MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 2
I. Khái quát chung về hợp đồng lao động 2
1. Lao động và quan hệ lao động 2
1.1 Khái niệm lao động và vai trò của lao động 2
1.1.1 Khái niệm lao động . .2
1.1.2 Vai trò của lao động .2
1.2. Khái niệm quan hệ lao động . 2
2. Hợp đồng lao động 2
2.1 Đặc trưng của hợp đồng lao động 6
2.2 Vai trò của hợp đồng lao động .6
2.3 Đối tượng và phạm vi áp dụng của hợp đồng lao động . 6
2.4 Phân loại hợp đồng lao động .7
II. Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động 8
1.Chế độ pháp lý về giao kết hợp đồng lao động 8
1.1Nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng lao động . 8
1.1.1Nguyên tắc ký kết HĐLĐ . 8
1.1.2 Nguyên tắc thực hiện HĐLĐ . .9
1.1.3 Chủ thể ký kết hợp đồng lao động . .10
1.1.4 Hình thức giao kết hợp đồng lao động . 10
2.Chế độ pháp lý về thực hiện hợp đồng lao động 12
2.1 Thay đổi hợp đồng lao động . 11
2.2 Tạm hoãn hợp đồng lao động 12
2.3 Chấm dứt hợp đồng lao động . .14
2.3.1 Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau đây: . .14
2.3.2 Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 14
2.3.3 Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động .15
2.3.4 Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động .16
3. Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động 18
3.1 Tranh chấp lao động . .19
3.2 Giải quyết tranh chấp .19
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ 21
I Khái quát chung về Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 21
1 Quá trình thành lập và phát triển của công ty 21
2 Quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh 23
3. Kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh trong những năm qua 28
4.Tổng quát về cơ cấu tổ chức của công ty 32
II Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng lao động ở công ty 36
1.Vai trò hoạt động lao động đối với sản xuất kinh doanh của công ty 36
2 Thực hiện hợp đồng lao động ở công ty 36
CHƯƠNG III. HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 43
I Đánh giá thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng ở công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà 44
1 . Đánh giá chung về tình hình lao động 44
2. Một số nhận xét về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng lao động 45
II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế độ hợp đồng lao động tại công ty 47
1.Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động 46
2.Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ hợp đồng lao động 51
2.1Đối với những quy định của pháp luật về hợp đồng lao động .50
2.1.1 Về pháp luật lao động .50
2.1.2 Về pháp luật hợp đồng lao động . .52
2.2Một số kiến nghị đối với công ty .55
KẾT LUẬN 57
107 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8236 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực tiễn ký kết hợp đồng lao động tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Đặc điểm về sản phẩm.
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là Công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh với mặt hàng chủ yếu là bánh kẹo, ngoài ra còn sản xuất bột dinh dưỡng trẻ em tại xí nghịêp ở Nam Định và một số mặt hàng thực phẩm tại xí nghiệp ở Việt Trì. Hiện nay, danh mục hàng hoá của Công ty rất đa dạng với nhiều chủng loaị khác nhau ( khoảng 150 loại). Trong đó sản phẩm kẹo chiếm 55-56%, bánh các loại khoảng 35-45%.
Ngoài ra vào các dịp lễ tết, Công ty còn sản xuất các loại bánh kẹo hộp với chủng loại và mẫu mã đa dạng nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng như: bánh Sultana, bánh Ambrosia, bánh hộp Time…
Bảng 1: Các loại sản phẩm chính của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Sản phẩm bánh
Sản phẩm kẹo
Biscuit
Cracker
Kem xốp
Kẹo cứng
Kẹo mềm
Kẹo dẻo
Kẹo chew
-Dừa sữa
-Bông cúc
- Thuỷ tiên
- Vanilla
- Petpet
-Dừa hoa quả
- Vennussa
- Paradise
- Bisavita
-Speed cam
- Taro
- Sôcôla
- Kẹo CN dừa
-Kẹocam
- Kẹo tây du ký
- Xốp táo
- Keọ lạc
- Kẹo dâu
- Kẹo cốm
- Sữa dừa
- Jelly
- Chipchip
- Jelly cốc
- Cam
- Dâu
- Nho
- Dưa bở
Nguồn: phòng kinh doanh
Thành phần chủ yếu của bánh kẹo bao gồm: đường, mạch nha, bột mỳ, sữa, hương liệu… với một tỷ lệ nhất định cho mỗi loại sản phẩm. Đây là các loại nguyên liệu hữu cơ, dễ bị vi sinh phá huỷ nên thời gian bảo quản ngắn, thông thường là 60 ngày ( riêng kẹo cà fê là 180 ngày); tỷ lệ hao hụt tương đối lớn và yêu cầu vệ sinh cao. Khác với sản phẩm thông thường, quá trình để hoàn thành sản phẩm bánh kẹo ngắn chỉ trong 3 giờ và không có sản phẩm dở dang.
Với sự đa dạng hoá chủng loại các sản phẩm, Công ty đang hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tới phục vụ đông đảo quần chúng, đáp ứng nhu cầu của tất cả người tiêu dùng. Do đặc thù, mặt hàng bánh kẹo là sản phẩm tiêu dùng không thường xuyên, có tính thời vụ cao đặc biệt là vào dịp lễ tết nên sự thay đổi mặt hàng một cách thường xuyên đã giúp cho Công ty có thể đáp ứng nhanh các nhu cầu có tính chất tức thời, thời vụ của người tiêu dùng.
2.2.2. Yếu tố lao động
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một công ty cổ phần có quy mô tương đối lớn. Từ khi thành lập năm 1959, Công ty có chưa đầy 100 lao động, cho đến nay Công ty đã có gần 2000 lao động đang làm việc và phục vụ ở các phòng ban bộ phận. Nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của Công ty được cung ứng từ thị trường lao động dồi dào ở nước ta. Hàng năm, Công ty tiến hành tuyển dụng và thu nhận các cán bộ kĩ thuật và quản lý từ các trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Nhiệm vụ này do phòng hành chính tổng hợp đảm nhận. Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một lượng lớn lao động theo thời vụ.
2.2.3. Yếu tố máy móc thiết bị của Công ty hiện nay bao gồm:
- Xí nghiệp bánh có 4 dây chuyền: dây chuyền sản xuất kẹo cứng và dây chuyền sản xuất kẹo mềm và dây chuyền sản xuất kẹo gôm.
- Xí nghiệp bột dinh dưỡng Nam Định có dây chuyền bánh kem xốp.
- Xí nghiệp thực phẩm Việt Trì có dây chuyền sản xuất kẹo mềm. Năm 1998 được trang bị thêm dây chuyền sản xuất kẹo Jelly khuôn và Jelly cốc.
Công tác đầu tư, đổi mới trang thiết bị công nghệ được Công ty rất chú trọng. Cho đến nay Công ty đã đầu tư hai nồi nấu kẹo chân không liên tục và một số máy gói kẹo tự động thay thế gói thủ công vừa tăng năng suất lao động vừa đảm bảo vệ sinh công nghiệp, vừa tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Công ty đã nhập các dây truyền công nghệ sản xuất bánh kẹo hiện đại của Đức, Italia, Đan Mạch, Inđonesia… Năm 2001, Công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất kẹo cứng nhân và đầu tư một dây chuyền sản suất kẹo chew của Đức (hình thành nên xí nghiệp kẹo Chew).
Công suất thiết kế của Công ty hiện nay khoảng 20 nghìn tấn bánh kẹo/năm. Do đặc điểm của ngành sản xuất bánh kẹo nước ta mang tính thời vụ nên vào mùa hè các dây chuyền sản xuất bánh kẹo của Công ty chỉ đạt 50 – 60% công suất thiết kế. Trong thời gian này, Công ty thực hiện tốt công tác bảo dưỡng, sửa chữa, chuẩn bị cho hoạt động sản xuất những tháng cuối năm. Như vậy, có thể nói hiện nay Công ty đã có được quy mô sản xuất hiệu quả, vì: máy móc thiết bị của Công ty hoạt động gần 100% công suất vào những tháng đầu năm và những tháng cuối năm.
Bảng 4: Thống kê năng lực sản xuất
STT
Tên thiết bị
Công suất (kg/giờ)
Nước sản xuất
Năm sản xuất
1
Nồi nấu kẹo chân không
300
Đài Loan
1994
2
Dây chuyền sản xuất kẹo cứng
500
Italia
1995
3
Dây chuyền SX kẹo mềm
1000
Hà Lan
1996
4
Dây chuyền SX kẹo Jelly
320
Autralia
1996
5
Dây chuyền SX kẹo Carmen
200
Đức
1998
6
Dây chuyền SX bánh Cracker
300
Đan Mạch
1992
7
Dây chuyền SX bánh Biscuit
500
Italia
1999
8
Dây chuyền SX bánh kem xốp
500
Malaixia
1999
9
Dây chuyền đóng gói bánh
200
Nhật Bản
1995
10
Dây chuyền SX kẹo Chew
400
Đức
2001
Nguồn: Phòng kĩ thuật
2.2.4. Quy trình công nghệ
Với loại hình sản xuất khối lượng lớn đã tạo điều kiện thuận lợi để công ty áp dụng phương pháp sản xuất dây chuyền. Qúa trình công nghệ được chia thành nhiều bước công việc theo một trình tự hợp lý. Mỗi nơi làm việc được phân công chuyên trách một bước công việc nhất định. Do đó, nơi làm việc được trang bị máy móc thiết bị và phục vụ chuyên dùng, hoạt động theo một chế độ tổ chức lao động cao. Mặt khác, các nơi làm việc được tổ chức theo hình thức đối tượng, nói cách khác là theo trình tự chế biến sản phẩm và tạo thành đường dây chuyền, dcủa đó nguyên liệu được vận động theo một hướng nhất định và có đường di động ngắn nhất giúp cho thời gian sản xuất ít bị gián đoạn, đảm bảo 3 ca trong một ngày làm việc, rút ngắn chu kỳ sản xuất: nhanh nhất còn từ 5 – 10 phút và dài nhất từ 3 – 4 giờ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.2.5 Yếu tố vốn
Nguồn vốn của Công ty tăng trưởng đều đặn qua các năm từ 122,168 tỷ đồng năm 2001 lên 179,51 tỷ đồng năm 2005, mặc dù tốc độ tăng trưởng có khác nhau giữa các năm. Năm cao nhất là 2004 tăng 15,87% so với năm 2003 do năm 2004 là năm công ty bắt đầu cổ phần hoá nên có điều kiện để huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau ( mặc dù có không ít những khó khăn ), mặt khác kết quả sản xuất kinh doanh của năm 2004 cũng tăng tạo điều kiện cho công ty tăng vốn chủ sở hữu từ nguồn lợi nhuận để lại.
Từ tháng 1/2004, công ty bánh kẹo Hải Hà chuỷên sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (51% vốn cổ phần) nên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty bao gồm vốn của nhà nước, vốn đóng góp của các cổ đông và vốn từ lợi nhuận giữ lại.
Với tổng số vốn tính đến cuối năm 2005 là khoảng 179,51 tỷ đồng so với các công ty trong nghành bánh kẹo thì vốn của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là khá lớn. Vốn lớn sẽ tạo điều kiện để công ty cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng tiêu chuẩn các nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào và lựa chọn công nghệ hiện đại cho sản xuất và kinh doanh
3. Kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh trong những năm qua
3.1. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ
Sản lượng sản xuất tăng mạnh nhất là vào 2 năm 2002 và 2003 với tốc độ tăng tương ứng là 21,34% và 19,34%,nguyên nhân: Công ty đã áp dụng các biện pháp hợp lý để tận dụng tơí mức đa công suất máy móc thiết bị; tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân làm tăng năng suất lao động; Công ty đã chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị ( năm 2002 dây chuyền sản xuất kẹo chew của Công ty bắt đầu đi vào hoạt động ). Tuy nhiên, đền năm 2004 và 2005 thì sản lượng sản xuất đã tăng với tốc độ chậm lại ( 9,15% và 4,21%) nguyên nhân chính là do công ty đã gần đạt đến mức công suất thiết kế.
Sản lượng tiêu thụ của Công ty cũng tăng dần qua các năm; đạt mức cao nhất vào năm 2002 với tốc độ là 25,17%, đây là năm dây chuyền sản xuất kẹo chew của Công ty bắt đầu đi vào hoạt động và tạo nên “ cơn sốt ” về mặt hàng này trên thị trường. Vịêc sản lượng tiêu thụ có tốc độ tăng giảm sút vào các năm 2003, 2004 và 2005 có thể giải thích là: do những thị trường trọng điểm của công ty đã gần đạt đến mức độ bão hoà; do sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn như Kinh Đô, Hải Châu, Biên hoà…; do sự xuất hiện của những sản phẩm thay thế mặt hàng bánh kẹo. Năm 2005, tốc độ tiêu thụ đạt 5,02% có thể coi là một thành công lớn của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động theo chiều hướng bất lợi.
3.2. Doanh thu và lợi nhuận
Việc sản lượng tiêu thụ tăng dần qua các năm đã kéo theo doanh thu và lợi nhuận của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà cũng tăng dần nhưng không cùng một tỷ lệ. Năm 2002 và 2004 là hai năm có tốc độ tăng nhanh nhất, cụ thể: năm 2002, tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 17,62% và 41,13% còn năm 2004 thì lần lượt là 19% và 41,85%. Điều này có thể được giải thích như sau:
Năm 2002, dây chuyền sản xuất kẹo chew của Công ty bắt đầu đi vào hoạt động và không đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Năm 2004, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, việc sản xuất kinh doanh được tổ chức lại một cách hợp lý, cùng với sự đồng tâm nhất trí của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty đã góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bảng 6: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2001-2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Sản lượng sản xuất
Tấn
9945
12067
1441
15719
16380
Sản lượng tiêu thụ
Tấn
9547
11950
14113
15562
16343
Doanh thu
Tỷ đồng
226,5
226,4
290,5
345,7
375,2
Gía trị SXCN
Tỷ đồng
185,34
225,1
250,21
295,66
320,45
Lợi nhuận ròng
Tỷ đồng
6.2
8,75
10,25
14,54
17,06
Thuế và các khoản nộp
Tỷ đồng
8.62
11,5
14,89
18,17
20,1
Nguồn: phòng TC – KT
Bảng 7: So sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà giai đoạn năm 2001- 2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2002/2001
2003/2002
2004/2003
2005/2004
CL
TL (%)
CL
TL(%)
CL
TL(%)
CL
TL(%)
Sản lượng sản xuất
Tấn
2122
121,34
2334
119,34
1318
109,15
661
104,21
Sản lượng tiêu thụ
Tấn
2403
125,17
2163
118,1
1449
110,27
781
105,02
Doanh thu
Tỷ đồng
39,9
117,62
24,1
109,05
55,2
119
29,5
108,53
Gía trị SXCN
Tỷ đồng
39,76
121,45
25,11
111,16
45,45
118,16
24,79
108,38
Lợi nhuận ròng
Tỷ đồng
2,55
141,13
1,5
117,14
4,29
141,85
2,52
117,33
Thuế và các khoản nộp NS
Tỷ đồng
2,88
133,41
3,39
129,48
3,28
122,03
1,93
110,62
Nguồn: phòng TC – KT
Mặc dù kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong 5 năm trở lại đây (2001- 2005) là tương đối khả quan nhưng công ty cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, đó là: việc nâng công suất trong hoàn cảnh hiện tại là không khả thi vì thiếu vốn và đặc biệt là mặt hàng sản xuất, những thị trường trọng điểm của Công ty gần đạt đến mức bão hoà và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ lớn như Kinh Đô, Bibica, Hải Châu… Vì vậy, trong những năm tới đây để tiếp tục duy trì kết quả này, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà cần đạt được những mục tiêu sau: ổn định quy mô, tăng cường đầu tư chiều sâu để trở thành một trong những thương hiệu bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề, có trang thiết bị hiện đại để có khả năng cạnh tranh với các thương hiệu bánh kẹo mạnh ở trong và ngoài nước.
4.Tổng quát về cơ cấu tổ chức của công ty
4.1. Bộ máy quản trị của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó TGĐ tài chính chính
Phòng kinh doanh
Ban kiểm soát
Phòng tài chính kế toán
Nhà ăn
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Phó TGĐ kinh doanh
Phòng HC-TH
Phòng kĩ thuật
Phòng vật tư
CN TP HCM
Phòng y tế
Bộ phận VP
CN Đà Nẵng
Kho đội xe
Phòng LĐ-TL
XN thực phẩm Việt trì
XN Hà Nội
XN bột dinh dưỡng Nam Định
Đại hội đồng cổ đông
Nguồn: Phòng HC-TH
4.2. Đặc điểm của bộ máy quản trị
Bộ máy quản trị doanh nghiệp của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tổ chức theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến- chức năng. Theo đó các công việc hàng ngày ở các xí nghiệp thực phẩm Việt trì, xí nghịêp Hà Nội và xí nghịêp bột dinh dưỡng Nam Định thuộc trách nhiệm của giám đốc các xí nghiệp này. Tuy nhiên, các kế hoạch và các chính sách dài hạn phải tuân thủ theo kế hoạch và hướng dẫn thực hiện của công ty để phối hợp giữa các xí nghiệp thực hiện mục tiêu chung của công ty. Tổng giám đốc lãnh đạo công ty theo chế độ một thủ trưởng. Tổng giám đốc được sự giúp sức của các phòng chức năng, các chuyên gia, hội đồng tư vấn trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, bàn bạc tìm giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, quyền quýêt định những vấn đề ấy vẫn thuộc về Tổng giám đốc. Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất khi được Tổng giám đốc thông qua, biến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định. Kiểu cơ cấu tổ chức này đã giúp cho công ty có thể hoạt động hiệu quả ở cả hai cấp công ty và xí nghiệp thành viên trong trong điều kiện bộ máy quản trị cồng kềnh, phức tạp. Công tác quản lý tập trung ở công ty, đồng thời các xí nghiệp thành viên được tăng quyền chủ động , tự chịu trách nhằm thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh thống nhất toàn công ty. Đồng thời mô hình này cho phép tổ chức thực hiện nhiều loại sản phẩm của công ty tổng hợp hơn, từ đó có thể tăng lợi nhuận cho toàn doanh nghiệp.
4.3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận.
Đại hội đồng cổ đông:
Bao gồm các cổ đông có quỳên biểu quýêt, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông có các quỳên và nhiệm vụ được quy định tại luật doanh nghiệp và điều lệ công ty. Cụ thể là: quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Bầu, miễm nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; quyết định tổ chức lại và giải thể công ty; quyết định sửa đổi bổ sung Điều lệ của công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng năm; thông qua định hướng phát triển công ty.
Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên, trong đó có 3 thành viên đại diện Nà nước ( chiếm 51% vốn cổ phần) và 2 thành viên là 2 cổ đông có vốn lớn nhất. Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại luật doanh nghiệp và Điều lệ của công ty.
Ban kiểm soát:
Là bộ phận có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc và bộ máy quản lý của Công ty về các hoạt động: tài chính, chấp hành Điều lệ Công ty trong các quyết định, nghị định của Hội đồng quản trị cũng như việc chấp hành pháp luật. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát được quy định cụ thể tại Luật doanh nghịêp và Điều lệ của công ty.
Tổng giám đốc:
Là người đại diện theo pháp lụât của Công ty, có nhiệm vụ điều hành chung mọi hoạt động của Công ty và chịu mọi trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc trực tiếp phụ trách các phòng: phòng hành chính tổng hợp, phòng kĩ thuật và điều hành các xí nghịêp thành viên: xí nghiệp Hà Nội, xí nghịêp thực phẩm Vịêt Trì, xí nghiệp bột dinh dưỡng Nam Định.
Phó tổng giám đốc tài chính:
Là người chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính, quản lý vốn và các nguồn ngân quỹ. Xác định ngân quỹ cho hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm báo cáo với Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị về hiệu quả sinh lợi của Công ty, trực tiếp phụ trách phòng tài chính kế toán.
Phó tổng giám đốc kinh doanh:
Có chức năng và nhiệm vụ quản trị nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, trực tiếp quản lý phòng vật tư, phòng kinh doanh, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, hệ thống phân phối qua các đại lý, nhóm Marketting, kho và đội xe.
Phòng kinh doanh:
Có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, cân đối kế hoạch, điều độ sản xuất, ký hợp đồng và thực hiện việc theo dõi tiêu thụ sản phẩm, tổ chức thăm dò thị trường, xây dựng các chiến lược tiếp thị, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, lập các kế hoạch phát triển Công ty.
Phòng tài chính kế toán:
Có chức năng huy động vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Xác định giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh, thanh toán các khoản nợ vay và trả, thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước.
Phòng kĩ thuật:
Có chức năng nhiệm vụ nghiên cứu kỹ thuật cơ điện, công nghệ; theo dõi việc thực hiện quá trình công nghệ đảm bảo chất lượng, mẫu mã sản phẩm, nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm mới, đảm bảo kỹ thuật của dây chuyền sản xuất, xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Duy tu bảo dưỡng các thiết bị máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị vật chất.của Công ty.
Phòng hành chính tổng hợp:
Có chức năng bảo đảm an ninh, an toàn cho cán bộ công nhân viên chức của công ty. Đảm bảo các chế độ chăm sóc vệ sinh, sức khoẻ, bữa ăn giữa ca cho cán bộ công nhân viên. Lập định mức thời gian cho sản phẩm, tính lương thưởng, tuyển lao động, phụ trách vấn đề cán bộm, bảo hiểm , tiếp khách.
Phòng vật tư:
Có chức năng dự báo nhu cầu vật tư, cân đối kế hoạch thu mua, ký hợp đồng thu mua vật tư và tổ chức theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
cửa hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm:
là nơi giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mà Công ty sản xuất, đồng thời giao dịch và bán các mặt hàng trên.
Hệ thống kho:
Bao gồm kho thành phẩm và kho nguyên vật liệu có chức năng cất giữ, bảo quản và tổ chức xuất-nhập khẩu các loại nguyên vật liệu, sản phẩm. Hiện công ty có khoảng 10 kho và thuê ngoài khoảng 1000m để dự trữ hàng hoá.
Đội xe:
Có chức năng vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm đúng thời gian và địa điểm theo yêu cầu của công ty và khách hàng, đảm bảo hoạt động sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục, thông suốt.
Các chi nhánh Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh:
Có chức năng tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường miền Trung và mìên Nam, không có chức năng sản xuất.
Các xí nghịêp:
Xí nghiệp bột dinh dưỡng Nam Định, xí nghịêp thực phẩm Việt Trì và xí nghiệp Hà Nội đều có chức năng sản xuất các loại bánh kẹo và các sản phẩm thực phẩm khác.
II Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng lao động ở công ty
1.Vai trò hoạt động lao động đối với sản xuất kinh doanh của công ty
2 Thực hiện hợp đồng lao động ở công ty
2.1.Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động được giao kết theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng, không trái với pháp luật và thoả ước lao động tập thể ở những nơi có ký kết thoả ước lao động tập thể
Quá trình thực hiện hợp đồng lao động
2.2.1 Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động
* Các loại hợp đồng và hình thức giao kết hợp đồng lao động trong công ty
Từ khi bộ luật lao động được ban hành ngày 23/6/1994, Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã tiến hành triển khai và phổ biến cho toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty về nội dung của Bộ luật, giúp họ hiểu được lợi ích của việc áp dụng luật lao động trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng lao động và quản lý lao động nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động cũng như của Công ty
Trong những năm vừa qua, ban lãnh đạo của Công ty đã phấn đấu không ngừng nhằm thực hiện tốt các quy định trong Bộ luật lao động. Công ty cũng nhanh chóng tìm hiểu những quy dịnh của chế độ hợp đồng lao động để thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động cho toàn bộ công nhân viên trong công ty.
Trong quá trình ký kết hợp dồng lao động, công ty đã áp dụng ba laọi hợp đồng đó là:
- Loại hợp đồng không xác định thời hạn áp dụng cho công nhân viên chức trước đây trong biên chế của Công ty.
Theo số liệu thống kê năm 2005 tổng số lao động đã ký hợp đồng dài hạn với công ty là 1011 người
- Loại hợp đồng có thời hạn từ 1 đến 3 năm áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất, phụ thuộc vào hợp đồng kinh doanh của Công ty, những công việc mang tính ổn định sau khi đã thử việc. Những cán bộ là những sinh viên mới tốt nghiệp từ các trường được nhận về phải ký hợp đồng có thời hạn, sau đó mới chuyển sang hợp đồng không xác định thời hạn. Công ty cũng thực hiện quy định không ký liên tiếp nhiều hợp đồng có thời hạn dưới một năm đối với công việc mang tính ổn định, nhằm tránh gây thiệt thòi cho lợi ích của người lao động
Năm 2005 số lượng lao động ký kết hợp đồng lao động với công ty theo hình thức hợp đồng từ 1-3 năm là 486 người
- Loại hợp đồng thứ ba là loại hợp đồng mùa vụ có thời hạn dưới 12 tháng giành cho những công việc có thời vụ, tạm thời chưa ổn định
Số lượng lao động ký kết loại hợp đồng loại này ở Công ty là 483 người.
Như vậy, qua quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã thu hút được khá nhiều lao động với đủ mọi loại hình hợp đồng lao động được ký kết theo đúng các quy định trong việc ký kết hợp đồng lao động do luật định
* Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
- Bản hợp đồng lao động của Công ty được ghi theo một bản mẫu in sẵn theo Quyết định 207/LĐ-TB-XH ngày 02/04/1993 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội.
Chẳng hạn, bản hợp đồng được ký kết ngày 1/11/2004 giữa ông Nguyễn Đình Tấn là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà và ông Nguyễn Quốc Kỳ, như sau:
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Chúng tôi một bên là ông, bà: NGUYỄN ĐÌNH TẤNChức vụ: Tổng giám đốc Công tyĐại diện cho: Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HàĐịa chỉ: 25 Trương Định Điện thoại 048632956
Và một bên là ông, bà: Nguyễn Quốc Kỳ Quốc tịch: Việt NamSinh ngày 12 tháng 1 năm 1977 Tại Bình Định
Nghề nghiệp: Chuyên viên quản lý thị trườngThường trú tại: Số 11A Nguyễn Chánh, Thị Nại, Quy Nhơn, Bình ĐịnhMang CMND số: 211656916 cấp ngày 08/03/1996, Nơi cấp: Ca Bình Định
Thỏa thuận ký kết HĐLĐ và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:
Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng
- Loại hợp đồng lao động: HĐ xác định thời hạn
- Từ ngày 1 tháng 11 năm 2004 đến ngày 1 tháng 11 năm 2005
- Địa điểm làm việc: Chi nhánh TP HCM- Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
- Chức danh chuyên môn: Chuyên viên quản lý thị trường và làm các công việc khác khi được phân công
Điều 2: Chế độ làm việc:
- Thời giờ làm việc: 8giờ / ngày và theo yêu cầu công việc
- Đợc cấp phát những dụng cụ làm việc gồm: Đủ để làm việc
- Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định hiện hành của Nhà nước
Điều 3: Nghĩa vụ, quyền hạn và các quyền lợi Người lao động đợc hưởng như sau:
1. Nghĩa vụ: Trong công việc chịu sự điều hành trực tiếp của ông, bà:
Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động.
Chấp hành lệnh điều hành sản xuất- kinh doanh, nội quy kỷ luật lao ddongj, an toàn lao động…
2.Quyền lợi:
- Phương tiện đi lại làm việc: Cá nhân tự túc
- Mức lương chính hoặc tiền công: Hưởng lương theo Bảng lương A.15. Chế biến lương thực- Thực phẩm, nhóm II; bậc 1/6; Hệ số 1,35
và thay đổi theo quyết định lương của Công ty
- Được trả lương theo các ngày 5 và 20 hàng tháng
- Tiền thưởng: Theo quy định của Công ty
- Chế độ nâng lương: Theo quy định của Luật lao động
- Được trang bị bảo hộ lao động bao gồm: Được cấp theo vị trí công tác
- Chế độ nghỉ ngơi (nghỉ hang tuần, phép năm, lễ tết…): Theo quy định của Luật lao động
- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: Hàng tháng người sử dụng lao động trích 6% từ tiền lương tháng của người lao động và số tiền trong giá thành tương ứng bằng 17% tiền lương tháng của người lao động để đóng góp 20% cho cơ quan BHXH và 3% cho cơ quan BHYT
- Chế độ đào tạo:
Những thoả thuận khác :
Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của Người sử dụng lao động:
1. Nghĩa vụ:
- Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong HĐLĐ
- Thanh toán đầy đủ, dứt điểm các chế độ và quyền lợi của Người lao động đã cam kết trong HĐLD, thoả ước lao động tập thể
2. Quyền hạn:
- Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng ( Bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc…)
- Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, thoả ước lao động tập thể và nội quy lao động của doanh nghiệp.
Điều 5: Điều khoản thi hành
-Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng lao động này thì áp dụng quy định của thoả ước lao động tập thể, trường hợp chưa có thoả ước lao động tập thể thì áp dụng quy định của Pháp luật lao động.
- Hợp đồng lao động được làm thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2004. Khi hai bên ký kết phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục hợp đồng lao độngcũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng lao động này.
- Hợp đồng này làm tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà ngày 1 tháng 11 năm 2004
Người lao động Người sử dụng lao động (ký tên) (Ký tên, đóng dấu)
* Qua bản hợp đồng lao động trên ta có thể thấy được việc ký kết hơp đồng lao động tại Công ty bánh kẹo Hải Hà phù hợp với quy định của pháp luật. Nội dung chính củ HĐLĐ này bao gồm các điều khoản sau:
1. Chủ thể hợp đồng
Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng bao gồm :
- Bên sử dụng lao động: ông Nguyễn Đình Tấn- Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
- Người lao động: ông Nguyễn Quốc Kỳ
Như vậy, Cả hai bên tham gia ký kết đã cung cấp những thog tin cần
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32220.doc