MỤC LỤC
Lời cảm ơn .1
Lời mở đầu 5
Chương 1: Khái quát về Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 8
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 8
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 9
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 9
1.2.2. Quyền hạn của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 10
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 11
1.3. Ngành nghề kinh doanh và thị trường tiêu thụ - đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ 14
1.3.1. Ngành nghề kinh doanh và thị trường tiêu thụ 14
1.3.2. Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ 15
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 17
2.1.Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam trong những năm gần đây 17
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam 19
2.2.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam 19
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 26
2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 29
2.2.4. Hình thức xuất khẩu 33
2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam 37
2.3.1. Những thành tựu đạt được 37
2.3.2. Hạn chế 39
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 40
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 41
3.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần XNK EFOOD Việt Nam trong giai đoạn 2011 đến 2015 41
3.1.1. Định hướng phát triển chung của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 41
3.1.2. Định hướng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 42
3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 45
3.2.1.Tăng cường công tác nghiên cứu và xây dựng chiến lược thị trường toàn diện 45
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin 46
3.2.3. Tăng cường hoạt động giao tiếp, giới thiệu và quảng bá sản phẩm 47
3.2.4. Nâng cao chất lượng tay nghề công nhân 48
3.2.5. Hoàn thiện công tác lãnh đạo và tổ chức nhân sự 49
3.3. Một số kiến nghị với Nhà Nước 50
Kết luận: 52
Danh mục tài liệu tham khảo: 53
53 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
philippin…
Đứng trước sự cạnh tranh với các nước trên thế giới, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có lợi thế là nhóm hàng truyền thống lâu đời với nhiều làng nghề và thương hiệu nổi tiếng.
Hiện nay, nước ta có trên 1.400 làng nghề thủ công mỹ nghệ, sản xuất trên 300 chủng loại hàng, với nguồn nguyên vật liệu phong phú, đa dạng về chủng loại như: Gốm sứ, mây tre, thêu dệt, thảm,… cùng với nhiều sự kết hợp, cải tiến về mẫu mã mang phong cách riêng về tập quán sinh hoạt đất nước làng quê Việt Nam, các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được sếp vào danh sách 10 hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng cao nhất, hiện đã có mặt trên 100 nước và vùng lãnh thổ và đang dần thâm nhập vào thị trường khó tính như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU…
Những năm qua EU đã nhập khẩu khoảng 7 tỷ USD sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Bộ công thương đã nhận định, trong tương lai EU là thị trường đầy hứa hẹn, trong năm 2011 mục tiêu hướng tới là kim ngạch xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt trên 600 triệu USD.
- Mỹ: là nước có nhu cầu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ rất cao, kim ngạch đạt 13 tỷ USD/ năm nhưng hàng của Việt Nam chỉ chiếm 1,5% thị phần. Năm 2006 Việt Nam xuất khẩu khoảng 77 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Mỹ chủ yếu là gốm sứ chiếm 36,8%.
Đây là thị trường mà chúng ta cần phải khai thác, muốn vậy hàng thủ công mỹ nghệ phải được cải tiến hơn nữa về mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đây cũng chính là đòi hỏi chung cho tất cả các thị trường của Việt Nam.
- Nhận Bản: Là thị trường đầy tiềm năng nhưng lại là thị trường khó tính đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm vì vậy cần có những biện pháp xúc tiến thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Song bên cạnh đó hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của thị trường, việc tiếp cận để tranh thủ cơ hội còn gặp nhiều khó khăn, chính điều này đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu, học hỏi và tìm ra giải pháp để đưa hàng thủ công mỹ nghệ của chúng ta đạt được kỹ xảo riêng, chất liệu riêng, đặc trưng để đáp ứng thị hiếu khách hàng tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường Quốc tế.
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam.
2.2.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam.
Kết quả hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Công ty trong những năm gần đây.
Để biết được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam ta có thể xem xét các chỉ tiêu qua bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 và sáu tháng đầu năm 2011 sau đây:
BẢNG 2.1: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XNK EUFOOD VIỆT NAM TỪ 2008 - 2011
Đơn vị tính: 1000đ
TT
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
1
Tổng doanh thu
10,718,600
12,567,000
15,769,700
17,968,900
2
Giá vốn
9,781,000
11,027,000
13,760.000
15,489,600
3
Lãi gộp
937,600
1,540,000
2,009,700
2,479,300
4
Tổng chi phí KD
897,000
990,270
1,376,900
1,567,800
5
Lợi nhuận TT
40,600
549,730
632,800
911,500
6
Thuế thu nhập
11,360
153,924
177,184
255,220
7
Lợi nhuận ST
(7= 5 – 6)
29,240
395,806
455,616
656,280
8
Tổng tiền lương
487
585
601
705
9
Thu nhập bq/tháng/người
1170
1300
1550
1720
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng tài chính kế toán Công ty XNK EUFOOD Việt Nam.
Chú thích bảng 2.1: Thứ tự 4: Tổng chi phí kinh doanh
Thứ tự 5: Lợi nhuận trước thuế
Thứ tự 7: Lợi nhuận sau thuế
Từ bảng số liệu kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam từ năm 2008 – 2011, được miêu tả rõ hơn qua biểu đồ dưới đây:
Qua bảng số liệu trên ta thấy 3 năm gần đây, kết quả kinh doanh của Công ty có nhiều khởi sắc:
Về doanh thu: Tăng dần qua các năm, năm sau nhiều hơn năm trước với tỷ lệ khá cao: Năm 2009 tăng 11,24% so với năm 2008, năm 2010 tăng 25,48% tương đương với trên 3 tỷ đồng so với năm 2009. Sáu tháng đầu năm 2011 tăng 13,95% so với năm 2010.
Giá vốn: Thể hiện tổng giá trị gốc của hàng hoá, dịch vụ đang thực hiện tại Công ty, chỉ tiêu này cho thấy lượng giá vốn các mặt hàng kinh doanh của Công ty qua 3 năm đều tăng dần, đồng thời chỉ tiêu này là căn cứ để tính phần lãi gộp.
Lãi gộp: Là chênh lệch giữa chỉ tiêu doanh thu và giá vốn hay chính là chênh lệch giữa doanh thu mang về và giá vốn sản xuất hoặc mua vào của hàng hoá và dịch vụ, chỉ tiêu này không bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và kinh doanh của Công ty.
Qua bảng số liêu trên ta thấy lãi gộp của Công ty cũng tăng dần qua các năm, nhất là năm 2009 tăng 64,25% so với năm 2008, sang năm 2010 có giảm đi chỉ tăng 30,5% so với năm 2009. Sáu tháng đầu năm 2011 tăng lên 23,37% so với năm 2010 và có thể từ nay đến hết năm 2011 lãi gộp sẽ còn tăng hơn nữa.
Chi phí: Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh có hiệu quả Công ty phải chi phí về vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản…các chi phí này cũng tăng dần qua các năm, được thể hiện rõ trong bảng số liệu trên.
Năm 2009 tăng 10,39% so với năm 2008, lượng tăng tuyệt đối là 93,270 nghìn đồng.
Năm 2010 tăng 39,04% so với năm 2009, lượng tăng tuyệt đối là 386,630 nghìn đồng. Sáu tháng đầu năm 2011 tăng 13,86% so với năm 2010.
Nguyên nhân dẫn đến mức chi phí tăng đó là do Công ty phải chụi sự tăng giá của cước phí vận chuyển, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí thu mua bốc dỡ nguyên vật liệu…Một phần là do sự biến động của nền kinh tế trong nước làm giá cả đều tăng cao.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty ta phải xem xét tốc độ tăng của doanh thu với tốc độ tăng của chi phí:
- Tốc độ tăng của doanh thu năm 2009 so với năm 2008 bằng 1,172 lần (1,172%).
- Tốc độ tăng của doanh thu năm 2010 so với năm 2009 bằng 1, 2548 lần ( 125,48%).
- Tốc độ tăng của doanh thu sáu tháng đầu năm 2011 so với năm 2010 bằng 1,1395 lần (113,95 %)
- Tốc độ tăng của chi phí năm 2009 so với năm 2008 bằng 1,1039 lần (110,39%).
- Tốc độ tăng của chi phí năm 2010 so với năm 2009 bằng 1,3904 lần (139,04%).
- Tốc độ tăng của chi phí sáu tháng đầu năm 2011 so với năm 2010 bằng 1,1386 lần ( 113,86%).
Xét năm 2009 so với năm 2008 tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu là 6,81%, điều này hoàn toàn là có lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2010 so với năm 2009 tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí là 13,56%. Song, xét sáu tháng đầu năm 2011 so với 2010 tốc độ tăng của doanh thu so với tốc độ tăng chi phí là 9%. Nhìn tốc độ tăng này ta thấy mặc dù năm 2010 Công ty đã bỏ khá nhiều chi phí họat động kinh doanh của mình, đồng thời chỉ rõ những khó khăn mà Công ty đang gặp phải đó chính là ảnh hưởng rõ rệt sự biến động đối với nền kinh tế. Nắm được điều này, sang năm 2011 Công ty đã phải cố gắng tìm mọi cách để hạ thấp chi phí hơn nữa, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Như vậy, cho ta thấy muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty phải thực hiện việc tiết kiệm chi phí tốt hơn, tính toán các khoản chi phí một cách hợp lý và tránh các khoản chi tiêu không hợp lý gây ảnh hưởng xấu đến kết quả của Công ty.
Về lợi nhuận trước thuế: Đây là chỉ tiêu thể hiện lợi nhuận thu về của Công ty nhưng chưa trừ đi phần thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp qua các năm.
Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh ta thấy năm 2009, lợi nhuận tăng vọt so với năm 2008 với mức tăng 135,4% đạt giá trị tuỵêt đối là 509,130 nghìn đồng, đây là mức tăng khá nhanh cho thấy năm 2009 là năm có nhiều thành tựu nhất đối với Công ty, sang năm 2010 lợi nhuận này vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn, tăng 15,1% so với năm 2009. Sau tháng đầu năm 2011 tốc độ tăng vọt lên 44%, năm 2011 đang là năm hy vọng khởi sắc lớn của Công ty.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Chỉ tiêu này cho biết số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước, được tính bằng cách lấy doanh thu trước thuế nhân với phần trăm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Ở bảng kết quả kinh doanh trên, năm 2008 áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 32%, sang đến năm 2009 mức thuế này được Nhà nước khuyến khích giảm xuống chỉ còn là 28%. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số thuế thu nhập doanh nghiệp mà Công ty đã nộp cho Nhà nước rất nhiều qua các năm nhất là năm 2009 và năm 2010.
Lợi nhuận sau thuế: Chỉ tiêu này đánh giá lợi nhuận mà Công ty được hưởng sau khi trừ đi tất cả các chi phí.
Trong ba năm nay, Công ty luôn có lợi nhuận, nhất là năm 2009 và năm 2010 và sáu tháng đầu năm 2011, lợi nhuận của Công ty tăng khá nhanh cụ thể năm 2009 tăng 135,38% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 15,11% so với năm 2009, năm 2011 tăng vọt 44% so với năm 2010. Qua sự tăng trưởng ở số liệu trong bảng trên, ta thấy năm 2009 năm Công ty đạt được lợi nhuận cao nhất, sang đến năm 2010 thì lợi nhuận có tăng, nhưng chậm hơn. Sang 6 tháng đầu năm 2011 thì lợi nhuân tăng vọt so với năm 2010 và con số này chắc chắn sẽ còn tăng trong sáu tháng cuối năm 2011. Lợi nhuận tăng, điều này góp phần làm tăng nguồn vốn của Công ty và chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng của Công ty, kết quả sử dụng các yếu tố lao động, vật tư… nó là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ hoạt động kinh doanh và là đòn bẩy kinh tế của doanh nghiệp trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn.
Về tiền lương: Nhìn chung tiền lương bình quân của lao động hàng năm đều tăng, điều này là động lực để khuyến khích người lao động thêm hăng say làm việc tạo hiêụ quả trong lao động sản xuất.
Nhìn chung, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng phát triển tốt. Tổng doanh thu tăng dần với quá trình nâng cao mức sống người dân, đảm bảo được đời sống và thu nhập ổn định cho người lao động, đây là một trong những yếu tố không nhỏ trong việc đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam.
Trên thực tế, cơ cấu mặt hàng của Công ty luôn có sự biến đổi cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng trên thị trường. Cụ thể bảng số liệu sau đây sẽ chỉ ra cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty trong 3 năm gần đây:
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam từ năm 2008 - 2010
Đơn vị: 1000 USD
Năm
Khu vực
2008
2009
2010
KNXK
Tỷ trọng (%)
KNXK
Tỷ trọng
(%)
KNXK
Tỷ trọng (%)
Mây tre đan
73.938
-
107.083
44,8
121.386
13,35
Thêu ren
13.124
-
13.830
5,38
14.110
2,0
Gốm sứ
6.120
-
5.138
83,95
6.720
26,0
Thảm mỹ nghệ
3.358
-
3.908
16,8
4.112
5,2
Tổng
96.540
-
130.139
34,8
146.328
12,43
Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu phòng tài chính của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam
Từ bảng số liệu kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam từ năm 2008 – 2010, được miêu tả rõ hơn qua biểu đồ dưới đây:
Qua bảng số liệu trên ta thấy mặt hàng chủ lực của Công ty là mây tren đan, chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm, tiếp theo là mặt hàng thêu ren, các mặt hàng như: Gốm sứ, thảm mỹ nghệ chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng kim ngạch. Ta có thể xem xét cụ thể qua sự phân tích sau:
Trong năm 2009, xét về tổng kim ngạch xuất khẩu ta có thể thấy năm 2009 tăng 34,8% so với năm 2008 tương ứng với: 33,599 USD. Xem xét chi tiết cơ cấu các mặt hàng thì hàng mây tre đan tăng 44,8% với mức tăng tuyệt đối: 33,145 USD chiếm 82,3% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009. Mặt hàng thêu ren tăng 5,38% so với năm 2008 với tỷ lệ tăng tuyệt đối là 706 USD, chiếm 10,62% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009. Mặt hàng gốm sứ lại bị giảm 16,05% với mức tương ứng 982 USD so với năm 2008 chỉ chiếm 3% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng so với năm 2008 mặt hàng này tăng 16,8%. Mặt hàng thảm mỹ nghệ tăng 16,3% với mức tương ứng 550 USD so với năm 2008 chiếm 3% tổng kim ngạch.
Năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 12,43% so với năm 2009. Mặt hàng mây tre đan tăng 13,35% so với năm 2009 và chiếm 82,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Hàng thêu ren tăng 2% so với năm 2009, chiếm 9,6% trong tổng kim ngạch. Sang đến năm 2010 mặt hàng gốm sứ đã tăng trở lại khá nhanh 26% so với năm 2009 chiếm 4,6% tổng kim ngạch, mặt hàng thảm mỹ nghệ cũng tăng 5,2% so với năm trước và chiếm 2,9% tổng kim ngạch.
Qua bảng số liệu trên ta thấy mặt hàng chủ lực là mây tre đan và thêu ren có kim ngạch xuất khẩu luôn tăng qua các năm, điều này cho thấy Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam luôn chú trọng triển khai và tập trung khai thác để nâng cao kim ngạch mặt hàng chủ lực của mình. Bên cạnh đó các mặt hàng xuất khẩu khác mặc dù không chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch nhưng cũng đều tăng qua các năm, riêng mặt hàng gốm sứ bị giảm trong năm 2009 nhưng sang năm 2010 lại phục hồi trở lại và hiện nay vẫn đang trên đà phát triển.
Như phân tích trên ta có thể thấy trong những năm gần đây, Công ty đã có sự chuyển biến rõ rệt trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, thể hiện nỗ lực của Công ty qua việc đưa kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng không chỉ của Công ty mà còn góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam.
Để thấy được thị trường xuất khẩu mạnh nhất của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam ta xem bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu thị trường của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam
Đơn vị: 1000USD
Năm
Khu vực
2008
2009
2010
KNXK
Tỷ trọng (%)
KNXK
Tỷ trọng (%)
KNXK
Tỷ trọng (%)
Châu Á – TBD
33.238
-
40.400
21,547
55.121
36,438
Tây – Bắc Âu
48.301
-
48.225
99,84
68.757
42,575
Đông Âu
7.120
-
7.891
10,82
8.820
11,77
Thị trường khác
4.981
-
5.008
5,4
5.630
12,4
Tổng
93.640
-
105.524
8,4
146.328
38,667
Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu phòng tài chính của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam
Từ bảng số liệu kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu thị trường của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam trên, được miêu tả rõ hơn qua biểu đồ dưới đây:
Qua bảng kim ngạch xuất khẩu trên ta có thể thấy thị trường lớn nhất của Công ty chính là thị trường Châu Á – Thái Bình Dương và Tây - Bắc Âu. Xem xét từng chi tiết cơ cấu thị trường cụ thể:
- Về tổng kim ngạch: Năm 2009 tăng 8,4% so với năm 2008 đạt 11,884 USD. Năm 2010 tăng vọt lên 38,667% ứng với 20,532 USD so với năm 2009.
- Thị trường Tây - Bắc Âu: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ba năm gần đây, nhưng năm 2009 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này bị giảm đi chút ít chỉ đạt 99,84% với với năm 2008 (giá trị tuyệt đối bằng 76 USD). Nhưng sang năm 2010 tăng vọt 38,99% so với năm 2009 chiếm 65,157 % tổng kim ngạch.
- Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương: Kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm 2010 tăng 36,438% so với năm 2009 và chiếm 52,235 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Thị trường Đông Âu: Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường không cao lắm nhưng vẫn tăng qua các năm. Năm 2009 tăng 10,82% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 11,77% so với năm 2009 chiếm 83,58% tổng kim ngạch.
- Thị trường khác: Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng đây cũng là thị trường đang được Công ty khai thác và phát triển thể hiện ở việc kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này năm 2009 tăng 5,4% so với năm 2008 và 12,4% của năm 2010 so với năm 2009.
Qua đây chúng ta cũng có thể thấy rằng thị trường Tây - Bắc Âu đang là thị trường tiềm năng, Công ty cần duy trì khai thác và mở rộng hơn thị trường này để có thể khai thác triệt để đưa kim ngạch xuất khẩu của Công ty ngày một cao hơn. Đồng thời cũng thấy được thị trường Châu Á – Thái Bình Dương là thị trường đầy triển vọng, kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu của Công ty vào thị trường này có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Thị trường Đông Âu và thị trường khác chiếm tỷ trọng không cao trong tổng kim ngạch nhưng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường đều tăng, điều này cho thấy kim ngạch chưa cao là do Công ty chưa có quan hệ rộng, chưa thâm nhập vào được thị trường này.
Tóm lại, để có được thị trường lớn và ổn định Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam cần chú trọng giữ tăng trưởng ổn định trên các thị trường chủ đạo và có biện pháp tích cực để khai thác các thị trường tiềm năng, thị trường triển vọng để kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty ngày một cao hơn và ổn định hơn.
2.2.4. Hình thức xuất khẩu
Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng đòi hỏi tính mỹ thuật cao, màu mã và chủng loại phong phú, đồng thời đáp ứng được thị hiếu của khách hàng mà nhất là đối với khách hàng nước ngoài. Để đảm bảo tính an toàn cho sản phẩm và đến tay khách hàng một cách nhanh nhất và thuận lợi. Công ty đã phải nghiên cứu để đưa ra những hình thức xuất khẩu phù hợp nhất với từng thời điểm, điều kiện kinh doanh của Công ty, thuận lợi cho sự hợp tác của các đối tác để hai bên cùng có lợi ích kinh tế. Trong giao dịch xuất khẩu có rất nhiều hình thức nhưng Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam áp dụng chủ yếu một số hình thức xuất khẩu chủ yếu sau đây:
• Hình thức trực tiếp
Công ty trực tiếp xuất khẩu với người nước ngoài, người mua và người bán trực tiếp thiết lập quan hệ mua bán với nhau. Có người đại diện bán hàng bên nước ngoài và giao dịch trên mua bán trực tiếp trên mạng.
Đặc điểm cơ bản của hình thức này là quan hệ mua bán giữa các chủ thể được thiết lập một các trực tiếp. Các bên đều có khả năng, kinh nghiệm và chủ động trong quan hệ giao dịch mua bán. Các chủ thể tham gia không cần phải thông qua người khác để thiết lập quan hệ mua bán như tư vấn, dịch vụ xuất nhập khẩu, thanh toán…
Hình thức này mang về cho Công ty lợi nhuận cao hơn, nhân viên liên tục được trao dồi kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ giao dịch xuất khẩu được nâng cao. Quan hệ mua bán tiền – hàng đảm bảo sự công bằng, sòng phẳng nên các bên chấp thuận dễ dàng, tự quyết được các vấn đề trong nội dung mua bán. Xuất khẩu trực tiếp tiết kiệm được chi phí môi giới. Tuy nhiên hình thức này đôi khi cũng mang gây khó khăn cho Công ty như nghiệp vụ giao dịch, văn hoá, kinh nghiệm và tiếp cận thông tin, mỗi một nghiệp vụ đòi hỏi cán bộ nhân viên phải khéo léo ứng xử khác nhau để mang lại hiệu quả trong giao dịch, muốn vậy Công ty cũng luôn luôn phải đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật nghiệp vụ giao dịch thường xuyên liên tục.
• Hình thức gián tiếp
Là giao dịch mua bán thông thường mà quan hệ mua bán được thiết lập thông qua người thứ ba (người trung gian). Người trung gian có thể là người đại lý (đại lý toàn quyền, tổng đại lý, đại lý đặc biệt, đại lý hoa hồng, đại lý gửi bán, đại lý độc quyền…) hoặc người môi giới.
Tuy nhiên phương thức giao dịch gian tiếp của Công ty cũng có những ưu điểm như biết tận dụng lợi thế của trung gian như kinh nghiệm, thông tin, tiết kiệm về chi phí. Đôi khi giao dịch được nhanh, hiệu quả cao.
Nhưng bên cạnh đó hình thức này cũng có nhược điểm như người tiêu dùng và nhà sản xuất ít có khả năng tiếp xúc trực tiếp để biết được họ đánh giá chính xác về sản phẩm của mình ra sao, trên cơ sở đó có thể hoàn thiện hơn về sản phẩm. Bị chia sẻ lợi nhuận và phải đáp ứng nhiều về chi phí quảng cáo, tiếp thị, trang thiết bị kinh doanh… từ phía trung gian.
• Hình thức mua bán đối lưu
Hàng đổi hàng tức là vừa mua, vừa bán giao nhận hàng hoá tương đương gần như diễn ra đồng thời.
Nguyên tắc của mua bán đối lưu: Hàng quý hiếm đổi hàng quý hiếm, hàng tồn kho đổi hàng tồn kho.
Cân bằng về mặt giá trị: Hàng tính đắt đổi lấy hàng tính đắt và cân bằng về tổng giá trị: hàng giao đi tương đương hàng nhận về.
Những ưu điểm của hình thức này là hàng hoá trao đổi thường không sử dụng tiền tệ làm trung gian nên các bên không bị ảnh hưởng của vấn đề tỷ giá trong giao dịch ngoại thương. Nên giảm được chi phí giao dich và chi phí thanh toán của Công ty.
Bên cạnh những mặt ưu điểm thì mua bán đối lưu có nhược điểm như sự phức tạp về nghiệp vụ và nguyên tắc ứng dụng vì cán bộ nhân viên phải thông thạo cả về nghiệp vụ xuất và nhập liên quan đến nhau, nếu một trong hai bên thông thạo nghiệp vụ hơn thì bên đó sẽ tận dụng mọi khả năng để có nhiều lợi ích cho mình chính vì vậy hay xảy ra tình trạng phá vỡ sự cân bằng trong mua bán đối lưu. Biết được nhược điểm này nên Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam luôn phải thận trọng, trao dồi nghiệp vụ và kinh nghệm trong quá trình giao dịch để tránh thất thoát rủi ro.
• Hình thức giao dịch tái xuất
Tái xuất là một hình thức kinh doanh quốc tế theo đó hoạt động xuất khẩu diễn ra cho những mặt hàng ngoại nhập mà chưa gia công chế biến ở trong nước. Nghĩa là xuất khẩu sản phẩm ngoại nhập nhằm nhận được một khoản thu nhập nhất định từ dịch vụ tái xuất. Thực chất, Công ty đã thực hiện giao dịch tái xuất để có thù lao trên cơ sở kinh doanh hàng hoá nước khác (nước thứ 3 nào đó). Công ty đã phải nhập khẩu hàng hoá nước ngoài, sau đó sẽ tái xuất khỏi quốc gia mình mà hàng hoá không bị thay đổi (mẫu mã, kích thước, trọng lượng…).
Hình thức giao dịch tái xuất có ưu điểm: Là đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty, thúc đẩy được mối quan hệ giữa các nước không có hàng hóa sản xuất tại nước mình mà vẫn có thể trao đổi thông qua hàng hoá nước khác.
Nhược điểm: Do mình không có hàng hoá trong tay nên phải tìm hiểu rõ sản phẩm của phía bên kia, giá cả cạnh tranh trên thị trường quốc tế để tránh tình trạng hàng hoá kém phẩm chất không đúng yêu cầu của hợp đồng dẫn đến rui ro về kinh tế và uy tín cho Công ty.
• Hình thức giao dịch tại hội chợ và triển lãm
Hội trợ là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời gian, một địa điểm cụ thể và trong một thời hạn nhất định mà tại đó người bán đem trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để ký hợp đồng mua bán. Triển lãm là nơi trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc của một ngành kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật…
Hình thức giao dịch này thuận tiện, nhanh chóng, tiếp xúc được khách hàng tiềm năng đã lựa chọn vì triển lãm là để tìm đối tác, bạn hàng lớn cho mình. Có thể ký kết được hợp đồng luôn tại trong hội chợ nếu sản phẩm mình thực sự chất lượng mà khách hàng đang cần. Muốn làm được điều đó cán bộ nhân viên Công ty phải có trình độ chuyên môn cao trong giao dịch để có thể được nhiều đối tác quan tâm.
2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam
2.3.1. Những thành tựu đạt được
Một là tăng doanh thu và lợi nhuận: Trải qua, nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của mình, Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam đã không ngừng vươn lên trụ vững trong cơ chế thị trường khắc nghiệt. Để đưa kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng dần qua các năm thì Công ty cũng phải cạnh tranh khá nhiều với các nước, có mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, như một số nước đã nêu ở mục “ thực trạng hàng thủ công mỹ nghệ” đó là các nước Thái Lan, Nhật Bản, Ấn độ, Trung Quốc…Và từ bảng 2.1 kết quả kinh doanh của Công ty ta thấy được sự phát triển đều đặn các chỉ tiêu của qua từng năm cụ thể là từ năm 2008 – nay đã góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người lao động.
Hai là nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, phong phú về chủng loại:
Việc đầu tiên, Công ty làm là nâng cao được chất lượng sản phẩm (độ bền, đẹp, phong phú mẫu mã kiểu dáng) để đáp ứng được những thị trường khó tính. Từ những sản phẩm sẵn có của nước ta, Công ty đã sản xuất và làm đa dạng hoá về chủng loại, màu sắc mang đậm nét văn hoá từng địa phương, vùng, quốc gia. Chính vì vậy các mặt hàng: Mây tre đan, thuê ren, gốm sứ, thảm mỹ nghệ…như đã nêu ở bảng 2.2 đã đạt kim ngạch xuất khẩu tăng đều đặn qua các năm và đã đứng vững trên thị trường quốc tế.
Ba là duy trì và mở rộng các mối quan hệ với các bạn hàng trong và ngoài nước:
Công ty đã tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội trợ quốc tế, đẩy mạnh công tác thị trường. Ngoài, những nỗ lực của tập thể Công ty về tất cả các lĩnh vực để duy trì và phát triển các mối quan hệ thì qua bảng kết quả kinh doanh và bảng kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu thị trường ta thấy rất rõ Công ty đã cố gắng củng cố thị trường tiềm năng của mình đó là thị trường Tây - Bắc Âu và Châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời không ngừng mở rộng hoạt động của mình để thăm dò và tìm kiếm thị trường mới. Hoạt động tiếp thị của Công ty được coi trọng.
Quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt với các đơn vị cung cấp nguồn hàng tạo mối quan hệ lâu dài, liên doanh liên kết nhiều hình thức để sản xuất hàng xuất khẩu.
Ngoài những thành tựu đạt được ở trên, thì Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam đã quan tâm đến nguồn nhân lực đó là công tác tổ chức quản lý và cơ chế hoạt động Công ty chú trọng đến việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ của cán bộ quản lý bằng việc mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, nhất là cho phòng nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó tính giảm lực lượng quản lý và tăng cường lực lượng kinh doanh trực tiếp tăng thêm các phòng nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu trực tiếp.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế sau:
Một là công nghệ kỹ thuật:
Mặc dù, có sự đầu tư nhiều cho sản xuất nhưng hiện nay, Công ty vẫn chưa thể đầu tư về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyên đề tốt nghiệp 2011- Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam.doc