MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ THU QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ BHXH
1. Vài nét về khái niệm và đối tượng BHXH
2. Sự cần thiết phải có hệ thống BHXH
3. Các mối quan hệ bên trong của BHXH
4. Bản chất của BHXH
5. Chức năng cơ bản của BHXH
6. Hệ thống các chế độ BHXH.
7. Vai trò của BHXH đối với người lao động và đối với xã hội
a. Đối với người lao động
b. Đối với xã hội
II. QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Khái niệm và đặc điểm
2. Nguồn hình thành quỹ BHXH
3. Sử dụng quỹ BHXH
4. Phân loại quỹ BHXH
a. Phân loại theo tính chất sử dụng
b. Phân loại theo các chế độ BHXH
c. Phân loại theo đối tượng
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
I. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THU BHXH
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC THU BHXH
1. Đối tượng đóng BHXH
2. Căn cứ xác định mức đóng BHXH
3. Cách xác định tổng quỹ tiền lương
4. Thời gian và phương thức đóng BHXH
5. Tính đặc thù của công tác thu BHXH
III. QUY TRÌNH QUẢN LÝ THU BHXH
Bước 1: Lập kế hoạch thu BHXH
Bước 2: Phát hiện thêm các đối tượng phải tham gia BHXH trên địa bàn quản lý của các cơ quan BHXH địa phương
Bước 3: Phân cấp quản lý thu
Bước 4: Tiếp xúc với các đơn vị sử dụng lao động
Bước 5: Thu và ghi sổ BHXH
Bước 6: Chuyển tiền thu BHXH vê cơ quan BHXH cấp trên
Bước 7: Thống kê, tổng hợp số liệu, lập và gửi báo cáo thu về cơ quan BHXH cấp trên
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BHXH BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN ĐỐNG ĐA
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BHXH HÀ NỘI VÀ BHXH QUẬN ĐỐNG ĐA
1. BHXH Thành phố Hà Nội
2. BHXH Quận Đống Đa
2.1. Chức năng, nhiệm vụ
2.2. Cơ cấu tổ chức
2.3. Những kết quả đạt được của BHXH Quận Quận Đống Đa trong năm 2004
2.3.1. Về công tác thu BHXH
2.3.2. Về công tác chi BHXH
2.3.3. Công tác cấp sổ BHXH - thẻ khám chữa bệnh
2.3.4. Công tác chính sách
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Mặt được
2.4.2. Tồn tại
2.5. Phương hướng nhiệm vụ thời gian tới
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN ĐỐNG ĐA
1. Những hình thức, biện pháp triển khai thu BHXH ở Quận Đống Đa
2. Kết quả công tác quản lý thu quỹ BHXH ở cơ quan BHXH Quận Đống Đa
2.1. Thu bảo hiểm bắt buộc
a. Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)
b. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (NQD)
c. Khối hành chính sự nghiệp (HCSN)
d. Khối ngoài công lập (NCL)
e. Khối xã phường
2.2. Thu bảo hiểm tự nguyện
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA
I. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Về hình thức và đối tượng tham gia
2. Về mức đóng BHXH
II. CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC THU BHXH Ở CƠ QUAN BHXH QUẬN ĐỐNG ĐA
1. Đối với các cơ quan chức năng
1.1. Mở rộng nguồn thu
1.2. Bảo toàn, tăng trưởng quỹ
2. Về phía cơ quan BHXH Quận Đống Đa
2.1. Tăng cường, thúc đẩy hoạt động thu
2.2. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng khác
2.3. Tăng cường hỗ trợ cán bộ thu trong cơ quan BHXH
KẾT LUẬN
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5635 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội ở cơ quan bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho tháng đầu quý sau nếu đó là chênh lệch thừa.
Trường hợp các đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH chậm hàng tháng thì ngoài việc nộp phạt số tiền chậm trả tính theo mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn của ngân hàng tại thời điểm truy nộp còn phải nộp phạt theo quy định tại điều 11 trong Nghị định 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ quy định và xử phạt hành chính.
Căn cứ danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH, danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức nộp BHXH và số tiền BHXH mà các cơ quan, đơn vị đã nộp cho cơ quan BHXH thì cơ quan BHXH tiến hành kiểm tra, đối chiếu mức nộp BHXH của từng người lao động trước khi ghi vào sổ BHXH.
Việc cấp sổ BHXH cho từng người lao động nếu được thực hiện thường xuyên 01 lần/năm cho các lao động không thay đổi mức đóng trong năm. Đối với các cá nhân có thay đổi nơi làm việc hoặc thay đổi đơn vị làm việc thì cần ghi rõ thời gian thay đổi, mức đóng thay đổi…
Bước 6: Chuyển tiền thu BHXH vê cơ quan BHXH cấp trên.
Quá trình thu BHXH chỉ hoàn thành khi nào toàn bộ số tiền thu BHXH đã được chuyển hoàn toàn vào tài khoản thu BHXH của BHXH Việt Nam. Và cũng chỉ khi đó, quỹ BHXH mới được hình thành, có điều kiện, cơ sở để thực hiện các biện pháp làm tăng trưởng cũng như bảo tồn quỹ, đảm bảo sự cân đối lau dài và khả năng thực hiện nhiệm vụ của quỹ BHXH. Vì vậy, trong quá trình thu BHXH cần hết sức chú trọng bước này.
Để thực hiện tốt công việc này, các cơ quan BHXH địa phương cần có những biện pháp đôn đốc thu cụ thể nhằm tập trung nhanh số thu BHXH như tích cực tìm kiếm, phát hiện thêm đối tượng thu qua tuyên truyền, phổ biến, xử phạt với các trường hợp không nộp đúng, nộp đủ…, đồng thời với việc tăng cường các biện pháp để tập trung nhanh số thu càn làm các thủ tục chuyển tiền kịp thời số thu BHXH về tài khoản thu của BHXH Việt Nam theo các ngày quy định hàng tháng.
Bước 7: Thống kê, tổng hợp số liệu, lập và gửi báo cáo thu về cơ quan BHXH cấp trên.
Cũng như các bước khác trong quá trình thu BHXH, bước này được tiến hành thường xuyên, liên tục ở các cơ quan BHXH cấp tỉnh và huyện bởi vì nhờ việc tiến hành công tác này một cách liên tục và thường xuyên thì các số liệu thống kê về công tác thu BHXH mà cơ quan BHXH đưa ra mới thực sự đảm bảo được tính chính xác và kịp thời. Công tác này là cơ sở của việc lập kế hoạch thu, cơ sở của công tác tính toán khả năng đảm bảo cân đối thu chi BHXH và là cơ sở của công tác đánh giá kết quả và hiệu quả công tác quản lý thu BHXH. Có thể nói, việc thống kê, tổng hợp số liệu, lập báo cáo… của cơ quan BHXH góp phần phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý của các cơ quan BHXH cấp huyện.
Để thực hiện công tác này được tốt thì các cơ quan BHXH cấp dưới phải tổ chức thu thập thông tin, tổng hợp sốliệu về thu BHXH. Từ các thông tin, số liệu thu thập được, lập thành các báo cáo nhanh hoặc báo cáo theo tháng, quý, theo năm gửi cho cơ quan BHXH cấp trên. BHXH Việt Nam là cơ quan BHXH cuối cùng tổng hợp sốliệu về tình hình thực hiện công tác thu BHXH từ các cơ quan BHXH tỉnh trong toàn quốc.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BHXH BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN ĐỐNG ĐA
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BHXH HÀ NỘI VÀ BHXH QUẬN ĐỐNG ĐA
1. BHXH Thành phố Hà Nội
BHXH là một chính sách lớn của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới nhằm bảo về quyền lợi cho người lao động. Ở nước ta chính sách này đã được Đảng và Nhà nước chú trọng ngay từ khi mới thành lập. Nhưng phải đến năm 1995 thì chúng ta mới có một hệ thống bảo hiểm XH đầy đủ và hoàn chỉnh với sự ra đời của BHXH Việt Nam và 61 cơ quan BHXH tại 61 tỉnh và thành phố trong cả nước. BHXH Thành phố Hà Nội cũng thuộc vào hệ thống này nhưng quá trình phát triển của nó thì lại bắt đầu ngay từ đầu thập niên 90.
Năm 1990, Thành phố Hà Nội được Chính phủ cho phép tổ chức thí điểm BHXH. 10 năm qua, được sự quan tâm của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội cùng với sự kết hợp của các cấp, các ngành, BHXH Thành phố Hà Nội đã từng bước đổi mới về tổ chức và cơ chế hoạt động theo hướng tập trung thống nhất vào một đầu mối phù hợp với cơ chế kinh tế nhiều thành phần, tạo tiền đề đi vào hoạt động theo hệ thống tổ chức BHXH Việt Nam, triển khai thực hiện BHXH theo Luật lao động, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế thủ đô phát triển.
Quá trình phát triển của BHXH Hà Nội trải qua một số giai đoạn chủ yếu sau:
Đầu năm 1990, Hà Nội là một trong 05 tỉnh, thành phố được Nhà nước chọn cho tổ chức thực hiện thí điểm bản dự thảo Điều lệ BHXH đối với lao động ngoài quốc doanh.
Công ty BHXH đối với lao động ngoài quốc doanh được thành lập theo Quyết định 79/QĐ-UB ngày 09 tháng 01 năm 1990 của UBND Thành phố Hà Nội đặt trực thuộc Sở Lao động - Thương binh XH, trụ sở đặt tại 22 Lý Thái Tổ - Quận Hoàn Kiếm. Ngay từ khi thành lập, Thành uỷ, UBND Thành phố Hà Nội đã xác định lấy việc nghiên cứu ứng dụng đổi mới đảm bảo BHXH cho phù hợp với cơ chế kinh tế nhiều thành phần là chủ yếu. Việc áp dụng dự thảo Điều lệ BHXH đối với người lao động ngoài quốc doanh chỉ mang tính thử nghiệm, thực hiện thí điểm. Kết quả nghiên cứu có tính khả thi, đã được Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, UBND Thành phố Hà Nội cho phép ứng dụng trên toàn địa bàn.
Sau khi xem xét kết quả nghiên cứu của Công ty BHXH đối với lao động ngoài quốc doanh Hà Nội, ngày 31/10/992, UBND Thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số 2645/QĐ- UB cho phép thành lập BHXH Hà Nội trên cơ sở Công ty BHXH đối với người lao động ngoài quốc doanh Hà Nội và phần sự nghiệp đối với công nhân viên chức Nhà nước do Sở Lao động và Thương binh xã hội quản lý, trụ sở chuyển về 72 Triệu Việt Vương - Quận Hai Bà Trưng.
Như vậy, tại Hà Nội sự nghiệp BHXH thuộc ngành Lao động - Thương binh xã hội đã được tập trung vào một mối, một tổ chức. Đây là thời điểm đột phá có tính chất quyết định cho cả quá trình nghiên cứu và đổi mới các bước tiếp theo đồng thời xác lập mô hình tổ chức thống nhất BHXH trong quốc doanh và ngoài quốc doanh. Đó là một cơ sở quan trọng tạo tiền đề, tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện Nghị định 43/CP ngày 22 tháng 06 năm1993 của Chính phủ, với nội dung đổi mới sự nghiệp BHXH theo hướng tập trung thống nhất vào một đầu mối. Đây cũng là thời kỳ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, đi đôi với tiếp tục nghiên cứu đổi mới cơ chế hoạt động BHXH theo hướng công khai, dân chủ, công bằng xã hội.
Cho đến ngày 15/6/1995, theo Quyết định số 15/QĐ-TCCB của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trên cơ sở sát nhập BHXH của Sở Lao động - Thương binh xã hội và Ban BHXH thuộc Liên đoàn Thành phố Hà Nội thì BHXH Thành phố Hà Nội chính thức được thành lập. Với nhiệm vụ cơ bản là thực hiện quản lý thu, chi giải quyết chế độ chính sách cho người lao động tham gia BHXH và những người đã được hưởng chế độ BHXH trước năm 1995. Từ tháng 01/2003, tiếp nhận tổ chức bộ máy cán bộ, chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm y tế Hà Nội và Bảo hiểm y tế các ngành Giao thông vận tải, Dầu khí, ngành Than chuyển sang, từ đây BHXH Thành phố thực hiện toàn diện chính sách BHXH và bảo hiêm y tế bắt buộc, tự nguyện đối với nhân dân và lao động Thủ đô.
Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, cán bộ công chức BHXH Thành phố đã có nhiều cố gắng hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao, làm cho chính sách BHXH thực sự là một chính sách xã hội lớn của Đảng, Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống người lao động và ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc, thể hiện tính ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Dưới dự lãnh đạo của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố, sự chỉ đạo trực tiếp của BHXH Việt Nam cùng với sự phối kết hợp có hiệu quả của các Sở, Ban, Ngành thành phố và các quận, huyện, ngay từ khi mới thành lập, BHXH Thành phố đã sớm ổn định tổ chức, đảm bảo cho hệ thống bộ máy hoạt động thông suốt, đồng bộ nhịp nhàng, hiệu quả, bước đầu đã khẳng định vị trí của BHXH là một ngành sự nghiệp phục vụ lợi ích của người lao động.
10 năm qua, BHXH Thành phố không ngừng phát triển cả về bộ máy tổ chức cán bộ và chất lượng hoạt động, đủ sức gánh vác nhiệm vụ, tháng 6/1995 khi mới thành lập có 05 phòng nghiệp vụ và 09 BHXH quận huyện trực thuộc, với số cán bộ công chức gần 120 người, đến tháng 5/2005, BHXH Thành phố đã có 11 phòng nghiệp vụ, 14 BHXH quận huyện trực thuộc, tổng số cán bộ công chức lên tới 547 người, trong đó 374 người có trình độ đại học và trên đại học, chiếm gần 70% so với tổng số cán bộ công chức. BHXH Thành phố đã triển khai đồng bộ các nghiệp vụ, chú trọng đến công tác thu, chi, giải quyết chế độ chính sách, thanh toán chi phí khám chữa bệnh, tăng cương công tác kiểm tra, cấp sổ BHXH, phiếu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người lao động và các đối tượng. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các khâu nghiệp vụ, đặc biệt khâu giải quyết chế độ chính sách BHXH, cán bộ công chức toàn ngành đã chuyển từ phong cách quản lý hành chính thụ động sang phong cách phục vụ năng động, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị đến quan hệ làm việc và để đối tượng được hưởng đầy đủ quyền lợi BHXH theo quy định của Nhà nước. BHXH Thành phố thu bắt buộc tại 7.826 đơn vị, với số lao động là 623.788 ngưòi, từ 1995 - 2004 đã thu 5.996 tỷ đông, hiện nay 96% trường học từ bậc tiểu học đến đại học tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện cho 498.595 học sinh - sinh viên.
Chi trả lương hưu, trợ cấp thường xuyên cho 260.370 người về hưu, mất sức lao động và đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng trên địa bàn, đầy đủ, kịp thời trước ngày 10 hàng tháng. Kể từ năm 1995 - 2004, BHXH chi thường xuyên là 11.019.503.531.321 đồng, chi trả trợ cấp ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ) đối với 1.702.733 lượt người, với tổng số tiền chi là 425.281.966.057 đồng. Mỗi năm giải quyết chế độ BHXH đối với trên 20.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng theo đúng quy định.
Chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn Hà Nội đã đạt hiệu quả được nhân dân lao động Thủ đô ghi nhận, hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh mãn tính chi phí khám chữa bệnh đến hàng chục triệu đồng đã được BHXH chi trả, gần 300 bệnh nhân bảo hiểm y tế chạy thận nhân tạo chu kỳ tại các trung tâm lọc máu ngoài thận với chi phí bình quân mỗi năm khoảng 50 triệu đồng/01 bệnh nhân.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA BHXH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Phòng
Tổ chức cán bộ
Phòng
Quản lý thu
Phòng
Quản lý chế độ chính sách
Phòng
Quản lý hồ sơ
Phòng
Kế hoạch tài chính
Phòng
Bảo hiểm tự nguyện
Phòng
Giám định chi
Phòng
Công nghệ thông tin
Phòng
Cấp sổ, thẻ
Phòng
Hành chính tổng hợp
Phòng
Kiểm tra
BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN
BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN
BHXH
Ba Đình
BHXH
Đống Đa
BHXH
Hoàn Kiếm
BHXH
Hai Bà Trưng
BHXH
Thanh Xuân
BHXH
Cầu Giấy
BHXH
Tây Hồ
BHXH
Hoàng Mai
BHXH
Long Biên
BHXH
Gia Lâm
BHXH
Đông Anh
BHXH
Từ Liêm
BHXH
Thanh Trì
BHXH
Sóc Sơn
Chức năng cụ thể của từng phòng:
Phòng Tổ chức cán bộ: Quản lý tổ chức cán bộ công chức viên chức, giúp Giám đốc kiện toàn tổ chức bộ máy, tuyên truyền, thi đua. Thực hiện đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và nâng bậc lương cho cán bộ công chức đúng quy định, đảm bảo công bằng tạo được sự tin tưởng phấn khởi trong công chức viên chức. Tham mưu cho giám đốc xây dựng các quy chế làm việc, xây dựng mối quan hệ phối hợp công tác giữa BHXH Thành phố với ngành trên địa bàn. Tham mưu đề xuất với giám đốc BHXH Thành phố về công tác luân chuyển cán bộ, công tác đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác văn phòng, quản lý tài sản và chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho BHXH Thành phố hoạt động.
Phòng Quản lý thu BHXH: Chủ động xây dựng kế hoạch thu, phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cho BHXH các quận, huyện sát với thực tế, số đơn vị tham gia và số tiền BHXH được năm sau cao hơn năm trước. Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện thi BHXH bắt buộc của BHXH các quận, huyện và khai thác mở rộng đối tượng thu đạt hiệu quả, xác nhận thời gian tham gia BHXH của người lao động làm cơ sở giải quyết chế độ chính sách theo đúng quy định.
Phòng Quản lý chế độ chính sách: Quản lý và tổ chức thực hiện các chế độ BHXH: Hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật. Thực hiện tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị sử dụng lao động, giải quyết kịp thời các chế độ BHXH. Quản lý đối tượng hưởng BHXH thường xuyên trên địa bàn Hà Nội, di chuyển tiếp nhận đối tượng, điều chỉnh kịp thời mức hưởng BHXH cho các đối tượng đúng quy định. Mỗi năm Phòng Quản lý chế độ chính sách đã giải quyết kịp thời cho trên 20.000 người hưởng BHXH thường xuyên, phối hợp với các phòng nghiệp vụ giải quyết đơn thư khiếu mại tố cáo theo quy định.
Phòng Quản lý hồ sơ: Chỉ đạo BHXH quận, huyện, thực hiện tốt công tác quản lý lưu trữ hồ sơ. Đã thực hiện lưu trữ hàng trăm ngàn hồ sơ của các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và hướng dẫn các phòng, các BHXH quận, huyện lưu trữ hồ sơ đối tượng, hồ sơ thu, chi đảm bảo khoa học, đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý, sao chụp hàng vạn hồ sơ cho đối tượng để thực hiện chính sách của Nhà nước. Kịp thời phối hợp với Phòng Kiểm tra, Phòng Quản lý chế độ chính sách trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của các tổ chức và công dân theo đúng quy định của pháp luật.
Phòng Kế hoạch tài chính: Thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán kế toán của hệ thống BHXH Thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật. Chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện xét duyệt và tổng hợp quyết toán tài chính, tổ chức định mức chi tiêu và hướng dẫn kiểm tra BHXH các quận, huyện, thực hiện quản lý tài chính, hạch toán kế toán theo quy định.
Phòng cấp sổ, thẻ: Thực hiện công tác cấp, quản lý sổ BHXH, phiếu khám chữa bệnh và thẻ BHYT với đối tượng tham gia BHXH. Thường xuyên phối hợp với Phòng thu BHXH thực hiện kiểm tra đối chiếu xác nhận vào sổ BHXH về thời gian và mức đóng làm cơ sở tính hưởng BHXH cho người lao động.
Phòng Công nghệ thông tin: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực hoạt động của ngành. Thực hiện các chương trình quản lý thu BHXH, chi trả lương hưu, trợ cấp, quản lý đối tượng, quản lý hồ sơ, ứng dụng tin học trong cải cách hành chính thanh toán khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Phòng Giám định chi: Tổ chức quản lý chi trả việc khám chữa bệnh và thanh toán các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ, thực hiện giám định y tế phục vụ thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật, là cầu nối giữa cơ quan BHXH vơi cơ sở khám chữa bệnh. Tổ chức tốt việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT. Thường xuyên phối hợp với BHXH quận, huyện thực hiện nghiệp vụ giám định chi theo quy định. Tổ chức thực hiện các biện pháp chống lạm dụng chi phí khám chữa bệnh, góp phần cân đối quỹ khám chữa bệnh BHYT, thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các cơ sở y tế ký hợp đồng khám chữa bệnh.
Phòng Bảo hiểm tự nguyện: Khai thác mở rộng đối tượng và thực hiện chế độ BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật. Chủ động xây dựng chỉ tiêu kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho BHXH các quận, huyện nên số đối tượng tham gia năm sau cao hơn năm trước. Tổ chức thực hiện thu quỹ BHYT tự nguyện và phối hợp với các ngành tuyên truyền sâu rộng chính sách bảo hiểm tự nguyện tới các trường học và các tầng lớp nhân dân nhằm thu hút nhiều đối tượng tham gia. Xây dựng chương trình BHYT nông dân, các hội, đoàn thể, từng bước tiến tới BHYT toàn dân.
Phòng Kiểm tra: Kiểm tra toàn diện các hoạt động của các đơn vị trong ngành, kiểm tra hàng trăm đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH. Thực hiện giải quyết hàng nghìn đơn thư khiếu nại tố cáo của các tổ chức và nhân dân theo đúng luật định. Xây dựng chương trình kế hoạch phối hợp thanh kiểm tra với các ngành liên quan và kiểm tra nội bộ về công tác thu, chi, quản lý tài chính trong hệ thống BHXH Việt Nam và kiểm tra việc thực hiện Điều lệ BHXH đối với các đơn vị tham gia BHXH, kiểm tra thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT...
Phòng Hành chính tổng hợp: Thực hiện quản lý công tác hành chính tổng hợp, quản trị, tuyên truyền làm tốt công tác văn phòng cà chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho BHXH Thành phố hoạt động có hiệu quả.
2. BHXH Quận Đống Đa
2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Quận Đống Đa là một trong những quận tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, khu dân cư đông đảo và đang trên đà đô thị hoá của Thành phố Hà Nội. Với địa bàn rộng, trên 36 vạn dân và được chia thành 26 phường, do đó để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và đưa BHXH vào cuộc sống, BHXH Quận Đống Đa được thành lập vào ngày 12/7/1995 theo Quyết định 01 của Giám đốc BHXH Thành phố Hà Nội. BHXH Quận Đống Đa trực thuộc BHXH Thành phố Hà Nội, thực hiện nhiệm vụ do BHXH Thành phố giao cho, cụ thể:
Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan đơn vị trên lãnh thổ quận. Lập danh sách lao động thuộc diện áp dụng loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện đóng BHXH theo Luật định. Hàng tháng phải nắm được danh sách, số lượng công nhân viên chức trước đây trong biên chế, hợp đồng dài hạn tham gia đóng BHXH.
Tổ chức, triển khai thực hiện chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo Điều lề BHXH quy định.
Tổ chức theo dõi biến động trong cơ quan đơn vị về người đóng, hưởng BHXH. Hàng tháng đơn vị làm phiếu báo tăng giảm mức đóng BHXH so với danh sách đăng ký đóng BHXH để kịp thời điều chỉnh đến từng người lao động.
Tổ chức tiếp nhận người đến đăng ký hưởng BHXH, làm thủ tục di chuyển đi nơi khác theo quyết định của BHXH.
Tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp mất sức, các chính sách XH đảm bảo an toàn đúng đối tượng.
Lập dự toán, thanh quyết toán trợ cấp theo quy định của Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước.
Quản lý lưu trữ hồ sơ, khai thác danh sách đóng BHXH.
Thực hiện chế độ tử tuất đối với người hưởng hưu trí hoặc đi công tác theo quy định của Nhà nước ban hành.
Thanh tra xác minh các đơn thư khiếu nại, có kết luận kịp thời trước khi đối tượng yêu cầu.
Thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của BHXH cấp trên.
Quản lý cán bộ, tài sản, quỹ lương và kinh phí hoạt động thuộc BHXH quận.
Để thực hiện 11 nhiệm vụ được BHXH Thành phố Hà Nội giao cho, cơ quan BHXH Quận Đống Đa phân chia thành 4 phòng nghiệp vụ để thực hiện chức năng một cách cụ thể. Mỗi bộ phận có một chức năng và nhiệm vụ riêng. Làm tốt nhiệm vụ đó có nghĩa là hoàn thành nhiệm vụ của BHXH Thành phố đề ra.
2.2. Cơ cấu tổ chức
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA BHXH QUẬN ĐỐNG ĐA
BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN ĐỐNG ĐA
Phòng Lưu trữ hồ sơ
Phòng thu và cấp sổ bảo hiểm
Phòng Chính sách
Phòng Kế toán tài vụ
Chức năng cụ thể của từng phòng:
Phòng Thu và cấp sổ bảo hiểm:
Để thực hiện chỉ tiêu thu năm sau cao hơn năm trước, giải quyết tình trạng nợ đọng BHXH và đôn đốc thu theo đúng kế hoạch, thu đủ, chính xác, cơ quan BHXH Quận Đống Đa chủ trương phân chia mỗi cán bộ được giao quản lý công tác đôn đốc thu ở một vài phường nhất định. Mỗi cán bộ trực tiếp làm việc với các đơn vị sử dụng lao động, gặp gỡ cán bộ phụ trách công tác BHXH ở đơn vị đó, hướng dẫn đôn đốc, theo dõi ghi chép kết quả đóng BHXH, đồng thời xác nhận để thanh toán hai chế độ ốm đau, thai sản và hướng dẫn đơn vị viết tờ khai cấp sổ bảo hiểm, đối chiếu tờ khai cấp sổ với hồ sơ gốc để thực hiện việc cấp sổ BHXH.
Phòng Chính sách:
Để thực hiện được chính sách BHXH cho người lao động một cách kịp thời, nhanh chóng, cơ quan BHXH quận giao cho 02 cán bộ phụ trách làm nhiệm vụ:
Tiếp nhận chuyển đến, chuyển đi các cán bộ hưu trí, mất sức lao động.
Thanh toán chế độ mai táng phí và giải quyết chế độ tuất.
Phòng Kế toán tài vụ:
Vào sáng thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần, bộ phận kế toán tài vụ làm nhiệm vụ trực tiếp chi trả tiền lương và chính sách xã hội của đối tượng chưa lĩnh, thanh toán mai táng phí, lập chứng từ chi trả trực tiếp chế độ ốm đau, tai nạn lao động. Ngoài ra, bộ phận còn xây dựng nhiệm vụ kế hoạch với cấp trên và với Kho bạc Nhà nước, cuối cùng thực hiện thanh quyết toán với BHXH cấp trên.
Phòng Lưu trữ hồ sơ:
Việc bảo quản lưu trữ hồ sơ cho người lao động là công việc hết sức quan trọng trong công tác quản lý của ngành, do đó ở bộ phận này, cơ quan BHXH quận giao cho công tác quản lý về:
Quản lý về mặt hồ sơ của cán bộ hưu trí - mất sức, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: thực hiện cập nhật theo danh sách chi trả của công tác chi trả.
Quản lý về mặt chứng từ chi trả.
Quản lý về hồ sơ đóng BHXH của cán bộ công nhân viên chức.
Tổ chức khai thác hồ sơ để phục vụ cho các nhiệm vụ khi có yêu cầu như: cần xét khen thưởng huân chương phải có xác nhận năm công tác từ hồ sơ hoặc xác nhận năm công tác của Nhà nước, giải quyết quyền lợi của cán bộ lão thành cách mạng khi họ bị mất hồ sơ ...
2.3. Những kết quả đạt được của BHXH Quận Quận Đống Đa trong năm 2004
Phát huy thành tích và kết quả đạt được của các năm trước phấn đấu hoàn thành chương trình chỉ tiêu nhiệm vụ được BHXH Thành phố giao cho, BHXH Quận Đống Đa đã tiến hành tổ chức, chỉ đạo, quản lý, biện pháp tháo gỡ khó khăn hoàn thành nhiệm vụ của ngành. Kết quả đạt được như sau:
2.3.1. Về công tác thu BHXH
Để đạt được mục tiêu thu quỹ đầy đủ, kịp thời và đúng luật cho các đối tượng thuộc diện đóng BHXH bắt buộc và thực hiện chính sách công bằng thì việc đối chiếu xác định số lượng lao động, quỹ tiền lương của từng cơ sở theo từng tháng tren địa bàn quận là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Là quận có số đơn vị tham gia BHXH và đối tượng hưởng lương hưu trợ cấp đứng đầu thành phố, BHXH Quận Đống Đa đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu, kế hoạch thu chi BHXH, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Vào năm 2000 chỉ tham gia 636 đơn vị, nhưng đến năm 2004 đã lên tới 1287 đơn vị (tăng gấp 02 lần) với số lao động là 82.293 người; năm 2004 thu 160.9 tỷ đồng.
2.3.2. Về công tác chi BHXH
Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác chi trả, trong những năm qua và đặc biệt năm 2004, sau thành công của bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp, đội ngũ cán bộ các ngành trong Phường đã ổn định và đi vào hoạt động. Từ tháng 10/2004, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) Quận đã chỉ đạo 21 phường tiến hành thành lập Ban chi trả lương hưu và trợ cấp xã hội của Phường do 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND Phường làm Trưởng ban, công , thủ quỹ, kế toán, đại diện hưu trí là Uỷ viên Ban chi trả theo công văn 3966 ngày 15/12/2003 của UBND Thành phố Hà Nội. Đi đôi với việc kiện toàn Ban chi trả của 21 phường trong quận, cán bộ viên chức cơ quan BHXH Quận Đống Đa đã cùng nhau thi đua làm tốt công tác phục vụ và chi trả các chế độ cho đối tượng kịp thời, an toàn, đúng chính sách, đúng đối tượng. Bình quân hàng tháng số đối tượng hưởng chính sách tại quận gần 50.000 người, tiền chi hàng tháng trên 34 tỷ đồng, tổng số tiền chi trả trong năm 2004 ước thực hiện là 397.292 triệu đồng. Kết quả Quận đạt được trong thời gian qua được thể hiện qua số liệu sau:
NĂM
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
2001
2002
2003
2004
Số đối tượng được hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH
Người
41577
46557
44065
45866
Tổng số tiền chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH
Tỷ đồng
223
230
356
390
Chi trả bình quân cho một đối tượng
Triệu người
5364
4.49
8079
8503
Chi trả chế độ trợ cấp ốm đau
Tỷ đồng
1.06
1.6
2.316
2.560
Chi trả cho chế độ thai sản
Tỷ đồng
1.3
1.8
4.707
7.162
Chi trả dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ
Tỷ đồng
0.4
1.4
3.743
5.106
(Nguồn số liệu: BHXH Quận Đống Đa)
Từ kết quả cho thấy, công tác chi trả các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, chi trả dưỡng sức cho người lao động gắn liền với kết quả đóng BHXH của từng đơn vị. Nhờ việc thực hiện các chế độ một cách kịp thời, đầy đủ mà BHXH Quận đã tạo điều kiện cho người lao động làm việc hăng hái và hiệu quả.
2.3.3. Công tác cấp sổ BHXH - thẻ khám chữa bệnh
Thực hiện Điều 182, 183 của Bộ Luật lao động, Quyết định 113 ngày 23/3/1996 của BHXH Việt Nam về việc cấp sổ BHXH cho người lao động. Năm 2004, BHXH Quận đã cùng đơn vị sử dụng lao động rà soát hồ sơ, hợp đồng lao động, danh sách tham gia BHXH của đơn vị tiến hành duyệt tờ khai cấp sổ BHXH cho 9.938 người. Đi đôi với việc cấp sổ BHXH mới thì việc ghi bổ sung thời gian đóng BHXH vào sổ đã cấp nhằm phục vụ kịp thời cho người lao động khi có nhu cầu thuyên chuyển công tác hoặc giải quyết các chế độ hưu trí. Kết quả năm 2004, BHXH Quận đã ghi bổ sung và xác nhận năm công tác cho 30.000 lượt người.
Việc cấp thẻ khám chữa bệnh cho người lao động, cán bộ hưu trí, người hưởng chính sách xã hội như người nghèo, chất độc da cam, thân nhân sỹ quan... học sinh, sinh viên các trường học, dạy nghề trên địa bàn Quận được quan tâm triển khai chỉ đạo kịp thời, thực hiện đúng chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành với đối tượng hưởng, góp phần chăm lo sức khoẻ cho người lao động, cán bộ hưu trí, người hưởng chính sách xã hội. Kết quả năm 2004, BHXH Quận Đống Đa đã làm thủ tục phát hành thẻ BHYT cho đối tượng hưởng trên địa bàn kịp thời.
2.3.4. Công tác chính sách
Công tác tiếp nhận đến, chuyển đi cho cán bộ hưu trí, mất sức.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TBH1021.DOC