Mục lục
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG 3
I. Khái Quát Về Công Ty May Chiến Thắng 3
1. Lịch Sử Hình Thành Công Ty May Chiến Thắng. 3
2. Bộ Máy Tổ Chức Của Công Ty. 4
II. Tình Hình Nguồn Lực Của Công Ty May Chiến Thắng. 10
1. Tình Hình Tài Chính Của Công Ty. 10
2. Tình Hình Nguồn Nhân Lực Của Công Ty. 11
3. Một Số Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Trong Những Năm Gấn Đây. 12
CHƯONG II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG 14
I. ĐĂC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY. 14
1. Mặt Hàng Kinh Doanh. 14
2. Đăc điểm thị trường của công ty cổ phần may Chiến Thắng. 15
3. Đặc điểm cạnh tranh của công ty. 17
4. Đặc điểm về vốn của công ty cổ phần May Chiến Thắng. 17
5. Đặc điểm công nghệ và năng lực sản xuất của công ty cổ phần May Chiến Thắng. 18
6. Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty. 19
7. Đặc điểm hệ thống quản lý chất lượng của công ty. 19
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIIẾN THẮNG. 21
1. Bộ máy thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu hàng may mặc của công ty. 21
2. Nội dung hoạt động xuất khẩu của công ty 21
2.1. Hoạt đông nghiên cứu thị trường và xác định mặt hàng xuất khẩu. 22
2.2. Lập kế hoạch xuất khẩu hàng may mặc. 23
2.3. Tổ chức thực hiên kế hoạch xuất khẩu của công ty. 23
III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG. 34
1. Những thành tựu đạt được. 34
2. Những tồn tại cần khắc phục. 40
2.1. Nguyên nhân của những tồn tại. 42
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG 47
I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG. 47
1. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. 47
2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG ĐẾN NĂM 2010. 49
II. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY. 51
1. Những cơ hội. 51
2. Những thách thức. 52
2.1. Việt Nam nằm ngoài tổ chức thương mại thế giới WTO. 52
2.2. Sự phát triển không đều gĩưa dệt và may trong nước. 53
2.3. Trình độ công nghệ của công ty còn lạc hậu. 54
2.4. Việc thực hiện SA 8000 đang đặt ra những thách thức lớn cho công ty trong tiến trình hội nhập. 54
III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG. 55
1. Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc của công ty Cổ Phần May Chiến Thắng. 55
2. Một số kiến nghị đối với nhà nước và hiệp hội các các doanh nghiệp may Việt Nam. 64
2.1. Một số kiến nghị đối với nhà nước. 64
2.2. Một số kiến nghị đối với Hiệp Hội Dệt May Việt Nam. 67
KẾT LUẬN 69
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thúc đẩy xuất khẩu ở công ty Cổ Phần May Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty công ty tuy đã đa dạng hoá sản phẩm nhưng sản phẩm chính chủ yếu của công ty vẩn tập trung vào áo jăckét.
Nếu xem xét cơ cấu mặt hàng qua các năm ta thấy cơ cấu mặt hàng của công ty chưa đều trừ mặt hàng áo jăckét. Điều này có thể giải thích qua phương thức gia công xuất khẩu của công ty phụ thuộc vào sản phẩm đặt hàng của khách hàng.
2.3.4.3.Thị trường xuất khẩu hàng may mặc của công ty.
Các thị trường xuất khẩu chính của công ty là EU,Mỹ,Nhật, Nga.
Trong các thị trường đó thì EU là thị trường xuất khẩu truyền thống nhưng cũng là một thị trường khó tính và phức tạp.Giá trị xuất khẩu vào thị trường này ổn định và tăng dần qua các năm.Còn thị trường Mỹ là thị trường mới từ năm 2003 nhưng giá trị xuất khẩu gia tăng nhanh.Công ty mới chỉ xuất sang thị trường này nhưng giá trị xuất khẩu rất lớn ,lên tới 7 triệu USD về giá trị gia công và 10 triêu USD về giá FOB đây là thị trường tiềm năng mà công ty sẽ hướng vào trong những năm tới.
Bảng 10.Kết quả xuất khẩu một số thị trường theo giá FOB
Thị trường
2001
2002
Tăng (%)
2003
Tăng(%)
2004
Tăng (%)
Đức
6403316
3752174
58,8
3827224
102,0
2554157
66,7
TBN
957335
684429
71,5
778675
113,8
141841
18,2
Pháp
699342
1163223
166,3
80568
0,1
532474
66,1
Nhật
297595
1659690
72,4
3487352
210,1
1525376
43,7
Nga
306215
468833
153,1
665483
141,9
307273
46,2
Mỹ
6212370
10395592
167,3
Nguồn.Báo cáo xuất khẩu 2001-2004(phòng XNK)
Bảng 11.Kết quả xuất khẩu vào một số thị trường theo giá giá trị gia công
Thị trường
2001
2002
Tăng (%)
2003
Tăng (%)
2004
Tăng (%)
Đức
1227493
1123068
91,5
1124085
100,1
858067
7,64
TBN
329506
138941
42,2
167625
120,6
30835
18,4
Pháp
276797
63376
22,9
222136
350,5
115092
51,8
Nhật
449335
317458
70,7
297934
93,8
407307
136,7
Nga
306215
408833
133,5
665483
162,8
307273
46,17
Mỹ
1597692
7218477
451,8
Nguồn.Báo cáo xuất khẩu 2001-2004(Phòng XNK).
Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của công ty Cổ Phần May Chiến Thắng.
Công ty may Chiến Thắng
TGTM 1
TGTM 1
Đại lý của
Cửa hàng
TGTM 2
TGTM 2
TGTM m
Khách hàng (trong nước và quốc tế)
Tuy nhiên công ty trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng ở các thị trường trên mà phân phối qua các trung gian thương mại là các doanh nghiệp của Hàn Quốc,Nhật Bản,Mỹ, Đức.. điều này có lợi là giảm được chi phí xây dựng hệ thống kênh phân phối,vì vậy mạng lưới bán hàng của công ty khá rộng,có phạm vi địa lý xa,chủ yếu là các nước EU.Nhưng kênh phân phối chủ yếu là các kênh gián tiếp hay kênh dài.Chỉ có việc bán hàng trong nước là công ty sử dụng kênh trực tiếp đó là xây dựng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm,các đại lý của công ty,mô hình kênh phân phối của công ty được thể hiện trong sơ đồ trên.
2.3.4.4.Kết quả xuất khẩu theo các hình thức xuất khẩu
Công ty xuất khẩu hàng may mặc theo hai hình thưc chính là gia công (nhận nguyên liệu và giao thành phẩm) và theo giá FOB (mua nguyên vật liệu và bán thành phẩm) trong đó hình thức xuất khẩu gia công là chính.Tuy vậy về doanh thu thì doanh thu bán FOB lại có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao (do có cả giá trị của nguyên vật liệu)
Bảng 12.Kết quả xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của công ty cổ phần may Chiến Thắng giai đoạn (2003-2005)
Năm
2003
2004
2005
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
DTXK
77829
100
147900
100
192770
100
DT bán FOB
35424
45,52
115513
78,1
140515
72,9
T gia công
42405
54,48
32384
21,9
52255
27,1
Nguồn.Báo cáo SXCN-Doanh thu-Sản phẩm,phòng XNK)
Nhìn vào biểu đồ trên,ta thấy doanh thu xuất khẩu doanh thu xuất khẩu theo giá FOB đều tăng qua các năm ngày càng tăng và tăng rất mạnh nhất là các năm 2004 và năm 2005.Còn doanh thu gia công của công ty thì luôn dao động ở một mức ổn định,nhưng không đều.Những năm trước thì giá trị FOB còn nhỏ do công ty mới chuyển sang kinh doanh theo hình thức này.Về tỷ trọng trong tổng doanh thu xuất khẩu thì doanh thu FOB luôn chiếm tỷ trọng lớn thường là hơn 70%.Giá trị này lớn như vậy là do ở đó có giá nguyên liệu.Như vậy trong những năm gần đây công ty đang chú trọng tới phương thức xuất khẩu FOB.
Bảng 13.tình hình xuất khẩu một số mặt hàng của
công ty cổ phần may Chiến Thắng.
Đơn vị số lượng-sản phẩm.
Đơn vị đơn giá.1000đ.
Đơn vị giá trị.triệu đồng.
Tên sản phẩm
2003
2004
2005
Sô lượng
ĐG
Giá trị
Số lượng
ĐG
Giá trị
Số lượng
ĐG
Giá trị
Jăckét
1009405
53,22
53721
797025
134,2
106937
1165631
135
157360
Áo váy
120067
5
600
Sơ mi
53884
57,75
3112
220224
24,15
5318
112599
25
2815
Khăn tay
1864763
0,685
1277
886283
0,79
700
193373
0,8
155
Quần
213119
22,88
4876
558541
31,79
17756
438146
32,5
14240
Sản phẩm khác
112796
53
5078
148434
62,91
9338
511548
64
32739
Găng tay
1494358
4,49
6710
1190969
4,82
5740
1062950
5
5315
Tổng cộng
75674
145790
213244
Nguồn.Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty (2003-2005)phòng XNK
III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG.
1. Những thành tựu đạt được.
Xem xét những kết quả xuất khẩu trên ta thấy hoạy động xuất khẩu của doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu sau .
Thứ nhất.Trong những năm gần đây doanh thu xuất khẩu và lợi nhuận thu được từ xuất khẩu của công ty khá lớn và có tốc độ tăng khá nhanh.Các kết quả cụ thể được trình bày ở phần trên tuy nhiên đó là các kết quả tuyệt đối,ta có thể thấy rỏ hơn thành tựu của hoạt động xuất khẩu của công ty qua các chỉ tiêu sau.
Lợi nhuận xuất khẩu chiếm hơn 90% tổng lợi nhuận của công ty trong khi lợi nhuận của công ty là có lãi và tăng đều qua các năm.
Bảng 14.Một số chỉ tiêu hiệu quả của công ty may Chiến Thắng.
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
Lơi nhuân thuấn/DTXK
0.391%
0.433%
0.513
0.534
DTXK/Vốn KD
0.708
0.863
1.297
1.874
Căn cứ vào bảng trên ta thấy tỷ số lợi nhuận thuần /DTXK ngày càng tăng,cho thấy hiệu quả của hoạt động xuất khẩu ngày càng có hiệu quả hơn,với một đồng vốn công ty đã thu được hơn một đồng doanh thu xuất khẩu trong những năm gần đây đặc biệt trong năm 2005 còn thu được gần hai đồng doanh thu xuất khẩu.
Thứ hai. Công ty đã có nhiều tiến bộ trong công tác nghiên cứu thị trường đễ tim ra các bước đi thích hợp trong điều kiện có nhiều biến động trên thị trường.Nhờ vậy công ty đã có những bước đi mới như đổi mới phương thức kinh doanh (từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp).Thay đổi cơ cấu xuất khẩu sang các mặt hàng cao cấp.Về thu thập thông tin ngày càng được nâng cao và chính xác bằng cách sử dụng các phương tiện hiện đại và thu từ nhiều nguồn khác nhau.
Thứ ba.Công tác chuẩn bị cho xuất khẩu đã ổn định,nhất là tiến độ sản xuất luôn kịp thời,việc sử dung nguyên liệu,phụ liệu hợp lý,chất lượng các mặt hàng ổn định và ngày càng được nâng cao, điều này góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo nguồn hàng theo đúng hợp đồng,nâng cao uy tín của công ty.
Thứ tư.Việc giao dịch,đàm phán,ký kết hợp đồng đã có nhiều cải tiến.Công tác đàm phán và ký kết của công ty thường nhanh chóng đi đến thoã thuận do công ty thường có các khách hàng truyền thống và đã tạo được uy tín với họ.Mặt khác thủ tục xuất khẩu cũng được thực hiện nhanh chóng hơn,tiết kiệm thời gian đảm bảo hợp đồng đúng thời gian và có thể nhanh chóng nắm bắt cơ hội làm ăn hấp dẫn. Điều này càng nâng cao uy tín công ty và giúp công ty càng có thêm nhiều bạn hàng.
Thứ năm.Qui mô thị trường được mở rộng công ty có thên nhiều bạn hàng kinh doanh hơn.Trước năm 1992 thị trường chính của công ty chủ yếu là các nước XHCN,nhưng sau đó được mở rộng sang các nước Tây Âu.Hiện nay,thị trường của công ty ngày càng được mở rộng sang các nước EU,mỹ các nước Châu Á.Năm 2003 EU mở rộng thêm 10 nước thành viên làm thị trường công ty lại lại càng được mở rộng. Đồng thời công ty đã xâm nhập vào thị trường Mỹ là thị trường rất lớn.
Thứ sáu.Công ty đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu.Trước đây công ty chỉ xuất khẩu một số mặt hàng phục vụ trẻ em và lực lượng vũ trang sang một số nước XHCN nhưng khi chuyển sang kinh tế thị trường công ty đã mạnh dạn tìm nhiều hướng đi mới,mở rộng thị trường bằng cách đa dạng hoá các mặt hàng, đáp ứng nhu cầu may mặc đa dạng của khách hàng.
Thứ bảy.Công ty đã đầu tư công nghệ và máy móc thiết bị tiên tiến, đây là lợi thế cạnh tranh của công ty so với các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc trong nước.Công ty đã nhập các công nghệ cắt,công nghệ thêu,công nghệ in từ Nhật Bản,Hàn Quốc.Máy móc trang thiết bị hiện đại không những đảm bảo chất lượng hàng hoá,nâng cao năng suất lao động mà còn đòi hỏi sự vươn lên học hỏi,rèn luyện kiến thức về khoa học kỷ thuật của cán bộ công nhân viên,từ đây nâng cao trình độ của đội ngủ lao động.
Thứ tám.Công ty là một doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc tiêu biểu của Việt Nam. Điều này cũng nhờ việc áp dụng hệ thống ISO 9000, đảm bảo uy tín của công ty trên thị trường.
Hoạt đông xuất khẩu của may mặc là hoạt dộng chủ yếu của công ty,vì vậy sự phát triển của công ty phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của hoạt động xuất khẩu.Thật vậy,qua những thành tựu đã nêu trên,hoạt động xuất khẩu may mặc đã đóng góp rất nhiều vào kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Được thể hiện qua một số số liệu sau.
Doanh thu
Doanh thu của công ty có thể chia thành doanh thu xuất khẩu –doanh thu nội địa hoặc doanh thu gia công –doanh thu bán FOB.Trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn,chiếm hơn 90% tổng doanh thu .Còn doanh thu gia công chiếm hơn 30% tổng doanh thu dù chiếm tỷ lệ khác nhau nhưng các loại doanh thu đều tăng về tuyệt đối và tương đối. Đặc biệt là doanh thu FOB (trên 200%) và doanh thu xuất khẩu (trên 30%)là có tốc độ tăng nhanh hơn cả (Bảng 15).
Bảng 15.Doanh thu của công ty may Chiến Thắng.
Năm
2002
2003
Tăng(%)
2004
Tăng(%)
2005
Tăng (%)
số tiền
tỷ lệ
số tiền
tỷ lệ
số tiền
tỷ lệ
số tiền
tỷ lệ
Giá trị SXCN
49679
60000
120.8
101687
169.5
135224
133.0
Tổng DT
62010
81207
131.0
154990
190.9
201724
130.2
DTCN
61171
0.986
80018
0.988
130.9
154863
0.999
193.5
201220
0.998
129.9
Doanh thu XK
59140
0.954
77829
0.962
131.6
147900
0.954
190.0
192770
0.956
130.3
Doanh thu FOB
26479
0.427
35424
0.437
133.7
115516
0.745
326.1
140515
0.697
121.6
Doanh thu nội địa
1977
0.032
2189
0.027
110.7
6963
0.054
318.1
8392
0.042
120.5
(Nguồn.Báo cáo giá trị SXCN-Doanh thu -Sản phẩm 2002-2005)
Lợi nhuận.
Lợi nhuận của công ty đều tăng qua các năm,tốc độ tăng khá cao nhưng tốc độ tăng không đều,có thể đánh giá qua lợi nhuận thuần,lợi nhuận gộp cho thấy hiệu quả của hoạt động kinh doanh của công ty (Bảng 16)
Bảng 16.Lợi nhuận của công ty cổ phần may Chiến Thắng.
Đơn vị.triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
số tiền
Tăng (%)
số tiền
Tăng (%)
số tiền
Tăng (%)
Lợi nhuận gộp
13017
19638
150.86
21435
109.15
25622
119.53
Tổng lợi nhuận trước thuế
340
392
115.29
1115
284.44
1504
134.89
Lợi nhuận thuần
231
337
145.89
758
224.93
1030
135.88
Nguồn.Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2002-2005
Hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Xem bảng 17 dưới đây ta thấy chỉ tiêu hiệu quả khác nhau nhưng đều tăng khá tốt cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty là có hiệu quả.
Bảng 17.Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Năm
chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
LN trươc thuế/DT
0.55%
0.48%
0.72%
0.75%
LN sau thuế/DT
0.37%
0.41%
0.49%
0.51%
LN trước thuế/tổng TS
0.41%
0.43%
0.98%
1.46%
LN sau thuế/Tổng TS
0.28%
0.37%
0.66%
1.00%
LN sau thuế/Vốn CSH
3.37%
3.11%
7.85%
10.71%
Nguồn.Báo cáo kết quả kinh doanh 2002-2005
Ngoài ra hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn được đánh gía qua các chỉ tiêu thanh toán,cho thấy khả năng tài chính của công ty. Đây không những là tiềm lực của công ty mà còn là yếu tố quan trọng tạo niềm tin trên thương trường.
Hệ số thanh toán hiện hành = Tổng TS/Tổng nợ
Hệ số tài trợ = Vốn CSH/Tổng vốn
Tỷ số nợ = Tổng nợ/tổng TS
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = TSLĐ/Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh = Tiền mặt /nợ ngắn hạn
Bảng 18.Một số chỉ tiêu thanh toán của công ty may Chiến Thắng.
Đơn vị.triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Hệ số thanh toán hiên hành
1.16
1.14
1.16
Hệ số tài trợ
0.14
0.12
0.14
Tỷ số nợ
0.86
0.88
0.86
Khả năng thanh toán ngắn hạn
0.651
0.734
0.787
Khả năng thanh toán nhanh
0.015
0.005
0.097
Nguồn.Báo cáo kết quả kinh doanh 2003-2005
Nộp ngân sách nhà nước.
Nhờ việc kinh doanh có hiệu quả mà các khoản đóng góp của công ty cho nhà nước đều hoàn thành đầy đủ, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước.
Theo báo cáo của công ty,công ty hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.Trong tổng số thuế phải nộp thì số thu lợi tức là lớn nhất trung bình chiếm khoảng trên 50%,nhất là năm 2005 phải nộp 335 triệu đồng chiếm 91,7 % tổng số nộp ngân sách nhà nước.
Bảng 19.Tình hình nộp ngân sách của công ty vài năm gần đây.
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
Tổng thuế nộp ngân sách
440
178
718
365
Thuế VAT,thuế khác
120
542
30
Thu trên vốn
160
18
Thu lợi tức
160
160
176
335
Nguồn.Báo cáo GTSXCN-Doanh thu -Sản phẩm,2002-2005,phòng PVSX
2. Những tồn tại cần khắc phục.
Tuy có những thành tựu đáng khích lệ như trên nhưng trong quá trình hoạt động công ty còn có những tồn tại cần khắc phục sau.
Một là. Phương thức kinh doanh còn giản đơn.
Công ty kinh doanh xuất khẩu theo hai phương thức gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp theo giá FOB.Phương thức gia công là phương thức chủ yếu và truyền thống của công ty (hơn 90%) nhưng lại là phương thức không mang lại nhiều lợi thế cho công ty.Kinh doanh theo phương thức này công ty phải phụ thuộc rất nhiều vào bạn hàng,từ nguồn nguyên liệu,mẩu mã, định mức sản xuất … và công ty không phát huy dược hết khả năng của mình trong thị trường.Phương thức theo giá FOB thì độ rủi do trong kinh doanh lớn hơn nhưng lợi nhuận và khả năng phát triển thị trường thì lớn hơn.Măt khác,công ty có thể kinh doanh thoe nhiều hình thức khác nhau như xuất khẩu uỷ thác hoặc tăng cường bán lẻ vào các thị trường.Theo phương thức gia công chủ yếu là “lấy công làm lãi “.chính vì vậy đơn giá gia công có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả kinh doanh của công ty và việc làm của người lao động.
Nếu đơn giá này tăng lên thì có thể khiến người lao động mất việc làm trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay việc giành giật từng đơn hàng đã khiến công ty may Chiến Thắng nói riêng và các doanh nghiệp may Việt Nam nói chung đã bị các thương gia nước ngoài ép giá,vì vậy hiệu quả kinh tế ngày càng thấp hơn.
Hai là. Công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại còn yếu.
Công ty có bộ phận riêng về nghiên cứu thị trường và xúc tiến,nhưng bộ phận này hoạt động chưa hiệu quả.Việc nghiên cứu thị trường chủ yếu sử dụng phương pháp gián tiếp để thu thập thông tin nên độ chính xác chưa cao. Đồng thời công tác xử lý thông tin còn kém.việc ký hợp đồng xuất khẩu thường có được do các khách hàng truyền thống.Hoạt động marketing trong việc xúc tiến và quảng bá thương hiệu chưa cao.Vì vây thương hiệu của công ty chưa thực sự là thương hiệu nổi tiếng trong nước và trên thế giới.bên cạnh đó thị trường chính của công ty la thị trường EU sản phẩm của công ty xuất sang thị trường này hiện nay hầu hết dừng lại ở phương thức “làm thuê’,ngưyên phụ liệu và nhãn mác đều do bên mua cung cấp vì vậy mặc dù đôi khi sản phẩm của công ty có chất lượng cao hơn,giá thành hạ hơn nhưng số lượng sản phẩm bán ra lại không lớn bằng họ.Vì vậy việc tạo uy tín trên thị trường nói chung và trên thị trường EU nói riêng là việc làm rất cần thíêt để nâng cao hiệu quả kinh doanh,chuyển dần phương thức gia công sang xuất khẩu trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Ba là.Công tác tạo nguồn hàng bị động,phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Do phương thức gia công là chủ yếu,công ty sẽ nhận nguyên liệu từ bạn hàng giao như vậy chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào bạn hàng,công ty không chủ động trong kinh doanh.Hơn nữa nguồn nguyên liệu của công ty chủ yếu là nhập khẩu điều này làm giá thành sản phẩm cao hơn các doanh nghiệp khác trên thế giới,làm giảm khả năng cạnh tranh.
Bốn là. Cơ cấu và chất lượng hàng hoá của công ty còn nhiều hạn chế.
Dù đã đa dạng hoá sản phẩm,nhưng sản phẩm của công ty thuộc loại hàng cấp thấp và trung bình.Trong khi nhu cầu may mặc trên thế giới đang hướng tới các loại hàng cao cấp.Sản phẩm của công ty hiện nay phục vụ cho khách hàng có nhu cầu thấp và trung bình,như vậy thường mang lại ít lợi nhuận hơn nữa lại mất đi một thị trường đầy tiềm năng.Nhóm khách hàng có thu nhập cao thường ăn mặc sang trọng,họ sẳn sàng trả giá cao miễn là sản phẩm phù hợp với sở thích của họ,vì vậy công ty phải nhạy bén,mạnh dạn đầu tư vào các mặt hàng cao cấp,thâm nhập thị trường cao cấp.
Năm là.Uy tín và thương hiệu của công ty chưa mạnh.
Công ty vẩn chưa có một chiến lược xây dựng thương hiệu.Chính vì vậy,dù đã có uy tín trên thương trường nhưng công ty vẩn phải bán sản phẩm của mình với giá rẻ hơn giá trị.Ngay cả trong nước,khách hàng Việt Nam cũng ít biết đến thương hiệu của công ty.Trong tương lai,công ty cần phải có chiến lược xây dựng thương hiệu của mình,kể cã việc xây dựng một nhãn hiệu sinh thái cho sản phẩm :
2.1. Nguyên nhân của những tồn tại.
2.1.1.Nguyên nhân chủ quan.
Một là.Các rào cản thương mại hàng may mặc của các nước nhập khẩu.
Bằng các rào cản khác nhau các nước nhập khẩu các nước nhập khẩu đã ngăn bớt sự nhập hàng may mặc từ các nước khác.Công ty may Chiến Thắng cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc này,làm giảm khối lượng xuất khẩu của công ty.Cũng như các công ty xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam thị trường chính của công ty là các nước qui định hạn ngạch,vì vậy công ty không dược xuất nhiều sang nước đó.Hoặc đối với các thị trường khó tính như EU,Mỹ thì sản phẩm của công ty may Chiến Thắng vẩn bị các điều kiện của SA8000 gây khó khăn.
Hai là.Chính sách về ưu đãi thương mại của các nước nhập khẩu hàng may mặc đối với các nước xuất khẩu chưa công bằng.
Điều này dẫn tới việc tăng giảm lợi thế cạnh tranh của các nước xuất khẩu.Công ty may Chiến Thắng cũng bị giảm khả năng cạnh tranh do Việt Nam chưa được nhiều ưu đãi thương mại,chưa là thành viên của WTO,công ty phải chịu thuế cao hơn các nước xuất khẩu may mặc là thành viên của WTO như Trung Quốc,làm giá thành sản phẩm cao hơn giảm khả năng cạnh tranh,mặt khác,các thủ tục hải quan cũng khắt khe hơn,châm trễ hơn gây mất thời gian.
Ba là.Hệ thống thông tin về thị trường của Việt Nam còn thiếu và yếu.
Hiện nay nước ta mới có hai cơ quan xúc tiến thương mại là phòng thương mại công nghịêp Việt Nam và cơ quan tham tán thương mại của Bộ Thương Mại,chứ chưa có văn phòng đại diện ở từng thị trường đễ kịp thời phản ánh thông tin về thị trường. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới việc nghiên cứu thị trường của công ty,cũng như việc tìm kiếm đối tác kinh doanh.Hệ thống liên lạc thông tin của nước ta còn thiếu,giá cước liên lạc rất đắt (điện thoại),việc thống kê số liệu còn chậm,chưa chính xác và đầy đủ.
Bốn là.Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực của nước ta còn kém.
Việc đào tạo chuyên sâu cho người lao động cũng như cán bộ quản lý còn rất kém.nhiều khi các doanh nghiệp muốn đầu tư đào tạo công nhân trong công ty cũng rất khó khăn và hiệu quả mang lại không cao.Muốn đào tạo được tốt thì phải gửi đi nước ngoài,vừa tốn kém,vừa ảnh hưởng tới hoạt động của công ty. Điều này làm cho trình độ tay nghề của công nhân chưa có tính chuyên môn cao,mới chỉ dừng lại ở việc biết làm,vì vậy mà khó làm được những sản phẩm đòi hỏi kỷ thuật cao,làm giảm khã năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Còn đội ngủ quản lý vẩn chưa có trình độ chuyên sâu, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty theo kiểu đối phó,chụp dựt chứ chưa có tính chiến lược.
Năm là.Chính sách quản lý hàng may mặc xuất khẩu ở nước ta còn nhiều hạn chế và thiếu hợp lý.
Trước hết là các thủ tục hành chính nói chung của nhà nước còn rất nhiều bất cập và rườm rà. Điều này không những gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế mà còn cản trở các doanh nghiệp trong mọi hoạt động thúc đẩy kinh doanh như đầu tư cơ sở vật chất, đơn cử, để xây dựng xý nghiệp lớn sản xuất nguyên liệu đầu vào cho hàng may mặc thì cần phải chuyển các phân xưởng sản xuất trong nội thành ra ngoại thành thì mới có khả năng thực hiện hiên đại hoá.Nhưng các thủ tục về đất đai và di rời của nước ta còn rất nhiều bất cập, ảnh hưởng khả năng cung cấp đầu vào cho hàng may mặc xuất khẩu.
Các thủ tục hành chính trong xuất khẩu còn rườm rà,khiến công ty mất nhiều thời gian làm thủ tục xuất khẩu,nhiều khi bỏ lở cơ hội kinh doanh,nước ta chủ yếu xuất khẩu may măc thoe hạn ngạch mà việc phân bổ hạn ngạch còn nhiều thiếu sót dẫn đến tiêu cực và không tân dụng hết tiềm năng của công ty làm giảm tính chủ dộng sáng tạo của công ty trên thương trường.các chính sách xuất khẩu vẩn còn chồng chéo giữa các cấp quản lý.
Sáu là. Nước ta còn thiếu qui hoạch và chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu may mặc cho xuất khẩu hàng may mặc.
Việc thiếu nguyên liệu dẫn tới việc phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài,tốn kém chi phí giao dịch,vận chuyển và làm tăng giá thành.Công ty không chủ động được nguồn nguyên liệu cũng do điều này.Trong khi đó nước ta có đầy đủ điều kiện về tự nhiên (đất đai,khí hậu),về lao động …để phát triển nguồn nguyên liệu cho hàng may mặc như bông sợi,dệt len …nhưng vấn đề chỉ thiếu một chiến lược đầu tư và phát triển nghành này.
Trong giai đoạn nguồn trong nước chưa thể đáp ứng được thì chưa có chiến lược cho việc nhập khẩu nguyên liệu,phụ liệu để giảm chi phí xuất khẩu xuống thấp nhất có thể cho doanh nghiệp.
2.1.2.Một số nguyên nhân chủ quan.
Trên đây là một số nguyên nhân chủ quan,nó ảnh hưởng hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc của Việt Nam nhưng nguyên nhân chính của những tồn tại là từ phía công ty,trong đó phải kể đến một số nguyên nhân sau :
Một là. Công ty chưa mạnh dạn đầu tư và đổi mới phương thức kinh doanh.Suôt thời gian dài công ty vẩn giữ phương thức kinh doanh cũ là gia công.Phương thức này cho doanh thu cao nhưng thực tế lợi nhuận lại thấp.Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty cổ phần may Chiến Thắng nói riêng mới chỉ dừng lại ở việc làm thuê chứ chưa chuyển phương thức gia công thành hoạt động kinh doanh chuyên môn hoá để đạt hiệu quả cao.
Phương thức kinh doanh theo giá FOB có nhiều lợi nhuận nhưng độ rủi do cũng cao hơn.Nhưng để phát triển hơn nữa trong tình hình mới công ty cần mạnh dạn đầu tư vào phương thức này.Muốn thay đổi đươc phương thức kinh doanh sang FOB có hiệu quả phải chủ động về nguồn nguyên liệu đễ giảm giá thành,phải chủ động nghiên cứu thị trường về bạn hàng,phải tập trung vào nghiên cứu thiết kế thời trang,mẩu mốt đễ đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.
Hai là.Công ty còn thiếu một chiến lược marketing,chiến lược quảng bá thương hiệu, đây là do năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhất là phòng kinh doanh tiếp thị.
Ba là.Cơ chế quản lý cũ của công ty (do trươc đây là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước)chưa đạt hiệu quả cao,chưa thực sự thích hợp và năng động trong kinh tế thị trường,nhất là trên thị trường quốc tế.
Bốn là.Khả năng huy động và sử dụng vốn chưa cao.
Vốn của công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu do nhà nước cấp.Nhưng khi cổ phần hoá thì công ty phải tự lực về tài chính,phải đa dạng hoá nguồn vốn kinh doanh của mình. Đối với nguồn vốn tự có,khả năng tích luỹ của công ty là thấp vì hình thức gia công xuất khẩu thì lợi nhuận thu được là không cao,trong khi còn phải trang trải mọi chi phí về lao động,quản lý,vận tải..Công ty cũng chưa huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài. Điều này là rất quan trọng.Vì khi biết huy động và sử dụng vốn có hiệu quả thì mới có thể đầu tư vào các cơ hội kinh doanh khác như thay đổi phương thức kinh doanh, đào tạo đội ngũ lao động,tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng và khoa học kỷ thuật …
Năm là.Trình độ văn hoá và tay nghề của đội ngủ lao động của công ty còn chưa cao.Trình độ cán bộ quản lý ảnh hưởng đến các bước đi lâu dài,chiến lược của công ty.Công ty vẩn chưa có các chiến lược về sản phẩm,về tương hiệu về marketing … là do đội ngũ cán bộ còn chưa có tầm nhìn rộng.Tay nghề của công nhân ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm,công nhân lành nghề sẽ tạo được sản phẩm có chất lượng tốt, ít tiêu hao nguyên liệu.
Như vậy,những nguyên nhân khiến cho xuất khẩu hàng may mặc của công ty trong những năm qua kém hiệu quả chủ yếu là do chủ quan của công ty và do những nguyên nhân từ phía nhà nước.Do vậy đễ thúc đẩy hàng may mặc của công ty nói riêng và hàng may mặc Việt Nam nói chung trong thời gian tới ngoài sự nổ lực của chính phủ tạo điêù kiện cho ngành may mặc phát triển thì công ty cần phải cải tiến chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mẩu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiên dùng và có thể cạnh tranh được với sản phẩm của Trung Quốc và các nước ASEAN trên thị trường,nhất là trên thị trường EU khi mà thị trường này đã bải bỏ chế độ hạn ngạch đối với hàng may mặc của Việt Nam từ đầu năm 2005.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36321.doc