Chuyên đề Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu

 

PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA

XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN 1

I. Quá trình hình thành và phát triển của Xí Nghiệp May Điện Bàn 1

II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của xí nghiệp 3

1. Chức năng của Xí nghiệp May Điện Bàn 3

2. Nhiệm cụ của Xí nghiệp May Điện Bàn 3

3. Quyền hạn của xí nghiệp 4

III. Tổ chức sản xuất ở Xí Nghiệp May Điện Bàn 4

1. Công đoạn sản xuất 4

2. Quy trình sản xuất 4

IV. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và hình thức

kế toán áp dụng tại Xí Nghiệp May Điện Bàn 6

1. Đặc điểm và tình hình 6

2. Bộ máy quản lý 6

3. Bộ máy kế toán 8

V. Hình thức kế toán áp dụng tại Xí Nghiệp May Điện Bàn 10

1. Hình thức tổ chức 10

2. Sơ đồ kế toán “Chứng từ ghi sổ” 10

3. Trình tự ghi sổ 10

VI. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại

Xí Nghiệp May Điện Bàn 12

 

 

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP MAY

ĐIỆN BÀN 13

I. Tổng quát chung về tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 13

1. Một số khái niệm về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 13

2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 13

3. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm14

II. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại XN May Điện Bàn 15

1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 15

2. Chi phí nhân công trực tiếp 17

3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 22

4. Tổng chi phí sản xuất tại xí nghiệp May Điện Bàn 29

5. Tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp May Điện Bàn 31

6. Tổ chức sổ kế toán 32

 

Phần kết luận

 

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến một khối lượng sản phẩm công việc. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sản xuất các loại sản phẩm vật tư, lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm sản xuất khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm vào giá thành sản phẩm. 2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Về bản chất: chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đều biểu hiện bằng tiền của những hao phí mf xí nghiệp bỏ ra trong hoạt động sản xuất chi phí sản xuất có trước và giá thành sản phẩm có sau. Về giá trị: chi phí sản xuất có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá thành sản phẩm: + Nếu chi phí sản xuất = giá thành sản phẩm khi không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và dở dang cuối kỳ, nghĩa là 100% sản phẩm hoàn thành. + Nếu chi phí sản xuất lớn hơn giá thành sản phẩm khi sản phẩm dở dang đầu kỳ nhỏ hơn sản phẩm dở dang cuối kỳ. + Nếu chi phí sản xuất nhỏ hơn giá thành sản phẩm khi sản phẩm dở dang đầu kỳ lớn hơn sản phẩm dở dang cuối kỳ. Để minh hoạ thêm bảng chất về giá trị về mối quan hệ giữa chi phí sản xuất giá thành sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau: NVL, CCDC TSCĐ, LĐ SXKD Tiền Thành phẩm sản phẩm dở dang Hàng Một kỳ kinh doanh nhất định Qua đó ta thấy được một sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phụ thuộc vào sản phẩm dở dang mà sản phẩm dở dang phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 3. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Trong công tác quản lý xí nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính trong doanh nghiệp. Việc hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng tích luỹ, tăng thu nhập cho CNV tạo nguồn tích luỹ cho Nhà nước. Để phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đòi hỏi phải tăng cường tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ trung thực kịp thời yêu cầu cho công tác quản lý, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Căn cứ vào đặc điểm tính chất quy trình công nghệ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm sản phẩm của xí nghiệp để xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm có cơ sở đó tổ chức việc ghi chép ban đầu và nắm vững các phương pháp tính giá thành. - Tính toán ghi chép phản ánh kịp thời đầy đủ các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm đồng thời kiểm tra tính thực hiện các định mức tiêu hao lao động, vật tư, các dự toán chi phí phục vụ và quản lý sản xuất nhằm thúc đẩy sự kiện, tiết kiệm hợp lý nguyên vật liệu, máy móc thiết bị lao động trong sản xuất cũng như trong quản lý. Vạch ra mức độ và nguyên nhân của những lãng phí và thiệt hại ở những khâu sản xuất. - Tổ chức kiểm kê xác định sản phẩm dở dang và tính toán chính xác và kịp thời về giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm, công việc lao vụ và dịch vụ do xí nghiệp sản xuất ra. Xác định kết quả hạch toán kinh tế nội bộ của các phân xưởng bộ phận sản xuất trong xí nghiệp. - Lập báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đúng chế độ quy định. II. HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐIỆN BÀN: 1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của xí nghiệp là toàn bộ chi phí nguyên liệu, vật liệu dùng để sản xuất áo sơ mi như: vải, nút, chỉ, kôn và được theo dõi chung cho đối tượng hạch toán chi phí. Để tiện việc theo dõi chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng chứng từ đó là “Phiếu xuất kho”. Công cụ: phiếu xuất kho áp dụng trong trường hợp xuất NVL để phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm. Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản: TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. TK 152 - C: nguyên vật liệu chính. TK 152 - P: nguyên vật liệu phụ. Trong tháng, xí nghiệp tiến hành xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm theo đơn giá bình quân. Hạch toán nghiệp vụ cụ thể: a. Ngày 02/3/2004 xuất NVL chính 4.000m vải. Đơn giá 17.500đ/m dùng trực tiếp sản xuất mặt hàng áo sơ mi, phiếu xuất kho số 07 b. Ngày 08/3/2004 xuất vật liệu phụ dùng để sản xuất áo sơ mi gồm: nút 200 lố, đơn giá 3.500đồng/lố; Kôn: 150m, đơn giá 3.600đ/m; Chỉ 100 cuộn, đơn giá 6.000đ/cuộn. Căn cứ vào các nội dung nghiệp vụ phát sinh trên kế toán tiến hành lập “Phiếu xuất kho” số 07 và số 08 (kèm phụ lục) Đồng thời hạch toán như sau: a. Trị giá NVL chính: 4.000m x 17.500đ/m = 70.000.000 đồng. Nợ TK 621 70.000.000 Có TK 152 (C) 70.000.000 b. Trị giá NVL phụ để sản xuất áo sơ mi Nút: 200 lố x 3.500đ/lố = 700.000 đồng. Kôn: 150m x 3.600đ/m = 540.000 đồng . Chỉ: 100 cuộn x 6.000đ/cuộn = 600.000 đồng. Tổng : 1.840.000 đồng Nợ TK 621 1.840.000 Có TK 152 (P) 1.840.000 Trong 6 tháng phát sinh các khoản NVL, kế toán cũng hạch toán tương tự như trên. Cuối tháng kế toán vật liệu tổng hợp tất cả các phiếu xuất kho nguyên vật liệu (C-P) dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm với tổng số tiền là 125.690.000 đồng. Kế toán tiến hành lập “Bảng kê chứng từ ghi có TK 152” (Kèm theo phụ lục). Căn cứ vào “Bảng kê chứng từ ghi có TK 152” kế toán hạch toán như su: Nợ TK 621 125690.000 Có TK 152 125.690.000 TK 152(C) 122.010.000 TK 152(P) 3.680.000 Trên cơ sở bảng kê ghi có TK 152 kế toán lên chứng từ ghi sổ số 01 (kèm phụ lục) Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí NVL trực tiếp vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm: Nợ TK 154 125.690.000 Có TK 621 125.690.000 Sơ đồ hạch toán TK 152 TK 621 TK 154 125.690.000 125.690.000 Đến đây kế toán vật liệu đã hoàn thành toàn bộ việc hạch toán của mình về chi phí NVL trực tiếp. Kế toán vật liệu chuyển toàn bộ bảng kê và các chứng từ ghi sổ sang sổ kế toán tính giá thành vào sổ kế toán liên quan và làm cơ sở tính giá thành. Nhận xét: với cách ths chi phí NVL trực tiếp hiện nay ở xí nghiệp May Xuất khẩu Điện Bàn là rõ ràng, phù hợp, chính xác với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp so với lý thuyết đã học và thực tế em thấy cũng tương tự nhau, không có gì khác hơn (về phương pháp hạch toán, tài khoản sử dụng và chứng từ sử dụng). 2. Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp tại Xí nghiệp May Điện Bàn gồm tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ). Để tiện theo dõi chi phí nhân công trực tiếp kế toán đã sử dụng chứng từ đó là “Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành”. a. Công dụng: Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành để theo dõi số lượng sản phẩm hoàn thành ở từng bộ phận làm căn cứ lập bảng phân bổ tiền lương. b. Nội dung: Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành áp dụng trong trường hợp khi các tổ ở các phân xưởng may hoàn thành xong số lượng sản phẩm được giao đã qua sự kiểm tra chất lượng của tổ KCS. Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản: TK 622: chi phí nhân công trực tiếp TK 334: Phải trả công nhânviên TK 338: Phải trả , phải nộp khác Trong đó: TK 3382: KPCĐ TK 3383: BHXH TK 3384: BHYT Cuối tháng 3 kế toán ở các phân xưởng giao bảng thống kê số lượng sản phẩm hoàn thành lên phòng kế toán tiền lương làm căn cứ lập bảng phân bổ tiền lương. Các khoản trích theo lương như (BHXH, BHYT, KPCĐ). Trong tháng 3/2004 xí nghiệp tính lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân sản xuất như: - Kế toán căn cứ vào các nội dung sau để tính lương và hạch toán. + Căn cứ vào phiếu xác nhận thành phẩm. + Căn cứ vào tỷ trọng tiền lương của từng bộ phận trong tổng tiền lương để phân bổ cho từng bộ phận. Trong bảng tính đơn giá tiền lương của xí nghiệp thì trong đó: * Công nhân trực tiếp sản xuất (622) 78% - Công nhân may : 74% - Công nhân cắt : 4% * Công nhân QLPX (627) 12% - Kỹ thuật : 3% - KCS : 5% - Điện cơ : 3% - VSCN : 1% * Công nhân QLXN (642)10% - Hành chính : 8% - Bảo vệ : 2% Trích bảo hiểm: Kế toán căn cứ vào chế độ quy định về việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ là 25% trên tiền lương cơ bản và lương phải trả theo quy định của Nhà nước trong đó: 19%: tính vào chi phí sản xuất. 6% tínhvào lương công nhân thực hiện. - Hằng tháng xí nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho CNV trong tháng, trong đó 5%trừ vào lương CN thực hiện; 15% tính vào chi phí sản xuất. - BHYT được tính theo tỷ lệ 3% tổng số tiền lương phải trả công nhân trong tháng. 2%: tính vào chi phí sản xuất. 1% trừ vào lương. - KPCĐ được tính 2% trên tổng số tiền lương phải trả CNV trong tháng và được tính hếtvào chi phí sản xuất kinh doanh riêng: + BHXH, BHYT được tuính theo lương cơ bản. + KPCĐ: được tính theo tổng quỹ lương. Kế toán căn cứ vào tổng quỹ lương cơ bản của Nhà nước quy định và hệ số lương của từng người để xác định lương cơ bản cho cán bộ công nhân viên trong tháng 3/2004 như sau: Dựa vào bảng đăng ký mua BHCH, BHYT của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Ta biết được hệ số lương của bộ phận xí nghiệp, trong đó: - Bộ phận sản xuất : 189,81. - Bộ phận quản lý phân xưởng : 51,91. - Bộ phận quản lý xí nghiệp : 52,21. * Hạch toán nghiệp vụ cụ thể: Trong tháng 3/2007 xí nghiệp có phiếu báo sản phẩm hoàn thành như sau: “ Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành” (Kèm phụ lục) Với tổng số lượng hoàn thành : 9.623 sản phẩm. Đơn giá lương (=50% giá gia công) : 12.500đ/sản phẩm. Tổng số tiền : 120.287.500 đồng. Trong tháng xí nghiệp có tổng số tiền lương được tính là 120.287.500 đồng được phân bổ như sau: + Tiền lương nhân viên trực tiếp sản xuất (622): 120.287.500 x 78% = 93.824.250 đồng + Tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng 627: 120.287.500 x 12% = 14.434.500 đồng + Tiền lương nhân viên quản lý xí nghiệp 642: 120.287.500 x 10% = 12.028.750 đồng Tổng số tiền lương phải trả cho nhân viên là: 93.824.250 + 14.434.500 + 12.028.750 = 120.287.500 đồng. * Dựa vào hệ số tính lương cơ bản như sau: + Bộ phận trực tiếp sản xuất: 189,81 x 290.000 = 55.044.900 đồng. + Bộ phận quản lý phân xưởng: 51,91 x 290.000 = 15.053.900 đồng. + Bộ phận quản lý xí nghiệp: 52,21 x 290.000 = 15.140.900 đồng. Tổng tiền lương chi cho các bộ phận: 55.044.900 + 15.053.900 + 15.140.900 = 85.239.700 đồng Sau khi tính toán xong kế toán tiến hành lập “Bảng kê chứng từ ghi có TK 334”. Lương phải trả và “Bảng kê chứng từ ghi có TK 334”. Lương cơ bản (kèm phụ lục) Từ bảng kê lương phải trả và lương cơ bản kế toán tiến hành lập bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất Bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ (kèm phụ lục) * Bộ phận trực tiếp sản xuất: BHXH: 55.044.900 x 15% = 8.256.735đ. BHYT: 55.044.900 x 2% = 1.100.898đ. KPCĐ: 93.824.250 x 2% = 1.576.485đ. Tổng số tiền phải trích: 8.256.735 + 1.100.898 + 1.876.485 = 11.234.118 đ. (1) * Bộ phận quản lý phân xưởng : BHXH: 15.053.900 x 15% = 2.258.085đ. BHYT: 15.053.900 x 2% = 301.078đ. KPCĐ: 14.434.500 x 2% = 288.690đ. Tổng số tiền phải trích: 2.258.085 + 301.078 + 288.690 = 2.847.853đ. (2) * Bộ phận quản lý xí nghiệp : BHXH: 15.140.900 x 15% = 2.271.135đ. BHYT: 15.140.900 x 2% = 302.818đ. KPCĐ: 12.028.750 x 2% = 204.575đ. Tổng số tiền phải trích: 2.271.135 + 302.818 + 240.575 = 2.814.528 đ. (3) Từ (1), (2) và (3) ta có tổng số tiền phải trích ở các bộ phận: 11.234.118 + 2.847.853 + 2.814.528 = 16.896.499đ. Căn cứ vào bảng kê ghi có TK 334 lương phải trả và phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ tacó: + Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất: Nợ TK 622 93.824.250 Có TK 334 93.824.250 + Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 19% tínhvào chi phí sản xuất kế toán ghi: Nợ TK 622 11.234.118 Có TK 338 11.234.118 TK 3382 1.876.485 TK 3383 8.256.735 TK 3384 1.100.898 Trên cơ sở bảng ghi có TK 334 - Lương phải trả và các chứng từ có liên quan để ghi tên: “Chứng từ ghi sổ số 02” (Kèm phụ lục) Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ CPNCNTT vào TK 154 để tính giá thành. Nợ TK 154 105.058.368 Có TK 622 105.058.368 Sơ đồ hạch toán TK 334 TK 622 TK 154 93.824.250 105.058.368 TK 338 11.234.118 Đến đây kế toán tiền lương hoàn thành toàn bộ việc hạch toán của mình về chi phí nhân công trực tiếp. Kế toán tiền lương chuyển toàn bộ các bảng kê và chứng từ ghi sổ sang kế toán tính giá thành để ghi vào sổ kế toán liên quan và làm cơ sở tính giá thành. 3. Hạch toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung tại xí nghiệp là toàn bộ chi phí bỏ ra nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm gồm: - Chi phí nhân viên : gồm tiền lương và các khoản trích theo lương. - Chi phí vật liệu : kéo, bàn là, thước đo. - Chi phí nguyên liệu: Dầu diezel, nhớt dầu... - Chi phí khấu hao TSCĐ : Chi phí khấu hao TSCĐ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, điện thoại. - Chi phí bằng tiền khác. Để theo dõi chi phí sản xuất chung kế toán đã sử dụng các chứng từ như: phiếu xuất kho, phiếu chi, bảng tính trích lương và BHXH, BHYT, KPCĐ bản trích khấu hao TSCĐ. * Công dụng: - Phiếu xuất kho: dùng để theo dõi số lượng, thời gian tại giá phụ liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho làm căn cứ để ghi vào sổ sách có liên quan. - Phiếu chi: dùng để theo dõi thời gian, lượng tiền mặt chi ra tại quỹ làm cơ sở để ghi vào sổ sách có liên quan. - Bảng trích khấu hao TSCĐ: dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ đang quá trình sản xuất kinh doanh. * Nội dung: - Phiếu xuất kho: được áp dụng trong trường hợp xuất phụ liệu, công cụ, dụng cụ để phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm ở phân xưởng. - Phiếu chi: được áp dụng trong trường hợp chi tiền mặt ra tại thời điểm nhất định và cần thiết. - Bảng trích khấu hao TSCĐ: áp dụng trong trường hợp tính giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh tại thời điểm cuối tháng hoặc cuối quý. * Để theo dõi và phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK: TK 627 : Chi phí sản xuất chung và một số tài khoản có liên quan khác: - TK 009 : Nguồn vốn khấu hao cơ bản. - TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu - TK 153 : Công cụ, dụng cụ - TK 111 : Tiền mặt. - TK 112 : Tiền gởi ngân hàng - TK 334 : Tiền lương phải trả CNV - TK 338 : Phải trả, phải nộp khác - TK 214 : Khấu hao TSCĐ. * Hạch toán các nghiệp vụ cụ thể: + Trong tháng 6 có tình hình phát sinh như sau: Ngày 9/3/2004 xuất VL để phục vụ sản xuất sản phẩm gồm: kim may DB#9TSSM: 100 cây, đơn giá 1.140 đồng; Kim may DB#11TSSM: 150 cây, đơn giá 2.000 đồng. Kim vắt sổ DC#8: 80 cây, đơn giá 2.500 đồng; Kim đóng nút DP#H14 : 50 cây, đơn giá 4.000 đồng; Kim Uo113#11: 20 hộp, đơn giá 5.000đồng; Kim Uy 128#9: 30 cây, đơn giá 5.000 đồng; phấn cắt 100 hộp, đơn giá 2.000 đồng; bấm chỉ 43 cái, đơn giá 1.500 đồng. Phiếu xuất kho số 03. Kế toán tiến hành tính toán - lập phiếu và hạch toán như sau: Phiếu xuất kho số 3 (Kèm phụ lục) Giá trị phụ liệu xuất dùng phục vụ cho sản xuất sản phẩm. + Kim may Ub#9TSSM : 100 cây x 1.140đ = 114.000đ. + Kim may DB#11TSSM : 150 cây x 2.000đ = 300.000đ. + Kim vắt sổ DC#8 : 80 cây x 2.500đ = 200.000đ. + Kim đóng nút DP#H14 : 50 cây x 4.000đ = 200.000đ. + Kim may U113#11 : 20 hộp x 5.000đ = 100.000đ. + Kim may Uy 128#9 : 30 cây x 5.000đ = 150.000đ. + Phấn cắt : 100 hộp x 2.000đ = 200.000đ. + Bút bi : 50 cây x 2.000 đ = 100.000đ. + Kéo may : 10 cái x 20.000 đ = 200.000đ. + Bấm chỉ : 43 cái x 15.000 đ = 64.500đ. Tổng thành tiền: 1.628.500đ Nợ TK 627 1.628.500 Có TK 152 1.628.500 Ngày 7/3/2004 xuất CCDC cho tổ điện phục vụ sản xuất 442.000 đồng và phiếu xuất kho số 06. Phiếu xuất kho số 06 (Kèm phụ lục) Nợ TK 627 442.000 Có TK 153 442.000 Tương tự như trong tháng 3 khi có phát sinh các khoản về phụ liệu và công cụ dụng cụ phục vụ cho bộ phận sản xuất kế toán cũng hạch toán tương tự như trên. Cuối tháng 6 kế toán tập hợp tất cả các phiếu xuất kho phụ liệu dùng cho sản xuất sản phẩm với tổng số tiền: 3.212.500 đồng và phiếu xuất kho về CCDC là 442.000 đồng, kế toán tiến hành lập bảng kê. Bảng kê chứng từ ghi có TK 152 và Bảng kê chứng từ ghi có TK 153 (Kèm phụ lục) Căn cứ vào 2 bảng kê trên kế toán hạch toán như sau: + Nợ TK 627 3.212.500 Có TK 152 3.212.500 + Nợ TK 627 442.000 Có TK 153 442.000 * Hạch toán dịch vụ mua ngoài: Tại xí nghiệp chi phí dịch vụ mua ngoài chủ yếu là trả tiền tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm, các chi phí này thường trả bằng tiền gởi ngân hàng. Cuối tháng khi có giấy báo về các khoản tiền trên phải trả kế toán tiến hành lập phiếu chi trả qua ngân hàng và căn cứ vào chứng từ đó cuối tháng kế toán lập bảng kê khai có TK 112. (kèm phụ lục) với tổng số tiền 1.215.000 đồng. Căn cứ vào bảng kê có TK 112 kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 627 1.215.000 Có TK 112 1.215.000 Đồng thời căn cứ vào bảng kê kế toán lên “Chứng từ ghi sổ số 06” (Kèm phụ lục) * Hạch toán chi phí khác bằng tiền: Tại xí nghiệp ngoài các khoản chi phí tiền mặt dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm còn có các khoản chi tiền mặt phục vụ cho sản xuất và quản lý. Ngày 09/3/2004 xuất quỹ tiền mặt 80.500 đồng mua dây, bàn ủi, phích cắm điện cho phân xưởng phiếu chi số 08 kế toán tiến hành lập “Phiếu chi số 08” (Kèm phụ lục) đồng thời hạch toán như sau: Nợ TK 627 80.500 Có TK 111 80.500 Trong tháng 6 khi phát sinh các khoản tiền mặt phục vụ cho sản xuất kế toán cũng hạch toán tương tự như trên. Cuối tháng kế toán tập hợp tất cả các phiếu chi về tiền mặt phục vụ cho sản xuất với tổng số tiền đã chi trong tháng là: 1.120.500 đồng và căn cứ vào tất cả các phiếu chi đã tập hợp lại ở trên, kế toán lập “Bảng kê chứng từ ghi có TK 111” (Kèm phụ lục). Đồng thời hạch toán như sau: Nợ TK 627 1.120.500 Có TK 111 1.120.500 Căn cứ vào bảng kê ghi có TK 111 kế toán lên “Chứng từ ghi sổ số 05” (Kèm phụ lục). * Hạch toán khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất: Ở xí nghiệp hiện nay TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất đến tháng 03/2004 tổng nguyên giá là 1.516.625.373 đồng. Trong đó: + Nhà cửa vật liệu kiến trúc : 298.632.939đ. + Máy móc thiết bị dùng cho SX : 1.217.992.434đ. Xí nghiệp tính khấu hao theo phương pháp trực tiếp ta có: + TSCĐ thuộc về nhà cửa kiến trúc : 20 năm. + TSCĐ thuộc về máy móc thiết bị : 10 năm. Công thức xác định mức khấu hao trung bình hằng năm của TSCĐ: Mức khấu hao TB hằng năm của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng Trong đó Nguyên giá TSCĐ được xác định tuỳ theo từng trường hợp hình thành TSCĐ. Căn cứ vào mức khấu hao trung bình năm của TSCĐ, kế toán tính khấu hao trung bình quý, trung bình tháng theo công thức sau: Mức khấu hao TB quý của TSCĐ = Mức KHTB năm của TSCĐ x 3 12 tháng Mức KHTB tháng của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng x 12 thang Theo công thức trên ta có: + Mức khấu hao trung bình năm của TSCĐ: Nhà cửa vật kiến trúc = 298.632.939 = 14.931.646 đồng 20 Máy móc thiết bị cho sản xuất = 1.217.992.434 = 121.799.243 đồng 10 + Mức khấu hao trung bình quý I của TSCĐ năm 2004: Nhà cửa vật kiến trúc = 14.931.646 x 3 = 3.732.911 đồng 12 Trong đó: Phân bổ cho bộ phân sản xuất : 3.359.620 đồng. Phân bổ cho bộ phân quản lý : 373.291 đồng. Máy móc TB sản xuất= 121.799.243 x 3 = 30.449.810 đồng 12 Mức khấu hao TSCĐ trong tháng 3 của TSCĐ năm 2004: Nhà cửa vật kiến trúc = 298.632.939 = 1.244.304 đồng 20 x 12 Trong đó : Phân bổ cho bộ phận sản xuất: 1.119.874 đồng. Phân bổ cho bộ phận quản lý : 124.430 đồng. MMTB dùng cho sản xuất= 1.217.992.434 = 10.149.937 đồng 10 x 12 Vậy tổng mức khấu hao sản phẩm sản xuất trong tháng 3 là: 1.119.874 + 10.149.937 = 11.269.811 đồng. Theo phương pháp khấu hao tính trên kẻ kế toán lập “Bảng trích khấu hao quý I - 2004 và bảng tính khấu hao” tháng 3 năm 2004 (Kèm phụ lục) Cuối tháng 3 kế toán sử dụng bút toán trích khấu hao TSCĐ đã sử dụng cho sản xuất trong tháng như sau: Nợ TK 627 11.269.811 Có TK 214 11.269.811 Đồng thời ghi Nợ TK 009 11.269.811 * Căn cứ vào “Bảng tính khấu hao TSCĐ” ở tháng 3/2003 kế toán tiến hành lên số “Chứng từ ghi sổ số 09” (Kèm phụ lục) * Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT,KPCĐ) phải trả cho công nhân quản lý phân xưởng. * Căn cứ vào bảng kê tiền lương 334 - Lương phải trả và bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ (đã tính và trích ở phần chi phí nhân công trực tiếp) kế toán định khoản như sau: Nợ TK 627 14.434.500 Có TK 334 14.434.500 * Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định Nợ TK 627 2.847.853 Có TK 338 2.847.853 TK 3382 288.690 TK 3383 2.258.085 TK 3384 301.078 * Trên cơ sở bảng kê có TK 334 lương phải trả và bảng tính BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán lên sổ “Chứng từ ghi sổ số 08 và 09” (Kèm phụ lục) * Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm. Nợ TK 154 34.542.164 Có TK 627 34.542.164 TK 627 TK 154 TK 152 3.212.500 34.542.164 TK 153 442.000 TK 111 1.120.500 TK 112 1.215.000 TK 214 11.269.811 TK 334 14.434.500 TK 338 2.847.853 Sơ đồ hạch toán Nhận xét: qua lý thuyết đã học và thực tế tại xí nghiệp thì em thấy phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung tương tự nhau. 4. Tổng chi phí sản xuất tại xí nghiệp May Điện Bàn: Để tổng hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng chứng từ đó: “Bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng 3 năm 2003. (Kèm phụ lục) * Công dụng: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất dùng để theo dõi toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời tính giá thành sản phẩm. * Nội dung: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất được áp dụng vàp thời điểm cuối tháng, tổng hợp tất cả các khoản chi phí như chi phí NVLTT, chi phí NCTT, Chi phí SXC trong quá trình sản xuất. Kế toán sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh và tính giá thành sản phẩm. Cuối tháng kế toán tập hợp toàn bộ chi phí gồm: Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để kết chuyển vào TK 154 và làm cơ sở cho việc tính giá thành. Bút toán kết chuyển chi phí sản xuất như sau: Nợ TK 154 265.290.532 Có TK 621 125.690.000 Có TK 622 105.058.368 Có TK 627 34.542.164 Nhập kho thành phẩm: Nợ TK 155 265.290.532 Có TK 154 265.290.532 Sơ đồ hạch toán như sau TK 621 TK 154 TK 155 125.690.000 265.290.532 TK 622 105.058.368 TK 627 34.542.164 Căn cứ vào chứng từ có liên quan kế toán lên sổ “Chứng từ ghi sổ số 10” (Kèm phụ lục) 5. Tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp May Điện Bàn: Là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên đối tượng tính giá thành ở đây là sản phẩm hoàn thành áo sơ mi. Để phù hợp với phương pháp hạch toán chi phí, xí nghiệp đã lựa chọn phương pháp tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Theo phương pháp này đối tượng htscf sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành. å CP = å Z (Tổng chi phí = Tổng giá thành) Xí nghiệp sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, số lượng ít, thời gian sản xuất ngắn, sản phẩm nhập khẩu liên tục. Do vậy cách tính giá thành của xí nghiệp là cuối mỗi tháng. a. Đánh giá sản phẩm dở dang: Do ở xí nghiệp quy trình công nghệ đơn giản, chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng với số lượng ít, chu kỳ sản xuất thường gói gọn trong tháng cho nên không có sản phẩm dở dang toàn bộ chi phí đều tính cho sản phẩm hoàn thành. b. Tính giá thành: Để tính giá thành, kế toán sử dụng TK 155 “thành phẩm” TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Cuối kỳ kế toán tính giá thành sẽ căn cứ vào bảng kê, sổ cái để đối chiếu và tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục: CHI PHÍ NVLTT, Chi phí NCTT, Chi phí SXC để tiến hành tính giá thành sản phẩm. Toàn bộ chi phí đều được kết chuyển vào tài khoản 154, bút toán kết chuyển như sau: Nợ TK 154 265.290.532 Có TK 621 125.690.000 Có TK 622 105.058.368 Có TK 627 34.542.164 Sau khi sản phẩm hoàn thành (đã qua kiểm nghiệm KCS) kế toán lập “Phiếu tính giá thành” (Kèm phụ lục). Kế toán tính giá thành nhập kho thành phẩm: Nợ TK 155 265.290.532 Có TK 154 265.290.532 Từ giá trị của sản phẩm hoàn thành khi giao hàng cho khách hàng kế toán sẽ kết chuyển TK 155 sang TK 632 “Giá vốn hàng bán” bút toán như sau: Nợ TK 632 265.290.532 Có TK 155 265.290.532 Đây là giá vốn của hàng hóa đã sản xuất xong theo đơn đặt hàng tổng chi phí sản xuất chính là tổng giá thành sản phẩm. 6. Tổ chức sổ kế toán: a. Sổ chi tiết (kèm theo phụ lục) - Bảng tổng hợp chi phí sản xuất. - Phiếu tính giá thành sản phẩm. b. Sổ tổng hợp: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Sổ cái gồmcó: + Sổ cái TK 621 “Chi phí NVLTT” + Sổ cái TK 622 “Chi phí NCTT” + Sổ cái TK 627 “Chi phí SXC” c. Căn cứ lập sổ: - Bảng tổng hợp chi phí sản xuất được lập căn cứ vào: + Sổ cái TK 621 “Chi phí NVLTT” + Sổ cái TK 622 “Chi phí NCTT” + Sổ cái TK 627 “Chi phí SXC” - “Phiếu tính giá thành” sản phẩm được lập căn cứ vào: + Bảng tổng hợp chi phí sản xuất. + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Sổ cái được lập căn cứ vào “Chứng từ ghi sổ” Tóm tắt sơ đồ hạch toán trên sổ: Sổ đăng ký chứng từ gốc ghi sổ Bảng kê chứng từ ghi có TK Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Đơn vị: Xí Nghiệp May Điện Bàn PHIẾU XUẤT KHO Số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may điện bàn.doc
Tài liệu liên quan