MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KINH DOANH TỔNG HỢP HÒA BÌNH 5
1.1. Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình 5
1.1.1. Thông tin chung về công ty 5
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 8
1.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 – 2009 12
1.2. Quy trình lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng sản xuất 16
1.2.1. Nghiên cứu và dự báo 16
1.2.2. Thiết lập các mục tiêu 17
1.2.3. Phát triển các tiền đề 18
1.2.4. Xây dựng các phương án 18
1.2.5. Đánh giá các phương án 19
1.2.6. Lựa chọn phương án 19
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng 19
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT GỖ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KINH DOANH TỔNG HỢP HOÀ BÌNH 25
2.1. Thực trạng việc thực hiện kế hoạch 25
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch tại phân xưởng 29
2.2.1. Thực tế công tác lập kế hoạch sản xuất của phân xưởng 30
2.3. Đánh giá chung công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng 36
2.2.1. Ưu điểm 36
2.2.2. Hạn chế 39
2.2.3. Nguyên nhân 41
CHƯƠNG III - ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT GỖ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KINH DOANH TỔNG HỢP HÒA BÌNH 45
3.1. Định hướng phát triển của phân xưởng 45
3.2.1. Định hướng phát triển chung 45
3.2.2. Định hướng về công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng 46
3.2. Giải pháp chủ yếu để hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng 47
3.2.1. Nâng cao trình bộ đội ngũ cán bộ quản trị công ty/phân xưởng 47
3.2.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 48
3.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa phân xưởng với các bộ phận sản xuất khác của công ty 49
3.2.4. Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ việc lập kế hoạch sản xuất 51
3.2.5. Chú trọng hơn nữa việc tổ chức thực hiện và đánh giá các kế hoạch 52
3.2.6. Cải thiện điều kiện làm việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho công nhân lao động 54
KẾT LUẬN 57
PHỤ LỤC 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4673 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng sản xuất gỗ công ty cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưởng không nhỏ. Tỉnh Hòa Bình là một tỉnh miền núi, đang trên con đường xây dựng và phát triển. Điều này tác động đến các doanh nghiệp. Nhất là các doanh nghiệp ở các tỉnh miền núi như Hòa Bình. Phân xưởng sản xuất gỗ của Công ty Cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình cũng chịu ảnh hưởng bởi những điều này. Điều đó được thể hiện qua những chỉ tiêu kế hoạch của xưởng.
Bảng 2.1 – Tình hình thực hiện kế hoạch tại phân xưởng
Các chỉ tiêu
Đơn vị
TH năm 2006
KH năm 2007
TH năm 2007
Tỷ lệ %
KH năm 2008
TH năm 2008
Tỷ lệ %
KH năm 2009
TH năm 2009
Tỷ lệ %
1
2
3
4
5
6
7
8
9=
(8/7)
10
11
12=
(11/10)
1. Doanh thu
Nghìn đồng
758,217
2,750,000
2,939,973
107
2,000,000
1,755,805
88
1,200,000
814,544
68
2. Lợi nhuận
Nghìn đồng
82,999
57,000
60,003
105
94,000
80,593
86
83,640
71,066
85
3. VAT
Nghìn đồng
75,458
270,000
294,001
109
200,000
174,771
87
120,000
81,454
68
4. Thu nhập bình quân
Nghìn đồng
1,250
1,300
1,325
102
1,350
1,300
96
1,450
1,505
104
(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán)
Về Doanh thu trong các năm từ 2006 đến 2009, nhìn tổng thể thì không đạt so với kế hoạch đề ra. Doanh thu năm 2007 đạt được có tăng hơn so với năm 2006. Cụ thể năm 2007 đạt 2,939,973 (nghìn đồng) so với năm 2006 là 758,217 (nghìn đồng), tăng 2.181.756 (nghìn đồng) tương đương với tăng 387,7%. Sang năm 2007, tình hình thực hiện kế hoạch đề ra phân xưởng đã vượt mức chỉ tiêu. Kế hoạch doanh thu 2007 là 2.750.000 (nghìn đồng), phân xưởng thực hiện đạt 2.939.973 (nghìn đồng) tăng 189.793 (nghìn đồng) tương đương vượt mức kế hoạch là 7%. Năm 2008, kế hoạch đặt ra là 2.000.000 (nghìn đồng) nhưng doanh thu chỉ đạt 1.755.805 (nghì đồng), không đạt so với kế hoạch là 244.195 (nghìn đồng), tương đương với đạt mức 88% kế hoạch. Năm 2009, kế hoạch của phân xưởng là 1.200.00 (nghìn đồng) nhưng phân xưởng chỉ đạt được 814.544 (nghìn đồng), đạt 68% so với kế hoạch đề ra.
Về thực hiện lợi nhuận, năm 2007 so với 2006 giảm 22.996 (nghì đồng). Năm 2006 đạt 82.999 (nghìn đồng) nhưng 2007 chỉ đạt 60,003 (nghì đồng). Thực hiện kế hoạch năm 2007 vượt so với kế hoạch là 5%. Tương ứng, kế hoạch 2007 đề ra là 57.000 (nghìn đồng) nhưng thực hiện đạt 60.003 (nghìn đồng) tăng 3.003 (nghìn đồng). Năm 2008, kế hoạch lợi nhuận là 94.000 (nghìn đồng) nhưng quá trình hoạt động sẵn xuất kinh doanh, phân xưởng chỉ thực hiện được lợi nhuận là 80,593 (nghìn đồng), tương ứng với đạt 86% so với kế hoạch.
(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán)
Không đạt so với kế hoạch là 13.407 (nghìn đồng). Năm 2009, kế hoạch lợi nhuận là 83.640 (nghìn đồng) thực hiện đạt được 71.066 (nghìn đồng), chỉ đạt 85% so với kế hoạch. Năm 2009 đã không đạt kế hoạch đề ra. Lợi nhuận thực hiện của phân xưởng được thể hiện trên Biểu đồ 2.2 - Lợi nhuận của phân xưởng thực hiện so với kế hoạch.
(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán)
Về thực hiện nghĩa vụ với nhà nước thông qua thuế VAT cũng diễn ra không khác so với các chỉ tiêu trên. Năm 2007 tăng so với 2006 là 218.543 (nghìn đồng), tương ứng với tăng lên 390%. Năm 2007, việc thực hiện VAT so với kế hoạch đạt 109%, tương ứng kế hoạch 2007 là 270.000 (nghìn đồng) thực hiện năm 2007 đạt 294.001 (nghìn đồng) vượt so với kế hoạch 24.001 (nghìn đồng). Năm 2008, VAT thực hiện đạt 87% so với kế hoạch tương ứng là 174.771 (nghìn đồng) trong khi kế hoạch VAT 2008 là 200.000 (nghìn đồng). Năm 2009, VAT kế hoạch là 120.000 (nghìn đồng). Trong năm, chỉ thực hiện nộp VAT là 81.454 (nghìn đồng). Năm 2008, thực hiện VAT chỉ đạt 68% so với kế hoạch đề ra.
Về thu nhập bình quân của phân xưởng có xu hướng tăng qua các năm. Mức thu nhập bình quân năm 2007 so với 2006 tăng lên 75 (nghìn đồng) tương ứng với tăng 6%. Năm 2007, kế hoạch thu nhập bình quân phân xưởng đề ra là 1,300 (nghìn đồng). Trong năm thực hiện được 1325 (nghìn đồng), tương ứng vượt mức kế hoạch 2%. Năm 2008, kế hoạch thu nhập bình quân là 1,350 (nghìn đồng) nhưng trong năm chỉ thực hiện được mức thu nhập bình quân là 1,300 (nghìn đồng), đạt 96% so với kế hoạch. Sang năm 2009, kế hoạch là 1,450 (nghìn đồng), song thực hiện năm 2009 lại đạt 1,505 (nghìn đồng) vượt mức kế hoạch đề ra 4%. Trong năm 2009, đây là chỉ tiêu duy nhất vượt mức kế hoạch của phân xưởng.
(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán)
Việc các chỉ tiêu cơ bản như Doanh thu, lợi nhuận,… của phân xưởng trong mấy năm qua không đạt được so với kế hoạch là do tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất các sản phẩm cơ bản không đạt được chỉ tiêu đề ra. Qua Bảng 2.2 – Tình hình thực hiện kế hoạch các loại sản phẩm tại phân xưởng cho thấy, về tỷ lệ hoàn thành kế hoạch năm 2007 phân xưởng thực hiện 9/11 loại sản phẩm đạt kế hoạch. Còn lại 2/9 loại sản phẩm không đạt. Năm 2008, việc thực hiện kế hoạch chỉ đạt 2/11 loại sản phẩm. Còn 9/11 loại sản phẩm không đạt. Tình hình này sang 2009 còn trầm trọng hơn. Có 2/11 loại sản phẩm đạt, còn lại 9/11 là không đạt. Các loại sản phẩm không thực hiện đạt kế hoạch có xu hướng biến đổi, do sự thay đổi nhu cầu và các yếu tố tác động.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch tại phân xưởng
(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán)
Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch có vai trò quan trọng, nó quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp, nó đề ra cho doanh nghiệp một hướng đi, một chiến lược kinh tế đúng đắn, trên cơ sở kế hoạch định hướng này các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng năm, quý, tháng,… để thực hiện bước đi của mình. Điều này khác hẳn với thời kỳ kế hoạch hóa, việc sản xuất kinh doanh là của doanh nghiệp nhưng việc lập kế hoạch lại của chính phủ, điều này làm cho kinh tế suy thoái trầm trọng, nền kinh tế lao đao. Từ đây ta càng thấy rõ vai trò của công tác lập kế hoạch và tự chủ của mỗi công ty.
Thực tế công tác lập kế hoạch sản xuất của phân xưởng
Với thực tế sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho mình một mục tiêu riêng, một chiến lược khác nhau. Về lập kế hoạch sản xuất cũng vậy, phân xưởng sản xuất đã lựa chọn phương pháp cân đối để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đây là một phương pháp được sử dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp vì tính hiệu quả và dễ thực hiện. Phương pháp này được tiến hành qua các bước sau:
Bảng 2.2 – Tình hình thực hiện kế hoạch các loại sản phẩm tại phân xưởng
Loại sản phẩm
Đơn vị tính
Năm 2006
Kế hoạch 2007
Thực hiện 2007
Tỷ lệ %
Kế hoạch 2008
Thực hiện 2008
Tỷ lệ %
Kế hoạch 2009
Thực hiện 2009
Tỷ lệ %
1
2
3
4
5
6=5/4)
7
8
9=(8/7)
10
11
12=(11/10)
- Bàn sa lông
Bộ
9
25
45
180.0
45
28
62.2
30
21
70.0
- Ghế tựa 3 nan
Chiếc
280
380
450
118.4
420
280
66.7
250
180
72.0
- Ghế đẩu
Chiếc
230
650
630
96.9
500
250
50.0
100
120
120.0
- Cửa
Bộ
215
450
500
111.1
420
380
90.5
350
220
62.9
- Cửa sổ
Bộ
100
800
1000
125.0
110
150
136.4
180
75
41.7
- Bàn ghế học sinh
Bộ
580
1100
998
90.7
560
350
62.5
350
80
22.9
- Giường đôi
Chiếc
28
80
120
150.0
100
80
80.0
90
17
18.9
- Giường cá nhân
Chiếc
30
45
76
168.9
70
90
128.6
100
75
75.0
- Tay vịn cầu thang
Chiếc
0
50
53
106.0
76
50
65.8
55
28
50.9
- Tủ hồ sơ
Chiếc
45
15
25
166.7
25
30
120.0
35
25
71.4
- Gia công chế biến
Lượt
15
50
77
154.0
100
64
64.0
70
80
114.3
(Nguồn: Số liệu tại phân xưởng)
Bước 1: Xác định định nhu cầu của các yếu tố sản xuất như vốn, trang thiết bị,… Cơ sở để xác định các nhu cầu, các yếu tố sản xuất là kết quả dự báo sản lượng, doanh thu qua việc nghiên cứu thị trường về các sản phẩm của công ty và các dự kiến chủ quan về lợi nhuận, chi phí, tiền lương của cán bộ công nhân. Dựa vào nguyên tắc tính toán, phân xưởng sẽ có được những con số cụ thể về nhu cầu từng yếu tố.
Bước 2: Xác định các khả năng đang và sẽ có của phân xưởng về các yếu tố, những con số này sẽ được thể hiện qua số liệu cuối năm của báo cáo tài chính và dự kiến tăng giảm của phân xưởng.
Bước 3: Lập bảng so sánh giữa nhu cầu và khả năng của các yếu tố sản xuất nếu bằng nhau hoặc có sự chênh lệch ít thì tốt. Ngược lại, nếu có sự chênh lệch lớn đòi hỏi phải có những điều chỉnh. Cân đối nhu cầu và khả năng của các yếu tố sản xuất. Thực hiện cân đối liên hoàn, tức là tiến hành nhiều cân đối liên tiếp nhau để bổ sung và điều chỉnh phương án cho phù hợp với thay đổi của môi trường.
Trước hết cần có thông tin dự kiến về sản phẩm, về nhu cầu sản phẩm của thị trường, đó là trách nhiệm của bộ phận thu thập và xử lý thông tin. Sau đó đánh giá, cân đối của từng mảng, từng loại chi phí liên quan, xem xét các yếu tố như nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, công nhân, tay nghề hiện tại, hàng trong kho, nguyên vật liệu và nguồn cung ứng nguyên vật liệu đó.
Việc quan trọng nhất để đánh giá các kết quả cân đối là độ tin cậy của các thông tin thu thập được từ các dự báo, kết quả nghiên cứu và đánh giá đúng năng lực hiện tại của phân xưởng.
Ngoài việc tự hoạch toán, tìm kiếm khách hàng và hợp đồng sản xuất. Phân xưởng còn nhận được các đơn đặt hàng từ công ty. Đặc trưng là một công ty xây dựng cơ bản, nên trong các hợp đồng, đấu thầu công ty thực hiện có các gói mà như xây dựng hội trường của các sở ban ngành của tỉnh, trường học ở các huyện, các công trình khác,… trong đó trang bị như bàn ghế, cửa, ốp tường, sàn công ty đặt hàng từ phân xưởng. Các công trình này thường có thời gian thi công dài thường là vài tháng, có khi đến hàng năm. Vì vậy, phân xưởng sẽ có kế hoạch sản xuất các đơn hàng này đều trong năm. Căn cứ vào thời gian cần giao hàng, phân xưởng tổ chức sản xuất và chạy máy.
Sau khi lập được kế hoạch tổng thể với các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, VAT, thu nhập bình quân,… phân xưởng tiến hành lập các kế hoạch tác nghiệp hang ngày, hàng tuần, kế hoạch cho các đơn hàng và kế hoạch chạy máy.
Hộp 2.1 – Kế hoạch chạy máy của tổ xẻ
(ngày 01/03/2010)
Xẻ khuân gỗ nghiến cho anh Hiền
225*13*6 = 32T
160*13*6 = 18T
150*13*6 = 8T
140*13*6 = 10T
130*13*6 = 1T
80*13*6 = 1T
95*13*6 = 16T
Xẻ gỗ phay cho anh Hiền
Dài từ 50 cm trở lên
Rộng 4,5 cửa đi
Soạn con tiện gỗ nghiến trai: 100con
Xẻ gỗ keo cho em Đăng để đóng cửa
Dài 250 * Rộng tùy ý * dầy 4,5 cửa đi = 8 thanh
Xe đai ngắn hay dài: xẻ 4,5 cửa đi
Xẻ khuân dầy 4,5cm đậu, cao 2,25cm rộng 14cm = 4T
Rộng 80*14 = 2T
Còn đâu xẻ cái cửa theo bộ dầy 4,5 đậu
Kế hoạch hàng ngày của phân xưởng là các kế hoạch được tách ra từ kế hoạch đơn hàng, kế hoạch tháng. Trong quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất, một phần kế hoạch sẽ nhận tư công ty. Nghĩa là các hợp đồng xây dựng của công ty thường là xây dựng cơ bản, trong đó có trang bị và thiết kế nội thất, cửa, bàn ghế,… Đây là những kết quả đã có từ đầu năm hoặc đầu quý. Khi tiếp nhận các kế hoạch này, phân xưởng tiến hành cân đối và có kế hoạch sản xuất. Nếu trong thời kỳ, nhiều hợp đồng, nhiều đơn hàng thì phân xưởng chưa sản xuất đến các đơn hàng của công ty giao. Xưởng cân đối, lập lịch trình và tiến hành sản xuất đơn hàng của công ty trong khoảng thời gian mà hợp đồng cần giao. Nếu các đơn hàng của công ty lớn, phân xưởng tiến hành tăng ca, làm thêm giờ và tuyển thêm công nhân. Trong những khoảng thời gian này, máy móc và công nhân toàn phân xưởng làm việc toàn thời gian. Từ sự nghiên cứu tình hình thực tế, phân xưởng đã tiến hành sản xuất và vận hành đạt hiệu quả.
Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ
Trong kế hoạch sản xuất và tiêu thụ có hai chỉ tiêu chủ yếu là giá trị sản xuất và giá trị doanh thu, giá trị này được cấu thành từ hai giá trị là giá trị đơn hàng sản xuất của phân xưởng và đơn hàng cung cấp cho công ty.
Căn cứ vào sự hoàn thành kế hoạch của năm trước, căn cứ vào dự báo thị trường, số lượng của các hợp đồng, các đơn đặt hàng và nhu cầu cung cấp của công ty cho các gói thầu xây dựng.
Các chỉ tiêu trên được tính như sau: Dự kiến các chỉ tiêu trên là x% thì ta nhân các chỉ tiêu của kế hoạch năm trước với số % tăng theo các chỉ tiêu có thể tăng giảm là theo ý kiến của người đứng đầu phân xưởng và của lãnh đạo công ty.
Giá trị sản xuất = Giá thành * Số lượng sản phẩm
Giá trị doanh thu = Đơn giá một sản phẩm * Số lượng sản phẩm
Công tác lập kế hoạch năm thường được phân xưởng tiến hành vào tháng 11 sau khi đã có số liệu của 3 quý và thông tin về thị trường. Chủ xưởng sẽ trực tiếp cùng cán bộ phân xưởng lập kế hoạch cho năm dựa trên những thông tin về dự báo, thông tin về thị trường, sản phẩm,… Sau khi lập xong kế hoạch, xưởng báo cáo công ty để cùng phối hợp thực hiện. Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ này là kết quả nỗ lực của cán bộ, công nhân viên phân xưởng, để nó được thực hiện đạt hiệu quả cao nhất cần có sự giúp đỡ, phối hợp của tất cả các phòng ban trong công ty.
Hiện tại, phương pháp lập kế hoạch sản xuất và tiêu thu của phân xưởng còn dựa quá nhiều vào số liệu của tháng, quý,… đây là những số liệu của quá khứ mà môi trường cạnh tranh ngày nay luôn thay đổi, cũng như nhu cầu thường xuyên muốn được đổi mới và nâng cao chất lượng của khách hàng. Bởi vậy, việc sử dụng số liệu quá khứ nhiều sẽ dẫn đến các quyết định đưa ra thiếu chính xác. Vì vậy, trong thời gian tới, phân xưởng cần tiến hành thu thập thông tin và tiến hành nghiên cứu thị trường tốt hơn nữa.
Hộp 2.2 – Kế hoạch chạy máy của tổ xẻ
(ngày 01/03/2010)
Xẻ khuân gỗ nghiến cho anh Hiền
225*13*6 = 32T
160*13*6 = 18T
150*13*6 = 8T
140*13*6 = 10T
130*13*6 = 1T
80*13*6 = 1T
95*13*6 = 16T
Xẻ gỗ phay cho anh Hiền
Dài từ 50 cm trở lên
Rộng 4,5 cửa đi
Soạn con tiện gỗ nghiến trai: 100con
Xẻ gỗ keo cho em Đăng để đóng cửa
Dài 250 * Rộng tùy ý * dầy 4,5 cửa đi = 8 thanh
Xe đai ngắn hay dài: xẻ 4,5 cửa đi
Xẻ khuân dầy 4,5cm đậu, cao 2,25cm rộng 14cm = 4T
Rộng 80*14 = 2T
Còn đâu xẻ cái cửa theo bộ dầy 4,5 đậu
Kế hoạch cung ứng vật tư
Hiện tại, phân xưởng chủ yếu là sản xuất và kinh doanh sản phẩm sản xuất từ gỗ. Nguyên vật liệu để có sản phẩm chủ yếu là nguyên liệu gỗ và các nguyên phụ liệu như: đinh, đai ốc, bản lề, sơn, giấy nháp, dầu mỡ,… Trong kỳ lập kế hoạch, phân xưởng cân đối nguyên vật liệu tồn kho, dựa vào kế hoạch sản xuất để có kế hoạch tìm kiếm, mua nguyên vật liệu, sản phẩm phụ trợ và vật tư.
Nhu cầu vật tư dùng cho xưởng sản xuất được tính theo công thức sau:
Trong đó:
Vi là tổng nhu cầu vật tư i
Dij là định mức tiêu hao vật tư i cho một đơn vị sản phẩm j
Qj là số lượng sản phẩm j theo kế hoạch sản xuất
n là chủng loại sản phẩm có dùng vật tư i
Hàng tháng, phân xưởng giao cho mỗi tổ sản xuất nguyên vật liệu theo định mức. Về giá cả hiện hành của các loại nguyên vật liệu và năng lượng thì phân xưởng lấy theo từng thời điểm trên thị trường, phù hợp với lượng cung trên thị trường tiêu thụ. Với mỗi loại sản phẩm thì phân xưởng tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm. Về nguyên liệu gỗ tròn định mức là 60%, nghĩa là 1m3 nguyên vật liệu nhập về, sau quá trình sơ chế phân xưởng sử dụng được 600cm3 gỗ thành phẩm.
Đánh giá chung công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng
Để đánh giá được hiệu quả của công tác lập kế hoạch ở phân xưởng ta dựa vào tình hình thực hiện kế hoạch kế hoạch sản xuất so với kế hoạch đề ra trong những năm qua. Qua Bảng 2.1 – Tình hình thực hiện kế hoạch tại phân xưởng trên ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ở phân xưởng là tương đối, một số chỉ tiêu vượt kế hoạch nhưng cũng có một số chỉ tiêu chưa đạt được kế hoạch đề ra. Nhìn chung trong những năm qua phân xưởng cũng đã cơ bản hoàn thành được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, sản xuất kinh doanh cũng đã đạt được kết quả ban đầu, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, năng lực sản xuất được nâng lên.
Ưu điểm
Bảng 2.3 - Định mức khối lượng gỗ cho một sản phẩm
STT
Tên sản phẩm
Gỗ xẻ sử dụng cho 1 sản phẩm (m3)
Kích thước sản phẩm
A
Nhóm bàn
1
Bàn làm việc 1 ô kéo
0,0656
1.300 x 700 x 800
2
Bàn làm việc 2 ô kéo
0,0553
1.300 x 700 x 800
3
Bàn làm việc 1 buồng
1,1012
1.400 x 780 x 800
4
Bàn làm việc 2 buồng
0,1660
1.00 x 550 x 700
5
Bàn Sa lông
0,328
1.000 x 550 x 500
6
Bàn ăn
0,244
700 x 700 x 700
B
Nhóm ghế
1
Ghế Sa Lông
0,0307
500 x 550 x 300
2
Ghế tựa 3 nan
0,0143
420 x 400 x 830
3
Ghế đẩu
1,0071
300 x 300 x 450
C
Nhóm giường
1
Giường đôi Mô Đéc
0,2297
1.900 x 600 x 550
2
Giường hộp đôi
0,1240
1.900 x 600 x 480
3
Giường cá nhân
0,0747
1.900 x 850 x 800
4
Giường cá nhân song tròn
0,0775
D
Nhóm tủ
1
Tủ hồ sơ
0,1787
1.200 x 450 x 1.800
2
Tủ gia đình
0,2182
1.200 x 550 x 1.800
3
Tủ cá nhân
0,0615
980 x 600 x 1.100
4
Chạn đựng thức ăn
0,0792
900 x 500 x 1.400
Bước đầu ở phân xưởng, công tác lập kế hoạch đã được coi trọng. Nó sẽ thúc đẩy góp phần tạo động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng và của toàn công ty ngày một đi lên. Kế hoạch tạo ra đường lối và bước đi đúng đắn cho phân xưởng, tạo thêm được nhiều trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, tăng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao thu nhập của công nhân viên và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Các cán bộ của phân xưởng đã thường xuyên xem xét các nhân tố có liên quan đến sản xuất từng loại sản phẩm để xây dựng được một kế hoạch khả thi, mang lại hiệu quả cao. Nhờ những sự cố gắng của toàn thể công nhân viên, một kế hoạch khả thi đã mang lại cho phân xưởng những kết quả bước đầu. Doanh thu thực hiện của 2007 so với 2006 tăng đáng kể. Cụ thể năm 2007 đạt 2,939,973 (nghìn đồng) so với năm 2006 là 758,217 (nghìn đồng), tăng 2.181.756 (nghìn đồng) tương đương với tăng 387,7%. Sang năm 2007, tình hình thực hiện kế hoạch đề ra phân xưởng đã vượt mức chỉ tiêu. Năm 2007, là năm kinh tế nước ta đang trên đà khởi sắc, tỉnh Hòa Bình cũng trong giai đoạn đó. Nhiều công trình xây dựng được thực hiện, khu công nghiệp trong tỉnh bắt đầu đi vào hoạt động. Điều này tạo đà cho các doanh nghiệp có bước tiến mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kế hoạch doanh thu 2007 là 2.750.000 (nghì đồng), phân xưởng thực hiện đạt 2.939.973 (nghìn đồng) tăng 189.793 (nghìn đồng) tương đương vượt mức kế hoạch là 7%. Nhìn chung, kế hoạch năm 2007 là sát với thực tế điều này nói lên việc thu thập thông tin và dự báo về các yếu tố tác động của phân xưởng sát với thực tế sản xuất kinh doanh. Đây một dấu hiệu rất đáng mừng trong công tác lập kế hoạch.
Năm 2008, kế hoạch đặt ra là 2.000.000 (nghìn đồng) nhưng doanh thu chỉ đạt 1.755.805 (nghì đồng), không đạt so với kế hoạch là 244.195 (nghìn đồng), tương đương với đạt mức 88% kế hoạch. Sang năm 2008, kế hoạch của phân xưởng bắt đầu có vấn đề. Hầu hết các chỉ tiêu về: doanh thu, lợi nhuận, VAT, thu nhập bình quân đều không đạt chỉ tiêu đề ra. Điều này được lý giải trong Bảng 2.2 – Tình hình thực hiện kế hoạch các loại sản phẩm tại phân xưởng. Trong năm, việc thực hiện kế hoạch về các sản phẩm chỉ có 3/11 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch. Còn 8/11 chỉ tiêu sản phẩm sản xuất không đạt kế hoạch để ra. Điều này lý giải tại sao các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhận,… lại không đạt.
Năm 2009, kế hoạch của phân xưởng là 1.200.00 (nghìn đồng) nhưng phân xưởng chỉ đạt được 814.544 (nghìn đồng), đạt 68% so với kế hoạch đề ra. Hàng loại chỉ tiêu về loại sản phẩm sản xuất không hoàn thành, dẫn đến việc doanh thu chỉ đạt 68%. Nếu như sản phẩm Ghế đẩu, năm 2008 chỉ đạt 50% nhưng sang 2009 sản phẩm này đạt 120%. Do năm 2009, công ty nhận được một đơn đặt hàng của Công ty Lắp máy 12 trang bị ghế ngồi cho cơ quan. Về gia công chế biến, nếu năm 2008 chỉ đạt 64% kế hoạch đặt ra thì sang 2009, phân xưởng đạt 114,3%. Phân xưởng đã chuyển hướng kinh doanh, có gắng khai thác khả năng chạy máy, tìm hiểu và nhận được các hợp đồng thuê gia công cho bên ngoài bởi vậy làm cho chỉ tiêu này vượt mức kế hoạch nhiều lần.
Nhìn vào kế hoạch thực hiện các loại sản phẩm cho thấy rằng, các loại sản phẩm tiêu thụ có sự biến đổi rất nhiều, những sản phẩm đạt được kế hoạch đề ra là phân xưởng đã dự đoán đúng nhu cầu và khả năng thực hiện của mình nên giúp cho việc thức hiện vượt kế hoạch đề ra.
Hạn chế
Bên cạnh những điều đã làm được, trong công tác lập kế hoạch phân xưởng còn gặp phải những hạn chế sau cần được nhanh chóng khắc phục:
Những hạn chế chung chủ yếu của phân xưởng trong công tác lập kế hoạch sản xuất là luôn bị động, các kế hoạch được lập ra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và các số liệu sẵn có, số liệu của quá khứ. Phân xưởng vẫn dựa vào các kết quả thực hiện với các đơn hàng, ký kết với khách hàng, các cơ quan để dự đoán cho năm sau nên dẫn đến nhiều chỉ tiêu không hoàn thành vì nhu cầu có sự thay đổi
Tại phân xưởng vẫn chưa khai thác các tính năng của Internet vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chưa khai thác các công cụ của tin học để áp dụng vào việc phân tích các số liệu thu thập để phục vụ cho việc ra quyết định.
Khi lập các kế hoạch còn sử dụng nhiều vào những con số chỉ tiêu của năm trước để áng trừng kế hoạch năm nay mà chưa sử dụng công cụ phân tích và điều tra thị trường.
Công tác quản lý vật tư, tồn kho, theo dõi tình hình, tiến độ, chất lượng vật tư cung ứng yếu kém, số liệu tồn kho không chính xác, dòng thông tin liên lạc giữa bộ phận lập kế hoạch và cung ứng chưa tốt là nguyên nhân khiến cho thời hạn giao hàng bị xác định sai, những thời điểm giao hàng do bộ phận lập ấn định nó hầu như thiếu cơ sở thực tế, mang tính chủ. Có trường hợp chưa có vật tư trong kho, chưa xác định được ngày vật tư sẽ nhập kho, nhưng vẫn có được thời hạn giao hàng và yêu cầu thực hiện đúng thời hạn.
Tiếp theo là phân xưởng vẫn máy móc tính toán ngược từ ngày giao hàng được ấn định trước, lên lịch ngày khởi công, căn cứ năng lực của mình mà không cần biết ngày nào thì sẽ bắt đầu được cung ứng vật tư, cũng như tiến độ cung ứng sẽ như thế nào.
Tại phân xưởng, việc theo dõi tình trạng thiết bị hầu như không có, hoặc có nhưng không được thực hiện nghiêm chỉnh, công tác bảo dưỡng thiết bị yếu kém, tình trạng máy móc hư hỏng đột xuất thường xuyên xảy ra, khi có hỏng hóc đâu sửa đó dẫn đến luôn ở tình trạng bị động, khó khăn cho tính toán thời gian sản xuất và thời gian hoàn thành kế hoạch.
Việc lưu trữ thông tin, các số liệu, tài liệu,… vẫn chưa được vi tính hóa. Các hóa đơn chứng từ, kết chuyển vẫn chủ yếu thực hiện thủ công bằng tay điều này dẫn đến hiệu suất chưa cao. Hiện nay, công tác lập kế hoạch còn sử dụng những công cụ và phương tiện phục vụ cho công tác lập kế hoạch còn chưa đầy đủ nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác lập kế hoạch của phân xưởng.
Các kế hoạch đưa ra chưa được phổ biến hóa cho mọi cán bộ, nhân viên mà vẫn là “tài liệu mật” của cán bộ quản lý nên chưa thúc đẩy hết tinh thần làm việc và tính cần cù sáng tạo của toàn thể cán bộ, công nhân
Phân xưởng chưa chú trọng vào việc hoạch định và xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, vị thế của mình trong tương lai mà chỉ chú tâm và ngắn hạn. Điều này thể hiện sự hạn chế trong tư duy, cách thức điều hành của cán bộ quản lý, sự chỉ đạo và lập kế hoạch chiến lược chưa được Công ty quan tâm đúng mức.
Nguyên nhân
Những hạn chế trên trong công tác lập kế hoạch tại phân xưởng chịu ảnh hưởng của những nguyên nhan sau:
Nhân lực có vai trò quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh, vị thế của mỗi công ty trên trương trường. Hiện nay, xét về đội ngũ nhân sự của phân xưởng nói chung là rất yếu. Phân xưởng hiện tại có một cán bộ quả lý (xưởng trưởng) có trình độ đại học, một cán bộ làm công tác tổng hợp có trình độ trung cấp. Còn lại công nhân đều có trình độ PTTH hoặc THCS. Đội ngũ lao động của phân xưởng tuy vậy nhưng về tay nghề thì tương đối đồng đều, là những người đã gắn bó với phân xưởng lâu năm. Nhưng do hạn chế về trình độ dẫn đến việc triển khai, tham gia ý kiến rất khó đối với lao động của phân xưởng. Thiếu về nhân lực, yếu về trình độ và năng lực là một trong những nguyên nhân lớn trong công tác lập và thực hiện kế hoạch.
Hệ thống thông tin: Hiện tại, phân xưởng có kết nối Internet xong việc khai thác và sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh thì rất ít. Hệ thống nghèo nàn, thu thập và khai thác dữ liệu chưa có, các công cụ hỗ trợ trong việc khai thác và xử lý chưa được áp dụng. Thông tin từ công ty được phân xưởng tiếp nhận một cách thụ động, chưa có hệ thống. Phân loại và xử lý còn yếu, nhiều khi tiếp nhận thông tin từ nhiều chiều dẫn đến tình trạng nhiễu tin trong cán bộ, công nhân tại phân xưởng. Hạn chế về trình độ dẫn đến khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin.
Việc thực hiện kế hoạch trong giai đoạn 2006 -2009 nằm trong giai đoạn kinh tế có nhiều khó khăn. Năm 2008 là năm tình hình kinh tế có nhiều bất ổn, lạm phát tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng liên tục leo thang điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng. Giá cả các nguyên vật liệu, phụ liệu, lương và các chi phí khác tăng cao cộng với sức tiêu dùng giảm làm cho kế hoạch không thực hiện được. Năm 2009, tình hình kinh tế đã có những mặt tích cực song vẫn chưa thể một sớm, một chiều hồi phục được. Trước tình hình kinh tế bất ổn này, phân xưởng đã không lường trước được, đã không có kế hoạch dự phòng cho các tình huống nên bị động và lúng túng trong việc giải quyết.
Với đặc trưng là một công ty xây dựng, nhưng trong tình hình kinh tế bất ổn, giá cả leo thang dẫn đến nhiều công trình thi công của công ty không thực hiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC2359.doc