Chuyên đề Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của công ty cổ phần da giày Việt Nam

MỤC LỤC

Lời mở đầu 4

Chương 1 : Cơ sở lý luận về xuất khẩu và sự cần thiết phải xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam Việt Nam sang thị trường EU 7

1.1. Những vấn đề chung về xuất khẩu

1.1.1. Khái niệm 7

1.1.2. Vai trò của xuất khẩu 7

1.1.3. Các hình thức xuất khẩu 11

1.1.4. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 15

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu 24

1.2. Lý luận về thúc đẩy xuất khẩu 34

1.2.1. Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu 34

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp 34

1.2.3. Các biện pháp doanh nghiệp có thể áp dụng để thúc đẩy xuất khẩu 36

1.3. Đặc điểm của mặt hàng da giày và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU 42

1.3.1. Đặc điểm của mặt hàng da giày 42

1.3.2. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày 42

sang thị trường EU

Chương 2 : Thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giày của công ty cổ phần da giày Việt Nam 47

2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần da giày Việt Nam 47

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 47

2.1.2. Mô hình bộ máy quản trị và tổ chức sản xuất 49

2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần da giày Việt Nam 53

2.1.4. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày 56

2.2 . Thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của công ty cổ phần da giày Việt Nam 61

2.2.1. Đặc điểm của thị trường da giày EU 61

2.2.2. Tình hình thực hiện hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần 69

da giày Việt Nam sang thị trường EU

2.2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của công ty cổ phần da giày Việt Nam 78

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của công ty cổ phần da giày Việt Nam 84

3.1. Cơ hội và thách thức đối với mặt hàng da giày của Việt Nam trên thị trường EU 84

3.1.1. Cơ hội 84

3.1.2. Thách thức 86

3.2. Phương hướng xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của công ty cổ phẩn da giày Việt Nam 88

3.2.1. Mục tiêu phát triển chung của công ty 89

3.2.2. Phưong hướng xuất khẩu của công ty cổ phần da giày Việt Nam sang thị trường EU 89

3.3. Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của công ty cổ phần da giày Việt Nam 90

3.3.1. Các giải pháp tháo gỡ những khó khăn trước mắt của công ty 90 3.3.2. Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai 96

3.3.3. Một số kiến nghị 101

Kết Luận 106

Danh mục tài liệu tham khảo 107

 

 

 

 

 

 

 

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2921 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của công ty cổ phần da giày Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và lưu thông hàng hoá dịch vụ trong nội khối. Thị trường EU với 27 nước thành viên, gồm hầu hết các nước châu Âu. GDP đạt gần 11.000 tỷ USD (chiếm 27% GDP thế giới); tổng kim ngạch ngoại thương đạt gần 1.400 tỷ USD (chiếm gần 20% thương mại toàn cầu). Nếu tính cả mậu dịch nội khối thì tổng kim ngạch mậu dịch là 3.092 tỷ USD (chiếm 41,4% thị phần thế giới). EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ, chiếm 43,8% thị phần thế giới (gấp 2,5 lần Mỹ); đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% FDI toàn cầu.Giá trị nhập khẩu từ các nước ngoài khối EU luôn có chiều hướng gia tăng với tốc độ 1% và rất ổn định, EU thực sự là một thị trường lớn, tự do, nhiều tiềm năng và đầy hứa hẹn đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Riêng về mặt hàng da giày, EU là một trong những thị trường sản xuất và tiêu thụ đồ da lớn nhất thế giới, giày dép chiếm tới gần 30% mức tiêu thụ toàn cầu. Người tiêu dùng EU tiêu thụ khoảng 2 tỉ đôi giày/năm, trong đó thị trường nội địa cung ứng khoảng 45 - 50%, phần còn lại là nhập khẩu, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu có giá thấp, chất lượng từ thấp tới trung bình. Đây chính là một thì trường nhập khẩu da giày đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam, vốn có thể mạnh về giá cả và chất lượng sản phẩm. Xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam Hiện nay, EU và Hoa Kỳ là hai thị trường nhập khẩu da giày lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Điều này cho thấy, mặc dù bị ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da nhưng thị trường EU vẫn là thị trường chủ lực của ngành công nghiệp da giày Việt Nam. Xuất khẩu da giày sang EU có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó đã góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho một lực lượng lớn người lao động, đồng thời mang lại một nguồn thu ngoại tế lớn từ xuất khẩu và đóng góp một nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoâ, hiện đại hoá của Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp da giày Việt Nam, EU là thị trường chính góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp trong những năm vừa qua. Trong tương lai, với tiềm năng của mình thì đây vẫn là một thị trường chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của các công ty này. Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam cần có các giải pháp phù hợp để biến tiềm năng thành các cơ hội kinh doanh thực sự. CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DA GIÀY VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần da giày Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 2.1.1.1. Các thông tin liên quan đến công ty Tên công ty : Công Ty Cổ Phần Da Giầy Việt Nam Tên giao dịch quốc tế : VIETNAM LEATHER AND FOOTWARE JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : LEAPRODEXIM VIETNAM Trụ sở chính: Số 25 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội Điện thoại: (84 - 4) 8247773 Fax: (84 - 4) 8260381 Email : leaprovn@hn.vnn.vn Số đăng ký kinh doanh : 0103011684 Ngày cấp : 10/04/2006 Tình trạng họat động : đang họat động Loại hình doanh nghiệp : công ty cổ phần Người đại diện theo pháp luật : Chủ tịch hội đồng quản trị : Vũ Đức Thuấn Giám Đốc : Đỗ Thanh Hồng Vốn điều lệ hiện tại : 18.000.000.000 đồng ( Mười tám tỷ đồng chẵn ) 2.1.1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Công ty Da Giày Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ công nghiệp hình thành trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị phụ thuộc của tổng công ty Da Giày Việt Nam là công ty xuất nhập khẩu, xí nghiệp dịch vụ sản xuất thương mại da giày, nhà máy giày Phúc Yên, nhà máy thuộc da Vinh và văn phòng tổng công ty Da Giày Việt Nam theo quyết định số 76/2003/QĐ – BCN ngày 6/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp. Theo quyết định số 39/QĐ – TCCB ngày 6/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp, Công ty Da Giày Việt Nam thực hiện cổ phần hóa trong năm 2005 và trở thành công ty cổ phần Ngày 10/05/2007, Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ra quyết định số 2051/BCN – TCKT về việc phê duyệt phương án bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước tại công ty cổ phần Da Giày Việt Nam. 2.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh Sản xuất giày dép các loại, các sản phẩm từ vải da, giả da và các nguyên liệu khác; Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, hàng hóa; Dịch vụ thương mại, kỹ thuật, đào tạo, đầu tư (chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép); Kinh doanh hội chợ, triển lãm, thông tin quảng cáo, cho thuê văn phòng; Đại lý mua bán, giới thiệu sản phẩm cho các sản phẩm cho các đơn vị, tổ chức kinh tế và ngoài nước; Hoạt động xuất khẩu lao động; tổ chức đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động đã được tuyển chọn trước khi đi lao làm việc tại nước ngoài (chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép); Nhập khẩu và kinh doanh phân bón; Sản xuất, gia công các sản phẩm dệt may; Kinh doanh phương tiện vận tải; Trồng các loại hoa, cây cảnh; Sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm nông – lâm – thủy sản và thực phẩm; Gia công, chế tạo, lắp ráp máy cơ khí, điện tử, điện dân dụng, điện lạnh, đồ nhựa, đồ gỗ dân dụng, hàng thủ công mỹ nghệ và độ nội thất; 2.1.2. Mô hình bộ máy quản trị và tổ chức sản xuất Bộ máy tổ chức của công ty được mô tả trong hình 2.1 2.1.2.1. Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. ĐHĐCĐ có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu, bãi nhiệm hội đồng quản trị, ban kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ. 2.1.2.2. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm 5 thành viên có nhiệm kỳ 5 năm do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công ty giữa 2 kỳ ĐHĐCĐ; có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty ngoại trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. 2.1.2.3. Ban kiểm soát Ban Kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 3 thành viên là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban kiểm soát có nhiệm kỳ làm việc tương đương nhiệm kỳ HĐQT. Hình 2.1 : Mô hình bộ máy tổ chức công ty cổ phần da giày Việt Nam Nguồn : Bản công bố thông tin đấu giá cổ phần công ty cổ phần Da Giày Việt Nam 2.1.2.4. Ban giám đốc Ban giám đốc Công ty do HĐQT bổ nhiệm có nhiệm kỳ 5 năm, gồm: giám đốc điều hành và 2 phó giám đốc chuyên ngành : phó giám đốc kỹ thuật và phó giám đốc kinh doanh Giám đốc : chịu trách nhiệm chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước hội đồng quản trị và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời trực tiếp phụ trách các công tác hành chính, tổ chức, kế hoạch,tài chính kế toán và xưởng cơ điện. Phó giám đốc kinh doanh : phụ trách công tác kinh doanh, có trách nhiệm chỉ đạo phòng kinh doanh, xuất nhập khẩu và xí nghiệp giày da Phó giám đốc kỹ thuật : thay mặt giám đốc điều hành trực tiếp mọi hoạt động quản lý liên quan đến kỹ thuật công nghệ, chỉ đạo thực hiện các chương trình nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư và đổi mới công nghệ. Mặt khác còn chỉ đạo xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm. Mối quan hệ giữa các phó giám đốc là ngang hàng, có trách nhiệm hỗ trợ hoàn thành nhiệm vụ chung, đều giúp việc theo lĩnh vực phân công cho giám đốc. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ban giám đốc phải chịu trách nhiệm về phần việc của mình trước HĐQT công ty và pháp luật. 2.1.2.5. Các phòng ban chức năng của công ty Phòng tổ chức và hành chính : tham mưu và tổ chức thực hiện nhất quán trong toàn công ty về các chính sách, chế độ, bảo trợ xã hội và công tác hành chính quản trị của công ty. Tham mưu cho HĐQT và ban giám về nhân sự cho công ty. Tập trung xây dựng, qui hoạch phát triển nguồn nhân lực và làm nòng cốt xây dựng hệ thống trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000, tiêu chí WRAP và tiêu chuẩn quốc tế khác để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty. Lập hợp đồng, theo dõi và thanh lý các hợp đồng thuộc về quản trị hành chánh. Phòng tài chính kế toán : thực hiện đúng các chế độ về hạch toán kế toán, thống kê và các chức năng khác do pháp luật quy định; Chịu trách nhiệm thu chi, theo dõi, thu hồi công nợ, thanh toán và báo cáo, phân tích tài chính định kỳ của công ty; tham mưu xây dựng dự án, phương thức đầu tư và đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động theo định hướng phát triển của nghị quyết ĐHĐCĐ hoặc HĐQT công ty. Phòng kinh doanh: Thu thập, xử lý thông tin về kinh tế, thị trường, khách hàng và tham mưu xây dựng, quảng bá, phát triển thương hiệu công ty đồng thời tích cực tìm kiếm khách hàng, đơn hàng và tổ chức thực hiện. Xây dựng chiến lược phát triển hàng xuất khẩu và nội địa theo phương thức “mua nguyên liệu - bán thành phẩm”; tổ chức thực hiện các qui trình kinh doanh đơn hàng FOB hoặc CIF, như: tổ chức nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, quản lý, giám sát kỹ thuật và bố trí lực lượng kỹ thuật kiểm tra chất lượng đơn hàng theo yêu cầu của công ty. Phòng kế hoạch và xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, bố trí sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất, giao nhận nguyên phụ liệu, thành phẩm, điều phối máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh; thực hiên việc xuất - nhập, thanh lý hợp đồng với khách hàng và các nhà thầu phụ và đảm nhận các hoạt động đối ngoại. Lập báo cáo thống kê tình hình xuất nhập khẩu của công ty với các cơ quan chủ quản và HĐQT, giám đốc công ty. Chịu trách nhiệm thanh lý hợp đồng với hải quan, quản lý nguyên phụ liệu và thành phẩm tồn kho. Phòng kỹ thuật và ISO : chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý các qui trình, qui phạm trong quá trình sản xuất, nghiên cứu các qui trình, qui phạm mới. Bên cạnh đó còn xây dựng kế hoạch trung đại tu và sửa chữa máy móc thiết bị. 2.1.2.6. Các xí nghiệp Tổ chức sản xuất hợp lý, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất lao động nhằm thực hiện tốt quyết định khoán chi phí của HĐQT và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Quản lý máy móc thiết bị và bảo quản nhà xưởng. Quản lý chất lượng sản phẩm. Quản lý vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế phục vụ sản xuất. Thay mặt công ty quản lý, bảo quản nguyên vật liệu tiết kiệm và thành phẩm tồn kho. Chịu trách nhiệm pháp lý về định mức nguyên phụ liệu với khách hàng và hải quan. Quản lý và thực hiện tốt chính sách lao động, an ninh trật tự, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy tại xí nghiệp. 2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần da giày Việt Nam Trong 3 năm trở đây do có nhiều nguyên nhân khác nhau đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh nên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty không được như mong đợi của ban lãnh đạo cũng như tập thể người lao động trong công ty. Kết quả thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần da giày Việt Nam Đơn vị tính : nghìn đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng giá trị tài sản 77.908.000 67.977.426 63.176.009 2 Doanh thu thuần 71.221.111 46.598.647 14.596.877 3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1.012.332 1.195.333 219.761 4 Lợi nhuận khác 59.714 3.199.390 12.761 5 Lợi nhuận trước thuế 952.617 2.004.057 232.523 6 Lợi nhuận sau thuế 952.617 673.498 232.523 7 TS LNST/Tổng TS 0.84% 0.99% 0.37% 8 Các khoản phải nộp NSNN 2.881.715 3.348.659 9 Nợ phải trả Nợ ngân sách Nợ ngân hàng 89.869.369 469.983 66.506.803 47.702.129 1.403.640 37.505.749 35.914.985 26.984.588 41.488.247 10 Nợ phải thu Trong đó : Nợ khó đòi 56.537.504 - 44.063.722 - 41.488.247 - 11 Tỷ lệ cổ tức - - 0.6 Nguồn : Bảng công bố thông tin đấu giá cổ phần của công ty cổ phần da giày Việt Nam Nhìn vào bảng 2.1 chúng ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần da giày Việt Nam không được khả quan trong giai đoạn 2005 – 2007, các chỉ tiêu như tổng giá trị tài sản, doanh thu thuần của công ty năm sau thấp hơn các năm trước, cụ thể tổng tài sản năm 2006 đã giảm 12.74% so với năm 2006, năm 2007 đã giảm 7.1 %, doanh thu thuần năm 2006 giảm tới 34.57% và năm 2007 thậm chí còn giảm tới 68.7%. Còn về lợi nhuận, tuy năm 2006, lợi nhuận của công ty đã tăng lên nhưng với tỷ lệ không cao, 18.1%, nhưng đến năm 2007, chỉ tiêu này đã giảm sút một cách đáng lo ngại, lợi nhuận cuẩ công ty đã giảm tới 81.6 %. Các chỉ tiêu khác đều biến động bất thường và có chiều hướng đi xuống. Dấu hiệu này cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sau cổ phẩn hoá đang gặp nhiều khó khăn và cần phải có những biện pháp tháo gỡ thích hợp. Kinh doanh khai thác dịch vụ Hoạt động kinh doanh cho thuê văn phòng: Tiếp tục duy trì và triển khai các hợp đồng cho thuê văn phòng đã ký kết tại toà nhà 25 Lý Thường Kiệt, tổng doanh thu từ cho thuê văn phòng đạt 3 tỷ đồng/năm. Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh văn phòng có tính ổn định cao và là một nguồn thu quan trọng của Công ty. Với nhu cầu thuê văn phòng ngày càng tăng lên, giá thuê văn phòng cũng có xu hướng tăng lên trong tương lai gần. công ty sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cao chất lượng hạ tầng cho thuê nhằm mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, thực hiện xác định lại giá thuê văn phòng phù hợp thực tế. Hoạt động xuất khẩu lao động : Hoạt động xuất khẩu lao động không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, lại đưa lại hiệu quả doanh thu cao, công ty sẽ tập trung khai thác và phát triển nghiệp vụ này. Công ty đẩy mạnh việc liên doanh liên kết để đào tạo tay nghề và ngoại ngữ, làm bước đệm cho việc xuất khẩu lao động, tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Kiện toàn tổ chức và phát triển trung tâm giáo dục định hướng xuất khẩu lao động làm cơ sở phát triển hoạt động xuất khẩu lao động. Kinh doanh hội trợ triển lãm : Đây là lĩnh vực kinh doanh mới đối với công ty nên việc triển khai thực hiện sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù vậy, công ty dự kiến phối hợp với các doanh nghiệp chuyên nghiệp trong việc tổ chức hội chợ, triển lãm để tổ chức hội trợ triển lãm về da và các sản phẩm từ da, giả da, mặt hàng mà công ty đã có nhiều kinh nghiệm và quan hệ. Từ đây, công ty sẽ thu được những kinh nghiệm tổ chức hội chợ và các quan hệ quý báu để từ đó vươn ra các hoạt động tổ chức hội chợ triển lãm các mặt hàng khác.Nguồn thu từ hoạt động này là khoảng 70 triệu đồng/năm Đầu tư : Hiện tại Công ty đang có vốn góp cổ phần tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương, Công ty cổ phần Hiệp An và Công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên, dự kiến mỗi năm thu cổ tức khoảng 600 triệu đồng. 2.1.4. Những đặc điểm kinh tế kinh tế - kỹ thuật của công ty ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày 2.1.4.1. Đặc điểm về nguồn vốn Tổng tài sản và nguồn vốn của công ty tại thời điểm 31/12/2006 theo báo cáo tài chính: 63.176.099.158 đồng Tài sản : Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn : 45.416.167.848 đồng Tài sản cố định và đầu tư dài hạn : 17.759.931.310 đồng Nguồn vốn : Nợ phải trả : 35.914.985.909 đồng Nguồn vốn chủ sở hữu : 27.261.113.249 đồng Vốn điều lệ hiện tại : 18.000.000.000 đồng ( Mười tám tỷ đồng chẵn) Cơ cấu sở hữu vốn điều lệ : Bảng 2.2 : Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần da giày Việt Nam STT Phân theo đối tượng Số cổ phần Tổng trị giá Tỷ lệ 1 Cổ đông nhà nước 918.000 9.180.000.000 51,00% 2 Cổ đông tổ chức 573.400 5.734.000.000 31,86% 3 Cổ đông cá nhân 308.600 3.086.000.000 17,14% Nguồn : Bản công bố thông tin đấu giá cổ phẩn của công ty cổ phần Da Giày Việt Nam 2.1.4.2. Đặc điểm về lao động 1. Lực lượng lao động và trình độ lao động Lao động tại thời điểm 05/12/2006 : 635 người Phân theo trình độ : Trình độ đại học, trên đại học : 42 người Trình độ trung cấp : 17 người Công nhân kỹ thuật : 576 người Phân theo tính chất hợp đồng lao động : Hợp đồng không xác định thời hạn : 60 người Hợp đồng xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm : 270 người Lao động thời vụ : 305 người 2. Chính sách đào tạo, lương, thưởng, trợ cấp Chính sách đào tạo Công ty chú trọng đẩy mạnh các hoạt động đào tạo , bồi dưỡng, đặc biệt là về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn đối với nhân viên nghiệp vụ tại các đơn vị. Việc đào tạo tại công ty được thực hiện theo hướng sau: Đào tạo nhân viên mới: sau khi được tuyển dụng, nhân viên mới sẽ được công ty tổ chức đào tạo để nắm rõ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm quyền hạn được giao Đào tạo hàng năm: Căn cứ vào nhu cầu phát triển của công ty, năng lực, trình độ cán bộ, mức độ gắn bó với công ty, hàng năm công ty định ra kế hoạch đào tạo dưới nhiều hình thức: cử đi đào tạo, đào tạo tại chỗ bằng các khoá huấn luyện... Kết quả sau mỗi khoá học được báo cáo đầy đủ ngay để công ty đánh giá hiệu quả của các phương pháp và hình thức đào tạo, những cán bộ công nhân viên được cử đi học được công ty thanh toán chi phí học tập và được hưởng lương. Chính sách lương, thưởng Sau khi cổ phần hoá, công ty đã xây dựng chính sách lương riêng phù hợp với đặc trưng ngành nghề hoạt động và bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của nhà nước. Kết quả chothấy chính sách lương mới phù hợp với trình độ, năng lực và công việc của từng người tạo được sự khuyến khích cán bộ công nhân viên của công ty làm việc hăng say, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Nhằm khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên trong công ty gia tăng hiệu quả đóng góp, tăng năng suất chất lượng hoàn thành công việc, công ty đưa ra chính sách thưởng hàng kỳ, thưởng đột xuất cho cá nhân và tập thể. Việc xét thưởng căn cứ vào thành tích của cá nhân hoặc tập thể trong việc thực hiện tiết kiệm, sáng kiến mới về phương pháp tổ chức kinh doanh, tìm kiếm được khách hàng mới, thị trường mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, có thành tích chống tiêu cực, lãng phí. Công ty thực hiện các chế độ bảo đảm xã hội cho người lao động theo Luật lao động, Nội quy lao động và Thoả ước lao động tập thể. Hàng năm Công ty tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức đi nghỉ mát. Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong năm Công ty đặc biệt quan tâm chất lượng sản phẩm nên chất lượng sản phẩm ổn định và nâng cao rõ rệt. Nâng cao năng lực quản lý sản xuất, hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành duy trì hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo mức cổ tức phân phối cho cổ đông, nộp ngân sách nhà nước đúng chế độ. Trong năm hội đồng quản trị công ty và giám đốc thường xuyên kiện tòan bộ máy quản lý có hiệu quả hơn đồng. Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc đã chỉ đạo điều hành tích cực sát với thực tế Công ty về chiến lược kinh doanh nên đã tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mặc dù vật tư, nguyên liệu tăng cao gây nhiều bất lợi. Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công ty. 2.1.4.3. Đặc điểm cơ sở vật chất – kỹ thuật Tài sản cố định của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2007 theo sổ sách kế toán: Nhà cửa, vật kiến trúc : Nguyên giá : 18.927.469.445 đồng Giá trị còn lại : 14.600.570.874 đồng Máy móc thiết bị : Nguyên giá : 1.340.926.379 đồng Giá trị còn lại : 140.516.515 đồng Phương tiện vận tải : Nguyên giá : 1.863.599.391 đồng Giá trị còn lại : 595.893.288 đồng Thiết bị, dụng cụ quản lý : Nguyên giá : 420.362.765 đồng Giá trị còn lại : 74.490.119 đồng Tài sản cố định vô hình : Nguyên giá : 156.525.676 đồng Giá trị còn lại : 18.810.000 đồng Đất đai, nhà xưởng : Đất làm văn phòng : 305 m2 Đất làm nhà xưởng sản xuất : 9689 m2 Bảng 2.3 : Danh mục đất đai, nhà xưởng công ty cổ phần Da Giày Việt Nam STT Danh Mục Địa chỉ Diện tích (m2) Ghi chú 1 Khối văn phòng Công ty 25 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà nội 305 Thuê 20 năm 2 Nhà xưởng sản xuất Xã Phúc Thắng, Mê Linh, Vĩnh Phúc 9689 Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất Nguồn : Bảng công bố thông tin đấu giá cổ phần công ty cổ phần Da Giày Việt Nam 2.2. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giày của công ty cổ phần da giày Việt Nam sang thị trường EU 2.2.1. Khái quát về thị trường da giày EU 2.2.1.1. Chính sách thương mại của EU đối với sản phẩm da giày Chính sách ngoại thương và thuế quan Chính sách ngoại thương của EU, gồm chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại trên cơ sở hiệp định, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau : không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại nói chung, cũng như nhập khẩu các sản phẩm da giày nói riêng, EU đã thực hiện các biện pháp chống bán phá giá , chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. Ngoài ra, EU ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế “ chống xuất khẩu phá giá” đối với các sản phẩm da giày, cũng như hàng hoá nhập khẩu nói chung. Các sản phẩm giày mũ da xuất xứ Việt Nam hiện nay cũng đang bị EU áp thuế chống bán phá giá với thuế suất 10%. Tuy nhiên, hiện nay, các mặt hàng da giày của Việt Nam vẫn được hưởng những ưu đãi trong hệ thống Thuế quan phổ cập (GSP), đây là một công cụ để EU hỗ trợ nhóm các nước đang phát triển và chậm phát triển dễ dàng thâm nhập thị trường của mình. Hiện nay, các sản phẩm giày dép được xếp vào nhóm các sản phẩm nhạy cảm (đây là nhóm mặt hàng EU không khuyến khích nhập khẩu) được hưởng mức thuế suất bằng 70% thuế suất MFN. Các qui dịnh pháp lý về sản phẩm da giày nhập khẩu Tiêu chuẩn về chất lượng :các sản phẩm da giày nhập khẩu vào EU phải đạt được hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 – 2000. Đây là hệ thống quản lý chất lượng của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO). Tiêu chuẩn về môi trường : sản phẩm da giày nhập khẩu vào EU phải đáp ứng các qui định về môi trường như vấn đề hàm lượng chất phụ gia, bao bì sản phẩm, hoá chất, ô nhiễm môi trường và không khí, cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể tái sinh… Những vấn đề này phải đáp ứng được các qui định trong hệ thống “ Luật sản phẩm môi trường của liên minh châu Âu”. EU ban hành hệ thống này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái. Quy định về nhãn hiệu hàng hoá : theo qui định này thì các sản phẩm da giày nhập khẩu vào EU phải tuân theo những qui định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá theo như những qui định của Công ước Paris. Các qui định về xuất xứ hàng hoá : để được hưởng ưu đãi GSP, các doanh nghiệp xuất khẩu da giày của các nước đang phát triển và chậm phát triển phải tuân thủ các qui định của EU về xuất xứ hàng hoá và phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A ( C/O form A ) do cơ quan có thẩm quyền của các nước được hưởng GSP cấp. Các qui định về bao bì và phế thải bao bì sản phẩm : đối với mặt hàng da giày, bao bì đóng gói sản phẩm phải tuân thủ các qui định về quả lý bao bì và phế thải bao bì do EU ban hành. Qui định về bao bì và phế thải bao bì nhằm mục đích hạn chế tối thiểu lượng phế thải bao bì từ nguồn nguồn rác thải sinh hoạt để bảo vệ môi trường. Ngoải ra thì các sản phẩm da giày nhập khẩu vào EU còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về sản phẩm an toàn và các biệu pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khác. 2.2.1.2. Đặc điểm của thị trường da giày EU : 1. Các thị trường chủ yếu : Những năm gần đây, thị trường da giày EU đã có sự đổi hướng từ sử dụng hàng rẻ tiền, sản xuất đại trà sang những chủng loại có tiêu chuẩn cao hơn, phù hợp với từng cá nhân. Hơn nữa, sự khác biệt về văn hoá, truyền thống và thị hiếu giữa các nước trong khối EU đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong sở thích tiêu dùng của thị trường này. Các thị trường chủ yếu và quan trọng của EU là Đức, Italia, Pháp, Anh và Hà Lan. Các nước này chiếm tới 81% tổng số giày dép tiêu thụ của EU. Thị trường Đức : đây là thị trường quan trọng nhất, chiếm 25% sản lượng tiêu thụ toàn khối. Về mặt định lượng, giày dép cho phụ nữ chiếm 54%, cho nam giới chiếm 32% thị phần tiêu thụ da giày ở Đức. Một điểm đáng chú ý là thị trường này đang phân cực. Giày dép giá cao, thời trang và có nhãn mác nổi tiếng được phụ nữ Đức rất ưa chuộng. Giày dép phù hợp với sức khoẻ, mang lại cảm giác thoải mái chủ yếu dành cho trẻ em và người cao tuổi. Trong khi đó, giày thể thao lại rất được thanh niên yêu thích. Hiện nay, 14 nhãn mác được ưa chuộng nhất vẫn thuộc về hai tập đoàn bán lẻ lớn nhất là Deichmann và Salamander. Các nhãn mác được ưa chuộng với chủng loại giày tiện dụng là Ara, Jenny, Gabor, Rieker, Domdorf, Ganter, Salamander; giày thể thao là Adidas và Nike ( chiếm khoảng 50% ). Puma và Reebook ( chiếm khoảng 25% ) ; cuối cùng Birkenstock là hang sandal thông dụng nhất. Ngoài ra, các sản phẩm với giá thấp hơn, bao gồm hàng nhập khẩu từ các nhãn mác chưa có danh tiếng, chủ yếu là giày vải của Trung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26452.doc
Tài liệu liên quan