Mục lục
Lời nói đầu .3
Chương I: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu giấy ở Việt Nam: .5
1.1. Tầm quan trọng của xuất khẩu giấy ở Việt Nam: .5
1.1.1. Khái niệm và các phương thức xuất khẩu hàng hóa .5
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu giấy của Việt Nam .10
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu giấy của Việt Nam .13
1.2.1. Những nhân tố thuộc ngành giấy Việt Nam: .13
1.2.2. Những nhân tố ngoài ngành giấy Việt Nam: .19
1.3. Thực trạng xuất khẩu của ngành giấy Việt Nam .23
Chương II: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P: .30
2.1. Đặc điểm của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P: .30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty .30
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty .30
2.1.3. Đặc điểm các nguồn lực của công ty .35
2.1.4. Kết quả SXKD của công ty những năm qua .36
2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P: .48
2.2.1. Phân tích thực trạng kết quả xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty.48
2.2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty .53
2.2.3. Phân tích hiệu quả xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty .54
2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:.58
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được: .58
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân: .59
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên: .60
Chương III: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:.63
3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần P.P:.63
3.2. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:.64
3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: .64
3.2.2. Biện pháp tăng cường nghiên cứu thị trường xuất khẩu:.66
3.2.3. Đẩy mạnh công tác phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu:.67
3.2.4. Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu:.68
3.2.5. Nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu cho đội ngũ cán bộ quản lý và các nhân viên trong toàn công ty: .68
3.2.6. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm giấy của công ty trên thị trường quốc tế: .69
Kết luận .71
Danh mục tài liệu tham khảo .73
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bao gồm cả đối thủ cạnh tranh trong nước và các đối thủ cạnh tranh nước ngoài như: Đức, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc... hàng hoá của các nước này có chất lượng cao, mẫu mã phong phú, có uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, vì vậy ngành giấy Việt Nam đã và đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giấy nước ngoài và sự cạnh tranh này sẽ ngày càng mạnh mẽ trong điều kiện mở cửa của nền kinh tế hiện nay.
1.2.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế, song bên cạnh đó là không ít những khó khăn, nhất là đối với những ngành công nghiệp vốn được Nhà nước bảo hộ. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo: ngành giấy là một trong những ngành được bảo hộ đầu tiên chịu áp lực cạnh tranh lớn khi bước vào hội nhập. Khi Việt Nam gia nhập WTO, những rào cản về thương mại sẽ bị xóa bỏ, sản phẩm giấy của các nước có sức cạnh tranh cao sẽ được đưa vào Việt Nam. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư thông thoáng và cởi mở hơn, sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất giấy. Những sản phẩm giấy có chất lượng cao, giá cả phù hợp sẽ có cơ hội phát triển, một số nhà máy giấy 100% vốn nước ngoài với quy mô trung bình 100.000 tấn/năm cũng sắp đi vào hoạt động... Điều này sẽ tạo ra khó khăn cho các cơ sở sản xuất giấy của Việt Nam. Nhất là với những cơ sở nhỏ, sản xuất manh mún, công nghệ lạc hậu và đặc biệt là các cơ sở sản xuất giấy bao bì sẽ không thể tồn tại được bởi chất lượng không đáp ứng được nhu cầu. Trước thực tế này, nếu các doanh nghiệp không đổi mới tư duy, tìm chỗ đứng trên thị trường, hoàn thiện công nghệ, quản lý, đào tạo và hiệp lực cùng nhau để phát triển... chắc chắn sẽ nhận phần thất bại.
Tóm lại có rất nhiều nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động xuất khẩu giấy của các doanh nghiệp nói riêng và của cả ngành giấy Việt Nam nói chung. Việc phân tích tác động của các nhân tố đó một cách thường xuyên giúp tìm ra các biện pháp phát huy những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố tiêu cực nhằm thúc đẩy xuất khẩu giấy của nước ta.
1.3. Thực trạng xuất khẩu của ngành giấy Việt Nam:
Phân tích tình hình xuất khẩu của ngành giấy Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007:
Khối lượng xuất khẩu: (Xem bảng 1)
BẢNG 1
KHỐI LƯỢNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2007
(Đơn vị: Tấn)
Năm
Khối lượng xuất khẩu
2001
76.177
2002
85.370
2003
110.982
2004
125.320
2005
146.625
2006
170.980
2007
191.500
Nhìn vào các số liệu trong bảng có thể thấy trước năm 2003 khối lượng xuất khẩu của ngành giấy Việt Nam ở mức thấp, chỉ là 76.177 tấn vào năm 2001 và 85.370 tấn vào năm 2002. Sang năm 2003 ngành giấy Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm và đạt khối lượng xuất khẩu 110.982 tấn, tăng 30% so với năm 2002. Năm 2004 đạt 125.320 tấn, tăng 12% so với năm 2003, tuy khối lượng xuất khẩu vẫn tăng nhưng tỷ lệ tăng lại giảm so với năm 2003. Năm 2005, 2006, 2007 khối lượng xuất khẩu là 146.625 tấn, 170.980 tấn, 191.500 tấn, tăng khá đều đặn 11,7%, 16% và 12%.
Kim ngạch xuất khẩu: (Xem bảng 2)
BẢNG 2
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2007
(Đơn vị: 1000 USD)
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
2001
6.267
2002
8.020
2003
17.530
2004
23.392
2005
31.073
2006
38.244
2007
47.805
Từ bảng số liệu ta nhận thấy rằng năm 2001, 2002 kim ngạch xuất khẩu của ngành giấy Việt Nam không cao, chỉ đạt 6.267 nghìn USD và 8.020 nghìn USD, và mức độ tăng cũng rất thấp (1.753 USD). Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu của ngành đột nhiên tăng cao, đạt 17.530 nghìn USD, tăng gấp đôi năm 2002. Kim ngạch năm 2004 là 23.392, tăng 33,44% so với năm 2003. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 31.073 nghìn USD, tăng 32,84%. Năm 2006 xuất khẩu đạt 38.244 nghìn USD, tăng 23,08% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 47.805 nghìn USD, tăng 25%. Tuy kim ngạch xuất khẩu đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng lại không đều.
Thị trường xuất khẩu:
Những nỗ lực trong thời gian qua đã giúp ngành giấy Việt Nam tìm kiếm được nhiều bạn hàng làm ăn tin cậy và thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng. Ngoài Nhật Bản là thị trường truyền thống, ngay từ năm 2000, các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm giấy của nước ta đã mở rộng thị trường sang nhiều nước khác nhau. Kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với một số doanh nghiệp của Malaysia, Đài Loan đã được thiết lập và có nhiều triển vọng. Xuất khẩu giấy Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện đa phương hoá các quan hệ kinh tế và kỹ thuật với nhiều nước trên thế giới, xây dựng các thị trường trọng điểm và bạn hàng chủ yếu để việc xuất khẩu có hiệu quả hơn.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu giấy lớn của Việt Nam:
Công ty Giấy Bãi Bằng:
Tiền thân của công ty Giấy Bãi Bằng là nhà máy giấy Vĩnh Phú, được khởi công xây dựng năm 1974. Đây là nhà máy liên hợp bột và giấy, công trình viện trợ không hoàn lại của Chính phủ và nhân dân Thụy Điển gồm từ khâu thiết kế đến xây dựng và giúp đỡ về mọi mặt, kể cả về nhân lực. Năm 1982, khánh thành toàn bộ dây chuyền sản xuất đi vào hoạt động đồng bộ với tên gọi Nhà máy Giấy Vĩnh Phú. Năm 1987 đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp Giấy Vĩnh Phú. Từ 1992 đến nay, Công ty hoạt động sản xuất – kinh doanh và giao dịch với tên gọi Công ty giấy Bãi Bằng.
Công ty Giấy Bãi Bằng thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam, thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất khép kín. Sản phẩm của công ty bao gồm: giấy in, giấy viết, giấy Telex, giấy Photocopy, giấy tập kẻ ngang, vở học sinh và giấy ram văn phòng. Sản phẩm của công ty đã có bán trên thị trường trong và ngoài nước.
Công ty cổ phần giấy Tân Mai:
Tiền thân là Công ty Kỹ nghệ Giấy Việt Nam (COGIVINA) được hình thành cách đây 49 năm, theo thời gian đã có những bước phát triển vượt bậc về năng lực sản xuất. Hiện đang là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất giấy báo, in, viết tại Việt Nam. Có thương hiệu, có sản phẩm chiếm vị trí cao ở thị trường trong nước. Năm 2006, sau khi sát nhập thêm Công ty Giấy Bình An, Công ty đã được chuyển đổi từ hình thức sở hữu Nhà nước sang Công ty cổ phần Nhà nước giữ 60%. Cuối năm 2006, Nhà nước bán 20% cổ phần, do đó hiện tại vốn Nhà nước tại Công ty là 40%. Vốn điều lệ khi thành lập Công ty cổ phần là 348 tỷ đồng.
Mặt hàng truyền thống của Tân Mai là giấy in báo. Ngoài ra, các mặt hàng có uy tín cao về chất lượng là giấy photocopy, giấy màu, giấy bìa, bao gói Kraft. Bắt đầu từ năm 2006, Công ty có sản phẩm mới là giấy in cao cấp có tráng phủ (thường gọi là couché) dùng để in tạp chí, quảng cáo, lịch, tranh ảnh.
Mục tiêu của Giấy Tân Mai luôn củng cố giữ vững và mở rộng thị trường giấy trong nước, mở rộng các hệ thống tiêu thụ sản phẩm giấy Ram văn phòng, phát triển dòng sản phẩm mới Giấy Tráng Phấn (giấy Couché) lần đầu tiên được sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam vào đầu quý 03 năm 2006. Bên cạnh đó, công ty vẫn luôn đẩy mạnh việc thâm nhập và mở rộng các thị trường nước ngoài.
Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn:
Thành lập năm 1998 từ một cơ sở sản xuất giấy bao bì carton năng lực dưới 2000 tấn/năm.
Năm 2004, đầu tư mở rộng tại khu công nghiệp Mỹ Xuân 2, nâng tổng công suất lên 60.000 tấn/năm với các mặt hàng bao bì, tissue.
Năm 2006, năng lực sản xuất của MMTB là 91.000 tấn/năm, mở rộng thị trường miền Bắc, miền Trung và xuất khẩu.
Thương hiện “ Giấy Sài Gòn” đã nổi tiếng trên toàn quốc, là một trong những thương hiệu mạnh nhất trong ngành giấy cả nước.
Năm 2007, Công ty thiết lập một kế hoạch phát triển nhằm tiến tới năm 2010 đạt tổng công suất khoảng 500.000 tấn/năm với các mặt hàng chủ lực: bao bì công nghiệp, gấy tissue các loại phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Đánh giá chung:
Ngành giấy Việt Nam được coi là một trong những ngành công nghiệp chủ yếu của đất nước, tuy nhiên hiệu quả sản xuất nói chung cũng như xuất khẩu nói riêng lại chưa cao, chưa khai thác hết các tiềm lực và nguồn lực của ngành, chưa tận dụng được những thuận lợi về điều kiện tự nhiên của nước ta để phát triển ngành.
Hiện nay ngành giấy Việt Nam đang đứng trước một bài toán khó giải, đó là làm thế nào để tồn tại trong giai đoạn Việt Nam hội nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO.
Theo Hiệp Hội Giấy Việt Nam thì ngành giấy duy trì công nghệ lạc hậu, cho ra những sản phẩm dưới mức trung bình so với các nước trong khu vực. Các nhà máy chỉ làm ra được các loại giấy in báo, giấy in và viết, giấy lụa, giấy bao bì không tráng. Còn giấy tráng thì hầu như phải nhập khẩu toàn bộ.
Những nhược điểm của ngành sản xuất giấy Việt Nam được ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng Thư ký Hiệp Hội Giấy Việt Nam trụ sở ở Hà Nội mô tả: “Thiếu vốn, công nghệ lạc hậu sự hợp tác và liên kết trong ngành yếu, trình độ quản lý yếu, công nhân có giới hạn.”
Người phát ngôn của Hiệp Hội Giấy thêm rằng, trình độ quản lý cũng là một vấn đề, cơ sở lớn thì vẫn mang dáng dấp kế hoạch hoá của thời kỳ bao cấp. Trong khi các cơ sở nhỏ thì nặng tính cách xí nghiệp gia đình.
Một trong thực tế chua chát được nói tới, đó là trả công lao động rẻ, nhưng năng suất lao động lại quá thấp. Tính trung bình trong thời gian một năm, công nhân làm giấy của VN làm ra sản phẩm ít hơn đồng nghiệp của họ bên Nhật khoảng gần 6 lần.
Chừng như ngành giấy Việt Nam chưa có một chính sách phát triển đứng đắn. Điểm nghịch lý là Việt Nam thừa nguyên liệu làm bột giấy nhưng lại phải xuất khẩu gỗ dăm, còn tự mình sản xuất bột giấy thì chỉ đáp ứng 4 phần, 6 phần còn lại là phải nhập khẩu của nước ngoài.
Lượng gỗ dăm xuất khẩu mỗi năm là một con số khá lớn như lời ông Vũ Ngọc Bảo cho biết: “Nguyên liệu để làm bột giấy thì dư thừa cho nên phải xuất khẩu dăm với số lượng 1 triệu rưởi tấn mỗi năm. Trong khi đó lại không có vốn để đầu tư làm bột giấy.”
Chương II: Thực trạng xuất khẩu giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:
2.1. Đặc điểm của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Tên công ty : Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P
Tên giao dịch : P.P Manufacturing and Trading Joint Stock Company
Tên viết tắt : P.P JSC
Trụ sở chính : 336 Tổ 7, Xóm Mới, Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại : 04.9332885
Fax : 04.9332884
E-mail : ppmanutra@hn.vnn.vn
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2000 dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Khi đó, lĩnh vực hoạt động chính của công ty là nhập khẩu và kinh doanh bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm và các nguyên phụ liệu khác phục vụ ngành giấy.
Sau đó, do quy mô của công ty không ngừng được mở rộng, để thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tháng 1 năm 2004, công ty trách nhiệm hữu hạn P.P chính thức chuyển thành công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P.
Bên cạnh mảng nhập khẩu và kinh doanh, công ty còn mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thêm máy móc thiết bị để sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty:
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Chức năng:
(Các lĩnh vực hoạt động của công ty)
Nhập khẩu và kinh doanh bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm và các nguyên phụ liệu khác phục vụ ngành giấy.
Sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu.
Ngoài ra công ty còn thực hiện các dịch vụ nhập khẩu ủy thác cho các dối tác trong nước. Công ty còn được phép kêu gọi hợp tác đầu tư và liên doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước được chính phủ Việt Nam cho phép hợp tác đầu tư theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ:
Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn góp của các cổ đông.
Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu, tình hình thị trường, khả năng phát triển của công ty và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch đã đề ra.
Sử dụng hợp lý lao động, tài sản, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả kinh tế, chấp hành các quy định của Luật kế toán và Luật thống kê, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
Công bố công khai và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo tài chính hàng năm và các thông tin về hoạt động của Công ty cho các cổ đông theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty theo quy định của Bộ Luật lao động.
Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P được thể hiện bằng sơ đồ sau: (Xem trang sau)
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
Giám đốc công ty là bà Phan Thị Thu Hương, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Dưới giám đốc là 2 phó giám đốc chức năng: Phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc sản xuất.
Các phòng chức năng:
Phòng kinh doanh: Chuyên trách mảng kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu và các mặt hàng được sản xuất trong nước tại thị trường nội địa.
Phòng xuất nhập khẩu: Chuyên trách việc nhập khẩu những mặt hàng như bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm để cung cấp cho thị trường trong nước và các nguyên phụ liệu vật tư phục vụ các đơn hàng xuất khẩu, đồng thời thực hiện các thủ tục xuất khẩu.
Phòng tài chính – kế toán: Chuyên trách các kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán và quản lý tài sản của công ty theo đúng quy định hiện hành của pháp luật, tổng hợp sổ sách chứng từ và lập báo cáo tài chính.
Phòng kế hoạch - vật tư: Chuyên trách việc lên kế hoạch sản xuất, dự trù và tiến hành thu mua vật tư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng hành chính – nhân sự: Chuyên trách giải quyêt các vấn đề về tuyển dụng và quản lý lao động cũng như các công việc liên quan đến đời sống cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Phân xưởng sản xuất: trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm.
2.1.3. Đặc điểm các nguồn lực của công ty:
Công ty P.P có nhà máy chuyên sản xuất giấy tissue và gia công giấy vở xuất khẩu diện tích 14.000 m2. Hiện tại công ty đang tiến hành mở rộng diện tích nhà xưởng để mở rộng quy mô sản xuất lên 10ha.
Đặc điểm nguồn vốn của công ty: Công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại, nhưng nguồn vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn hơn (trung bình khoảng 60% - 65% tổng nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty) do nguồn vốn chủ sở hữu của công ty còn hạn chế.
Đội ngũ lao động của công ty bao gồm các quản lý, nhân viên kinh doanh, nhân viên kế toán, nhân viên xuất nhập khẩu, quản đốc, những lao động trực tiếp sản xuất ở phân xưởng... Hầu hết là những người trẻ tuổi, nhiệt tình, năng động, có khả năng giao tiếp tốt, tuy nhiên lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
BẢNG 3
CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THEO TRÌNH ĐỘ NĂM 2007
Đơn vị: Người
STT
TRÌNH ĐỘ
SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG
TỶ LỆ %
TỔNG SỐ
159
100,0
1
Trên đại học và đại học
39
24,53
2
Cao đẳng và trung cấp
23
14,46
3
Công nhân kỹ thuật
66
41,5
4
Lao động phổ thông
31
19,51
(Nguồn: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P)
Trong cơ cấu lao động của công ty, công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn nhất (41,5%), tiếp đó là những nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm 24,53%. Phần lớn trong số đó là những nhân viên trẻ, những sinh viên mới ra trường, họ có kiến thức và lòng nhiệt tình với công việc nhưng lại thiếu kinh nghiệm. Thực tế này đòi hỏi công ty P.P phải chú tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực.
2.1.4. Kết quả SXKD của công ty những năm qua:
2.1.4.1. Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty:
BẢNG 3
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2004
Từ ngày: 01/01/2004 đến ngày: 31/12/2004
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
THỰC HIỆN
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
54.623.012.659
2. Các khoản giảm trừ
52.811.043
3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV
54.570.201.616
4. Giá vốn hàng bán
51.029.733.056
5. Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV
3.540.468.560
6. Doanh thu hoạt động tài chính
9.740.879
7. Chi phí tài chính
857.975.555
8. Chi phí bán hàng
1.450.066.071
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.022.601.536
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
219.566.277
11. Thu nhập khác
0
12. Chi phí khác
0
13. Lợi nhuận khác
0
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
219.566.277
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
61.478.557
16. Lợi nhuận sau thuế
158.087.719
BẢNG 4
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2005
Từ ngày: 01/01/2005 đến ngày: 31/12/2005
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
THỰC HIỆN
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
89.253.288.658
2. Các khoản giảm trừ
44.755.121
3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV
89.208.533.537
4. Giá vốn hàng bán
82.173.483.182
5. Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV
7.035.050.355
6. Doanh thu hoạt động tài chính
13.873.920
7. Chi phí tài chính
1.157.549.318
8. Chi phí bán hàng
3.006.564.527
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.172.973.941
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
711.836.489
11. Thu nhập khác
0
12. Chi phí khác
0
13. Lợi nhuận khác
0
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
711.836.489
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
199.314.217
16. Lợi nhuận sau thuế
512.522.272
BẢNG 5
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2006
Từ ngày: 01/01/2006 đến ngày: 31/12/2006
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
THỰC HIỆN
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
165.283.867.885
2. Các khoản giảm trừ
13.322.488
3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV
165.270.545.397
4. Giá vốn hàng bán
149.705.744.548
5. Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV
15.564.800.849
6. Doanh thu hoạt động tài chính
40.805.647
7. Chi phí tài chính
2.823.291.020
8. Chi phí bán hàng
6.637.007.785
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
5.030.032.270
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1.115.275.421
11. Thu nhập khác
288.128.664
12. Chi phí khác
217.992.313
13. Lợi nhuận khác
70.136.351
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
1.185.411.772
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
31.915.296
16. Lợi nhuận sau thuế
853.496.476
BẢNG 6
DỰ KIẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2007
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
THỰC HIỆN
1. Tổng doanh thu
214.990.436.494
2. Doanh thu thuần
212.548.054.494
3. Giá vốn hàng bán
199.094.795.623
4. Lợi tức gộp
13.453.258.871
5. Tổng chi phí (chi phí bán hàng và quản lý)
8.611.962.123
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
4.841.296.748
7. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
- 3.561.135.693
8. Lợi nhuận bất thường
270.670.467
9. Tổng lợi nhuận trước thuế
1.550.831.522
10. Thuế thu nhập phải nộp
434.232.826
11. Lợi nhuận sau thuế
1.116.598.696
(Nguồn: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P)
Thông qua các bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy tổng doanh thu (bao gồm: doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác) đều tăng qua các năm:
Năm 2004 tổng doanh thu là: 54.579.942.495 VNĐ
Năm 2005 tổng doanh thu là: 89.222.407.457 VNĐ, tăng 34.642.464.962 VNĐ so với năm 2004 (tăng 63,47%).
Năm 2006 tổng doanh thu là: 165.599.479.708 VNĐ, tăng 76.377.072.251 VNĐ so với năm 2005 (tăng 85,6%).
Năm 2007 tổng doanh thu là: 214.990.436.494 VNĐ, tăng 49.390.956.786 so với năm 2006 (tăng 29,82%).
Tổng doanh thu giai đoạn 2004 - 2007
Tuy tổng doanh thu đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu lại không đều: Từ năm 2004 đến năm 2005 tốc độ tăng trưởng doanh thu là 63,47%; từ 2005 - 2006 là 85,6%; trong khi từ 2006 - 2007 tốc độ tăng trưởng chỉ có 29,82%. Mặc dù giai đoạn 2006 - 2007 giá trị doanh thu tăng lên lớn hơn giá trị doanh thu tăng lên giai đoạn 2004 - 2005, nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp hơn.
Cùng với việc không ngừng tăng quy mô và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hàng năm của công ty cũng tăng dần:
CHỈ TIÊU
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Chi phí bán hàng
1.450.066.071
3.006.564.527
6.637.007.785
Chi phí quản lý DN
1.022.601.536
2.172.973.941
5.030.032.270
Tổng chi phí
2.472.667.607
5.179.538.468
11.667.040.055
Từ năm 2004 đến năm 2005: tổng chi phí tăng 2.706.870.861 VNĐ, tăng 109,47%; trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 112,49%.
Từ năm 2005 đến năm 2006: tổng chi phí tăng 6.487.501.587 VNĐ, tăng 125,25%; trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 131,48%; còn chi phí bán hàng chỉ tăng 120,75%.
Ta thấy tốc độ tăng chi phí khá nhanh so với tốc độ tăng doanh thu, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty nên có những biện pháp hợp lý để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm thực hiện tiết kiệm và đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tình hình lợi nhuận của công ty:
Năm 2004 lợi nhuận sau thuế của công ty là: 158.087.719 VNĐ.
Năm 2005 lợi nhuận sau thuế của công ty là: 512.522.272 VNĐ, tăng 354.434.553 VNĐ so với năm 2004 (tăng 224,2%).
Năm 2006 lợi nhuận sau thuế của công ty là: 853.496.476 VNĐ, tăng 499.061.923 VNĐ so với năm 2005 (tăng 97,37%).
Năm 2007 lợi nhuận sau thuế của công ty là: 1.116.598.696 VNĐ, tăng 263.102.220 VNĐ so với năm 2006 (tăng 30,82%).
Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2004 - 2007
Lợi nhuận của công ty đều tăng qua các năm là một kết quả đáng mừng, tuy nhiên tốc độ tăng lại không đều đặn: Từ năm 2004 đến năm 2005, lợi nhuận của công ty tăng 224,2%. Từ năm 2005 đến năm 2006, tốc độ tăng lợi nhuận là 97,37%, về mặt tương đối tuy tốc độ tăng của giai đoạn này thấp hơn giai đoạn 2004 – 2005 nhưng về mặt giá trị tuyệt đối lại lớn hơn. Từ năm 2006 đến năm 2007, lợi nhuận tăng 30,82% (263.102.220 VNĐ), thấp hơn giai đoạn 2005 – 2006 cả về giá trị tuyệt đối và tương đối.
2.1.4.2. Tình hình nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của công ty:
Năm 2004 công ty nộp ngân sách nhà nước 1.876.422.778 VNĐ, trong đó thuế xuất nhập khẩu 229.103.033 VNĐ, thuế GTGT hàng nhập khẩu là 1.585.841.188 VNĐ, thuế thu nhập doanh nghiệp là 61.478.557 VNĐ, các loại thuế khác 1.000.000 VNĐ.
Năm 2005 công ty nộp ngân sách nhà nước 4.266.303.592 VNĐ, trong đó thuế xuất nhập khẩu là 468.513.359 VNĐ, thuế GTGT hàng nhập khẩu là 3.586.253.251 VNĐ, thuế thu nhập doanh nghiệp là 199.314.217 VNĐ, còn lại là các loại thuế khác.
Năm 2006 công ty nộp ngân sách nhà nước 11.654.258.100 VNĐ, trong đó thuế xuất nhập khẩu là 1.349.436.563 VNĐ, thuế GTGT hàng nhập khẩu 9.145.778.049 VNĐ, thuế thu nhập doanh nghiệp là 375.354.712 VNĐ, còn lại là các loại thuế khác.
Từ khi thành lập đến nay, công ty luôn thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ với Nhà nước. Cùng với việc tăng quy mô và không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mức đóng góp của công ty vào ngân sách Nhà nước ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn nhất là thuế GTGT hàng nhập khẩu.
2.1.4.3. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty: (Xem bảng 7)
BẢNG 7
TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY 2004 - 2007
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tài sản
14.755.634.565
25.822.360.490
49.062.484.931
95.488.377.525
1. TS lưu động
13.735.306.875
24.311.579.570
47.328.359.951
92.474.030.714
2. TS cố định
1.020.327.690
1.510.780.920
1.734.124.980
3.014.346.811
Nguồn vốn
14.755.634.565
25.822.360.490
49.062.484.931
95.488.377.525
1. Nợ phải trả
11.528.094.565
21.091.674.965
42.870.182.869
88.492.852.588
2. Vốn chủ sở hữu
3.227.540.000
4.730.685.525
6.192.302.062
6.995.524.937
Tài sản và nguồn vốn của công ty tăng đều qua các năm cho thấy sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của công ty:
- Từ năm 2004 đến năm 2005 nguồn vốn của công ty tăng 11.066.725.925 VNĐ, tăng 75%.
- Từ năm 2005 đến năm 2006 nguồn vốn của công ty tăng 23.240.124.441 VNĐ, tăng 90%.
- Từ năm 2006 đến năm 2007 nguồn vốn của công ty tăng 46.425.892.594 VNĐ, tức là tăng 94,62%.
Vì công ty P.P thiên về hoạt động thương mại nên trong cơ cấu tài sản của công ty, tài sản lưu động luôn chiếm tỷ trọng cao: Năm 2004 tài sản lưu động chiếm 93,08% tổng tài sản; năm 2005 là 94,15%; năm 2006 là 96,46% và năm 2007 là 96,84%. Cùng với việc phát triển hoạt động kinh doanh thì tỷ trọng tài sản lưu động của công ty ngày càng tăng lên, tài sản cố định chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Tuy nhiên trong những năm tới công ty cũng có kế hoạch đầu tư trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng nhằm mở rộng sản xuất, gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu, khi đó tài sản cố định của công ty sẽ tăng lên đáng kể.
Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ, nguồn vốn đi vay luôn chiếm tỷ trọng lớn vì công ty nhỏ, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, đây là điều không thể tránh khỏi: Năm 2004 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 21,87% tổng nguồn vốn; năm 2005 là 18,32%; năm 2006 là 12,62% và năm 2007 là 7,9%.
2.1.4.4. Thu nhập bình quân theo đầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20599.doc