MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU, CÔNG TÁC DỰ THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 10 GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY. 3
1.1. Giới thiệu về công ty: 3
1.1.1. Tổng quan về công ty: 3
1.1.2. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua: 13
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đấu thầu của công ty: 16
1.2.1. Năng lực của công ty: 16
1.2.2. Những nhân tố thuộc môi trường khách quan: 27
1.2.3. Tính tất yếu của công tác tham dự thầu: 30
1.3. Thực trạng tham gia dự thầu của công ty: 32
1.3.1. Quy trình tham gia dự thầu của công ty: 32
1.3.2. Nội dung cơ bản trong Hồ sơ dự thầu của công ty: 38
1.3.4. Ví dụ minh họa: 43
1.3.3. Công tác dự thầu của công ty trong thời gian qua: 48
1.4. Đánh giá công tác dự thầu của công ty trong thời gian qua: 55
1.4.1. Đánh giá khả năng thắng thầu của công ty 55
1.4.2. Những thành tựu đạt được: 60
1.4.3. Một số tồn tại cần khắc phục: 63
1.4.4. Nguyên nhân của những tồn tại trên: 64
CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 10 TRONG THỜI GIAN TỚI 68
2.1. Phương hướng phát triển và mục tiêu của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 trong thời gian tới 68
2.1.1. Phương hướng phát triển 68
2.1.2. Mục tiêu: 69
2.2. Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 trong thời gian tới 69
2.2.1. Nâng cao năng lực tài chính: 70
2.2.2. Đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị: 73
2.2.3. Xây dụng và phát triển hợp lý nguồn nhân lực 74
2.2.4. Đổi mới và hoàn thiện công tác marketing 75
2.2.5. Hoàn thiện kỹ năng xây dựng hồ sơ dự thầu 76
2.2.6. Áp dụng biện pháp hạ giá dự thâù 77
2.2.7. Nâng cao chất lượng công trình xây dựng, hoàn thành công trình đúng tiến độ, nhằm củng cố và giữ vững uy tín của công ty: 79
2.3. Một số kiến nghị 81
2.3.1. Kiến nghị với Tổng Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 81
2.3.2. Kiến nghị với Nhà nước 81
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác đấu thầu, công tác dự thầu và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 giai đoạn 2005 - 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan đến vật tư…)
Hồ sơ dự thầu được lập xong, phòng kế hoạch – kĩ thuật kết hợp với đơn vị trực tiếp lập Hồ sơ dự thầu có nhiệm vụ rà soát lại toàn bộ các bước thực hiện ở trên.
1.3.1.4. Trình duyệt, hoàn thiện, phôtô đóng gói và nộp Hồ sơ dự thầu:
Lãnh đạo chủ yếu là duyệt gía bỏ thầu từ đó quyêt định giảm giá bao nhiêu % trong Thư giảm giá để khả năng thắng thầu là lớn nhất.
Sau khi được phòng kế hoạch – kĩ thuật kiểm tra chỉnh sửa, lãnh đạo duyệt, Cán bộ dự án tiến hành hoàn thiện lần cuối trước khi cho phôtô, đóng gói theo đúng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu.
Trưởng phòng kế hoạch – kĩ thuật hoặc cán bộ dự án được ủy quyền đi nộp Hồ sơ dự thầu theo đúng thời gian, địa điểm của Hồ sơ mời thầu, dự lễ mở thầu và phải trình Biên bản nộp thầu và Biên bản mở thầy cho lãnh đạo.
1.3.1.5. Nhận kết quả đấu thầu
Sau khi kết thức việc chấm thầu, tức là đánh giá Hồ sơ dự thầu, bên mời thầu sẽ chọn ra được nhà thầu đáp ứng đủ các điều kiện đặt ra của gói thầu, và sẽ gủi thông báo kết quả đấu thầu đến. Nếu công ty trúng thầu sẽ đến thương thảo và kí hợp đồng.
1.3.1.6. Thương thảo và kí hợp đồng:
Sau khi nộp hồ sơ dự thầu, phòng kế hoạch – kĩ thuật có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ Hồ sơ dự thầu của mình trong suốt thời gian chấm thầu, nhằm mục đích sẵn sàng giải đáp các vướng mắc trong Hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của Chủ đầu tư.
Khi có kết quả chấm thầu:
+ Nếu Chủ đầu tư thông báo trượt thầu: phòng kế hoạch – kĩ thuật có trách nhiệm trình lãnh đạo xem xét và lưu lại trong Hồ sơ dự thầu.
+ Nếu Chủ đầu tư thông báo trúng thầu: Phòng kế hoạch – kĩ thuật có trách nhiệm trình lãnh đạo xem xét và ra quyết định. Rồi sau đó thay mặt công ty đi thương thảo và kí hợp đồng với Chủ đầu tư
1.3.1.7 .Đánh giá, rút kinh nghiệm
Sau mỗi lần tham dự một gói thầu, công ty đều tổ chức những cuộc họp nhằm tổng kết, đúc rút kinh nghiệm cho những lần sau
1.3.2. Nội dung cơ bản trong Hồ sơ dự thầu của công ty:
Mỗi gói thầu và bên mời thầu khác nhau sẽ có những yêu cầu về Hồ sơ cụ thể riêng, song nhìn chung, hồ sơ dự thầu của công ty thường bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Mở đầu
Phần này bao gồm có : Đơn dự thầu, Bảo lãnh dự thầu, Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân và giấy phép hành nghề của công ty
Phần 2: Năng lực nhà thầu
Thông tin chung về nhà thầu
Năng lực tài chính
Trong phần này, công ty đưa ra bảng biểu, số liệu tài chính thể hiện khả năng tài chính của công ty chính minh năng lực tài chính hiện thời của công ty có khả năng thực hiện được gói thầu thông qua bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, danh mục hợp đồng mà công ty đang tiến hành…
Năng lực nhân sự
Công ty trình bày năng lực nhân sự của mình thong qua bảng thống kê nguồn nhân lực, trình độ nguồn nhân lực để chứng minh nguồn nhân lực của công ty có đủ khả năng để thực hiện gói thầu
Năng lực thiết bị của nhà thầu
Công ty sẽ phải liệt kê toàn bộ số thiết bị máy móc hiện có, niên hạn sử dụng, nước sản xuất và các thông số kĩ thuật cho bên mời thầu biết năng lực thiết bị của mình có đủ khả năng thực hiện gói thầu
Hồ sơ kinh nghiệm
Đây là một phần không thể thiếu, đặc biệt với những gói thầu có giá trị lớn, đòi hỏi độ chính xác về mặt kĩ thuật cao thì càng đòi hỏi năng lực kinh nghiệm của nhà thầu. Trong phần này công ty sẽ phải chứng tỏ mình là người am hiểu trong lĩnh vực mà bên mời thầu yêu cầu, để làm được điều đó thì công ty sẽ trình bày kinh nghiệm của mình trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt trong lĩnh vực mà gói thầu yêu cầu, thể hiện bằng việc liệt kê danh mục các công trình đã tham gia có tính chất tương tự như gói thầu đang dự thầu
Phần 3: Đề xuất giải pháp kĩ thuật thi công
Trong phần này, công ty sẽ trình bày các tài liệu:
Sơ đồ tổ chức hiện trường và bố trí nhân lực thi công
Danh sách những vật liệu chính sẽ sử dụng
Danh mục các thiết bị thi công, thí nghiệm chính sẽ đưa vào công trình
Thuyết minh biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh môi trường, bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
Giới thiệu đặc điểm công trình mà công ty đã nghiên cứu hiện trường và căn cứ vào hồ sơ mời thầu
Phạm vi công việc và đặc điểm thiết kế
Điều kiện thi công và các giải pháp áp dụng phù hợp với điều kiện thi công
Biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để nâng cao chất lượng và đảm bảo tiến độ
Giới thiệu đơn vị dự thầu
Những giải pháp tổ chức thi công
Phần 4: Dự toán giá dự thầu
Trong phần này, nhà thầu phải lập giá dự thầu theo đơn giá tổng hợp và mỗi đơn giá tổng hợp hoặc từng công việc đều phải phân tích trong đơn giá chi tiết gồm có những thành phần nào. Điều này là nhằm tạo ra sự thống nhất về cách thể hiện giá dự thầu để giúp chủ tư vấn hay chủ đầu tư dễ dàng xem xét, đánh giá, so sánh lựa chọn nhà thầu, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lí chi phí, thanh toán cho các nhà thầu trong quá trình thực hiện gói thầu
Giá chào thầu hợp lý là gía chào thầu có tính cạnh tranh so với các nhà thầu khác, song vẫn phải đảm bảo để công ty có lãi. Vì thế, lập giá dự toán dự thầu là một khâu hết sức quan trọng.
Căn cứ tính giá của công ty:
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kĩ thuật đã được chủ đầu tư thông qua
Căn cứ vào khối lượng trong bản tiên lượng mời thầu của chủ đầu tư và các công văn về việc bổ sung tiên lượng mời thầu của Ban quản lý dự án
Căn cứ vào biện pháp tổ chức thi công do Công ty thiết kế để tính khối lượng phụ tạm phục vụ thi công
Quy trình lập giá dự thầu
Bước 1: Kiểm tra khối lượng dự thầu mà bên chủ đầu tư đã cung cấp. Công ty sẽ xem xét kĩ hồ sơ mời thầu, kiểm tra khối lượng trong bảng tiên lượng, bản vẽ thiết kế để tính toán các khối lượng, hạng mục công việc cần làm
Bước 2: Tham khảo giá cả thị trường của các loại vật liệu xâu dựng, chi phí thiết bị máy móc phục vụ thi công – xác định định mức đơn giá
Để xác định được định mức đơn giá đối với từng hạng mục công việc, cần xác định được các thành phần chi phí tạo nên đơn giá dự thầu:
Đơn giá dự thầu bao gồm các loại chi phí sau:
- Chi phí vật liệu (A) = A1* Hệ số quy đổi
A1 là đơn giá vật liệu Nhà nước ban hành
Chi phí nhân công (B) = B1*Hệ số quy đổi
B1 là chi phí nhân công theo đơn giá Nhà nước ban hành
Chi phí máy thi công (C) = C1* Hệ số quy đổi
C1 là chi phí ca máy theo đơn giá của Nhà nước hiện hành
Trực tiếp phí khác (TT) = a*(A+B+C)
Trong đó, a là tỷ lệ % tính trên tổng 3 khoản mục chi phí trực tiếp chính
Chi phí trực tiếp (T) = (A+B+C+TT)
Chi phí chung (P) = T*b
Trong đó, b là tỷ lệ % tính trên tổng chi phí trực tiếp
Thu nhâp chịu thuế tính trước (L) = (T+P)* Thuế suất
Giá trị xây lắp trước thuế (Z) = T+P+L
Thuế giá trị gia tăng đầu ra (VAT) = Z* Thuế suất VAT
Giá trị xây lắp sau thuế (Dgi) = Z+VAT
Trong đó Dgi được tính trên một đơn vị khối lượng công trình được thực hiện
Bước 3: Lập dự toán giá dự thầu
Giá dự thầu được tính theo công thức:
n
Gdt =∑Qi Dgi
i=1
Trong đó:
Qi : Khối lượng công tác xây lắp thứ i do bên mời thầu cung cấp trong bản tiên lượng và bản vẽ thiết kế kĩ thuật thi công
Dgi : Đơn giá dự thầu công tác xây lắp thứ i do nhà thầu tính được theo giá cả thị trường và điều kiện của công ty
n : Số công tác xây lắp mà chủ đầu tư yêu cầu
Các công trình nằm ở các tỉnh khác nhau thì sẽ áp dụng các đơn giá khác nhau, công trình nào nằm ở tỉnh nào thì sẽ áp dụng đơn giá của tỉnh đó. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập giá dự toán công trình, ví dụ như biến động giá cả thị trường; công tác khảo sát, thiết kế; địa điểm thực hiện công trình…Vì vậy, người lập dự tóan công trình cần nghiên cứu kĩ tất cả các yếu tố đó để cân nhắc, xem xét nhằm đưa ra giá dự thầu hợp lí và có tính cạnh tranh (tất nhiên là phải dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật mà Nhà nước quy định và bảng tiên lượng trong Hồ sơ mời thầu)
Nói chung, các nội dung trên là cơ sở để bên mời thầu xét thầu, và tùy theo tính chất của gói thầu và phương pháp đánh giá Hồ sơ dự thầu mà có thang điểm cho mỗi phần khác nhau. Đối với gói thầu xây lắp, hiện nay nước ta chỉ áp dụng phương pháp giá đánh giá theo hai nội dung kĩ thuật và tài chính khi đánh giá chi tiết Hồ sơ dự thầu
Để thấy rõ hơn về nội dung cấu thành một hồ sơ dự thầy xây lắp ta xem xét ví dụ sau:
1.3.4. Ví dụ minh họa:
“Hồ sơ dự thầu Nền, mặt đường & các công trình từ KM0+00-KM4+500 Đường giao thông từ thị trấn Lạt- Làng Rào Huyện Tân Kỳ- Nghệ An”
Đây là gói thầu mà công ty đã tham gia dự thầu và trúng thầu năm 2007, gói thầu này hoàn toàn phù hợp với năng lực của công ty do vậy công ty khá tự tin khi tham gia dự thầu. Việc lập Hồ sơ dự thầu được giao cho phòng Kế hoạch – kĩ thuật đảm nhiệm và thực hiện đúng theo quy trình mà công ty đã đề ra.
1.3.2.1. Tìm hiểu gói thầu:
Phòng KH – KT của công ty qua báo chí đã biết đến gói thầu này. Phòng tiến hành thu thập và tìm kiếm các thông tin liên quan đến gói thầu sau đó trình lãnh đạo công ty xem xét. Lãnh đạo sau khi bàn bạc với phòng đã quyết định tham gia dự thầu gói thầu “ Đường giao thông từ thị trấn Lạt – Làng Rào” của Chủ đầu tư là UBND Huyện Tân Kỳ - Nghệ An
Thông tin cơ bản về gói thầu:
Công trình đường giao thông từ thị trấn Lạt đi Làng rào được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp V (TCVN 4054 – 85) phạm vi gói thầu dài 14500m
- Vận tốc thiết kế: Vtk= 20km/h;
- Bề rộng nền đường: 6,5m
- Bề rộng mặt đường: 3,5m
- Độ dốc ngang mặt đường: 3%
- Bề rộng lề đường: 2×1,5m; gia cố lề 2×1m
- Độ dốc ngang lề: 4%
- Tải trọng thiết kế: H13 – X60
- Tần suất thiết kế: 4%
- Giá gói thầu là 9.095 triệu đồng ( chín tỉ chín lăm triệu đồng chín chín nghìn đồng)
Thông tin về bên mời thầu:
Bên mời thầu là Ban Quản Lý Dự án đường Lạt đi Làng Rào UBND Huyện Tân Kỳ, Nghệ An
Các thông tin về thời gian mua hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu và mở thầu
Ngoài các thông tin cơ bản trên đây, cán bộ phòng dự án còn tìm hiểu các thông tin khác như thông tin về nguồn vốn…và tổ chức nghiên cứu khảo sát hiện trường, yêu cầu bên mời thầu giải đáp thắc mắc (nếu có)
1.3.2.2. Tiến hành lập hồ sơ dự thầu
Hồ sơ dự thầu được chia thành 3 phần chính tương ứng với 3 nội dung đã nêu ở trên
Hồ sơ pháp lý và năng lực của công ty:
Hồ sơ pháp lý bao gồm : Đơn dự thầu, thư bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng đầu tư phát triển NA, cam kết cung cấp tín dụng và cam kết bỏ vốn thi công; Một số thông tin chung về công ty, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, đăng kí thuế…
Hồ sơ năng lực mô tả năng lực kĩ thuật của công ty (gồm năng lực nhân sự, năng lực tài chính và năng lực máy móc thiết bị)
Thuyết minh biện pháp tổ chức thi công
Nội dung của phần này được tóm tắt qua bảng sau:
Thuyết minh biện pháp tổ chức thi công
Phần I : Giới thiệu Đặc điểm công trình
1. Đặc điểm và quy mô công trình.
2. Đánh giá thuận lợi, khó khăn
Phần II: biện pháp Tổ chức thi công
I. Tổ chức bộ máy thi công công trình
1. Bố trí nhân sự, nhân lực
2. Sơ đồ tổ chức hiện trường và thuyết minh sơ đồ tổ chức hiện trường
II. Công tác chuẩn bị thi công :
1. Mặt bằng tổ chức thi công
2. Chuẩn bị vật tư thiết bị thi công
III. Tiến độ thi công và thời gian làm việc
1. Tiến độ thi công
2. Thời gian làm việc
Phần III : Biện pháp kỹ thuật thi công
I. Trình tự biện pháp thi công tổng thể của nhà thầu
1. Công tác chuẩn bị và bố trí mặt bằng thi công.
2. Thi công xây dựng.
II. Biện pháp thi công đổ bê tông cốt thép (phần chung)
1. Công tác cốp pha, đà giáo
2. Công tác cốt thép
3. Công tác bê tông
4. Công tác tháo dỡ cốp pha, đà giáo
III. Biện pháp thi công chi tiết
A. Công tác thi công các công trình thoát nước trên tuyến
1. Trình tự thi công
2. Sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép
3. Thi công cống tại hiện trường
B. Biện pháp thi công phần thân
1. Bóc phong hóa bãi vật liệu và nền đường (đoạn đường đắp)
2. Công tác thi công mặt đường
3. Công tác thi công lớp cấp phối lề đường
4. Công tác hoàn thiện
Phần IV : Biện pháp đảm bảo ATLĐ, ANCT, VSMT, PCCC và ATGT
1. An toàn lao động chung cho toàn bộ công trường
2. An toàn lao động trong sử dụng máy thi công
3. An toàn lao động khi thi công trên cao
4. An ninh công trường
5. Trang thiết bị bảo hộ lao động
6. Biện pháp bảo đảm VSMT
7. Biện pháp phòng cháy chữa cháy
8. Đảm bảo an toàn giao thông
Phần V: Biện pháp quản lý và đảm bảo chất lượng công trình
1. Căn cứ quản lý chất lượng công trình:
2. Các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng khi thi công và nghiệm thu
3. Dụng cụ thí nghiệm và quan trắc tại hiện trường
4. Mô hình quản lí chất lượng
5. Biện pháp quản lí chât lượng
6. Quy trình kiểm soát chất lượng công trình
7. Công tác nghiệm thu hoàn công và bảo hành công trình
Phần VI : Kết luận
Giá dự thầu và đơn giá chi tiết:
Căn cứ tính giá của công ty:
- Căn cứ vào Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được cung cấp kèm theo Hồ sơ mời thầu do chủ đầu tư phát hành
Căn cứ vào bảng tiên lượng mời thầu có trong Hồ sơ mời thầu do chủ đầu tư cung cấp
Căn cứ vàp đơn gia XDCB số 89/90/QĐ/UB-2006 của UBND tỉnh Nghệ An
Căn cứ vào mức dự toán XDCB số 24/QĐ/BXD 2005 của Bộ Xây Dựng
Căn cứ vào thông tư 16/2005/TT-BXD của Bộ xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản
Căn cứ vào đơn giá thiết bị, vật liệu xây dựng thực tế đến chân công trình do nhà thầu tự khảo sát và tham khảo Công báo giá vật liệu của Liên Sở xây dựng-tài chính tháng 8/2007
Đơn giá dự thầu được xây dựng đã bao gồm:
VL= Giá vật liệu đến chân công trình (tại thời điểm thi công)×định mức sử dụng vật liệu thực tế tại hiện trường xây lắp
NC: Đơn giá XDCB nhân công (1+0.3/2.242)*1.2
MTC= Đơn giá XDCB máy thi công tính theo bảng giá ca máy của nhà nước ban hành theo quyết định số 88/2006 QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An
TT= Trực tiếp phí khác được tính bằng 1.5% (VL+NC+M)
Chi phí trực tiếp T= VL+NC+MTC+TT
Chi phí chung được tính bằng 6%T
Thu nhập chịu thuế tính trước TN= 5.5%
Giá trị dự toán xây lắp truớc thuế Gxl = T+CPC+TN
Mức thuế VAT theo quy định = 10% *Gxl
Giá trị xây lắp sau thuế Z= Gxl+Vat
Chi phí lán trại phục vụ thi công= 1%×Z
Bảng 8: Bảng lập đơn giá chi tiết được tính theo bảng sau:
STT
Mã hiệu
MSVT
Thành phần hao phí
Đơn vị
KL định mức
đơn giá
Thành tiền
1
Tên công việc
591.949
Chi phí nhân công
1
Chi phí máy thi công
1
Chi phí trực tiếp khác
1,5%
Chi phí trực tiếp
Chi phí chung
6%
Giá thành dự toán dự thầu xây lắp
Thu nhập chịu thuế tính trước
5,5%
Chi phí xây dựng trớc thuế
Thuế giá trị gia tăng
10%
Chi phí xây dựng sau thuế
Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trờng để ở và điều hành thi công
1%
Tổnghợp đơn giá dự thầu sau thuế
Các hệ số sử dụng tính toán trong chuơng trình theo chương trình DT thử nghiệm 03-04-16-2006-ĐHBKHN
Hệ số nhân công
4,320
Hệ số máy thi công
1,550
1.3.2.3. Nộp Hồ sơ dự thầu và tham dự buổi mở thầu
Hồ sơ dự thầu được nộp trước 9h30 ngày 9/9/2007. tham dự buổi mở thầu có 2 cán bộ phòng KH – KT . Buổi mở thầu kết thúc, cán bộ tham dự phải có trách nhiệm trình cấp trên biên bản nộp thầu và biên bản mở thầu
1.3.2.4. Thương thảo và kí kết hợp đồng
Sau khi nộp thầu, phòng dự án luôn theo dõi quá trình chấm thầu và sẵn sàng giải đáp các thắc mắc về Hồ sơ dự thầu của bên mời thầu cũng như Chủ đầu tư
Cuối cùng công ty đã trúng thầu gói thầu “Nền, mặt đường và các công trình từ KM0+00-KM4+500” thuộc công trình đường giao thông từ thị trấn Lạt – Làng Rào. Sau đó trực tiếp thay mặt công ty đi thương thảo và kí hợp đồng với chủ đầu tư.
Gói thầu này tuy có giá trị không lớn lắm nhưng nó đã thể hiện được tính chặt chẽ và khoa học trong việc soạn thảo Hồ sơ dự thầu.
1.3.3. Công tác dự thầu của công ty trong thời gian qua:
1.3.3.1. Đặc điểm kinh doanh của công ty ảnh hưởng đến công tác dự thầu:
Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 là đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng và phát triển nông thôn với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là :
- Xây dựng các công trình dân dụng.
- Xây dựng các công trình Công nghiệp.
- Xây dựng các công trình Giao thông (cầu , đường).
- Xây dựng các công trình Thuỷ lợi.
- Xây dựng đường dây và trạm biến áp dưới 35kv.
- Trang trí nội thất các công trình xây dựng dân dụng
- Sản xuất các thiết bị, phụ kiện bằng kim loại phục vụ cho xây dựng
- Kinh doanh thiết bị, vật tư, sản xuất,mua bán vật liệu xây dựng.
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ nhằm công nghiệp hoá trong xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Giám sát thi công xây dựng công trình: Dân dụng và công nghiệp
Do đó trong thời gian qua, hầu hết các gói thầu mà công ty tham gia và trúng thầu đều thuộc lĩnh vực xây lắp. Các công trình mà công ty tham dự ở khắp mọi nơi trên địa bàn trong, ngoài tỉnh và trên đất bạn Lào.
Từ khi thành lập đến nay,bằng năng lực của mình công ty đã góp phần đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
1.3.3.2. Công tác dự thầu của công ty thời gian qua:
Trong thời gian gần đây, công tác tiếp thị thầu đã được lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm. Các năm qua, Công ty đều xây dựng kế hoạch tiếp thị đấu thầu với những tiêu chí tiếp thị thầu cụ thể nhằm hòan thành kế hoạch sản xất kinh doanh hàng năm cũng như sự phát triển của công ty
Công ty duy trì bộ máy làm công tác tiếp thị đấu thầu, tập trung tiếp thị các công trình có nhiều khả năng trúng thầu. Đồng thời có chính sách rõ ràng, phân cấp cụ thể để các đơn vị trực thuộc và mọi cán bộ nhân viên trong Công ty tham gia công tác tiếp thị đấu thầu nhằm tìm kiếm việc làm cho đơn vị.
Qua công tác tiếp thị đấu thầu bằng việc thi công xây lắp các công trình bàn giao cho chủ đầu tư đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng kĩ thuật, mĩ thuật đã ngày càng khẳng định uy tín của công ty trên thị trường xây lắp các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi,…được chủ đầu tư đánh giá cao.
Trong các năm qua, công ty đã tham gia hàng trăm gói thầu lớn nhỏ về lĩnh vực xây lắp. Ngoài các công trình có giá trị rất nhỏ, công ty được chỉ định thầu, còn lại là tham gia dưới hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi. Kết quả công tác dự thầu của công ty như bảng sau:
Bảng 9: Tỷ lệ trúng thầu của công ty giai đoạn 2005 – 2008
STT
Các chỉ tiêu
ĐV
2005
2006
2007
2008
1
Số công trình tham dự thầu
CTR
24
23
32
34
2
Số công trình thắng thầu
CTR
18
15
21
27
3
Tổng giá trị thắng thầu
Tỉ Đ
29,65
27,17
73,92
107,74
4
Tổng giá trị trượt thầu
Tỉ Đ
29,82
40,56
77,1
70,8
5
Tỷ lệ số CT trúng thầu
%
75
65,21
65,63
79,4
Công ty cổ phẩn xây dựng và phát triển nông thôn 10 là công ty chuyên thi công các công trình xây dựng phục vụ nông thôn trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận do vậy giá trị các gói thầu thường không lớn nhưng số lượng khá nhiều vì tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình…đều là các tỉnh nghèo, có nhiều huyện miền núi, cơ sở hạ tầng còn yếu kém do vậy nhu cầu xây dựng khá nhiều.
Hơn nữa, công ty cũng là một đơn vị xây lắp có uy tín và năng lực trong địa bàn tỉnh, biết phân tích tình hình để tham gia những gói thầu vừa với khả năng của mình do vậy số lượng công trình thắng thầu là khá cao, số công trình trượt thầu không đáng kể.
Để thấy rõ hơn sự biến động về số lượng các công trình trúng thầu qua các năm chúng ta quan sát biểu sau
Biểu đồ 4: Các công trình thắng thầu của công ty giai đoạn 2005-2008
Để thấy rõ hơn về điều này chúng ta quan sát biểu đồ dưới đây
Biểu đồ 5: Tỷ lệ % các công trình trúng thầu từ 2005 - 2008
Từ bảng phân tích và nhìn vào biểu đồ trên ta thấy số lượng các công trình thắng thầu của công ty là khá cao và có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể: Năm 2005 công ty tham gia 24 gói thầu và trúng 18 gói, tỉ lệ số công trình trúng thầu là 75%. Tỉ lệ trúng thầu năm 2006 giảm xuống còn 65,2%; năm 2007 là 65,63%; đến 2008 tỉ lệ trúng thầu tăng lên 79,41%. Như vậy số công trình trúng thầu của công ty biến đổi không đồng đều. Từ năm 2005 đến 2006 có sự giảm rõ rệt trong tỷ lệ công trình trúng thầu, điều này là do có sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, nhưng đến năm 2007 tình hình đã bắt đầu được cải thiện, và năm 2008 cho thấy sự tăng lên rõ rệt trong tỷ lệ công trình trúng thầu. Điều này chứng tỏ công tác dự thầu tại công ty đã có năm chưa được quan tâm chú ý nhiều. Công ty chưa đầu tư đúng mức cho công tác dự thầu để thắng các đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh trên thị truờng. Tuy nhiên, năm 2007 – 2008 cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác dự thầu hiện nay và sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên, Công ty đã lấy lại được đúng vị trí, tiếp tục khẳng định uy tín và thế mạnh của mình trên thương trường.
Tuy số lượng các công trình trúng thầu biến động không đều qua các năm nhưng giá trị thắng thầu ngày càng tăng cao, giá trị của các gói thầu ngày càng lớn chứng tỏ uy tín và khả năng của công ty ngày càng được nâng cao.
Sau đây là một số công trình tiêu biểu mà công ty đã thắng thầu trong các năm vừa qua:
Bảng 10: Danh mục các công trình tiêu biểu mà công ty đã trúng thầu
Thứ tự
tên công trình
tên chủ đầu tư
Giá trị Xây lắp
(Triệu đồng)
Năm hoàn thành
Địa điểm xây dựng
Công trình dân dụng
1.
Nhà điều trị trung tâm y tế huyện Vũ Quang – Hà Tĩnh
UBND huyện Vũ Quang
9.725
2005
Vũ Quang Hà Tĩnh
2.
Trung tâm thương mại huyện Kì Sơn-Nghệ An
Bộ CH Bộ đội biên phòng Nghệ An
4.600
2007
Kỳ Sơn - Nghệ An
3.
Trụ sở bưu chính viễn thông tỉnh Nghệ An
Sở bưu chính viễn thông tỉnh Nghệ An
4.567
2007
Vinh – Nghệ An
4.
Xây dựng công trình Chợ Thị trấn Tân Kỳ Huyện Tân Kỳ Tỉnh Nghệ An
UBND thị trấn Tân Kỳ
4.009
2008
Huyện Tân Kỳ
Nghệ An
5.
Trung tâm TM liên kiểm cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (3 tầng)
Bộ CH bộ đội Biên phòng Nghệ an
5.237
2007-2008
Kỳ Sơn
Nghệ an
Trụ sở làm việc Chi cục thuế Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An ( 5 tầng)
Cục thuế Tỉnh Nghệ An
8.650
2008-2009
Huyện Nam Đàn
Nghệ An
Các công trình giao thông
1.
Cầu Yên Thượng + Cầu Khe Giát
UBND huyện Thanh Chương
6.280
2007
Thanh Chương-Nghê An
2.
Đường Vực Giồng Khe Son
UBND huyện Nghĩa Đàn
6.600
2007
Nghĩa Đàn- Nghệ An
3.
Gói thầu TNA4 (Đoạn km16-km18) thuộc DA đầu tư XD tuyến phía Tây Nghệ An
Ban QLDA CTGT Nghệ An
16.700
2008
Huyện Quế Phong
Nghệ An
4.
Xây dựng đường GT từ Xiềng Thù đi Bảo Thắng huyện Kỳ Sơn – Tỉnh Nghệ An
Ban QL các DA đầu tư XD huyện Kỳ Sơn
6.784
2008
Huyện Kỳ Sơn
Nghệ An
Các công trình thủy lợi + Điện
1.
Sưả chữa, nâng cấp hồ chứa nước khe Vành huyện Tân Kỳ
UBND huyện Tân Kỳ
10.000
2005
Tân Kỳ - Nghệ An
2.
XD đập khe Triết A Dớt huyện A Lưới Thừa Thiên Huế
Ban QLDA – Đoàn kinh tế QP A Lưới-QK4
11.272
2006
A Dớt-A Lưới, Thừa Thiên Huế
3.
Hồ chứa nước Cửa Ông
Sở NN&PTNT NA
6.756
2007
Thanh Chương-NA
4.
Tràn xả lũ-Hồ chứa nước sông Trí-Hà Tĩnh
Ban QLDA ngành NN&PTNT Hà Tĩnh
16.000
2008
Kì Anh-Hà Tĩnh
5.
Cải tạo, nâng cấp, mở rộng lưới điện hạ thế Xã Quỳnh Châu - Huyện Quỳnh Lưu - Tỉnh Nghệ An
Ban QLDA năng lượng nông thôn 2 tỉnh Nghệ An
5.401
2008
Huyện Quỳnh Lưu
tỉnh Nghệ An
6.
Xây lắp lưới điện hạ áp các xã Kỳ Trinh - Kỳ Liên – huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh
BQLDA năng lượng NT II
tỉnh Hà Tĩnh
4.153
2007-2008
Kỳ Trinh - Kỳ Liên – huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh
Đây là những gói thầu có quy mô nhỏ nhưng những gói thầu này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển chung của địa phương nói riêng và cả đất nước nói chung do vậy thu hút rất nhiều sự quan tâm chú ý của nhiều nhà thầu trong và ngoài tỉnh, tuy nhiên, Công ty vẫn chiếm được ưu thế hơn để giành phần thi công các gói thầu này về cho đơn vị mình, điều đó càng khẳng định vai trò và vị trí của công ty trong lĩnh vực xây lắp
1.4. Đánh giá công tác dự thầu của công ty trong thời gian qua:
1.4.1. Đánh giá khả năng thắng thầu của công ty
1.4.1.1. Khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp và chỉ tiêu phản ánh:
Khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp được thể hiện là việc doanh nghiệp sử dụng những lợi thế của mình như năng lực về tài chính, kĩ thuật công nghệ, marketing, tổ chức quản lý, đội ngũ lao động của doanh nghiệp…để giành được các hợp đồng xây lắp thông qua đấu thầu. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thắng thầu của doanh nghiệp xây lắp là:
Số lượng các công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu:
Chỉ tiêu này thể hiện khái quát tình hình dự thầu và kết quả dự thầu của doanh nghiệp. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được hiệu quả và chất lượng của việc dự thầu trong năm
Tỷ lệ trúng thầu theo số lượng = [(Tổng công trình trúng thầu trong năm)/ (Tổng công trình dự thầu trong năm)] * 100%
Chỉ tiêu này thể hiện số công trình trúng thầu hàng năm so với công trình tham dự thầu. Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá sơ bộ kết quả hoạt động đấu thầu hàng năm của doanh nghiệp.
Bảng 11: Tỷ lệ trúng thầu của công ty từ 2005-2008
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
75%
65,2%
65,63%
79,41%
Nhìn vào bảng trên ta thấy ở năm 2005, chỉ tiêu này là khá cao, do các gói thầu mà công ty tham gia dự thầu chủ yếu là các gói thầu có quy mô nhỏ, hoàn tòan phù hợp với năng lực và ngành nghề kinh doanh của công ty; đến năm 2006 tỉ lệ này giảm xuống đáng kể do một mặt công ty có phần lơ là trong công tác tiếp thị đấu thầu, mặt khác các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngày càng nhiều và mạnh. Tỉ lệ này bắt đầu tăng lên 65,63% vào năm 2007, dù tỉ lệ tăng không cao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21692.doc