MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Phần I: lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 3
A. Cơ sở lý luận về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 3
I. Đặc điểm kinh doanh xây lắp có ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán. 3
II. Bản chất và nội dung kinh tế của chi
phí sản xuất. 4
1. Khái niệm và bản chất chi phí. 4
2. Phân loại chi phí sản xuất. 6
III. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm. 9
1. Khái niệm và bản chất của giá thành. 9
2. Phân loại giá thành. 10
IV. Nội dung của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 12
1. Nội dung tập hợp chiphí sản xuất. 12
2. Nội dung tính giá thành sản phẩm xây lắp. 15
B. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 19
I. Vai trò và nhiệm vụ của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 19
1. Vai trò. 19
2. Yêu cầu và nhiệm vụ. 20
3. Mối quan hệ giữa hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 21
II. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 23
1. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. 23
2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 24
3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 25
4. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. 26
5. Hạch toán chi phí sản xuất chung. 29
6. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang. 32
7. Tính giá thành sản phẩm và lập thẻ tính giá thành. 33
III. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương thức khoán gọn. 35
1. Trường hợp đơn vị nhận khoán được phân cấp quản lý tài chính và tổ chức bộ máy kế toán. 35
2. Trường hợp đơn vị nhận khoán nộ bộ không tổ chức bộ máy kế toán riêng. 36
Phần II. Thục trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng số 1. 37
I. Những nết chung về Công ty xây dựng số 1. 37
1. Quá trình hình thành và phát triển. 37
2. Đặc điểm quy trình công nghệ. 40
3.Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh. 41
4. Đặc điểm tổ chức quản lý. 42
5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 4 4
II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 1. 51
1. Đối tượng tập hợp chi phí. 51
2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. 51
3. Hạch toán các khoản mục phí. 52
4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 73
Phần III. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số I 77
I Đánh giá khái quát chung về Công ty 77
1- Ưu điểm 77
2-Nhược điểm 78
II- Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số I 79
Kết luận 81
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty xây dựng số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết đội máy thi công) để tính giá thành ca máy hoặc giờ máy. Từ đó, xác định giá trị mà đội máy thi công phục vụ cho từng đối tượng (công trình, hạng mục công trình ) theo giá thành ca máy hoặc giờ máy và khối lượng dịch vụ( số ca máy, giờ máy) phục vụ cho từng đối tượng. Cụ thể:
Nếu các bộ phận trong doanh nghiệp, không tính toán kết quả riêng mà thực hiện phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhau:
Nợ TK 623: Giá trị của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng
Có TK 154 (1543. Chi tiết đội máy thi công): Gía thành dịch vụ của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng.
Nếu các bộ phận trong doanh nghiệp xác định kết quả riêng (doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau):
Nợ TK623 (6238)
Nợ TK 133 ( VAT được khấu trừ nếu có )
Có TK 333 ( VAT phải nộp tính trên giá bán nội bộ)
Có TK 512, 511.
5.Hạch toán chi phí sản xuất chung
a. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung.
- Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phục vụ xây lắp tại các đội và các bộ phân sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp. Bao gồm: Lương nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội, của công nhân xây lắp. BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất của đội và những chi phí khác có liên quan đến hoạt động của đội (chi phí không có thuế VAT đầu vào nếu được khấu trừ).
- Bên nợ: Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ.
- Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK154.
TK 627 không có số dư cuối kỳ.
b. Phương pháp hạch toán
Chi phí sản xuất chung thường được hạch toán riêng theo từng thời điểm phát sinh chi phí, sau đó tiến hành phân bổ cho từng đối tượng có liên quan. Khoản chi phí chung nào chỉ liên quan đến một công trình ,hạng mục công trình thì tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Đối với chi phí sản xuất chung phải phân bổ, cần lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp ( như căn cứ trên tiền lương chính của công nhân trực tiêp sản xuất, chi phí sử dụng máy thi công, khối lượng máy xây lắp,..)
Công thức phân bổ như sau:
Tổng chi phí sản xuất
Mức chi phí chung cần phân bổ Tiêu thức
sản xuất chung = x phân bổ của
phân bổ cho từng Tổng tiêu thức phân bổ từng đối
đối tượng. của tất cả các đối tượng tượng
Phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý đội, tiền ăn ca của toàn bộ công nhân viên trong từng đội:
Nợ TK 627 (6271)
Có TK 334
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT trên tổng số lương phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên từng đội.
Nợ TK 627 (6271)
Có TK 338 (3382,3383,3384)
Tập hợp chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất, khấu hao TSCĐ cho từng đội xây dựng
Nợ TK 627 ( 6272, 6273, 6274)
Có TK 152, 153, 214
Với khoản trích khấu hao TSCĐ, đồng thời ghi Nợ TK 009.
Các chi phí theo dự toán tính vào chi phí sản xuất từng đội xây lắp kỳ này:
Nợ Tk 627 ( chi tiết từng khoản)
Có TK 142 ( 1421): Phân bổ dần chi phí sản xuất.
Có TK 335: Trích trước chi phí phải trả.
Các khoản chi phí sản xuất chung khác phát sinh ( điện nước, dịch vụ mua ngoài,..):
Nợ TK 627 ( chi tiết tiểu khoản)
Nợ TK 133 ( 1331. VAT được khấu trừ nếu có )
Có TK liên quan ( 331,111,112,..)
Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất chung:
Nợ TK liên quan ( 152,111,112,..)
Có TK 627
Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ ( bộ phận nhận khoán không tổ chức công tác kế toán riêng), khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 627
Có TK 141 ( 1413) - Tạm ứng
Phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng sử dụng ( công trình, hạng mục công trình):
Nợ TK 154 ( chi tiết đối tượng)
Có TK 627 ( chi tiết bộ phận, đội)
6. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
* Tổng hợp chi phí sản xuất.
a. Tài khoản sử dụng.
Để tổng hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
- Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm.
Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao.
- Dư nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ .
TK154 được mở cho từng công trình, hạng mục công trình .
b. Phương pháp hạch toán.
Phương pháp hạch toán cụ thể được thể hiện qua sơ đồ sau:
TK 621 TK 154 TK 152, 111
KC chi phí NVL trực tiếp Các khoản ghi giảm chi phí
TK 622
KC chi phí NCTT
TK 623 TK 632
KC chi phí máy thi công Giá thành CT hoàn thành
bàn giao
TK 627
KC chi phí SX chung
* Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp, định kỳ (tháng, quý) doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê khối lượng công việc đã hoàn thành hay dở dang. Trong sản xuất kinh doanh xây lắp, sản phẩm dở dang được xác định bằng phương pháp kiểm kê thực tế. Việc đánh giá sản phẩm dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán, bàn giao khối lượng xây lắp giữa đơn vị thi công và đơn vị giao thầu.
- Nếu phương thức thanh toán bàn giao sản phẩm được thực hiện theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý, (xác định theo dự toán) thì sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Giá trị sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí thực tế, trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn công việc đã hoàn thành và còn dở dang theo giá dự toán của chúng. Công thức như sau:
Trị giá thực tế Chi phí thực tế
khối lượng xây lắp + khối lượng xây lắp Chi phí dự Trị giá thực dở dang đầu kỳ thực hiện trong kỳ toán của
tế khối lượng = x khối lượng
xây lắp dở Trị giá dự toán Chi phí dự toán xây lắp dở
dang cuối kỳ của KL xây lắp + của KL xây lắp dang CK
hoàn thành trong kỳ dở dang cuối kỳ
- Nếu phương thức bàn giao thanh toán sản phẩm xây lắp được thực hiện theo từng sản phẩm công trình hoàn thành toàn bộ, sản phẩm dở dang sẽ là toàn bộ khối lượng xây lắp thực hiện từ khi khởi công. Khi đó, giá trị sản phẩm dở dang sẽ là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh từ khi khởi công dến cuối kỳ hạch toán.
7. Tính giá thành sản phẩm và lập thẻ tính giá thành.
Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng các chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành ở thẻ chi tiết chi phí sản xuất. Tuy nhiên do đặc điểm của sản xuất xây dựng mà phương thức thanh toán khối lượng xây dựng hoàn thành khác nhau. Trong kỳ báo cáo có thể có một bộ phận công trình hay khối lượng công việc hay giai đoạn hoàn thành được thanh toán với người giao thầu. Vì vậy, ngoài việc tình giá thành các hạng mục công trình xây lắp hoàn thành, còn phải tính giá thành khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành và bàn giao trong kỳ. Giá thành công tác xây lắp trong kỳ được tính theo công thức:
Z công tác Chi phí Chi phí Chi phí
xây lắp = xây lắp + xây lắp phát sinh - xây lắp
trong kỳ dở dang ĐK trong kỳ dở dang CK
Sau khi có sản phẩm hoàn thành và xác định dược giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 154
Sau khi tính ra được giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp, kế toán tiến hành lập thẻ tính giá thành sản phẩm như sau:
Đơn vị.. thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp
Đối tượng:
Từ ngày .. đến ngày ..
Chỉ tiêu
Tổng số
Chia ra
CPNVLTT
CPNCTT
CPMTC
CPSXC
Cp sxkd dở dang đầu kỳ
Cp sxkd phát sinh trong kỳ
Cp sxkd dở dang cuối kỳ
Giá thành thực tế
III. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương thức khoán gọn.
1. Trường hợp đơn vị nhận khoán được phân cấp quản lý tài chính và tổ chức bộ máy kế toán.
a. Tại đơn vị giao khoán.
Quy trình hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
TK 111,112, 152, 153, 642 TK136 (1362) TK 336 TK 154
ứng trước tiền, NVL Bù trừ các khoản
cho đơn vị nhận khoán phải thu nội bộ với các
khoản phải trả nội bộ
TK 214
KHTSCĐ phân bổ cho đơn vị Nhận khối lượng giao khoán
nhận khoán hoàn thành bàn giao
TK 621, 622, 623, 627
KC chi phí phát sinh tại
đơn vị giao khoán
b. Tại đơn vị nhận khoán.
Khi nhận tạm ứng về tiền, vật tư, khấu hao TSCĐ, chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản được cấp trên( đơn vị giao khoán) chi hộ, trả hộ, ghi:
Nợ TK liên quan (111, 112, 152, 153, 623, 627, 642,..)
Có TK 336 (3362)
Đơn vị nhận khoán tiến hành tập hợp chi phí xây lắp qua các tài khoản 621, 622, 623, 627 và 154. Khi hoàn thành bàn giao, ghi:
+ Nếu đợn vị cấp dưới không hạch toán kết quả riêng:
Nợ TK 336 (3362)
Có TK 154 (1541)
+ Nếu đơn vị nhận khoán hạch toán kết quả riêng:
Phản ánh giá thành công trình nhận khoán bàn giao:
Nợ TK 632
Có TK 154(1541)
Ghi nhận giá thanh toán nội bộ:
Nợ TK 336 (3362): Tổng số phải thu ở đơn vị cấp trên về khối lượng khoán.
Có TK 512: Doanh thu tiêu thụ nội bộ.
Có TK 333: Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
2. Trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ không tổ chức bộ máy kế toán riêng.
a. Tại đơn vị giao khoán .
Tại đơn vị giao khoán, quá trình hạch toán thể hiện qua sơ đồ sau:
TK 111,112,152,153… TK 141 (1413) TK621, 622, 623, 627 TK154
Tạm ứng vật tư, tiền Phản ánh CP thực tế về
cho đơn vị nhận khoán KL xây lắp hoàn thành
TK111,112,3388… TK111, 112,334, 1388…
Thanh toán bổ sung Thu hồi số tạm ứng
số tạm ứng thiếu cho thừa
đơn vị nhận khoán
b. Tại đơn vị nhận khoán.
Tại đơn vị nhận khoán chỉ mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán cả về giá trị nhận khoán và chi phí thực tế theo từng khoản mục phí.
phần thứ hai
thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty xây dựng số 1.tổng công ty xây dựng hà nội .
I.những nét chung về công ty xây dựng số 1.
1.Quá trình hình thành và phát triển .
Công ty xây dựng số 1 là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân và hạch toán kinh tế độc lập .Tiền thân của công ty là Công ty Kiến trúc Hà nội ,được thành lập theo quyết định số 117 ngày 5 tháng 8 năm 1958của Bộ Kiến Trúc Hà nội (nay là Bộ Xây Dựng ).
Ngày 7/7/1960 Công ty Kiến trúc Hà nội được đổi tên thành Công ty Kiến trúc khu Nam Hà nội (thuộc Bộ Kiến trúc ). đến ngày 18/31977 Công ty chính thức đổi tên thành công ty Xây dựng số 1, trực thuộc Bộ Xây dựng .Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty trong giai đoạn này là xây dựng các công trình phúc lợi như Cung văn hoá lao động Hưũ nghị Việt xô, Bệnh viện Thụy Điển ...
Để phục vụ công tác xây dựng ngày càng phát triển của Thu đô ,ngày 31/8/1983 Tổng công ty xây dựng Hà nội được thành lập và từ đó cho đến nay Công ty xây dựng số 1 chịu sự quản lý của cơ quan cấp trên là là Tổng công ty xây dựng Hà nội .
Công ty xây dựng số 1 bao gồm nhiều xí nghiệp trực thuộc có quy mô lớn .Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xây dựng, theo đề nghị của Công ty ,Tổng công ty ,Bộ Xây dựng đã lần lượt ra quyết định tách 3 xí nghiệp trực thuộc Công ty thành các công ty thuộc Tổng công ty :
Năm 1984 tách xí nghiệp 104 trực thuộc Công ty thành Công ty xây dựng số 2.
Năm 1986 tách xí nghiệp 106 trực thuộc Công ty thành Công ty xây dựng Tây Hồ .
Năm 1992 tách xí nghiệp Hoàn thiện trực thuộc Công ty thành Công ty xây dựng số 5.
Là một doanh nghiệp Nhà nước ,Công ty xây dựng số 1 thuộc Tổng công ty xây dựng Hà nội , có tên giao dịch quốc tế là :
Construction company No1 (CC1). Trụ sở chính đặt tại 59 .Quang Trung _Hà nội .
Công ty có tư cách pháp nhân ,các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh .
Công ty có con dấu và tài khoản mở tại Kho Bạc và các Ngân hàng Nhà nước theo luật định ..
Nhiệm vụ kinh doanh chính của Công ty là :
Kinh doanh xây dựng theo quy hoạch và kế hoạch phát triển của Tổng công ty và Bộ Xây dựng ,bao gồm các công trình công nghiệp ,công trình dân dụng ,sản xuất cấu kiện , phụ kiện kim loại cho xây dựng .
Sản xuất đồ mộc xây dựng và dân dụng .
Kinh doanh vật tư và vật liệu xây dựng .
Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật .
Ngày 24 tháng 2 năm 1959, Công ty vinh hạnh được Bác Hồ về thăm và nói chuyện .Từ đó ,toàn bộ cán bộ công nhân viên lấy ngày 24/2/1959 làm ngày thành lập ,ra sức phấn đấu theo lời dạy của Bác .Qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành,Công ty luôn là một đơn vị mạnh và đã nhận được nhiều Huân, huy chương của Nhà nước:
Ngày 21/8/1979 nhận Huân chương Lao động hạng 3.
Ngày 15/8/1983 nhận Huân chương Lao động hạng 2.
Ngày 17/111985 nhận Huân chương Lao động hạng 1.
Ngày 21/9/1994 theo quyết định số 1219, Công ty xây dựng số 1 được công nhận là doanh nghiệp hạng 1 của Bộ Xây dựng .
Từ khi thành lập đến nay , Công ty đã thi công và bàn giao nhiều công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp có giá trị cao, đúng tiến độ .Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường, đóng góp một phần không nhỏ vào Ngân sách Nhà nước, tạo được công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động .Bảng số liệu sau sẽ phản ánh qua tình hình tăng trưởng và phát triển của Công ty trong vài năm gần đây:
(Đơn vị :1000đ)
Chỉ tiêu
Năm1997
Năm1998
Năm1999
1.GT tổng sản lượng
160.271.906
108.896.525
119.786.178
2.Nguồn vốn sản sản xuất kd
16.660.721
14.816.740
18.364.301
Trong đó :
_Vốn chủ sở hữu
6.700.881
8.222.300
8.791.716
_Vốn huy động
4.789.942
3.221.992
3.492.467
_Vốn vay
5.169.898
3.372.448
6.080.118
3.Doanh thu
54.852.478
64.147.840
71.204.105
4. Giá vốn
49.940.907
58.374.534
64.866.900
5. Lợi nhuận gộp
4.881.871
5.773.306
6337.200
6. Chi phí quản lý DN
1.997.624
2.334.981
2.594.676
7. Lợi nhuận
2.488.788
2.395.997
2.637.515
8.Nộp Ngân sách
2.789.053
3.345.508
4.605.502
9.Tổng số CNV
1.881
1.388
1.404
10.Thu nhập bình quân(1000đ/người)
809
654
825
Các chỉ tiêu trên đây cho thấy giá trị tổng sản lượng hàng năm của Công ty rất cao .Bên cạnh đó là những khoản đóng góp vào Ngân sách Nhà nước cũng không ngừng tăng lên.Tuy nhiên, cũng như các doanh nghiệp khác trong nước ,do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính trong khu vực: đầu tư từ nước ngoài giảm ,các công trình có đầu tư của nước ngoài thiếu vốn phải ngừng thi công ,các công trình do Nhà nước giao thì giá cả tháp và khâu thanh quyết toán chậm. Điều đó giải thích cho sự chững lại của Công ty trong năm 1998.
So sánh các chỉ tiêu của năm 1999 với năm 1998, có thể thấy rằng Công ty đã khắc phục mọi khó khăn, tiếp tục duy trì tốc độ phát triển, phát huy năng lực sản xuất kinh doanh.
2.Đặc điểm quy trình công nghệ .
Công ty xây dựng số 1 là một doanh nghiệp hoạt động trrong lĩnh vực xây lắp.Cũng như các doanh nghiệp xây lắp khác,quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty diễn ra liên tục,phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau .Nhưng về cơ bản, hầu hết sản phẩm của Công ty đều tuân theo một quy trình chung,đó là :
_Về công tác tổ chức quản lý ,Công ty áp dụng quy trình sau:
Mua vật tư,tổ
chức nhân công
Lập kế hoạch
thi công
Tổ chức thi công
Nhận thầu
ký hợp đồng
Nghiệm
thu bàn giao công trình
_Trên phương diện sản xuất kinh doanh, hoạt động xây dựng của Công ty được tiến hành theo quy trình sau :
Khảo sát thăm dò ,thiết kế thi công phần móng công trình .
Tiến hành thi công công trình .
Lắp đặt hệ thống điện nước ,thiết bị theo yêu cầu của công trình .
Hoàn thiện, trang trí, đảm bảo tính mĩ thuật của công trình, kiểm tra, nghiệm thu và tiến hành bàn giao, quyết toán công trình .
3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh.
Trong cùng một thời gian ,Công ty xây dựng số 1 thường phải triển khai thực hiện nhiều hợp đồng xây dựng khác nhau trên các địa điểm xây dựng khác nhau. Với một năng lực sản xuất nhất định hiện có, để có thể thực hiện đồng thời nhiều hợp đồng xây dựng như vậy, Công ty đã tổ chức lực lượng laođộng thành 8 xí nghiệp và các ban chủ nhiệm công trình.Điều này đã giúp Công ty tăng cường được tính cơ động, linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang bị TSCĐ sản xuất, tận dụng tối đa lực lượng lao động tại chỗ và góp phần giảm các chi phí có liên quan đến vận chuyển .
Bên cạnh đó, đặc điểm của sản phẩm xây dựng cũng như đặc điểm quy trình nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đén tổ chức sản xuất và quản lý trong Công ty, làm cho công việc này có nhiều màu sắc khác với các ngành sản xuất khác .Điều này được thể hiện rõ nét qua cơ chế giao khoán ở đơn vị. Nội dung của nó là các công trình hay hạng mục công trình mà Công ty nhận đấu thầu thi công, kể cả các công trình do xí nghiệp tự tìm kiếm đều được thực hiện theo cơ chế giao khoán toàn bộ chi phí thông qua hợp đồng giao khoán giữa Công ty, xí nghiệp, đội trực thuộc. Cơ chế này được cụ thể hoá qua bản quy chế tạm thời với những điểm chính sau:
- Mức giao khoán với tỷ lệ từ 86% đến 93% giá trị quyết toán được duyệt .
- Số còn lại Công ty chi cho các khoản sau :
Nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp .
Tiền sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước .
Phụ phí nộp cho cấp trên và chi phí quản lý của Công ty.
Tiền lãi vay Ngân hàng.
Trích lập các quỹ của doanh nghiệp .
- Những khối lượng công việc và công trình đặc thù riêng sẽ có tỷ lệ giao khoán riêng thể hiện thông qua từng hợp đòng giao khoán .
- Các đơn vị nhận khoán phải tổ chức thi công, chủ động cung ứng vật tư, nhân lực thi công, đảm bảo tiến độ, chất lượng kỹ thuật, an toàn lao động và phải tính đến các chi phí cần thiết cho bảo hành công trình. Đơn vị nhận khoán tổ chức tốt công tác ghi chép ban đầu và luân chuyển chứng từ nhằm phản ánh đâỳ đủ, chính xác, khách quan kịp thời mọi hoạt động kinh tế phát sinh .
Cuối quý phải kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang. Đơn vị phải lập kế hoạch tháng, quý, năm về nhu cầu vạt tư, nhân công, phương tiện thi công và báo cáo về công ty.
- Trong tỷ lệ khoán, nếu đơn vị có lãi sẽ được phân phối như sau :
Nộp cho Công ty 25% để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp .
Đơn vị được sử dụng 75% để lập quỹ khen thưởng .
- Ngược lại, nếu lỗ đơn vị phải tự bù đắp. Thủ trưởng đơn vị và phụ trách kế toán phải chịu trách nhiệm trước Công ty.
Sơ đồ tổ chức hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng số1(xem trang sau)
4.Đặc điểm tổ chức quản lý.
Để các quá trình thi công xây lắp có thể tiến hành đúng tiến độ đặt ra và đạt được hiệu quả mong muốn đòi các doanh nghiệp xây dựng phải có một bộ máy quản lý đủ năng lực điều hành sản xuất .
Hiện nay, ở Công ty xây dựng số , bộ máy quản lý được tổ chức như sau:
+ Ban giám đốc.
Ban giám đốc bao gồm Giám đốc và 3 phó giám đốc phụ trách từng lĩnh vực chuyên môn giúp việc cho Giám đốc .
Giám đốc Công ty là người có thẩm quyền cao nhất điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,đại diện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty, đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật đồng thời cùng với kế toán trưởng chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của đơn vị .
Các phó giám đốc : phó giám đốc kinh tế, phó giám đốc kế hoạch -tiếp thị, phó giám đốc kỹ thuật thi công giúp Giám đốc điều hành lĩnh vực được giao và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
+Các phòng ban chức năng .
Các phòng nghiệp vụ của Công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong quản lý và điều hành công việc , cụ thể Công ty có các phòng ban sau:
- Phòng tài chính- kế toán .
Có nhiệm vụ tham mưu về tài chính cho Giám đốc,lãnh đạo Công ty thực hiện quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài sản,..thực hiện công tác đầu tư liên doanh, liên kết, thực hiện quyền chuyển nhượng ,thay thế, cho thuê, thế chấp,cầm cố tài sản, thực hiện trích lập và sử dụng các qũy của Công ty theo quy định của Nhà nước . Đồng thời, tổ chức công tác kế toán thống kê và bộ máy kế toán phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của của Công ty, phản ánh trung thực, kịp thời tình hình tài chính của Công ty và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, giúp Giám đốc soạn thảo hợp đồng, giao khoán chi phí sản xuất cho các đơn vị trực thuộc và xây dựng quy chế phân cấp về công tác tài chính kế toán của các đơn vị trực thuộc .
- Phòng tổ chức lao động, tiền lương .
Phòng tổ chức lao động, tiền lương có nhiệm vụ quản lý số lượng lao động trong toàn Công ty, chịu trách nhiệm quản lý số lượng lao động trong toàn Công ty, chịu trách nhiệm tuyển mộ, sa thải , thuyên chuyển, trả lương, đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cũng như trình độ quản lý cho người lao động. Ngoài ra phòng còn chăm lo mọi mặt về đời sống của công nhân viên như y tế, an toàn lao động ,..
- Phòng kế hoạch tiếp thị .
Phòng kế hoạch tiếp thị có nhiệm chính là lập kế hoạch, giao kế hoạch, triển khai hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thực hiện kế hoạch, nghiên cứu thị trường và tính toán khả năng dự thầu của Công ty nhằm tìm kiếm các hợp đồng.
- Phòng kỹ thuật thi công .
Phòng kỹ thuật thi công có nhiệm vụ theo dõi, giám sát kỹ thuật cho các công trình , hạng mục công trình hay chất lượng công việc thực hiện .
Các phòng, ban trong Công ty được phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao cũng như công việc sản xuất kinh doanh của Công ty.
Các xí nghiệp, đội, tổ trực thuộc Công ty là những đơn vị có nhiệm vụ thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo lĩnh vực mà xí nghiệp, đội , tổ được giao. đây là lực lượng chính trực tiếp thực thi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời tạo ra thu nhập chính cho Công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xây dựng số 1
Giám đốc
PGĐ kỹ thuật thi công
PGĐ kế hoạch tiếp thị
PGĐ kinh tế
Kế toán trưởng
Phòng kế hoạch tiếp
thị
Phòng tổ chức lao động, tiền lương
Phòng kỹ thuật thi công
Phòng
tài chính
kế toán
5.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán .
a. Tổ chức bộ máy kế toán.
Là một đơn vị thuộc Bộ Xây dựng nên Công ty xây dựng số 1áp dụng chế độ kế toán mới từ tháng10 năm 1994 theo dự thảo lần 4 của Vụ Chế độ kế toán _Bộ Tài chính. Trong quá trình áp dụng thử nghiệm chế độ kế toán mới Công ty đã gặp phải một số khó khăn như phải xây dựng một hệ thống sổ kế toán mới, chuyển số dư tài khoản kế toán cũ sang tài khoản kế toán mới,..nhưng hiện nay công tác kế toán của Công ty đã ổn định , phục vụ có hiệu quả yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp và cấp trên .
Công ty tổ chức hạch toán kế toán phân tán . Các xí nghiệp trực thuộc tổ chức hạch toán riêng các chứng từ ban đến lập báo cáo kế toán. Sau đó gửi về Công ty để tập hợp báo cáo chung toàn Công ty .
Hiện nay , ở Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật kí chung. Phòng kế toán Công ty, các xí nghiệp đã được trang bị máy vi tính và nối mạng trong toàn bộ Công ty.Toàn bộ kế toán tổng hợp và một phần kế toán phân tích đã được thực hiện trên máy .
Đối với các xí nghiệp từ việc hạch toán ban đầu đến việc lập số sách, báo cáo thống kê theo định kỳluôn được thực hiện một cách chính xác, khoa học theo đúng hướng dẫn .
Phòng kế toán -tài chính của Công ty hiện nay gồm 6 người , hầu hết có trình độ đại học, có trách nhiệm,gắn bó với công việc của mình . Đứng đầu phòng kế toán -tài chính là kế toán trưởng với sự phân công các phần hành cho từng cá nhân cụ thể, đó là:
- Kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo , tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong toàn Công ty. Tổ chức lập báo cáo theo yêu cầu tổ chức quản lý, tổ chức nhân viên phân công trách nhiệm cho từng người . Giúp Giám đốc Công ty chấp hành các chính sách chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, chấp hành kỷ luật và chế độ lao động, tiền lương , tín dụng và các chính sách tài chính .Chịu trách nhiệm trước giám đốc, cấp trên và Nhà nước về các thông tin kế toán .
- Kế toán thanh toán (thu, chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng ) : 1người, có nhiệm vụ theo dõi quỹ tiền mặt, các khoản tiền vay, tiền gửi của Công ty tại ngân hàng .
- Kế toán tiền lương và các khoản phải trả :1 người, có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải trả với công nhân viên và với khách hàng.
- Kế toán theo dõi doanh thu, thuế, thu hồi :1người, có nhiệm vụ theo dõi sự quay vòng của vốn kinh doanh, các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước (thuế,..)...
- Thủ quỹ, kế toán vật tư và tài sản cố định (TSCĐ): 1người, có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng , giảm của TSCĐ, vật tư, lập kế hoạch về vật tư, trích nộp khấu hao TSCĐ. Theo dõi và quản lý két tiền mặt tại Công ty .
- Kế toán tổng hợp :1người, có nhiệm vụ tạp hợp các phần hành và báo cáo lên kế toán trưởng .
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty xây dựng số 1
Kế toán trưởng
Thủquỹ,
kế toán vật tư
và
TSCĐ
Kế toán theo dõi doanh thu, thuế,thu hồi vốn
Kế toán tổng
hợp
Kế toán tiền lương, các khoản phải trả
Kế toán thanh toán
b. Hệ thống chứng từ kế toán.
Căn cứ theo quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ngày16/12/1998 hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty bao gồm:
Về lao động tiền lương gồm:
.Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội ,Bảng thanh toán tiền thưởng ....
Về hàng tồn kho bao gồm:
.Phiếu nhập kho , Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ , Phiếu xuất vật tư theo hạn mức ,Thẻ kho,Biên bản kiểm nghiệm , Biên bản kiểm kê vật tư , hàng hoá....
Về bán hàng gồm :
.Hoá đơn (GTGT), Phiếu kê mua hàng , Bảng thanh toàn hàng đại lý ký gửi , Thẻ quầy hàng ,..
Về tiền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34078.doc