Chuyên đề Thực tế tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng thuộc công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội

Xí nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng là một đơn vị trực thuộc của công ty về mặt quan hệ chỉ đạo thực hiện chế độ hạch toán nội bộ. Xí nghiệp mở một TK chuyên chi tại ngân hành công thương Đống Đa do một phó Giám đốc công ty phụ trách khối sản xuất công nghiệp làm chủ TK.

Nhiệm vụ của xí nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng:

- Tổ chức sản xuất các loại đèn phục vụ chiếu sáng như: đèn cao áp SON 250-400W, đèn C S-02,

Tổ chức công tác kế toán, hạch toán các hoạt động sản xuất trong phạm vi xí nghiệp theo pháp quy quản lý của công ty.

Trong sản xuất và phục vụ sản xuất phải đảm bảo tới cùng về tiến độ cung cấp chất lượng sản phẩm, giữ vững tín nhiệm của khách hàng đối với công ty.

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực tế tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng thuộc công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản phẩm Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng cần tính giá xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho công tác tich giá thành sản phẩm hợp lý, đảm bảo cung cấp kịp thời các số liệu tài liệu cần thiết cho việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm mà người ta xác định kỳ tính giá thành hợp lý cho các đối tượng tính giá. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng, kế hoach sản xuất ổn định chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục có sản phẩm hoàn thành nhập kho kế toán áp dụng kì tính giá thành là hàng tháng (vào thời điểm cuối tháng). Kỳ tính giá thành hàng tháng phù hợp với kỳ kế toán nhưng lại không phù hợp với chu kỳ sản xuất của sản phẩm. Trường hợp doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài kế toán thường áp dụng kỳ tính giá thành vào thời điểm kết thúc sản xuất đối với đơn đặt hàng. Trong trường hợp này, hàng tháng kế toán phải tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng có liên quan nhưng không tính giá thành. Chỉ khi nào nhận được thông báo của bộ phận sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng đó thì kế toán mới sử dụng các số liệu về chi phí sản xuất đã tập hợp được cho đối tượng cần tính giá thành từ khi bắt đầu sản xuất đến thời điểm kết thúc sản xuất để tính giá thành sản phẩm hay đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành này phù họp với chu kỳ sản xuất sản phẩm . IV.2. Các phương pháp tính giá thành Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống các phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của kế toán để tính toán và xác định giá thành thực tế của từng đơn vị sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành theo các khoản mục chi phí đã quy định. Tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà có thể áp dụng một trong những phương pháp sau : IV.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn: (trực tiếp) Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng đối tượng tập hợp chi phí trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức sau: Tổng giá thành sản phẩm Chi phí sản = xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản + xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản - xuất dở dang cuối kỳ Phương pháp này có ưu điểm là rất đơn giản, dễ tính toán và có thể cung cấp các chỉ tiêu giá thành một cách kịp thời trong công tác quản lý nhưng cũng có nhược điểm là độ chính xác không cao. Phương pháp này áp dụng thích hợp cho các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ giản đơn, khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu cho tới khi hoàn thành sản phẩm, mặt hàng ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. IV.2.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng là phương pháp tính giá thành sản xuất cho mỗi đơn đặt hàng đã sản xuất xong, chỉ khi nào đơn đặt hàng sản xuất xong mới tính giá thành, những đơn đặt hàng nào chưa sản xuất xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theo những đơn đặt hàng đó đều là chi phí sản xuất dở dang. Nếu một đơn đặt hàng được sản xuất chế tạo tại nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán, xác định tổng số chi phí của từng phân xưởng có liên quan đến đơn đặt hàng đó. Những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng còn chi phí sản xuất chung cần được phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Trên đây là một số phương pháp tính giá thành chủ yếu. Ngoài ra còn một số phương pháp khác như phương pháp tính giá thành tỉ lệ, phương pháp tính giá thành theo phương pháp định mức, phương pháp tính giá thành phân bước, phương pháp tính giá thành theo hệ số. Chương II Tình hình thực tế công tác tổ chức kế toán tạp hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng thuộc công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội I. Đặc điểm tình hình chung của công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội và xí nghiệp sản xuất thiết bị Chiếu sáng Công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội Công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội, là một doanh nghiệp hoạt động công ích, được hạch toán độc lập, có TK tại ngân hàng (kể cả ngoại tệ), có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêngtheo quy định của nhà nước. Công ty có tên giao dịch là hapulico, được thành lập ngày 26/3/1982, trực thuộc Sỏ Giao thông Công chính Hà Nội và có trụ sở chính đặt tại số 30 Hai Bà Trưng Hà Nội với số vốn pháp định là 11 tỷ đồng VN, ngân hàng giao dịch : Hội Sở giao dịch Ngân hàng Công thương VN. Công ty có 3 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Viêng Chăn - Lào. Các đơn vị thuộc công ty : Xí nghiệp tư vấn, thiết kế chiếu sáng, đô thị Xí nghiệp xây lắp công trình chiếu sáng Xí nghiệp quản lý điện chiếu sáng Nhà máy sản xuất thiết bị chiếu sángvà đô thị Xí nghiệp xuất nhập khẩu Trạm đăng kiểm cơ giới đường bộ 29-01S I.1.Sự hình thành và phát triển của công ty Phạm vi hoạt động : Công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực sau: Sản xuất các thiết bị chiếu sáng nhân tạo, đèn tín hiệu giao thông, đèn điều khiển giao thông, … Sửa chữa, đại tu ôtô, đóng mới xe chuyên dùngđô thị Tư vấn thiết kế, quy hoạch hệ thống chiếu sáng công cộng Quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng của thành phố Hà Nội. Xây lắp hệ thống chiếu sáng công cộng, chiếu sáng trang trí, nội thất đường dây và trạm điện dưới 35KV, hệ thống tín hiệu giao thông. Quá trình hình thành : Năm 1954, sau khi tiếp quản thủ đô, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh thành lập Nhà đèn thuộc Sở Điện lực Hà Nội gồm các nhiệm vụ như : phát điện, chiếu sáng dân dụng, chiếu sáng đường phố công cộng. Năm 1982, bộ phận chiếu sáng đường phố công cộng tách rời khỏi Sở Điện lực, thành lập xí nghiệp quản lý đèn chiếu sáng công cộng theo quyết định số 738 - UB ngày 4/3/1982 của UBND Thành phố Hà Nội. Theo quyết định số4717/QĐ - UB ngày 18/10/1990 của UBND Thành phố Hà Nội, xí nghiệp quản lý đèn chiếu sáng công cộng đổi tên thành công ty Chiếu sáng công cộng. Ngày 28/4/1995 theo quyết định số 1033/QĐ -UB của UBND Thành phố Hà Nội, công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội được thành lập trên cơ sở sáp nhập giữa 2 đơn vị: công ty chiếu sáng công cộng và xí nghiệp sửa chữa ôtô trực thuộc sở Giao thông Công chính Hà Nội với những nhiệm vụ: Quản lý duy trì, sửa chữa và khai thác toàn bộ hệ thông chiếu sáng công cộng trong thành phố. Xây dựng mới và cải tạo hệ thống chiếu sáng công cộng. Sản xuất lắp ráp và cung ứng các thiết bị chiếu sáng công cộng, chiếu sáng nội ngoại thất... Sản xuấtvà lắp ráp các loại xe chuyên dùng phục vụ đô thị. Sản xuất và cung ứng các thiết bị phục vụ ngành giao thông đô thị. Hợp tác liên doanh liên kết với các công ty tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để sản xuất, làm tư vấn về các dịch vụ kỹ thuật chiếu sáng và thiết bị đô thị . Nhập khẩu các thiết bị về chiếu sáng. Cung cấp dịch vụ xăng dầu và kiểm định ôtô. Từ khi sáp nhập 2 công ty thành một. Công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội đứng trước một khó khăn. Trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, lại phải gánh vác thêm những khó khăn của xí nghiệp đại tu ôtô Hà Nội (một xí nghiệp đang gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, không tạo được công ăn việc làm cho người lao động). Trong điều kiện đó, muốn đứng vững và phát triển thì cần phải có sự lãnh đạo sang suốt, tinh thần chấp nhận vượt khó, cần phải hoạch định đường nối sản xuất kinh doanh đúng đắn đồng thời đòi hỏi phải có sự đầu tư, đổi mới công nghệ tạo bước nhảy vọt về mặt hàng và chất lượng sản phẩm mới có thể tồn tại và phát triển được. Được sự ủng hộ và cổ vũ nhiệt tình của Ban lãnh đạo Thành phố và Sở Giao thông Công chính Hà Nội cùng sự cố gắng hết mình của toàn bộ CBCNV trong công ty, Công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội đã có những bước tiến trong việc sản xuất kinh doanh. Hiện nay công ty đang quản lý : + Hơn 500km đèn chiếu sáng công cộng + 300 cột và đèn trang trí các vườn hoa, công viên + Sản xuất và lắp dựng đèn tín hiệu giao thông tại gần 100 nút tín hiệu giao thông trong thành phố. + Có xưởng sản xuất nằm trên khu đất rộng 4.200m2 + Có phòng thử nghiệm các thiết bị chiếu sáng. + Có chi nhánh và đại lý tiêu thụ sản phẩm ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Dưới đây là một số chỉ tiêu về năng lực hiện có (trích trong bảng xác nhận số liệu về tài chính 3 năm 1988 - 2000, đã được chi cục tài chính doanh nghiệp Hà Nội xác nhận tháng 9/2001): + Tổng số lao động : 517 người (trong đó có 58 lao động gián tiếp) (đơn vị tính: đồng) Nội dung Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1. Doanh thu 51.080.290.959 48.189.306.275 62.810.090.812 2. Lãi ròng 4.224.430.934 2.666.820.393 3.485.939.827 3. Tổng tài sản 50.196.438.856 53.010.081.174 66.098.990.014 - Nguyên giá TSCĐ 26.286.496.000 27.336.957.484 26.566.912.606 - Giá trị còn lại của TSCĐ 15.136.889.859 13.754.743.159 10.106.979.324 4. Nguồn vốn chủ sở hữu 18.381.602.689 17.980.219.659 20.442.059.150 5. Tài sản lưu động 34.559.548.997 38.755.338.015 55.438.010.690 6. Nguồn vốn kinh doanh 11.419.027.782 11630.412.769 11.696.652.181 Những kết quả trên đã phản ánh sự nỗ lực cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên toàn bộ các lĩnh vực thuộc nhiệm vụ của mình. Đặc biệt là không ngừng đầu tư và phát triển sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm Chiếu sáng đáp ứng được nhu cầu xây dựng các tuyến chiếu sángđường phố của thành phố, của bộ giao thông vận tải cũng như các đô thị khác trong cả nước, đồng thời cũng sẵn sàng cạnh tranh với các sản phẩm chiếu sáng nhập ngoại. I. 2. Những đặc điểm trong công việc tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Các phòng ban chức năng không trực tiếp ra lệnh cho các đơn vị sản xuất mà các bộ phận này chỉ chuẩn bị các thông tin, quyết định thông qua một người (lãnh đạo các phân xưởng) để đưa xuống các đơn vị sản xuất, đồng thời làm nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong các vấn đề liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty. Đứng đầu là Ban giám đốc công ty: gồm 5 người (Giám đốc công ty và 4 Phó giám đốc công ty) Giám đốc công ty là người phụ trách chung, là người đại diện cho công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mọi hoạt động của công ty. Có toàn quyền quyết định trong việc tổ chức, điều hành các hoạt động của công ty nhằm thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Trực tiếp vạch ra các phương hướng, đường nối mục tiêu dài hạn cho cả công ty Các phó giám đốc công ty (do giám đốc công ty đề nghị và do cấp trên bổ nhiệm) là người giúp việc cho giám đốc thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc phân công, làm giám đốc điều hành các khối sản xuất kinh doanh thuộc công ty: Phó giám đốc công ty phụ trách khối sản xuất công nghiệp Phó giám đốc công ty phụ trách khối vận hành xây lắp Phó giám đốc công ty phụ trách khối dịch vụ và đăng kiểm Phó giám đốc công ty phụ trách khối kỹ thuật Các phòng ban chức năng : Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng tài chính kế toán Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) Xí nghiệp xuất nhập khẩu Phòng quản lý vật tư thiết bị Phòng bảo vệ Mỗi phòng đều có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụcủa mình, đồng thời phối hợp hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên làm tham mưu, giúp việc đắc lực cho giám đốc công ty. I.3. Những đặc điểm về công tác tổ chức, sản xuất tại công ty Chiếu sáng và Thiết bị Đô thị Hà Nội Công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Vì vậy công ty phải thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ do nhà nước giao phó vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Do vậy, với đặc điểm có nhiều loại sản phẩm có những đặc tính khác nhau nên mỗi bộ phận sản xuất trong công ty lại có những đặc thù riêng. Căn cứ vào hệ thống kinh doanh sản xuất của mình, công ty đã chia thành các khối sản xuất như sau, đứng đàu mỗi khối là một phó giám đốc công ty trực tiếp lãnh đạo : Khối vận hành - xây lắp: Gồm 2 xí nghiệp . Có nhiệm vụ quản lý và duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng, tín hiệu giao thông trong thành phố HN… Khối kỹ thuật: gồm 2 xí nghiệp (thiết kế và dụng cụ cơ điện). Có nhiệm vụ thiết kế khảo sát các công trình Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội. công cộng …, thiết kế và cung cấp các thông tin, thông số kỹ thuậtvề các sản phẩm phục vụ chiếu sáng. Quản lý, sửa chữa, đại tu các thiết bị máy móc, gia công chế tạo khuôn mẫu. Khối dịch vụ đăng kiểm : gòm 3 đơn vị .(Đội quản lý xetrạm kiểm định các thiết bị cơ giới đường bộ, cửa hàng xăng dầu). Có nhiệm vụ kiểm định các phương tiện cơ giới đường bộ, làm dịch vụ vận tảicung cấp ca xe cho các đơn vị lhảctong công ty, cung cấp xăng dầu phục vụ trong và ngoài công ty. Khối sản xuất công nghiệp: là nơi tập chung sản xuất ra các sản phẩm của công ty. Hàng năm khối sản xuất công nghiệp sản xuất ra được một khối lượng sản phẩm lớn, với giá trị sản lượngtrung bình chiếm khoảng36%sovới tổng sản lượng toàn công ty. Khối sản xuất công nghiệp gồm 4 đơn vị: Xí nghiệp sản xuất thiết ị chiếu sáng Xí nghiệp ôtô Phân xưởng Đúc Xí nghiệp gia công nóng Đứng đầu mỗi xí nghiệp là một Giám đốc. Giám đốc xí nghiệp là người chỉ đạo công việc trong nội bộ xí nghiệp do mình lãnh đạo, chịu mọi trách nhiệm trước giám đốc công ty và phó giám đốc phụ trách khối về mọi hoạt động của xí nghiệp như: kết quả sản xuất tình hình sử dụng lao động.Ngoài ra các xí nghiệp lại gồm các chi phí sản xuất tổ sản xuất theo từng cong đoạn, công nghệ chế tạo ra sản phẩm như : phân xưởng cơ khí, rèn nhiệt, sơn mạ.Mỗi phân xưởng do một người làm tổ trưởng có nhiệm vụ giúp giám đốc xí nghiệp theo dõi giám sát quá trình sản xuất tổ chức phân công công việc cho phù hợpđể đạt hiệu quả cao nhất I.4. Đặc điểm về tổ chức kế toán của Công ty Do đặc điểm về tổ chức sản xuất của công ty đã đua thành các khối và các xí nghiệp sản xuất riêng biệt, không tập chung tại một điểm. Chính vì vậy bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức phân tán. Mỗi khối, mỗi xí nghiệp sản xuất đều có những kế toán tại đơn vị. Hàng tháng các kế toán, tại khối tại các xí nghiệp tiến hành công việc hạch toán kết qỷa sản xuất kinh doanh tại đơn vị mình, lập báo cáo gửi l4ên phòng kế toán của công ty. Phòng kế toán công ty tiến hành việc tập hợp các báo cáo, tài liệu của các đơn vị lập thành một bản báo cáo của công ty. Hình thức kế toán công ty sử dụng là hình thức nhật ký chứng từ. Niên độ kế toán công ty áp dụng là 1 năm, từ 1/1 đếnhết ngày 31/12. Kỳ hạch toán của công ty là hàng tháng. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho của công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kế toán TSCĐ : đánh giá TSCĐtheo nguyên giá & giá trị còn lại. Cách tính khấu hao áp dụng theo q/đ 1062/TC/QĐ/CĐKT, ngày 14/11/96 của Bộ Tài chính Bộ phận kế toán của Công ty gồm 8 người: Kế toán trưởng. Phó phòng kế toán : Kiêm kế toán TSCĐ. Theo dõi khối kỹ thuật. Kế toán tổng hợp : ghi chép vào các sổ nhật ký chứng từ, sổ chi tiết, sổ cái, lập bảng cân đối, báo cáo tài chính,kế toán tiền lương & bảo hiểm. Theo dõi xí nghiệp xuất nhập khẩu. Kế toán vật liệu công cụ dụng cụ. Kế toán tiền mặt. Kế toán tiền gửi ngân hàng: Theo dõi khối dịch vụ - đăng kiểm. Kế toán thanh toán công nợ: Theo dõi khối vận hành - xây lắp. Thủ quỹ. Ngoài ra, công ty còn có một kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra các công việc của kế toán, giám sát việc ghi chép các nghiệp vụ kế toán phát sinh, kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc của chế độ kế toán. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty kế toán trưởng Phó phòng kiêm kế toán TSCĐ kế toán vật liệu công cụ dụng cụ kế toán tiền mặt kế toán tiền gửi ngân hàng kế toán tổng hợp kế toán thanh toán công nợ thủ quỹ kế toán các khối II. Giới thiệu về xí nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng Xí nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng là một đơn vị trực thuộc của công ty về mặt quan hệ chỉ đạo thực hiện chế độ hạch toán nội bộ. Xí nghiệp mở một TK chuyên chi tại ngân hành công thương Đống Đa do một phó Giám đốc công ty phụ trách khối sản xuất công nghiệp làm chủ TK. Nhiệm vụ của xí nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng: Tổ chức sản xuất các loại đèn phục vụ chiếu sáng như: đèn cao áp SON 250-400W, đèn C S-02, Tổ chức công tác kế toán, hạch toán các hoạt động sản xuất trong phạm vi xí nghiệp theo pháp quy quản lý của công ty. Trong sản xuất và phục vụ sản xuất phải đảm bảo tới cùng về tiến độ cung cấp chất lượng sản phẩm, giữ vững tín nhiệm của khách hàng đối với công ty. Có trách nhiệm tổ chức quản lý tốt cơ sở vật chất kỹ thuật được giao bảo toàn các nguồn vốn đang được sử dụng. Khai thác, tận dụng mọi tiềm năng đảm bảo tự trang trải mọi chi phí, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với cấp trên và tăng thêm thu nhập cho người lao động. II.1. Đặc điểm về tổ chức quản lý tại xí nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng Xí nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng bao gồm: Một Giám đốc lãnh đạo điều hành xí nghiệp. Bộ phận kế toán tổng hợp tại xí nghiệp: Tổ chức công tác kế toán toàn xí nghiệp, Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, theo dõi quản lý cụ thể: TSCĐ, TSLĐ, kết quả hoạt động sản xuất từng phân xưởng, giá thành từng loại sản phẩm, Chi phí sản xuất của từng hoạt động, chi tiết về các TK, tiểu khoản. Một nhân viên phụ trách về kế hoạch, điều độ sản xuất toàn xí nghiệp. II.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất tại xí nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng Xí nghiệp gồm 5 phân xưởng: Phân xưởng gia công cắt gọt, phân xưởng dập sâu, phân xưởng xử lý bề mặt, phân xưởng nhựa chịu nhiệt, phân xưởng lắp ráp. Tổng số lao động trực tiếp tại 5 phân xưởng trong toàn xí nghiệp bao gồm: 92 lao động với bậc thợ bình quân 4/7. Văn phòng xí nghiệp Phân Xưởng gia công cắt gọt Phân xưởng dập sâu Phân xưởng xử lý bề mặt Phân xưởng nhựa chịu nhiệt Phân xưởng lắp ráp Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất tại xí nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng II.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở xí nghiệp Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lýbộ phận kế toán của xí nghiệp đượctổ chức theo hình thức tập chung. Toàn bộ công việc về kế toán được thực hiện ở văn phòng xí nghiệp. Các phân xưởng không thực hiện hạch toánđộc lập mà chỉ do các nhân viên kinh tế giúp việc cho các kế toán xí nghiệp thông qua việc ghi chép hoặc có thể tổng hợp một số chi tiết cần thiết, các chứng từ ở dưới các phân xưởng gửi lên kế toán xí nghiệp. Bộ phận kế toán thuộc văn phòng xí nghiệp dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc công ty phụ trách khối sản xuất và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của phòng tài chính kế toán công ty: + Đứng đầu là kế toán tổng hợp phụ trách chung về công tác tài chính kế toán của xí nghiệp đồng thời thực hiện các nhiệm vụ: Tổng hợp các báo cáo tài chính chung theo yêu cầu của công ty, theo dõi quản lý các chi phí sản xuất và tính giá thành, theo dõi việc thanh toán các khoản chi. + Một kế toán theo dõi tình hình nhập xuất NVL. + Một kế toán thành phẩm nhập kho, xuất khovà tổng hợp lương cho 2 phân xưởng. + Một thủ quỹ và tổng hợp lương cho 3 phân xưởng. Do đặc điểm công tác kế toán ở xí nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng là hạch toán nội bộ nên hình htuức kế toán xí nghiệp đang sử dụng là hình thức dưới dạng nhật ký chứng từ. Kế toán xí nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng không dùng các nhật ký mà dùng một bảng tổng hợp chi phí sản xuất xí nghiệp, bảng kê và sổ chi tiết. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho của xí nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Niên độ kế toán là 1 năm bắt đầu từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12, kỳ hạch toán là hàng tháng. phòng TC- Kt công ty kế toán tổng hợp kiêm kế toán thanh toán kế toán thành phẩm nhập kho nhân viên kinh tế phân xưởng kế toán NVL công cụ-dụng cụ thủ quỹ Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng trình tự ghi sổ tại XNSXTB chiếu sáng chứng từ gốc và bảng phân bổ bảng tổng hợp CPSX toàn XN báo cáo chi tiết giá thành SP phòng TC-KT công ty sổ chi tiết bảng kê III. Tình hình thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp SXTB chiếu sáng. III.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất. Với đặc thù do các loại sản phẩm này gồm nhiều loại chi tiết và bộ phận nhỏ cấu thành, mỗi bộ phận(chi tiết) được gia công chế tạo ở các phân xưởng, cuối cùng được tập hợp tại phân xưởng lắp ráp để lắp ráp hoàn thiện thành sản phẩm hoàn chỉnh. Chính vì vậy, tại XNSXTB đối tượng kế toán chi phí sản xuất là từng phân xưởng sản xuất, ở mỗi phân xưởng lại được tập hợp cho từng loại sản phẩm cụ thể. Toàn bộ chi phí sản xuất ở xí nghiệp được phân loại theo các khoản mục trong giá thành sản phẩm bao gồm : Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Xí nghiệp sử dụng các TK : TK621, 622, 627, 154. Tất cả các TK trên đều được kế toán xí nghiệp mở chi tiết theo dõi cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất(từng phân xưởng sản xuất). III.2. Kế toán chi phí sản xuất tại XNSXTB chiếu sáng. III.2.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp. Trong quá trình sản xuất các phân xưởng của xí nghiệp phải sử dụng rất nhiều loại vật tư để tiến hành gia công chế tạo ra các chi tiết, bộ phận của sản phẩm. Chi phí này chiếm trong tổng chi phí sản xuất khoảng 70-80%. Do đặc điểm của việc tổ chức sản xuất của công ty có quy mô lớn, sản phẩm được làm ra từ nhiều chi tiết, qua nhiều công đoạn chế tạo nên phải sử dụng nhiều chủng loại vật tư với số lượng lớn đòi hỏi kế toán phải theo dõi tình hình nhập xuất tồn của vật liệu hành ngày. Vì vậy để thuận tiện cho công việc hạch toán và phù hợp với yêu cầu quản lý, công ty sử dụng giá hạch toán cho tất cả các loại vật liệu. Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp sử dụng TK 621. TK này được mở chi tiết thành 5 TK cấp 2: TK 621.1: Chi phí NVL trực tiếp của phân xưởng gia công cắt gọt. TK 621.2: Chi phí NVL trực tiếp của phân xưởng dập sâu. TK 621.3: Chi phí NVL trực tiếp của phân xưởng xử lý bề mặt. TK 621.4: Chi phí NVL trực tiếp của phân xưởng nhựa chịu nhiệt. TK 621.5: Chi phí NVL trực tiếp của phân xưởng lắp ráp. Chi phí NVL trực tiếp này được tập hợp chi tiết theo từng loại sản phẩm của từng phân xưởng. Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm và định mức tiêu hao vật tư các phân xưởng lập dự trù vật tư để viết phiếu xin lĩnh vật tư đưa vào sản xuất. Thủ kho căn cứ vào phiếu xin lĩnh đó thực xuất vật tư ra. Kế toán hàng tháng căn cứ vào phiếu thực xuất vật tư thực hiện phân loại chứng từ và xác định trị giá NVL xuất dùng trong tháng theo giá hạch toán cho từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng. Cuối tháng, kế toán xác định giá trị thực tế NVL xuất dùng trong tháng theo phương pháp hệ số giá của vật liệu theo cách sau: Giá thực tế của vật liệu = xuất dùng giá hạch toán vật liệu xuất dùng hê số x giá vật liệu Giá trị thực tế của NVL xuất dùng trong tháng 2/2001 được x/đ dựa trên hệ số giátháng trước(1/2001) Giá thực tế VL + Giá thực tế Vl tồn kho tháng 1 nhập kho tháng 1 Hệ số giá VL = tháng 1/2001 Giá hạch toán VL + Giá hạch toánVL tồn kho tháng 1 nhập kho tháng 1 Theo số liệu tháng 1/2001: + Hệ số giá VL là: 1,05. + Hệ số giá công cụ dụng cụ là: 0,97. + Hệ số giá được sử dụng chung cho tất cả các loại vật liệu. Thực tế trong tháng 2/2001 dựa vào định mức tiêu hao vật tư đã được thực tế kiểm nghiệm và số lượng vật tư thực tế xuất dùng, kế toán tiến hành phân loại chứng từ xuất vật liệu và tập hợp chi tiết cho từng loại sản phẩm tại phân xưởng GCCG như sau: - Xuất dùng cho sản xuất đèn cao áp CS02- BM250w: 72.354.236đồng Xuất dùng cho sản xuất đèn cao áp CS03- Son250w:137.864.318đồng Xuất dùng cho sản xuất đèn cao áp CS04- Son400w:56.234.914đồng Xuất dùng cho sản xuất đèn cao áp CS06- Son250w:102.318.242đồng Cộng toàn phân xưởng : 368.771.710 Căn cứ vào hệ số giá tháng 1/2001, kế toán xác định được giá vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm : Đèn cao áp CS02- BM250w: 72.354.236 x 1,05 = 75.971.948đ Đèn cao áp CS03- Son250w: 137.864.318 x 1,05 = 144.757.534đ Đèn cao áp CS04- Son400w: 56.234.914 x 1,05 = 59.046.660đ Đèn cao áp CS06- Son250w: 102.318.242 x 1,05 = 107.434.154 Cộng toàn phân xưởng : 387.210.296đ ở phân xưởng dập sâu giá thực tế xuất dùng: Đèn cao áp CS02: 36.980.310 x1.05 = 38.829.326đ Đèn cao áp CS03:72.942.638 x1.05 = 76.589.760đ Đèn cao áp CS04: 45.213.226 x 1.05 = 47.473.887đ Đèn cao áp CS06: 82.037.318 x1.05 = 86.139.184đ Cộng toàn phân xưởng: 249.139.157đồng Tương tự ở các phân xưởng khác cũng được tính toán xác định giống ở 2 phân sửa trên. Số liệu này, kế toán dùng để lập bảng phân bổ vật liệu. Sau đó số liệu từ bảng phân bổ được chuyển vào sổ chi tiết sản xuất từng loại sản phẩm trên cột TK 621. Phí NVL trực tiếp xuất dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34315.doc
Tài liệu liên quan