Khi có nhu cầu nhập NVL , số lượng , chủng loại , thậm chí giá cả sẽ được công ty báo trước cho bên cung cấp . Bên cung cấp sẽ báo lại cho công ty bằng giấy báo giá để công ty lựa chọn . Công ty thường ký hợp đồng dài hạn từng năm với các công ty này . Còn các vật liệu phụ trợ khác , công ty sẽ cử người thuộc phòng vật tư nguyên liệu đi mua . Hoặc thậm chí cử ngay nhân viên trực thuộc bộ phận sử dụng đi mua (đối với những NVL có giá nhỏ , số lượng ít) . Việc vận chuyển NVL về công ty có thể do bên bán đảm nhiệm , hoặc do công ty tự vận chuyển . NVL được nhập kho được thủ kho sắp xếp vào đúng chỗ quy định . Những NVL khác chủng loại có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nhau được chứa trong các kho khác nhau , đảm bảo khoa học , hợp lý cho việc bảo quản NVL , thuận tiện cho công tác theo dõi và nhập- xuất kho . Tuỳ theo từng loại NVL mà thủ kho có chế độ bảo quản khác nhau
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2743 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần thăng long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rọng tài theo quy định của pháp luật .
Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài , nếu một bên khởi kiện tại tòa án thì tòa án phải từ chối thụ lý , trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu .
Thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản , thỏa thuận trọng tài thông qua thư , điện báo , telex , fax , thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên , giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thỏa thuận trọng tài bằng văn bản .
1.4.4 . Tòa án
Việc giải quyết các tranh chấp còn được tiến hành bằng cách đi kiện ra tòa án , người có quyền lợi bị vi phạm sau khi thương lượng không thành công hoặc bỏ qua bước thương lượng , có thể đi kiện ra tòa để nhờ tòa án xét xử tranh chấp nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình . Từ đó có thể gọi đi kiện là phương pháp giải quyết tranh chấp bằng xét xử tại tòa án .
Có thể nói chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa của nước ta đã được quy định khá chặt chẽ . Luật Thương Mại 2005 với tư cách là nguồn luật chính và chuyên nghành đã quy định đầy đủ các vấn đề về quá trình giao kết , thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như trách nhiệm của các bên nếu có vi phạm hợp đồng và các phương thức giải quyết tranh chấp . Tuy nhiên , để các hoạt động trên diễn ra đúng theo quy định của pháp luật thì còn phụ thuộc rất nhiều vào việc áp dụng tại các chủ thể kinh doanh , mà trong bài này là công ty Cổ phần thăng long .
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN VÀ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUÂT TRONG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CÔ PHẦN THĂNG LONG
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CỔ PHẦN THĂNG LONG
2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.1 Tên , địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Tên đơn vị : Công ty cổ phần Thăng Long
Tên giao dịch : Thang long Joint-Stock Company
Trụ sở giao dịch : Số 3 , Ngõ 191 đường Lạc Long Quân , phường Nghĩa Đô , quận Cầu giấy , Hà Nội;
Điện thoại: (84-4) 753 4862 | 753 0055
Fax: (84-4) 836 1898
Website : www .vangthanglong .com .vn
Giấy đăng ký kinh doanh số : 0103001012 ngày 05/09/2002
Ngành nghề kinh doanh : sản xuất công nghiệp đồ uống có cồn và không cồn .
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Quá trình hình thành và phát triển của công ty qua các giai đoạn sau :
*Giai đoạn 1989-1993 : sản xuất thủ công
Công ty CPTL trước đây là xí nghiệp rượu – nước giải khát Thăng Long được thành lập ngày 24/03/1989 theo quyết định số 6145/QĐ-UB . Khi mới thành lập , xí nghiệp chỉ là một đơn vị sản xuất hoàn toàn thủ công với 50 công nhân , cơ sở vật chất nghèo nàn . Với nỗ lực vượt qua khó khăn , xí nghiệp có những thành công ban đầu . Hoạt động sản xuất kinh doanh dần dần ổn định và có hiệu quả .
* Giai đoạn 1993-1997 : sản xuất bán cơ giới và cơ giới .
Khẳng định được năng lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh , từ xí nghiệp rượu- nước , giải khát Thăng Long , Công ty rượu- nước giải khát Thăng Long chính thức được thành lập theo quyết định số 3021/QĐUB của UBND thành phố Hà Nội ngày 16/08/1993 . Trong giai đoạn này , công ty đã đầu tư rất lớn vào mua sắm TSCĐ với số vốn là 11 tỷ đồng . Máy móc thiết bị đã dần thay thế lao động thủ công .
* Giai đoạn 1997 đến nay : cơ giới hoá và tự động hoá
Trong giai đoạn này , công ty luôn luôn khai thác tìm hiểu nhu cầu thị trường , và nhận thấy rằng chỉ có phương thức sản xuất cơ giới hoá , tự động hoá mới đủ khả năng thoả mãn nhu cầu của thị trường .
Song song với hoạt động đầu tư đổi mới , công ty cũng từng bước áp dụng các hoạt động quản lý chất lượng quốc tế HACCP , ISO . Năm 2000 công ty nhận được chứng chỉ ISO 9002…
Nhờ sự mạnh dạn đầu tư đổi mới , công ty đã có sự thay đổi về chất lượng . Giai đoạn này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử , theo quyết định số 54/2001/QĐ-TTG ngày 23/04/2001 của thủ tướng chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Cty rượu- nước giải khát Thăng Long thành Công ty cổ phần Thăng Long .
2.1.2. Chức năng , nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh
2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ
* Chức năng
Với chức năng sản xuất kinh doanh phục vụ tiêu dùng trên thị trường phục vụ lợi ích kinh tế cho đất nước , Công ty cổ phần Thăng Long được thành lập với những ngành nghề kinh doanh chủ yếu :
- Sản xuất công nghiệp các loại đồ uống có cồn và không có cồn
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống tổng hợp
- Sau sản xuất các loại bao bị Polyetylen phục vụ cho sản xuất
* Nhiệm vụ
- Cùng với doanh nghiệp thuộc sở thương mại Hà Nội , công ty nhận và sử dụng có hiệu vốn của nhà nước giao
- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ CBCNV
- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý sản xuất . Phát triển thương hiệu vang Thăng Long trong nước và thị trường quốc tế .
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước .
2.1.2.2 Các hàng hoá và dịch vụ hiện tại
Hiện nay Công ty có 9 sản phẩm Vang khác nhau:
- Vang nhãn vàng (Vang truyền thống): Là Vang tổng hợp với hương vị đặc trưng của các loại trái cây có hương vị đặc biệt ở Việt Nam . Vang với độ rượu nhẹ do lên men , có tác dụng bồi bổ sức khoẻ theo truyền thống phương Đông . Đây là mặt hàng chủ chốt của công ty . Hàng năm , doanh thu Vang Nhãn vàng chiếm trên 97% tổng doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm của công ty .
- Vang Thăng Long 2 năm , 5 năm: Là loại vang có hương vị đặc trưng của các loại trái cây . Với độ rượu nhẹ tạo cảm giác êm dịu do tàng trữ lâu năm , có tác dụng bồi bổ sức khoẻ theo truyền thống phương Đông . Là sản phẩm có màu nâu ánh đỏ tươi , hương thơm , vị chua , chát .
- Vang Sơn Tra Thăng Long: Là sản phẩm được lên men từ quả Sơn Tra- vị thuốc dân gian truyền thống của Việt Nam . Vang với độ rượu nhẹ do lên men , có tác dụng bồi bổ sức khoẻ , tạo cảm giác hưng phấn êm dịu .
- Vang nho Thăng Long (Nho ngọt): Được làm từ quả nho chín giống ngoại nhập vùng Phan Rang; có vị chua , chát , ngọt hài hoà; giàu vitamin và độ rượu nhẹ do lên men .
- Vang Nho chát Thăng Long (loại thường và loại xuất khẩu): Được làm từ quả nho chín giống ngoại nhập vùng Phan Rang bằng phương pháp chế biến và lên men hiện đại; có vị chua , chát hài hoà theo thói quen tiêu dùng quốc tế .
- Vang Dứa Thăng Long: Là sản phẩm được lên men từ nước dứa thuần khiết; với độ rượu nhẹ , hương thơm , vị ngọt , chua hài hoà; tạo cảm giác hưng phấn , êm dịu .
- Vang Vải Thăng Long (loại thường và loại xuất khẩu): Được làm từ quả Vải thiều Hải Dương độc đáo bằng phương pháp chế biến và lên men hiện đại . Vang vải có hương vị đặc trưng , thuộc dòng Vang trắng theo thói quen tiêu dùng quốc tế .
- Vang nổ Thăng Long: Là sản phẩm lên men từ hoa quả với độ rượu nhẹ , bọt ga đầy trắng mịn , tạo cảm giác hưng phấn , êm dịu , vui tươi .
- Rượu Vodka Thăng Long và rượu Vodka hương lúa : Đây là hai loại rươu có nồng độ mạnh công ty mới sản xuất nhằm hướng tới một lượng đông đảo người sử dụng trên thị trường .
Với chiến lược đa dạng hoá sản phẩm như vậy , doanh số tiêu thụ của công ty không ngừng tăng , năng lực cạnh tranh các sản phẩm của công ty cũng ngày càng được nâng cao . Các sản phẩm của công ty đã dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng bằng giá cả và chất lượng cũng như uy tín doanh nghiệp . Như vậy , Công ty đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm theo hướng sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau nhưng vẫn trong dòng sản phẩm Vang và Rượu .
Quá trình đa dạng hóa sản phẩm của Công ty được cụ thể hoá như sau: Sản phẩm đầu tiên của Công ty từ khi thành lập là Vang nhãn vàng truyền thống , một sản phẩm thuộc loại Vang ngọt . Sau đó , Công ty tiến hành nghiên cứu và sản xuất thêm các loại Vang Dứa , Vang Sơn tra , Vang Nho ngọt . Đây cũng vẫn là các sản phẩm Vang ngọt . Đến năm 2005 , nhu cầu đối với Vang ngọt có xu hướng giảm mạnh và thay đổi đó là nhu cầu đối với Vang chát tăng lên . Công ty đã tiếp tục nghiên cứu , cải tiến và đưa ra thị trường các sản phẩm Vang Nho chát và Vang Vải . Bên cạnh đó , Công ty cũng sản xuất thêm sản phẩm Vang Nổ và đến năm 2006 đã đưa ra thị trường sản phẩm rượu Vodka Vang Thăng Long .
2.1.3 . Danh sách cổ đông chính của công ty và cơ cấu vốn góp
Vốn điều lệ của Công ty là 18 .000 .000 .000 VND (Mười tám tỷ đồng)
Tổng số vốn điều lệ của Công ty được chia thành 1 .800 .000 cổ phần với mệnh giá là 10 .000 VND/cổ phần .
2.1.3.1 Danh sách cổ đông chính của công ty
- Tổng Công ty Thương mại Hà Nội
Quyết định thành lập số 125/2004/QĐ-UB của Uỷ ban nhân nhân Thành phố Hà Nội ngày 11/8/2004 .
Địa chỉ trụ sở chính: Số 38 – 40 Lê Thái Tổ , phường Lê Thái Tổ , quận Hoàn Kiếm , Hà Nội
Người đại diện quản lý phần vốn góp:
+ Bà Tô Thanh Huyền
Sinh ngày 01/ 09/ 1961 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
CMND số: 010181202 do Công an Hà Nội cấp ngày 26/10/2005
Nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú: Số 8 Ô Quan Trưởng , phường Đồng Xuân , quận Hoàn Kiếm , Hà Nội .
Chỗ ở hiện tại: Số 8 Ô Quan Trưởng , phường Đồng Xuân , quận Hoàn Kiếm , Hà Nội .+ Bà Mai Khuê Anh
Sinh ngày 01/ 06/ 1962 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
CMND số: 010167703 do Công an Hà Nội cấp ngày 10/10/1996
Nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú: Số 81 A Trần Quốc Toản , phường Trần Hưng Đạo , quận Hoàn Kiếm , Hà Nội
Chỗ ở hiện tại: Số 34-Ngách 158/51 Ngọc Hà , Quận Ba Đình , Hà Nội
- Ông Nguyễn Hữu Nga
Sinh ngày 20/11/1961 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
CMND số: 011784492 do Công an TP Hà Nội cấp ngày 10/9/1993
Nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú: Số 1 Bích Câu , phường Quốc Tử Giám , quận Đống Đa , Hà Nội
Chỗ ở hiện tại: Số 1 Bích Câu , phường Quốc Tử Giám , quận Đống Đa , Hà Nội
- Ông Nghiêm Xuân Thuỵ
Sinh ngày 05/11/1958 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
CMND số: 010304490 do Công an TP Hà Nội cấp ngày 14/2/2003
Nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú: Số 1 phố Chả Cá , phường Hàng Đào , quận Hoàn Kiếm , Hà Nội
Chỗ ở hiện tại: Số 5 , ngõ Yên Ninh , phường Trúc Bạch , quận Ba Đình , Hà Nội
- 390 cổ đông khác .
2.1.3.2 Cơ cấu vốn góp:
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội góp 7 .217 .700 .000 VND (Bảy tỷ , hai trăm mười bảy triệu , bảy trăm nghìn đồng) , tương ứng 721 .770 cổ phần , chiếm 40 ,1% vốn điều lệ .
Phần vốn còn lại do các cổ đông khác góp tương ứng 10 .782 .300 .000 VND (mười tỷ , bảy trăm tám mươi hai triệu , ba trăm ngàn) cổ phần , chiếm 59 ,9% vốn điều lệ
2.1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty cổ phần
Công ty được tổ chức dựa theo chức năng nhiệm vụ như sau :
2.1.4.1 Đại hội đồng cổ đông :
Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan có quyền lực cao nhất của công ty , toàn quyền quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích , quyền lợi công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông
2.1.4.2 Hội đồng quản trị : gồm 5 người
Theo kết quả Đạu hội cổ đông thường niên diễn ra ngày 01/04/2008 , công ty Cổ phần Thăng Long có cơ cấu thành viên Hội đồng quả trị nhiệm kỳ 3 như sau:
Bà Mai Khuê Anh – Chủ tịch hội đồng quản trị
Ông Tô Thanh Huyền – Uỷ viên hội đồng quản trị
Ông Nghiêm Xuân Thụy – Uỷ viên hội đồng quản trị
2.1.4.3 Ban kiểm soát
Bà Đỗ Tuệ Tâm – Trưởng ban kiểm soát
Ông Nguyễn Tiến Vĩnh – Uỷ viên
Ông Trần Thị Ngọc Lan – Uỷ viên
2.1.4.4 Ban giám đốc :
Ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo các bộ phận cấp một , các bộ phận có nhiệm vụ cung cấp thông tin trợ giúp cho việc quản lý của ban Giám đốc .
Giám đốc - ông Nghiêm Xuân Thuỵ:
Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của công ty , lập chương trình , kế hoạch hoạt động và theo dõi quá trình thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị
Phó giám đốc Ông Hoàng Minh Thọ
Là người giúp giám đốc quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.4.5 Phòng chức năng
Hệ thống phòng ban chức năng của công ty được tổ chức rất chặt chẽ và tạo được mối liên kết giữa các phòng , bao gồm 10 phòng được tổ chức như sau:
+ Phòng tổ chức- hành chính
- Làm công tác tổ chức cán bộ , nhân sự tiền lương và các chế độ đối với cán bộ công nhân viên trong toàn công ty .
- Công tác bảo hộ lao động
- Công tác thi đua tuyên truyền
- Quản lý hồ sơ và văn thư lưu trữ
- Công tác quản trị văn phòng phẩm , in ấn
- Công tác tạp vụ , y tế , nhà khách
+Phòng thị trường
- Nghiên cứu , phân tích , đánh giá thị phần của công ty , nghiên cứu đánh giá năng lực của các đối thủ cạnh tranh , tìm kiếm các giải pháp để mở rộng thị trường , dự báo nhu cầu thị trường
+ Phòng vật tư nguyên liệu
- Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tiêu thụ phẩm
- Cung ứng các nguyên- nhiên vật liệu phục vụ sản xuất
- Cùng với phòng thị trường : nghiên cứu , phân tích các vấn đề về thị trường
+ Phòng Công nghệ
Nghiên cứu , cải tiến ổn định , nâng cao chất lượng sản phẳm hiện có của công ty
Phát triển các mặt hàng mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm của công ty theo nhu cầu thị trường
+ Phòng QLCL – QLSX
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm
- Duy trì thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu thụ ISO 9002
- Lập kế hoạch sản xuất hàng năm
- Tổ chức , quản lý sản xuất để hoàn thành định mức kế hoạch sản xuất hàng năm về số lượng và chất lượng
- Đề xuất , thực hiện các phương án cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm
+ Phòng cơ điện
- Quản lý kỹ thuật cơ điện , sử dụng , bảo trì , sửa chữa máy móc thiết bị
- Quản lý việc đầu tư xây dựng cơ bản
- Quản lý hệ thống điện nước , xử lý nước thải
+ Phòng kế toán
- Tổ chức hạch toán kế toán hoạt động SXKD của công ty
- Lập và thực hiện kế hoạch tài chính cho từng năm
- Cung cấp thông tin kế toán cho lãnh đạo công ty và cơ quan chức năng qua hệ thống báo cáo tài chính
+ Ban bảo vệ
- Bảo vệ tài sản của công ty
- Thực hiện kiểm tra hành chính ra vào công ty
- Phòng chống bão lụt , trộm cắp
2.1.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.5.1 Phân tích theo loại hình sản phẩm Nguồn: Phòng Thị trường công ty CP Thăng long
Stt
Lo¹i s¶n phÈm
2005
2006
2007
Sè tiÒn
Tû träng
Sè tiÒn
Tû träng
Sè tiÒn
Tû träng
1
Vang Th¨ng Long truyÒn thèng
63 .845
98 ,400%
70 .270
98 ,400%
73 .656
97 ,630%
2
Vang S¬n Tra
85
0 ,100%
138
0 ,200%
52
0 ,069%
3
Vang næ
334
0 ,500%
360
0 ,500%
237
0 ,310%
4
Vodka 39
0
0 ,000%
0
0 ,000%
1 .047
1 ,390%
5
Rîu vang døa
44
0 ,068%
59
0 ,082%
22
0 ,030%
6
Vang 2 n¨m
281
0 ,430%
287
0 ,410%
290
0 ,380%
7
Vang 5 n¨m
311
0 ,480%
291
0 ,410%
135
0 ,120%
Tæng gi¸ trÞ b¸n ra
64 .900
71 .405
75 .439
ĐVT : triệu đồng
Nhận xét :
Có thể nói đây là những sản phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận với chất lượng tốt , giá cả phù hợp với thu nhập của người dân , mẫu mã trang nhã , độ cồn nhẹ thích hợp với các cuộc vui liên hoan , phù hợp với các lứa tuổi . Vang Thăng Long (Vang truyền thống) năm 2006 tăng 6 .425 triệu so với năm 2005 , năm 2007 tăng 3 .386 triệu so với năm 2006 . Tiếp đó là Vang 2 năm , năm 2006 so với năm 2005 tăng 6 triệu . Còn một số loại sản phẩm khác sản lượng tiêu thụ cũng tăng nhưng ít hơn như Vang Dứa , Vang Sơn Tra , Vang 5 năm .
5.2 Phân tích theo hình thức tiêu thụ Nguồn: Phòng Thị trường công ty CP Thăng long
ĐVT:triệuđồng
ChØ tiªu
N¨m 2006
N¨m 2007
Chªnh lÖch 2007/2006
Sè tiÒn
( tû ®ång)
Tû träng
(% )
Sè tiÒn
( tû ®ång)
Tû träng
(% )
Doanh sè b¸n
59 .253
100
65 .000
100
5 .747
B¸n bu«n
57 .771
97 ,5
63 .700
98
5 .929
B¸n lÎ
1 .482
2 ,5
1 .300
2
-182
Nhận xét :
Doanh số bán năm 2007 là 65 tỷ đồng tăng 5 ,747 tỷ đồng so với năm 2006 . Bán hàng theo phương thức bán buôn đạt kết quả cao hơn phương thức bán lẻ . Bán buôn năm 2007 tăng 5 ,929 tỷ đồng so với năm 2006 . Doanh số bán lẻ giảm theo các năm . Năm 2007 so với năm 2006 doanh thu bán lẻ giảm 0 ,182 tỷ đồng . Việc sản lượng sản phẩm tiêu thụ qua hình thức bán lẻ giảm cho thấy công ty coi phương thức bán buôn là phương thức tiêu thụ chủ yếu và truyền thống
2.1.5.3 Phân theo khu vực thị trường Nguồn: Phòng Thị trường công ty CP Thăng long
ĐVT : triệu đồng
2005
2006
2007
STT
ChØ tiªu
Sèluîng
Tûträng
Sèluîng
Tû träng
Sèluîng
Tû träng
1
Hµ Néi
2 .720
48 ,60%
2 .800
51 ,90%
3 .030
48 ,10%
2
H¶i D¬ng
346
6 ,20%
208
3 ,90%
327
5 ,20%
3
B¾c Ninh
297
5 ,30%
320
5 ,90%
343
5 ,40%
4
Hµ T©y
290
5 ,20%
285
5 ,30%
305
4 ,80%
5
VÜnh Phóc
254
0
287
5 ,30%
303
4 ,80%
6
Nam Hµ
293
5 ,20%
242
4 ,50%
353
5 ,60%
7
Qu¶ng Ninh
241
4 ,30%
275
5 ,10%
283
4 ,50%
8
H¶i Phßng
227
4 ,10%
240
4 ,50%
252
4 ,00%
9
Th¸i Nguyªn
214
3 ,80%
220
4 ,10%
232
3 ,70%
10
Yªn B¸i
194
3 ,50%
256
4 ,70%
267
4 ,20%
11
C¸c tØnh kh¸c
520
9 ,30%
258
4 ,80%
607
9 ,60%
Tæng gi¸ trÞ
5 .596
100 ,00%
5 .491
100 ,00%
6 .302
100 ,00%
Nhận xét :
Lượng tiêu thụ vang trên thị trường Hà Nội là lớn nhất chiếm tỷ trọng xấp xỉ 50% trong suốt 3 năm 2005 , 2006 và 2007 . Sản lượng tiêu thụ tại Hà Nội tăng nhẹ trong năm 2006 (2 ,9%) và tăng khá cao trong năm 2007 ( 8 ,2%) . Còn một số tính khác số lượng cũng tăng hơn năm trước , công ty sẽ mở rộng thêm các kênh phân phối , đặt thêm đại lý và đưa ra các sản phẩm phù hợp . Có thể nói rằng , thị trường Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn nhất nên công ty tập trung khai thác triệt để thị trường Hà Nội .
2.1.5.4 Phân theo thời gian Nguồn: Phòng Thị trường công ty CP Thăng long
Sè tt
ChØ tiªu
2005
2006
2007
Sè tiÒn
Tû träng
Sè tiÒn
Tû träng
Sè tiÒn
Tû träng
1
Quý I
15 .369
23 ,2%
13 .912
19 ,5%
18 .057
23 ,5%
2
Quý II
3 .108
4 ,7%
3 .150
4 ,4%
2 .446
3 ,2%
3
Quý III
5 .251
7 ,9%
6 .643
9 ,3%
11 .790
15 ,4%
4
Quý IV
42 .392
64 ,1%
47 .742
66 ,8%
44 .481
57 ,9%
Tæng gi¸ trÞ
66 .120
100 ,0%
71 .447
100 ,0%
76 .774
100 ,0%
Nhận xét :
Rượu vang là loại rượu thích hợp với các cuộc vui lễ tết nên sản lượng tiêu thụ tăng đột biến trong quý I và quý IV của năm . Vì vậy công ty có chính sách điều tiết , phân phối sản phẩm cho phù hợp với từng quý của năm tránh tình trạng thiếu thừa trong mùa tiêu thụ .
2.2 VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG LONG
2.2.1 Phân loại hợp đồng mụa bán hàng hóa của công ty
2.2.1.1 Hợp đồng mua nguyên vật liệu
* Hợp đồng mua hoa quả làm rượu
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các loại rượu vang , với khối lượng đầu ra lớn nên nguyên vật liệu (NVL) sử dụng cho sản xuất của công ty cổ phần Thăng Long cũng rất phong phú và đa dạng . Tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất rượu vang gồm có các loại nguyên vật liệu chủ yếu như các loại quả ( mơ , mận , nho , dứa , sơn tra , dâu…) , nước cốt (cốt mơ , cốt mận , cốt nho…) các loại hương liệu (đường , cồn , thảo quả , quế chi , dinh dưỡng , sa nhân…)
NVL ở đây cũng có những đặc điểm riêng là :
Với NVL chủ yếu trực tiếp tạo nên sản phẩm rượu vang là các loại hoa quả , không phải lúc nào cũng sẵn có mà theo mủa vụ , do đó vào thởi điểm mùa vụ của mỗi loại quả công ty phải nhập một lượng quả đủ dùng cho cả năm . Hơn nữa , là thực phẩm , các loại quả rất dễ dập nát , hư hỏng bởi vậy công ty cần có biện pháp thu mua , bảo quản , dự trữ cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục thường xuyên .
Một đặc điểm nữa của NVL trong công ty là tỷ trọng chi phí NVL trong giá thành đơn vị sản phẩm chiếm tới 80% . Điều này càng góp phần khẳng định vị trí quan trọng của NVL trong công ty .
Nguồn NVL của công ty chủ yếu là mua ngoài và hoàn toàn là mua trong nước . Thông thường , công ty mua với khối lượng lớn nên đối với những NVL như hoa quả , công ty phải cho người đến tận nơi thu mua để nghiệm thu sản phẩm đảm bảo chất lượng đúng yêu cầu .
Việc thu mua cũng như xuất dùng NVL tại công ty do Phòng vật tư nguyên liệu trực tiếp quản lý . Căn cứ vào định mức về nguyên vật liệu và kế hoạch sản xuất , phòng vật tư nguyên liệu tiến hành kế hoạch xây dựng sản phẩm cho từng tháng , quý , năm . Trên cơ sở nhu cầu nguyên vật liệu được xét duyệt , phòng vật tư nguyên liệu sẽ chủ động tìm kiếm nguồn cung cấp thích hợp , đảm bảo thu mua NVL đúng về chất lượng , đủ về chất lượng , hợp lý về giá cả để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh và luân chuyển NVL liên tục , tránh ứ đọng về vốn trong các NVL tồn kho .
Khi có nhu cầu nhập NVL , số lượng , chủng loại , thậm chí giá cả sẽ được công ty báo trước cho bên cung cấp . Bên cung cấp sẽ báo lại cho công ty bằng giấy báo giá để công ty lựa chọn . Công ty thường ký hợp đồng dài hạn từng năm với các công ty này . Còn các vật liệu phụ trợ khác , công ty sẽ cử người thuộc phòng vật tư nguyên liệu đi mua . Hoặc thậm chí cử ngay nhân viên trực thuộc bộ phận sử dụng đi mua (đối với những NVL có giá nhỏ , số lượng ít) . Việc vận chuyển NVL về công ty có thể do bên bán đảm nhiệm , hoặc do công ty tự vận chuyển . NVL được nhập kho được thủ kho sắp xếp vào đúng chỗ quy định . Những NVL khác chủng loại có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nhau được chứa trong các kho khác nhau , đảm bảo khoa học , hợp lý cho việc bảo quản NVL , thuận tiện cho công tác theo dõi và nhập- xuất kho . Tuỳ theo từng loại NVL mà thủ kho có chế độ bảo quản khác nhau
* Hợp đồng mua các vật liệu chứa đựng sản phẩm
Công ty cổ phần Thăng Long có một hệ thống kho nhằm quản lý chặt chẽ các loại vật tư hàng hoá của công ty . Nếu chỉ tính riêng cho các loại kho có nhiệm vụ dự trữ NVL thì trong công ty có những kho sau:
- Kho chai bẩn: Kho này chứa các loại vỏ chai được nhập từ các công ty thuỷ tinh , vỏ chai thu mua và vỏ chai xử lý lại . Đây là kho phục vụ chủ yếu cho phân xưởng rửa chai .
- Kho chai sạch: Kho này chứa tất cả các loại vỏ chai đã được rửa sạch ở phân xưởng rửa , chuẩn bị đưa sang phân xưởng đóng rượu .
- Kho nút nhãn: Kho này chứa tất cả các loại nút , nhãn sẽ được đưa sang phân xưởng đóng rượu để hoàn thành sản phẩm của công ty ở khâu cuối cùng .
- Kho bao bì- vật rẻ: Đây là kho chứa bao bì phục vụ cho việc đóng rượu (chủ yếu là thùng carton đựng rượu) và chứa tất cả các loại công cụ dụng (vật rẻ) của công ty .
Bên cạnh các kho vật liệu có mặt tại công ty , ở cơ sở 2- Vĩnh Tuy- Thanh Trì cũng có các kho tương ứng để phục vụ cho quá trình sản xuất ở đó .
Trong quá trình xuất NVL để sản xuất , có loại NVL bỏ ngay một lần trong quá trình sản xuất (như nho , mận , mơ , táo , dâu…) , nhưng cũng có loại NVL được bỏ dần dần (như cốt dâu , cốt mơ , đường) . Hàng ngày , dựa vào các phiếu giao việc , các tổ sẽ đi nhận phần NVL theo nhu cầu sản xuất . Cuối tháng , số NVL chưa dùng hết sẽ nhập lại kho , một số khác nếu không đem nhập lại kho thì phảI có phiếu báo vật tư còn lại nơi sản xuất do tổ trưởng tổ sản xuất lập . Ngoài ra có tổ thống kê có nhiệm vụ kiểm tra số liệu vào cuối tháng và gửi lên phòng kế toán .
Các loại NVL công ty thường mua của các cơ sở quen thuộc như :
- Công ty rượu Đồng Xuân- Vĩnh Phú ,
- Công ty CP NSTP Quảng Ngãi
- Công ty thủy tinh Malaya
- Công ty thủy tinh Hải Phòng .
2.2.1.2 Hợp đồng bán sản phẩm
Công ty hiện nay thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm qua 2 kênh phân phối là:
- Kênh trực tiếp: bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng
- Kênh gián tiếp: bán sản phẩm thông qua hệ thống đại lý
* Hợp đồng bán hàng cho đại lý Công ty
Đây là cách thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty , phần lớn người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm của công ty qua kênh phân phối này
Hiện tai , công ty có 2 dạng kênh gián tiếp:
Kênh cấp 1:
Công ty ---------à Các đại lý bán lẻ ----------à người tiêu dùng
Hiện tại , ở miền bắc , công ty có 35 đại lý bán lẻ . Các đại lý này không trực thuộc quản lý của công ty . Họ là khách hàng , và được hưởng các chính sách ưu đãi của công ty như chiết khấu , giảm giá…
Kênh cấp 2:
Công ty ---à Nhà buôn bán sỉ ---à Nhà bán lẻ ----à Người tiêu dùng
Hiện tai , ở miền bắc , công ty có 11 nhà phân phối . Các nhà phân phối này là các bạn hàng rất quan trọng của công ty , góp phần phân phối các sản phẩm của công ty ra khắp các tỉnh thành . Công ty hiện cũng đang xúc tiến các hoạt động tăng cường mối quan hệ với các nhà phân phối hiện có và mở rộng thêm các nhà phân phối mới
Theo Điều 166 Luật Thương mại 2005 quy định thì:
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại , theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua , bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao .
Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ .
Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán , nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ .
Hoa hồng đại lý:
Hiện nay công ty chủ yếu bán hàng qua các trung gian thương mại như tổng đại lý , đại lý cấp 2 . Công ty sử dụng đòn bảy hoa hồng đại lý để khuyến khích đại lý bán hàng . Cụ thể hiện nay mức hoa hồng công ty đang áp dụng là 3% so với giá chuẩn đối với tất cả các sản phẩm . Với biện pháp này công ty đã thúc đẩy các đại lý chủ động sáng tạo để tìm ra các phương pháp bán hàng có hiệu quả cao để có thể bán hàng được nhiều nhất .
Nhờ biện pháp này công ty vừa bán được sản phẩm vừa tiết kiệm được chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng , chi phí thuê cửa hàng , chi phí tìm kiếm thị trường . Do đó ta có thể thấy đây là một trong những biện pháp giúp sản lượng tiêu thụ của công ty tăng lên trong năm 2007 .
H
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30172.doc