷ lệ
Kinh phí đối với hàng thuỷ sản
Tỷ lệ
Kinh phí đối với hàng
lâm sản
Tỷ lệ
2006
144,74
24,558
17%
7,320
5%
8,923
6%
2007
174,13
17,707
10,17%
10,254
6%
13,929
8%
2008
122,73
10,755
8,76%
13,689
11%
6,196
5%
2009
179,99
17,112
9,5%
12,736
7%
4,143
2%
Nguồn: Cục XTTM
Theo như bảng 2.5 nguồn kinh phí của nhà nước hỗ trợ cho hàng NLTS tăng lên qua các năm trong đó hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất sau đó là hàng thuỷ sản và cuối cùng là hàng lâm sản. Giai đoạn năm 2006 -2009 nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước cho hàng nông sản ngày càng có xu hướng giảm từ 24.558 tỷ đồng năm 2006 xuống còn 17.112 tỷ đồng năm 2009. Trong khi đó thì lại có xu hướng tăng đối với hàng thuỷ sản từ 7.320 tỷ đồng năm 2006 lên đến 12.736 tỷ đồng năm 2009. Đối với hàng lâm sản, thời gian gần đây nhà nước mới có sự quan tâm và hỗ trợ kinh phí cho mặt hàng này để thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nhưng không nhiều như nông sản và thuỷ sản. Trong số 3 nhóm hàng trên thì tỷ trọng kinh phí hỗ trợ của nhà nước cho mặt hàng nông sản là lớn nhất chiếm gần 60% sau đó là thuỷ sản (18%) và lâm sản (22%) vào năm 2006 đến năm 2009 lại có sự thay đổi về kinh phí hỗ trợ giữa các mặt hàng này trong đó nông sản giảm xuống còn 50%, thuỷ sản tăng lên 38% và lâm sản là 12%. Sự chuyển dịch này phù hợp với sự thay đổi trong cơ cấu nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho hoạt động XTTM nhẳm mục tiêu thúc đẩy phát triển hài hoà và hiệu quả giữa các mặt hàng.
Hoạt động XTXK ở các Hiệp hội ngành hàng
Hiện nay, Hiệp hội ngành hàng đóng vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, người tiêu dùng, cung cấp các thông tin cần thiết và kịp thời cho doanh nghiệp xuất khẩu, hỗ trợ và tổ chức các chương trình HCTL chuyên ngành nông sản với quy mô lớn ở trong và ngoài nước…
Hình 2.2: Số lượng đề án XTTM của các hiệp hội NLTS
Nguồn: Cục XTTM
Nhìn vào hình 2.7 ta thấy Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản là đơn vị hoạt động mạnh và tích cực nhất, tỷ trọng các chương trình XTTM được hiệp hội này thực hiện cũng khá lớn. Tiếp theo, là các hiệp hội như chè, cà phê cao cao, cao su… Trong thời gian từ năm 2006-2009, tỷ trọng chương trình XTTM của VASEP thực hiện chiếm 30% tỷ trọng các chương trình XTTM của Hiệp hội, trong khi đó Hiệp hội chè chiếm 19%, Hiệp hội cà phê ca cao và cao su cùng chiếm 10%, tiếp đến là Hiệp hội gỗ và lâm sản với tỷ lệ là 9%... Qua số liệu dưới ta thấy được sự chênh lệch về số lượng các đề án cho chương trình XTTM giữa các hiệp hội là khá lớn. Một phần cũng là do thiếu năng lực xây dựng và thực hiện đề án của các Hiệp hội làm cho quá trình thẩm định và phê duyệt đề án của các cơ quan bộ ngành gặp nhiều khó khăn.
Hiệp hội cũng có sự phối hợp tích cực với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan trong công tác XTTM: trong thời gian gần đây việc xây dựng và tổ chức thực hiện đề án trình lên Hội đồng thẩm định được xem xét và phê duyệt ngày càng tăng. Cụ thể như sau:
Về cơ cấu nhóm ngành có sự thay đổi khá rõ nét về số lượng các chương trình XTTM được thực hiện của Hiệp hội ngành hàng.
Hình 2.3: Số lượng đề án XTTM phân theo nhóm ngành hàng
Đơn vị: %
Nguồn: Cục XTTM
Theo như hình 2.8 từ năm 2006 đến 2009 ta thấy có thay đổi rõ nét về số lượng đề án dành cho lĩnh vực nông lâm sản từ 40% vào năm 2006 với 61 đề án xuống còn 31% vào năm 2009 là 43 đề án XTTM. Trong khi đó nhóm hàng xuất khẩu mới lại có xu hướng giảm qua các năm, nếu như năm 2006 là 25 đề án XTTM chiếm 16% được thực hiện thì sang năm 2009 chỉ còn là 9 đề án. Đối với, nhóm hàng công nghiệp chế biến thì số lượng đề án XTTM có xu hướng tăng giai đoạn 2006-2009 từ 36 lên 46 đề án XTTM tăng 10%. Sự thay đổi trên có ý nghĩa quan trọng đối với từng ngành nhất là NLTS số lượng đề án giảm nhưng chất lượng của các chương trình lại tăng lên do có sự phối hợp tổ chức thực hiện giữa các Hiệp hội.
Căn cứ vào các hình thức XTTM được tiến hành trong 4 năm thực hiện chương trình XTTM trọng điểm quốc gia như khuyến mại, quảng cáo, thông tin thương mại, HCTL, trưng bày giới thiệu sản phẩm… Trong đó HCTL vẫn là một trong những hình thức được các đơn vị chủ trì ngành nông nghiệp thực hiện nhiều nhất và phổ biến nhất hiện nay, đồng thời cũng là hình thức được các hiệp hội ngành hàng chú trọng và quan tâm để xây dựng đề án, chương trình XTTM phục vụ cho doanh nghiệp.
Bảng 2.6: Nội dung hỗ trợ XTTM của hàng NLTS năm 2006 và 2009
Nội dung hỗ trợ
2006
2009
NLTS
Tổng số
NLTS
Tổng số
Đào tạo
7
16
3
15
HCTL
21
58
25
79
Khảo sát thị trường
27
62
9
28
Thông tin thương mại
6
15
5
12
XD cơ sở hạ tầng
3
3
2
7
Grand Total
61
155
44
141
Nguồn: Cục XTTM
Hình 2.4: Nội dung hỗ trợ XTTM của hàng NLTS năm 2006 – 2009
Đơn vị: %
Nguồn: Cục XTTM
Nhìn vào bảng 2.8 và hình 2.4, ta thấy trong nhóm hàng NLTS có sự thay đổi khá rõ nét trong nội dung hỗ trợ theo hướng tăng dần hỗ trợ tổ chức HTCL trong và ngoài nước từ 33% năm 2006 lên đến 57% vào năm 2009 điều này được lý giải bởi hoạt động này khá thiết thực và phổ biến nên được các doanh nghiệp tham gia rất nhiệt tình, mặt khác doanh nghiệp cũng có những đề xuất với các cơ quan, bộ ngành nên tổ chức thêm nhiều các HCTL chuyên ngành… Một nội dung hỗ trợ chiếm tỷ trọng lớn vào năm 2006 đến 42% là khảo sát thị trường thì lại có xu hướng giảm vào năm 2009 là 20% thực ra thì sang năm 2009 có sự kết hợp giữa tổ chức hội chợ triển lãm và khảo sát thị trường đối tác do đó thực ra hoạt động này vẫn có xu hướng ngày càng tăng để tìm được các thị trường mới cho xuất khẩu nông sản. Các nội dung khác chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số các nội dung hỗ trợ cho hàng NLTS.
So sánh về khu vực thị trường cho hoạt động XTTM hàng nông sản thì chiếm tỷ lệ lớn nhất vẫn là các hoạt động chiếm lĩnh thị trường nội địa, sau đó là thị trường Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ còn châu Phi và châu Úc vẫn còn ít các hoạt động.
Hình 2.5: Nhóm hàng XTTM phân theo thị trường năm 2006 – 2009
Đơn vị: %
Nguồn: Cục XTTM
Theo như hình 2.5 ta thấy có 3 khu vực thị trường là chiếm số lượng lớn các chương trình XTTM đối với hàng nông sản được thực hiện nhất là châu Á, Châu Âu và thị trường nội địa còn các thị trường khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn. Trong đó, số lượng chương trình tăng lên ở các thị trường Châu Á từ 28% năm 2006 lên đến 33% vào năm 2009, châu Âu là từ 18% vào năm 2006 lên đến 28% năm 2009. Trong khi đó, thị trường Châu Mỹ lại có sự giảm đột biến từ 12% năm 2006 xuống còn 2% năm 2009 đây có thể là do những chính sách, quy định của Mỹ trong lĩnh vực NLTS bên cạnh đó là tình hình khủng hoảng kinh tế Mỹ giai đoạn 2007-2008 cũng khiến cho số lượng các chương trình đã giảm đột ngột. Cùng xu hướng giảm đó là thị trường trong nước mặt dù chiếm số lượng lớn chương trình XTTM. Hai thị trường châu Úc và châu Phi cũng đang có xu hướng tăng lên. Qua đó, ta thấy các thị trường châu Úc và châu Phi là những thị trường tiềm năng và có lượng tiêu thụ lớn Hiệp hội cần thực hiện tốt công tác XTTM để thiết thực thúc đấy xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp trong tương lại.
Hoạt động XTXK ở các doanh nghiệp
XTTM là một trong những hoạt động đầu tiên và quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc phát triển xuất khẩu và mở rộng thị trường nông sản nhất là trong bối cảnh khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Đặc biệt là doanh nghiệp nông sản, do hàng nông sản chịu nhiều ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật của các nước khác về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái… Bên cạnh đó, sự nhận thức về vấn đề này của người nông dân vẫn còn kém. Do đó, để tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nuôi trồng, sản xuất và xuất khẩu nông sản để ký kết được các hợp đồng, biên bản ghi nhớ…
Công tác thị trường và sản phẩm nông sản
Đối với thị trường trong nước, hầu hết các doanh nghiệp đều thông qua công cụ quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình, tờ rơi…qua đó quảng bá sản phẩm, kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Đối với thị trường nước ngoài, thông qua quảng cáo doanh nghiệp nước ngoài cũng như người tiêu dùng có thể hiểu được tính năng, công dụng, hiệu quả… của sản phẩm qua đó có được sự lựa chọn tốt nhất đối với các sản phẩm nông sản.
Bên cạnh đó, thiết lập các website trên mạng cũng là một công cụ hữu dụng giúp cho các sản phẩm nông sản được tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng công cụ này gần đây mới được các doanh nghiệp xuất khẩu chú trọng và đẩy mạnh nhưng mục giới thiệu sản phẩm còn thiếu và sơ sài, trình bày thiếu tính thẩm mỹ... Qua đó, thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp cũng được đưa lên các trang web XTTM để quảng bá, giới thiệu.
Tham gia các HCTL nông sản trong và ngoài nước
Khảo sát thị trường trong và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11223.doc