Trong quá trình tổ chức thi hành án, các cán bộ thi hành án cũng đã gặp nhiều khó khăn vướng mắc sau:
- Các bị án đang chấp hành hình phạt tù không có tài sản để thi hành; người phải thi hành bỏ trốn hoặc không có nơi cư trú rõ ràng; cơ quan, tổ chức phải thi hành án đã giải thể; và một số đối tượng cố tình chây ì không chịu thi hành như vụ: Phạm Như Triển phải bồi thường cho anh Phan Bá Minh ở Lai Cách – Cẩm Giàng 12 triệu nhưng qua xác minh Phạm Như Triển không có tài sản gì để có thể THA.
- Một số bản án tuyên không có tính khả thi; đương sự không có khả năng thi hành. Điển hình là những trường hợp các bị án vừa bị tuyên vào tù vừa phải thi hành một khoản tiền phạt quá lớn như Quyết định THA số 113 ngày 15-9-2006 của THADS tỉnh Hải Dương. Theo bản án, Nguyễn Việt Hưng( Sao Đỏ - Chí Linh) bị Tòa án tuyên 15 năm tù và chịu mức tiền phạt 55 triệu cho đến cuối 2007 vẫn chưa thi hành được. Đặc biệt có những vụ án cơ quan THA đang đôn đốc thi hành hoặc đã có quyết định cưỡng chế THA thì lại nhận được quyết định kháng nghị, quyết định hoãn thi hành Bản án đó do bị Giám đốc thẩm – Tái thẩm; như vụ: tranh chấp nhà đất sau ly hôn giữa 2 vợ chồng Hà Mai Thành và Phạm Thị Liên bắt đầu xử từ năm 2001 qua phúc thẩm, sau đó lại bị Tòa án tối cao hủy và yêu cầu xử lại; đến nay tuy đã ra quyết định cưỡng chế thi hành xong vẫn chưa giải quyết được.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2935 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực tiển tổ chức thi hành án dân sự ở tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu tư cũng như nhân công lao động; đồng thời cũng là một địa bàn khá phức tạp nằm giữa tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Điều này dẫn đến nhiều tranh chấp xảy ra hơn, tình hình tội phạm cũng gia tăng. So với 3 năm trở về trước tức năm 2005, số vụ việc mà THADS tỉnh phải thi hành chỉ khoảng 300 vụ việc nhưng đến nay đã tăng từ 1.5 đến 2 lần. Không những gia tăng về số lượng án mà tính chất phức tạp của các vụ án cũng ngày càng rõ nét; có rất nhiều trường hợp không thể giải quyết được vì nhiều lý do như: người phải thi hành không có đủ điều kiện thi hành án hoặc tài sản dùng để thi hành đang có tranh chấp, khó xử lý. Tính đến 2007 vừa qua, THADS tỉnh Hải Dương phải thi hành 497 vụ trong đó: thi hành án Dân sự trong bản án hình sự chiếm nhiều nhất là 350 vụ, tiếp theo là Hôn nhân và gia đình là 83 vụ, tranh chấp trong Dân sự là 30 vụ, Kinh tế là 27 vụ, án Lao động 5 vụ, Hành chính 2 vụ, còn thi hành án dân sự về phá sản không có vụ nào. Cho đến 3 tháng đầu năm 2008 số án đã tăng, chỉ trong 3 tháng đã phải thi hành đến hơn 200 vụ việc( cụ thể 211 việc); đặc biệt thi hành án dân sự trong bản án hình sự tăng mạnh với 154 việc( chiếm 73 %). Điều này phản ánh một thực trạng đi xuống về lối sống đạo đức, nhất là trong tầng lớp thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh.
Nhiệm vụ của Tòa án là đưa ra những Bản án Quyết định trên giấy tờ, nhưng muốn nó thực hiện được phải thông qua hoạt động THA. Không phái lúc nào cơ quan THA cũng giải quyết được vụ việc một cách dễ dàng. Rất nhiều trường hợp, do thiếu sót trong Bản án, Quyết định đã làm chậm tiến độ thi hành. Đây là vấn đề xảy ra thường xuyên, việc chấp hành thời hạn chuyển giao Bản án, Quyết định của Tòa sang cơ quan THADS chưa nghiêm có khi kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm.
Rồi không ít vụ việc, người phải thi hành tại một thời điểm không đủ tài sản, tiền để nộp dẫn đến việc thi hành chưa được dứt điểm. Như vụ: Nguyễn Ngọc Ánh( P.Phạm Ngũ Lão – TP HD) phải thi hành khoản tiền khá lớn 131.500.000đ, mỗi tháng người này chỉ thi hành được 500.000đ. Hoặc có nhiều bị án đang chấp hành hình phạt trong trại giam không có điều kiện thi hành án như vụ của Nguyễn Văn Tùng và Phạm Thị Hoa phạm tội buôn tiền giả, 2 vợ chồng phải nộp phạt 25.000.000đ nhưng đều đang ở tù.
Việc thi hành án cũng bị trì trệ vì người phải thi hành thường xuyên lẩn tránh. Có khi các CHV phát giấy báo nhiều lần mà đương sự không đến gặp, xuống tận nhà để đôn đốc thì họ trốn. Như vụ: Bùi Thị Phương phạm tội lừa đảo người ra nước ngoài tại Tam Hồng – Ninh Giang được hưởng án treo, phải thi hành 7.000.000đ nhưng vẫn trốn không nộp.
Bên cạnh những vụ việc mà cơ quan THA chủ động ra quyết định thi hành theo Bản án, Quyết định của Tòa án thì cũng có một số trường hợp cơ quan THA chỉ ra quyết định khi có đơn yêu cầu. Song do nhiều nguyên nhân mà hầu hết người dân không biết được quyền và lợi ích của mình trong giai đoạn này. Những người được thi hành án cứ nghĩ sau khi Tòa án tuyên họ chỉ việc đến cơ quan THA nhận phần tiền và tài sản của mình được hưởng. Trong những trường hợp này họ phải làm đơn gửi kèm theo bản sao Bản án đến cơ quan THADS.
Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án tại THADS tỉnh tuy ít nhưng cũng rất phức tạp. Trong toàn tỉnh năm 2007, THADS toàn tỉnh chỉ tổ chức cưỡng chế thành công 5 vụ( tỷ lệ này là rất ít). Điều này được lý giải bởi một mặt người dân chưa có ý thức tự giác thi hành án, trong khi đó cơ quan THADS bị hạn chế nhiều về việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế so với các cơ quan Tư pháp khác. Và ngay trong quá trình cưỡng chế cũng gặp không ít khó khăn: không có lực lượng riêng, nên khi huy động cũng mất nhiều thời gian và kinh phí; hình thức chống đối của người phải thi hành án cũng quyết liệt với nhiều thủ đoạn khác nhau. Điển hình như vụ phân chia nhà sau khi ly hôn của ông Hà Mai Thành và bà Phạm Thị Liên( số 4 Trần Hưng Đạo - TPHD), tuy đã cưỡng chế nhưng đương sự không chịu thi hành.
Như vậy có thể thấy công tác thi hành án là một hoạt động phức tạp và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Để có thể đưa Bản án, Quyết định của Tòa vào thực tế đòi hỏi phải có một quá trình tổ chức thi hành hợp lý, khoa học. Các cơ quan THA trong cả nước và THADS tỉnh Hải Dương đã tiến hành tổ chức THA như sau:
2. Các giai đoạn trong tổ chức thi hành án
Giai đoạn 1: Sau khi nhận được Bản án, Quyết định có hiệu lực của Tòa, Trưởng THADS tỉnh sẽ chủ động ra Quyết định thi hành án đối với phần Bản án, Quyết định sau:
Án phí, lệ phí
Hình phạt tiền
Tài sản tịch thu, truy thu thuế, tài sản thu lợi bất chính
Thu hồi đất theo quy định của Tòa
Xử lý phần vật chứng, tài sản đã thu giữ
Quyết định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án
Còn đối với các khoản còn lại trong Bản án, Quyết định của Tòa, cơ quan THA chỉ ra quyết định thi hành khi có đơn yêu cầu của người được thi hành án hoặc người phải thi hành.
Giai đoạn 2: Sau khi ra quyết định thi hành án, Trưởng THADS sẽ giao cho các CHV trực tiếp tiến hành thực hiện thi hành án. Khi nhận được quyết định THA, chấp hành viên có nhiệm vụ nghiên cứu án, ra giấy báo tự nguyện cho đương sự trong 30 ngày kể từ ngày quyết định thi hành án. Quá thời hạn trên mà đương sự không đến gặp, các CHV chủ động tiến hành xác minh đôn đốc thi hành án.
Trong quá trình xác minh nếu đương sự có tài sản, có khả năng thi hành mà không thi hành thì CHV xin ý kiến của Trưởng THA để ra các biện pháp cưỡng chế như:
Khấu trừ tài sản, khấu trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá
Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
Tiến hành kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án kể cả khi tài sản đó đang do người khác nắm giữ
Buộc phải giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất hoặc giao vật, tài sản
Nếu trường hợp qua xác minh thấy đương sự không có đủ điều kiện thi hành án thì:
Nếu quyết định thi hành án do có đơn yêu cầu thì Trưởng THADS có thể ra quyết định trả lại đơn
Nếu do cơ quan THA chủ động ra quyết định thì có thể tiếp tục theo dõi thêm
Giai đoạn 3: Với nhiều trường hợp để tiện việc đôn đốc thi hành án, Trưởng cơ quan THADS sẽ ra quyết định chuyển giao những án dưới 500.000đ xuống phường, xã nơi đương sự đang cư trú để tố chức thi hành.
Khi phát hiện người phải thi hành án chuyển nơi cư trú hay đi làm ăn tại địa phương khác thì Trưởng THADS sẽ ra quyết định ủy thác cho cơ quan thi hành án nơi đương sự chuyển đến.
Giai đoạn 4: Trong quá trình thi hành án, Trưởng THADS sẽ ra quyết định hoãn thi hành án trong những trường hợp sau:
Người phải thi hành ốm nặng hoặc không rõ địa chỉ
Qua xác minh điều tra cho thấy người phải thi hành án không có đủ điều kiện để thi hành
Có yêu cầu hoãn của Tòa an, Viện kiểm sát
Có tranh chấp về tài sản kê biên mà đang được Tòa án giải quyết
Tất cả các giai đoạn nói trên đều được các cán bộ thi hành án tại THADS tỉnh Hải Dương tiến hành theo đúng trình tự thủ tục ghi nhận trong pháp lệnh. Nhưng trong quá trình đưa vào áp dụng trong thực tế vẫn gặp phải những vướng mắc, sai sót ít nhiều làm ảnh hưởng đến công tác THA.
3. Những vướng mắc, sai sót trong công tác thi hành án tại địa phương
a. Những vướng mắc
Trong quá trình tổ chức thi hành án, các cán bộ thi hành án cũng đã gặp nhiều khó khăn vướng mắc sau:
- Các bị án đang chấp hành hình phạt tù không có tài sản để thi hành; người phải thi hành bỏ trốn hoặc không có nơi cư trú rõ ràng; cơ quan, tổ chức phải thi hành án đã giải thể; và một số đối tượng cố tình chây ì không chịu thi hành như vụ: Phạm Như Triển phải bồi thường cho anh Phan Bá Minh ở Lai Cách – Cẩm Giàng 12 triệu nhưng qua xác minh Phạm Như Triển không có tài sản gì để có thể THA.
- Một số bản án tuyên không có tính khả thi; đương sự không có khả năng thi hành. Điển hình là những trường hợp các bị án vừa bị tuyên vào tù vừa phải thi hành một khoản tiền phạt quá lớn như Quyết định THA số 113 ngày 15-9-2006 của THADS tỉnh Hải Dương. Theo bản án, Nguyễn Việt Hưng( Sao Đỏ - Chí Linh) bị Tòa án tuyên 15 năm tù và chịu mức tiền phạt 55 triệu cho đến cuối 2007 vẫn chưa thi hành được. Đặc biệt có những vụ án cơ quan THA đang đôn đốc thi hành hoặc đã có quyết định cưỡng chế THA thì lại nhận được quyết định kháng nghị, quyết định hoãn thi hành Bản án đó do bị Giám đốc thẩm – Tái thẩm; như vụ: tranh chấp nhà đất sau ly hôn giữa 2 vợ chồng Hà Mai Thành và Phạm Thị Liên bắt đầu xử từ năm 2001 qua phúc thẩm, sau đó lại bị Tòa án tối cao hủy và yêu cầu xử lại; đến nay tuy đã ra quyết định cưỡng chế thi hành xong vẫn chưa giải quyết được.
- Các khiếu kiện, tố cáo trong THADS còn có xu hướng ra tăng mà chưa có biện pháp xử lý. Nhiều vụ việc không giải quyết kịp thời, dứt điểm đã trở thành khiếu kiện gay gắt, bức xúc.
- Nhiều khi những quy định của Pháp lệnh THA cũng chưa sát với thực tế, nên khi áp dụng cơ quan THA cũng gặp không ít vướng mắc như: trong khi cưỡng chế tịch thu tài sản quy định không được cưỡng chế đối với những vật phục vụ cho sinh hoạt thông thường mà không quy định rõ là vật gì, hay trường hợp định giá đất phải ít nhất bằng giá của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh đưa ra. Các trường hợp này tuy không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động THA nhưng cũng cần được xem xét.
- Một trong những vướng mắc mà cơ quan THADS tỉnh gặp phải là do điều kiện kinh tế thay đổi, các quy định của pháp luật cũng có nhiều thay đổi. Như vụ phải bồi thường cho nhà máy lương thực Hải Dương, bà Nguyễn Thị Lành( Lê Thanh Nghị - TPHD) vay của nhà máy 40.000kg thóc với giá trị thời điểm vay là chưa đến 1.000.000đ nhưng cho đến khi thi hành thì giá trị số thóc đó lên đến 100.000.000đ. Với số tiền này rất khó để thi hành được.
- Vướng mắc cuối cùng mà THADS tỉnh gặp phải đó là : trong suốt quá trình hoạt động tố tụng ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử chưa tạo điều kiện thuận lưoij cho công tác THA cũng như chưa áp dụng kịp thời đầy đủ các biện pháp kê biên tài sản, chuyển giao, quản lý tài sản để đảm bảo cho việc THA.
Bên cạnh những vướng mắc khi tiến hành hoạt động thi hành án, cơ quan THADS tỉnh Hải Dương cũng mắc phải những sai sót như sau:
b. Những sai sót:
Bên cạnh những vướng mắc trong việc THA thì những sai sót của thi hành án dân sự tỉnh cũng là một yếu tố hạn chế việc nâng cao chất lượng thi hành án. Sai sót chủ yếu là trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án, các cán bộ thi hành án còn thiếu tính chính xác. Đôi khi việc xác minh còn qua loa, không thực sự tìm hiểu rõ hoàn cảnh của đương sự. Nhiều khi đưa án vào phân loại không được đúng với thực tế, người phải THA vẫn có điều kiện để thi hành án nhưng lại xếp án vào loại không có điều kiện để thi hành. Như theo Quyết định thi hành số 170 ngày 2-3-2005, người phải thi hành án là anh Trần Thanh Hải, phải thi hành khoản tiền phạt 37.600.000đ. Tại thời điểm ra quyết định thi hành án, qua xác minh là anh Hải không có tiền, tài sản gì để thi hành án. Nhưng đến năm 2007, anh đi làm kinh tế gia đình đã khá hơn nhiều, anh còn làm được căn nhà 3 tầng, cơ quan THA lại không kịp thời xuống xem lại để yêu cầu anh thi hành nốt số tiền chưa nộp xong.
Một sai sót nữa đó là trong việc ra các quyết định kết thúc thi hành án như Quyết định đình chỉ, Quyết định hoãn thi hành án còn chưa hợp lý. Như Hồ sơ số 304 ngày 29-11-2006 Quỹ tín dụng nhân dân phường Thanh Bình với bà Hoàng Thị Bính ở Tân Kim – Thanh Bình, THADS tỉnh đã xác minh quỹ tín dụng đã giải thể và ra quyết định trả lại đơn yêu cầu cho bà là chưa hợp lý, chưa đầy đủ, chưa có tính thuyết phục.
Trong quá trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế THA còn có sai sót: áp dụng chưa hợp lý các biện pháp cưỡng chế, nhất là đối với biện pháp cưỡng chế trừ vào tiền lương.
Trên đây là một số vướng mắc và những sai sót mà cơ quan THADS tình Hải Dương đã gặp phải trong quá trình hoạt động. Để nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác THA, các CHV, cơ quan THA không ngừng khắc phục những sai sót vướng mắc trên. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được thì vẫn còn rất nhiều tồn tại, hạn chế, điển hình là lượng án tồn đọng ngày càng có chiều hướng gia tăng.
Vậy thực trạng án tồn đọng này như thế nào? Vì sao mà lượng án tồn đọng lại nhiều như vậy? Cơ quan THADS tỉnh Hải Dương đã làm gì để khắc phục được khó khăn đó? Chúng ta cùng nghiên cứu ở phần dưới đây:
Thực trạng án tồn đọng tại cơ quan THADS tỉnh Hải Dương
Khái niệm án tồn đọng
Án tồn đọng là một thuật ngữ chuyên ngành, được sử dụng khá phổ biến trong công tác THA nhưng ngay trong pháp lệnh THADS cũng chưa có một khái niệm chính thức để chỉ ra thế nào là án tồn đọng.
Chúng ta chỉ có thể hiểu: án tồn đọng là những vụ việc chưa có điều kiện để thi hành được chuyển từ năm này qua năm khác.
Dưới đây ta có thể phân án tồn đọng thành 2 loại: án tồn đọng theo việc và án tồn đọng theo giá trị( tiền + tài sản).
Phân loại
b.1. Án tồn đọng theo việc
Như đã phân tích ở trên, do điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội ngày càng phát triển thì tình hình tội phạm, các vụ tranh chấp cũng nhiều theo. THADS tỉnh phải thụ lý và đưa ra thi hành ngày một tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp của vụ việc. Điều đáng quan tâm nhất là số việc từ những năm trước chuyển sang tương đối nhiều. Cụ thể:
- Số án tồn từ 2003 sang 2004: 119 việc chiếm 39.7% tổng số 334 việc phải thi hành.
- Số án tồn từ 2004 sang 2005: 125 việc chiếm 46.7% tổng số 348 việc phải thi hành.
- Số án tồn từ 2005 sang 2006: 125 việc chiếm 53.6% tổng số 233 việc phải thi hành.
- Số án tồn từ 2006 sang 2007: 136 việc chiếm 27.4% tổng số 497 việc phải thi hành.
- Số án tồn từ 2007 sang Quý I/2008: 153 việc chiếm 72.5% tổng số 211 việc phải thi hành.
Trong số lượng án tồn từ năm trước chuyển sang, có những việc đang thi hành nhưng chưa xong và cũng có những việc không có điều kiện thi hành. Theo thống kê báo cáo và tổng kết các năm của THADS tỉnh thì lượng án chưa có điều kiện thi hành cũng có xu hướng tăng:
- Năm 2004 án chưa có điều kiện thi hành: 80 việc chiếm 28.1% tổng số thụ lý, chiếm 67.2% số án tồn. Trong đó: các Quyết định Dân sự trong hình sự là 37/80 việc chiếm 47%; tranh chấp về Dân sự là 13 việc chiếm 23%; Hôn nhân và gia đình là 22 việc chiếm 20%; án về Kinh tế là 2 việc chiếm 2.5%; án về phá sản có 2 việc chiếm 2.5%; án về Lao động là 4 việc chiếm 5%; không có loại án nào về Hành chính.
- Năm 2005 án chưa có điều kiện thi hành: 82 việc chiếm 28.6% tổng số án thụ lý, chiếm 65.6% số án tồn. Trong đó: các Quyết định Dân sự trong hình sự là 39 việc chiếm 47.5%; tranh chấp về Dân sự là 19 việc chiếm 23.1%; án Hôn nhân và gia đình là 20 việc chiếm 24.3%; án về Kinh tế là 1 việc chiếm 1.2%; án về Lao động là 3 việc chiếm 3.6%; không có án về phá sản và Hành chính.
- Năm 2006 án chưa có điều kiện thi hành: 108 việc chiếm 30.1% tổng số thụ lý, chiếm 86.4% số án tồn. Trong đó: các Quyết định Dân sự trong hình sự là 49 việc chiếm 45.5%; tranh chấp về Dân sự là 29 việc chiếm 26.8%; Hôn nhân và gia đình là 20 việc chiếm 18.5%; án về Kinh tế là 8 việc chiếm 7.4%; án Lao động là 2 việc chiếm 1.8%; không có án về phá sản và Hành chính.
- Năm 2007 án chưa có điều kiện thi hành là 139 việc chiếm 27.9% tổng số án thụ lý, chiếm 102,2% số án tồn. Trong đó: Quyết định Dân sự trong hình sự là 64 việc chiếm 69,5%; tranh châp Dân sự là 4 việc chiếm 4.4%; án Kinh tế là 23 việc chiếm 25%; án Lao động là 1 việc chiếm 1.1%; không có án về Hôn nhân gia đình, Hành chính và phá sản.
- Quý I/2008 án chưa có điều kiện thi hành là 92 việc chiếm 43.6% tổng số án thụ lý, chiếm 60.1% án tồn. Trong đó: Quyết định Dân sự trong hình sự là 64 việc chiếm 69.5%; tranh chấp Dân sự là 4 việc chiếm 4.4%; án về Kinh tế là 23 việc chiếm 25%; án Lao động là 1 việc chiếm 1.1%; không có án về Hôn nhân gia đình, Hành chính, phá sản.
Nhìn vào biểu đồ phần trăm trên ta thấy án không có điều kiện thi hành chiếm tỷ lệ rất cao trong số án còn tồn đọng. Có nhiều nguyên nhân khiến cho án chưa có điều kiện thi hành nhiều như vậy chủ yếu do nhiều trường hợp đương sự không có tài sản để THA, một số các bị án đang chịu hình phạt tù dài hạn không có khả năng thi hành và nhiều nguyên nhân khác.
b.2. Án tồn đọng về giá trị( tiền + tài sản)
- Năm 2004: số tiền năm trước chưa thi hành xong là 7.165.000.000đ chiếm 54.4% tổng số phải thu là 13.165.000.000đ.
Trong đó:
+ Số tiền nộp cho Ngân sách Nhà nước( NSNN) là 2.165.000.000đ
+ Số tiền trả cho công dân: 3.350.000.000đ
+ Số tiền trả cho cơ quan, tổ chức xã hội( CQ - TCXH): 1.650.000.000đ
- Năm 2005: số tiền năm trước chưa thi hành xong là 6.798.000.000đ chiếm 41.1% tổng số phải thu là 16.524.000.000đ.
Trong đó:
+ Số tiền nộp cho NSNN: 1.798.000.000đ
+ Số tiền trả cho công dân: 3.550.000.000đ
+ Số tiền trả cho CQ - TCXH: 2.450.000.000đ
- Năm 2006: số tiền năm trước chưa thi hành xong là 13.000.000.000đ chiếm tới 60% trong tổng số tiền phải thu là 21.873.289.000đ.
Trong đó:
+ Số tiền trả cho NSNN: 183.361.000đ
+ Số tiền trả cho công dân: 663.620.000đ
+ Số tiền trả cho CQ - TCXH: 548.000.000đ
- Năm 2007: số tiền năm trước chưa thi hành xong là 24.154.943.146đ chiếm tới 80% trong tổng số tiền phải thu là 29.525.972.342đ
Trong đó:
+ Số tiền trả cho NSNN: 21.712.417.700đ
+ Số tiền trả cho công dân: 721.419.000đ
+ Số tiền trả cho CQ - TCXH: 1.721.106.346đ
- Quý I/2008: số tiền năm trước chưa thi hành xong là 23.856.991.339đ chiếm tới gần 99% trong tổng số phải thu là 24.025.770.179đ.
Trong đó:
+ Số tiền trả cho NSNN: 20.632.411.361đ
+ Số tiền trả cho công dân: 1.682.774.828đ
+ Số tiền trả cho CQ - TCXH: 1.541.805.190đ
Có thể thấy án tồn đọng cả về việc và giá trị đều rất lớn. Vậy nguyên nhân nào khiến cho án tồn đọng nhiều như vậy?
PHẦN II: KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN ĐÃ THU THẬP ĐƯỢC
Trong phần này em chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân nào khiến lượng án thụ lý mỗi năm và lượng án bị tồn đọng tại THADS tỉnh Hải Dương nói riêng và trên cả nước nói chung lại tăng nhiều đến vậy. Từ việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ có thể tìm ra biện pháp khắc phục.
Nguyên nhân lượng án thụ lý mỗi năm ngày càng tăng
a. Tình hình kinh tế
Có thể thấy, địa bàn tỉnh Hải Dương khá phức tạp, là một tỉnh nằm trong khu tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, rất nhiều vụ buôn bán trái phép diễn ra ở đây. Mặt khác, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong cả nước, Hải Dương là một tỉnh đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng rất nhanh; rất nhiều khu công nghiệp được xây dựng thu hút một lực lượng lớn lao động từ khắp nơi đổ về. Kinh tế ngày càng sôi động cũng kéo theo một bất cập là tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh cũng ngày càng nhiều, các tranh chấp ngày càng tăng. Đây có thể coi là một nguyên nhân lớn làm tăng lượng vụ việc phải giải quyết hàng năm tại cơ quan THADS tỉnh Hải Dương.
b. Tình hình xã hội
Bên cạnh nguyên nhân kinh tế, một nguyên nhân nữa phải kể đến đó là sự thay đồi trong xã hội. Một vấn đề đáng quan tâm không phải của riêng ngành cấp nào đó là thực trạng đi xuống về lối sống đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên trong tỉnh. Đặc biệt các tội phạm về ma túy ngày càng gia tăng mạnh đã khiến rất nhiều những thanh thiếu niên trẻ tuổi mắc tội. Tiếp sau đó phải kể đến số lượng các vụ ly hôn cũng gia tăng nhanh chóng. Trong những năm gần đây theo thống kê lượng án xử ly hôn và việc thi hành án này cũng tăng gấp từ 3 đến 4 lần năm trước.
Đây là 2 nhân tố chủ yếu dẫn đến thực trạng lượng án cần thi hành ngày càng gia tăng . Song song với nó thì lượng án tồn đọng cũng có cùng xu hướng này.
Nguyên nhân dẫn đến án tồn đọng nhiều
a.Nguyên nhân khách quan
Trong số lượng lớn án tồn đọng tại cơ quan THADS tỉnh Hải Dương, có tới hơn một nửa là án không có điều kiện thi hành. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan làm bản án không thể thực thi được trên thực tế như:
- Do điều kiện khó khăn của đương sự, các CHV đã xác minh nhiều lần xét thấy họ thực sự không có tài sản, thu nhập để thi hành án.
- Một số lượng lớn án tồn đọng rơi vào những trường hợp người phải THA đang chấp hanhg hình phạt tù không có điều kiện để thi hành.
- Số ít việc không thi hành được do người phải THA đã bỏ trốn khỏi nơi cư trúhay đi làm ăn sinh sống tại địa phương khác mà không rõ địa chỉ.
- Đối với trường hợp bên phải thi hành là cơ quan, tổ chức khi bị giải thể cũng không thể có điều kiện thi hành án được.
Bên cạnh những vụ việc không có điều kiện thi hành vì những lý do đã nêu ở trên thì cũng có nhiều việc đang tiến hành nhưng vẫn lưu từ năm này qua năm khác mà chưa xong. Nguyên nhân chính là do:
- Người phải thi hành án cố tình chây ì, không chịu thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Người phải thi hành án chỉ có tài sản kê biên, phát mại không bán được trong khi đó người được thi hành án lại không chịu nhận tài sản thay cho tiền THA. Rồi còn trường hợp tài sản của người phải thi hành nhỏ hơn nhiều so với số tiền phải thi hành hay trường hợp chỉ có tài sản lớn như nhà, giá trị quyền sử dụng đất mà số tiền thi hành án lại rất nhỏ.
- Có một số ít vụ việc 2 bên không tự thỏa thuận được với nhau về phương thức bồi thường, cơ quan THADS đã hướng dẫn các đương sự khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng chưa có Quyết định giải quyết cụ thể của Tòa.
- Hệ thống pháp luật của nước ta chưa đồng bộ và thống nhất, nhất là việc hướng dẫn thực hiện của các cơ quan chức năng chưa kịp thời; như Bộ luật Hình sự quy định hình phạt bổ sung đối với các tội về ma túy và tiền phạt nhưng lại không có văn bản hướng dẫn trong trường hợp nào sẽ áp dụng hình phạt bổ sung; nên có bản án áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với bị cáo là người nghiện không có tài sản. Do vậy, khi chuyển thi hành án dân sự không thể tổ chức thi hành.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan, nhất là các cơ quan Tư pháp trong công tác THADS còn nhiều hạn chế.
b. Nguyên nhân chủ quan
Về phía các cán bộ THA, ngoài những kết quả tích cực đã đạt được thì còn một số mặt chưa tốt, điều này phần nào dẫn đến án vẫn còn chưa giải quyết được triệt để:
- Nguyên nhân trước tiên ảnh hưởng đến chất lượng công tác THA là số lượng chấp hành viên còn quá ít. Trong số 21 cán bộ trong cơ quan chỉ có 8 chấp hành viên. Kinh nghiệm thực tế của các chấp hành viên cũng chưa dày dặn do tuổi đời còn trẻ. Số lượng án thì ngày một nhiều lên, tính phức tạp cũng tăng cao nhiều khi các chấp hành viên không thể phân bổ được công việc một cách hợp lý.
- Trình độ năng lực của một số chấp hành viên còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu công tác trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình làm việc, còn một sô chấp hành viên chưa hăng say nhiệt tình với công việc, còn ngại khó, ngại khổ trong việc đi đôn đốc THA. Rồi trong khâu đi xác minh điều kiện thi hành án của đương sự, các chấp hành viên còn thiếu chủ động, tích cực khiến cho một số vụ việc có thể thi hành được mà không có biện pháp kịp thời tổ chức thi hành án triệt để.
- Quá trình tác nghiệp thi hành án cũng chưa thực sự có hiệu quả: chưa giáo dục, thuyết phục được đương sự tự nguyện thực hiện bản án đã tuyên. Nhiều trường hợp ra quyêt định THA theo đơn lại không có hướng dẫn kịp thời cho đương sự những thủ tục cần phải thực hiện; làm cho vụ việc kéo dài mà không giải quyết xong…
Trên đây là những phân tích mà sự hiểu biết ít ỏi của em về tình trạng án thụ lý và án tồn đọng tăng nhiều trong những năm gần đây tại THADS tỉnh Hải Dương.
PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
Trong suốt 3 tháng thực tập tại cơ quan THADS tỉnh Hải Dương, được làm việc trong môi trưởng tư pháp, được trực tiếp trao đổi với các cán bộ thi hành án, bằng vồn kiến thức của mình, em cũng có một số nhận xét và ý kiến kiến nghị riêng của mình đối với công tác thi hành án tại địa phương như sau:
Những nhận xét về công tác thi hành án tại địa phương
Sau khi trực tiếp tiếp xúc với công tác thi hành án em thấy thi hành án thực sự là một hoạt động khá phức tạp. Nó đòi hỏi các chấp hành viên không những phải có kiến thức pháp lý mà còn phải có phẩm chất chính trị, kinh nghiệm thực tế để giải quyết từng vụ việc với tính chất phức tạp khác nhau.
Việc thực tập tại cơ quan thi hành án dân sự địa phương và đi sâu vào lĩnh vực này rất phù hợp với sinh viên Luật như em. Không những được nghiên cứu trên hồ sơ, em còn học hỏi được nhiều qua cách giải quyết công việc của các chấp hành viên tại đây. Các chấp hành viên trong cơ quan hầu hết đều rất tận tình với công việc, luôn cố gắng giải quyết công việc một cách hợp lý và khoa học. Để phục vụ tốt cho công việc chuyên môn mọi người đếu thường xuyên trau dồi kiến thức.
Về khối lượng công việc và hiệu quả công việc em thấy: lượng việc mà thi hành án dân sự tỉnh Hải Dương phải giải quyết so với các cơ quan thi hành án thành phố và huyện là không nhiều xong cũng ngày càng tăng và hầu hết là các vụ phức tạp. Hàng năm cơ quan THADS tỉnh Hải Dương đều tự rút ra tổng kết, cố gắng tìm cách khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nhìn chung các cán bộ, chấp hành viên cũng đã cố gắng giải quyết tốt nhất công việc của mình xong vì nhiều lý do khác nhau như đã phân tích mà lượng án tồn đọng vẫn còn tăng cao.
Cơ sở vật chất tại cơ quan THADS tỉnh tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn rất thiếu thốn. Do tính chất nghề nghiệp, phải thường xuyên đi đôn đốc thi hành án, nhưng các chấp hành viên không được trang bị đầy đủ để bảo hộ, thiếu phương t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thi_hanh_an_2591.doc