Chuyên đề Thực trạng công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam

M ỤC LỤC

 

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINALINES LOGISTICS VIỆT NAM 4

1.1. Tổng quan về công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam (Vinalines Logistics). 4

1.1.1. Quá trình hình thành Vinalines Logistics. 4

1.1.1.1. Mục đích thành lập công ty. 4

1.1.1.2. Cơ sở pháp lý thành lập công ty. 5

1.1.1.3. Quyết định thành lập công ty. 5

1.1.2. Tổ chức hoạt động của Vinalines Logistics. 6

1.1.2.1. Vốn và cơ cấu nguồn vốn. 6

1.1.2.2. Công tác tổ chức bộ máy hành chính nhân sự. 9

1.1.3. Ngành nghề kinh doanh. 16

1.1.4. Chiến lược đầu tư của Vinalines Logistics. 17

1.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 18

1.2. Thực trạng công tác quản lý dự án của công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam. 20

1.2.1. Thực trạng quản lý dự án theo chu kỳ. 21

1.2.2. Thực trạng quản lý dự án theo nội dung 26

1.2.2.1. Quản lý chất lượng. 26

1.2.2.2. Quản lý chi phí. 29

1.2.2.3. Quản lý thời gian và tiến độ. 29

1.3. Ví dụ về thực trạng công tác quản lý dự án xây dựng cảng nội địa (ICD) Lào Cai do Vinalines Logistics làm chủ đầu tư. 31

1.3.1.Giới thiệu về dự án xây dựng cảng nội địa (ICD) Lào Cai 31

1.3.1.1. Nội dung cảng nội địa (ICD) Lào Cai. 31

1.3.1.2. Tiến trình đầu tư. 32

1.3.1.3. Hình thức quản lý dự án. 34

1.3.1.4. Giải pháp về tiến độ. 34

1.3.2. Thực trạng công tác quản lý dự án cảng nội địa (ICD) Lào Cai giai đoạn 1 theo chu kỳ. 34

1.3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 34

1.3.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư. 35

1.3.3. Thực trạng quản lý dự án xây dựng cảng nội địa (ICD) Lào Cai giai đoạnI theo nội dung. 39

1.4. Đánh giá công tác quản lý dự án tại Vinalines Logistics 47

1.4.1. Những thành tựu đạt được. 47

1.4.2. Những vấn đề còn tồn tại. 48

1.5. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án tại Vinalines Logistics. 49

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI VINALINES LOGISTICS. 50

2.1. Phương hướng hoạt động và nhiệm vụ của Vinalines Logistics trong thời gian tới. 50

2.1.1. Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam 50

2.1.2. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam. 51

2.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Vinalines Logistics. 52

2.2.1. Cơ cấu nhân sự. 52

2.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ 52

2.2.3. Áp dụng khoa học công nghệ. 53

2.2.4.Giải pháp cho tiến độ. 53

2.2.5. Giải pháp cho quản lý chất lượng. 55

2.2.6.Giải pháp cho quản lý chi phí. 56

2.2.7. Quản lý theo từng giai đoạn. 57

2.2.8. Một số giải pháp khác 60

2.3. Một số kiến nghị. 60

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP 64

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi công Thanh lý HĐ kinh tế giao nhận thầu thi công xây lắp Thanh lý HĐ Quản lý dự án. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý dự án, công ty đôi khi đã bỏ qua một số bước trong các bước đã nêu trên. 1.2.2. Thực trạng quản lý dự án theo nội dung. 1.2.2.1. Quản lý chất lượng. Chất lượng ở đây có thể hiểu là mức độ hoàn thiện của sản phẩm (dự án) so với các tiêu chuẩn thiết kế được duyệt. Quản lý chất lượng dự án là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý, là quá trình nhằm đảm bảo cho dự án thoã mãn tốt nhất các mục tiêu và yêu cầu đề ra. Nội dung của công tác quản lý chất lượng dự án. Quản lý chất lượng dự án bao gồm nhiều nội dung, và tuỳ theo tính chất từng dự án, nhưng theo thực trạng công tác quản lý dự án tại công ty, ta có thể chia thành các nội dung sau: - Lập kế hoạch chất lượng dự án: đây là việc xác định các tiêu chuẩn chất lượng cho dự án và xác định phương thức để đạt các tiêu chuẩn đó. Việc lập kế hoạch chất lượng dự án phụ thuộc vào các yếu tố như: + Chính sách chất lượng của công ty + Phạm vi dự án. + Các tiêu chuẩn và quy định trong lĩnh vực chuyên môn có ảnh hưởng đến chất lượng của dự án. Công tác lập kế hoạch chất lượng dự án bao gồm một số nội dung sau: + Xây dựng chương trình, chính sách, chiến lược, kế hoạch hoá chất lượng. + Xác định các yêu cầu chất lượng phải đạt tới trong từng giai đoạn của dự án. + Phân tích sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dự án, chỉ ra kế hoạch cụ thể, xây dựng các biện pháp để thực hiện thành công kế hoạch chất lượng. Qua việc lập kế hoạch chất lượng, nhóm quản lý dự án sẽ biết cần thực hiện chính sách chất lượng nào. - Đảm bảo chất lượng dự án: đây là việc đánh giá thường xuyên tình hình hoàn thiện để đảm bảo dự án sẽ thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra. - Kiểm soát chất lượng: Kiểm soát chất lượng được diễn ra trong suốt quá trình đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến thực hiện dự án và vận hành kết quả đầu tư. Nhờ công việc này mà công ty có thể xác định được các kết quả của từng công việc đã đạt được tiêu chuẩn đề ra chưa, và tìm các biện pháp để khắc phục. Tuy vậy trong công tác quản lý chất lượng dự án, công ty vẫn gặp những hạn chế. Một số công việc trong từng hạng mục của dự án đã thực hiện vẫn không đạt tiêu chuẩn đã đề ra, dẫn đến việc phải mất thêm thời gian và chi phí để khắc phục những sai sót đã xảy ra. Các công cụ quản lý chất lượng dự án: Quản lý chất lượng dự án đòi hỏi phải ứng dụng rất nhiều kỹ thuật thống kê để thu thập, xử lý, phân tích số liệu để phục vụ việc lập kế hoạch, phân tích, đánh giá quá trình thực hiện và kiểm tra giám sát quá trình quản lý chất lượng. Do đó, công ty đã sử dụng kết hợp một số công cụ sau để quản lý chất lượng dự án: - Biểu đồ nhân quả: đây là loại biểu đồ chỉ ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến một kết quả nào đó, do đó, nó có tác dụng liệt kê những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng và các định nguyên nhân nào cần được xử lýPhương pháp trước. Sơ đồ 1.3: Sơ đồ nhân quả để phân tích chất lượng Đo lường Môi trường Con người Nguyên vật liệu Máy móc Nhân tố, kết quả - Biểu đồ phân bố mật độ: đây là phương pháp phân loại, biểu diễn số liệu theo các nhóm, thông qua biểu đồ dễ nhận thấy hình dạng của tập hợp số liệu, cho phep đánh giá những tiêu chuẩn xác định. 1.2.2.2. Quản lý chi phí. Quản lý chi phí dự án tại công ty bao gồm 2 nội dung: phân tích dòng chi phí dự án và kiểm soát chi phí dự án. - Phân tích dòng chi phí dự án: Bằng việc phân tích dòng chi phí dự án mà công ty có thể chủ động tìm đủ nguồn vốn và cung cấp theo đúng tiến độ dự án, không để xảy ra tình trạng dự án bị kéo dài thời gian, trì trệ do thiếu vốn, hoặc vốn không kịp giải ngân. Phương pháp này dựa trên cơ sở chi phí thực hiện theo từng công việc, hạng mục công trình và số ngày hoàn thành chúng để tính chi phí bình quân một ngáy thực hiện từng công việc, hạng mục đó. Trên cơ sở hai đường chi phí tích luỹ theo kế hoạch triển khai sớm và triển khai muộn ( hai đường cong này được xây dựng từ mức chi phí một ngày và kế hoach triển khai sớm hoặc muộn) công ty sẽ quyết định lựa chọn kế hoạch triển khai sớm hay muộn nhằm tối thiểu hoá chi phí thực hiện. - Kiểm soát chi phí dự án: đây là việc kiểm tra ,theo dõi tiến độ chi phí, tìm ra những thay đổi so với kế hoạch đã đề ra, trên cơ sở công ty sẽ đề ra các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả chi phí dự án. Kiểm soát chi phí bao gồm các nội dung sau: + Ngăn cản những thay đổi không được phép, không đúng so với chi phí cơ sở. + Kiểm soát việc thực hiện chi phí để xác định mức chênh lệch so với kế hoạch. + Thông tin cho cấp thẩm quyền về những thay đổi cho phép. 1.2.2.3. Quản lý thời gian và tiến độ. “Quản lý thời gian và tiến độ dự án là quá trình quản lý bao gồm việc thiết lập mạng công việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc và toàn bộ dự án, quản lý tiến trình thực hiện các công việc dự án trên cơ sở các nguồn lực cho phép và các yêu cầu về chất lượng đã định” (Giáo trình Quản lý dự án - Chủ biên PGS.TS Từ Quang Phư ơng – NXB Đại học Kinh tế quốc dân). Mạng công việc: đây là kỹ thuật trình bày kế hoạch tiến độ, mô tả mối quan hệ giữa các công việc đã được xác định cả về thời gian và thứ tự trước sau dưới dạng sơ đồ. Trong đó, có hai loại mạng công việc thường được sử dụng là phương pháp “đặt công việc trên mũi tên” (AOA) và phương pháp “đặt công việc trong các nút” (AON). Nhờ mạng công việc mà các cán bộ quản lý dự án có thể thấy được mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vu, công việc trong dự án, đồng thời, xác đinh được thời gian bắt đầu và kết thúc của các công việc hạng mục công trình. Từ đó, các cán bộ quản lý dự án sẽ xác định được công việc nào cần làm trước, công việc nao cần làm kết hợp để có thể tiết kiệm được thời gian, nguồn lực và đạt được mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, các phương pháp này đòi hỏi phải xác định được cụ thể ngày bắt đầu và kết thúc các công việc, điều này là rất khó, bởi trên thực tế, mối quan hệ giữa các công việc rất phức tạp và đan xen lẫn nhau. Do đó cần phải có phương pháp để dự tính thời gian thực hiện từng công việc. Phương pháp dự tính thời gian từng công việc: phương pháp này gồm các bước sau: - Xây dựng các giả thiết lien quan đến nguồn lực và hoàn cảnh tác động bình thường. - Dự tính thời gian có thể hoàn thành công việc dưa trên nguồn lực có thể huy động được trong kế hoạch. - Xác định đường găng và độ co giãn thời gian cho từng công việc. - So sánh thời gian hoàn thành theo dự tính và thời hạn cho phép. - Điều chỉnh nguồn lực khi cần thiết. Phương pháp biểu đồ gantt: Đây là phương pháp trình bày tiến trình thực tế cũng như kế hoạch thực hiện các công việc của dự án theo trình tự thời gian. Thông qua biểu đồ gantt mà cán bộ quản lý dự án dễ dàng nhận biết được hiện trạng thực tế cũng như kế hoạch các công việc cũng như toàn bộ dự án, trên cơ sở đó để đưa ra các biện pháp đẩy nhânh tiến trình, tái sắp xếp công việc và nguồn lực để đảm bảo tính liên tục và hợp lý cho dự án. Tuy nhiên khi dự án phức tạp, bao gồm quá nhiều công việc thì biểu đồ gantt không thể chỉ ra đủ và đúng mối quan hệ giữa các công việc. 1.3. Ví dụ về thực trạng công tác quản lý dự án xây dựng cảng nội địa (ICD) Lào Cai do Vinalines Logistics làm chủ đầu tư. 1.3.1.Giới thiệu về dự án xây dựng cảng nội địa (ICD) Lào Cai Dự án xây dựng cảng nội địa ICD Lào Cai đã được Hội đồng quản trị Tổng công ty hàng hải Việt Nam phê duyệt tại quyết định số 110/QĐ – HĐQT, quyết định số 935/QĐ – HĐQT và sự chấp thuận của UBND tỉnh Lào Cai theo quyết định số 1982/QĐ – UBND với một số nội dung chủ yếu sau: - Tên dự án đầu tư: Dự án đầu tư xây dựng cảng nội địa (ICD) Lào Cai - Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam - Địa điểm đầu tư: Lô F9, F9’, F10, F11, F12 – Khu công nghiệp Đông Phố Mới- tỉnh Lào Cai. - Diện tích xây dựng: 18,2 ha. - Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới. - Tổng mức đầu tư: 100 tỷ đồng. - Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư xây dựng sử dụng từ vốn góp của các cổ đông trong công ty. 1.3.1.1. Nội dung cảng nội địa (ICD) Lào Cai. Cảng ICD Lào Cai là một địa điểm thông quan hàng hóa trong nội địa để hoàn tất các thủ tục xuất nhập khẩu, nhận gửi hàng bằng container. Đây là một đầu mối giao thông quan trọng trong hệ thống dịch vụ Logistics nói chung và chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương thức vận tải “từ cửa tới cửa” cho các cơ sở sản xuất, tiêu thụ. Đầu mối giao thông này nhằm : - Phát huy vai trò vận tải đa phương thức, một dịch vụ trong và ngoài nước đang thực hiện có hiệu quả. - Thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai và cả nước. - Thu hút hang hoá quá cảnh của Trung Quốc qua cảng Hải phòng và các cảng khác trong khu vực. Để thực hiện những dịch vụ này, cảng nội địa cần bố trí các trang thiết bị nâng chuyển, thong tin liên lạc, tổ chức hệ thống xếp dỡ hàng, xưởng sửa chữa, và có đủ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giúp cho các hoạt động khai thác ICD có hiệu quả. ICD Lào Cai có thể xem là một bộ phận của cảng biển nằm sâu trong nội địa để phục vụ bốc xếp vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, hoặc trung chuyển hàng hóa giữa các phương thức vận tải cho các chủ hàng trong vùng hấp dẫn. Một khối lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container thông qua các cảng biển Hải Phòng sẽ được gom, chất, rút vào container và hoàn tất các thủ tục hải quan, kiểm dịch hàng hóa trước khi đến cảng biển để xuất và giao trả hàng cho các chủ hàng nhập khẩu tại Lào Cai. 1.3.1.2. Tiến trình đầu tư. Dự án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2 năm đầu): giai đoạn đầu có tổng mức đầu tư là 78 tỷ đồng với diện tích khoảng 4,7ha (lô F9,F10) sẽ tiến hành đầu tư vào một số hạng mục sau: - Bãi chứa: + Tổng diện tích sử dụng đất: GĐ1/GĐ2: 4,7/13,5h + Diện tích bãi: 3,1ha + Tải trọng mặt bãi: 4-10T/m2, chất xếp container 4-5 tầng. + Số chỗ xếp container trên các loại trên bãi 708slot + Tổng diện tích đường bãi 21.715m2 - Kho hàng CFS: + Diện tích: 3.528m2  (84m x 42m) + Kết cấu: khung thép tiền chế. + Chịu tải trọng Q=2,5T/m2 - Khu văn phòng điều hành: + Nhà điều hành: 242m2 (22m x 11m), với trang thiết bị thông tin liên lạc đầy đủ và hiện đại (điện thoại, fax, internet, radio...) + Khuôn viên sân: 1.000m2 - Công trình phụ trợ: + Trạm cân 80T + Hệ thống cấp điện; cấp, thoát nước và cứu hỏa được bố trí đồng bộ hiện đại. - Trang thiết bị: + Thiết bị nâng RMG (02 chiếc), RTG, RSD loại 45T: 09 chiếc (trong đó 3-4RTG) + Xe nâng hàng 3-5T: 10 chiếc + Đầu kéo và Sơmi-rơmooc 20-40 feet: 17 chiếc + Ngoài ra còn đầu tư hệ thống quản lý khai thác bãi bằng công nghệ thông tin hiện đại với phần mềm chuyên dụng cho hoạt động quản lý, khai thác hàng hóa tại trung tâm, đảm bảo các yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng. Nhằm đạt công suất đạt từ 60.000 đến 65.000 TEU/năm. Giai đoạn 2 (2 năm tiếp theo): tiếp tục hoàn tất các thủ tục cần thiết để kết nối đường sắt vào bãi, đầu tư hệ thống toa chuyên dùng vận chuyển container, tạo ra một chuỗi dịch vụ logistics hoàn chỉnh; đồng thời căn cứ vào nhu cầu thực tế tập trung nghiên cứu đầu tư phát triển để hoàn thiện và mở rộng các hạng mục còn lại tại lô F9’, F11, F12, xây dựng một trung tâm logistics hoàn thiện với tổng diện tích dự kiến 13,5ha, có khả năng thông quan hang hoá, đạt công suất từ 130.000 đến 300.000 TEU/năm. Ngày 15/1/2009, công ty đã khởi công xây dựng cảng nội địa (ICD) Lào Cai giai đoạn 1. 1.3.1.3. Hình thức quản lý dự án. Chủ đầu tư là công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam trực tiếp quản lý dự án thông qua một ban quản lý dự án ICD Lào Cai để triển khai công tác đầu tư theo các quy chế hiện hành. 1.3.1.4. Giải pháp về tiến độ. Do tính cấp bách của dự án, khối lượng công tác xây lắp tương đối lớn, để dự án nhanh chóng đi vào hoạt động, tiến trình đầu tư xây dựng các hạng mục công trình giai đoạn 1 được thực hiện đồng loạt ngay trong năm đầu thực hiện dự án. 1.3.2. Thực trạng công tác quản lý dự án cảng nội địa (ICD) Lào Cai giai đoạn 1 theo chu kỳ. Ở phần này, em chỉ đề cập đến thực trạng quản lý dự án ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư, vì dự án xây dựng cảng nội địa Lào Cai đang trong quá trình xây dựng (thực hiện đầu tư), chưa hoàn thành để đưa vào vận hành, khai thác cảng nội địa. 1.3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Sau khi có quyết định số 110/QĐ – HĐQT ngày 10/02/2004 của hội đồng quản trị Tổng công ty hàng hải Việt Nam phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng và khai thác cảng nội địa (ICD) Lào Cai do cảng Hải Phòng làm chủ đầu tư; cảng Hải Phòng đã giao cho công ty CP tư vấn xây dựng công trình hàng hải lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án. Ngày 24/09/2007, Hội đồng quản trị Tổng công ty hàng hải Việt Nam đưa ra quyết định số 935/QĐ - HĐQT về việc chuyển chủ đầu tư dự án “đầu tư xây dựng và khai thác cảng nội địa (ICD) Lào Cai” từ cảng Hải Phòng sang Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam. Ban đầu dự án dự định có tổng mức đầu tư là 78 tỷ đồng, tổng diện tích là 47.457m2 với công suất từ 29.000 đến 65.000 TEU/năm. Giai đoạn 1 sẽ được tiến hành tư năm 2007- 2008 và đưa vào khai thác quí III năm 2008. Nhưng dựa trên thực tế, công ty CP xây dựng công trình hang hải đã lập lại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Đến ngày 15/1/2009, dự án mới được khởi công xây dựng giai đoạn 1, với tổng vốn đầu tư lớn hơn so với dự kiến ban đầu là 100ỷ đồng (giai đoạn 1 là 78 tỷ đồng) trên diện tích 13,5 ha, công suất dự kiến là 130.000 đến 300.000 TEU/ năm. 1.3.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư. Xin cấp đất và giấy phép xây dựng: Sau khi dự án được Tổng công ty hàng hải Việt Nam phê duyệt dự án xây dựng cảng nội địa (ICD) Lào Cai, công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam đã tiến hành thực hiện các thủ tục về xin cấp đất và giấy phép xây dựng. Các thủ tục đã tiến hành để được giao đất: + Trong khi tiến hành lập dự án khả thi, công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam cùng với bên tư vấn là công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình hàng hải xin phép cơ quan quản lý nhà nước tại tỉnh Lào Cai giới thiệu đất xây dựng. +Xác định chỉ giới đường đỏ các lô đất F9,F9’, F10,F11,F12 của khu công nghiệp Đông Phố Mới - tỉnh Lào Cạ, phê duyệt phạm vi quy hoạch. +Triển khai quyết định giao đất. Đây là khu đất đã được đền bù, giải phóng, san gạt hoàn chỉnh nên theo quyết định số 751/QĐ – UB ngày 13/12/2004 của UBND tỉnh Lào Cai về mức ban hành mức thu tiền đền bù, san tạo mặt bằng tại Khu công nghịêp Đông Phố Mới thì đơn giá đền bù cho các lô đất này là 9,8ÚD/m2. Như vậy tổng kinh phí phải nộp trong giai đoạn 1 là 7.441.257.600 đồng (tỷ giá: 1USD = 16.000 đồng). + Sau khi công ty hoàn tất thủ tục nộp tiền, giám đốc sở tài nguyên môi trường tỉnh Lào Cai đã cắm mốc chính thức, bàn giao mốc giới trên bản đồ và ngoài thực địa cho chủ đầu tư. Trình duyệt và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán Sơ đồ 1.4: Quy trình trình duyệt, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán Tổng công ty hàng hải Việt Nam Phê duyệt Trình duyệt Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam Trình duyệt Tư vấn Ban quản lý dự án có nhiệm vụ lập thiết kế kỹ thuật, tài chính và tổng dự toán; sau đó trình lên công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam, tổng công ty hàng hải Việt Nam để chờ được phê duyệt. Công tác đấu thầu. Đấu thầu là một cách thức thực hiện hoạt động mua bán mà trong đó người mua và người bán phải tuân thủ theo các quy định do người/tổ chức quản lý nguồn vốn sử dụng cho hoạt động mua bán này đề ra. Nhờ có hoạt động đấu thầu mà chủ đầu tư tìm được nhà cung cấp sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý nhất, do đó đảm bảo chất lượng công trình và có thể tiết kiệm chi phí. Trong dự án này, chỉ có 1 gói thầu. Sơ đồ 1.5: Quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu Lập kế hoạch đấu thầu Tổ chức tư vấn chọn thầu CONINCO Phê duyệt kế hoạch dấu thầu Công ty cổ phần Vinalines Logistics VN Lập hồ sơ mời thầu Tổ chức tư vấn chọn thầu CONINCO Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu Công ty cổ phần Vinalines Logistics VN Tổ chức lựa chọn nhà thầu Tổ xét thầu (do chủ đầu tư lập) Ký kết và thực hiện hợp đồng Công ty cổ phần Vinalines Logistics VN Sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam đã giao cho tổ tư vấn chọn thầu CONINCO lập kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu. Trong đó chỉ có 1 gói thầu xây lắp giai đoạn 1, tổng mức đầu tư là 28.557.718.811 đồng, hình thức đấu thầu là đấu thầu rộng rãi, phương thức là một túi hồ sơ. Sau khi kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, công ty đã tiến hành lập tổ chuyên gia xét thầu với sự tham gia thành viên trong công ty và đơn vị tư vấn chọn thầu CONINCO. Hồ sơ mời thầu bao gồm: + Thông báo mời thầu. + Mẫu đơn dự thầu. + Chỉ dẫn đối với các nhà thầu. + Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật. + Dự thảo hợp đồng + Mẫu bảo lãnh dự thầu. + Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng Sau khi phát hành hồ sơ mời thầu, tổ xét thầu nhận các hồ sơ dự thầu, mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu. Và sau thời gian tổ chức đấu thầu rộng rãi gói thầu xây lắp giai đoạn 1 - Cảng nội địa (ICD) Lào Cai, chủ đầu tư công ty cổ phần Vinalines logistics Việt Nam cùng đơn vị tư vấn chọn thầu CONINCO đã quyết định lựa chọn liên danh nhà thầu CJSC – PHT thực hiện gói thầu. Ngày 03-01-2009, tại văn phòng Công ty cổ phần Vinalines logistics Việt Nam đã diễn ra lễ ký hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư với đại diện liên doanh nhà thầu CJSC- PHT, tổng giá trị hợp đồng lên đến 26 tỷ đồng. Theo đó, liên danh nhà thầu sẽ thực hiện các hạng mục công việc như sau: • Công trình giao thông: San lấp tổng mặt bằng, sân, đường nội bộ, bờ kè. • Công trình công nghiệp: Kho chứa hàng, nhà văn phòng kho 02 tầng. • Công trình dân dụng. • Công trình hạ tầng. Như vậy, công tác đấu thầu đã được thực hiện đúng tiến độ, và các văn bản pháp luật quy định về công tác đấu thầu như: Nghị định số 88/1999/NĐ – CP ngày 1 tháng 9 năm 1999, nghị định số 14/2000/NĐ – CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 sửa đổi bổ sung quy chế đấu thầu của Chính Phủ, văn bản số 952/ CP – CN ngày 16 tháng 8 năm 2002 của Chính Phủ. 1.3.3. Thực trạng quản lý dự án xây dựng cảng nội địa (ICD) Lào Cai giai đoạn I theo nội dung. Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công việc dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được phê duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép. Quản lý chất lượng. Công tác giám sát tư vấn: Công tác tư vấn bao gồm các loại hình: tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, tư vấn thẩm định dự án, tư vấn lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công… Vì kết quả của công tác tư vấn ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng của dự án nên nhà tư vấn được lựa chọn phải có đầy đủ tư cách pháp nhân và được đánh giá qua các tiêu chí: trình độ đội ngũ cán bộ, khả năng tài chính, kinh nghiệm thực hiện các dự án có đặc điểm tương tự với dự án và nhà tư vấn phải cam kết sản phẩm tư vấn theo đúng hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư. Các đơn vị tư vấn tham gia vào dự án xây dựng cảng nội địa (ICD) Lào Cai: - Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình hàng hải: khảo sát thu thập số liệu, lập báo cáo nghiên cứu khả thi; Khảo sát lập thiết kế kỹ thuật; Thiết kế bản vẽ thi công. - Tổng công ty hàng hải Việt Nam: thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định tổng dự toán và tổng mức đầu tư. Mặc dù lựa chọn nhà tư vấn lập dự án và thiết kế kỹ thuật có đủ năng lực nhưng dự án xây dựng cảng nội địa (ICD) Lào Cai vẫn phải điều chỉnh lại dự án do dự án mở rộng quy mô thực hiên. Việc điều chỉnh dự án đã làm chậm thời gian khởi công xây dựng dự án so với dự kiến ban đầu. Công tác xây lắp: Công việc quản lý chất lượng xây lắp nhằm đảm bảo chất lượng công trình được thực hiện theo đúng thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt. - Bước1: chuẩn bi cho công tác xây lắp: công ty tổ chức đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu thực sự có năng lực, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, về giá cả. Nhà thầu tham gia và trúng thầu phải thoả mãn các yêu cầu sau: + Các đơn vị xây lắp phải có tư cách pháp nhân, có chứng chỉ hành nghề xây dựng và phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình do mình thực hiện. + Đơn vị được chỉ định thầu thi công những công trình tương ứng với điều kiện và năng lực được xác nhận trong chứng chỉ hành nghề xây dựng và hợp đồng cho nhận thầu, phải chịu sự kiểm tra giám sát chất lượng của chủ đầu tư, cơ quan giám định chất lượng công trình xây dựng của nhà nước. - Bước 2: Thực hiện công tác xây lắp: Trong thời gian thi công công trình xây dựng cảng, công ty đã bố trí cán bộ kỹ thuật thực hiện giám sát chất lượng của cá vật tư vật lieu đầu vào, giám sát kỹ thuật xây dựng, đảm bảo các đơn vị thi công phải thực hiện đúng theo thiết kế kỹ thuật, chất lượng đã phê duyệt theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của nhà nước và trong điều khoản hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa các bên tham gia. Đồng thời, cần thực hiện một số biện pháp sau: + Phải có nhật ký công trình, nhật ký phải được ghi chép đầy đủ khối lượng các công việc thực hiện từ khi công trình bắt đầu được khởi công. + Trong quá trình thi công cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, tiêu chuẩn từ vật tư đến thiết bị máy móc thi công… + Kết thúc các hạng mục thì phải có hồ sơ hoàn công để làm công tác nghiêm thu kỹ thuật cho công trình. Tuy nhiên công tác quản lý chất lượng còn một số tồn tại như: không thường xuyên có mặt tại công trường thi công, chưa có những biện pháp cương quyết đối với những sai phạm trong thi công công trình. Công tác nghiệm thu chất lượng công trình. Hiện nay, dự án xây dựng cảng nội địa (ICD) Lào Cai đang trong quá trình xây dựng nên chưa đưa vào nghiệm thu sử dụng. Một số căn cứ để nghiệm thu chất lượng công trình: + Tài liệu thiết kế đã được duyệt. + Các quy chuẩn xây dựng, quy chuẩn chất lượng đã được bộ xây dựng ban hành. + Những điều khoản quy định về khối lượng, chất lượng vật liệu thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng. + Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm khối lượng, chất lượng vật liệu thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng. Quản lý chi phí. Quản lý chi phí của dự án là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án, là việc tổ chức phân tích số liệu và báo cáo về những thông tin chi phí. Công việc này đảm bảo hiệu quả dự án về mặt tài chính và tiết kiệm vốn cho chủ đầu tư. Phòng tài chính - kế toán kiểm tra chặt chẽ các chứng từ, hoá đơn đầu vào mà ban quản lý dự án đã thực hiện thanh quyết toán vốn cho đơn vị thi công và các nhà thầu sau khi các hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình được nghiệm thu. Phương thức tạm ứng, thanh quyết toán được áp dụng: để làm cơ sở cho việc thực hiện xây dựng cảng và thanh quyết toán quản lý chi phí, chủ đầu tư sẽ kí hợp đồng với nhà thầu thực hiên, trong đó phương thức tạm ứng và thanh toán sẽ được thoả thuận trong hợp đồng kinh tế. Quản lý chi phí theo hạng mục công trình: Để dự toán chi phí một cách chính xác nhất, dự án được chia thành các hạng mục nhỏ. Bảng1.4: Các hạng mục công trình ở giai đoạn 1 Đơn vị: ngàn đồng STT Hạng mục Dự toán (DT) Thực hiên(TH) TH/DT (%) I Chi phí xây dựng công trình 36.310.593 - 1 Gia cố nền giai đoạn 1 983.617 984.552 100,095 2 Gia cố nền giai đoạn 2 608.661 618.654 101,642 3 Kho hàng CFS 7.020.000 - - 4 Nhà thường trực - bảo vệ 22.400 - - 5a Cổng chính 60.000 65.021 108,368 5b Cổng đường sắt 40.000 40.541 101,353 6 Trạm cân 60T 70.000 72.352 103,36 7 Đường bãi nội bộ 5.720.839 5.724.235 100,059 8 Ốp đá ta luy chống xói 1.139.066 1.200.234 105,370 9 Kè đường góc đường sắt 5.032.078 5.052.451 100,405 10 Tuyến kè bảo vệ cao 10m 781.110 782.325 100,156 11 Tuyến kè bảo vệ cao 1 – 4m 948.480 950.211 100,283 12 Tuyến kè bảo vệ cao 1m 69.116 - - 13 Ray cần trục RMG 4.663.360 - - 14 Tường rào tạm 212.100 220.000 103,725 15 Tường rào xây mới 837.600 - - 16 Nhà vệ sinh công nhân 50.400 - - 17 Hạ tầng kỹ thuật 6.051.766 - - II Chi phí đất đai 7.441.258 7.441.258 100 III Chi phí thiết bị 22.701.534 - - 1 Thiết bị RMG 6.400.000 - - 2 Đầu kéo và móc 20-40 đã qua sdụng 3.000.000 - - 3 Thiết bị nâng RSD 45T đã qua sdụng 9.000.000 - - 4 Xe nâng 3-5 T 1.625.534 - - 5 Thiết bị cân xe 60T (đồng bộ) 650.000 - - 6 Máy bơm nước 26.000 - - 7 Thiết bị khác 2.000.000 - - IV Chi phí khác 4.650.340 - - V Chi phí dự phòng 7.110.372 7.110.372 100 Nguồn: Báo cáo thực hiện dự án ICD Lào Cai Qua bảng trên ta thấy hầu hết tất cả các hạng mục công trình đã hoàn thành đều có chi phí thực hiện lớn hơn dự toán. Hầu hết sự thay đổi này không phải là do công ty sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích, phân bổ không hợp lý mà lý do chính là có sự thay đổi về giá trên thị trường giữa thời điểm lập dự toán và thi công công trình, cũng như sự thay đổi trong chính sách của nhà nước. Ngoài ra việc công ty khởi công xây dựng dự án xây dựng Lào Cai vào lúc diễn ra cuộc khủng hoảng thế giới.Đây là thực tế mà công ty không thể lường trước được.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21982.doc
Tài liệu liên quan