Chuyên đề Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Hội sỏ chính Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1. Hoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng thương mại 2

1.1 Sự cần thiết của cho vay theo dự án của ngân hàng thương mại 2

1.2 Ý nghĩa của hoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng thương mại 3

2. Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại 4

2.1 Khái niệm, mục đích vai trũ của thẩm định dự án đầu tư 4

2.2 Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại 6

2.2.1 Nội dung và quy trỡnh thẩm định 6

2.2.2 Các phương pháp thẩm định 28

+ Thẩm định hồ sơ dự án 28

3. Các nhân tố tác động tới công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại 32

3.1 Các nhân tố chủ quan 32

3.2 Các nhân tố khách quan 33

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HỘI SỞ CHÍNH 35

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN NHÀ HÀ NỘI 35

2.1 Khái quát về Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 35

2.1.1 Lịch sử phát triển của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 35

2.1.2 Chức năng Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. 36

2.1.3 Mô hình tổ chức, chức năng của các phòng ban của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 37

2.1.3.1 Mô hình tổ chức 37

2.1.3.2 Chøc n¨ng cña c¸c phßng ban 38

2.1.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 40

2.2 Thành công 40

2.2.1 Huy động vốn 40

2.2.1.1 Tình hình huy động vốn 40

2.2.1.2 Chỉ số an toàn vốn 42

2.2.2 Sử dụng vốn 42

2.2.2.1 Cho vay khách hàng 42

2.2.2.2 Hoạt động đầu tư 45

2.2.2.3 Đầu tư chứng khoán 46

2.2.2.4 Kinh doanh ngoại tệ 46

2.2.3 Dịch vụ Ngân hàng 47

2.2.3.1 Bảo lãnh 47

2.2.3.2 Thanh toán quốc tế 47

2.2.3.4 Dịch vụ ngân hàng tự động 48

2.3 Hạn chế 49

2.4 Nguyên nhân 50

2.4.1 Nguyªn nh©n chñ quan. 50

2.4.2 Nguyªn nh©n kh¸ch quan. 51

2.5 Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 53

2.5.1 Cơ sở pháp lý 53

2.5.2 Quy trình tín dụng tại Hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 55

2.5.3 Nội dung thẩm định tài chính dự án tại Hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 65

2.5.4 Thẩm định tài chính dự án tàu 6800WT 65

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HỐI SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI 96

3.1 Định hướng phát triển của Hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 96

3.1.1 Mục tiêu kinh doanh năm 2008 96

3.1.2 Nhiệm vụ kinh doanh năm 2008 96

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 97

3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 98

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 98

3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam 99

KẾT LUẬN 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Hội sỏ chính Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo lãnh năm 2006 đạt 121,8 tỷ VND tăng 69% so với năm 2005. Doanh số thanh toán quốc tế năm 2006 đạt 349, 22 triệu USD, đạt 149% so với kế hoach đầu năm, tăng 131% so với cùng kỳ năm 2005. Năm 2006 cũng là năm HABUBANK đạt được giải thưởng về chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc do CITIGROUP trao tặng tháng 4/2006 dành cho ngân hàng có tỷ lệ điện tự động từ 98% trở lên. Tăng cường quan hệ với các ngân hàng đại lú, tưng và sử dụngcó hiệu quảhạn mức L/C xác nhận tại chác ngân hàng nước ngoài như Citibank, SCB, SMBC,ANZ,BNP, commongweslth, UOB… Thiêt lập mã khoá giao dịch trực tiếp với hàng chục ngân hàng ở châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông tạo thuận lợi giao dịch của khách hàng . Mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý có quan hệ trực tiếp lên tới hàng ngàn trên 85 nước và vùng lãnh thổ. Trong năm ngân hàng đã tạo nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng xuất khẩu, đồng thời cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới và thuận tiện như tái caaps vốn L/C nhập khẩu, bao thanh toán hàng xuất khẩu. Sau khi hoàn thành việc xây dựng hệ thống phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ của ngân hàng, ngoài việc đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ và mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ, 2007 là năm HABUBANK tập trung hoàn thiện hệ thống, nâng cao chất lượng dịch vụ, cụ thể : ● Rà soát và kiểm tra các giao dịch thẻ, thựuc hiện các biện phát kiểm soát an toàn cac giao dịch trên thẻ. ● Xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng sử dụng thẻ 24/24h. ● Mở rộng hệ thông chấp nhận thẻ để toạ tiện ích cho chủ thẻ. ● Triển khai dịch vụ SMS Banking, Phone Banking, Email Banking để hỗ trợ khách hàng trong việc quản lý tài khoản , thuận tiện trong tra cứu thông tin. ● Xây dựng hệ thống cộng điểm tặng quà cho các khách hàng trung thành và sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng. Làm việc với các đại lý để giảm giá cho các chủ thẻ khi thanh toán tiền mua hàng hoá và dịch vụ của ngân hàng. ● Phát hành loại thẻ HABUBANK QUICKCARD ( phát hành nhanh) cho các chủ thẻ, theo đó khách hàng có thể nhận thẻ ngay sua khi đăng ký mà không cần phải quay lại ngân hàng nữa. Năm 2007 , HABUBANK triển khai dự án mua hệ thống Switch mới cho ngân hàng và hoàn thành các công tác chuẩn bị để có thẻ phát hành và chấp nhận thẻ quốc tế. Mở rộng các tiện ích kết nối giữa các ngân hàng thành viên VNBC triển khai dịch vụ thấu chi cho thẻ ghi nợ nội địa đã phát hành và nghiên cứu khả năng phát hành thẻ tín dụng trong nước và quốc tế. 2.2 Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 2.2.1 Cơ sở pháp lý Căn cứ vào luật doanh nghiệp 2005, luật các tổ chức tín dụng và quy chế cho vay của HABUBANK, để HABUBANK làm cơ sở pháp lý cho quy trình tín dụng của HABUBANK. * Luật doanh nghiệp 2005 : Điều 7 khoản 1 quy định về ngành nghề kinh và điều kiện kinh doanh : Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. * Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX : Để bảo đảm hoạt động của các tổ chức tín dụng được lành mạnh, an toàn và có hiệu quả; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân; góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Luật này quy định tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục 2 quy định về hoạt động tín dụng bao gồm các quy định cụ thể từ điều 49 đến điều 64 : - Cấp tín dụng - Loại cho vay - Hợp đồng tín dụng - Bảo đảm tiền vay - Xét duyệt cho vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay - Chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh lãi suất - Lưu giữ hồ sơ tín dụng - Quyền và nghĩa vụ của khách hàng vay - Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác - Bảo lãnh ngân hàng - Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng thực hiện bảo l•nh - Nghĩa vụ của người được bảo lãnh - Cho thuê tài chính - Quyền và nghĩa vụ của bên thuê - Hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng hợp tác Điều 53 quy định về xét duyệt cho vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay 1. Tổ chức tín dụng được yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay. 2. Tổ chức tín dụng phải tổ chức việc xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa các khâu thẩm định và quyết định cho vay. 3. Tổ chức tín dụng phải kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng * Quy chế cho vay của HABUBANK đối với khách hàng : quy định việc cho vay bằng VNĐ và ngoại tệ đối cới khách hàng không phải là các tôt chức tín dụng, nhằm đáp ứng dác nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống mà pháp luật nhà nước không cấm. Tại điều 15 quy định thẩm định và cho vay : HABUBANK có quy trình xét duyệt cho vay đảm bảo tính độc lập và phân cấp trách nhiệm rõ ràng, phân định rõ ràng trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. HABUBANK xem xét, đánh giá khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay. HABUBANK sẽ quy định cụ thể và thông báo công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và những thông tin cần thiết cho khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, HABUBANK sẽ thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay. 2.2.2 Quy trình và nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội Sau đây là từng bước trong quy trình: Bước 1: Thu thập, xử lý thông tin và thẩm định tín dụng Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì Cán bộ PTKD sẽ là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ phù hợp với quy định hiện hành của HBB. Thông tin cần thu thập tại đây là thông tin về khách hàng (bao gồm các thông tin về tư cách, công việc hiện tại, địa điểm, kinh nghiệm..) và các thông tin về hoạt động hiện tại của khách hàng (Sản phẩm, dịch vụ, ngành nghề kinh doanh..) và đặc biệt là nhu cầu về tín dụng của khách hàng. Cán bộ thẩm định có thể sử dụng Bảng câu hỏi (3) thông tin khách hàng và hướng dẫn (3) khai thác thông tin với các khách hàng mới trong phần tài liệu tham khảo. Buổi gặp gỡ sau đó tốt nhất nên tại trụ sở Công ty hay cơ sở sản xuất của khách hàng. Khi lên lịch làm việc với khách hàng cần thông qua Trưởng phòng nghiệp vụ và/hoặc Thủ trưởng đơn vị để kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng (tuỳ từng trường hợp cụ thể báo cáo với ban điều hành cùng kiểm tra, VD; Dự án trung, dài hạn, số tiền vay lớn...). Trên cơ sở khai thác thông tin, cán bộ thẩm định Đánh giá năng lực (3) của khách hàng để đưa ra kết luận sơ bộ ban đầu. Nếu thấy khách hàng không thỏa mãn với các điều kiện của HBB thì từ chối khách hàng bằng thư (3) hoặc trực tiếp từ chối. Trường hợp đồng ý thẩm định tiếp hồ sơ (3) thì yêu cầu khách hàng bổ sung cho đầy đủ theo yêu cầu của HBB: Hồ sơ vay vốn Các hồ sơ pháp lý Các hồ sơ tài chính Hồ sơ tài sản bảo đảm Các hồ sơ khác HBB yêu cầu Cán bộ thẩm định nghiên cứu, thẩm định hồ sơ vay vốn dựa trên: Đánh giá chung về khách hàng Đánh giá khách hàng dựa trên mô hình 6C’s Dùng các mô hình phân tích Đánh giá tình hình tài chính Đánh giá nguồn trả nợ, Phương án kinh doanh, Dự án đầu tư Hình thức bảo đảm tiền vay Lịch sử quan hệ với HBB về các sản phẩm dịch vụ. Xác định loại sản phẩm tín dụng mà HBB cung cấp. Trên cơ sở hồ sơ khách hàng cung cấp cán bộ đánh giá để trả lời các câu hỏi sau: Hồ sơ có hợp lệ hay không? Hồ sơ có đầy đủ theo yêu cầu hay không? Hồ sơ có đủ điều kiện, phù hợp chính sách cho vay và khả năng vốn có của Ngân hàng hay không? Rủi ro với Phương án, dự án đầu tư (3)? Khách hàng có đủ năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự? Đạo đức? Mâu thuẫn lợi ích? Kinh nghiệm? Năng lực tài chính tài chính của khách hàng: Lành mạnh? Vốn điều lệ/tổng tài sản? Ngành nghề: Sản xuất, chế biến và các ngành nghề khác không bị hạn chế bởi pháp luật? ngành nghề tăng trưởng ổn định? Phương án kinh doanh của khách hàng: Có dự án đầu tư, PAKD có giá trị thương mại và có khả năng sinh lời? Tài sản bảo đảm: Tài sản hình thành từ vốn vay? Các tài sản khác như: Phương tiện vận tải, quyền sử dụng đất, MMTB? Tính hợp lệ, Hợp pháp của tài sản? Bảo lãnh của bên thứ ba? Tư cách người bảo lãnh? Các lợi ích hữu hình và vô hình cho HBB? Xem xét, đánh giá các biện pháp bảo đảm tiền vay (3): Cán bộ cùng với quản lý trực tiếp đi kiểm tra hiện trạng của tài sản đảm bảo. Với trường hợp bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất thì điền đầy đủ thông tin vào Biên bản kiểm tra hiện trạng tài sản (3). Tiến hành định giá tài sản bảo đảm bảo (3) (theo quy định về bảo đàm tiền vay của HBB). Xem xét khả năng nguồn, huy động vốn và lãi suất của Ngân hàng (thông qua phòng Nguồn vốn, Ngoại hối). Xem xét các điều kiện khác: Cán bộ thẩm định phối hợp với các phòng xem xét các trường hợp khoản vay có liên quan đến các điều kiện khác như: điều kiện thanh toán, hình thức thanh toán, giao nhận hàng hóa v.v... Bước 2: Thẩm định và duyệt vay Trong bước này xảy ra 02 trường hợp: (1) trong phạm vi phân quyền và được uỷ quyền của đơn vị; và (2) Vượt thẩm quyền của đơn vị. Trường hợp 1: Trong phạm vi phân quyền và được uỷ quyền của đơn vị Trên cơ sở hồ sơ của cán bộ thẩm định và trưởng (phó) phòng nghiệp vụ, thủ trưởng đơn vị xem xét và quyết định duyệt vay. Trường hợp cần bổ sung thông tin, thủ trưởng đơn vị thông qua trưởng (phó) phòng nghiệp vụ thông báo cho cán bộ thẩm định yêu cầu bổ sung hồ sơ và/hoặc gặp gỡ trực tiếp với khách hàng. Trên cơ sở yêu cầu của thủ trưởng đơn vị, cán bộ thẩm định bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chuyển lại để xét duyệt. Thủ trưởng đơn vị căn cứ tờ trình thẩm định có chữ ký của cán bộ thẩm định, và Trưởng (Phó) phòng Nghiệp vụ Kinh doanh để xem xét và quyết định cho vay hay không cho vay: Trường hợp không cho vay thì ghi rõ lý do vào tờ trình để cán bộ thẩm định có căn cứ thông báo (3) cho khách hàng. Trường hợp quyết định cho vay thì nội dung duyệt cho vay phải xác định rõ số tiền, lãi suất, thời hạn cho vay và các điều kiện khác (nếu có). Đưa ra Hội đồng tín dụng hoặc trình Hội sở chính đối với các khoản vay lớn, phức tạp, ngoài thẩm quyền theo quy định (trường hợp 2). Trương hợp 2: Vượt thẩm quyền của đơn vị Trong trường hợp hồ sơ vượt quá thẩm quyền xét duyệt của đơn vị, toàn bộ hồ sơ tín dụng có chữ ký của Cán bộ thẩm định, Trưởng (phó) phòng nghiệp vụ và Thủ trưởng đơn vị chuyển đến Phòng Kiểm tra xét duyệt tín dụng tại Hội sở chính để tái thẩm định khoản vay. Cán bộ Kiểm tra xét duyệt thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chế cho vay, các quy định nội bộ của HABUBANK trong hoạt động tín dụng. Cán bộ Kiểm tra xét duyệt căn cứ tờ trình thẩm định và các hồ sơ khác để đưa ra đánh giá về khoản vày và khách hàng. Cán bộ thẩm định đưa ra ý kiến độc lập về khoản vay vào Phiếu nhận xét. Đánh giá của cán bộ Kiểm tra xét duyệt hoàn toàn độc lập với quyết định của cán bộ thẩm định và đơn vị. Đánh giá này là căn cứ để Ban điều hành và chủ tịch Hội đồng Quản trị đưa ra ý kiến và phán quyết của mình. Toàn bộ hồ sơ của đơn vị cùng với Phiếu nhận xét (3) của Phòng kiểm tra xét duyệt chuyển cho cấp có thẩm quyền. Trường hợp 2.1: Thẩm quyền của Ban điều hành Trên cơ sở hồ sơ của đơn vị cùng với Phiếu nhận xét (3) của Phòng kiểm tra xét duyệt, Ban điều hành (Phó Tổng Giám đốc và/hoặc Tổng Giám đốc) xem xét và quyết định duyệt vay. Trường hợp cần bổ sung thông tin, thông qua thủ trưởng đơn vị và/hoặc trưởng (phó) phòng nghiệp vụ thông báo cho cán bộ thẩm định yêu cầu bổ sung hồ sơ và/hoặc gặp gỡ trực tiếp với khách hàng. Trên cơ sở yêu cầu của thủ trưởng đơn vị, cán bộ thẩm định bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chuyển lại để xét duyệt. Quay trở lại Bước 2 (Nếu có). Ban điều hành căn cứ tờ trình thẩm định của đơn vị và Phiếu nhận xét (3) của Phòng kiểm tra xét duyệt để xem xét và quyết định cho vay hay không cho vay: Trường hợp không cho vay thì ghi rõ lý do vào tờ trình để cán bộ thẩm định có căn cứ thông báo (3) cho khách hàng. Trường hợp quyết định cho vay thì nội dung duyệt cho vay phải xác định rõ số tiền, lãi suất, thời hạn cho vay và các điều kiện khác (nếu có). Đưa ra Hội đồng tín dụng hoặc trình Hội đồng Quản trị đối với các khoản vay lớn, phức tạp, ngoài thẩm quyền theo quy định (trường hợp 2.2). Trường hợp 2.2: Thẩm quyền của Hội đồng Quản trị Trên cơ sở hồ sơ của đơn vị cùng với Phiếu nhận xét (3) của Phòng kiểm tra xét duyệt và ý kiến của Ban điều hành (Phó Tổng Giám đốc và/hoặc Tổng Giám đốc) Chủ tịch Hội đồng Quản trị xem xét và quyết định duyệt vay. Trường hợp cần bổ sung thông tin, thông qua Ban điều hành và/hoặc thủ trưởng đơn vị và/hoặc trưởng (phó) phòng nghiệp vụ thông báo cho cán bộ thẩm định yêu cầu bổ sung hồ sơ và/hoặc gặp gỡ trực tiếp với khách hàng. Trên cơ sở yêu cầu của thủ trưởng đơn vị, cán bộ thẩm định bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chuyển lại để xét duyệt. Quay trở lại Bước 2 (Nếu có). Chủ tịch Hội đồng Quản trị căn cứ tờ trình thẩm định của đơn vị và Phiếu nhận xét (3) của Phòng kiểm tra xét duyệt để xem xét và quyết định cho vay hay không cho vay: Trường hợp không cho vay thì ghi rõ lý do vào tờ trình để cán bộ thẩm định có căn cứ thông báo (3) cho khách hàng. Trường hợp quyết định cho vay thì nội dung duyệt cho vay nêu số tiền, lãi suất, thời hạn cho vay và các điều kiện khác (nếu có). Quyết định của Hội đồng Quản trị là quyết định cao nhất và là quyết định cuối cùng. 2.2.3 Thẩm định tài chính dự án tàu 6800WT Để thấy rõ quy trình cụ thể của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của Hội sở chính HABUBANK sau đây là 1 ví dụ về thẩm định dự án Đóng mới tàu 6800WT TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH V/v tài trợ 02 tàu 6.800T cho Công ty vận tải biển Nam Triệu Kính gửi: TỔNG GIÁM ĐỐC GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN Chủ đầu tư : Công ty vận tải biển Nam Triệu – Đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu. Người đại diện : Ông Trần Quang Vũ. Dự án : Đóng mới 02 tàu có trọng tải 6.800T/tàu Tổng mức đầu tư : 313.429.658.000 VND Nguồn vốn : vay thương mại Dư nợ tại HBB : STT Tên khách hàng Duyệt (tỷ đ) Dư nợ (VND) Nam Triệu và các Cty con hạch toán phụ thuộc 370 248.479.643.241 Công ty CNTT Nam Triệu 300 191.252.301.986 Công ty vận tải biển Nam Triệu 20 15.508.435.406 Công ty công nghiệp VLH Nam Triệu 50 41.718.905.849 Các đơn vị hạch toán độc lập 70 40.906.919.270 Công ty cổ phần SCTB Nam Triệu 20 16.221.818.853 Công ty cổ phần ĐTXD Nam Triệu 20 19.530.530.338 Công ty cổ phần công nghệ Điện Nam Triệu 10 1.578.267.787 Công ty cổ phần thiết bị nâng Nam Triệu 20 3.576.302.292 Tổng 440 289.386.562.511 Dư nợ công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu tại các tổ chức tín dụng: STT Tên tổ chức tín dụng Dư nợ (VND) 1 Ngân hàng công thương Hải Phòng 104.357.131.177 2 Ngân hàng nông nghiệp Hồng Bàng 8.865.000.000 3 Ngân hàng nông nghiệp Hải Phòng 2.114.410.640 4 Ngân hàng nông nghiệp Thuỷ Nguyên 388.700.000 5 Ngân hàng TMCP Quân Đội Hải Phòng 253.118.200 6 Công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ 1.984.265.023.655 7 Quỹ Hỗ trợ Phát triển Hải Phòng 361.873.282.109 9 Ngân hàng nông nghiệp Bắc Hà Nội 9.839.736.720 10 Ngân hàng ĐTPT Bắc Hà Nội 13.119.651.366 11 Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội 96.136.086.608 Tổng 2.581.212.140.475 Dư nợ tại 30/06/2007 Về phân tích năng lực tài chính của công ty ChØ tiªu N¨m 2005 N¨m 2006 Doanh thu 56,268,002 65,742,450 Gi¸ vèn hµng b¸n 43,138,128 51,974,364 Lîi nhuËn tr­íc thuÕ 3,945,370 4,319,382 ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 1,259,246 1,202,574 Lîi nhuËn sau thuÕ 2,686,124 3,116,806 C¸c chØ tiªu N¨m 2005 N¨m 2006 C¸c tû suÊt t¨ng tr­ëng 2003/2002 2004/2003 1.Doanh thu 122% 117% 2. Lîi nhuËn rßng 92% 116% 3.Tæng tµi s¶n cã 116% 112% 4.Tæng nî ph¶i tr¶ 123% 112% 5.Vèn chñ së h÷u 106% 113% C¸c tû suÊt hiÖu qu¶ KD 1.LnhuËn rßng /DT thuÇn 4,8% 4,7% 2.LNRßng / Tæng TSCã 1,5% 1,6% 3.LNR/Vèn CSH÷u 3,7% 3,8% C¸c tû suÊt thanh to¸n 1. Kh¶ n¨ng TT ng¾n h¹n 2,3 2,5 2. Kh¶ n¨ng TT nhanh 1,1 1.1 C¸c tû suÊt tµi trî 1. HÖ sè tù tµi trî 0,4 0,41 2. Nî ph¶i tr¶ /VCSH 1,4 1,42 3.Vay dµi h¹n/TSC§ 0,8 0,8 *§¸nh gi¸ chung: *VÒ kÕt qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh: Qua c¸c sè liÖu Nh÷ng sè liÖu trªn cho thÊy, nh×n chung Tæng c«ng ty cã tèc ®é t¨ng tr­ëng kh¸ lín qua c¸c n¨m, cô thÓ kÕt qu¶ SXKD trong hai n¨m 2005 vµ 2006 lîi nhuËn sau thuÕ n¨m 2006 t¨ng 16,03% so víi n¨m 2005 trong khi doanh thu t¨ng 16,84%v©y tèc ®é t¨ng tr­ëng vÒ lîi nhuËn gÇn t­¬ng ®­¬ng víi tèc ®é t¨ng vÒ doanh thu thÓ hiÖn tÝnh ®éc quyÒn trong ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña ngµnh ®iÖn, ch­a cã sù c¹nh tranh. *VÒ t×nh h×nh tµi chÝnh: C¸c hÖ sè thanh to¸n ®Òu ë møc cho phÐp thÓ hiÖn kh¶ n¨ng thanh to¸n c¸c kho¶n nî ®Õn h¹n cña Tæng c«ng ty lµ tèt,®iÒu nµy còng phï hîp víi t×nh h×nh thùc tÕ quan hÖ vay tr¶ cña Tæng c«ng ty víi c¸c tæ chøc tÝn dông rÊt ®óng h¹n, sßng ph¼ng, hÖ sè tù tµi trî còng ®­îc ®¸nh gi¸ ë møc t­¬ng ®èi cao so víi t×nh h×nh chung vÒ vèn chñ së h÷u cña c¸c doanh nghiÖp nhµ n­íc hiÖn nay. §©y lµ mét tæng c«ng ty m¹nh cña n­íc ta, t×nh h×nh tµi chÝnh æn ®Þnh, l¬i nhuËn cao II. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN Thẩm định tính pháp lý của dự án Tờ trình số 1318/KHTT ngày 07/06/2007 của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu về việc xin phê duyệt đóng mới 02 tàu trọng tải 6.800T Quyết định số 2305/CNT-QĐ-KHĐT ngày 26/07/2007 của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam về việc Phê duyệt dự án đầu tư đóng mới tàu hàng trọng tải 6.800T của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu. Quyết định số 882/QĐ-KHTT ngày 16/07/2007 của công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu về việc uỷ quyền cho Công ty vận tải biển Nam Triệu triển khai thực hiện dự án đóng mới 02 tàu 6.800T. Dự án đóng mới 02 tàu 6.800T của công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu. Quyết định số 1104/QĐ-TCKT ngày 06/08/2007 của công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu về việc uỷ quyền cho công ty vận tải biển Nam Triệu được vay vốn ngân hàng. Uỷ quyền số 114/UQ ngày 16/08/2007 của Giám đốc Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu cho Phó giám đốc công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu ký kết các văn bản liên quan đến thủ tục vay vốn tại Habubank. Nhận xét: Công ty tuân thủ và thực hiện đầy đủ các thủ tục để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư và thị trường của dự án 2.1 Sự cần thiết phải đầu tư: Phát triển chung của nền kinh tế Thế Giới và Việt Nam: Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn ổn định, một số nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục như Nhật Bản – EU. Khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc đang có tốc độ phát triển cao, lưu lượng hàng hoá luân chuyển ngày càng lớn. Những nền kinh tế mới nổi này chiếm tới gần một nửa dân số thế giới và có độ tuổi dân số trẻ là nơi tập trung phát triển của cả khu vực đồng thời là nơi mà các nước tư bản già cỗi tìm cách đầu tư vì có nguồn nhân lực có chất lượng tốt và chi phí thấp. Chính vì vậy trong thời gian tới, khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Khu vực Nam Á sẽ vẫn là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ và ổn định. Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước nhảy vượt bậc trong công cuộc cải cách và phát triển kinh tế. Theo công bố của chính phủ Việt Nam một số chỉ tiêu của Việt Nam trong những năm qua như sau: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2006 đạt 84 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 22,1%; nhập khẩu tăng 20,1%; nhập siêu là 4,8 tỷ USD, bằng 12,1% kim ngạch xuất khẩu (các con số tương ứng của năm trước là 4,54 tỷ USD và 14%). Xuất khẩu hàng hoá năm 2006 đạt 39,6 tỷ USD và đã vượt 4,9% so với kế hoạch cả năm, Nhập khẩu hàng hoá năm 2006 đạt 44,41 tỷ USD, vượt 4,5% so với kế hoạch năm 2006 và tăng 20,1% so với năm trước. Vận chuyển hàng hoá năm 2006 đạt 350,4 triệu tấn và 88,6 tỷ tấn.km, tăng 8,1% về tấn và tăng 9,3% về tấn.km so với năm trước. Trong đó, vận tải cả trung ương, địa phương cũng như vận chuyển trên cả tuyến đường trong nước, quốc tế và các ngành đường đều tăng cả về tấn hàng hoá và tấn.km. Xuất, nhập khẩu hàng hoá 6 tháng đầu năm 2007 đạt 49,69 tỷ USD, tăng 25,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19,4% và nhập khẩu tăng 30,4%. Do nhập khẩu tăng mạnh so với tốc độ tăng xuất khẩu nên nhập siêu hàng hoá 6 tháng đầu năm nay đã ở mức 4,78 tỷ USD, cao hơn mức nhập siêu 1,98 tỷ USD của 6 tháng đầu năm trước là 2,8 tỷ USD và bằng 21,3% kim ngạch xuất khẩu, cao hơn gấp đôi tỷ lệ 10,6% của 6 tháng đầu năm 2006. Giá trị xuất khẩu hàng hoá 6 tháng đầu năm 2007 đạt 22,5 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu chính 5 tháng đầu năm 2007 phát triển không đồng đều, trong đó thị trường ASEAN tăng 29,8%, EU tăng 28,4%, Mỹ tăng 23%, Trung Quốc tăng dưới 5%, riêng thị trường Nhật Bản giảm 0,4%; Ôx-trây-li-a giảm 11%. Giá trị nhập khẩu hàng hoá 6 tháng đầu năm 2007 đạt 27,2 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm nay, nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và nhiều vật tư, nguyên, nhiên liệu quan trọng cho sản xuất trong nước tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Vận chuyển hàng hoá 6 tháng đạt 181,6 triệu tấn và 45,2 tỷ tấn.km; tăng 7,6% về tấn và 7% về tấn.km. Vận chuyển hàng hoá của hầu hết các ngành đều tăng khá cả về khối lượng vận chuyển và luân chuyển, riêng vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt giảm 2,4% về khối lượng vận chuyển và đường hàng không giảm cả về khối lượng vận chuyển và luân chuyển. Thị trường ngành vận tải biển: Đội tàu biển quốc gia: Năm Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Số lượng Chiếc 902 780 956 1.064 1.107 Tổng DWT 2.728.074 2.627.585 2.867.151 3.079.973 3.447.474 Nguồn: Đăng kiểm Việt Nam Cơ cấu đội tàu biển Việt Nam Loại tàu Số lượng tàu Tổng trọng tải Tỷ lệ % trọng tải Tàu hàng khô 720 1.940.504 56.29% Tàu chở hàng lỏng 80 718.474 20.84% Tàu Container 22 208.828 6.05% Các loại tàu khác 285 579.828 16.82% Tổng 1.107 3.447.474 100% Nguồn: Visaba Times Thứ nhất là đội tàu của quốc gia mới chỉ chiếm 20% nhu cầu vận tải đường biển. Thứ hai là đội tàu quốc gia hầu hết là những tàu cũ, nhỏ, khả năng chạy tuyến quốc tế không cao. Thứ ba là nhu cầu vận tải biển không ngừng tăng cao trong những năm qua và dự báo trong những năm tới còn phát triển hơn nữa. Với những yếu tố cơ bản trên có thể thấy việc đầu tư phát triển đội tàu là hết sức cần thiết, nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội lớn đối doanh nghiệp cũng như đối với nền kinh tế quốc gia. 2.2 Thị trường của dự án. Thị trường của dự án là các tuyến trong khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Đây là tuyến công ty đã có kinh nghiệm trong quá trình khai thác trước đây. Danh sách 30 nền kinh tế có giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới Nhập khẩu Xuất khẩu 1. Mỹ: 1.920 tỷ USD 2. Đức: 910 tỷ USD. 3. Trung Quốc: 792 tỷ USD. 4. Anh : 601 tỷ USD. 5. Nhật Bản: 577 tỷ USD. 6. Pháp: 533 tỷ USD. 7. Italia: 436 tỷ USD. 8. Hà Lan 416 tỷ USD. 9. Canađa, 357 tỷ USD. 10. Bỉ 356 tỷ USD. 11. Hồng Công 336 tỷ USD. 12. Tây Ban Nha: 319 tỷ USD. 13. Hàn Quốc: 309 tỷ USD. 14. Mêhicô: 268 tỷ USD. 15. Xingapo: 239 tỷ USD.  16. Đài Loan: 203 tỷ USD. 17. Ấn Độ: 174 tỷ USD. 18. Nga: 164 tỷ USD. 19. Thụy Sỹ: 141 tỷ USD. 20. Ôxtrâylia: 140 tỷ USD. 21. Áo: 139 tỷ USD. 22. Thổ Nhĩ Kỳ 137 tỷ USD. 23. Malaixia: 131 tỷ USD. 24. Thái Lan: 129 tỷ USD. 25. Thụy Điển: 126 tỷ USD. 26. Ba Lan 124 tỷ USD. 27. Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất: 95 USD. 28. Cộng hòa Séc: 93 tỷ USD. 29. Braxin: 88 tỷ USD. 30. Đan Mạch: 86 tỷ USD. 1- Đức: 1.112 tỷ USD) 2- Mỹ: 1.037 tỷ USD) 3- Trung Quốc: 969 tỷ USD 4- Nhật Bản: 647 tỷ USD 5- Pháp: 490 tỷ USD. 6- Hà Lan: 462 tỷ USD 7- Anh: 443 tỷ USD 8- Italia: 410 tỷ USD 9- Canada: 388 tỷ USD 10 - Bỉ: 372 tỷ USD. 11- Hàn Quốc: 326 tỷ USD. 12. Hồng Công 323 tỷ USD. 13- Nga: 305 tỷ USD. 14. Xingapo: 272 tỷ USD. 15. Mêhicô: 250 tỷ USD. 16. Vùng lãnh thổ Đài Loan 224 tỷ USD. 17. Arập Xêút: 209 tỷ USD. 18. Tây Ban Nha: 206 tỷ USD. 19. Malaixia: 161 tỷ USD. 20. Thụy Sĩ: 147,5 tỷ USD. 21. Thụy Điển: 147,3 tỷ USD. 22. Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất: 139 tỷ USD. 23. Áo: 138 tỷ USD. 24. Braxin: 137 tỷ USD. 25. Thái Lan: 131 tỷ USD. 26. Ôxtrâylia : 123 tỷ USD. 27. Na Uy: 122 tỷ USD. 28. Ấn Độ: 120 tỷ USD. 29. Ailen: 113 tỷ USD. 30. Ba Lan: 110 tỷ USD. Nguồn: Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia Châu Á đang có tốc độ phát triển cao, đặc biệt là khu vực Đông Á. Theo dự báo năm 2007 tốc độ phát triển của Trung Quốc có thể đạt 10,9% so với mức 10,7% trong năm 2006. Nền kinh tế của Đài Loan, Nhật Bản vẫn giữ tốc độ phát triển ổn định. Qua những số liệu trên có thể thấy hoạt động thương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Hội sỏ chính Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.DOC
Tài liệu liên quan