Chuyên đề Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ

PHẦN II: NỘI DUNG

I. Khái niệm về bảo hiểm xã hội

II. Tổng quan về Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội

III. Thực trạng

1. Công tác thu bảo hiểm xã hội

2. Công tác thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội

PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

I. Nhận xét

II. Kiến nghị

 

 

 

 

 

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế là 155 người(trong đó 76 cán bộ nữ chiếm 49%, đảng viên chiếm 54%, cán bộ viên chức có trình độ đại học và trên đại học 88%, có 23 cán bộ để giúp Sở tạm thời đáp ứng công tác của cơ quan) độ tuổi bình quân của cán bộ công chức là 37 tuổi Với cơ cấu nhân sự như trên việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại Sở khá linh hoạt và toàn diện. Tỷ lệ cán bộ nữ làm việc tại Sở khá cao, độ tuổi bình quân của cán bộ nhìn chung còn trẻ. Đặc điểm này liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm như chế độ thai sản, chế độ hưu trí… 2. Khái quát về quá trình tìm hiểu thu thập thông tin Tìm hiểu và thu thập thông tin là một việc quan trọng trong quá trình thực tập của sinh viên, bởi nó giúp cho mỗi sinh viên thêm tầm hiểu biết và phục vụ tốt nhất cho việc viết đề tài. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình tìm hiểu thu thập thông tin vì vậy ngay từ khi đi thực tập bản thân em đã xác định đề tài để viết báo cáo thực tập và có sự chuẩn bị cho việc thu thập thông tin, tài liệu nhằm hoàn thành tốt nhất cho việc nghiên cứu cũng như là viết đề tài thực tập tốt nghiệp mà mình đã lựa chọn. Được sự giúp đỡ của cơ quan nơi thực tập đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, cũng như các cán bộ, nhân viên tại Sở trong quá trình thực tập, trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin. Vì thế mà các số liệu em trình bầy trong đề tài này mang tính sát thực. Số liệu được rút ra từ các báo cáo tháng, báo cáo quý và báo cáo năm của cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, các số liệu được rút ra từ bảng đối chiếu bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm xã hội của nhân viên, biên bản đối chiếu nộp sổ bảo hiểm xã hội trong các năm 2006, 2007…Tuy nhiên các số liêu không thể đưa vào bài viết một cách thuần tuý mà còn phải thông qua quá trình xử lý thông tin, đánh giá và đưa ra được bản chất của vấn đề cầm xem xét là “thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin phục vụ cho việc viết chuyên đề thực tập diễn ra từ ngày đầu tiên thực tập tại Sở và trong suốt quá trình thực tập đến khi hoàn thành chuyên đề. Trong quá trình đó như đã trình bày ở trên ngoài những thuận lợi cơ bản thì qúa trình thu thập thông tin còn gặp những khó khăn nhất định như: Những thông tin lưu trữ dưới dạng thủ công, không cụ thể và rõ ràng, số liệu không tập trung do vậy việc thống kê và thu thập thông tin còn gặp khó khăn. Nhưng với tinh thần hăng say, nhiệt tình của một sinh viên thực tập đã giúp em hoàn thành tốt quá trình thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho việc viết chuyên đề. Để đạt kết quả trong việc xử lý các số liệu thu thập được em phải thông qua rất nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp phân tích, thống kê tổng hợp, đối chiếu so sánh… Xuất phát từ phương pháp luận triết học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận chung về nhà nước và pháp luật từ đó sâu chuỗi lôgic các vấn đề lại. Ngoài ra các thông tin của bài viết này được tìm hiểu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài, báo, sách vở… và rút ra từ gia đình, bạn bè và ý thức của bản thân. Đặc biệt bản thân em còn được cơ quan nơi thực tập tạo điều kiện cho việc thâm nhập thực tế, bằng những kinh ngiệm thực tiễn thu thập đựơc góp phần quan trọng vào việc hoàn thành đề tài này. 3. Kết qủa của quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin. Sau một thời gian không lâu kể từ khi thực tập tại Sở với sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Sở, các cán bộ hướng dẫn thực tập, sự nỗ lực của bản thân trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin. Kết quả thu được là rất tốt, nó thể hiện được nội dung cốt lõi của vấn đề cần ngiên cứu. Qua những số liệu em thu thập được giúp em đánh giá được thực trạng, tìm hiểu được nguyên nhân cũng như là đưa ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn thực trạng áp dung pháp luật bảo hiểm xã hội ở Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội noi riêng và pở nước ta nói chung. iii. thực trạng 1.công tác thu bảo hiểm xã hội a.Quy định của pháp luật. Theo khoản 1 điều 91 luật bảo hiểm xã hội quy định mức đóng và phương thức đóng của người lao động như sau:”Hằng tháng người lao động đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt tới mớc 8% thì thôi” Theo khoản 1 Điều 92 luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động như sau: “Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của luật này như sau: a) 3% quỹ ốm đauvà thai sản; trong đó người sử dụng lao động giỡ 2% để trả kịp thời cho ngừơi lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của luật này và thực hiện quyết toán với bảo hiểm xã hội; b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ; c) 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt được mức đóng là 4%. b.Thực trạng ở Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã có hướng dẫn trích nộp bảo hiểm xã hội từ lương của người lao động trong đơn vị. Từ việc quy định có đóng bảo hiểm xã hội có hưởng bảo hiểm xã hội người lao động được giải thích và hướng dẫn thưc hiện theo quy định mới.Việc đóng bảo hiểm xã hội của các đối tượng đều dựa trên cách phân loại hợp đồng từ đó có cơ sở thu phù hợp. Nhờ đó mà toàn Sở với số lao động là 149 người(2006) và 155 người(2007) đã tự giác thực hiện tốt công tác đóng bảo hiểnm xã hội đúng quy định. Công tác thu bảo hiểm xã hội tại Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội luôn được thực hiên một cách thường xuyên, liên tục và đúng thời hạn. Cán bộ đảm nhiệm công tác bảo hiểm xã hội ở Sở luôn đôn đốc và kiểm tra, đối chiếu và tổng kết với bên bảo hiểm xã hội. Tiền nộp bảo hiểm xã hôi được tríh nộp và trừ ngay trên tổng số lương tháng mà người lao động được hưởng. Ngay từ đàu năm cán bộ đảm nhiệm công tác bảo hiểm xã hội tại sở, cùng cán bộ phòng thu bảo hiểm xã hội đã kiểm tra và lập danh sách người tham gia đóng bảo hiểm xã hội, rà soát số lao động với tổng quỹ tiền lương thực hưởng, số tiền đóng bảo hiểm xã hội của từng tháng mà đơn vị phảI đóng. Sau đó hai bên ký kết xác nhận, giao nhận kế hoạch ngay từ đầu năm để thực hiện. c. Kết quả Thực hiện theo quy định của pháp luật, hầu hết cán bộ, nhân viên làm việc tại Sở đều tham gia đóng bảo hiểm xã hội đày đủ. Không có tình trạng lẩn chốn hay nợ đọng kéo dài. Mặt khác, Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội là một đơn vị nhà Nước, tình trạng người sử dụng lao động chốn tránh trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động như một số doanh nghiệp không xảy ra. Chính nhờ năng động trong công tác này mà hai năm qua Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Theo thống kê cho thấy: Năm 2006 toàn Sở đã thu được 2056836709đ và năm 2007 thu được 2478796232đ chuyển lên bảo hiểm xã hội quận Hoàn Kiếm. Đáng chú ý nhất là kết quả thu của tháng 12 năm 2006 và tháng 12 năm 2007. Năm 2006 với 125 người tham gia đóng bảo hiểm xã hội toàn sở đẫ thu được 458113150đ trên tổng quỹ lương là 199179630đ, tăng 386880đ so với tháng trước và chiếm 22.2%tổng thu của cả năm. Năm 2007 thu được 530355653đ trên tổng số lương là 210923250đ, tăng 648000đ so với tháng trước và chiếm 21,3% thực thu của cả năm (trong đó có 10786203đ từ tháng trước chuyển sang). 2.Công tác cấp sổ bảo hiểm xã hội Người lao động khi vào làm việc tại Sở đều được cấp sổ bảo hiểm xã hội học được chuyển từ chỗ làm cũ sang. Năm 2006 Sở có 3 người được nhận vào làm tương ứng với 3 sổ được cấp. Năm 2007 Sở tuyển thêm 2 lao động nữa nhưng chỉ có một sổ được cấp mới còn lại một sổ được chuyển từ Tổng công ty vận tải Hà Nội sang, đó là trường hợp của đồng chí Tạ Hồng Phong. 3. Công tác thưc hiện các chế độ bảo hiểm xã hội Xét về bản chất công tác thực hiện các chế độ bảo hểm xã hội là do cơ quan bảo hiểm thực hiện. ở đây không đi sâu vào việc thực hiện các chế độ bảo hiểm như thế nào, mà đi sâu vào nghiên cứu các chế độ bảo hiểm xã hôi được hưởng ở Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội theo quy định chung của pháp luật. Do Sở có cơ cấu nhân sự đa dạng, mọi người đều tham gia đóng bảo hiểm xã hội đày đủ, nên các chế độ bảo hiểm xã hội theo pháp luật quy định được áp dụng khá hoàn chỉnh và đầy đủ. Bao gồm các chế độ sau: Chấ độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất. Riêng chế độ tai nạn bệnh nghề nghiệp trong hai năm qua không được thực hiện tại Sở, vì không có trường hợp nào xảy ra theo quy định của pháp luật. 2.1. Chế độ ốm đau a. quy định của pháp luật Tại điều 21,22,23,24, 25 Mục I Chương III luật bảo hểm xã hội 2006 quy định đối tượng, điều kiện, thời gian và mức hưởng hưởng chế độ ốm đau của ngời tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, cán bộ , nhân viên làm việc tại Sở được hưởng chế độ ốm đau khi” bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc và có xác nhận của y tế …” Hoặc “có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của y tế “. Thời gian hưởng là “ ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến đướ ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trrở lên”…(điểm a khoản 1 điều 23)hoặc” tối đa hai mươI ngày làm vệc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi”( khoản 1 điều 24). Nếu người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do bộ y tế ban hành thì được nghỉ “tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm….” Mức hưởng cho cả ba trường hợp trên là “ hưởng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc” (khoản 1 điều 25). Ngoài ra theo điểm b khoản 2 điều 25 còn quy định “ hết thời hạn mà vẫn tiếp tục điều trị thì đươc hưởng tiếp chế đô ốm đau với mức thấp hơn.”Và mức hưởng chế đô cho trường hợp này bằng 65% nếu đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên, 55% nếu đóng bảp hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm, 45% nếu đóng bảo hiểm xã hôi dưới mười lăm năm…Điều 26 quy định về chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau, thời gian hưởng là từ năm đến mười ngày, chế độ hưởng là 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình và 40% nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. b. Thực trạng và kết quả Khi có đủ điều kiện, người lao động làm việc tai Sở đều được hưởng chế đô ốm đau theo đúng quy định của pháp luật. Mọi thủ tục giải quyết chế độ ốm đau ở sở được nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật. Người đóng bảo hiểm xã hôi muốn hưởng chế độ ốm dau đều phải xuát trình giấy xac nhận cua cơ quan y tế nơi điều trị, và nghỉ đúng thời gian mà pháp luật cho phép. Mức hưởng chế độ tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm. Không có tình trạng cố ý làm sai lệch thời gian đóng bảo hiểm để hưởng chế độ với mức cao hơn. Trong hai năm 2006 và 2007 toàn Sở đã có 55 lượt người bị ốm và được hưởng chế đô ốm đau theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 25. Trong đó, năm 2006 có 24 lượt người, năm 2007 có 31 lượt người( tăng 6 lượt người) Năm 2006 có 15 lượt người đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm, hưởng 45% mức iiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng lìên trước đó), 6 lượt người đóng từ đủ mười lăm năm đến ba mươi năm( hưởng 55%), 3 lượt người đóng từ đủ ba mươi năm trở lên( hưởng 65%), Năm 2006 bảo hiểm xã hôi Việt Nam đã chi trả cho Sở 65879010đ (trong đó có 1268934đ chi trả cho chế độ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ). Năm 2007 là 72578349đ( trong đó có 1635704đ của chế độ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ). Tổng quỹ thời gian mà ngừơi lao động được nghỉ là 2257 ngày.Trong đó có 120 ngày nghỉ để chăm sóc con ốm đau, 20 ngày nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ. 2.2. Chế độ thai sản a. Quy định của pháp luật Theo quy định của pháp luật thì chế độ thai sản bao gồm: chế độ khi khám thai, khi xảy thai, khi nhận con nuôi, khi sinh con, khi thực hiện các biện pháp tránh thai và dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau khi sinh. Tuy nhiên ở Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội các chế độ được áp dụng phổ biến nhất là: chế độ khi khám thai, khi sinh con, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau khi sinh. Đối tượng, điều kiện, thời gian,và mức hưởng các chế độ trên tạưcSở được quy định tại các điều 27, 28, 29,31,34,35 và 37 Mục 2 chương III luật bảo hiểm xã hội 2006. Theo đó, người lao độg phải là nữ mang thai hoặc sinh con, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con.” Trong thời gian mang thai, lao động nữ nghỉ việc đi khám thai năm lần , mỗi lần một ngày....không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần…”. “Lao động nữ sinh con được nghỉ việc bốn tháng….”.Và” được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm…” Mức hưởng chế độ thai sản ”bằng 100% mức bình quân tiền lương, tièn công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trướckhi nghỉ việc”. Và “ hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nêu nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ đình; bằng 40%.....tại cơ sử tập trung”. b.thực trạng và kết quả Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội có 45% lao động nữ. Đa số các chị em đèu rất trẻ. Do đó chế độ thai sản mà pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định giành cho nữ giới được áp dụng khá phổ biến ở đây. Không có trường hợp gian lận trong việc khai báo điều kiện hưởng chế độ hoặc cố tình hưởng chế đô quá quy định. Thực tế cho thấy lao động nữ làm việc tại Sở không sử dụng hết quỹ thời gian được nghỉ theo quy định của pháp luật, như thời gian nghỉ trong chế độ khám thai là một điển hình. Hầu hết các chị chỉ đi khám khi cần thiết còn đại đa số là khám vào các ngày nghỉ. Năm 2006 toàn Sở có 3 cán bộ nữ mang thai và sinh con. Đó là các Nguyễn Thị Dung, Phan Thị Hồng Thắm và Lê Thị Việt Hà. Tổng thời gian nghỉ khám thai là 7 ngày, và nghỉ sinh con là 125 ngày ( không có trường hợp sinh đôi), trong đó chị Phan Thị Hồng Thăm sau khi sinh còn yếu nên chị được nghỉ thêm 5 ngày để dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ( theo khoản 1 điều 37). Theo điều 34 và 35 thì các chị được hưởng hai chế độ đó là trợ cấp một lần khi sinh con hưởng chế độ thai sản theo quy đinh của pháp luật. Tổng tiền trợ cấp một lần cho các chị là: Chị Nguyễn Thị Dung, chị Lê Việt Hà mỗi chị 700000đ( hai chị sinh con vào tháng 4 và thang6 năm 2006). Chị Phan Thị Hồng Thắm được trợ cấp 900000đ ( chị sinh con vào tháng 11năm 2006). Tổng tiền chế độ thai sản trong năm 2006 là 1957000đ. Năm 2007 Sở có 5 người mamg thai và sinh con. Đó là các chị: Phan Thị Duyên, Nguyễn Minh Hường, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Thị Minh, Vũ Thị Phương Thuý. Tổng tời gian nghỉ khám thai là17 ngày, thời gian nghỉ sinh con là 600 ngày, không có trường hợp sinh đôi còn yếu sau khi sinh. Tổng tiền trợ cấp các chị được hưởng là 4500000, tiền hưởng chế độ thai sản là 34998000đ. 2.3 Chế độ hưu trí a. Quy địnhcủa pháp luật Chế độ hưu trí được quy định tại các điều từ điều 49 đến điều 62 luật bảo hiểm xã hội 2006. Căn cứ vào những điều luật trên, xét thực trạng nhân sự tại Sở thì người lao động làm việc tại Sở được hưởng chế độ hưu trí khi” nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi” khi “có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hôi trở lên” ( khoản 1 điều 50); và mức lương hưu được hưởng hằng tháng là ”bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đống bảo hiểm xã hội quy định tại điều 58, 59 hoặc 60của luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%”. Ngoài ra, cán bộ, nhân viên ở đây còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được quy định tại điều 54 :”Người đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối vớ nam, trên hai mươI năm đối với nữ….Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mốt đối vối nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội”. Và mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người khồg đủ điều kiện hưởng lương hưu khi đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội…với “mức hưởng được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội “ b. Thực trạng và kết quả Chế độ hưu trí là chế độ bảo hiểm xã hội thường xuyên được áp dụng tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Hầu như năm nào Sở cũng có người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy địnhcủa pháp luật.Tại Sở tuyệt đối thực hiện nghiêm túc những quy định về chế độ này.do đó không có tình trạng khai man tuổi để hưởng hưu sớm hoặcgian lận thời gian đóng bảo hiểm xã hội Tổng tiền hưởng chế độ hưu trí trong hai năm 2006 và 2007 là 213459850đ. Trong đó năm 2006 là 80759083đ, tăng 8934647đ so với năm 2005 và thấp hơn 5194168đ so với 2007. Cụ thể trong hai năm vừa qua Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội có 3 nhân viên đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Đó là các bác Tạ Văn Ngọ, Chu Bá Hùng, Lê Thị Nga. Trong đó bác Tạ Văn Ngọ và Lê Thị Nga có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là hai mươi mốt năm, bác Nguyễn Thế Phương đóng hai lăm năm.Theo quy định của pháp luật, mức hưởng chế độ hưu trí của các bác được tính như sau: Bác Tạ Văn Ngọ được hưởng (45% x 2587000đ)+((2% x 5x2587000 :12) )=137708333đ 1 tháng. Bấc Lê Thị Nga được hưởng (45%x1956000) +(3% x6 x195600 :12) +( 0,5 x195600)= 1418100đ. Và bác Nguyễn Thế Phương được hưởng là: (45% x 2769000) +(2% x10 x2769000:12) =126787759đ. 2.4.Chế đội tử tuất a. Quy định của pháp luật Chế độ tử tuất được quy định tại các điều từ điều 61 đến điều 68 luât bảo hiểm xã hội 2006. Thực tế tại sở đối tượng được hưởng trợ cáp mai táng là cán bộ nhân viên đang hưởng lương hưu, mức hửơng trợ cấp mai táng là “mười tháng lương tối thiểu chung”(khoản 2 điều 63). Tại điều 64, 65 còn quy định thân nhân người đang hưởng lương hưu mất được hưởng trợ cấp hằng tháng” Đối với mỗi thân nhân bằng 50%mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng mức trộ cấp tử tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung”. b.Thực trạng và kết quả Chế độ tử tuất là một trong những chế độ bảo hỉêm xã hội được thực hiện ít nhất trong hai năm 2006 và 2007. Hai năm vừa qua toàn Sở có 1 người chết đó là trường hợp của bác Ngô Văn Thái. Thực hiện đúng quy định của pháp luật bác Ngô Văn Thái được hưởng trợ cấp mai táng bằng 3500000đ ( bác mất tháng 8/2006). Mặt khác bác có một con trai hai chín tuổi và một vợ bốn tám tuổi bị suy giảm khả năng lao động, nên theo điểm b khoản 2 điều 68 thì thân nhân của bác được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng là 175000/ tháng(trước tháng 10/2006). 2.4.Chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội là một cơ quan nhà nước, người lao động ở đây chủ yếu là nhân viên hành chính. Do điểm công việc và thận trọng trong công việc nên trong hai năm 2006 và 2007 không có trường hợp nào bị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp. Vì vậy chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp không được thực hiện ở Sở. 3. Nguyên nhân của những thành tựu trên Để đạt được những kết quả trên cán bộ, nhân viên Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã hiểu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của bảo hiểm xã hội, từ đó nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, tích cực tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Cán bộ đảm nhiệm công tác bảo hiểm xã hội năng động, tin truyền hướng dẫn người lao động đóng bảo hiểm xã hôi theo quy định của pháp luật. Thực hiện cơ chế mới về công tác bảo hiểm xã hội là nộp toàn bộ số thu bảo hiểm của cơ quan, đơn vị vào tài khoản thu bảo hiểm xã hội mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và cố gắng công tác thu với việc chi trả các chế độ bảo hiẻm xã hội, đảm bảo nguyên tắc có đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, vì vậy đã nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ sử dụng lao động trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội. Nhờ tổ chức phối hợp với các cơ quan liên quan như liên đoàn lao động tài chính, thuế, thực hiện việc bàn giao thu nộp, phối hợp với kho bạc Nhà nước mở tài khoản chuyên thu bảo hiểm xã hội. Kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký danh sách lao động, quỹ lương, đăng ký nộp bảo hiểm xã hội. Tranh thủ sự chỉ đạo, ủng hộ và giúp đỡ của Đảng, chính quyền các cấp, các nghành chức năng như tài chính, thuế, tổ chức chính quyền, kiểm sát, thanh tra và tổ chức tuyên truyền sâu rộng nên từ ngày thay đổi cơ chế, việc thu bảo hiểm xã hội cả nước nói chung và Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà nội nói riêng đã có những tín hiệu đáng mừng như vậy. 4.Những khó khăn còn tồn tại Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, song ccông tác bảo hiếm xã hội ở Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội trong những năm qua vẫn còn những khó khăn còn tồn tại sau: a. công tác thu bảo hiểm xã hội Như đã nói ở trên, là một cơ quan Nhà nước, phương thức đóng bảo hiểm xã hội tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội là khấu trừ vào lương nên không có tình trạng nợ đọng, trốn tránh đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng như của người sử dụng lao động. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất câp trong công tác này ví dụ như: nhiều người lao động chưa hiểu hết ý nghĩavà tầm quan trọng của bảo hiểm xã hội, do đó đôi khi còn không cảm thấy thoải mái khi trích nộp bảo hiểm. Vẫn còn những quy định về thu bảo hiểm xã hội chưa sát thực như: Theo quy định của Nhà nước từ ngày 1/1/2008 lương tối thiểu cho cán bộ công viên chức Nhà nước là 550000. Tuy nhiên, lương hưởng thực tế của cán bộ không được hưởng theo mức mới tại thời điểm trên mà truy lĩnh về sau. Trong khi đó người lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương mới từ ngày 1/1 /2008. Tất nhiên quy định này không ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, nhưng gây tâm lý bất đồng cho người cho ngừơi tham gia bảo hiểm, gây khó khăn cho công tác thu bảo hiểm. Một khó khăn còn tồn tại nữa ở Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội về công tác thu bảo hiểm xã hội là vấn đề giao nộp tiền thu được cho bên bảo hiểm. Tiền nộp bảo hiểm của người lao động được thu đều đặn hàng tháng qua việc khấu trừ vào lương tháng. Nhưng tiền chuyển sang chốt sổ với bên bảo hiểm không phải lúc nào cũng đày đủ và liên tục. Theo Biên bản đối chiếu số nộp bảo hiểm xã hội quý II của Sở thì Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội còn thiếu của bên bảo hiểm xã hội 2,982,026đ chưa nộp cho bên bảo hiểm. b.Công tác thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội Quy định củat pháp luật không ổn định và không được hướng dẫn kịp thời đã ảnh hửơng đến công việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, nhất là vấn đề đối với hưu trí, mất sức lao động, thêm vào đó cơ chế quản lý lỏng lẻo trình độ nghiệp vụ thấp. Theo quy định của pháp luật vẫn còn những thủ tục rất phiền hà cho người lao động. Công tácchi trả cho người lao động còn chậm. Để nhận được tiền chế độ từ bảo hiểm xã hội người lao động phải chờ đợi khá lâu. Thực tế tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho thấy công tác làm bảo hiểm xã hội và chốt sổ bảo hiểm xã hội còn nhiều tồn đọng. Có những quyển sổ bỏ trống từ năm 2000 đến nay, mặc dù người lao động vẫn đóng tiền bảo hiểm từng tháng. Vừa qua có quy định mới là bên bảo hiểm sẽ sang kiểm tra, đối chiếu hàng tháng thì cán bộ đảm nhiệm công tác này mới dò xét, đối chiếu và ghi chép vào sổ bảo hiểm. Trong khi đó, quy định về lương cơ bản của Nhà nước thay đổi liên tục, hệ số cấp bậc, chức vụ của người lao động thay đổi qua từng thời kỳ. Điều này một mặt làm mất thời gian phải dò xet, đối chiếu từng người, từng gian đoạn một, mặt khác dễ gây nhầm lẫn trong khi tínhtiền đóng bảo hiểm cho người lao động với mức 5% tiền lương, tiền công hàng tháng. Mặt khác, trong cách tính chi trả bảo hiểm xã hội bao giờ cũng chọn cách tính có lợi nhất. Điều này gây ra không ít bất bình cho cả người sử dụng lao động và người lao động. Có thẻ nói rằng khi thu phí, bảo hiểm xã hội tính từng tháng một, nhưng kghi chi trả bảo hiểm xã hội lại tính theo kiểu tròn năm. Có người làm việc 5 năm 11 tháng chỉ được tính tròn 5 năm. Quy định này quả thiệt thòi cho người lao động. c. Công tác cấp sổ bảo hiểm xã hội Hồ sơ gốc của người lao động ghi chép không đầy đủ, rất nhiều trường hợp bị mất, thiếu, không đầy đủ hồ sơ gốc, nên ảnh hưởng đến tiến độ cáp sổ. d. Nguyên nhân của những tồn tại trên Hệ thống pháp luật của Nhà nước chưa hoàn chỉnh, không kịp đáp ứng với sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế thời mở cửa. Do đó việc thực hiện quy định của pháp luật chưa phù với nhu cầu và đời sống của người lao động. Đội ngũ cán bộ còn kém năng động, trình độ có hạn, cộng với sức ép công việc nên hiệu quả công việc chưa cao, tiến độ còn chậm. Hơn nữa thủ tục hành chính ở nước ta còn rườm rà, mặc dù cơ chế một cửa nhưng nhiều khi cán bộ hành chính chưa thực sự thực hiện tốt công tác này. Những quy định của pháp luât thường xuyên thay đổi, trong khi đó công tác bồi dưỡng tin truyền pháp luât còn kém. Do vậy, việc thực hiện đúng nôi dung và hiệu lực của pháp luật còn gặp nhiều khó khăn. e. Giải pháp Hoàn thiện, cụ thể hoá các quy định của pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội. Đảm bảo tính sát thực, nghiêm khắc, ổn định tạo tâm lý tin tưởng thoải mái cho người tham gia bảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tiễn thi hành các quy định của pháp luật nơi sinh viên thực tập.doc
Tài liệu liên quan