MỤC LỤC
PHẦN I : GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ 1
PHẦN II: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN 2
1. Quy định của Pháp luật và thực tiễn áp dụng 3
2. Những điểm mới của Luật đầu tư 2005 về trình tự thủ tục, phân định thẩm quyền 6
3. Tình hình triển khai đề án một cửa liên thông và cái nhìn từ phía doanh nghiệp 8
4. Thông tin thu thập trên mạng internet 9
4.1. Thực tiễn thu hút FDI trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong 20 năm qua 9
4.2. Hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam 11
PHẦN III: KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN ĐÃ THU THẬP ĐƯỢC 12
PHẦN IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 16
1. Hiệu quả mà Luật đầu tư mang lại 16
2. Một số kiến nghị 18
PHẦN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3739 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụ cụ thể thủ tục xin cấp GCNĐT đối với Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam có dự án đầu tư với quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam; không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
Hồ sơ bao gồm:
1 - Văn bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm: nội dung đăng ký thành lập Doanh nghiệp (tên DN, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh /VPDD (nếu có), loại hình doanh nghiệp đăng ký thành lập, người đại diện theo PL của DN, ngành nghề kinh doanh, vốn của DN, vốn pháp định ) và nội dung dự án đầu tư (Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án, diện tích đất sử dụng, mục tiêu và quy mô, vốn đầu tư thực hiện dự án trong đó bao gồm vốn góp để thực hiện dự án, thời gian hoạt động, tiến độ thực hiện dự án, kiến nghị được hưởng ưu đãi đầu tư)
2 - Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
3 - Bản giải trình về Dự án đầu tư
4 - Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp - Nhà đầu tư chọn một trong các loại hình dưới đây:
– Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nước ngoài
– Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên -– Thành lập Công ty Cổ phần
– Thành lập Công ty Hợp danh
– Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Ví dụ đối với loại hình Cty TNHH 1 thành viên th ì hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm những nội dung như sau :
- Dự thảo Điều lệ Công ty (được chủ sở hữu Công ty và người đại diện theo pháp luật của Công ty ký từng trang)
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư (chủ sở hữu):
+ Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp-không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các loại giấy tờ: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.
+ Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp-không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực.
- Văn bản uỷ quyền của Chủ sở hữu cho người được uỷ quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
- Danh sách người đại diện theo uỷ quyền đối với Công ty TNHH 1 Thành viên được tổ chức và quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp. Kèm theo danh sách này phải có Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực của từng đại diện theo uỷ quyền
- Các loại giấy tờ khác:
· Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).
· Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và các cá nhân khác quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp (đối với Công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề)
5 - Biên bản thỏa thuận thuê địa điểm thực hiện dự án đầu tư
*. Số lượng hồ sơ nộp: 01 bộ hồ sơ
2. Những điểm mới của Luật đầu tư 2005 về trình tự thủ tục, phân định thẩm quyền
- Điểm mới của Luật Đầu tư và Nghị định 108 là phân cấp mạnh cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (sau đây gọi là ban quản lý) cấp Giấy chứng nhận đầu tư cũng như quản lý hoạt động đầu tư, đồng thời giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Nếu phải trình thì Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về mặt nguyên tắc đối với mốt số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch hoặc chưa có quy hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế thì UBND cấp tỉnh và Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Các dự án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và ban quản lý tự quyết định và cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Đối với các dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hoặc quyết định mở cửa thị trường. Đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
- Điểm mới thứ 2 của Luật là thủ tục đầu tư được thiết kế đơn giản và thuận lợi cho các nhà đầu tư. Theo đó, dự án được phân chia thành hai loại: đăng ký đầu tư và thẩm tra đầu tư. Đối với dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư chỉ cần đăng ký đầu tư theo mẫu để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận bản đăng ký hợp lệ. Dự án thuộc diện thẩm tra, theo đó, các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện hoặc dự án có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên thì phải làm thủ tục thẩm tra đầu tư. Nôi dung thẩm tra chỉ bao gồm: (1)sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác; (2) nhu cầu sử dụng đất; (3) tiến độ thực hiện dự án; (4) giải pháp về môi trường. Riêng đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì chỉ thẩm tra các điều kiện mà dự án phải đáp ứng.
- Pháp luật đầu tư quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư. Trường hợp đã thành lập tổ chức kinh tế mà có nhu cầu thực hiện dự án đầu tư tiếp theo thì không phải thành lập tổ chức kinh tế mới. Đối với đầu tư trong nước thì khi thành lập tổ chức kinh tế không cần phải có dự án. Đây là điểm khác biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, điểm khác biệt này là cần thiết bởi đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện theo lộ trình mở cửa thị trường trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Nhằm thực hiện cải cách hành chính đối với hoạt động đầu tư, Nghị định quy định trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thủ tục đầu tư được làm đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh. Trong Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm cả các nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trong trường hợp này Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cũng được gửi cho cơ quan quản lý kinh doanh để quản lý chung về đăng ký kinh doanh.
- Đối với việc điều chỉnh dự án đầu tư, Luật Đầu tư và Nghị định 108 quy định khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư phải làm thủ tục tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ để làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Việc điều chỉnh dự án đầu tư được thực hiện theo quy trình đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư hoặc thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư.
- Áp dụng đối với dự án đầu tư thực hiện trước ngày 1/7/2006 ,để đảm bảo các hoạt động đầu tư không bị xáo trộn, Luật Đầu tư và Nghị định 108 quy định các dự án đầu tư trong nước và dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã thực hiện hoặc cấp Giấy phép đầu tư trước khi Luật Đầu tư có hiệu lực không phải làm thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra đầu tư; nếu nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư và không phải làm thủ tục về thẩm tra đầu tư (nếu dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư).
3. Tình hình triển khai đề án một cửa liên thông và cái nhìn từ phía doanh nghiệp
Xây dựng cơ chế một cửa là yêu cầu lớn trong cải cách hành chính, là kết quả của việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính. Và để chứng minh cho quyết tâm, sự thành công trong cải cách hành chính, hầu hết các địa phương đã có mô hình một cửa. Thậm chí nhiều tỉnh, thành đã nhân rộng cơ chế một cửa ra tất cả các sở ngành, xuống quận, huyện và đưa thành tích này vào các trong các bản kêu gọi đầu tư như một đảm bảo cho sự thông thoáng khi đến làm ăn tại địa phương.
Cơ chế một cửa ở đây được thực hiện: hồ sơ xin cấp GCNĐT sẽ được nộp tại Bộ phận một cửa, sau đó Bộ phận một cửa lại chuyển đến phòng đầu tư nước ngoài (FDI) để giải quyết. Nếu phải sửa đổi, bổ sung, hồ sơ được chuyển lại cho tổ một cửa thông báo cho doanh nghiệp nhận về sửa chữa bổ sung. Hồ sơ sau khi sửa chữa lại bắt đầu lại hành trình như rắc rối như trên. Đến khi có giấy chứng nhận đầu tư thì phòng đầu tư nước ngoài lại chuyển qua Bộ phận một cửa để doanh nghiệp nhận.
Theo các doanh nghiệp thì quy trình này chỉ làm kéo dài thêm thời gian và mất thêm một công đoạn hành chính không cần thiết nữa cho thủ tục xin cấp chứng nhận đầu tư . Thậm chí, trong trường hợp này Bộ phận một cửa không có chuyên môn và thẩm quyền về đăng ký đầu tư nên không thể tư vấn cho doanh nghiệp, hay đơn giản là những sai sót nhỏ cũng không thể phát hiện để trả lại cho doanh nghiệp ngay từ đầu. Với tình trạng này, doanh nghiệp sai ở một mục nhỏ trong cả quá trình thì lại phải làm lại từ đầu và lại thêm một lần qua Bộ phận một cửa.
4. Thông tin thu thập trên mạng internet
4.1. Thực tiễn thu hút FDI trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong 20 năm qua
Từ năm 1989 - 1996 thu hút FDI của Hà Nội có xu hướng tăng cao. Từ năm 1997 đến năm 2003, vốn FDI vào Hà Nội có xu hướng giảm dần từ 913 triệu USD (1997) xuống 100 triệu USD (2000), sau đó tăng nhưng vẫn còn thấp hơn năm 1997. Từ năm 2004 đến nay dòng FDI vào Hà Nội tăng nhanh... Tổng cộng từ năm 1989 đến hết 31/3/2005, Hà Nội có 539 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 8,27 tỷ USD, trong đó hình thức liên doanh chiếm 56,1% với 212 đơn vị, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 39,3% với 302 đơn vị và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 4,6% với 25 hợp đồng. Đỉnh cao nhất trong thu hút FDI là năm 1996 với vốn đăng ký đạt 2,641 tỷ USD và năm 1997 đạt cao nhất về vốn thực hiện với 913 triệu USD
Ước tính 9 tháng năm 2007 Hà Nội thu hút được 236 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1.128 triệu USD (chưa kể các kết quả thu hút FDI trong các KCN và KCX do Ban quản lý các KCN và KCX TP. Hà Nội phụ trách), trong đó: Cấp mới 210 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 940 triệu USD; Bổ sung tăng vốn là 26 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 188 triệu USD; So với cùng kỳ năm 2006, số dự án tăng 80% (236/131 dự án), số vốn đầu tư tăng 40% (1128/801,24 triệu USD). So với kế hoạch định hướng cả năm 2007 đã giao theo QĐ 233/2006/QĐ-UB của UBND TP. Hà Nội (vốn đầu tư đăng ký 1.300 triệu USD với 210 dự án, trong đó cấp mới là 800 triệu USD với 145 dự án, bổ sung tăng vốn là 500 triệu USD với 65 dự án; vốn đầu tư thực hiện 400 triệu USD; doanh thu 2.900 triệu USD), số dự án đã vượt kế hoạch cả năm là 12% (236/210), còn về tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 87% (1128/1300 triệu USD).
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, ước tính đến hết tháng 3/2008, Hà Nội đã thu hút được 72 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 574,8 triệu USD, trong đó số dự án cấp mới là 67 với vốn đầu tư đăng ký là 542 triệu USD.
Trong đó, số dự án tăng vốn là 5, với vốn đầu tư đăng ký 32,8 triệu USD. Trong đó có 3 dự án tăng vốn nhiều nhất là Công ty cổ phần Vina Power (tăng 15,6 triệu USD); Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prevoir Việt Nam (tăng 13 triệu USD); Công ty TNHH dịch vụ xây dựng và phát triển phần mềm Okada Harmony (tăng 4 triệu USD). So với cùng kỳ năm trước, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Thủ đô tăng gấp 2,6 lần. Ước tính cả năm 2008, Hà Nội sẽ thu hút được khoảng 300 dự án, với vốn đầu tư đăng ký từ 2 - 3 tỷ USD. Trong đó cấp mới 260 dự án với vốn đầu tư ước tính 1,5 - 2,5 tỷ USD, bổ sung tăng vốn 40 dự án với khoảng 0,5 tỷ USD.
Hiện một số dự án đầu tư lớn đang được tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ hoặc lập dự án xin cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, tăng vốn trong 9 tháng cuối năm 2008 như: dự án Khách sạn 5 sao Keangnam - Hàn Quốc tăng vốn 300 triệu USD, dự án BT xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Công viên Yên Sở khoảng 250 triệu USD…
4.2. Hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam
Năm 2006, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo dự án đạt 10,2 tỷ USD, tăng 52% so với năm 2005, đạt mức cao nhất kể từ năm 1987 khi Việt Nam công bố Luật Đầu tư nước ngoài. Đồng thời, tổng vốn đầu tư thực tế của nước ngoài vào Việt Nam năm 2006 cũng lập kỷ lục cao mới, đạt 4,1 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm 2005
Những năm gần đây, thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam có một số đặc điểm mới như sau: Thứ nhất, có nhiều dự án vốn đầu tư nước ngoài có quy mô trên 100 triệu USD, trong đó có những dự án đầu tư lớn trị giá từ 1 tỷ USD trở lên. Tiêu biểu là dự án của tập đoàn Intel Corp (Mỹ) đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch trị giá 1 tỷ USD tại TP. Hồ Chí Minh trong năm 2006; dự án xây dựng Nhà máy Sản xuất Gang thép (do tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) đầu tư tại miền Nam) trị giá tới 1,126 tỷ USD. Năm 2006, vốn đăng ký đầu tư của 10 dự án đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam đạt trên 4 tỷ USD.
Thứ hai, nội dung đầu tư có những thay đổi so với trước đây. Các dự án có đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tin học và công nghệ cao tại Việt Nam tăng mạnh. Ngoài dự án của Intel còn có dự án sản xuất thiết bị y tế hiện đại do tập đoàn lớn Terumo (Nhật Bản) đầu tư; dự án đầu tư sản xuất thiết bị máy fax và máy in lade của tập đoàn công nghiệp Brothers-co; các dự án công nghệ cao liên doanh giữa Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật Bản, như Canon, Toshiba. Mấu chốt của thành công bước đầu trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam là sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, Quốc hội Mỹ đã dành cho Việt Nam quy chế mậu dịch thông thường vĩnh viễn (PNTR), giúp cho môi trường quốc tế càng thuận lợi hơn cho kinh tế Việt Nam phát triển. Năm 2006, kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhanh, với mức tăng trưởng GDP lên tới 8,17%, thu nhập quốc dân tăng, đời sống người dân cải thiện. Nhờ đó thị trường tiêu dùng tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.
PHẦN III : KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN ĐÃ THU THẬP ĐƯỢC
Thông qua các thông tin đã thu thập được nêu ở phần hai của chuyên đề đã phần nào cho thấy thực tế hoạt động đầu tư tại địa bàn thành phố Hà Nội. Nhìn chung, sự gia tăng về số lượng nhà đầu tư, quy mô vốn đầu tư là rất rõ rệt
Tình hình thu hút vốn ĐTNN đăng ký từ 1988 - 2007
Cấp phép đầu tư từ 1988 đến 2007
Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD. Biểu đồ tình hình cấp chứng nhận đầu tư tại Việt Nam có sự biến động (xem tại Phụ lục).
Trong 3 năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước.
Trong thời kỳ 1991-1995, vốn ĐTNN đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam (có thể coi như là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư-kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước.
Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông).
Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.
Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ
[2], vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam.
Tình hình tăng vốn đầu tư (1988-2007)
Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2007 có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới.
Thời kỳ 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh nghiệp ĐTNN còn ít. Từ số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD trong 5 năm 1991-1995 thì ở giai đoạn 1996-2000 đã tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước (4,17 tỷ USD). Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD (vượt 18% so dự kiến là 6 tỷ USD) tăng 69% so với 5 năm trước. Trong đó, lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002 và từ năm 2004 đến 2007 vốn tăng thêm mỗi năm đạt trên 2 tỷ USD, mỗi năm trung bình tăng 35%.
Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991-1995 ; 65,7% trong giai đoạn 1996-2000, khoảng 77,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm.
Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á (59%) nên trong số vốn tăng thêm, vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu Á cũng chiếm tỷ trọng cao nhất 66,8% trong giai đoạn 1991-1995, đạt 67% trong giai đoạn 1996-2000, đạt 70,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 72,1% và 80%.
Việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm nơi tập trung nhiều dự án có vốn ĐTNN: Vùng trọng điểm phía Nam chiếm 55,5% trong giai đoạn 1991-1995; đạt 68,1% trong thời kỳ 1996-2000 và 71,5% trong giai đoạn 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 71% và 65%. Vùng trọng điểm phía Bắc có tỷ lệ tương ứng là 36,7%; 20,4% ; 21,1% ; 24% và 20%.
Qua khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản -JETRO tại Việt Nam có trên 70% doanh nghiệp ĐTNN được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của nhà ĐTNN vào môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam.
Quy mô dự án
Qua các thời kỳ, quy mô dự án ĐTNN có sự biến động thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà ĐTNN đối với môi trường đầu tư Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án ĐTNN tăng dần qua các giai đoạn, tuy có “trầm lắng” trong vài năm sau khủng hoảng tài chính khu vực 1997. Thời kỳ 1988-1990 quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án/năm. Từ mức quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án đạt 11,6 triệu USD trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 12,3 triệu USD/dự án trong 5 năm 1996-2000. Điều này thể hiện số lượng các dự án quy mô lớn được cấp phép trong giai đoạn 1996-2000 nhiều hơn trong 5 năm trước. Tuy nhiên, quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống 3,4 triệu USD/dự án trong thời kỳ 2001-2005. Điều này cho thấy đa phần các dự án cấp mới trong giai đoạn 2001-2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ. Trong 2 năm 2006 và 2007, quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD, cho thấy số dự án có quy mô lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện qua sự quan tâm của một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một số dự án lớn (Intel, Panasonic, Honhai, Compal, Piaggio....).
PHẦN IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Hiệu quả mà Luật đầu tư mang lại
Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật ĐTNN đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000; cùng với các văn bản dưới Luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Pháp luật ĐTNN và các văn bản pháp luật liên quan đến ĐTNN được ban hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động ĐTNN tại Việt Nam.
Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, khung pháp lý song phương và đa phương liên quan đến ĐTNN cũng không ngừng được mở rộng và hoàn thiện với việc nước ta đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước và vùng lãnh thổ. Vì vậy, ngay trong điều kiện cơ chế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, các nhà ĐTNN vẫn có thể tiến hành các hoạt động đầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà không có sự khác biệt đáng kể so với một số nước có kinh tế thị trường truyền thống.
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn ĐTNN, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Mặt khác, đó cũng là yêu cầu phù hợp với quy luật chung, nhằm đáp ứng kịp thời sự biến đổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong từng thời kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN. Thực tế đã chứng minh việc ban hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực của tình hình ĐTNN vào Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay.
Từ thực tiễn thu hút ĐTNN 20 năm qua cho thấy việc tạo dựng môi trường pháp lý cho ĐTNN trong thời gian qua là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thu hút vốn ĐTNN ở khu vực và trên thế giới, Luật Đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành “đòn bẩy” quan trọng trong việc thu hút ĐTNN vào Việt Nam trong 20 năm qua, đảm bảo cho việc thực hiện chủ trương thu hút ĐTNN của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế-xã hội đất nước ta vừa qua.
Luật Đầu tư năm 2005 xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế (sau đây gọi là Ban quản lý) cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch, hoặc chưa có quy hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cũng như các dự án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và Ban quản lý tự quyết định và cấp GCNĐT.
Việc phân cấp cấp GCNĐT về UBND cấp tỉnh và Ban quản lý là một chủ trương thực hiện cải cách hành chính trong quản lý kinh tế và đã được tổng kết trong nhiều năm qua, đã tạo điều kiện thuận lợi để UBND cấp tỉnh và Ban quản lý thực hiện được trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước và ĐTNN trên địa bàn. Việc phân cấp mạnh cho UBND tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành quản lý nhà nước tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra, giám sát.
Cho tới nay,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LDOCS (154).doc