Chuyên đề Thực trạng công tác giám định, bồi thường và đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội (ABIC- Hà Nội)

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VỚI CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH, BỒI THƯỜNG VÀ ĐỀ PHÒNG HẠN CHẾ TỔN THẤT. 3

1.1. Sự hình thành và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. 3

1.1.1. Sự hình thành và phát triển nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới 3

a, Trên thế giới 3

b, Ở Việt Nam 6

1.2. Giám định, bồi thường và đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới. 9

1.2.1. Vai trò của công tác giám định, bồi thường và đề phòng hạn chế tổn thất đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. 9

1.2.2. Nội dung công tác giám định, bồi thường và đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. 10

1.2.2.1. Công tác gám định 10

1.2.2.2. Công tác bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới 12

1.2.2.3. Nội dung công tác đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. 14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH, BỒI THƯỜNG VÀ ĐỀ PHÒNG HẠN CHẾ TỔN THẤT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ( ABIC- HÀ NỘI). 16

2.1 Một vài nét về công ty cổ phần bảo hiểm Ngân Hàng Nông Nghiệp Hà Nội 16

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội trong những năm qua. 21

2.3. Thực trạng công tác giám định, bồi thường và đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội ( ABIC). 23

2.3.1. Công tác giám định. 23

2.3.2. Công tác bồi thường. 45

2.3.3 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 68

CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢM PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH, BỒI THƯỜNG VÀ ĐỀ PHÒNG HẠN CHẾ TỔN THẤT CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CP BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI. 70

3.1. Những thuận lợi và khó khăn 70

3.1.1. Thuận lợi 70

3.1.2. Khó khăn 71

3.2. Giải pháp 71

3.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn của giám định viên 71

3.2.2. Bồi thường kịp thời và đầy đủ cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm 72

3.2.3. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp để phòng hạn chế tổn thất 72

3.2.4. Nhanh chóng phát hiện và xử lý các trường hợp trục lợi bảo hiểm 73

3.2.5. Không ngừng hoàn thiện và nâng cao dịch vụ khách hàng 73

3.3. Kiến nghị 74

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 76

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3715 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác giám định, bồi thường và đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội (ABIC- Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thẩm quyền quyết định phương án cuối cùng. (Phương án được duyệt cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn hoặc bằng với báo giá có giá trị thấp nhất được chọn). B4.2.1.4 Đấu thầu sửa chữa: áp dụng đối với các vụ tổn thất lớn ước tính giá trị trên 100 tr.đ và hoặc xác định tổn thất toàn bộ ước tính. Hội đồng đấu thầu bao gồm: Lãnh đạo đơn vị, đại diện Phòng nghiệp vụ, Phòng tổ chức hành chính. Thành phần chấm thầu: Hội đồng đấu thầu và đại diện Chủ xe Nhà thầu: là các đơn vị sửa chữa có đủ tư cách pháp nhân, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa ô tô (có thể được ưu tiên mời tham gia hoặc đăng báo công khai). Hồ sơ mời thầu: gồm thông báo mời thầu của ABIC và nội dung yêu cầu chi tiết quy định theo mẫu. Hồ sơ dự thầu: gồm đơn dự thầu, dự toán thay thế sửa chữa. Giá trúng thầu: là giá trúng thầu thấp nhất và thấp hơn giá khởi điểm đã được lãnh đạo phê duyệt là giá làm căn cứ cho chủ xe ký kết hợp đồng với nhà trúng thầu. Giá khởi điểm: là giá trần mà ABIC xây dựng để làm cơ sở xác định việc trúng thầu. Ký quỹ tham gia dự thầu: Những đơn vị tham gia dự thầu phải nộp tiền ký quỹ số tiền bằng 5% giá khởi điểm và không thấp hơn 5tr.đồng, sau phiên đấu thầu nếu đơn vị nào không trúng thì được trả lại, đơn vị trúng thầu sẽ giữ lại và hoàn trả sau khi hoàn thiện công việc sửa chữa. Nếu người trúng thầu không thực hiện việc sửa chữa với bất kỳ lý do nào thì sẽ không được hoàn trả số tiền ký quỹ này và ABIC sẽ dùng số tiền đó để bù đắp việc khắc phục hậu quả. Quy trình đấu thầu: Giám định sơ bộ Giám định chi tiết Chuẩn bị mời thầu: BPGĐ có trách nhiệm báo cáo giám định và trình Lãnh đạo phê duyệt phương án đấu thầu trong vòng 02 ngày kể từ khi tiến hành giám định xong và xe đã đưa về địa điểm thích hợp. Thống nhất với chủ xe danh sách các nhà thầu tham gia (có biên bản) Gửi thông báo mời thầu: bằng trực tiếp, bưu điện hoặc Fax; B4.2.2 Bồi thường bằng tiền: Đối với những trường hợp tổn thất giá dự toán của ABIC cao hơn giá mà Chủ xe có thể đàm phán với Xưởng sửa chữa, hoặc các tổn thất nhỏ mà Chủ xe muốn được bồi thường bằng tiền để tự khắc phục sửa chữa: Đối với những tổn thất có giá trị sửa chữa ước tính ≤ 50 tr.đ: Thông qua biên bản giám định, GĐV đánh giá mức độ thiệt hại. Căn cứ vào báo giá sửa chữa, giá thị trường, kinh nghiệm của GĐV để xác định mức giá sửa chữa hợp lý. Đàm phán với Chủ xe mức đền bù thiệt hại bằng tiền. Sau khi đàm phán mức đền bù bằng tiền yêu cầu Chủ xe có văn bản chính thức yêu cầu được tự sửa chữa xe và cam kết không có khiếu nại về sau. GĐV có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ bồi thường. Sau khi sửa chữa GĐV có trách nhiệm thu hồi phụ tùng sau khi thay thế và chụp ảnh xe sau khi sửa chữa để đảm bảo các tổn thất đó Chủ xe sẽ không khiếu nại đòi bồi thường lần 2 Đối với những tổn thất toàn bộ ước tính hoặc có giá trị sửa chữa ước tính > 50 tr.đ Thành lập hội đồng thẩm định để xác định số tiền bồi thường bằng tiền: thành phần gồm: Lãnh đạo đơn vị, bộ phận GĐ, Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế toán. Thông qua biên bản giám định để đánh giá mức độ thiệt hại . Căn cứ vào báo giá sửa chữa bằng phương pháp chào giá cạnh tranh hoặc đấu giá sửa chữa để xác định mức độ thiệt hại. Đối với những trường hợp tổn thất phức tạp (nguyên nhân khó xác định, các bộ phận hư hỏng có tích chất đặc chủng) các Đơn vị trưng cầu giám định độc lập để xác định thiệt hại. Đối với những trường hợp mất cắp, bị cướp, mất tích xe, GĐV phải tiến hành thu thập các giấy tờ như: biên bản mất cắp, trộm, cướp xe có xác nhận của cơ quan công an, đính kèm theo là những vật chứng, bằng chứng như: Giấy/thẻ trông giữ xe, ảnh chụp các dấu vết cậy phá cửa, tường, băng ghi hình/tiếng (nếu có). Sơ đồ hiện trường, bản sao CMND, hộ khẩu ... Bộ chứng từ này phải có xác nhận và chứng thực của Công an và các bên có liên quan. (Đối với các xe bị cướp, mất tích và bị mất khi cho thuê tự lái, các Đơn vị phải tham khảo ý kiến Công ty trước khi bồi thường). Sau khi đàm phán mức đền bù bằng tiền cho Chủ xe, tiến hành hoàn thiện hồ sơ chuyển bộ phận bồi thường. Tiến hành thu hồi phụ tùng xác xe theo quy định (trừ trường hợp mất cắp, mất tích) B5. Quy định về việc thanh lý các tài sản thu hồi sau khi bồi thường Quy định chung Tất cả các vật tư, phụ tùng hoặc các tài sản khác đã được ABIC giải quyết bồi thường đều phải được thu hồi và đưa về ABIC và lập biên bản thu hồi theo từng hồ sơ. Trong trường hợp không thể đưa về ABIC (chỉ đối với các tài sản nguyên chiếc có cấu trúc lớn đã giải quyết bồi thường toàn bộ) các đơn vị phải có kế hoạch bảo quản chu đáo cho tới khi giải quyết thanh lý. Các quy định cụ thể Thành lập hội đồng thanh lý gồm Lãnh đạo đơn vị, phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính, Phòng nghiệp vụ. Hội đồng thanh lý tài sản có thể được thành lập để giải quyết các vấn đề thanh lý trong suốt quá trình hoạt động của Đơn vị. Đối với các tài sản có giá trị thu hồi ước tính từ 50 triệu đồng trở lên: Trước khi giải quyết thanh lý phải thuê đơn vị có chức năng đánh giá giá trị tài sản để làm căn cứ thanh lý. Sau khi xác định được giá trị của tài sản, hội đồng thanh lý tiến hành cho thanh lý theo phương thức đấu thầu (Thông báo mời đấu thầu thanh lý, kiểm tra giá trị bỏ thầu, ra quyết định thanh lý cho đơn vị có giá trị bỏ thầu cao nhất và cao hơn giá trị được đánh giá). Đối với các vật tư, phụ tùng có giá trị nhỏ hơn 50tr.đ: Hội đồng thanh lý quyết định phương án thanh lý cụ thể. Các đơn vị trong hệ thống ABIC có thể thực hiện thanh lý giúp nhau theo quy định này khi có đề nghị của đơn vị bảo hiểm gốc. Đồng thời báo có cho đơn vị BH gốc số tiền thu được do thanh lý sau khi đã đối trừ các chi phí thanh lý, kèm theo các chứng từ liên quan. Số tiền thu do thanh lý được đơn vị bảo hiểm gốc hạch toán theo quy định hiện hành. Tổ chức thực hiện Đối với tất cả các tài sản, vật tư, phụ tùng khi thu hồi đều phải lập biên bản và lập thành 03 bản trước sự chứng kiến của Phòng nghiệp vụ, Kế toán, chủ tài sản và Phòng tổ chức hành chính (Lưu hồ sơ, Kế toán, Tổ chức hành chính). Bộ phận tổ chức hành chính là đầu mối quản lý và đề nghị thanh lý đối với những tài sản, vật tư, phụ tùng thu hồi: Đối với những tài sản có giá trị lớn phải có kế hoạch bảo quản và đề nghị thanh lý kịp thời để đảm bảo việc không làm mất mát các chi tiết của tài sản hoặc làm giảm giá trị của tài sản. Đối với những vật tư, phụ tùng nhỏ lẻ có giá trị thấp hoặc không có giá trị: Định kỳ, hoặc khi số lượng thu hồi đã lớn bộ phận hành chính căn cứ vào biên bản thu hồi để lập bảng kê chi tiết phân loại những vật tư phụ tùng nào có thể thanh lý hoặc huỷ bỏ, họp hội đồng thanh lý để quyết định phương án thanh lý cụ thể C. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH XE CƠ GIỚI C1. Sơ đồ quá trình giám định bảo hiểm xe cơ giới Trách nhiệm Tiến trình Mô tả - Cán bộ tiếp nhận - GĐV - GĐV - Trưởng BPGĐ - GĐV - Giám định độc lập - GĐV - Trưởng BPGĐ - GĐV - Trưởng BPGĐ - Lãnh đạo đơn vị - GĐV - Trưởng BPGĐ - Lãnh đạo đơn vị Nhận thông tin tổn thất Xử lý thông tin tai nạn Đề xuất và phê duyệt phương án sửa chữa Hoàn thiện hồ sơ Thuê giám định độc lập Thông báo tái bảo hiểm Tiến hành giám định Báo cáo công tác giám định o Mục C2.1 Mục C 2.2 Mục C2.3 Mục C2.4 Mục C2.5 Mục C2.6 C2 Diễn giải C2.1 Nhận thông tin về tổn thất a) Tất cả các thông tin tai nạn đều phải báo về bộ phận tiếp nhận thông tin tai nạn, thông tin tai nạn có thể được khách hàng báo cho cán bộ khai thác, đại lý, GĐV… b) Cán bộ tiếp nhận thông tin tai nạn có trách nhiệm nhận thông tin tai nạn và phải vào Sổ ghi thông tin tai nạn theo các thông tin trong biểu mẫu Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường. Trong trường hợp GĐV đang giám định ngoài hiện trường khi nhận được thông tin tai nạn phải hướng dẫn khách hàng các xử lý ban đầu và báo ngay về bộ phận tiếp nhận thông tin tai nạn tại Phòng nghiệp vụ để vào Sổ ghi thông tin tai nạn. c) Cán bộ tiếp nhận thông tin/ GĐV phải nắm được các thông tin quy định trong biểu mẫu và thông báo cho bộ phận tiếp nhận thông tin của Đơn vị mình biết để vào sổ tiếp nhận thông tin tai nạn và hướng dẫn xử lý ban đầu. Trong trường hợp cấp thiết có thể hướng dẫn xử lý theo nội dung Bước C2.2 dưới đây sau đó báo cho bộ phận tiếp nhận thông tin tài sản. d) Thời gian thực hiện: ngay sau khi nhận được thông tin tai nạn. C2.2 Xử lý thông tin tai nạn a) Cán bộ tiếp nhận thông tin/ GĐV nhận định sơ bộ về phạm vi BH theo các nghiệp vụ BH mà chủ xe đã/hoặc có thể tham gia thuộc phạm vi bảo hiểm để xử lý hoặc hướng dẫn khách hàng xử lý ngay một hay nhiều công việc như sau: Báo cáo Trưởng BPGĐ Nhanh chóng cứu hộ đưa người bị nạn đi cấp cứu (nếu có) Bảo vệ hiện trường, thông báo cho cơ quan Công an giao thông nơi gần nhất về tai nạn để lập hồ sơ tai nạn chụp ảnh hiện trường. Bảo vệ tài sản, hạn chế các thiệt hại phát sinh thêm sau tai nạn. Thống nhất với chủ xe hoặc đại diện hợp pháp của chủ xe về thời gian, địa điểm giám định. Hướng dẫn chủ xe/lái xe hoặc người uỷ quyền hợp pháp kê khai bằng văn bản vào mẫu thông báo tổn thất và yêu cầu bồi thường. Trường hợp nhận thông tin qua điện thoại phải yêu cầu phía chủ xe hoàn thiện văn bản này và gửi cho ABIC chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn. b) Trưởng BPGĐ sau khi nhận được báo cáo về vụ tai nạn có trách nhiệm: Phân công GĐV thực hiện công tác giám định hoặc đề xuất Giám đốc/TGĐ đơn vị thuê công ty giám định độc lập (nếu cần thiết). Thông báo yêu cầu Chi nhánh ABIC nơi gần nhất giám định hộ (nếu cần thiết). Đối với các vụ việc có tính chất phức tạp hay tai nạn có tính nghiêm trọng phải báo cáo ngay với Lãnh đạo đơn vị/ TGĐ Công ty để có chỉ đạo, phối hợp xử lý và phân công giám định kịp thời. Thông báo cho Chi nhánh nơi gần nhất với hiện trường tai nạn để phối hợp giám định. c) Tất cả các GĐV đều phải có Sổ nhật ký giám định ghi lại các thông tin về vụ tai nạn đang giám định nhằm nâng cao chất lượng giám định của các GĐV tránh tình trạng các GĐV chỉ ghi chép các thiệt hại tại biên bản giám định. d) Thời gian thực hiện: trong vòng 1 ngày. C2.3 Tiến hành giám định và lập biên bản giám định a) GĐV khi nhận được phân công giám định có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: Vào sổ nhật ký giám định: thông tin tai nạn, Biển kiểm soát, Tên lái xe, Chủ xe, thời gian và địa điểm đã thống nhất với Chủ xe để giám định, điện thoại liên hệ. Tiến hành giám định: Chụp ảnh hiện trường Ghi chép các dấu vết hiện trường vào sổ giám định Ghi chép lời khai của các nhận chứng (nếu có) Lập biên bản giám định theo mẫu. b) Quá trình giám định phải có mặt của các bên liên quan đến tai nạn (đại diện chủ xe, chủ tài sản bị thiệt hại…) và thực hiện theo hướng dẫn giám định. Biên bản giám định phải ghi nhận chính xác, trung thực, đầy đủ các mục theo mẫu Biên bản giám định. Mỗi biên bản giám định được lập phải hoàn thành tại chỗ ngay sau khi giám định và ghi lại các yêu cầu kiến nghị của các bên (nếu có). c) Thời gian thực hiện: trong vòng 1 ngày. C2.4 Báo cáo giám định và thông qua báo cáo giám định a) GĐV sau khi hoàn tất công tác giám định phải báo cáo Trưởng BPGĐ để thông qua báo cáo giám định. Trong trường hợp xe tham gia bảo hiểm có giá trị lớn nằm trong quy định về tái bảo hiểm, GĐV thực hiện việc thông báo cho bộ phận tái bảo hiểm. b) Đối với những trường hợp vụ tai nạn lớn, phức tạp đòi hỏi sự giám định chính xác, chi tiết GĐV làm đề xuất chuyển cho Công ty giám định độc lập *. c) Thông qua báo cáo giám định giữa các bên sau khi nhận kết quả giám định từ GĐV và các bộ phận như Công ty giám định độc lập hay hồ sơ từ bộ phận xác minh và của khách hàng. Trường hợp cần xác định nguyên nhân tổn thất thì trưng cầu kết luận điều tra. e) Thời gian thực hiện: ngay sau khi giám định xong (trừ trường hợp phải đợi kết quả từ Công ty giám định độc lập hoặc bộ phận xác minh hồ sơ). * Về việc thuê giám định độc lập: Danh sách các đơn vị giám định độc lập có uy tín do Phòng PHH Công ty lập ra và thông báo định kỳ hoặc đột xuất trên cơ sở đề xuất của các Chi nhánh và cập nhật thông tin trên thị trường. Các trường hợp cần phải thuê đơn vị giám định độc lập: các vụ tổn thất lớn, tính chất vụ việc phức tạp hoặc Chi nhánh chưa có nhiều kinh nghiệm, theo yêu cầu của khách hàng, các trường hợp cần thiết khác… Các đơn vị cấp đơn BH gốc khi thấy cần thiết được phép chủ động ký hợp đồng thuê đơn vị giám định độc lập có tên trong danh sách do Phòng PHH Công ty thông báo. Trường hợp đặc biệt phải có báo cáo Công ty và được chấp thuận bằng văn bản của Công ty. Trong trường hợp cần thiết trên cơ sở đề xuất của Phòng nghiệp vụ và phòng Tái bảo hiểm, Lãnh đạo Công ty quyết định việc thuê đơn vị giám định độc lập, các Phòng và Đơn vị có liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện. Phí thuê đơn vị giám định độc lập được Công ty thoả thuận trong hợp đồng thuê giám định trên cơ sở mặt bằng chung của thị trường. Đối với những hợp đồng thuê giám định dự kiến có phí giám định lớn, cần thiết phải thương thảo với ít nhất 02 đơn vị giám định độc lập khác nhau để đảm bảo chất lượng, giá cả của hợp đồng thuê giám định. C2.5 Đề xuất và phê duyệt phương án sửa chữa a) GĐV có trách nhiệm: Lập và báo cáo phương án sửa chữa theo biểu mẫu Báo cáo giám định và đề xuất phương án sửa chữa. Báo cáo đề xuất phương án sửa chữa với Trưởng BPGĐ và chịu trách nhiệm về báo cáo đề xuất. b) Trưởng BPGĐ có trách nhiệm: Xem xét, phê duyệt phương án sửa chữa do GĐV đã đề xuất. Trường hợp vượt mức phân cấp của Trưởng BPGĐ và trong phân cấp của đơn vị thì trình Giám đốc đơn vị thông qua trước khi chuyển hoàn thiện hồ sơ. c) Thực hiện việc sửa chữa khắc phục thiệt hại: Sau khi phương án sửa chữa đã được Người có thẩm quyền phê duyệt, GĐV có trách nhiệm thông báo cho Chủ phương tiện tiến hành sửa chữa. Trường hợp xe tham gia tại Đơn vị bảo hiểm khác, GĐV thông báo cách thức giải quyết vụ việc cho các đơn vị liên quan và phối hợp giải quyết. Trường hợp khách hàng có nhu cầu thanh toán tại bảo hiểm gốc, GĐV hoàn thiện hồ sơ theo bước C2.6 sau đó niêm phong gửi chuyển bảo hiểm gốc. Thời gian thực hiện: tối đa 2 ngày. C2.6 Hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường a) GĐV chịu trách nhiệm: Thu thập đầy đủ hồ sơ theo quy định; Tính chính xác, hợp pháp của các tài liệu mà mình thu thập từ Chủ xe và các bên liên quan (Đơn vị sửa chữa, Công an, Toà án, các chứng từ liên quan đến người thứ ba …). Ký xác nhận vào bản sao phôtô là sao đúng bản chính của các tài liệu và chịu trách nhiệm đã kiểm tra bản chính. Lập biên bản thu hồi vật tư phụ tùng thay thế theo biểu mẫu. b) GĐV chỉ chuyển hồ sơ sang bộ phận xét bồi thường khi đã hoàn chỉnh hồ sơ đồng thời thống nhất với cán bộ xét bồi thường ngày trả tiền bồi thường cho khách hàng và viết giấy giao nhận hồ sơ kiêm phiếu hẹn cho khách hàng. c) GĐV phải vào sổ giao nhận hồ sơ bồi thường và chuyển hồ sơ sang bộ phận xét bồi thường. d) Thời gian thực hiện: 1 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ. D HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH XE CƠ GIỚI D1. Công việc cụ thể của GĐV và Đơn vị trong công tác giám định Tất cả các đơn vị phải phân công người trực thông tin tai nạn và phải thiết lập đường dây nóng 24/24h nhằm giải quyết, hướng dẫn Chủ xe khi xảy ra tai nạn. Chuẩn bị các tài liệu, phương tiện phục vụ công việc: Biên bản giám định, máy ảnh, mẫu tờ khai tai nạn… Kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ xe: GCNBH, đăng ký xe, GCN kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, bằng lái xe. GĐV sao chụp và ký nhận đã kiểm tra sao y bản chính vào bản sao và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực, pháp lý của các giấy tờ đã kiểm tra. Chụp ảnh chi tiết, trung thực về vụ tai nạn: hiện trường, xe tai nạn, SK, SM, mức độ tổn thất… GĐV phải xác định rõ nguyên nhân của vụ tai nạn, trường hợp khó xác định nguyên nhân thì có thể báo cáo Lãnh đạo để có chỉ đạo kịp thời hoặc chuyển cho Công ty giám định độc lập. GĐV có trách nhiệm lập Sổ ghi chép giám định của cá nhân nhằm ghi lại những diễn biến, sự việc, hiện trường tai nạn… Tất cả các thiệt hại về tài sản thuộc trách nhiệm bảo hiểm đều phải tiến hành giám định, lập biên bản giám định. Về thương tích của người thứ ba, lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe tai nạn, GĐV không phải tiến hành giám định mà căn cứ vào các chứng từ của cơ quan y tế để xác định và hồ sơ công an. Phản ánh trung thực, chính xác và chụp ảnh minh hoạ những tổn thất liên quan đến trách nhiệm thuộc phạm vi bảo hiểm. Biên bản giám định là biên bản pháp lý quan trọng nên GĐV phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và khách quan về nguyên nhân, mức độ thiệt hại thực tế đã được ghi nhận trong biên bản. Kiểm tra giấy tờ xe, xác định phạm vi trách nhiệm để tiến hành giám định những thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm. (Giấy chứng nhận bảo hiểm; Bằng lái xe của lái xe gây tai nạn; Đăng ký, giấy phép lưu hành của xe gây ra tai nạn, kiểm tra số khung, số máy và đối chiếu với giấy tờ xe). GĐV phải tiến hành việc giám định sớm nhất ngay sau khi nhận được thông báo tai nạn, tối đa không quá 24 giờ (Đối với các trường hợp có thể tiến hành giám định được). Trường hợp bất khả kháng GĐV phải báo cáo Lãnh đạo đơn vị và thống nhất với khách hàng về địa điểm và thời gian giám định. Trường hợp đặc biệt không giám định được phải có lý do chính đáng, mức độ thiệt hại sẽ căn cứ vào Biên bản của Cơ quan chức năng, ảnh chụp, hiện vật thu hồi, kết quả điều tra, thẩm định của ABIC để xác định. Ghi lại các yêu cầu kiến nghị của các bên, kể cả trong trường hợp chưa thống nhất ý kiến để tổ chức giám định, đánh giá lại hoặc trưng cầu giám định độc lập tiến hành giám định lại và kết luận đối với các trường hợp đặc biệt phức tạp mà GĐV của ABIC không có khả năng giám định. Mỗi biên bản giám định phải lập hoàn thành tại chỗ ngay sau khi giám định. Báo cáo công tác giám định, lựa chọn phương án khắc phục thiệt hại và chịu trách nhiệm đối với việc đề xuất giá cả theo phương án mà mình đề xuất. Đối với việc giám định và đánh giá tổn thất tài sản của bên thứ ba, nếu Đơn vị thấy giá sửa chữa quá cao hay bất hợp lý thì có thể yêu cầu bên thứ ba tiến hành chào giá cạnh tranh để xác định giá sửa chữa hợp lý. Đối với trường hợp tổn thất toàn bộ do cháy, hoặc xe có dấu hiệu không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông (như nổ lốp, gãy hệ thống lái, vỡ cupben phanh khi tham gia giao thông…) các Đơn vị phải mời các cơ quan giám định chuyên môn tiến hành giám định trước khi có kết luận chính thức. Báo cáo các tổn thất có dấu hiệu hoặc nghi ngờ về việc trục lợi bảo hiểm hay có những tình tiết cần phải xác minh làm rõ khi phát hiện các dấu hiệu này trong quá trình giám định để báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Trong trường hợp có liên quan đến việc đòi bên thứ ba thì phải báo cáo ngay với thủ trưởng trực tiếp để kịp thời yêu cầu chủ xe phải bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho ABIC kèm theo toàn bộ hồ sơ, chứng từ có liên quan. Đối với việc giám định và đánh giá tổn thất về người cần liên hệ với cơ quan y tế, bệnh viện… nơi nạn nhân đã điều trị để thu thập chứng từ về quá trình điều trị cũng như các chứng từ về chi phí điều trị, chứng thương, và bệnh án của nạn nhân. Tìm hiểu về cách thức điều trị, khả năng điều trị và bình phục của nạn nhân thông qua bác sĩ để xác định được thời gian cần thiết phải điều trị. Điều tra về nghề nghiệp của nạn nhân thông qua gia đình, nơi nạn nhân công tác để xác định mức lương… để đánh giá được mức thu nhập của nạn nhân. Điều tra về gia đình như con cái, bố mẹ, người phải nuôi dưỡng…để đánh giá được trách nhiệm cấp dưỡng của nạn nhân làm cơ sở thương lượng để giải quyết bồi thường. D2. Hướng dẫn chi tiết công tác giám định xe cơ giới D2.1 Tiếp nhận khai báo tai nạn: D2.2 Tiến hành giám định D2.2.1 Thu thập hồ sơ vụ tổn thất Ghi nhận tình huống tai nạn, giám định sơ bộ mức độ tổn thất, mức độ thiệt hại về người và tài sản, chụp ảnh hiện trường và các tổn thất, ghi lại địa chỉ nơi các nạn nhân được đưa đến cấp cứu. GĐV có trách nhiệm kiểm tra số khung, số máy và chụp ảnh ghi lại số khung, số máy đó để đảm bảo chiếc xe bị tai nạn là chiếc xe đã tham gia bảo hiểm tại ABIC và chụp ảnh tổn thất của tất cả các tài sản bị hư hỏng trong vụ tai nạn. GĐV phải lập hồ sơ hiện trường, chụp ảnh hiện trường và giám định tổn thất trong vụ tai nạn, đồng thời lấy lời khai của lái xe và các bên liên quan trong vụ tai nạn. Trong trường hợp khai báo tai nạn muộn, GĐV không đến được hiện trường tai nạn, cần lấy lời khai nhân chứng tại nơi xảy ra tai nạn. Đối với bảo hiểm TNDS phải chụp ảnh các xe trong trạng thái đâm va trong vụ tai nạn (trường hợp không chụp được tại hiện trường có thể chụp vị trí đâm va giữa các xe). Trường hợp xe tham gia bảo hiểm vật chất có tổn thất nhỏ và hư hỏng một số trang thiết bị như kính, gương, đèn, xây xước thân xe…Chủ xe có thể đến khai báo và giám định tại Đơn vị mà không cần giám định hiện trường. Lưu ý: Tất cả các ảnh chụp mức độ tổn thất phải được chụp dưới các góc độ sau: Chụp tổng thể nhằm phác hoạ tổng quát thiệt hại đối với tài sản; Chụp cận cảnh, rõ ràng từng hạng mục tổn thất, khu vực tổn thất, mức độ tổn thất theo thứ tự được đánh số vết 1, 2, 3…trên ảnh và phải thể hiện rõ ngày giờ chụp và ghi rõ GĐV chụp ảnh trên file ảnh đã chụp hoặc ghi rõ ngày giờ và chữ ký của GĐV sau ảnh đối với ảnh lưu trên giấy ảnh; Trong vòng 24h tất cả các ảnh phải được tải lên file dữ liệu của Phòng hoặc Đơn vị để Lãnh đạo Phòng, Đơn vị theo dõi quản lý. D2.2.2 Xác định nguyên nhân và phân lỗi Đối với bảo hiểm TNDS phải được sự đồng thuận của các bên trong vụ tai nạn khi ABIC giám định và phân chia lỗi, tính toán giải quyết bồi thường, GĐV lập biên bản giám định. Trường hợp cơ quan CSGT xử lý tai nạn: việc phân chia lỗi và trách nhiệm giữa các bên do cơ quan CSGT quyết định. Cán bộ ABIC có quyền kiến nghị trước khi cơ quan CSGT ra quyết định. Trường hợp ABIC thụ lý tai nạn: Lỗi là nguyên nhân trực tiếp có tính quyết định đối với vụ tai nạn được tham chiếu với Luật giao thông đường bộ và các văn bản pháp luật có liên quan. Lỗi được phân chia như sau: Lỗi chính, phụ: áp dụng tỷ lệ 70/30; 60/40 % Lỗi hỗn hợp: áp dụng tỷ lệ 50/50 % Lỗi hoàn toàn: áp dụng tỷ lệ 100 % Lỗi một phần: áp dụng tỷ lệ 20/80 %; 10/90% Khi xác định tỷ lệ lỗi, GĐV phải lưu ý đến mức độ tổn thất giữa các bên, người chịu lỗi lớn hơn phải có nghĩa vụ bồi thường lớn hơn. D2.2.3 Xác định thiệt hại vật chất xe và thiệt hại tài sản của bên thứ ba Chụp ảnh toàn bộ quang cảnh vụ tai nạn, các dấu vết tại hiện trường, các điểm va chạm Chụp toàn bộ xe có cả biển số (dưới nhiều góc độ khác nhau), chụp số khung số máy. Xác định chính xác những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Lập biên bản theo mẫu: Ghi chép toàn bộ những thiệt hại thực tế theo từng cụm tổng thành (Thân vỏ; Phần máy; Phần gầm; Hệ thống điện; Các thiết bị phục vụ khác), chụp ảnh minh hoạ chi tiết từng hạng mục (Tập ảnh giám định có chú thích rõ ràng từng hạng mục và kê theo thứ tự trong biên bản giám định), đưa ra hướng xử lý (khi giám định phải có đại diện của bên liên quan cùng tiến hành và ký vào biên bản thống nhất các thiệt hại đã giám định). Trong trường hợp giám định bổ xung do phát sinh cũng tiến hành tương tự và ghi rõ số lần giám định bổ xung. Xác định nguyên nhân: Căn cứ vào lời khai báo tai nạn, các dấu vết thiệt hại, các biên bản tai nạn do CSGT lập để xác định. Đánh giá thiệt hại, lựa chọn phương án khắc phục; Lập dự toán sửa chữa: Căn cứ vào các thiệt hại thực tế và phương án khắc phục, khảo sát thị trường để đưa ra giá cả hợp lý nhất đồng thời yêu cầu chủ xe thống nhất và ký vào phương án được duyệt này trước khi tiến hành sửa chữa. Giám sát quá trình sửa chữa, nghiệm thu. Thu hồi phụ tùng thay thế, Tài sản hoặc thanh lý đối trừ. Đối với những tài sản của bên thứ ba không phải là xe cơ giới như nhà cửa, cột điện, dải phân cách… GĐV phải chụp ảnh hiện trường, ảnh chụp chi tiết thiệt hại từng hạng mục, ghi chép đầy đủ mức độ tổn thất của từng hạng mục thuộc phạm vi bảo hiểm. Có trách nhiệm cùng Chủ xe, Lái xe cứu chữa, hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại do Chủ xe gây ra. D2.2.4 Giám định hàng hoá (chuyên chở trên xe và của bên thứ ba) Xác định: Số lượng, trọng lượng, chủng loại hàng hoá chở trên xe, cách xắp xếp, đóng gói, loại xe vận chuyển có phù hợp với chủng loại hàng hoá chuyên chở hay không, chụp ảnh minh hoạ toàn cảnh và chi tiết. Lập biên bản giám định: Đánh giá, phân loại, tổng hợp thiệt hại đối với từng chủng loại hàng hoá theo các tiêu thức cụ thể như: Số lượng không tổn thất; Lượng tổn thất giảm giá trị (mức độ cụ thể như % hỏng bao bì, tái chế lại); Hàng hoá bị mất; Lượng tổn thất hoàn toàn. Tình trạng của hàng hoá như: Dập vỡ; biến dạng; cháy; ngấm nước. Ghi biên bản trên kết quả quan sát, thống kê số lượng tại nơi giám định và đánh giá tình trạng tổn thất của từng chủng loại hàng hoá. 2.3.2. Công tác bồi thường. Sau khi công tác giám định được hoàn tất, nhà bảo hiểm cùng khách hàng bị thiệt hại đi đến thống nhất về số tiền mà công ty Bảo hiểm có trách nhiệm phải chi trả. Đây là việc công ty Bảo hiểm thực hiện lời hứa, cam kết của mình trong hợp đồng đối với những rủi ro được bảo hiểm mà hai bên đã thỏa t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112550.doc
Tài liệu liên quan