MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý bán hàng 3
I. Cơ sở lý luận của hợp đồng đại lý bán hàng 3
1. Cơ chế kinh tế Việt Nam thời kỳ kế hoạch hoá tập trung 3
2. Kinh tế thị trường và các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam 3
2.1. Sự điều tiết vĩ mô của nhà nước xã hội chủ nghĩa với cơ chế thị trường 6
2.2. Các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 7
2.3 Đại lý trong kinh doanh thương mại 8
II. Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý bán hàng: 10
1. Những vấn đề chung về hợp đồng kinh tế: 10
1.1. Khái niệm hợp đồng: 10
1.2. Phân biệt bản chất các loại hợp đồng: 11
2. Hệ thống văn bản quy định về hợp đồng. 11
3. Quá trình hình thành và phát triển của hợp đồng kinh tế ở Việt Nam: 12
4. Hợp đồng đại lý: 14
4.1. Khái niệm: 14
4.2. Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý 15
Chương 2: Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý bán hàng tại Công ty Thực phẩm Hà Nội 23
I. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 23
1. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi kinh doanh 23
1.1. Chức năng: 23
1.2. Nhiệm vụ: 23
1.3. Lĩnh vực kinh doanh: 23
1.4. Phạm vi kinh doanh và hoạt động: 23
1.5. Các mặt hàng chính của công ty: 23
2. Hệ thống tổ chức của công ty: 23
2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty: 23
2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 23
3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 23
3.1. Hệ thống kênh tiêu thụ: 23
3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh: 23
3.3. Mục tiêu, kế hoạch năm 2007: 23
II. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý bán hàng: 23
1. Trình tự ký kết hợp đồng đại lý bán hàng: 23
1.1. Hợp đồng đại lý bao tiêu sản phẩm: 23
1.2. Hợp đồng đại lý bán hàng với Metro: 23
2. Tình hình thực hiện hợp đồng đại lý bán hàng tại công ty: 23
2.1. Thực hiện các điều khoản: 23
2.2. Các biện pháp bảo đảm hợp đồng: 23
2.3. Điều kiện thanh lý hợp đồng: 23
3. Giải quyết tranh chấp: 23
Chương 3: Một số khuyến nghị góp phần khắc phục những tồn tại tại công ty Thực phẩm Hà Nội 23
I. Đánh giá việc thực hiện hợp đồng đại lý bán hàng ở Công ty Thực phẩm Hà Nội 23
1. Những kết quả đã đạt được 23
2. Những tồn tại, vướng mắc: 23
3. Nguyên nhân những tồn tại, vướng mắc đó: 23
4. Phương hướng phát triển của công ty trong tương lai: 23
4.1. Căn cứ, đề xuất: 23
4.2. Phương hướng phát triển trong tương lai: 23
II. Kiến nghị 23
1. Về phía Nhà nước: 23
2. Về phía công ty: 23
3. Về phía đại lý: 23
KẾT LUẬN 23
Danh mục tài liệu tham khảo 23
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2176 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý bán hàng tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án khi xét thấy vụ án chưa đủ điều kiện để xét xử hoặc vụ án không đáng xét xử ở Toà án.
* Phiên toà sơ thẩm:
Xét xử sơ thẩm là quan trọng vì đây là xét xử lần đầu, cơ quan tố tụng tiến hành tất cả các bước của việc xét xử một vu án dân sự.
Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 1 Thẩm phán, 2 Hội thẩm nhân dân, do Thẩm phán làm chủ toạ.
Những người tham gia phiên toà sơ thẩm gồm: các đương sự, người đại diện cho Công ty Thực phẩm Hà Nội, người đại diện Đại lý bán hàng…
Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực ngay, pháp luật còn một thời gian để cho các bên kháng cáo nếu thấy chưa thoả mãn với bản án, và còn cho cơ quan Nhà nước kkháng nghị nếu thấy bản án được giải quyết chưa hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.
* Giải quyết tranh chấp tại toà án cấp phúc thẩm:
Trong thời hạn 15 ngày từ ngày Toà sơ thẩm tuyên án, các bên Công ty Thực phẩm Hà Nội, đại lý bán hàng có thể kháng cáo lên cơ quan xét xử cấp trên.Những phần của bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì chưa được thi hành ngay. Những phần của bản án hoặc quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo thì có hiệu lực thi hành từ ngày hết thời hạn kháng cáo.
Trường hợp TAND tỉnh xét xử phúc thẩm vụ án của TAND huyện thì thời hạn diễn ra phiên toà phúc thẩm là 3 tháng từ ngày nhận hồ sơ.
Trường hợp TAND tối cao xét xử phúc thẩm vụ án của TAND tỉnh thì thời hạn diễn ra phiên toà phúc thẩm là 4 tháng từ ngày nhận hồ sơ.
* Phiên toà phúc thẩm:
Hội đồng xét xử gồm: 3 Thẩm phán, trong đó có 1 Thẩm phán là chủ toạ.
Người tham dự phiên toà do Toà án gọi nếu thấy cần thiết.
Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền xét xử:
- Giữ nguyên bản án sơ thẩm (y án).
- Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm.
- Huỷ bỏ bản án sơ thẩm và giao cho TAND cấp dưới xét xử sơ thẩm lại với sự hướng dẫn của TAND cấp phúc thẩm.
- Huỷ bỏ bản án sơ thẩm, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Bản án phúc thẩm là chung thẩm, có hiệu lực thi hành ngay từ ngày tuyên án. Tuy nhiên vẫn giữ quyền kháng cáo, kháng nghị theo các thủ tục khác.
* Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Giám đốc thẩm:
Giám đốc thẩm là việc xem xét lại bản án đã có hiệu lực nhưng bị kháng nghị vì phát hiện những sai sót nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án.
* Căn cứ để kháng nghị là:
- Kết luận của bản án, quyết định không phù hợp với tình thế khách quan.
- Có hiện tượng vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
- Có hiện tượng phạm sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
* Các chủ thể có quyền kháng nghị là:
- Chánh án Toà án tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị với các bản án của các TAND các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.
- Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng cáo đối với bản án của TAND cấp huyện.
Thời hạn kháng nghị là 3 năm từ ngày bản án đã có hiệu lực.
* Thẩm quyền của Giám đốc thẩm (GĐT):
- Uỷ ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh có quyền GĐT với bản án của TAND cấp huyện.
- Toà chuyên trách của TAND tối cao có quyền GĐT với các bản án của TAND cấp tỉnh.
- Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có quyền GĐT với các bản án của Toà kinh tế TAND tối cao.
* Kết quả của thủ tục GĐT:
- Giữ nguyên bản án đã có hiệu lực pháp luật.
- Giữ nguyên bản án đã được sửa đổi, huỷ bỏ, phục hồi bản án bị sửa đổi.
- Huỷ bỏ các bản án đã hiệu lực pháp luật để xem xét.
- Đình chỉ việc giải quyết vụ án sau khi huỷ bỏ vụ án.
* Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Tái thẩm (TT):
*Căn cứ để kháng nghị:
- Bản án, quyết định trước đây dùng làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án nay đã bị huỷ bỏ.
- Có dấu hiệu là người tiến hành tố tụng làm sai lệch vụ án.
- Có căn cứ cho thấy việc làm chứng, giám định, phiên dịch của lần xét xử trước đây là không chính xác.
- Xuất hiện thêm tình tiết mới có khả năng làm thay đổi cơ bản kết quả của bản án.
* Chủ thể của Tái thẩm:Giống GĐT.
* Thời hạn: 1 năm từ ngày biết được tình tiết mới.
* Hậu quả của Tái thẩm: Giống GĐT.
Có thể xử lại từ đầu theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm.
Giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài:
Khi có tranh chấp xảy ra các bên có thể giải quyết tranh chấp đó bằng con đường trọng tài nếu trước đó ( lúc ký hợp đồng) các bên có thoả thuận trọng tài hợp pháp.
Thoả thuận trọng tài không hợp pháp sẽ bị coi là vô hiệu trong những trường hợp sau đây:
- Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối, đại diện; đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li xăng; đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; thăm dò khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.
- Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật.
- Một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung;
- Thoả thuận trọng tài không được lập theo quy định tại điều 9 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003. Hình thức của thoả thuận trọng tài phải bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.Thoả thuận trọng tài có thể là một văn bản riêng đính kèm hợp đồng hoặc là một điều khoản của hợp đồng.
* Quá trình khởi kiện:
- Khi tranh chấp xảy ra, một trong các bên gửi đơn kiện lên trung tâm trọng tài đã chọn hoặc gửi cho bên tranh chấp với mình( theo vụ viêc).Khi đó bên kia sẽ gửi cho bên khởi kiện bản tự bảo vệ.
- Lập hội đồng trọng tài: gồm 3 thành viên.
+ Theo vụ việc: thành lập hội đồng trọng tài, nếu không được thì đưa ra toà án: giải quyết một vụ việc kinh doanh. Trọng tài viên các bên chọn có thể trong hoặc ngoài danh sách của trung tâm, có thể là trọng tài nước ngoài.
+ theo thoả thuận trong hợp đồng: do chính trọng tài đã thoả thuận trước đó giải quyết.
- Chuẩn bị giải quyết:
+ Đầu tiên là bước chuẩn bị hồ sơ.
+ Trọng tài có thể xem xét tại chỗ.
+ Theo một bên nào đó, trọng tài có thể cho tiến hành trưng cầu giám định.
+ Trong trường hợp cần thiết, có thể trọng tài sẽ đề nghị toà án áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời.
+ Tiến hành hoà giải: nếu hoà giải thành công thì chấm dứt. Ngược lại thì trọng tài sẽ tiến hành giải quyết vụ tranh chấp.
- Giải quyết tranh chấp:
Thông qua phiên họp giải quyết tranh chấp, gồm: chủ tịch hội đồng trọng tài, các bên có người làm chứng, người phiên dịch. Các bên tranh luận, sau đó đưa ra quyết định phán quyết của trọng tài. Quyết định này là chung thẩm, có hiệu lực thi hành ngay.
- Thi hành quyết định của trọng tài:
Các bên phải thi hành ngay quyết định của trọng tài. Một bên có thể đề nghị cơ quan thi hành án dân sự áp dụng các biện pháp để thi hành án, cũng có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế, như thi hành một quyết định của toà án.
Khi trọng tài giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài có thể áp dụng luật của Việt Nam hoặc luật của nước ngoài, hoặc một quy tắc trọng tài áp dụng luật nước ngoài( Luật Thương mại Quốc tế).
- Xem xét, huỷ quyết định trọng tài:
Một trong hai bên tranh chấp có thể yêu cầu toà án xem xét huỷ quyết định trọng tài tại toà án cấp tỉnh nơi mà trọng tài đã giải quyết. Toà án xem xét không phải xem xét và xử lại vụ tranh chấp, chỉ xem xét tính hợp pháp trong quy trình giải quyết tranh chấp của trọng tài. Nếu không có sai phạm trong quá trình đó, toà án công nhận quyết định đó. Ngược lại, toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định của trọng tài, các bên đưa ra toà án giải quyết. Quy trình giải quyết tranh chấp tại toà án lại tiến hành từ đầu như phần trên.
Chương 2
Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý bán hàng
tại Công ty Thực phẩm Hà Nội
I. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Công ty Thực phẩm Hà Nội ra đời cách đây 50 năm theo Quyết định của Bộ Nội Thương( nay là Bộ Thương Mại) ngày 10/7/1957.
Trong suốt những năm 1957-1990 công ty thực phẩm kinh doanh theo cơ chế bao cấp, việc mua bán hàng hóa của công ty đều theo kế hoạch của cơ quan chủ quản cấp trên giao một cách cứng nhắc, tách rời nhu cầu thực tế, mua theo kế hoạch bán theo tiêu chuẩn. Vì vậy nhiệm vụ chủ yếu của công ty là bảo quản và phân phối hàng hoá. Từ năm 1990, công ty chuyển sang hạch toán kinh tế độc lập. Có thể nói, đây là những năm đầy khó khăn do hậu quả của nhiều năm hoạt động theo cơ chế cũ, nhất là khi thị trường hết sức sôi động, cạnh tranh diễn ra dưới mọi hình thức, với mọi thành phần kinh tế khác nhau. Trước tình hình đó, công ty đã mạnh dạn, sáng tạo, vận dụng ưu thế của thị trường đưa ra những quyết định nhằm đổi mới hoạt động kinh doanh, đổi mới quản lý kinh tế phần nào đã đem lại hiệu quả đáng kể.
Đến ngày 26/01/1993 theo Quyết định số 490 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Nghị định số 388/CP của Chính phủ, Công ty được thành lập lại, chính thức được công nhận là doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Sở Thương mại.
Từ ngày 22/8/2004 Công ty chuyển đổi thành công ty TNHH Nhà nước một thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp 1999, là một trong 23 thành viên trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội.
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN THỰC PHẨM HÀ NỘI
Tên viết tắt bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN THỰC PHẨM HÀ NỘI
Tên giao dịch quốc tế: HA NOI FOODSTUFF COMPANY
Tên viết tắt bằng tiếng Anh: HAFOCO.
Trụ sở của công ty: số 24-26 Trần Nhật Duật, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: (04)8.253825
Cùng với sự chuyển dịch của nền kinh tế sang cơ chế thị trường, để tháo gỡ những khó khăn, chuyển dần sang hạch toán độc lập, công ty đã từng bước đề ra những phương hướng mục tiêu phù hợp nhằm đáp ứng được những nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thành phố, không ngừng tạo vị thế vững mạnh của mình trên thị trường.
1. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi kinh doanh
1.1. Chức năng:
Công ty Thực phẩm Hà Nội có chức năng hạch toán kinh tế độc lập theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, luôn phải đảm bảo có kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với thị trường, đem lại hiệu quả cao, góp phần tích luỹ vốn cho doanh nghiệp và đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội, đồng thời tạo ra việc làm, nâng cao đời sống và thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng ổn định hơn.
Là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Công ty Thực phẩm Hà Nội từng bước đầu tư cơ sở vật chất, quảng bá thương hiệu, xây dựng công ty ổn định phát triển sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, góp phần tham gia bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng không ngừng tăng lên của người dân thành phố.
1.2. Nhiệm vụ:
Tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật và đúng nghành nghề tại đăng ký kinh doanh số 105734 ngày 3/3/1993 do phòng đăng ký kinh doanh thành phố cấp.
Đảm bảo hoạt động có hiệu quả, giữ vững vai trò chủ đạo của nghành, trước hết là những mặt hàng thiết yếu ở những thời điểm và địa bàn trọng điểm, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa của nhân dân thủ đô, đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán buôn và bán lẻ.
Thực hiện tốt chỉ tiêu nộp ngân sách( nộp thuế doanh thu, thuế vốn, kkhấu hao cơ bản, bảo hiểm xã hội…) và chịu mọi trách nhiệm về kết quả lao động của mình. Quản lý và kinh doanh có hiệu quả tài sản, tiền vốn, đội ngũ lao động, bảo toàn và tăng trưởng vốn được giao.
Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên.
Mở rộng liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế, góp phần tổ chức hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố, với các tỉnh.Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường…giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
1.3. Lĩnh vực kinh doanh:
a) Nghành nghề kinh doanh:
- Nghành nghề kinh doanh chủ yếu:
Xuất nhập khẩu, kinh doanh bán buôn, bán lẻ tư liệu tiêu dùng, thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, thực phẩm chế biến, thuỷ hải sản tươi và chế biến, nguyên liệu tiêu dùng cho sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc.
Đại lý phân phối, liên doanh liên kết với các tổ chức sản xuất kinh doanh trong nước và nước ngoài. Sản xuất chế biến thực phẩm, kinh doanh dịch vụ khách san, cho thuê kho, văn phòng.
b) Sản phẩm chính:
- Sản phẩm chính của công ty.
+ Thịt lợn tươi và sản phẩm chế sẵn.
+ Thịt bò tươi và sản phẩm chế sẵn.
+ Thịt gia cầm các loại.
+ Thực phẩm chế biến các loại.
+ Thực phẩm công nghệ
1.4. Phạm vi kinh doanh và hoạt động:
Ngày đầu mới thành lập, công ty có nhiệm vụ cung cấp thực phẩm cho nhân dân thủ đô và lân cận. Ngày nay với năng lực sản xuất ngày càng tăng, công ty đã vươn xa hơn ra các vùng miền , và xuất khẩu.
1.5. Các mặt hàng chính của công ty:
Hàng thực phẩm tươi sống là một trong những thế mạnh của công ty thực phẩm Hà Nội, thường bao gồm:
- Thịt lợn tươi và sản phẩm chê biến
- Thịt bò tươi và sản phẩm chế biến
- THịt gia cầm các loại
- Thuỷ hải sản tươi và chế biến
- Thực phẩm chế biến các loại
- Hoa quả tươi đóng hộp
Bên cạnh đó công ty cũng kinh doanh các mặt hàng khác như:
- Nguyên liệu dùng cho sản xuất thực phẩm
- Tư liệu tiêu dùng khác
Mặt hàng thực phẩm chế biến, đóng hộp có tính chất dễ bảo quản, thời gian sử dụng dài, thuận tiện cho việc dự trữ hàng hoá. Ngược lại, mặt hàng thực phẩm tươi sống cũng là mặt hàng mang tính đặc thù như chu kỳ ngắn, khó bảo quản, nên công ty căn cứ vào nhu cầu thị trường để quyết định lượng hàng hoá nhập vào, lượng hàng hoá dự trữ cần thiết một cách hợp lý. Công ty đặc biệt đẩy mạnh những mặt hàng chủ lực, tăng lượng hàng bán ra trên thị trường, tăng doanh thu bán hàng góp phần thực hiện chức năng kinh doanh, thu hồi vốn nhanh, bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, đồng thời góp phần thoả mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng hàng hoá cho xã hội, đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định giá cả trên thị trường.
2. Hệ thống tổ chức của công ty:
2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty:
S¬ ®å bé m¸y tæ chøc cña c«ng ty
Ban gi¸m ®èc
Tæng Gi¸m ®èc
03 Phã Tæng Gi¸m ®èc
Phßng Kinh tÕ ®èi ngo¹i Marketting
Phßng KÕ to¸n
Phßng tæ chøc hµnh chÝnh
Phßng KÕ ho¹ch kinh doanh
Phßng §Çu tư
C¸c ®¬n vÞ s¶n xuÊt
C¸c ®¬n vÞ kinh doanh
C¸c ®¬n vÞ kinh doanh dÞch vô kh¸c s¹n
C¸c Liªn doanh
XNSX chÕ biÕn
SPXK Lương yªn
XNTP Tæng hîp Tù LiÖt
XN khai th¸c vµ øng dông thùc phÈm tæng hîp
XN chÕ biÕn b¶o qu¶n ®«ng l¹nh
1. TTTM V©n hå
2.TTTM vµ DÞch vô Ng· T Së
3. Cöa hµng thùc phÈm Chợ H«m
4. Cöa hµng thùc phÈm Chî Bëi
5. Cöa hµng thùc phÈm Thµnh C«ng
6. Cöa hµng thùc phÈm Hµng bÌ
7. Cöa hµng thùc phÈm Ch©u Long
8. Cöa hµng thùc phÈm Cöa Nam
9. Cöa hµng thùc phÈm Hµng Da
10. Cöa hµng thùc phÈm Lª Quý §«n.
11. Cöa hµng thùc phÈm Kim Liªn.
12. Cöa hµng thùc phÈm Kh©m Thiªn.
1. Kh¸ch s¹n V¹n Xu©n
2. Kh¸ch S¹n §«ng Xu©n
1. Liªn doanh Hµ Néi - Seiyu
2. Liªn doanh cao èc ¸ ch©u
2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc:
Gồm một Tổng Giám đốc và 3 Phó Tổng Giám đốc Công ty
-Tổng Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước vè toàn bộ hoạt động của công ty, đồng thời cũng là người đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên công ty theo luật định.
Hiện công ty đang chưa bổ nhiệm được chức danh Tổng Giám đốc nên một Phó Tổng Giám đốc đảm nhiệm công việc của Tổng Giám đốc, goi là Phó tổng Giám đốc phụ trách chung.
Phó Tổng Giám đốc Công ty phụ trách chung, ông Thái Quang Dũng, trực tiếp chỉ đạo các công việc sau:
+ Tổ chức nhân sự, đề bạt cán bộ, quyết định về tiền lương, tiền thưởng, sử dụng các quỹ của công ty.
+ Định hướng kinh doanh và quyết định các chủ trương lớn về phát triển kinh doanh.
+ Quản lý và xây dựng cơ bản, đổi mới điều kiện làm việc, kinh doanh.
+ Ký kết hợp đồng kinh tế.
+ Ký kết phiếu thu- chi thanh toán theo định kỳ.
+ Chỉ đạo hoạt động kinh doanh của công ty.
-Phó Tổng Giám đốc: có nhiệm vụ giúp Tổng Giám đốc Công ty chỉ đạo và giải quyết các vấn đề sau:
+ Quản trị hành chính văn phòng công ty.
+ Bảo vệ an ninh thanh tra.
+ Bảo hộ lao động và vệ sinh an toàn.
+ Giải quyết các vấn đề có liên quan đến bảo hiểm do công ty thu mua bảo hiểm.
-Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh: Ông Phạm Duy Hưng.
+Đề xuất, định hướng phương thức kinh doanh.
+ Khai thác, tìm nguồn hàng trong và ngoại tỉnh gắn với địa chỉ tiêu thụ hàng hoá.
+ Tổ chức công tác tiêu thụ Marketing và quảng cáo.
Ngoài ra Phó Tổng Giám đốc còn có nhiệm vụ thay mặt Tổng Giám đốc công ty điều hành việc quản lý công ty khi Tổng Giám đốc Công ty đi vắng hoặc quyết định các công việc đột xuất theo yêu cầu công tác của công ty.
Các phòng ban:
*Phòng tổ chức hành chính: Ông Nguyễn Văn Thịnh- Trưởng phòng, kiêm Chủ tịch Công đoàn.
Là phòng chức năng tham mưu tổng hợp giúp việc Ban giám đốc những công việc sau:
- Lập quy hoạch cán bộ, chịu trách nhiệm tổ chức sắp xếp cán bộ công nhân viên, tuyển dụng nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ CBCNV.
- Giải quyết các chế độ chính sách, quyền lợi cho CBCNV trong công ty.
- Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của các đơn vị, các phòng ban về phân công, phân cấp quản lý.
- Tổ chức các phong trào thi đua và đề xuất thi đua khen thưởng.
- Tiếp nhận và giải quyết thuộc thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo có liên quan tới hoạt động của công ty
- Tổ chức kiểm tra và soạn thảo các văn bản hướng dẫn các ddơn vị thực hiện quy định về công tác bảo vệ, an toàn hàng hoá, giữ gìn trật tự an toàn đơn vị.
- Hướng dẫn và tổ chức kiểm tra các đơn vị thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước và quy chế của cơ quan.
- Công tác quản trị hành chính.
- Công tác văn thư, lưu trữ tài liệu, công văn giấy tờ của công ty.
*Phòng kế toán tài vụ:Bà Hoàng Thị Liên- Trưởng phòng.
- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh thống kê, kế toán, các quy định của Nhà nước trong công tác hạch toán kế toán và luật thuế.
- Kiểm tra và quản lý chặt chẽ tài sản, nguồn vốn, quản lý tài chính, và có kế hoạch tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm trình Tổng Giám đốc.
- Tổng hợp quyết toán tài chính và phân tích tình hình tài chính hàng quý, hàng năm.
- Thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước theo chế độ và quy định của Nhà nước.
- Theo dõi tổng hợp tình hình sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý mạng lưới kinh doanh dịch vụ của công ty.
- Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị về các thủ tục quản lý hồ sơ, sổ sách, chứng từ, hoá đơn ban đầu.
Hệ thống kế toán tài vụ công ty bao gồm:
+Kế toán trưởng.
+ Kế toán ngân hàng.
+ Kế toán thuế và thu chi ngân sách Nhà nước.
+ Thủ quỹ.
+ Kế toán chi phí.
+ Kế toán tổng hợp.
+ Kế toán hàng hoá.
* Phòng kế hoạch kinh doanh:Bà Tạ Thị Liên-Trưởng phòng.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm.
- Lập báo cáo định kỳ về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp đổi mới phương thức kinh doanh, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiên pháp lệnh đo lường chất lượng hàng hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Được Giám đốc uỷ quyền trong một số trường hợp ký kết hợp đồng mua bán tạo nguồn hàng cung ứng cho các đơn vị trực tiếp tham gia kinh doanh.
* Phòng kinh tế đối ngoại:
- Quản lý hoạt động kinh doanh với nước ngoài.
- Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng theo quy định của giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại.
- Khảo sát thị trường, khai thác nguồn hàng trong và ngoài nước, và tổ chức tiêu thụ.
* Phòng đầu tư:
- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản cải tạo sửa chữa các mạng lưới công ty.
- Lập kế hoạch về quản lý tài chính, đầu tư xây dựng, đấu thầu theo chế độ hiện hành.
- Thực hiện các quy chế quản lý đầu tư xây dựng và quy chế đấu thầu trong việc thực hiện triển khai dự án, tiến hành các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản.
- Theo dõi, giám sát, quản lý và tổng hợp tình hình thực hiện dự án, quyết toán và hoàn công theo quy định.
- Thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nhà đất gồm nhà, đất là tài sản cố định và nhà, đất thuê của công ty kinh doanh nhà.
* Các đơn vị trực thuộc công ty:
Bao gồm có 10 cửa hàng, 02 trung tâm thương mại, 01 trung tâm y tế, 04 xí nghiệp chế biến thực phẩm, 02 khách sạn, và 02 liên doanh. Cụ thể:
+ Cửa hàng thực phẩm Chợ Hôm.
+ Cửa hàng thực phẩm Bưởi.
+ Cửa hàng thực phẩm Thành Công.
+ Cửa hàng thực phẩm Hàng Bè.
+ Cửa hàng thực phẩm Lê Quý Đôn.
+ Cửa hàng thực phẩm Châu Long.
+ Cửa hàng thực phẩm Hàng Da.
+ Cửa hàng thực phẩm Kim Liên.
+ Cửa hàng thực phẩm Khâm Thiên.
+ Xí nghiệp chế biến thực phẩm Lương Yên.
+ XÍ nghiệp chế biến thực phẩm Tựu Liệt.
+ XÍ nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp.
+ Xí nghiệp chế biến bảo quản đông lạnh Mơ.
+ Trung tâm thương mại Vân Hồ.
+ Trung tâm thương mại và dịch vụ Ngã Tư Sở.
+ Trung tâm y tế.
+ Khách sạn Vạn Xuân.
+ Khách sạn Đồng Xuân.
+ Liên doanh Hà Nội- Seiyu.
+Liên doanh cao ốc Á Châu.
3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
3.1. Hệ thống kênh tiêu thụ:
Nhµ m¸y
C¸c ®¬n vÞ kinh doanh
C¸c ®¹i lý
3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh:
Nguồn cung ứng của công ty:
Tình hình mua vào:
Việc mua hàng không chỉ đơn thuần là lựa chọn mặt hàng và phương pháp mua hàng. Việc áp dụng theo phương pháp nào là phụ thuộc vào đặc điểm của mặt hàng kinh doanh. Mặt hàng kinh doanh sẽ quyết định mua theo phương thức nào thì triệt để. Quá trình mua hàng là quá trình phân tích lựa chọn để đi đến quyết định mua hàng gì, mua của ai, với số lượng và giá cả bao nhiêu.
Bảng số liệu dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ tình hình mua vào của công ty thực phẩm Hà Nội giai đoạn 2004-2006
Bảng số 1: Tình hình mua vào của Công ty năm 2004-2006.
Đơn vị tính: triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005
Số tuyệt đối
Số tương đối
Số tuyệt đối
Số tương đối
Tổng hàng mua
83.647
110.250
119.651
26.603
31,80
9.401
8,53
Đối với HĐ thương mại
50.950
67.250
73.585
16.300
31,99
6.335
9,42
Thực phẩm nông sản
17.950
21.515
23.930
3.565
19,86
2.415
11,22
Thuỷ hải sản
19.750
29.385
32.305
9.635
48,78
2.920
9,93
Thực phẩm khác
13.250
16.350
17.350
3.100
23,39
1.000
6,11
Đối với sản xuất
25.530
33.015
37.091
7.485
29,31
4.076
1,52
các loại cũ quá dành cho sản xuất
16.010
23.195
25.725
7.185
44,88
2.530
10,90
Hàng khô
7.950
8.215
9.692
265
3,33
1.477
79,97
Hương liệu+ Gia vị
1.565
1.605
1.674
40
2,55
69
4,29
Đối với dịch vụ
7.167
9.985
8.975
2.818
39,32
-1.010
-10,11
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
Qua bảng số liệu trên ta thấy hàng hoá mua vào của công ty tăng dần theo từng năm. Tổng trị giá hàng mua vào năm 2005 đã tăng 31,80% so với năm 2004. Năm 2006 tăng 8,53% s với năm 2005.
Hàng mua vào cho hoạt động thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 60% tổng hàng mua. Giá trị hàng mua vào trong hoạt động thương mại năm 2005 so với năm 2004 tăng 31,99%(16.300 triệu đồng). Trong đó mặt hàng thuỷ hải sản tăng mạnh. Năm 2005 so với năm 2004 gias trị hàng mua vào của thuỷ hải sản tăng 48,78%( 9.635 triệu đồng). Tuy nhiên, đến năm 2005 thì tăng 9,93%(2.920 triệu đồng) so với năm 2004.
Hàng hoá mua vào cho hoạt động sản xuất chiếm tỷ trọng gần 30% trong tổng hàng mua. Giá trị hàng mua vào cho sản xuất năm 2005 tăng 29,31%(7.485 triệu đồng).Năm 2006 so với năm 2005 tăng 1,52% (4.076triệu đồng).
Hàng hoá mua vào cho dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng từ 7,5 đến 9% của tổng hàng mua vì đây là một nghành khá mới mẻ nên công ty đang nghiên cứu để có thể mở rộng hoạt động này.
Như vậy có thể thấy rằng tình hình mua vào của công ty tăng mạnh nhất là năm 2005. Công ty đã đẩy mạnh hoạt động mua vào nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường mở rộng quy mô đối với hoạt động thương mại và sản xuất kinh doanh.
Tình hình dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
Dự trữ hàng hoá được hình thành ở các doanh nghiệp là do đòi hỏi tất yếu của việc đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính dự trữ hàng hoá đảm bảo cho vòng tròn trao đổi kinh tế trong hệ thống thị trường vận hành .
Hoạt động chủ yếu của công ty thực phẩm Hà Nội là mua, bán, dự trữ hàng hoá. Cả ba hoạt động này phải có sự kết hợp chặt chẽ và phối hợp nhịp nhàng, như vậy mới đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Căn cứ vào những nhu cầu và những biến đổi trên thị trường, công ty đã có kế hoạch xử lý hàng hoá hợp lý và cần thiết phục vụ cho việc bán hàng không bị gián đoạn, góp phần tăng doanh thu, tạo ra lợi nhuận và hoàn thành các chỉ tiêu mà công ty đã đề ra.
Nhà cung ứng chủ yếu:
Trong cơ chế thị trường, với sự nhạy bén của mình, công ty đã không ngừng mở rộng các mối quan hệ với mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân, các cơ sở sản xuất chế biến…Với một hệ thống các nhà cung cấp luôn đáp ứng và thoả mãn các nhu cầu cả về số lượng và chất lượng, công ty luôn đảm bảo được nguồn hàng cung cấp ra
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32034.doc