MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU 2
1.1 Vai trò và nội dung của hoạt động xuất khẩu. 2
1.1.1 Khái niệm cơ bản. 2
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu 3
1.2 Nội dung hoạt động xuất khẩu 4
1.2.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu. 4
1.2.2 Xác định nhu cầu của thị trường xuất khẩu 6
1.2.3 Ký kết hợp đồng xuất khẩu. 7
1.2.4 Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu 8
1.2.5 Tổ chức việc thực hiện xuất khẩu 9
1.2.6 Kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động xuất khẩu. 9
1.3 Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu 10
1.3.1 Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. 10
1.3.2 Nhân tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP THỜI GIAN QUA 17
2.1 Khái quát về ngành giày dép Việt Nam và đặc điểm thị trường EU 17
2.1.1 Đặc điểm và vai trò hoạt động xuất khẩu giày dép. 17
2.1.2 Đặc điểm thị trường EU 20
2.1.3 Quan hệ Việt Nam -EU 22
2.2 Tình trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. 24
2.2.1 Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua 24
2.2.2 Hoạt động xuất khẩu giày dép thời gian qua. 25
2.3 Xuất khẩu giày sang EU 26
2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu sang EU trong những năm gần đây. 26
2.3.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩu giày dép 32
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GIÀY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU. 38
3.1 Định hướng chiến lược của ngành Da Giày 38
3.2 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang thị trường EU 39
3.2.1 Về phía doanh nghiệp 39
3.2.2 VÒ phÝa nhµ níc. 49
KẾT LUẬN 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2798 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang thị trường EU của các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à Nam Âu. Việc này đặt ra cho tất cả các thành viên EU, châu Âu và thế giới rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu xử lý, không chỉ kinh tế thương mại.
Hiến pháp mới của EU được soạn thảo theo hướng minh bạch hơn, dân chủ hơn và hiệu quả hơn đang đứng trước nguy cơ sụp đổ do các bất đồng về quyền lực giữa nước lớn và nhỏ, giữa chính phủ quốc gia thành viên và bộ máy hành pháp của khối, giữa thành viên cũ và mới về khoảng cách phát triển, về nhập cư, lao động, an sinh xã hội, thâm hụt ngân sách, chính sách đối ngoại, an ninh phòng thủ chung...
Đồng tiền chung châu Âu (Euro) sau 21 năm đã được lưu hành tại 12 nước thành viên từ 1/1/2002, kết thúc quá trình nhất thể hoá về tiền tệ, một sự kiện quan trọng thứ 2 sau việc Mỹ quyết định chấm dứt đổi USD ra vàng, làm cho vị thế của USD bị hạ thấp.
Hiện nay, với dân số đông trên 500 triệu người, đời sống cao vào loại nhất thế giới, nhu cầu giày dép là rất lớn. Mỗi người dân một năm trung bình tiêu dùng khoảng từ 4 đến 5 đôi giày. EU là thị trường giày lớn nhất thế giới, đồng thời cũng có ngành sản xuất giày dép từ rất lâu đời với quy mô sản xuất lớn và tiên tiến. Công nghệ sản xuất, máy móc, dây truyền sản xuất luôn được đầu tư đổi mới và nâng cao đạt tới trình độ tinh xảo. Ngành công nghiệp này có vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định, tăng trưởng, duy trì lượng cung cấp giày dép ổn định và chất lượng cao, tinh xảo, thời trang cho thị trường thế giới. Trong đó, Italia là nước có vai trò chủ chốt trong công nghiệp giày khu vực Châu Âu. Quốc gia này có quy mô sản xuất giày lớn nhất, sản lượng đứng đầu, chất lượng cao nổi tiếng trên thế giới. Nhưng sức sản xuất giày của EU vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Đồng thời, EU là thị trường khó tính người tiêu dùng yêu cầu sản phẩm có chất lượng cao và đặc biệt khi họ quyết định mua sản phẩm thì sản phẩm đó phải có thương hiệu nổi tiếng. Xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng Châu Âu càng thể hiện sự chú trọng cao hơn về chất lượng, kiểu dáng, xu hướng thời trang của thế giới. Thị trường EU về cơ bản có những nhóm người tiêu dùng sau:
- Nhóm 1: có khả năng thanh toán cao, chiếm gần 20% dấn số EU, dùng hàng chất lượng tốt nhất, giá cả đắt nhất hoặc những hàng hoá hiếm, độc đáo.
- Nhóm 2: có khả năng thanh toán trung bình, chiếm khoảng 68% dân số EU, sử dụng hàng hoá chất lượng, giá cả thấp hơn nhóm 1.
- Nhóm 3: có khả năng thanh toán thấp, chiếm khoảng 10% dân số EU, sử dụng hàng hoá chất lượng, giá cả thấp hơn nhóm 1 và nhóm 2.
Gía sản phẩm giày do EU sản xuất có giá thành quá cao so với một số nhóm người tiêu dùng nên nhu cầu nhập khẩu giày dép của EU là rất lớn. Trong đó, Đức là nước tiêu thụ lớn nhất, tiếp đó là Pháp khoảng 330 triệu đôi, Tây Ban Nha là nước tiêu thụ giày thấp nhất mức tiêu thụ bình quân khoảng 110 triệu đôi. Hiện nay, ngành công nghiệp giày của EU đang có xu hướng thu hẹp lại để chuyển sang chuyên sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao sử dụng ít lao động, chuyển dịch sản xuất sang các nước có lợi thế về giá nhân công rẻ ( chủ yếu là thuê nước ngoài gia công).
Khách hàng chủ yếu của nước ta là những khách hàng thuộc nhóm 2 và nhóm 3. Đồng thời, thị trường có đặc tính là mẫu mốt và kiểu dáng hàng hoá thay đổi nhanh. Xu hướng của những năm gần đây là dùng giày vải thay cho giày da thiên về sử dụng chất liệu tự nhiên. Nhu cầu tiêu dùng của nữ thiên về tính thời trang hơn so với trước kia chỉ quan tâm đến chất lượng. Đối với thanh thiếu niên và trung niên có xu hướng dùng giày thể thao tạo cảm giác trẻ trung và mạnh mẽ.
2.1.3 Quan hệ Việt Nam -EU
Nhìn chung quan hệ Việt Nam-EU phát triển toàn diện theo hướng tích cực đặc biệt về kinh tế thương mại phù hợp với lợi ích chiến lược của ta, góp phần tạo thế cân bằng tích cực với các đối tác khác.
Chính sách của EU với Việt Nam nằm trong chính sách với các nước đang phát triển, hợp tác trong khuôn khổ Việt Nam là thành viên của ASEAN, WTO. Chính sách này được hình thành rõ nét trong các năm gần đây đang trong quá trình vừa hoàn thiện vừa khai thác. Mặc dù thiện cảm về chính trị, ủng hộ giúp đỡ nhiều mặt, đặc biệt viện trợ phát triển, cho đại bộ phận hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP, nhưng EU chưa công nhận Việt Nam là nước kinh tế thị trường.
Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với các nước thành viên và với thể chế EU đã hình thành từ lâu, phát triển mạnh vào những năm đầu của thập kỷ 1990, nhất là sau khi hai bên ký các Hiệp định về Hợp tác kinh tế, Thương mại, Khoa học kỹ thuật với các mục tiêu:
- Đảm bảo các điều kiện cần thiết thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư trên cơ sở cùng có lợi và dành cho nhau quy chế tối huệ quốc.
- Trợ giúp phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam , đặc biệt chú trọng cải thiện đời sống cho các tầng lớp dân cư nghèo.
- Trợ giúp các nỗ lực của Việt Nam trong việc cơ cấu lại nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
- Trợ giúp nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng lâu dài nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững.
Cùng với các Hiệp định giày dép, thoả thuận Việt Nam gia nhập WTO ký năm 2004, quan hệ thương mại giữa EU với Việt Nam đã bước sang thời kỳ phát triển mới, mạnh mẽ và toàn diện hơn.
Việt Nam nhập khẩu từ EU nhiều máy móc, thiết bị công nghệ nguồn chất lượng cao chiếm 10% kim ngạch nhập khẩu, chủ yếu gồm thiết bị toàn bộ, máy, phụ tùng, phương tiện vận tải bao gồm cả máy bay, tàu biển, ô tô, xe lửa, nguyên liệu, hoá chất, tân dược, phân bón, vật liệu xây dựng, sắt thép, sản phẩm cơ khí, hàng tiêu dùng cao cấp… Tuy vậy, thương mại dịch vụ chưa phát triển.
EU đồng thời là nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam trong 19 lĩnh vực gồm các dự án quản lý kinh tế, quản trị phát triển, tài nguyên, nông lâm thuỷ sản, phát triển vùng, công nghiệp, năng lượng, thương mại, vận tải, truyền thông, xã hội, y tế, phòng chống thiên tai, viện trợ nhân đạo, hỗ trợ về giới tính v.v…Trong đó, các lĩnh vực/ngành nghề được tài trợ nhiều nhất là nông lâm thủy sản (17,58%), tài nguyên (13,15%), y tế (9,59%), phát triển xã hội (9,58%). Ngoài ra, các nước thành viên EU còn cung cấp vốn ODA thông qua các tổ chức tài chính đa phương.
Hiện nay 19 trong số 27 nước thành viên EU có các dự án đầu tư vào Việt Nam. Tính đến 3/2006, EU có 551 dự án với tổng vốn đăng ký 7,34 tỷ USD, thực hiện 4,06 tỷ USD. Trong đó, Pháp dẫn đầu với 168 dự án tổng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD, tiếp theo là Hà Lan 62 dự án với tổng vốn đăng ký gần 2 tỷ, Anh 70 dự án, tổng vốn đăng ký là 1,28 tỷ USD.
Các nhà đầu tư EU đó có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam nhưng tập trung nhiều nhất vào công nghiệp và xây dựng (280 dự án với tổng vốn đầu tư là 4,18 tỷ USD, chiếm 54,8 % số dự án và 59,8 % tổng vốn đầu tư), trong đó công nghiệp nặng có 118 dự án với tổng vốn đầu tư gần 1,97 tỷ USD, tiếp theo là khai thác dầu khí 6 dự án với 1,32 tỷ USD. Trong lĩnh vực dịch vụ, EU có 181 dự án với tổng vốn 2,43 tỷ USD (chiếm 35,4 % số dự án và 34,6 % tổng vốn đầu tư). Còn lại là nông, lâm nghiệp - 50 dự án với tổng vốn đầu tư là 457,6 triệu USD.
Nhìn chung, các nhà đầu tư Châu Âu có ưu thế về công nghệ, vì vậy đã góp phần tích cực trong việc tạo ra một số ngành nghề mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao. Một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam như BP (Anh), Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thuỵ Điển)…. Xu thế đầu tư của EU chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên, gần đây có xu hướng phát triển tập trung hơn vào các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ
2.2 Tình trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.
2.2.1 Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua
Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước của nước ta trong những năm gần đây liên tục tăng. Đặc biệt, sau một năm trở thành thành viên của WTO, xuất khẩu hàng hoá của nước ta đạt được kết quả quan trọng, vượt kế hoạch đề ra, thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng cả ở thị trường truyền thống và các thị trường mới có nhiều tiềm năng. Gía trị xuất khẩu hàng hoá của nước ta năm 2007 đạt 48 tỷ USD tương đương 67,4% GDP, tăng 20,5% so với năm 2006. Bình quân mỗi tháng xuất khẩu đạt 4 tỷ USD (bình quân mỗi tháng của năm 2006 đạt 3,3 tỷ USD) mức cao nhất từ trước tới nay.
Bảng 1 : Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam 2004-2008
Đơn vị :( triệu USD)
Năm
2004
2005
2006
2007
KH 2008
Kim ngạch
26485
32420
39826
48000
57120
Biểu đồ 1 : Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 2003-2008
2.2.2 Hoạt động xuất khẩu giày dép thời gian qua.
Sản xuất giầy dép của nước ta từ năm 1991 trở về trước, hầu như chỉ có tiêu thụ nội địa, không có xuất khẩu. Đến năm 1992 ngành Da giầy đã xuất khẩu được 5 triệu USD và đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao từ năm 1993 đến nay. Sau 10 năm xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu da giầy đã tăng 369,2 lần, đó là tốc độ tăng cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác trong thời gian tương ứng.
Ngành da giày nước ta là ngành công nghiệp đạt vị trí thứ ba về kim ngạch xuất khẩu, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Là ngành có định hướng xuất khẩu rõ rệt (chiếm trên 90% sản lượng sản xuất), tỷ lệ xuất khẩu của ngành luôn chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Việt Nam luôn là 1 trong 10 nước sản xuất và xuất khẩu giày lớn nhất thế giới.
Trong số các thị trường xuất khẩu chủ yếu, EU là thị trường xuất khẩu giày lớn của ngành giày da Việt Nam, hàng năm có khoảng 90% sản phẩm do ngành sản xuất được xuất khẩu sang các thị trường, trong đó thị trường EU chiếm tỷ trọng 59%. Hiện tại, hàng giày da của nước ta xuất sang thị trường EU đứng thứ 2 sau Trung Quốc và chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. Các năm trước EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất nhưng trong những tháng đầu năm 2008 thì Mỹ đã vươn lên đứng đầu.
Bên cạnh đó, khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU, hàng hoá nước ta cũng gặp nhiều khó khăn. Ngày 07/07/2005 Uỷ ban châu Âu (EC) chính thức thông báo quyết định mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm mũ da của Việt Nam và Trung Quốc theo đơn kiện của Liên minh ngành sản xuất giày da của Châu Âu, đại diện cho các nhà sản xuất tới hơn 40% tổng sản lượng giày có mũ da của EU. Có 115 doanh nghiệp Việt Nam đã tự nguyện tham gia hợp tác đầy đủ với EC trong tiến trình điều tra, và có 60 nhà sản xuất của nước ta bị liệt kê trong đơn kiện.
Thuế chống bán phá giá của EU đối với giày mũ da của nước ta là nguyên nhân chính làm cho kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU bị giảm. Tác động của việc kiện bán phá giá là doanh nghiệp da giày đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng. Các nhà nhập khẩu lo sợ mức thuế chống bán phá giá cao. Tuy nhiên, sau quyết định của liên minh châu Âu áp thuế chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam thì tình hình xuất khẩu đã dần ổn định trở lại.
Kênh tiêu thụ giày dép
Các nhà cung cấp
nước ngoài
Các nhà nhập khẩu Các nhà sản xuất Các nhà bán buôn trong nước
Các nhóm mua buôn và
Nơi bán lẻ lớn các hợp tác xã Nơi đặt mua
qua bưu điện
Các cửa hàng Các cửa hàng Các cửa hàng
bán lẻ hoặc chi nhánh bán lẻ độc lập
Người tiêu dùng
2.3 Xuất khẩu giày sang EU
2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu sang EU trong những năm gần đây.
EU là thị trường lớn, có tầm quan trọng đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, kinh tế thế giới sa sút, giá dầu mỏ tăng cao và nhiều biến động khác, việc duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu vào EU đã và đang chịu tác động không nhỏ. Thị trường EU với 27 nước thành viên, gồm hầu hết các nước châu Âu. GDP đạt gần 11.000 tỷ USD (chiếm 27% GDP thế giới); tổng kim ngạch ngoại thương đạt gần 1.400 tỷ USD (chiếm gần 20% thương mại toàn cầu). Nếu tính cả mậu dịch nội khối thì tổng kim ngạch mậu dịch là 3.092 tỷ USD (chiếm 41,4% thị phần thế giới). EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ, chiếm 43,8% thị phần thế giới (gấp 2,5 lần Mỹ); đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% FDI toàn cầu. Điều này cho thấy, EU đã và đang là một thị trường rộng lớn, đầy hứa hẹn đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm 2007, thương mại Việt Nam- EU được đánh giá là rất "năng động", tổng kim ngạch hai chiều đạt 14,23 tỷ USD (tăng 39,26%) vượt mức dự báo trước đó. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu 9,1 tỷ USD (tăng 28,2%) và nhập khẩu 5,13 tỷ USD (tăng 64,3%). Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ EU là tác động mở cửa thị trường của Việt Nam và sự tăng đầu tư của EU vào Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, thông qua việc khai thác triệt để các thị trường trọng điểm có kim ngạch lớn gồm Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào các thị trường mới của EU, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2008 có thể sẽ đạt 11,18 tỷ USD, tăng 23,5% so với năm 2007.
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU qua các năm
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
3.198
3.919
4.939
5.480
7.045
9.028
So với năm trước
3,88
22,56
26,02
10,96
28,54
28,16
Biểu đồ 2 : Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 2002-2007
Đơn vị:( triệu USD)
Trong thị trường EU, Việt Nam có quan hệ với nhiều nước. Kim ngạch xuất khẩu sang các nước hàng năm đều tăng. Đặc biệt trong năm 2007, là năm nước ta gia nhập WTO, nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức và có nhiều cơ hội.
Bảng 3: Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc EU năm 2007
Thị trường
Tháng 12/07 (ngàn USD)
So tháng 12/06 (%)
Năm 2007 (ngàn USD)
So năm 2006 (%)
Tổng
941.401
-4,96
9.028.338
28,16
Đức
211.813
15,40
1.855.056
28,35
Anh
126.545
14,09
1.431.424
21,34
Hà Lan
119.997
35,29
1.182.144
37,87
Pháp
95.929
16,58
884.351
10,93
Bỉ
88.651
26,47
849.028
23,50
Italia
93.970
18,32
816.849
25,08
Tây Ban Nha
75.085
7,68
759.632
36,13
Ba lan
20.375
12,27
220.890
37,95
Thụy điển
24.471
48,16
202.356
18,36
Đan mạch
15.565
-0,04
138.049
26,04
áo
7.742
-21,57
111.949
14,85
CH Séc
12.780
90,21
102.047
45,59
Phần Lan
9.997
32,92
92.512
34,32
Hy lạp
8.268
35,39
81.805
26,54
Slôvakia
6.288
78,03
71.480
209,87
Hungari
6.467
35,69
62.713
89,80
Bồ Đào Nha
5.892
72,48
52.115
58,90
Bungari
2.630
0,00
35.868
-
Rumani
3.642
0,00
32.317
-
Sôlôvenhia
2.289
52,91
18.087
57,05
Látvia
842
13,78
8.932
75,69
CH Síp
936
61,38
6.958
18,33
Extônia
662
-99,69
5.787
-27,13
Aixơlen
312
-15,45
4.748
36,52
Manta
253
40,56
1.241
-35,57
Các mặt hàng xuất khẩu sang EU cũng tăng cả về số lượng mặt hàng và về cơ cấu mặt hàng.
Bảng 4: Các mặt xuất khẩu sang thị trường EU trong năm 2007
Mặt hàng
Tháng 12/2007 (nghìn USD)
So tháng12/06(%)
Năm 2007 (nghìn USD)
So năm 2006 (%)
Tổng
941.401
-4,96
9.028.338
28,16
Giày dép các loại
238.839
16,54
2.176.308
11,45
Hàng dệt may
147.455
8,34
1.487.636
20,14
Hàng hải sản
120.459
102,82
911.479
40,69
Cà phê
104.005
3,93
878.873
63,18
Gỗ, sản phẩm gỗ
129.812
135,36
621.197
27,85
Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện
37.654
50,03
415.195
50,96
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
25.760
21,98
247.161
20,55
Sản phẩm chất dẻo
209.258
1.672,17
185.024
77,15
Hạt điều
12.444
71,17
164.527
56,08
Cao su
15.305
-66,44
147.566
-4,12
Sản phẩm mây, tre, cói, thảm
58.407
499,66
119.303
27,28
Sản phẩm gốm sứ
16.084
5,29
116.707
19,12
Sản phẩm đá quý, kim loại quý
5.956
-3,25
88.290
-2,35
Hạt tiêu
6.039
28,08
85.586
37,52
Than đá
0
-
40.633
112,78
Hàng rau quả
4.458
75,30
39.062
49,61
Đồ chơi trẻ em
4.097
90,12
29.203
-7,56
Xe đạp và phụ tùng
2.204
14,61
21.041
-59,54
Mỳ ăn liền
23.400
1.182,19
17.564
27,24
Chè
1.165
-18,53
11.630
7,02
Dây điện và dây cáp điện
859
87,96
9.272
174,48
Thiếc
260
-64,96
5.601
100,47
Gạo
281
307,25
4.894
106,76
Quế
0
-
303
32,89
2.3.2 Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường EU.
Hiện nay, EU là thị trường nhập khẩu giày dép của Việt Nam lớn thứ 2 trên thế giới (sau Hoa Kỳ) và được coi là thị trường trọng điểm của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu giày dép những năm gần đây của thị trường EU khoảng trên 29 tỷ USD/năm. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng khá nhanh trong thời gian qua và đạt 2,184 tỷ USD trong năm 2007, tăng 8% so với năm 2006 và chiếm 7,2% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này.
Nhìn chung, giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, 33 mã hàng giày thể thao và giày mũ da bị áp thuế chống bán phá giá, các chủng loại khác vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan.
Tuy đạt được tốc độ tăng trưởng khá nhưng nhìn chung, xuất khẩu giày dép của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều hạn chế như nhiều nguyên liệu đầu vào của ngành da giày phải nhập khẩu từ bên ngoài, khâu tiêu thụ còn phụ thuộc lớn vào đối tác trong liên doanh, khâu nghiên cứu thị hiếu thị trường, thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm mới còn yếu. Mục tiêu dự kiến của mặt hàng giày dép năm 2008 đối với thị trường EU là đạt kim ngạch 2,7 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2007.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu giày dép 2003-2008
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
KH 2008
Kim ngạch (triệu USD)
1605
1782
1810
1951
2184
2700
Biểu đồ 3 : Kim ngạch xuất khẩu giày sang EU
Thị phần xuất khẩu
- Dưới tác động của vụ kiện bán phá giá giày mũ da, thị phần xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU đã bị giảm mạnh. Thống kê mới nhất của Hiệp hội Da giày Việt Nam cho biết, xuất khẩu vào EU chỉ chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép so với tỷ lệ 70% trước đây.
Tuy nhiên, EU vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Thị phần XK vào thị trường này vẫn chiếm số lượng lớn là do giày dép Việt Nam tiếp tục được hưởng ưu đãi theo hệ thống thuế quan phổ cập khi nhập khẩu vào EU.
Cơ cấu sản phẩm
Các loại sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU là giày thể thao chiếm tới 40% kim ngạch xuất khẩu, giày vải chiếm gần 20%, giày nữ xấp xỉ 20%, dép chiếm khoảng 15%, giày da 1,5% và các loại sản phẩm khác chiếm 3,5%.
Bảng 6 : Cơ cấu các loại sản phẩm xuất khẩu sang EU
Loại sản phẩm
Tỷ trọng
Giày thể thao
40%
Giày vải
20%
Giày nữ
20%
Dép
15%
Giày da
1,5%
Các loại sản phẩm khác
3,5%
Sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm:
- Các mặt hàng giày có mũ từ da giảm mạnh ( đặc biệt là giày nữ có mũ da) nhiều đối tác chuyển hướng đặt sản xuất giày thể thao công nghệ cao hoặc giày khác có mũ từ giả da nhằm tránh bị ảnh hưởng của việc áp thuế.
- Mặt hàng giày vải tăng mạnh, một phần do nhu cầu tiêu dùng tăng, một phần do được duy trì trở lại sau thời gian suy giảm ( bởi các đơn hàng dự trữ hoặc tồn kho). Để đáp ứng nhu cầu giày vải một số doanh nghiệp tập trung khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có, một số doanh nghiệp khôi phục trở lại các dây chuyền sản xuất đã chuyển đổi từ trước đó. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng và mẫu mã các loại giày vải cao hơn nhiều so với những năm trước đây, đặc biệt là các loại giày vải thời trang.
- Sản lượng dép sandals, dép đi trong nhà gia tăng với nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú.
2.3.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩu giày dép
Thành tựu đạt được
Thời gian qua hoạt động xuất khẩu giày dép đã đạt được những thành tựu to lớn và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước và trên thế giới.
Những năm qua ngành luôn tìm cách để nâng cao kim ngạch xuất khẩu, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm...nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngành chủ động khai thác thị trường và chủ động tìm kiếm bạn hàng, đặc biệt là bạn hàng nước ngoài.
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu giỏi về nghiệp vụ, chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
Từng bước xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật ISO vào quá trình kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm những vấn đề phát sinh trong quá trình xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường EU- một trong những thị trường có yêu cẩu cao về chất lượng và kỹ thuật của sản phẩm.
Thuận lợi
Ngành giày dép tuy không chủ động được nguồn nguyên liệu để sản xuất giày nhưng lại có ưu thế là nhân công rẻ, kỹ năng làm các loại giày cao cấp, đòi hỏi tay nghề cao nên rất thích hợp cho việc sản xuất chủng loại giày trung và cao cấp vốn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ và khéo léo của người thợ. Ngoài ra, dây chuyền sản xuất tương đối tiên tiến, đồng bộ vì được đầu tư mới dẫn đến năng suất cao, cùng với chi phí quản lý thấp, giá gia công rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Khi ngành đã sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao sẽ khẳng định được năng lực sản xuất của ngành. Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng mở rộng khách hàng.
Ngoài ra còn có những ưu thế sau: Được EU dành cho quy chế ưu đãi GSP: nhu cầu tiêu dùng lớn, ổn định và ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng giá trị đồng EURO; chất lượng sản phẩm giày dép ngày càng phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng EU; các nước EU mở rộng tạo thêm nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Da Giày Việt Nam xuất khẩu sang EU.
Đồng thời thành công của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại: đây chính là tiền đề giúp cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới. Bắt đầu bằng việc Việt Nam gia nhập ASEAN; APEC; AFTA; đặc biệt là việc gia nhập WTO. Ngành đã từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu thuận lợi hơn.
Qua thời gian phát triển, ngành đã từng bước thiết lập thị trường cung ứng trong nước cũng như nước ngoài, tạo điều kiện cho việc cung ứng sản phẩm, tạo được các mối quan hệ truyền thống...
Ngoài ra, ngành còn đưa ra những phương hướng chung định hướng cho toàn ngành - từ đó giúp doanh nghiệp có định hướng đúng đắn. Ngành thường xuyên tổ chức các cuộc thi thiết kế sản phẩm... tạo điều kiện cho thúc đẩy đa dạng hoá sản phẩm. Đồng thời, thiết lập được hệ thống phân phối của ngành, tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông thuận lợi.
Sắp hết thời hạn chống bán phá giá của EU.
Theo thông báo của Ủy ban Châu Âu (EC) về thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc, nếu không có yêu cầu rà soát, thời hạn áp thuế chống bán phá giá nói trên sẽ kết thúc ngày 7/10/2008. Theo EC, trong thời gian tới, các nhà sản xuất châu Âu có thể nộp đơn yêu cầu rà soát và cần cung cấp đầy đủ các bằng chứng chứng minh nếu không áp thuế chống bán phá giá nêu trên sẽ có khả năng dẫn đến việc tiếp tục hoặc tái diễn bán phá giá và gây thiệt hại đối với ngành sản xuất giày của châu Âu.
Trong trường hợp Ủy ban châu Âu quyết định tiến hành rà soát các nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu thì đại diện của nước xuất khẩu và các nhà sản xuất EU có thể tham gia trao đổi, bình luận, và phản bác về những vấn đề nêu trong đơn yêu cầu rà soát.
Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da nhập khẩu vào EU từ Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu từ năm 2005. Tháng 4/2006, EC đã đề xuất các mức thuế sơ bộ đối với VN là 16,8% và 19,4% với Trung Quốc. Mức thuế này được áp dụng theo từng giai đoạn trong khoảng thời gian 6 tháng, bắt đầu từ mức 4%.
Trong vụ kiện này, phía Việt Nam luôn giữ quan điển, doanh nghiệp VN không bán phá giá vào thị trường EU. Việc EC áp dụng mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với giày có mũ da của VN là không phản ánh đúng thực tế. Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp VN là do giá nhân công rẻ và công nghệ hiện đại. Việc áp dụng mức thuế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới ngành giày da của VN, đặc biệt là hơn 500.000 lao động và 80% trong số đó là lao động nữ. Ngoài ra, việc áp dụng mức thuế này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích chính đáng của người tiêu dùng ở 27 nước thành viên EU
Khó khăn và hạn chế
-Phương thức sản xuất.
Đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp da giầy Việt Nam là phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là gia công cho đối tác nước ngoài, sản xuất phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu trực tiếp còn tương đối hạn chế. Trên 80% các doanh nghiệp Việt Nam là người gia công, nhà thầu phụ cho các hãng lớn. Từ mẫu mã cho đến giá bán hoàn toàn do phía đối tác quyết định, còn thu nhập của doanh nghiệp chủ yếu từ phí gia công sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không được và không có khả năng quyết định giá bán một đôi giầy trên thị trường, không tham gia vào quá trình thương mại, không quyết định đầu vào và đầu ra cho một sản phẩm.
Việt Nam hiện có 4 phương thức làm hàng da giầy. Một là, gia công thuần tuý, nghĩa là, nhà máy chỉ nhận vật tư, nguyên liệu được cung cấp từ đối tác nước ngoài, không phải thanh toán tiền vật tư, nguyên liệu và sau khi dùng vật tư, nguyên liệu đó theo qui trình công nghệ đã được chọn sẵn phía nước ngoài, làm ra sản phẩm, rồi xuất giao lại cho phía đối tác nước ngoài và nhận tiền công. Hai là, mua nguyên liệu bán thành phẩm, cũng gần giống phương thức thứ nhất nhưng nhà máy phải tự mua vật tư và thanh toán tiền vật tư. Ba là, sản xuất theo doanh nghiệp gọi hiện nay là hàng FOB, có 2 phương thức khác nhau, thứ nhất là xuất hàng FOB, sản xuất cho các th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11227.doc