*Đối với các trường hợp tăng nguyên vật liệu :
+ Nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho : giá thực tế VL nhập kho là giá mua chưa có thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT
Nợ T.K 152: trị giá VL chưa thuế
Nợ T.K 133: Thuế GTGT
Có T.K lq 111,112,331: tổng trị giá VL đã gồm VAT
+ Trường hợp mua vào sử dụng hoá đơn bán hàng thì giá bán đã bao gồm GTGT, lúc đó trị giá nhập kho được xác định :
Giá nhập kho =Tổng giá thanh toán - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Do công ty chủ yếu nhập nguyên vật liệu từ mua ngoài nên không xuất hiện các loại nguyên vật liệu như : thuê ngoài gia công .
+ Hàng thừa so với Hoá đơn : Nếu là hàng tươi sống thì công ty không dùng tới mà chỉ xem như giữ hộ . Lúc đó kế toán ghi đơn Nợ T.K 002 : Số thừa
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác kế toán tại công ty Cầu Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
duyệt các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính …
* Giám đốc : Là người được ban quản trị bầu ra, chịu trách nhiệm trước HĐQT.Là người điều hành chung mọi hoạt động của công ty theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của đại hội công nhân viên chức . Đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo cho công ty hoạt động có hiệu quả .
* Phó giám đốc sản xuất kinh doanh : Thay mặt Giám đốc công ty khi giám đốc đi vắng, giải quyết công việc của công ty về các mối quan hệ được uỷ quyền .Chỉ đạo công tác lập kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh, công tác điều hành sản xuất chế biến cho phù hợp đảm bảo đúng, đủ, kịp thời
* Phó giám đốc hành chính : là người chịu trách nhiệm chính về mặt tổ chức nhân sự, tổ chức các hoạt động hành chính, kiểm soát công tác toàn bộ ban quản lý và văn phòng .
* Các phòng ban thực hiện công tác của mỗi phòng theo công việc và nhiệm vụ đã phân nhiệm rõ ràng, có trách nhiệm thực hiện đúng chức năng từng phòng ban theo tên .
* Tại các bếp chế biến : gồm các bếp A,B,C,D, mỗi bếp gồm 01 cán bộ quản lý bếp, 01 bếp trưởng, và các bếp viên thực hện các chuyên môn khác nhau
II. Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán trong công ty
1. Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán trong công ty :
1.1.Hình thức kế toán :
Công ty Cổ phần cầu Bắc áp dụng hình thức kế toán “ Nhật ký chung “ . Với hình thức này giúp công việc của kế toán giảm bớt được sự phức tạp, công việc được dàn trải đều chứ không dồn dập vào những lúc cuối tháng hay cuối năm vì các chứng từ được lên theo ngày( ngày nào có chứng từ phát sinh đều phải ghi sổ )
Với hình thức “ nhật ký chung “, quy trình luân chuyển chứng từ ở đơn vị được thực hiện theo một chu trình sau :
Chứng từ kế toán
(các chứng từ gốc)
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối tháng
Diễn giải quy trình luân chuyển:
Nội dung:Sổ nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian .Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi sổ cái.
Diễn giải:
Hàng ngày, từ các chứng từ gốc( chứng từ kế toán) để vào sổ nhật ký đặc biệt, sổ nhật ký chung,sổ thẻ kế toán chi tiết.
Từ sổ nhật ký đặc biệt,sổ nhật ký chung kế toán vào sổ cái
Từ sổ thẻ kế toán chi tiết vào bảng tổng hợp chi tiết và kế toán đối chiếu với sổ cái.
Cuối tháng, từ sổ cái vào bảng cân đối số phát sinh và từ bảng cân đối số phát sinh vào báo cáa tài chính.
Công tác kế toán của đơn vị thực hiện theo mô hình tập trung, các công việc từ khâu lập chứng từ, xử lý chứng từ, lên sổ sách, lập báo cáo tài chính đều diễn ra tại phòng kế toán taì chính . Và cũng giống như nhiều công ty có quy mô vừa khác thì công ty cầu Bắc đã và đang áp dụng hình thức kế toán kết hợp giữa thủ công và kế toán bằng Exel .
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty :
Do đặc điểm sản xuất cũng như để có được thông tin thường xuyên cần thiết, Công ty Cổ phần cầu Bắc đã áp dụng phương thức tổ chức kế toán trực tiếp, vì vậy việc tổ chức thu thập thông tin, các bằng cứng kế toán trở nên đơn giản hơn rất nhiều .
Mô hình tổ chức kế toán tại công ty cầu Bắc :
Kế toán trưởng
Kế toán
NVL,
TSCĐ
Thủ
quỹ
Kế toán
tập hợp CFSX
và giá thành
Kế toán
tiền lương,
bảo hiểm
và thanh toán
Kế toán trưởng : Là ngươì chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán, bố trí phân công nhân sự, thực hiện chức năng làm kế toán tông hợp, xác định doanh thu, lỗ lãi, lập báo cáo tài chính, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị và xây dựng kế hoạch tài chính cho công ty .
Kế toán NVL, TSCĐ : Thực hiện theo dõi tính toán tình hình biến động của nguyên vật liệu, TSCĐ, để cuối kỳ tiến hành trích khấu hao và theo dõi nguyên vật liệu để đối chiếu với số liệu tổng hợp về tình hình nhập xuất tồn .
Kế toán tiền lương, BHXH và thanh toán : Tính lương thời gian và lương sản phẩm cho từng công nhân viên trong công ty, thực hiện việc trích BHXH,BHYT, KPCĐ, theo chế độ quy định cuối tháng tổng hợp để ghi vào các bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm . Đồng thời theo dõi công nợ phaỉ thu và phải trả trên TK: 131.331 để tổng hợp cuối tháng .
Kế toán tập hợp CFSX : Thực hiện tập hợp toàn bọ chi phí phát sinh trong kỳ kế toán, đồng thời kết chuyển chi phí để xác định kết quả doanh thu
Thủ quỹ : Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ lượng tìên trong công ty, kiêm kế toán tiền mặt theo dõi toàn bộ sự biến động cũng như việc thu, chi tiền mặt hàng ngày của công ty .
3. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Hệ thống tài khoản của công ty được áp dung căn cứ vào quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ tài chính.
4.Tình hình sử dụng máy tính trong công tác của công ty
Các máy tính của công ty đều được cài đặt phần mềm Excel phục vụ in các chứng từ ban đầu.Hiện nay công ty đã trang bị các máy tính xách tay vừa hiện đại, tiện sử dụng giúp cho công ty nói chung và công tác kế toán của công ty nói riêng được thuận tiện
III. Những thuận lợi, khó khăn của đơn vị ảnh hưởng đến công tác kế toán
1. Thuận lợi:
Toàn bộ TSCĐ trong công ty chủ yếu bao gồm TSCĐ tại BP văn phòng vì vậy chủng loại không nhiều cho nên việc theo dõi tăng, giảm TSCĐ không gặp nhiều khó khăn phức tạp . Ngoài ra, do TSCĐ được đặt tại BP VP cho nên ít xảy ra trường hợp mất mát, thiếu hụt giúp việc quản lý TSCĐ dễ dàng hơn . Công việc hạch toán khấu hao TSCĐ được tính theo quý, rồi chia ra theo tháng nên công việc tính toán mức khấu hao rất dễ dàng (vì TSCĐ mua về, hay thanh lý trong tháng nào thì tháng sau bắt đầu tính khấu hao ). Chính vì vậy mà thường thì quá trình hạch toán TSCĐ ít gặp khó khăn trong tính toán cũng như quản lý
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, vì vậy mà tạo điều kiện dễ dàng cho kế toán không phải tính lương S.P, Lương khoán …., việc theo dõi ngày công của CNV đầy đủ tạo thuận lợi cho kế toán tính lương đầy đủ và chính xác.
2. Khó khăn:
Do bộ phận quản lý nằm cách xa các bếp chế biến nên hàng tháng việc tổng hợp và thanh toán lương cho CNV tại các Bếp chưa được nhanh gọn, phải mất công tác đi lại …hơi lâu, và nếu xảy ra trường hợp chưa lĩnh thì lại mất thêm thời gian đối với CNV bếp, ảnh hưởng đến công việc .
Tại mỗi bếp chỉ có một thủ kho theo dõi nguyên vật liệu mà trong khi đó số lượng, chủng loại nguyên vật liệu khá nhiều nên công tác theo dõi chưa được chặt chẽ.
Phần II :Thực trạng công tác kế toán tại công ty
I. Kế toán TSCĐ:
1. Cơ cấu TSCĐ trong công ty :
TSCĐ trong một doanh nghiệp (công ty ) thường bao gồm TSCĐ.HH và TSCĐVH . Tại công ty cầu Bắc, toàn bộ TSCĐ cũng được chia ra như vậy . Trong năm 2005, TSCĐ trong công ty bao gồm:
*TSCĐ.HH bao gồm : + Nhà quản lý : trị giá 465.600.000đ
+ Máy Điều hoà : trị giá 10.230.000đ
+ 01 Máy tính VP : trị giá 5.368.000đ
+ 01 Máy tính VP : trị giá 7.549.000đ
+ 01 Máy tính : trị giá 10.250.000đ
+ 01 Máy in : trị giá 3.850.000đ
+ 01 Máy phát điện : trị giá 12.450.000đ
*TSCĐVH bao gồm : + Phần mềm quản lý : trị giá 30.985.000đ
+ Lập trang Web công ty : trị giá 110.750.000đ
+ Quyền sử dụng đất ; trị giá 89.500.000đ
Như vậy, Tổng trị giá TSCĐ trong công ty là 734.082.000đ và trong đó :
TSCĐ.HH chiếm tỷ lệ : 68,5 %
TSCĐVH chiếm tỷ lệ : 31,5 %
Tỷ lệ TSCĐ VH so với TSCĐ.HH là : 46%
2.Các trường hợp tăng giảm TSCĐ :
2.1.Các trường hợp tăng :
Tại công ty cầu Bắc, các loại TSCĐ tăng chủ yếu xảy ra do mua sắm trong các trường hợp :
Mua sắm trong nước : chủ yếu các loại TSCĐ thường do mua sẳm trong nước và khi mua TSCĐ chỉ phải chiụ thúê GTGT, khi đó Nguyên giá TSCĐ được xác định như sau :
NG TSCĐ = Giá mua ghi trên HĐ ( chưa bao gồm thuế GTGT)
Mua sắm từ nước ngoài (tức là phải qua nhập khẩu) thì khi mua TSCĐ phải chịu thuế XNK, thuế TTĐB(nếu có ), thuế GTGT trong nước . Khi đó NG TSCĐ được xác định như sau :
NG TSCĐ = Giá mua ghi trên HĐ (đã bao gồm thuế XNK, TTĐB)
2.2.Các trường hợp giảm :
Thường các loại TSCĐ trong công ty cầu Bắc xảy ra trường hợp ghi giảm khi : thanh lý, nhượng bán . Khi đó NG TSCĐ được xác định như sau :
NG TSCĐ = Giá trị HMLK + Giá trị còn lại
3.Các phương pháp tính khấu hao :
Khấu hao TSCĐ là việc hạch tóan và phân bổ một cách có hệ thống Nguyên giá TSCĐ và chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của TSCĐ .
Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ là tổng cộng số khấu hao đã trích và chi phí kinh doanh qua các thời kỳ kinh doanh của TSCĐ tính đến thời điểm cố định .
Tại công ty cầu Bắc, việc tính khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng ( tức các tháng khấu hao bằng nhau ) . Và phương pháp tính cụ thể như sau :
Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ
phải trích BQ năm Số năm sử dụng TSCĐ
Mức khấu hao = Mức khấu hao BQ năm
phải trích BQ quý 4
Mức khấu hao = Mức khấu hao BQ quý
phải trích theo tháng 3
Ngoài ra, khi TSCĐ cần phải sửa chữa (duy tu, bảo dưỡng …) thì tại công ty không tiến hành trích trước các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ mà khi phát sinh việc sửa chữa TSCĐ được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh trong kỳ, cụ thể là” chi phí quản lýdoanh nghiệp” Tk 642.
4.Các chứng từ sổ sách trong hạch toán TSCĐ :
x Hoá đơn GTGT
x Biên bản giao nhận TSCĐ
x Biên bản đánh giá lại TSCĐ
x Biên bản thanh lý, nhượng bán
x Sổ TSCĐ
x Bảng phân bổ, khấu hao TSCĐ
5 .Quy trình luân chuyển chứng từ :
Hoá đơn GTGT, BB giao nhận, BB thanh lý
Sổ quản lý TSCĐ nơi sử dụng
Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
Nhật ký chung
Sổ cái 211,214,213
Sổ
TSCĐ
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối tháng
Diễn giải quy trình luân chuyển :
Khi có nghiệp vụ mua mới TSCĐ hay thanh lý nhượng bán thì Kế toán TSCĐ nhận hoá đơn GTGT và lập biên bản liên quan (BB giao nhận,thanh lý, nhượngbán ) . Sau đó theo ngày ghi nhận phản ánh đồng thời vào sổ NKC, sổ TSCĐ và Sổ quản lý TSCĐ tại nơi sử dụng
Căn cứ vào sổ TSCĐ, kế toán tính và phân bổ khấu hao theo từng bộ phận sử dụng để vào bảng phân bổ Khấu hao TSCĐ sau đó lên NKC .Cuối tháng căn cứ số khấu hao vào sổ cái 214 .
Cuối tháng, từ NKC kế toán vào sổ cái của tài khoản 211,213 căn cứ từ HĐ GTGT . Từ Sổ cái 211 và 214,213 cuối tháng vào Bảng cân đối kế toán .
II. Hạch toán lao động tiền lương và các khoản trong theo lương:
- Tiền lương là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian và chất lương công việc của họ
1. Cơ cáu lao động trong công ty :
Tại công ty cầu Bắc bao gồm tất cả 171 công nhân viên, trong đó có 21 cán bộ quản lý và 150 công nhân viên tại các bếp . Trong đó cơ cấu tại một bếp được chia ra như sau : 01 Quản lý bếp
01 Bếp trưởng
02 bếp chính
10 Bếp viên
06 Phụ bếp
02 tạp vụ
2. Hình thức trả lương :
Tại công ty cầu Bắc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho toàn bộ cán bộ và công nhân viên trong công ty và được tính theo thâm niên trong nghề .
Cách tính tiền lương theo thời gian căn cứ vào cấp bậc, chức vụ và thâm niên trong nghề của các nhân viên tại bếp . Ngày công chế độ trong công ty là 24 ngày . Cụ thể cách tính như sau :
+ Đối với những công nhân viên tại các bếp chế biến :
Tiền lương được tính căn cứ vào thời gian làm việc trong công ty .
Ví dụ :- Đối với công nhân viên làm việc trực tiếp tại bếp, nếu làm việc trong:
3 tháng đầu tiên thì Lương chính = 800.000đ
Từ 3 tháng tới 1 Năm thì Lương chính = 900.000- 1.000.000
Từ năm thứ 2 trở đi thì Lương chính = 1.000.000 trở lên
Và từ đó, Lương chính = Mức lương chính CNV Bếp x Số ngày làm
01 CNV Bếp 24 làm việc thực tế
- Đối với các Quản lý Bếp, nếu làm việc trong :
3 tháng đầu tiền thì Lương chính = 900.000đ
Từ 3 tháng tới 1 năm thì Lương chính = 1.000.000-1.100.000
Từ năm thứ 2 trở đi thì Lương chính = 1.100.000 trở lên
Và từ đó, Lương chính = Mức lương chính Q.L bếp x Số ngày làm
01 Q.L bếp 24 việc thực tế
- Đối với các cán bộ quản lý (BP văn phòng ) trong công ty :
Tiền lương được tính căn cứ trên chức vụ quản lý :
Lương chính = ML min x HS CBCV x Số ngày làm việc
01 Q.L (VP) 24 thực tế
Trong đó : ML min được tính theo QĐ hiện hành của Nhà nước
HSCBCV được căn cứ vào cấp bậc thực tế
3. Hình thức thưởng trong công ty :
Để khuyến khích các công nhân viên, cũng như giúp tăng năng suất lao động của tất cả công nhân viên trong công ty, công ty cầu Bắc cũng đưa ra chế độ thưởng cho toàn bộ CNV như sau :
Công nhân viên nào lao động đạt hiệu quả cao ( theo quy định riêng của công ty ) thì sẽ được thưởng thêm 01 ngày lương theo ngày lương của công nhân đó .
Ngoài ra, khi tới những ngày kỉ niệm (8/3, 30/4, 1/5, 2/9 …..) thì toàn bộ CNV trong công ty cũng được thưởng một khoản nhỏ .
4. Hình thức thanh toán lương :
Tại công ty cầu Bắc, hàng tháng thanh toán lương cho công nhân viên trong công ty được chia làm 2 lần : Lần 1 tạm ứng lương (khoảng 1/3 lương ) vào ngày 15 trong tháng
Lần 2 thanh toán nốt số lương còn lại vào ngày mồng 3 hoặc mồng 4 tháng sau .
5. Các chứng từ sổ sách cần sử dụng :
Bảng chấm công
Bảng thanh toán lương từng bếp và bộ phận gián tiếp
Bảng thanh toán lương Bộ phận VP
Bảng thanh toán lương toán công ty
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
NKC
Sổ cái T.K 334 và 338
6. Quy trình luân chuyển chứng từ tại công ty như sau:
Bảng chấm công
các bếp
Bảng thanh toán luơng bếp & Ql bếp
Bảng thanh toán lương toàn Cty
Bảng thanh toán lương BP VP
Nhật ký chung
Bảng phân bổ tiền lương và BH
Sổ cái T.K 334,338
Ghi cuối tháng
7. Diễn giải quy trình luân chuyển chứng từ :
Hàng ngày, tổ trưởng các bếp căn cứ vào tình hình thực tế của bếp để chấm công cho từng người trong ngày vào Bảng chấm công .
Cuối tháng, kế toán tiền lương tổng hợp các bảng chấm công từ các bếp để thanh toán lương cho công nhân viên tại bếp và quản lý bếp . Sau đó cùng với bảng thanh toán lương bộ phận VP tổng hợp vào bảng thanh toán lương toàn công ty
Từ bảng thanh toán lương của toàn công ty kế toán vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm, cuối tháng kế toán lập sổ NKC .
Từ NKC, cuối tháng kế toán tiến hành vào sổ cái của T.K 334 và 338 .
III. Kế toán vốn bằng tiền
1.Các trường hợp thu chi :
* Các trường hợp thu ( TM, TGNH):
Tại công ty cầu Bắc, nghiệp cụ thu tiền xảy ra thường xuyên theo ngày, theo tháng, và cụ thể xảy ra khi :
+ Thu tiền của khách hàng (doanh thu )
+ Thu tiền nợ của khách hàng
+ Thu tiền thừa tại quỹ
+ Thu tiền bồi thường
+ Thu nội bộ
+ Thu lãi tiền gửi
+ Thu khác
* Các trường hợp chi (TM,TGNH):
+ Chi mua NV.L, CCDC
+ Chi mua sắm TSCĐ
+ Chi quảng cáo
+ Chi tiếp khách
+ Chi mua ngoài (điện, nước, điện thoại ….)
+ Chi lương
+ Chi trả lãi
+ Chi khác
2.Các loại chứng từ sử dụng trong hạch toán vốn bằng tiền :
Các loại chứng từ sổ sách sử dụng trong hạch toán vốn bằng tiền gồm :
Phiếu thu, phiêú chi
NCK
Sổ quỹ tiền mặt
Nhật ký thu, chi tiền mặt
Sổ cái T.K 111
3.Trình tự luân chuyển chứng từ
Phiếu thu, PC
CTNH
phiêú chi
Nhật ký chung
Sổ quỹ
TM,TGNH
Nhật ký thu tiền
Sổ cái T.K 111,
T.K 112
Nhật ký chi tiền
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối tháng
Diễn giải quy trình luân chuyển chứng từ :
Hàng ngày từ các phiếu thu, phiếu chi, CTNH, kế toán tiền mặt, TGNH vào sổ NKC và vào các sổ Nhật ký thu, chi tiền mặt và tiền gửi .
Từ NKC, hàng ngày kế toán ph ản ánh số liệu vào Sổ quỹ tiền mặt ( ph ản ánh số thu, chi, tồn ) đồng thời đối chiếu với Nhật ký thu, chi tiền
Cuối tháng, từ Sổ Nhật ký thu tiền và chi tiền mặt, tiền gửi, Kế toán tổng hợp vào Sổ cái T.K111 và 112
IV.Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
1.Danh điểm nguyên vật liệu :
Trong công ty, toàn bộ nguyên vật liệu nhập vê bao gồm khá nhiều chủng loại, vì vậy có thể tổng hợp tại bảng danh điểm VL theo những vật liệu có cùng tính chất, gần gióng nhau .
Mã vật tư
Tên vật tư
ĐVT
Đơn giá HT
Ghi chú
VLC-01
Gạo
Kg
VLC -02
Thịt
Kg
VLC-03
Rau
Kg
VLC-04
Cá
Kg
VLC- 05
Trứng
quả
VLP-01
Gia vị phụ trợ
VLP -02
Hoa quả
Kg
VLP- 03
Tăm, giấy …
2. Nguyên tẵc đánh giá vật liệu :
Tăng giảm nguyên vật liệu là nghiệp vụ thường xuyên xảy ra trong công ty (doanh nghiệp ) và tại công ty cầu Bắc các nghiệp vụ đó xảy ra trong các trường hợp :
*Đối với các trường hợp tăng nguyên vật liệu :
+ Nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho : giá thực tế VL nhập kho là giá mua chưa có thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT
Nợ T.K 152: trị giá VL chưa thuế
Nợ T.K 133: Thuế GTGT
Có T.K lq 111,112,331: tổng trị giá VL đã gồm VAT
+ Trường hợp mua vào sử dụng hoá đơn bán hàng thì giá bán đã bao gồm GTGT, lúc đó trị giá nhập kho được xác định :
Giá nhập kho =Tổng giá thanh toán - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Do công ty chủ yếu nhập nguyên vật liệu từ mua ngoài nên không xuất hiện các loại nguyên vật liệu như : thuê ngoài gia công ….
+ Hàng thừa so với Hoá đơn : Nếu là hàng tươi sống thì công ty không dùng tới mà chỉ xem như giữ hộ . Lúc đó kế toán ghi đơn Nợ T.K 002 : Số thừa
Nếu là hàng khô hay đông lạnh thì công ty tiến hành mua tiếp .
+ Nhiên liệu, CCDC nhập kho trong kỳ :
Đơn giá = Trị giá NL, CCDC nhập kho trong kỳ
BQ nhập Số lượng NL, CCDC nhập trong kỳ
*Đối với các trường hợp giảm nguyên vật liệu :
+ Do nhập kho thiếu, thì khi đó người nhập hàng ( tức Thủ kho ) báo cho bên cung cấp để họ giao tiếp .
+ Thiếu do cá nhân làm mất phải bồi thường theo giá trị ghi sổ
* Đối với nguyên vật liệu xuất kho :
Do đặc thù riêng của công ty là chế biến xuất ăn cho nên toàn bộ nguyên vật liệu đưa vào chế biến cần bảo đảm là luôn được tươi sống, vì vậy mà các loại nguyên vật liệu đều được nhập và xuất luôn trong ngày, số lượng còn lại tồn kho chỉ là những mặt hàng có thể sử dụng được nhiều ngày như: đồ khô, đồ đông lạnh, gia vị ……
Chính vì vậy mà công ty áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh để đánh giá nguyên vật liệu xuất kho đối với hàng tươi sống (dùng ngay) và phương pháp bình quân gia quyền đối với đồ đông lạnh, khô…, Nhiên liệu, CCDC
Đơn giá thực tế đích danh :
Giá thực tế = Giá thực tế nhập
VL XK kho ngày đó
Đơn giá bình quân gia quyền :
Giá thực tế = Giá thực tế VL,NL,CCDC tồn đầu kỳ +Trị giá nhập trong kỳ
VL,NL,CCDC Số lượng VL,NL,CCDC tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Thực tế hiện nay, các loại N.VL, NL, CCDC nhập mua đều đã được tính cả chi phí vận chuyển, bốc dỡ vì thế các chi phí này không tách ra cho nên khi xuất kho không phải phân bổ vào nguyên vật liệu .
3.Các sổ sách chứng từ cần sử dụng:
Tại công ty cầu Bắc, nguyên vật liệu là khâu thứ yếu trong quá trình chế biến bữa ăn, vì vậy hạch toán nguyên vật liệu đối với kế toán nguyên vật liệu, CCDC cần độ chính xác cao, kịp thời, đầy đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng tại các bếp chế biến .
Để hạch toán nguyên vật liệu, kế toán sử dụng các chứng từ sau :
- Phiếu nhập hàng
- Phiếu xuất hàng
- Sổ kho
- Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu
- Báo cáo nhập xuất tồn
Và giúp cho quá trình kiểm tra dễ dàng, cũng như đơn giản hoá cho kế toán nguyên vật liệu thì công ty đã áp dụng phương pháp thẻ song song:
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Sổ chi tiết vật tư hàng hoá
Bảng tổng hợp
NXT VL,CCDC
Bảng phân bổ
N.VL, CCDC
NKC
NK mua hàng
Sổ cái T.K 152,153,621
637,642
Phiếu nhập kho
4. Quy trình luân chuyển chứng từ :
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối tháng
Diễn giải quy trình luân chuyển chứng từ :
Hàng ngày, từ các phiếu NK và XK, kế toán nguyên vật liệu lên đồng thời
Thẻ kho, Sổ kế toán chi tiết vật tư hàng hoá, NKC và Sổ Nhật ký mua hàng
Cuối tháng căn cứ từ sổ chi tiết VL,CCDC kế toán tổng hợp số liệu để vào bảng tổng hợp NXT nguyên vật liệu, CCDC .
Từ các phiếu xuất kho, kế toán tiến hành vào Bảng phân bổ VL, CCDC . Sau đó, từ bảng phân bổ kế toán lên Sổ NKC .
Cuối tháng, từ Sổ NKC kế toán NV.L vào Sổ cái các tài khoản 152,153,621,627,542
Để chính xác, kế toán có thể đối chiếu từ Bảng tổng hợp N-X-T với Sổ cái 152,153 .
IV.Kế toán tiêu thụ và xác định kêt quả kinh doanh :
1.Kế toán tiêu thụ sản phẩm :
* Phương thức tiêu thụ :
Tại công ty cầu Bắc, toàn bộ các suất ăn được chế biến xong là phát cho công nhân viên, vì vậy toàn bộ tiêu thụ theo hình thức trực tiếp không qua kho
*Phương thức thanh toán :
Theo quy định của công ty, thì mỗi tháng đối tác (Bên B) phải thanh toán cho công ty chia làm 2 lần : lần đầu vào đầu tháng (từ 1-5 tháng đó ), lần 2 thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận Hoá đơn tài chính
Hình thức thanh toán : Bằng tiền nặt hoặc tiền gửi thông qua T.K tại ngân hàng của công ty .
* Phương pháp xác định giá bán :
Căn cứ vào định lượng suất ăn cho 01 người, thành phần dinh dưỡng, cũng như mức độ tiêu hao nguyên vật liệu cho một suất ăn .
Ngoài ra, còn phải căn cứ trên mức độ tiêu hao Nhiên liệu, Chi phí nhân công, C.p quản lý BHXH, YT….
C.P VL,NL (i)tiêu hao = Tổng VL,NL(i) tiêu dùng cho S.X suất ăn (j)
Cho 01 súât (j) Tổng số suất ăn (j) hoàn thành
C.P nhân công tiêu hao = Tổng lương trả cho Bp QL bếp & CNV bếp
Cho 01 suất ăn (j) Tổng số suất ăn (j)hoàn thành
Công thức xác định Chi phí cho 01 đơn vị suất ăn được tính theo kỳ kế toán
Có thể minh hoạ qua Bảng sau : Đối với 01 suất ăn 5.000đ/suất/ người
STT
Nội dung
Định lượng
Tỷ lệ
Đơn giá (đồng )
I
C.P N.VL
80%
3.200
1
Gạo
160
850
2
Món mặn I
70-100
900
3
Món mặn II
70-100
500
4
Món rau
60
340
5
Món canh
35
60
6
C.P chất đốt
300
7
C.P khác
250
II
C.p Nhân công
12%
500
III
C.PQL,BHXH,YT
8%
300
Tổng
100%
5.000
* Các chứng từ sử dụng :
- Hoá đơn GTGT, CTNH
Sổ chi tiết doanh thu
Bảng tổng hợp tình hình thanh toán với khách hàng S
NKC
Sổ cái T.K
2.Quy trình luân chuyển chứng từ:
HĐGTGT,
PT, CTNH
Nhật ký bán hàng
Sổ chi tiết doanh thu
Bảng T.hợp thanh toan K.H
NKC
Sổ cái
511,131
Sổ chi tiết công nợ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Diễn giải quy trình luân chuyển chứng từ :
Khi có phiếu thu, hoặc CTNH kế toán tiền mặt ghi đồng thời vào cả Sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết công nợ và Nhật ký bán hàng theo từng loại suất ăn .
Theo HĐ GTGT, PT,CTNH, kế toán lên sổ Nhật ký chung theo ngày phát sinh .
Cuối tháng, từ Sổ chi tiết doanh thu, Kế toán tổng hợp vào bảng tổng hợp thanh toán với khách hàng .
Sau khi phản ánh vào Nhật ký chung, cuối tháng kế toán vào Sổ cái T.K 511,131.
Để theo dõi chính xác cuối tháng kế toán đối chiếu Sổ cái T.K 511,131 với Nhật ký bán hàng, Sổ chi tiết doanh thu, bảng tổng hợp thanh toán vơi khách hàng .
*Đặc điểm của công ty ảnh hưởng tới kế toán tiêu thụ :
Do công ty xuất bán thẳng, không qua kho nên việc theo dõi giá vốn xuất bán không tuân theo Thẻ kho thành phẩm mà qua Thẻ kho VL, CCDC, và Sổ cái 632
VI. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành :
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và giá thành :
*Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất :
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi gây ra chi phí và đối tượng chịu chi phí . Và tại công ty cầu Bắc, đối tượng tập hợp chi phí là : Từng BP bếp, từng loại suất ăn .
*Đối tượng tập hợp giá thành :
Trong công ty đối tượng ập hợp giá thành đó chính là sản phẩm xuất bán thẳng hay cụ thể là các chủng loại suất ăn .
2.Tập hợp chi phí sản xuất :
* Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
Để xác định chi phí nguyên vật liệu thực tế trong kỳ tại công ty sử dụng phương pháp hạch toán trực tiếp cho đối tượng sử dụng . Và cuối kỳ tiến hành kiểm tra xác định số nguyên vật liệu còn lại chưa sử dụng .
Chi phí thực tế Giá trị nguyên vật Giá trị nguyên vật
nguyên vật liệu = liệu đưa vào - liệu còn lại cuối kỳ
trong kỳ sản xuất chưa sử dụng
Kế toán sử dụng T.K 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bên Nợ : Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế biến suất ăn
Bên Có : Giá trị nguyên vật liệu không hết nhập lại kho
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang T.K 154
* Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp :
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm : Tiền lương CN trực tiếp sản xuất (lương, PC, thưởng ) và BHXH, BHYT, KHCĐ, chi phí trích trước . Chi phí này được tính vào giá thành mỗi suất ăn nên không phải tiến hành phân bổ .
Phương pháp : Tính ra tổng số tiền công, tiền lương và phụ cấp phải trả trực tiêp cho CNV tại các bếp chế biến trong kỳ .
Tập hợp vào T.K 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Bên Nợ : Tổng số lương phải trả CN tại các Bếp và các khoản BH, trong trước (334,338, 335)
Bên Có : Kết chuyển Chi phí nhân công trực tiếp .
* Tập hợp chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung phát sinh trong phạm vi phân xưởng, Bp sản xuất của công ty. Chi phí sản xuất chung phát sinh tại công ty cầu Bắc chủ yếu bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, Chi phí vật liệu, DC, chi phí trích trước, chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền .
Do chi phí sản xuất chung liên quan tới nhiều loại suất ăn nên cần thiết phải phân bổ chi phí này cho từng đối tượng .
Công thức phân bổ :
Mức phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng
=
Tổng chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng
x
Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ
Trong đó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20.doc