Chuyên đề Thực trạng áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 trong những năm gần đây

MỤC LỤC

 

Trang

Phần I: LỜI NÓI ĐẦU 2

Phần II: NỘI DUNG 4

I. Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin 4

1.Khái quát về quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin 4

2. Kết quả của quá trình tìm kiếm thông tin 4

II. Thực trạng trọng tài thương mại và nội dung của pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 ở Việt Nam 7

1. Nội dung cơ bản của pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 7

2. Thực tiễn áp dụng trọng tài thương mại 2003 9

Phần III. Nhận xét và kiến nghị 18

Danh mục tài liệu tham khảo 21

 

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2236 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh này cũng giúp em hiểu thêm về những vấn đề xã hội có liên quan, giúp em củng cố lại kiến thức đã được nhà trường, thầy cô trang bị khi còn trên giảng đường cũng như có thêm kiến thức thực tiễn giúp chúng em tự tin trong công việc sau này. Vì thế trong thời gian qua em đã sắp xếp công việc sao cho vừa có thời gian thực tập tại cơ quan, vừa có thời gian tìm hiểu tài liệu từ sách vở, từ các cô, chú, anh, chị tại cơ quan nơi em thực tập, từ đài báo và các phương tiện thông tin khác. Để thông tin đưa ra trong bản báo cáo được tốt nhất,có tính thực tế cao. Và trong thời gian này, nhờ có sự tận tình chỉ bảo cũng như giúp đỡ về chuyên môn của các cô và các chị tại trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ- phòng đăng kí kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư Hà nội. Đã giúp em có được những thông tin chính xác từ cơ quan cũng như từ các nguồn thu thập khác như báo viết, báo điện tử, mạng internet … mặc dù có đã thu thập được khá nhiều thông tin nhưng đa số đều chưa qua xử lý, tản mạn trong nhiều văn bản . Thông qua các phương pháp khoa học đã được nghiên cứu trên giảng đường đại học như: Phương pháp phân tích, phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp đối chiếu tổng hợp, xuất phát từ phương pháp luận chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng hồ chí minh, lý luận chung về nhà nước và pháp luật; giúp em tổng kết lại và đưa ra được những đánh giá khách quan về đề này; góp phần lớn vào thành công cho bài viết của em. 2. kết quả quá trình tìm kiếm thông tin Sau quá trình thu thập thông tin nhờ sự giúp đỡ của nhà trường và cơ sở nơi em thực tập. Kết quả thu được phản ánh được một cách khá đầy đủ về thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài cũng như việc áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 trong những năm 2003 đến 2006.Qua đó giúp em có cai nhìn khái quát về ưu và khuyết điểm trong trong pháp lệnh trọng tài thương mại 2003.Tìm ra nguyên nhân cũng như có được những giải pháp khắc phục những khuyết điểm trong quy định của pháp lệnh. Cụ thể những thông tin em thu thập được bao gồm những số liệu sau: Năm Số vụ kiện Quốc tịch các bên tranh chấp 2003 16 Singapore Nhật Bản Hàn Quốc Malaysia Canada Đức Ukraina 4 2 3 1 1 1 1 2004 32 Singapore Nhật Bản Hồng Kông Hàn Quốc Đài Loan Anh Hà Lan Indonesia Tây Ban Nha Uruquay Vanuatu 6 1 2 3 2 1 3 1 1 1 1 2005 22 Singapore Hàn Quốc Malaysia Đài Loan Áo Hà Lan Đức Hoa Kỳ Na Uy Slovakia 1 8 2 2 2 1 2 1 1 1 2006 23 Nga Trung Quốc Áo Malaysia Đức Mỹ Anh Singapore Hàn Quốc Ấn độ Ucraina Thái Lan Italy Hồng Kông 1 4 3 2 2 1 2 1 2 1 1 1 1 1 Bảng 1: Thống kê các vụ kiện tại Trung tâm trọng tài quốc tế tại Việt Nam từ năm 2003- 2006 Theo thống kê của TTTTQT VN, năm 2006 và 6 tháng đầu năm nay, trong số các vụ tranh chấp thương mại giải quyết qua trọng tài kinh tế, có 40% là các vụ tranh chấp giữa DN trong nước với nhau, 60% còn lại là các vụ tranh chấp giữa DN VN với các đối tác nước ngoài Một nước có hơn 80 triệu dân mà chỉ có hơn 150 trọng tài thương mại. Không dừng lại đó, trong hợp đồng kinh tế đều có thoả thuận nếu xảy ra tranh chấp hai bên đều đồng thuận tìm đến trọng tài nhưng những vụ việc tranh chấp ''gõ cửa'' trọng tài rất ít. Tại TTTTQT thuộc VCCI thụ lý 74 vụ kiện, trong đó 67% vụ có giá trị tranh chấp dưới 100.000 USD. Trong khi đó, trung bình một năm Tòa Kinh tế cả nước thụ lý gần 1.000 vụ, nhiều vụ giá trị hàng chục triệu USD. II.THỰC TRẠNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ NỘI DUNG CỦA PHÁP LỆNH TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2003 Ở VIỆT NAM. 1. Nội dung cơ bản của pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 Pháp lệnh trọng tài thương mại được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 25/02/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2003 đã tạo bước đột phá mới trong cơ chế giải quyết các tranh chấp thương mại bằng trọng tài, khắc phục được các tồn tại của các văn bản trước đây quy định về trọng tài, kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu của các nhà kinh doanh. Chúng tôi xin giới thiệu một số nội dung cơ bản của Pháp lệnh trọng tài thương mại (PLTTTM) 1- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài: PLTTTM đã mở rộng thẩm quyền đáng kể cho trọng tài so với Nghị định 116/CP ngày 05/9/1994 về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trọng tài kinh tế. Theo đó, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại khi có sự thoả thuận của các bên. Hoạt động thương mại được hiểu theo nghĩa rộng phù hợp với khái niệm “kinh doanh” trong Luật doanh nghiệp Việt Nam và được quy định cụ thể như: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi, thuê, cho thuê; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng;... (khoản 2- điều 2). 2- Về hình thức giải quyết tranh chấp: PLTTTM quy định hai hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: do Trung tâm trọng tài tổ chức và do các bên thành lập. Quy định này dựa trên sự tôn trọng ý chí của các bên và bảo đảm quyền các bên lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp, đồng thời cũng là sự phù hợp với quy định của pháp luật các nước trên thế giới về hai hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: thường trực và Adhoc. 3- Hiệu lực của quyết định trọng tài: Quyết định trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành nếu không bị Toà án huỷ theo quy định của pháp lệnh. Pháp lệnh tạo một bước đột phá mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp bằng tố tụng trọng tài bởi việc quy định quyết định trọng tài có giá trị thi hành như một bản án của Toà án. Nếu các bên không tự nguyện thi hành sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế bởi cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành. Trình tự, thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài được tuân theo các quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. 4- Về thoả thuận trọng tài: Thoả thuận trọng tài là văn bản thể hiện ý chí của các bên về việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Hình thức văn bản được mở rộng bao gồm cả thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức văn bản khác được pháp luật quy định cho phù hợp với tình hình giao dịch kinh tế, thương mại hiện nay (Điều 9). 5- Về trọng tài viên: Là người được các bên lựa chọn, Trung tâm trọng tài hoặc Toà án chỉ định để giải quyết tranh chấp. Trọng tài viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vô tư, khách quan; có bằng đại học và đã qua thực tế công tác. Pháp lệnh quy định một số trường hợp không được làm trọng tài viên: người đang bị quản chế hành chính, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích; Thẩm phán; Kiểm sát viên; Điều tra viên; Chấp hành viên; công chức đang công tác tại Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án. 6- Về Trung tâm trọng tài: Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất 05 trọng tài viên là sáng lập viên và có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh. Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ cấp giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài theo sự giới thiệu của Hội Luật gia Việt Nam, căn cứ vào nhu cầu và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Để đảm bảo hoạt động của Trung tâm trọng tài, tránh tình trạng thành lập một cách tràn lan hoặc thành lập xong thì không hoạt động, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp cấp tỉnh nơi Trung tâm đặt trụ sở. 7- Huỷ quyết định trọng tài: Quyết định trọng tài có thể bị huỷ khi có căn cứ theo quyết định của Pháp lệnh. Thẩm quyền huỷ quyết định trọng tài thuộc Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định. Quyết định huỷ hoặc không huỷ quyết định của Trọng tài của Toà án có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định và sẽ được xem xét lại bởi Toà án nhân dân tối cao. Quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng. 8- Mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài: Trọng tài là một tổ chức phi chính phủ, quyết định không mang tính quyền lực nhà nước và cũng không đương nhiên được thi hành bằng biện pháp cưỡng chế. Nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động của trọng tài, tạo điều kiện thuận lợi cho trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp, Pháp lệnh quy định cụ thể mối quan hệ hỗ trợ của Toà án đối với trọng tài trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp. Toà án có thể hỗ trợ trọng tài trong một số trường hợp như: chỉ định trọng tài viên (điều 26); xem xét quyết định của Hội đồng trọng tài về thẩm quyền giải quyết tranh chấp (điều 30); áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (điều 33); huỷ quyết định trọng tài (điều 53). 2. Thực tiễn áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 2.1. Thực trạng trọng tài thương mại ở Việt Nam Hiện nay có bốn hình thức có thể áp dụng để giải quyết tranh chấp (GQTC) trong quan hệ hợp đồng, giao dịch giữa các thương nhân, đó là: thương lượng, trung gian hoà giải, trọng tài và toà án, trong đó GQTC hợp đồng, giao dịch bằng phương thức trọng tài có nhiều lợi thế hơn so với các phương thức GQTC khác. Tuy nhiên, trên thực tế do một số nguyên nhân, phương thức giải quyết này ít được lựa chọn. GQTC bằng phương thức trọng tài thương mại ở Việt Nam mới được quy định năm 2003 tại Pháp lệnh Trọng tài thương mại. Trên thực tế không ít các doanh nghiệp tỏ ra hoài nghi về hiệu quả của phương thức GQTC bằng trọng tài. Theo thói quen, khi có vụ việc tranh chấp các bên thường đưa ra toà án để giải quyết, vì cho rằng, toà án là chủ thể nhân danh Nhà nước thực hiện quyền phán quyết về tính hợp pháp của các quan hệ pháp luật, do vậy tính cưỡng chế trong các quyết định này sẽ cao hơn; Các bản án, quyết định được Hội đồng xét xử tuyên có giá trị pháp lý cao hơn quyết định của Hội đồng trọng tài. Do vậy, hàng năm số vụ việc mà các Trung tâm trọng tài thương mại giải quyết ít hơn nhiều các toà án kinh tế thụ lý. Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại là một phương thức rất phổ biến và được ưa chuộng trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hình thức này vẫn chưa được áp dụng nhiều và hoạt động của trọng tài thương mại ở Việt Nam vẫn còn rất kém hiệu quả. Các DN Việt Nam khi có tranh chấp thường đưa nhau ra toà án. Qua khảo sát sơ bộ các doanh nghiệp thì hầu hết hợp đồng kinh doanh của các doanh nghiệp đều thiếu điều khoản về giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài, hoặc có cũng chỉ rất sơ sài và rất khó thực thi. Thậm chí có những hợp đồng lớn cấp quốc gia như mua máy bay thì điều khoản quy định về vấn đề này cùng rất sơ sài. Điều này rất nguy hiểm vì rất dễ dẫn đến đổ vỡ hợp đồng khi có tranh chấp do cơ chế giải quyết không được quy định rõ ràng. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như các quy định pháp luật chưa phù hợp, tâm lý xã hội chưa quen với các tổ chức giải quyết tranh chấp ngoài Nhà nước và ngay cả hoạt động của các trọng tài vẫn còn nhiều điểm chưa thuyết phục. Với sự phát triển kinh tế thị trường ngày càng đi vào chiều sâu thì chắc chắn hình thức trọng tài thương mại sẽ được ưa chuộng và phát triển. Vì vậy, Bộ Tư pháp đang chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu các điều kiện để phát triển loại hình này. Thông tin từ Vụ Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp cho biết, hiện nay cả nước có 6 trung tâm trọng tài thương mại. Đây là con số không hề ít và thậm chí còn nhiều hơn các nước nhưng năng lực hoạt động của các trung tâm còn nhiều hạn chế. Trước hết, các trung tâm còn thiếu nhiều chuyên gia giỏi, cơ sở vật chất còn yếu... nên hoạt động không hiệu quả. Trong 6 trung tâm trọng tài hiện có thì chỉ có Trung tâm trọng tài thương mại Quốc tế bên cạnh VCCI là hoạt động khá hơn cả với khoảng 20 - 30 vụ được giải quyết mỗi năm. Các trung tâm còn lại chỉ 3 - 5 vụ mỗi năm, thậm chí có trung tâm không hề giải quyết một vụ nào. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang tiến hành nhiều công trình nghiên cứu để tìm các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của trọng tài thương mại ở Việt Nam. Đây là một điều cần thiết vì trong cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề xây dựng các cơ chế giải quyết tranh chấp là một trong những cam kết của Việt Nam. Trong nhiều hiệp định, Việt Nam và các đối tác khuyến khích các bên tranh chấp giải quyết thông qua trọng tài thương mại. 2.2. Doanh nghiệp với pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 Hiện nay có bốn hình thức có thể áp dụng để giải quyết tranh chấp (GQTC) trong quan hệ hợp đồng, giao dịch giữa các thương nhân, đó là: Thương lượng, trung gian hoà giải, trọng tài và toà án, trong đó GQTC hợp đồng, giao dịch bằng phương thức trọng tài có nhiều lợi thế hơn so với các phương thức GQTC khác. Tuy nhiên, trên thực tế do một số nguyên nhân, phương thức giải quyết này ít được lựa chọn. GQTC bằng phương thức trọng tài thương mại ở Việt Nam mới được quy định năm 2003 tại Pháp lệnh Trọng tài thương mại. Trên thực tế không ít các doanh nghiệp tỏ ra hoài nghi về hiệu quả của phương thức GQTC bằng trọng tài. Theo thói quen, khi có vụ việc tranh chấp các bên thường đưa ra toà án để giải quyết, vì cho rằng, toà án là chủ thể nhân danh Nhà nước thực hiện quyền phán quyết về tính hợp pháp của các quan hệ pháp luật, do vậy tính cưỡng chế trong các quyết định này sẽ cao hơn; Các bản án, quyết định được Hội đồng xét xử tuyên có giá trị pháp lý cao hơn quyết định của Hội đồng trọng tài. Do vậy, hàng năm số vụ việc mà các Trung tâm trọng tài thương mại giải quyết ít hơn nhiều các toà án kinh tế thụ lý. Theo quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại, các phán quyết của Hội đồng trọng tài có giá trị pháp luật tương tự các phán quyết của toà án. Tuy nhiên, các bên không lựa chọn phương thức giải quyết bằng trọng tài là do họ không thấy những ưu điểm mà phương thức GQTC bằng trọng tài thương mại mang lại. Cũng theo quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại, các Trung tâm trọng tài sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp, nếu các bên tranh chấp có thoả thuận về phương thức GQTC bằng trọng tài trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Điều đó có nghĩa là cả trong trường hợp trong hợp đồng không có điều khoản về GQTC, hoặc có nhưng không đề cập đến phương thức giải quyết bằng trọng tài, nhưng sau khi xảy ra tranh chấp các bên đã thoả thuận GQTC bằng trọng tài, thì các Trung tâm trọng tài vẫn có thẩm quyền giải quyết. Thế nhưng, do sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế, hoặc do yếu tố tâm lý, nên trong những trường hợp này các bên thường mang ra toà án để phân xử mà không đem đến các Trung tâm trọng tài. Đây là thực trạng cần thay đổi trong cung cách và nếp nghĩ các doanh nhân Việt Nam. Bên cạnh đó theo quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại, Trung tâm trọng tài có thẩm quyền GQTC đối với các hoạt động thương mại khi hành vi thương mại có tranh chấp là một trong những hành vi nằm trong hoạt động thương mại và các bên có thoả thuận GQTC bằng phương thức trọng tài. Hoạt động thương mại theo quy định của Pháp lệnh được hiểu là “việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý thương mại; Ký gửi; Thuê, cho thuê; Thuê mua; Xây dựng; Tư vấn; Kỹ thuật; Li – xăng (giấy phép- PV); Đầu tư; Tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Thăm dò, khai thác; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. Quy định về hoạt động thương mại của Pháp lệnh phù hợp với quy định trong Luật  Thương mại  (năm 1997). Tuy nhiên, sau khi Quốc hội thông qua Luật Thương mại (năm 2005), quy định về hoạt động thương mại đã có sự thay đổi. Theo đó, hoạt động thương mại đã được hiểu rộng hơn, bao gồm tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, như mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Quy định mới về hoạt động thương mại của Luật Thương mại 2005 làm cho quy định trong Pháp lệnh trọng tài Thương mại bị bó hẹp. Điều này gây khó khăn cho các Trung tâm trọng tài trong việc xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong hoạt động thương mại; đồng thời, dẫn đến không thống nhất giữa các quy định của pháp luật và làm cho thẩm quyền giải quyết của các Trung tâm trọng tài thương mại tại Việt Nam bị hạn chế rất nhiều.         Theo quy định tại Điều 57 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại về thi hành phán quyết của trọng tài, thì phán quyết của Hội đồng trọng tài được thi hành trong các trường hợp: Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài; Trong trường hợp, một trong các bên có yêu cầu Toà án huỷ quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài sẽ được thi hành kể từ ngày quyết định của Toà án không huỷ quyết định trọng tài có hiệu lực. Trình tự, thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Nghiên cứu quy định này cho thấy nếu như quyết định của trọng tài nước ngoài muốn thi hành tại Việt Nam thì phải trải qua thủ tục xét công nhận và cho thi hành, còn phán quyết của Hội đồng trọng tài được thi hành ngay mà không cần phải trải qua thủ tục công nhận và cho thi hành. Tuy nhiên, quy định này đã làm cho quyết định của Hội đồng trọng tài trở lên khó thực thi, vì: Do không phải trải qua thủ tục công nhận và cho thi hành giống như các quyết định của trọng tài nước ngoài, nên các bên trong tranh chấp vẫn có quyền yêu cầu toà án có thẩm quyền huỷ quyết định của Hội đồng trọng tài, cho dù những lý do mà các bên đưa ra là không có căn cứ. Nhiều khi, việc này làm cho lợi ích của một trong các bên còn lại bị ảnh hưởng trực tiếp, do phải tham gia vào vụ việc khiếu kiện kéo dài; đồng thời, quyết định của Hội đồng trọng tài được xác định là có giá trị chung thẩm (không xét xử lại), thế nhưng với những quy định trên của Pháp lệnh thì quyết định đó vẫn bị xét xử lại tại toà án, điều này trái với nguyên tắc xác định giá trị pháp lý của quyết định trọng tài. Sau khi xét đơn huỷ hoặc không huỷ quyết định trọng tài, các bên lại có thể kháng cáo đối với quyết định đó của toà án và quyết định trọng tài lại một lần nữa được đem ra phán xét. Như vậy, nếu so sánh với thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết đối với các quyết định của trọng tài nước ngoài, thì điều kiện để một quyết định của trọng tài Việt Nam được thi hành trên thực tế khó hơn rất nhiều so với thủ tục công nhận và cho thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Với thực trạng thi hành án như hiện nay thì rất khó để một quyết định trọng tài đã có hiệu lực được thi hành trên thực tế. Vì số lượng bản án, quyết định dân sự được thi hành hàng năm tại các địa phương rất lớn, cơ quan thi hành án thường chỉ thi hành được một lượng nhỏ số bản án, quyết định của toà án tuyên có hiệu lực pháp luật và đã có điều kiện thi hành. Còn đối với những vụ việc chưa có điều kiện thi hành thì quá trình phân loại, xác minh điều kiện thi hành kéo dài và phức tạp. Như vậy, đối với các quyết định của trọng tài, đặc biệt là các quyết định không bị yêu cầu huỷ, thì cơ quan thi hành án dân sự khó có thể ưu tiên thi hành trước và sớm hơn so với các quyết định, bản án của toà án. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người được thi hành, đặc biệt là đối với các thương nhân. 2.3. Áp dung pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 tại các trung tâm trọng tài thương mại Giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài có nhiều ưu điểm và lợi thế, song, trọng tài thương mại lại không phổ biến trong việc giải quyết tranh chấp thương mại ở nước ta hiện nay. Trong 6 trung tâm trọng tài hiện có thì chỉ có Trung tâm trọng tài thương mại Quốc tế bên cạnh VCCI là hoạt động khá hơn cả với khoảng 20 - 30 vụ được giải quyết mỗi năm. Các trung tâm còn lại chỉ 3 - 5 vụ mỗi năm, thậm chí có trung tâm không hề giải quyết một vụ nào. Để thấy rõ hơn về vấn đề này cần đi vào cụ thể từ hoạt động của của trung tâm trọng tài thương mại quốc tế(VIAC) nơi giải quyết phần lớn các tranh chấp thương mại. Thống kê các vụ kiện tại Trung tâm trọng tài quốc tế tại Việt Nam từ năm 2003- 2006: Năm Số vụ kiện Quốc tịch các bên tranh chấp 2003 16 Singapore Nhật Bản Hàn Quốc Malaysia Canada Đức Ukraina 4 2 3 1 1 1 1 2004 32 Singapore Nhật Bản Hồng Kông Hàn Quốc Đài Loan Anh Hà Lan Indonesia Tây Ban Nha Uruquay Vanuatu 6 1 2 3 2 1 3 1 1 1 1 2005 22 Singapore Hàn Quốc Malaysia Đài Loan Áo Hà Lan Đức Hoa Kỳ Na Uy Slovakia 1 8 2 2 2 1 2 1 1 1 2006 23 Nga Trung Quốc Áo Malaysia Đức Mỹ Anh Singapore Hàn Quốc Ấn độ Ucraina Thái Lan Italy Hồng Kông 1 4 3 2 2 1 2 1 2 1 1 1 1 1 Theo thống kê của TTTTQT VN, năm 2006 và 6 tháng đầu năm nay, trong số các vụ tranh chấp thương mại giải quyết qua trọng tài kinh tế, có 40% là các vụ tranh chấp giữa DN trong nước với nhau, 60% còn lại là các vụ tranh chấp giữa DN VN với các đối tác nước ngoài Có thể giải thích vấn đề này như sau: Về cơ sở pháp lý, trong những năm gần đây, pháp luật về Trọng tài Thương mại đang trong tiến trình hoàn thiện và có những bước phát triển. Theo Báo cáo của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì “trước năm 2003, pháp luật trọng tài không thống nhất, cùng một lúc hệ thống các trung tâm trọng tài thương mại chịu sự điều chỉnh của 2 văn bản. Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoạt động theo Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 còn các Trung tâm khác thì hoạt động theo Nghị định 116/CP. Suốt thời gian đó, các Trung tâm trọng tài thương mại gần như không hoạt động. Ngày 24/2/2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài Thương mại đánh dấu một bước phát triển của pháp luật về trọng tài thương mại”. Tuy nhiên, kể từ khi Pháp lệnh ra đời đến nay, giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài cũng không có chỗ đứng trong công tác giải quyết các xung đột trong đời sống thương mại. Điều đáng nói ở đây là theo quy định của pháp luật hiện hành thì Trọng tài Thương mại đang còn quá lệ thuộc vào Tòa án, Viện kiểm sát, những cơ quan có cùng chức năng giải quyết các tranh chấp. Trọng tài Thương mại gần như đã trở thành một trình tự bổ sung của trình tự tố tụng bằng con đường Tòa án. Một số đương sự đã nắm bắt tình trạng này nhằm “dây dưa” trục lợi bằng cách kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp qua con đường trọng tài. Rõ ràng, Trọng tài Thương mại đã mất hẳn bản chất của một con đường tố tụng. Trong một số trường hợp, Tòa án là đơn vị chỉ định trọng tài viên mâu thuẫn với việc xem xét quyết định của trọng tài. Vô hình chung, các quyết định của trọng tài đã mất đi ý nghĩa của một phán quyết có hiệu lực thi hành. Cơ quan Trọng tài Thương mại không có quyền xem lại quyết định của mình mà phải chuyển toàn bộ hồ sơ làm căn cứ cho quyết định đó sang Toà án để cơ quan này cùng với Viện kiểm sát xem xét hiệu lực của quyết định trọng tài. Như vậy, từ tính chất một quyết định giải quyết tranh chấp thương mại phi chính phủ, quyết định của Trọng tài Thương mại lại bị đem ra phán quyết và lệ thuộc một hệ thống các thiết chế. PHẦN III NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ Trong quá trình thực hiện pháp lệnh còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế như cần phải khắc phục như: 1. Khái niệm hoạt động thương mại (khoản 3 điều 2) trong pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các dấu hiệu : hành vi thương mại với chủ thể thực hiện hành vi thương mại ,gồm cá nhân tổ chức kinh doanh kết hỡp với phạm vi, lĩnh vực thực hiện hành vi thương mại như gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. Dấu hiệu quan trọng nhất của khái niệm này là “hành vi thương mại “ lại ko được pháp lệnh giải thích do vậy đã hạn chế giá trị thực tiễn của nó. Khái niệm này chưa thực sự mang lại bất kì sự tiến bộ nào để giải quyết những bế tắc về lý luận và thực tiễn trong việc phân định ranh giới giữa các tranh chấp dân sự, kinh tế, thương mại , liên quan chặt chẽ đến việc này là những vấn đề quan trọng khác như phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của những cơ quan khác nhau, vấn đề áp dụng luật nội dung, luật tố tụng … Thí dụ, khi có một bên khiếu nại về tranh chấp giữa các bên không thuộc hoạt động thương mại theo khoản 3 điều 2 của pháp lệnh, và trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó, thỏa thuận trọng tài, giữa các b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 trong những năm gần đây.doc
Tài liệu liên quan