MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG QUỐC TẾ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KINH DOANH HÀNG MAY MẶC 2
1. Vấn đề cơ bản về gia công quốc tế và hợp đồng gia công quốc tế hàng may mặc 2
1.1 Gia công quốc tế và hợp đồng gia công quốc tế hàng may mặc 2
1.2 Hợp đồng gia công quốc tế 4
2. Thực hiện hợp đồng gia công quốc tế hàng may mặc 6
2.1 Thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hoá 6
2.2 Làm thủ tục Hải quan 8
2.3 Nghiệp vụ giao nhận, kiểm tra nguyên vật liệu và thành phẩm 10
2.4 Gia công hàng xuất khẩu 11
2.5 Nghiệp vụ thanh toán 12
2.6 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 13
3. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện hợp đồng gia công quốc tế 14
3.1 Việc ký kết và công tác chuẩn bị 14
3.2 Chứng từ liên quan đến việc thực hiện 15
3.3 Khả năng của công ty về năng lực sản xuất, lao động 17
3.4 Các quy định pháp lý 18
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 19
1. Những vấn đề chung về tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội 19
1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội 19
1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội 32
2. Thực trạng công tác thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu tại tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội 36
2.1 Các hoạt động thực hiện hợp đồng gia công quốc tế 36
2.2 Đối tượng khách hàng của công ty 48
3. Một số nhận đánh giá về hoạt động thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu tại tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội 49
3.1 Những kết quả đạt được 49
3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 49
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỀ NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 51
1. Phương hướng phát triển hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam nói chung và tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội nói riêng 51
1.1 Đặc điểm tình hình ngành may mặc trong nước và trên thế giới 51
1.2 Mục tiêu ngành hàng may mặc 52
1.3 Phương hướng kinh doanh của tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội 53
2. Một số đề xuất đề nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu tại tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội 54
2.1 Kế hoạch thực hiện 54
2.2 Giải pháp về giao nhận nguyên phụ liệu 54
2.3 Giải pháp về giao nhận sản phẩm 55
2.4 Tăng cường đầu tư con người và máy móc thiết bị 57
2.5 Giải pháp về quản lý chất lượng, công tác bao bì đóng gói, quản lý tiên độ thực hiện 58
3. Một số đề nghị với cơ quan quản lý nhà nước 59
3.1 Cung cấp thông tin và dự báo kinh tế 59
3.2 Tăng cường đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu 59
3.3 Caỉ thiện hệ thống chính sách 59
3.4 Hỗ trợ về chính sách 59
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5152 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực hiện hợp đồng gia công quốc tế hàng may mặc của tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài chính của HANOSIMEX nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý, đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của tổng công ty được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Phòng kỹ thuật đầu tư : Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác khoa học kỹ thuật, đầu tư, xây dựng cơ bản, an toàn lao động, định mức kinh tế - kỹ thuật.Thường trực hội đồng sáng kiến, công tác ISO, SA 8000, WRAP.
Phòng kinh doanh : Tham mưu và thực hiện marketing tiêu thụ sản phẩm sợi, sản phẩm may mặc, khăn trong thị trường nội địa.Tiêu thụ hàng phế liệu, hàng thanh lý, hàng chậm luân chuyển.Cung ứng vật tư, nguyên phụ liệu trong thị trường nội địa.Công tác giao nhận vật tư hàng hoá trong nước, công tác quản lý hệ thống tổng đại lý và các đại lý bán sản phẩm may mặc và khăn trong thị trường nội địa.
Phòng xuất nhập khẩu : Tham mưu giúp cho tổng giám đốc về công tác xuất nhập khẩu, tham gia các hội chợ triển lãm và thực hiện các hoạt động có liên quan đến phát triển thương hiệu của HANOSIMEX.Tham mưu và thực hiện nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị…phục vụ cho công tác đầu tư phát triển, ổn định sản xuất.
Trung tâm thiết kế thời trang : Sáng tác và thiết kế thời trang- sản xuất kinh doanh sản phẩm thời trang trung, cao cấp – xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu HANOSIMEX.
Trưởng phòng
Phó phòng 1
NK thiết bị phụ tùng
XK khăn
XK sợi
Thị trường
Hành chính
Dự án đầu tư
NK hoá chất thuốc nhuộm
NK nguyên liệu bông xơ
XK vải dệt thoi
XK sp may dệt kim
Mạng thông tin nội bộ
Hệ thống ISO,SA,WRAP
Tiêu thụ hàng sau XK
XK sp may dệt thoi
Phó phòng 2
Sơ đồ 2 : Sơ đồ tổ chức phòng xuất nhập khẩu ( Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu )
Đặc điểm về lao động và trình độ được đào tạo
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, lao động là một yếu tố không thể thiếu vắng.Muốn sản xuất tốt phải có lao động lành nghề, có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Hiện nay tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội có được một đội ngũ lao động mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, công nhân may có trình độ tay nghề cao và khéo léo, từ gần 2000 lao động ban đầu đến nay đã có tới trên 6000 lao động.
Trong thời gian vừa qua, việc sử dụng lao động trong Tổng công ty luôn có hiệu quả và tiết kiệm lao động. Tổng công ty thường xuyên quan tâm đến sắp xếp, bố trí lao động và điều động nội bộ để sử dụng lao động hợp lý.
Năm 2007, Tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyển dụng lao động, liên kết với các đơn vị trong công tác tuyển sinh đào tạo công nhân công nghệ để có thể đáp ứng được các yêu cầu cho nguồn nhân lực trong tình hình hiện nay khi mà lực lượng lao động ngành dệt may thường xuyên biến động
Thị trường kinh doanh của tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội
Trong những năm qua tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội đã không ngừng tự vận động, tự tìm cho mình những hướng đi thích hợp trong điều kiện có thể vượt lên chính mình.Sản phẩm chủ lực của tổng công ty là các mặt hàng sợi, sản phẩm vải và may mặc từ vải dệt kim, khăn.
Tổng công ty đã dầy công nghiên cứu để một mặt nâng cao sản lượng sợi, mặt khác nâng cao chất lượng sợi để cạnh tranh và xuất khẩu.
Các sản phẩm của tổng công ty như sản phẩm sợi chất lượng khá cao và bước đầu đã gây được sự chú ý trên thị trường trong nước và quốc tế.
Từ việc đầu tư chiều sâu ngành sợi, chất lượng được nâng cao rõ rệt, thông qua đầu tư chiều sâu đã thay đổi được căn bản số thiết bị cũ tốc độ thấp, chất lượng hay biến động bằng các thiết bị mới hiện đại, năng suất cao và từ đó phát huy được công suất và các công đoạn chủ yếu trước đây làm tắc nghẽn dây chuyền, nâng cao được sản lượng cung ứng cho bạn hàng trong nước và trên thế giới.
Sản phẩm sợi đã được xuất đi rất nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Đài Loan, Tây Ban Nha, Peru, Malayxia, Philipin.
Trong năm 2005 do ảnh hưởng của việc phân cấp hạn ngạch và nhu cầu mua sợi của các đối tác giảm mạnh cộng với việc giá bông nguyên liệu nhập về tăng vọt, thêm vào đó Mỹ và EU trợ cấp cho người nông dân để tăng sản lượng giảm giá thành khiến cho việc xuất khẩu trở nên khó khăn.
Bảng 1.1 : Bảng số liệu xuất khẩu sợi
XK sợi
2004
2005
2006
Số lượng ( Kg)
Trị giá (USD)
Số lượng ( Kg)
Trị giá (USD)
Số lượng ( Kg )
Trị giá (USD)
Hàn Quốc
55429940
122947828
-
-
329420
754010119
Đài Loan
111472200
248520710
-
-
6510
138825186
Philipin
42638400
75590852
-
-
32398
59435026
Columbia
12791520
27373853
-
-
18507
45763251
Ecuado
-
-
-
-
2132
4349117
Tây Ban Nha
95256
192036
-
-
4548
10362396
Mỹ
-
-
-
-
4264
9572321
( Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu )
Sản phẩm dệt kim đã được biết đến trên thị trường từ những năm 1997, sản phẩm làm ra đòi hỏi phải có chất lượng cao và quy trình sản xuất thì phức tạp.Hiện nay các sản phẩm dệt kim của HANOSIMEX đã đến với các thị trường Mỹ, Đức, Anh, Nhật, Đài Loan, Đan Mạch, Hà Lan và nhiều nước khác.
Bảng 1.2 : Bảng số liệu xuất khẩu quần áo dệt kim
XK quần áo dệt kim
2004
2005
2006
Số lượng ( Chiếc )
Trị giá (USD)
Số lượng ( Chiếc )
Trị giá (USD)
Số lượng ( Chiếc )
Trị giá (USD)
Nhật Bản
378069
917308
373315
85990169
280227
661162
Anh
753531
2114114
800792
237870667
896717
2533818
Đan Mạch
30587
113806
14019
5696920
10656
41255
Mỹ
4204787
11299596
4969165
1402087482
4338190
13094627
( Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu )
Các sản phẩm khăn của tổng công ty chủ yếu được xuất sang các nước Nhật, Đức, Mỹ, Cuba.Thị trường xuất khẩu của các sản phẩm denim là các nước Mỹ, Đức, Cuba, Anh, Hàn Quốc, Canada, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ.Với dây chuyền gồm các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến; trong quá trình triển khai sản xuất cũng còn gặp không ít những khó khăn. Nhưng HANOSIMEX đã có nhiều giải pháp quản lý tốt nên vải Denim sản xuất ra đã cung cấp cho các khách hàng trong nước và cung cấp cho mục tiêu xuất khẩu vải là chính. Để có thêm kinh nghiệm trong sản xuất vải Denim và có thêm thị trường xuất khẩu vải, HANOSIMEX đã tiến hành hợp tác với các Công ty của Hàn Quốc để bổ sung hỗ trợ lẫn nhau nâng cao năng lực sản xuất vải và ổn định chất lượng vải đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu vải Denim sang thị trường Hàn Quốc và mở rộng ra các thị trường khác.
Với việc không ngừng đầu tư và phát triển HANOSIMEX luôn giữ chân được những bạn hàng truyền thống và không ngừng mở cửa chào đón những bạn hàng mới với một thái độ tận tình chu đáo, thoả mãn mọi nhu cầu và những đòi hỏi mà bạn hàng đặt ra đối với tổng công ty.
Các nghiệp vụ kinh doanh của tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội
Nghiên cứu thị trường: Thị trường trong nước cũng như trên thế giới là rất rộng lớn, các doanh nghiệp không thể nào có thể thoả mãn tốt nhu cầu của thị trường vì thế việc xác định thị trường mục tiêu là điều cần thiết phải có đối với mỗi doanh nghiệp.Thực tế thì thị trường của HANOSIMEX hiện nay là rất phong phú, mục tiêu của tổng công ty không phải là nhóm hay vài nhóm khách hàng cũng như từng đoạn thị trường.Mục tiêu của HANOSIMEX là vươn xa trên thị trường thế giới và khẳng định mình trên thị trường trong nước tiến tới một tổng công ty kinh doanh thương mại đa lĩnh vực theo các tiêu chuẩn của các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Với việc tiến hành phân đoạn từng thị trường riêng biệt và quyết định chọn những thị trường chủ lực làm thị trường mục tiêu đồng thời dựa vào sự phát triển tăng trường quy mô cơ cấu phân khúc từng thị trường, độ hấp dẫn của nó cũng nhưng năng lực tài nguyên thiên nhiên vốn có, HANOSIMEX đã phát huy được hết những khả năng vốn có và tiềm lực của mình.
Mục đích của việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường đó chính là đánh giá đúng khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường mà tổng công ty muốn hướng đến, từ đó có những chiến lược cụ thể để thâm nhập và phát triển tại thị trường đó.Đây là nhân tố quan trọng vì nó giúp cho tổng công ty tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng, mức độ cung cầu ra sao, sự biến động của giá cả, và phản ứng từ phía khách hàng.
Đối với thị trường nội địa bằng việc phân khúc thị trường thành thị trường miền Bắc và thị trường miền Trung, miền Nam công ty đã có những điều chỉnh về hệ thống kênh phân phối và địa lý sao cho phù hợp với tập quán của từng vùng miền.Còn thị trường quốc tế chủ yếu chỉ làm các sản phẩm gia công nên việc khẳng định chất lượng hàng made in Việt Nam là mục tiêu đặt ra hàng đầu của HANOSIMEX.
Cung ứng sản phẩm: Việc cung ứng hàng hoá nhằm thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng mang lại hiệu quả cho tổng công ty.Vì thế HANOSIMEX luôn đặt ra cho mình những quy định nghiêm khắc nhất để làm sao thoả mãn nhu cầu của khách hàng.Đối với những trường hợp cung ứng hàng hoá có hợp đồng thương mại việc cung ứng được thể hiện qua sơ đồ sau bao gồm các bước :
Xem xét ký kết hợp đồng bao gồm : tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, xem xét yêu cầu khách hàng, chào hàng, đàm phán ký hợp đồng
Thực hiện hợp đồng bao gồm : kiểm tra tồn kho, nếu hàng có sẵn trong kho thì phòng kế hoạch vật tư tiến hành giao hàng cho khách theo nội dung hợp đồng, nếu hàng không có sẵn trong kho thì đơn vị quản lý hợp đồng sẽ thông báo cho phòng kế hoạch vật tư cân đối giao kế hoạch sản xuất.
Giao hàng
Đo lường thoả mãn khách hàng : Xử lý mọi yêu cầu của khách hàng.
Sửa đổi hợp đồng : Nếu sửa đổi được thì tiến hành sửa đổi còn nếu không sửa đổi được thì tiếp tục hợp đồng giữ nguyên ban đầu hoặc không chấp nhận thì tiến hành huỷ hợp đồng.
Đối với trường hợp cung ứng hàng hoá không có hợp đồng thương mại việc cung ứng được thể hiện qua sơ đồ bao gồm các bước :
Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng
Xem xét yêu cầu của khách hàng
Chào hàng
Kiểm tra tồn kho
Bán hàng
Bảo quản hàng hoá: Bảo quản sản phẩm là các hoạt động nhận biết, xếp dỡ, lưu kho, bảo quản, giao nhận sản phẩm để ngăn ngừa hư hỏng, giảm giá trị hoặc sử dụng sản phẩm sai mục đích.
Nhập kho: Đối với các sản phẩm do các đơn vị thuộc tổng công ty sản xuất sau khi kiểm tra chất lượng và xác nhận đạt thì thủ kho và cán bộ giao nhận tiến hành cân đong đo đếm, phân loại và lập phiếu nhập kho.Đối với các sản phẩm do các đơn vị bên ngoài tổng công ty sản xuất và cung ứng khi có đề nghị nhập sản phẩm thì thủ kho kiểm tra tình hợp pháp của bộ hồ sơ sau đó tiến hành làm thủ tục nhập kho tạm thời và theo dõi.
Xếp dỡ, lưu kho, bảo quản sản phẩm: Sản phẩm nhập kho được bao gói đúng yêu cầu kỹ thuật, quy cách cho mỗi loại theo quy định của tổng công ty và của khách hàng.Sản phẩm nhập kho phải được xếp trên kệ bảo đảm chiều cao, khoảng cách giữa các lô, cách tường, trần nhà kho theo nội quy của an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy cho từng loại kho.Thủ kho có kế hoạch đảo chuyển sản phẩm trong kho để đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm so với các yêu cầu sau khi đảo chuyển phải ghi chép vào sổ theo dõi đảo chuyển sản phẩm.Thủ kho lập sổ theo dõi ghi chép tình hình kiểm tra kho vào các ngày nghỉ lễ tết.Toàn bộ các biên bản kiểm kê phải có đầy đủ của các cá nhân tham gia kiểm kê, lãnh đạo các đơn vị liên quan và trình tổng giám đốc duyệt.
Xuất kho sản phẩm: Trước khi xuất hàng tất cả hồ sơ, chứng từ được kiểm tra bởi người có trách nhiệm.Thủ kho xuất hàng có sự giám sát của nhân viên bảo vệ theo quy định của tổng công ty.
Tiêu thụ: Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào.Việc tiêu thụ sản phẩm thành công hay thất bại nó sẽ đánh giá những chiến lược và mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra có phù hợp hay không.Sức tiêu thụ sản phầm của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp đó trên thị trường, không chỉ thể thông qua các thông số lượng hàng bán được doanh nghiệp có thể nắm bắt và tìm hiểu được nhu cầu của thị trường mong muốn gì để từ đó đưa ra những chiến lược phát triển sản phẩm một cách toàn diện và hữu hiệu nhất.Hiểu được điều đó HANOSIMEX đã có những chiến lược kinh doanh tiêu thụ cho riêng mình, bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm và mẫu mã đối với hàng hoá ở trong nước, còn đối với các sản phẩm gia công cho nước ngoài HANOSIMEX luôn khẳng định với bạn hàng rằng giá thành tổng công ty làm với sản phẩm đó là rẻ nhất, chất lượng là tốt nhất và thời gian hoàn thành một cách nhanh chóng nhất.
Hoạt động marketing: Hoạt động phân đoạn thị trường của tổng công ty có đặc thù riêng, là một công ty có uy tín lâu năm nên hầu hết các bạn hàng gia công đều tự tìm đến tổng công ty trong quá trình cùng hợp tác.Đối với những khách hàng truyền thống đã đang và hợp tác với công ty thì việc ký kết hợp đồng chỉ cần thông qua đàm phán nhưng với những khách hàng mới thì HANOSIMEX chủ động tìm kiếm đến với họ bằng cách gửi các đơn chào hàng và mời họ đến đặt hàng gia công.Đối với thị trường mục tiêu thì qua các số liệu xuất khẩu có thể thấy thị trường Mỹ là thị trường nhiều triển vọng nhất là sau khi Mỹ đã ký hiệp định bình thường hoá thương mại vĩnh viễn với Việt Nam, mở ra cho HANOSIMEX một thị trường tiềm năng rộng lớn mặc dù có rất nhiều rủi ro.Đối với hoạt động định vị hàng hoá thì nhờ sự năng động sáng tạo nhiệt tình của toàn bộ nhân viên của tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội mà khách hàng ở mọi nơi trên thế giới đã tín nhiệm đánh giá cao về mặt chất lượng của các sản phẩm của tổng công ty, mặc dù hiện mẫu mã của tổng công ty vẫn còn đơn giản chưa phong phú về kiểu dáng và màu sắc.HANOSIMEX luôn đặt ra một chiến lược sản phẩm là cố gắng và tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có chất lượng cao nhất.Trong những năm qua việc định giá luôn được thực hiện theo phương pháp với giá thấp nhất cho các sản phẩm phổ biến, khối lượng lớn
Công thức định giá : G = cp + r.G
Trong đó G : giá gia công
cp : tổng chi phí gia công cho sản phẩm đó
r : tỉ lệ lãi dự kiến.
Trước đây theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tổng công ty hoàn toàn phân phối theo chỉ tiêu pháp lệnh.Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường tổng công ty hoàn toàn có quyền chủ động trong việc phân phối các sản phẩm của mình.
Việc phân phối được thực hiện thông qua kênh gián tiếp.
Tổng công ty dệt may Hà Nội
Người bán buôn
Người bán lẻ
Người tiêu dùng nước ngoài
Về công tác xúc tiến hoạt động bán hàng : Tổng công ty tiến hành tổ chức các hội nghị khách hàng, tổ chức các hội thảo với mục đích nhằm giới thiệu tổng công ty và tham khảo ý kiến của người tiêu dùng về sản phẩm.
Thực trạng hoạt động kinh doanh của tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội
Kết quả kinh doanh của tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội
Thực trạng kinh doanh của những năm gần đây của tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội được biểu hiện như sau :
Bảng 1.3 : Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2004 đến năm 2006
Đơn vị tính : Đồng- Nguồn : báo cáo tài chính của HANOSIMEX
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tổng tài sản
681.341.854.622
824.278.832.744
939.196.594.820
Nguồn vốn nhà nước
163.348.447.120
154.492.536.365
201.631.946.224
Nguồn vốn kinh doanh
163.348.447.120
154.492.536.365
201.631.946.224
Doanh thu
967.523.265.852
1.351.178.837.039
1.579.817.627.004
Lợi nhuận trước thuế
14.229.753.422
7.736.963.336
8.535.496.655
Nộp ngân sách
6.332.460.204
8.343.922.227
5.880.707.667
Nợ phải trả
513.341.451.902
665.984.333.083
734.467.236.690
Nợ phải thu
151.833.050.371
225.506.051.513
260.897.298.492
Lao động bình quân ( người )
5.549
4117
4136
Từ năm 2004 cho đến năm 2006 nhìn chung kinh doanh của HANOSIMEX khá thuận lợi.Các khoản nợ phải trả mặc dù có tăng nguyên nhân là do HANOSIMEX đang cần một lượng nguồn vốn lớn để đầu tư xây lắp những thiết bị mới một cách hiện đại hơn, và tham gia vào một số ngành nghề kinh doanh mới, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có thể thấy chính việc tận dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả, mà lợi nhuận cũng như những khoản nợ phải thu cũng tăng đều qua các năm, doanh thu của HANOSIMEX năm 2004 chỉ tính là 967.523.265.852 đồng thì đến năm 2006 đã tăng lên 1.579.817.627.004.
Số lượng lao động bình quân giảm từ năm 2004 là 5.549 người đến năm 2005 là 4.117 người, do thực hiện lại việc cơ cấu bộ phận qui mô tổ chức của toàn tổng công ty tránh một bộ máy quá cồng kềnh mà làm việc lại không hiệu quả, đó là thu hút người tài ở lại với tổng công ty, và lựa chọn những cán bộ xuất sắc có năng lực hoàn thành tốt công việc.
Lợi nhuận năm 2004 lớn hơn so với 2 năm còn lại có thể lý giải là do tình hình xuất khẩu của năm 2005 và 2006 có gặp một số trở ngại.Đó là việc EU và Mỹ trợ cấp nông nghiệp khiến cho số lượng xuất khẩu sợi của HANOSIMEX sụt giảm, ngoài ra việc chỉ xuất khẩu sang các nước chỉ là hàng gia công hoặc gia công lại nên lợi nhuận thực sự thu về là rất ít, hơn nữa các mặt hàng may mặc của tổng công ty vẫn có giá thành cao hơn so với các mặt hàng được sản xuất tại các công ty và doanh nghiệp ở Trung Quốc.
Bảng 1.4 : Một số chỉ tiêu cho các năm tiếp theo- Nguồn phòng kế toán tài chính
STT
Nội dung
ĐVT
2008
2009
2010
Vốn điều lệ
Triệu đồng
205.000
300.000
410.000
Doanh thu
''
1.771.741
2.116.069
2.468.329
Nộp ngân sách
''
4.300
4.500
4.700
Lợi nhuận trước thuế
''
35.000
53.000
76.000
Lợi nhuận sau thuế
''
25.200
38.160
54.720
Lao động
Người
4.200
5.200
5.200
Thu nhập bình quân ( đầu/người/tháng )
1000 đồng
2.350
2.450
2.550
Cổ tức hàng năm
%
10
11
12
Chiến lược kinh doanh của tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội là tập trung thực hiện các mục tiêu như phương án đã đề ra: Duy trì sự phát triển ổn định đồng thời tiếp tục xây dựng chiến lược Marketing, chiến lược sản phẩm, xây dựng thương hiệu; tạo lập lại môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn nâng cao hiệu quả cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty đồng thời tạo đà cho các năm tiếp theo.
Với phương châm " Đầu tư không ngừng và tiếp tục đầu tư " ta có thể khẳng định được rằng những con số chỉ tiêu về dự báo của HANOSIMEX là hoàn toàn có thể thực hiện được.Đó là doanh thu dự kiến năm 2008 là 1.771.741 triệu đồng tăng lên đến 2.468.329 triệu đồng vào năm 2010 tăng gần gấp 1.4 lần.
Thu nhập bình quân theo đầu người tăng điều đó thể hiện HANOSIMEX không ngừng mong muốn cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên.Tuy nhiên không phải bất cứ mục tiêu nào đề ra đều có thể thực hiện được, vì thế HANOSIMEX cần phấn đấu không ngừng mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra.
Bảng 1.5 : Báo cáo xuất khẩu - Nguồn phòng xuất khẩu
STT
Các nước
2004
2005
2006
Trị giá(USD)
Trị giá(USD)
Trị giá(USD)
Nhật Bản
473250109
527358474
609301959
Đài Loan
248520710
273216497
138825186
Hàn Quốc
122947828
527491448
795035436
Philipin
75590852
130597619
59435026
Anh
211436165
238110281
256827023
Đức
4739167
4390255
191817378
Đan Mạch
11380647
5696920
4125480
Mỹ
1453298532
1778090394
1789222162
Canada
-
5607759
2412551
Cuba
28125767
18130298
7103520
Columbia
27373853
-
45763251
Tây Ban Nha
472836
-
10362396
Xuất khẩu vào các thị trường ngày càng nhiều hơn với số lượng tăng lên, tuy nhiên có thể để ý thị trường Mỹ chính là thị trường trọng tâm của HANOSIMEX.
Nhận xét về hoạt động kinh doanh của tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội
Những điểm yếu
HANOSIMEX cũng có những điểm yếu cần khắc phục như là việc tìm hiểu nghiên cứu thị trường chưa được làm tốt, thị trường nội địa vẫn còn bỏ ngỏ nhiều khiến cho sân chơi này đang dần bị các công ty nước ngoài cũng như các công ty bạn chiếm lĩnh.
Hệ thống các cửa hàng đại lý hiện vẫn chưa bắt mắt và ở một số nơi tiềm năng thì vẫn chưa có hệ thống đại lý của HANOSIMEX.
Mặc dù có hệ thống máy móc tiên tiến, lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, quy mô sản xuất lớn nhưng vẫn chưa có những hệ thống giám sát quản lý tương xứng.
Cán bộ công nhân viên có trình độ học vấn cao, có khả năng phát huy tinh thần lao động và sáng tạo nhưng mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng khiến cho không tránh khỏi sự chồng chéo bất hợp lý và rắc rối.
Các sản phẩm mặc dù đã có cải tiến nhưng mẫu mã không phong phú nên ngay cả trên thị trường nội địa cũng bị các công ty bạn lấn át chứ chưa nói đến thị trường thế giới có một đối thủ cạnh tranh đáng gờm là Trung Quốc với mẫu mã phong phú giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.
Chính sách giá hiện vẫn còn chưa hợp lý vì thế mà việc tiêu thụ sản phẩm HANOSIMEX trên thị trường nội địa không mấy khả quan điều đó đặt ra trong thời gian tới HANOSIMEX cần có những chính sách hợp lý để điều chỉnh giá cả
Những điểm mạnh
Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội có ưu điểm và cũng là tạo điều kiện thuận lợi cho tổng công ty đó là có trên 24 năm phát triển, trưởng thành, hoạt động trong ngành may mặc đã tạo dựng được nhiều mối quan hệ và bạn hàng lâu năm, vì thế mà uy tín của công ty rất lớn, và tạo được sự tín nhiệm đối với khách hàng
Trong bất kỳ thời nào HANOSIMEX luôn có những đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý năng động sáng tạo, chấp nhận thử thách dám nghĩ dám làm.Dù ở hoàn cảnh nào thì HANOSIMEX luôn giữ được khối đại đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, phấn đấu vì một tổng công ty ổn định và phát triển.
Có một điều khiến HANOSIMEX trở nên đặc biệt và tạo ấn tượng được với bạn hàng đó là khả năng hoàn thành đáp ứng nhanh các đơn hàng có yêu cầu gấp rút về mặt thời gian.
Với lực lượng lao động hùng hậu có trình độ và tay nghề cao, với những máy móc thiết bị tiên tiến nhất thì chỉ sau một giờ sản xuất toàn bộ các xí nghiệp, công ty cổ phần thuộc trụ sở chính của HANOSIMEX có thể cho ra hơn 1000 sản phẩm.
Quán triệt phương châm là liên tục đổi mới sản phẩm, tự mình cạnh tranh với chính mình để mỗi lúc vượt trội " độc đáo luôn vượt cái đầu ", trong những năm qua tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội không ngừng vận động để tự đổi mới chính mình và luôn đi trước so với các đối thủ cạnh tranh.
Tổng giá trị đầu tư trong những năm 2000 – 2003 khoảng trên 600 tỷ đồng tạo ra được các sản phẩm có chất lượng cao, các sản phẩm hoàn toàn mới cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu.Cái được của việc đầu tư trong những năm qua không chỉ là tạo ra sản phẩm mới chất lượng cao mà còn tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, sắp xếp đội ngũ lao động trong tổng công ty.
Đồng thời việc đầu tư thiết bị - công nghệ, HANOSIMEX còn chú trọng khâu đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và cái được cho tổng công ty đó là tạo ra một đội ngũ cán bộ đủ mạnh không những đảm đương được nhiệm vụ của nội bộ công ty mà còn giúp các doanh nghiệp bạn và tập đoàn dệt may Việt Nam.
Thực trạng công tác thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu tại tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội
Các hoạt động thực hiện hợp đồng gia công quốc tế
2.1.1 Tìm kiếm khách hàng để ký hợp đồng
Đối với HANOSIMEX có rất nhiều khách hàng truyền thông quen thuộc nên việc tìm kiếm khách hàng không gặp nhiều khó khăn, tổng công ty tiến hành chào hàng và từng bước ký kết đàm phán hợp đồng.
Với những khách hàng truyền thống của tổng công ty thì hợp đồng thường ở dạng khung, tức là những điều khoản cơ bản đã được quy định sẵn, không đổi theo mỗi lô hàng mà chỉ quy định chi tiết thêm về số lượng, chất lượng, mẫu mã hàng hoá thay đổi theo từng lô cụ thể, và có một số điều khoản trọng yếu như :
Với những điều khoản quy định về số lượng sản phẩm gia công, đơn giá cho mỗi sản phẩm cũng như tổng trị giá gia công cho toàn bộ lô hàng sẽ được chi tiết cụ thể trong phụ lục gắn kèm hợp đồng
Với điều khoản quy định về phương thức giao nhận nguyên phụ liệu cũng như thành phẩm thì công ty nhận trên cơ sở CIF Hải Phòng ( nếu đường biển ) CIF Nội Bài ( nếu đường hàng không ).
Trong hoạt động gia công thì nguyên phụ liệu là vấn đề hết sức quan trọng, vì thế mà trong hợp đồng điều khoản này quy định trước khi giao nguyên phụ liệu bên đặt gia công phải gửi toàn bộ chứng từ hoàn hảo và chi tiết để làm căn cứ nhận hàng, ngoài ra còn quy định thêm tỷ lệ hao phí cho phép đối với nguyên phụ liệu ( thường là từ 3% đến 5% ) và định mức nguyên phụ liệu dự tính cũng như chất lượng nguyên phụ liệu và thời hạn giao nguyên phụ liệu.
Đăng ký hợp đồng với Hải quan
Tất cả hàng hoá xuất nhập khẩu của hợp đồng gia công của tổng công ty đều phải làm thủ tục Hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát của Hải quan và nộp lệ phí Hải quan theo quy định của pháp luật. Hoạt động gia công của HANOSIMEX chủ yếu là nhập nguyên vật liệu và giao thành phẩm nên sau khi ký hợp đồng gia công, công ty tiến hành đăng ký hợp đồng đó với Hải quan.Đơn vị Hải quan mà công ty đăng ký hợp đồng đó là:
Chi cục Hải quan đầu tư và gia công.
Số 938 Bạch Đằng Hà Nội.
Chậm nhất 3 ngày làm việc trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên trong hợp đồng, công ty xuất trình hồ sơ để Hải quan làm thủ tục tiếp nhận hợp đồng.
Bộ hồ sơ xuất trình gồm:
Đơn xin đăng ký thực hiện hợp đồng gia công của tổng công ty.
Hợp đồng gia công: 2 bản chính, 2 bản dịch.
Các phụ lục, phụ kiện kèm theo hợp đồng; bản chính, bản dịch.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu làm thủ tục tiếp nhận lần đầu): 2 bản sao.
Bản định mức tiêu hao nguyên phụ liệu: 2 bản gốc, 2 bản dịch.
Giấy chứng nhận của Cục Sở hữu Công nghiệp Việt Nam (trưởng nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam): 1 bản chính, 1 bản sao.
Hải quan sau khi xem xét hồ sơ sẽ xác nhận, đóng dấu “Đã tiếp nhận hợp đồng” lên hợp đồng và các tài liệu khác kèm theo, và cho phép thực hiện hợp đồng.Sau khi tiếp nhận, Hải quan lưu 1 bộ hồ sơ để theo dõi, bao gồm 1 bản chính hợp đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11479.doc