Chuyên đề Thực tiễn các điều khoản ký kết và thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC tại tổng công ty lắp máy Việt Nam

I CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của đề tài 7

I.1 Giới thiệu khái quát về Hợp đồng Tổng thầu EPC 7

I.1.1 Khái niệm về Hợp đồng Tổng thầu EPC 7

I.1.2 Phạm vi công việc trong hợp đồng EPC 8

I.1.3 Các vấn đề khác 9

I.2 Cơ sở lý luận của Hợp đồng Tổng thầu EPC 12

I.3 Chế độ pháp lý của hợp đồng Tổng thầu EPC 14

I.3.1 Luật đấu thầu 14

I.3.2 Thông tư 02/2005/TT-BXD hướng dẫn về Hợp đồng xây dựng 15

I.3.2.1 Hợp đồng trong hoạt động xây dựng 15

I.3.2.2 Phạm vi và đối tượng áp dụng: 15

I.3.2.3 Các loại hợp đồng xây dựng 16

I.3.3 Thông tư số 08/2003/TT-BXD 16

I.3.3.1 Công tác chuẩn bị và ký kết Hợp đồng Tổng thầu EPC 17

I.3.3.2 Nội dung trong hợp đồng Tổng thầu EPC 19

I.3.3.3 Quản lý thực hiện Hợp đồng Tổng thầu EPC 21

I.3.4 Thông tư số 01/2004/TT 23

I.3.4.1 Việc Chuẩn bị đấu thầu gói thầu EPC 23

I.3.4.2 Việc Tổ chức đấu thầu, xét thầu gói thầu EPC 24

I.3.5 Điều kiện Hợp đồng dự án EPC chìa khoá trao tay của Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) 25

II CHƯƠNG 2: Thực tiễn các điều khoản ký kết và thực hiên Hợp đồng Tổng thầu EPC tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 27

II.1 Tình hình thực hiện các Hợp đồng EPC đã ký kết tại Tổng công ty Lắp máy 27

II.2 Thực tiễn các điều khoản ký kết Hợp đồng tổng thầu EPC tại Tổng công ty Lắp máy Việt nam 28

II.2.1 CÁC CÔNG VIỆC CỦA HỢP ĐỒNG 28

II.2.2 THỜI GIAN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 29

II.2.3 GIÁ HỢP ĐỒNG EPC VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN 30

II.2.3.1 Giá hợp đồng 30

II.2.3.2 Điều khoản thanh toán; 31

II.2.3.3 Tạm Ứng 31

II.2.3.4 Thanh toán trong thời gian Thực hiện Hợp đồng 31

II.2.3.5 Thanh toán khi Chấp nhận Tạm thời 33

II.2.3.6 Thanh toán khi Chấp nhận Cuối cùng 33

II.2.4 BẢO HIỂM 33

II.2.4.1 Yêu cầu chung về bảo hiểm 34

II.2.4.2 Bảo hiểm Hàng hoá 36

II.2.4.3 Bảo hiểm Mọi Rủi ro về Xây dựng 37

II.2.4.4 Bảo hiểm Thiết bị phục vụ thi công 39

II.2.4.5 Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự đối với Bên thứ ba 39

II.2.4.6 Bảo hiểm Người lao động của Tổng thầu 40

II.2.5 BẢO ĐẢM 40

II.2.5.1 Bảo đảm chung của Tổng thầu 40

II.2.5.2 Các bảo hành đặc thù của Tổng thầu 41

II.2.6 BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 41

II.2.7 TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN 42

II.2.7.1 Quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư 42

II.2.7.2 Các nghĩa vụ của Tổng thầu EPC 43

II.2.8 BẤT KHẢ KHÁNG 43

II.2.8.1 Định nghĩa Bất Khả Kháng 43

II.2.8.2 Ảnh hưởng của Bất Khả Kháng 44

II.2.8.3 Thông báo về sự kiện Bất Khả Kháng 44

II.2.8.4 Tiếp tục công việc 44

II.2.8.5 Chi phí phát sinh do Bất Khả Kháng 45

II.2.8.6 Thiệt hại do Bất Khả Kháng 45

II.2.8.7 Chấm dứt Hợp Đồng do hậu quả của Bất Khả Kháng 45

II.2.8.8 Thanh toán khi chấm dứt Hợp Đồng do Bất Khả Kháng 45

II.2.8.9 Giải thoát khỏi thực hiện Hợp Đồng 46

II.2.9 KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP VÀ TRỌNG TÀI 46

II.2.9.1 Khiếu nại của nhà thầu 46

II.2.9.2 Trọng tài 47

II.2.9.3 Giải quyết tranh chấp và Cách thức giải quyết tranh chấp 48

II.2.10 PHẠT ĐÌNH CHỈ, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG 49

III CHƯƠNG 3: Một số kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ký kết và thực hiện chế hợp đồng EPC tại Tổng công ty Lắp máy Việt nam 54

III.1 Đánh giá chung 54

III.1.1 Thuận lợi trong việc thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC 55

III.1.2 Khó khăn trong việc thực hiện Hợp đồng tổng thầu 56

III.2 Một số giải pháp và kiến nghị 56

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2050 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực tiễn các điều khoản ký kết và thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC tại tổng công ty lắp máy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm kỹ thuật tổng hợp) được xác định tùy theo đặc thù của gói thầu cụ thể nhưng phải quy định mức yêu cầu tối thiểu đối với điểm kỹ thuật tổng hợp là 90%. Việc Tổ chức đấu thầu, xét thầu gói thầu EPC - Bên mời thầu Phát hành hồ sơ mời thầu cho nhà thầu tham dự đấu thầu hoặc các nhà thầu đã qua sơ tuyển. Sau đó bên mời thầu phải làm rõ nội dung của hồ sơ mời thầu. Tiếp đến Nhà thầu Chuẩn bị hồ sơ dự thầu nộp hồ sơ dự thầu theo đúng nội dung, hình thức, thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu . Bên mời thầu tiếp nhận các hồ sơ dự thầu nộp theo đúng quy định trong hồ sơ mời thầu và quản lý theo quy định của pháp luật về bảo mật. Ngay sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải tiến hành tổ chức mở thầu công khai - Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn bên mời thầu tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu theo trình tự và nguyên tắc sau: chỉ xem xét, đánh giá hồ sơ dự thầu ở bước tiếp theo sau khi đã được đánh giá là đạt yêu cầu ở bước trước. Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu như sau: Đánh giá sơ bộ là kiểm tra tính hợp lệ về hành chính pháp lý, kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu, sự đáp ứng về các điều kiện tiên quyết nêu trong hồ sơ mời thầu. Nội dung đánh giá sơ bộ thực hiện tương tự như quy định tại Chương II Thông tư số 04. Đánh giá chi tiết là Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn nhà thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc đánh giá về mặt kỹ thuật thực hiện theo hệ thống thang điểm. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà thầu giải thích về những nội dung còn chưa rõ, chưa hợp lý trong hồ sơ dự thầu như số lượng, đơn giá và những nội dung khác nhưng phải lập thành văn bản có chữ ký xác nhận của hai bên. Đánh giá về tài chính, thương mại : Khi đánh giá cần phân tích các đơn giá dự thầu chi tiết của từng phần công việc: thiết kế, thiết bị, vật tư và xây lắp để xác định tính hợp lý của giá dự thầu. Điều kiện Hợp đồng dự án EPC chìa khoá trao tay của Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) FIDIC là tài liệu hướng dẫn về hợp đồng xây dựng do hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn. Trong những năm gầm đây đã ghi nhận là ở thị trường xây dựng người ta yêu cầu một dạng xây dựng là việc nắm giá cuối cùng và thời gian hoàn thành là vô cùng quan trọng. Khi đó Chủ đầu tư người bỏ tiền và nhà Tổng thầu EPC sẽ phân chia trách nhiệm rõ ràng là Chìa khoá trao tay. Trong thông tư 02 /2005/TT-BXD (Thông tư hướng dẫn trong hợp đồng xây dựng) cũng đã khuyến khích áp dụng Khuyến khích các bên tham gia hợp đồng tham khảo áp dụng các tài liệu hướng dẫn về hợp đồng xây dựng do Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC ) biên soạn. Trong điều kiên hợp đồng FIDIC đã soạn thảo ra các điều kiện chung và điều kiện riêng. Khi soạn thảo các hợp đồng cho Dự án EPC/ chìa khoá trao tay ta thấy rằng có nhiều điều khoản sẽ được áp dụng rộng rãi thì có một số điều khoản nào đó sẽ được thau đổi để tính đến các tình huống liên quan đến điều kiện riêng. Những điều khoản được xem là áp dụng cho nhiều nhưng không phải là cho tất cả các hợp đồng đựơc đưa và các điều kiện chung để chúng kết hợp chặt chẽ trong mọi hợp đồng. Điều kiện chung : Nêu yêu cầu về điều kiện của hợp đồng như tiêu chuẩn hàng hoá, yêu cầu kiểm tra thử nghiệm, đóng gói, yêu cầu giao hàng và các tài liệu kèm theo, bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng, thanh toán, trách nhiệm của các bên và các nội dung cần thiết khác để thực hiện hợp đồng. Điều kiện chung và điều kiện riêng sẽ cùng bao gồm các điều kịên ccủa Hợp đồng chi phối các quuyền lợi và nghĩa vụ các bên. Cần thiết phải soạn thảo các điều kiện riêng cho mỗi hợp đồng riêng lẽ và phải tính đến các khoản đó trong điều kiên chung có đề cập tới các điều kiện riêng. Trong Điều kiện hợp đồng (Conditions of Contracts) của Hiệp hội các nhà tư vấn xây dựng quốc tế (FIDIC - International Federation of Consulting Engineers) còn quy định những thủ tục thích hợp để giải quyết khiếu kiện giữa các bên trong hợp đồng xây dựng. Điều kiện này bao gồm các điều khoản quy định tranh chấp được xem xét bởi một uỷ ban phân xử tranh chấp (DAB) gồm một hoặc ba người, sau đó có thể đưa tranh chấp ra trọng tài. Tài liệu đấu thầu chuẩn cho việc mua sắm của các công trình. Các điều khoản của điều kiện Hợp đồng cho Dự án EPC/chìa khoá trao tay đã được hiệp hội các kỹ sư tư vấn FIDIC chuẩn bị và được khuyến nghị sử dụng chung cho các Nhà tổng thầu chịu trách nhiệm toàn diện về một dự án kỹ thuật bao gồm thiết kế, chế tạo cung cấp và lắp đặt nhà máy chi thiết kế và thi công trình xây dựng mà các ứng thầu tham gia đấu thầu quốc tế. Việc điều chỉnh các điều kịên có thể được lấy làm cơ sở cho các Hợp đồng trong nước.Trong Điều kiện hợp đồng FIDIC có đưa ra các hướng dẫn nhằm trợ giúp cho người soạn thảo các điều kiện riêng bằng cách đưa ra các phương án khác nhau ở các dự án EPC thích hợp. Trong đó các cách viết mẫu cũng được đưa xen vào. Trước khi sử dụng cách viết mẫu nào đó cần phải kiểm tra để bảo đảm rằng nó hoàn toàn thích hợp cho các điều kiện cu thể. Nếu thích hợp thì có thể sử dụng luôn còn không nhất thiết phải đợc sửa đổi. Các điều khoản trong điều kiện Hợp đồng EPC của hiệp hội FIDIC đã trở thành khuôn mẫu chung. Đòi hỏi khi soạn thảo hợp đồng EPC chúng ta lấy làm mẫu. Khi soạn thảo các điều kiện thì bắt buộc phải đưa vào các điều khoản khác phù hợp với việt nam cụ thể được quy định tại Thông tư 08 và thông tư 01 như trên. CHƯƠNG 2: Thực tiễn các điều khoản ký kết và thực hiên Hợp đồng Tổng thầu EPC tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Tình hình thực hiện các Hợp đồng EPC đã ký kết tại Tổng công ty Lắp máy Hình thức Tổng thầu EPC hiện nay tại Tổng công ty Lắp máy Việt nam là rất mới mẻ, nó đã xuất hiện được khoảng 4 năm trở lại đây. Có thể nói rằng vài năm gần đây Lilama đã ký kết và thực hiện được rất nhiều hợp đồng EPC với giá trị hợp đồng rất cao, tương ứng với giá trị cao là khoản lợi nhuận mà các Hợp đồng EPC này đem lại cung không nhỏ. Với lợi nhuận cao sẽ gắn với trách nhiệm rất lớn. Lilama đã thực hiện hầu hết các nhà máy nhịêt điện trong nước cụ thể như: -Tổng thầu EPC ở dự án Nhà máy điện Uông Bí và Uông Bí mở rộng, sau khi Lilama thực hiện thành công Hợp đồng Tổng thầu EPC xây dựng nhà máy nhiệt điện bằng việc phát điện thành công các tổ máy thì hiện nay Lilama tiếp tục được EVN(Tập đoàn điện lực Việt nam) tin tưởng chọn làm tổng thầu dự án Uông Bí mở rộng 2, công suất 300 MW. - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PV) cũng chọn Lilama làm tổng thầu EPC hai dự án điện lớn, đó là dự án Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Cà Mau 1 và 2 có tổng công suất 1.500 MW, tổng trị giá gần 700 triệu USD. 4 tháng sau khi hợp đồng EPC xây dựng nhà máy nhiệt điện Cà Mau (Dự án nhiệt điện Cà Mau) công suất 750MW được ký kết ngày 11/11/2005, do nhu cầu cấp bách về năng lượng, Chính phủ đã quyết định mở rộng dự án nâng công suất lên gấp đôi. Nhằm rút ngắn thời gian và hạ giá thành đầu tư, Lilama lại được chọn là nhà thầu EPC thực hiện phần mở rộng của dự án này (xây dựng nhà máy nhiệt điện Cà Mau 2). Dự án Nhiệt điện Cà Mau thuộc cụm công trình Khí - Điện - Đạm Cà Mau (xã Khánh An, huyện U Minh). Cũng như Cà Mau 1, Cà Mau 2 cũng áp dụng công nghệ tua-bin khí chu trình hỗn hợp với công suất 750MW. Giá trị hợp đồng EPC xây dựng nhà máy là 330,3 triệu USD. Hợp đồng có hiệu lực từ ngáy 8-2-2006. Khác với dự án Cà Mau 1, việc thực hiện dự án Cà Mau 2 sẽ không chia làm hai giai đoạn. Theo tiến độ dự án thì nhà máy Cà Mau 2 sẽ hoàn thành chu trình hỗn hợp và phát điện vào tháng 3 năm 2008. Khi 2 nhà máy đi vào hoạt động sẽ giải quyết một phần đáng kể nhu cầu điện năng của Đất nước, đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Cà Mau và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. - Dự án Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 1, công suất 450 MW của PV đầu tư xây dựng tại xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai cũng được trao cho tổ hợp nhà thầu Lilama và Tổng công ty xây dựng số 1 làm tổng thầu EPC để thiết kế, chế tạo, vận chuyển, cung cấp vật tư, thiết bị, xây dựng, lắp đặt, nghiệm thu, chạy thử, bảo hành, đào tạo và bàn giao nhà máy sau 28 tháng thi công. Khi hoàn thành nhà máy sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia gần 4 tỷ kW giờ điện. - Ngay sau dự án EPC Nhà máy khí điện Nhơn Trạch 1, Lilama lại ký tiếp 1 hợp đồng EPC dự án Nhà máy Thuỷ điện An Điềm 2. Đây là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Nam, được giao cho Công ty Cổ phần Thuỷ điện Sông Vàng, đơn vị được thành lập từ 3 cổ đông sáng lập là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (CIENCO) và Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC). - Không chỉ được các chủ đầu tư tin tưởng giao làm tổng thầu thi công nhiều công trình nguồn điện trị giá hàng tỷ USD, ngày 9-11-2005, Lilama còn được Thủ tướng ký Quyết định số 1195/QĐ-TTg cho phép tự đầu tư xây dựng Nhà máy điện Vũng áng 1- một trong những dự án điện cấp bách của Nhà nước và cũng là công trình điện lớn tại tỉnh Hà Tĩnh. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 1,2 tỷ USD, gồm hai tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 600 MW theo cấu hình một lò hơi và một tua-bin lớn nhất từ trước đến nay. Thực tiễn các điều khoản ký kết Hợp đồng tổng thầu EPC tại Tổng công ty Lắp máy Việt nam CÁC CÔNG VIỆC CỦA HỢP ĐỒNG Thực hiện Hợp đồng EPC bao gồm thiết kế, chế tạo, vận chuyển, cung ứng vật tư, thiết bị, xây dựng, lắp đặt, hoàn thành, nghiệm thu, chạy thử thách và thực hiện tất cả các công việc cần thiết khác để hoàn thành thi công xây dựng và bảo hành Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Cà Mau công suất..............(“Nhà máy điện”) tại địa điểm xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với Thiết kế kỹ thuật đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt tại Quyết định số 299/QĐ-NLDK ngày 25 tháng 02 năm 2004 và các tiêu chuẩn được phép áp dụng. Không ảnh hưởng đến những quy định khác của Hợp đồng này, LILAMA phải thực hiện Công việc và bất cứ công việc hay dịch vụ nào khác tuy chưa được quy định trong Hợp đồng nhưng cần thiết để hoàn thành Công trình và thỏa mãn yêu cầu, mục đích của Chủ đầu tư và tất cả các công việc dịch vụ này phải được coi như đã được bao gồm trong phạm vi Công việc và giá Hợp đồng. Phạm vi công việc chính của hợp đồng EPC nhà máy khí điện đạm Cà mau chi tiết tại Phụ lục 1 của đề tài THỜI GIAN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG Nhà thầu EPC phải đưa ra được thời gian hoàn thành toàn bộ công trình và các mốc thời gian hoàn thành cho các hạng mục trong Hợp đồng EPC. Thời gian thực hiện của nhà Tônge thầu EPC được xem là điều khoản chính thức để nếu sau này phát sinh tranh chấp do chậm tiến độ của dự án thì Chủ đầu tư đưa ra trọng tài. Nhà tổng thầu EPC chỉ được hoàn thành công trình và các hạng mục của công trình trong phạm vi thời gian thực hiện hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư. Nếu nhà Tổng thầu hoàn thành Hợp đồng quá thời gian ký kết thì phải chịu bồi thường cho chủ đầu tư. Còn nếu trường hợp bất khả kháng thì không phải chịu bất kỳ sự bồi thường nào nếu nhà Tổng thầu chứng minh được sự kiện bất khả kháng đó. Sự kiện bất khả kháng đó phải được sự chứng nhận tính chính xác khi giám sát Chủ đầu tư công nhận, do trong quá trình thi công xẩy ra. Và các sự kiện này phải được cả hai bên ghi vào sổ nhật ký thi công trong quá trình thực hiện hợp đồng, đây chính là bằng chứng cho trường hợp bất khả kháng xẩy ra mà nhà Tổng thầu không phải chịu sự bồi thường. Ở đây đưa ra thời gian thực hiện hợp đồng mà Tổng công ty Lắp máy Việt nam là nhà Tổng thầu EPC và chủ đầu tư là Tổng công ty dầu khí Việt nam trong dự án Khí điện đạm Cà mau. Trong đó quy định rõ Tổng thầu phải hoàn thành toàn bộ Công trình, mọi hạng mục Công trình trong vòng hai mươi sáu (26) tháng kể từ ngày Hiệu Lực, bao gồm cả việc đạt Thử nghiệm khi hoàn thành, và hoàn thành tất cả các công việc được nêu trong Hợp đồng, được yêu cầu cho Công trình hoặc hạng mục để được xem xét là đã hoàn thành cho mục đích nghiệm thu.Hợp Đồng sẽ bắt đầu có hiệu lực khi: - Hợp đồng được các đại diện theo uỷ quyền của Chủ Đầu Tư và Tổng thầu ký kết và Hợp đồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổng thầu phải bắt đầu thiết kế và thi công Công trình một cách sớm nhất có thể sau Ngày Hiệu Lực, và phải thực hiện Công trình một cách khẩn trương và không chậm trễ. GIÁ HỢP ĐỒNG EPC VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN Giá hợp đồng Giá hợp đồng là trọn gói và sẽ là tổng của: [số tiền ngoại tệđôla Mỹ viết bằng chữ], [số tiền viết bằng số], và [số tiền nội tệđồng Việt nam viết bằng chữ], [số tiền viết bằng số], trong đó thuế GTGT là [số tiền viết bằng chữ], [số tiền viết bằng số] Chủ Đầu tư sẽ thanh toán cho Tổng thầu đầy đủ và đúng Giá Hợp đồng khi Tổng thầu hoàn thành toàn bộ Công trình và các nghĩa vụ khác dưới đây. Giá hợp đồng bao gồm, nhưng không giới hạn, việc thanh toán cho toàn bộ Công trình phải được cung cấp theo Hợp đồng và bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí các loại như : thuế nhập khẩu, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT), thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập cá nhân... mà Tổng thầu có thể nộp hoặc phải nộp trong hoặc ngoài Việt Nam để thực hiện Hợp đồng. Giá hợp đồng trọn gói của nhà máy điện chu trinh hỗn hợp Cà mau 1,2 là 700 triệu USD Việc phân bổ Giá hợp đồng thành các phần khác nhau của Công trình, hạng mục Công trình và phân chia chi tiết các phần giá Hợp đồng được nêu trong các Bảng giá. Đồng tiền thanh toán sẽ là Đồng Việt nam. Phần giá trị mua sắm vật tư, thiết bị, máy móc nhập khẩu ngoại và phần công việc phải thuê các nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện thanh toán bằng Đô la Mỹ. sẽ được quy đổi sang Đồng Việt nam sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng vào ngày thanh toán, trên cơ sở có sự chấp thuận của Ngân hàng . Khi soạn thảo Hợp đồng cả hai bên đều phải xem xét số tiền và thời gian thanh toán cho nhà Tổng thầu một cách tốt nhất. Dòng tiền mặt và tạm ứng sóm cho nhà Tổng thầu thật sự là có lợi cho nhà tổng thầu. ở đây là việc cả hai bên khi soạn thảo làm sao phải đảm bảo cho sự có lợi của hai bên. Thông thường hợp đồng EPC dựa vào giá trọn gói, không điều chỉnh giá hoặc có thì cũng chỉ điều chỉnh ít. Vì vậy nhà Tổng thầu EPC phải chịu rủi ro khi thay đổi chi phí phát sinh từ việc thiết kế của mình, nên việc xác định giá trọn gói này đòi hỏi nhà tổng thầu phải xem xét rất kỹ Điều khoản thanh toán; Đối với các hạng mục có giá được liệt kê trong các Bảng giá của Thỏa thuận Hợp đồng, Tổng thầu sẽ được thanh toán theo các hạng mục này miễn là chúng hoàn thành theo đúng các điều khoản Hợp đồng. Chủ đầu tư sẽ thanh toán cho Tổng thầu vào những thời điểm phù hợp theo các điểm dừng kỹ thuật, trên cơ sở Giá Chi tiết nêu trong các Biểu giá của Hợp đồng. Chủ đầu tư sẽ xem xét thanh toán cho Tổng thầu số tiền không có tranh chấp, trong vòng 45 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ bộ hồ sơ yêu cầu thanh toán hợp lý của Tổng thầu. Bộ hồ sơ thanh toán gồm một bản gốc và bốn bản sao. Tạm Ứng Chủ đầu tư sẽ thanh toán tạm ứng theo tỷ lệ tương ứng sau đây (không tính chi phí đào tạo nhân viên của Chủ đầu tư tại văn phòng nhà chế tạo thiết bị và Thuế Giá trị Gia Tăng) khi nhận được Công văn đề nghị Tạm ứng, Bảo lãnh Tạm ứng không hủy ngang do một ngân hàng được Chủ đầu tư chấp nhận phát hành với một số tiền tương đương lập cho Chủ đầu tư, và Bảo lãnh Thực hiện Hợp đồng: - Đối với giá trị Thiết bị nhập khẩu và Thiết bị cung cấp trong nước: mức tạm ứng để mua sắm được căn cứ theo tiến độ thanh toán của Hợp đồng cung ứng (giữa Tổng thầu với Nhà thầu cung ứng) với tỉ lệ tối đa không vượt quá 10% giá trị Vật tư Thiết bị. - Đối với giá trị các công tác còn lại của Hợp đồng: mức tạm ứng bằng 10% giá trị Hợp đồng. - Giá trị của Bảo lãnh Tạm ứng sẽ được giảm tương ứng theo từng đợt thanh toán có thu hồi số tiền tạm ứng. - Số tiền tạm ứng sẽ được Chủ đầu tư thu hồi dần vào từng kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành với tỷ lệ phần trăm tương ứng và được thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đến 80% giá trị khối lượng. Thanh toán trong thời gian Thực hiện Hợp đồng -Thiết bị nhập khẩu, Vật tư nhập khẩu Tám mươi phần trăm (80%) tổng số hoặc một phần số tiền giá CIF theo Incoterm “CIF”, sau khi khấu trừ số tiền tạm ứng, sẽ được Chủ đầu tư thanh toán cho Tổng thầu theo từng đợt thiết bị vật tư/ công cụ phụ tùng được giao đến công trường, khi Chủ đầu tư nhận được các chứng từ thanh toán sau: Công văn đề nghị thanh toán; Hoá đơn thuế VAT 100% số tiền giá CIF nêu rõ danh mục, tên hàng, số lượng, đơn giá, và tổng số thanh toán; Đối với vận chuyển đường biển: Bộ gốc thứ 2 của tải vận đơn sạch “đã giao hoàn hảo lên boong tàu” và hai (2) bản sao không được chuyển nhượng, được viết theo lệnh, ký hậu để trống và ghi “đã trả phí vận chuyển”, thông báo cho Tổng Công ty Lắp Máy Việt Nam và / hoặc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và/ hoặc Ban Quản lý Dự án Cụm Khí-Điện-Đạm Cà Mau (CPMB); hoặc Đối với vận chuyển bằng đường hàng không: Vận đơn Hàng không ký hậu được để trống và ghi “đã trả phí vận chuyển” thông báo cho Tổng Công ty Lắp Máy Việt Nam và / hoặc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và / hoặc Ban Quản lý Dự án Cụm Khí-Điện-Đạm Cà Mau (CPMB) Giấy chứng nhận đảm bảo Chất lượng của nhà sản xuất; Giấy chứng nhận Xuất xứ hàng hóa được Phòng Thương mại của Nước sản xuất cấp; Danh mục hàng đã được đóng gói, bao bì nêu chi tiết mỗi kiện hàng; Đơn Bảo hiểm vận chuyển ký hậu trống bằng một trăm mười phần trăm (110%) số tiền hoá đơn cho toàn bộ những rủi ro và khiếu nại phải trả ở Thành phố Hồ Chí Minh; Hồ sơ nhập khẩu, Tờ khai hải quan; Biên bản xác nhận Vật tư và Thiết bị và phụ tùng dự phòng giao nhận đến chân Công trường được Chủ đầu tư và Tư vấn của Chủ đầu tư ký; Chứng thư kiểm định được một đơn vị đăng kiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành (nếu có). Thiết bị cung cấp trong nước Tám mươi phần trăm (80%) Tổng số hoặc một phần số tiền EXW theo Incoterm “Ex-Works”, sau khi khấu trừ số tiền tạm ứng, sẽ được Chủ đầu tư thanh toán cho Tổng thầu theo từng đợt thiết bị vật tư, phụ tùng được giao đến công trường, khi Chủ đầu tư nhận được những chứng từ thanh toán sau: Công văn đề nghị thanh toán Biên bản nghiệm thu Thiết bị và Vật tư, phụ tùng vận chuyển bàn giao đến chân Công trường được Chủ đầu tư / Tư vấn của Chủ đầu tư ký xác nhận. Hồ sơ về máy móc thiết bị vật tư, phụ tùng dự phòng, bao gồm nhưng không hạn chế, các giấy tờ như: Chứng nhận Chất lượng của nhà sản xuất, chứng nhận xuất xứ, hồ sơ kỹ thuật máy móc, Danh mục hàng đã được đóng gói, … Hoá đơn thuế GTGT, ghi 100% giá trị mua sắm, ghi đầy đủ tên hàng, số lượng, đơn giá, và tổng số thanh toán. Thanh toán khi Chấp nhận Tạm thời Chủ đầu tư sẽ thanh toán cho Tổng thầu mười lăm phần trăm (15%) trên tổng Giá Hợp đồng (trừ chi phí đào tạo nhân viên của Chủ đầu tư tại văn phòng nhà chế tạo thiết bị) khi nhận được Công văn đề nghị thanh toán kèm Chứng nhận Chấp nhận Tạm thời được Chủ đầu tư phát hành. Thanh toán khi Chấp nhận Cuối cùng Chủ đầu tư sẽ thanh toán cho Tổng thầu năm phần trăm (5%) còn lại (trừ chi phí đào tạo nhân viên của Chủ đầu tư tại văn phòng nhà chế tạo thiết bị) khi nhận được Công văn đề nghị thanh toán kèm Chứng nhận Chấp nhận Cuối cùng được Chủ đầu tư phát hành và Biên bản Thanh lý Hợp đồng. BẢO HIỂM Trong điều khoản này đối với mỗi loại bảo hiểm (bên bảo hiểm) có nghĩa là bên chiu trách nhiệm thực hiện và duy trì bảo hiểm Khi nhà Tổng thầu là bên bảo hiểm thì mỗi bảo hiểm phải được thực hiện bởi các nhà bảo hiểm với các khoản mục được chủ đầu tư thoả thuận. các khoản mục này phải tương thích với các khoản mục được cả 2 bên thoả thuận trước khi học ký kết thoả thuận hợp đồng. Thoả thuận bao giờ cũng được ưu tiên đứng trước các quy định về bảo hiểm Khi Chủ đầu tư là bên bảo hiểm, mỗi bảo hiểm phải được thực hiện với nhà bảo hiểm với các khoản thích hợp với các chi tiết được kèm theo điều kiện riêng Không bên nào có thể thay đổi tài kiệu đối với các khoản mục bảo hiểm mà không có sự thoả thuận của bên kia. Nếu một nhà bảo hiểm muốn thay đổi thì phải thông báo trước cho bên kia. Trong dự án Khí-điện-đạm Cà mau thì việc mua bảo hiểm thuộc về nhà Tổng thầu EPC(Tổng công ty Lắp máy Việt nam) cụ thể điều khoản về bảo hiểm của Chủ đầu tư là Tổng công ty Dầu khí Việt nam và Lilama như sau: Yêu cầu chung về bảo hiểm Chủ đầu tư sẽ mua và duy trì đơn Bảo hiểm Mọi Rủi ro về Xây dựng (CAR) cho việc thực hiện Hợp đồng này tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (“Nhà bảo hiểm”) và sẽ thông báo về việc đó cho Tổng thầu. Tổng thầu phải mua các loại hình bảo hiểm khác cần cho việc thực hiện Hợp đồng này phù hợp với luật Việt Nam. Tổng thầu sẽ duy trì hiệu lực của tất cả các loại hình bảo hiểm với Nhà bảo hiểm, trừ loại hình Bảo hiểm Hàng hoá theo Khoản 37.2, và sẽ thông báo về việc đó cho Chủ đầu tư. Tất cả đơn bảo hiểm sẽ được ghi chú vào mặt sau hoặc quy định rằng bảo hiểm đó sẽ là bảo hiểm gốc và không vượt quá hay góp phần vào bất kỳ loại bảo hiểm nào của bất cứ bên nào khác. Tất cả các đơn bảo hiểm sẽ bao gồm việc từ bỏ thế quyền vì lợi ích của Chủ đầu tư và tất cả những người được bảo hiểm bổ sung khác. Các đơn bảo hiểm về trách nhiệm sẽ có những điều khoản quy định về các quyền lợi nhiều mặt hoặc trách nhiệm chéo giữa các bên tham gia. Khi có bất kỳ sự phát sinh của một sự kiện nào có thể bị khiếu nại theo đơn bảo hiểm này thì Tổng thầu phải lập tức thông báo cho Nhà bảo hiểm và Chủ đầu tư và gửi cho Chủ đầu tư một bản sao khiếu nại Nhà bảo hiểm và hợp tác với Chủ đầu tư giải quyết khiếu nại đó. Tổng thầu phải đàm phán và giải quyết mọi khiếu nại với Nhà bảo hiểm nhưng Chủ đầu tư luôn có quyền tham gia vào bất kỳ hoặc tất cả việc giải quyết khiếu kiện nào. Nếu Tổng thầu không có mặt ngay để giải quyết khiếu nại với Nhà bảo hiểm, thì Chủ đầu tư sẽ giữ quyền lựa chọn giải quyết trực tiếp việc đó với Nhà bảo hiểm, không gây tổn hại đến quyền lợi nào mà Chủ đầu tư có thể có chống lại Tổng thầu. Bất kỳ sự dàn xếp nào đạt được giữa Chủ đầu tư và Nhà bảo hiểm sẽ buộc Tổng thầu phải tuân theo. Mỗi đơn bảo hiểm đối với mất mát hay thiệt hại phải có quy định về việc thanh toán sẽ được thực hiện bằng Đô la Mỹ và/hoặc Đồng Việt Nam. Các khoản thanh toán nhận được từ Nhà bảo hiểm sẽ được dùng để khắc phục mất mát hay thiệt hại đó. Tổng thầu phải trình cho Chủ đầu tư các tài liệu về bảo hiểm sau: (a) bằng chứng về việc các bảo hiểm như mô tả trong Điều này đã có hiệu lực, (b) các bản sao đơn bảo hiểm được đề cập trong Điều này và (c) bằng chứng về việc đã thanh toán phí bảo hiểm. Chủ đầu tư và/hoặc Tổng thầu phải tuân theo những điều kiện quy định trong mỗi đơn bảo hiểm. Chủ đầu tư và/hoặc Tổng thầu phải thông báo cho Nhà bảo hiểm về bất cứ thay đổi có liên quan nào trong việc thực hiện Công trình và đảm bảo rằng việc bảo hiểm được duy trì phù hợp với Điều này. Tổng thầu không được có bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào đối với các điều khoản bảo hiểm mà không có sự phê chuẩn trước của Chủ đầu tư. Nếu Nhà bảo hiểm có (hoặc định) thay đổi, thì Tổng thầu phải lập tức thông báo cho Chủ đầu tư. Nếu Tổng thầu không thực hiện và duy trì hiệu lực bất kỳ hợp đồng bảo hiểm nào mà cần phải thực hiện hay duy trì hiệu lực theo Hợp đồng này, hoặc không cung cấp bằng chứng thỏa đáng và các bản sao các đơn bảo hiểm phù hợp với Điều này, thì Chủ đầu tư có thể (tùy theo sự lựa chọn của mình và không gây tổn hại đến các quyền hoặc các biện pháp khắc phục khác) mua bảo hiểm cho những phần việc tương ứng và trả phí bảo hiểm cho phần việc đó. Tổng thầu phải thanh toán lại khoản phí bảo hiểm này cho Chủ đầu tư, và Giá trị Hợp đồng sẽ được điều chỉnh theo. Không có quy định nào trong Điều này hạn chế nghĩa vụ, trách nhiệm bồi thường hay các trách nhiệm khác của Tổng thầu theo những điều khoản của Hợp đồng này hoặc những quy định khác. Tổng thầu phải chịu mọi khoản chi phí do không được bảo hiểm hoặc không thu được từ Nhà bảo hiểm theo đúng những nghĩa vụ, trách nhiệm bồi thường hay các trách nhiệm khác đó. Tuy nhiên, nếu Tổng thầu không mua hoặc không duy trì hiệu lực một hợp đồng bảo hiểm nào đó mà Hợp đồng yêu cầu phải mua và duy trì, và Chủ đầu tư hoặc không chấp nhận sự bỏ sót hay không mua bảo hiểm cho những phần việc tương ứng của sự vi phạm này, thì Tổng thầu phải thanh toán bất kỳ khoản tiền nào mà lẽ ra có thể thu được theo hợp đồng bảo hiểm này. Ngoài ra, Chủ đầu tư không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của Nhà bảo hiểm hoặc việc Nhà bảo hiểm không giải quyết được các khiếu nại. Tổng thầu có thể mua thêm bất kỳ loại bảo hiểm nào mà Tổng thầu nhận thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình bằng chi phí của Tổng thầu. Tóm tắt về những quy định tối thiểu phải có trong đơn bảo hiểm của Tổng thầu được trình bày dưới đây. Bảo hiểm Hàng hoá Tổng thầu phải mua và duy trì đơn bảo hiểm hàng hoá, theo sự thuận tiện cho mình nhưng có sự ưu tiên hạng nhất đối với Công ty Bảo hiểm Dầu khí của Petrovietnam, cho tất cả Máy móc thiết bị và Vật liệu để tránh những rủi ro mất mát hoặc hư hỏng thông thường có thể bảo hiểm được gồm chiến tranh, đình công, nổi loạn, và bạo loạn, từ khi bắt đầu chất hàng ở xưởng sản xuất cho đến nơi đến và dỡ hàng ở công trường. Số tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đó không được thấp hơn 110% (một trăm mười phần trăm) của tổng giá trị tài sản được bảo hiểm vận chuyển bao gồm cả c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32212.doc
Tài liệu liên quan