Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận của công tác xây dựng quỹ nhà, quỹ đất tái định cư giải phóng mặt bằng. 4
I. Sơ lược về vấn đề giải phóng mặt bằng 4
1. Quá trình đô thị hoá và vấn đề giải phóng mặt bằng. 4
2. Công tác GPMB và vấn đề ĐBGPMB 6
II. Vấn để TĐC và phát triển quỹ nhà ở, quỹ đất TĐC phục vụ GPMB 13
1. Khái niệm TĐC và công tác TĐC 13
2. Những quy định chung về tái định cư. 16
Chương II: Thực trạng công tác xây dựng quỹ nhà ở và quỹ đất ở TĐC tại Hà nội. 25
I. Đặc điểm kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hoá ở 25
Hà nội. 25
1. Đặc điểm kinh tế- xã hội. 25
2. Quá trình đô thị hoá và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà nội. 27
3. Vài nét về thực trạng GPMB và ĐBGPMB ở Hà nội. 29
II. Thực trạng quỹ nhà ở, đất ở tái định cư trên địa bàn Thành Phố Hà Nội. 36
1. Về cơ chế chính sách. 37
2. Thực trạng công tác xây dựng quỹ nhà ở, quỹ đất ở phục vụ TĐC trên địa bàn thành phố Hà nội. 38
III. Đánh giá kết quả công tác xây dựng quỹ nhà ở, đất ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng trên thành phố Hà Nội. 56
1. Kết quả đã đạt được. 56
2. Tồn tại và nguyên nhân. 58
Chương III: Giải pháp thúc đẩy phát triển quỹ nhà, quỹ đất TĐC phục vụ giải phóng mặt bằng. 63
I. Kế hoạch xây dựng quỹ nhà, quỹ đất tái định cư đến năm 2010 trên địa bàn thành phố Hà Nội. 63
1. Nhu cầu di dân tái định cư. 63
2. Chỉ tiêu kế hoạch. 63
3. Quan điểm thực hiện. 66
II. Kiến nghị và giải pháp phát triển quỹ nhà ở, quỹ đất tái định cư phục vụ di dân giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà nội . 66
1. Giải pháp về cơ chế chính sách. 67
2. Giải pháp về quy mô, cơ cấu, diện tích căn hộ tái định cư. 68
3. Giải pháp về tài chính. 69
4. Giải pháp đẩy mạnh triển khai xây dựng quỹ nhà, quỹ đất tái định cư bằng nhiều hình thức. 69
5. Giải pháp về tạo việc làm và ổn định đời sống dân cư tại khu tái định cư. 70
6. Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức. 71
Kết luận 73
Tài liệu tham khảo 74
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác xây dựng quỹ nhà, quỹ đất tái định cư giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cả là sự đổi của bộ mặt các đô thị ở Việt Nam.
Nhìn lại quá trình phát triển đô thị Hà nội đặc biệt từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách đổi mời từ năm 1986 đến nay bộ mặt đô thị Hà nội cũng đã có sự thay đổi khá lớn. Khối lượng các công trình, dự án được triển khai xây dựng trên địa bàn tăng rất nhanh. Bên cạnh các dự án về phát triển nhà ở là các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ lợi ích công cộng khác có quy mô lớn, khu công nghiệp tập trung, các khu vui chơi giải trí… diện tích nội thành và các khu vực đô thị hoá mở rộng nhanh chóng. Đi đôi với việc phát triển mạnh, gia tăng với quy mô số lượng các công trình thì chất lượng các công trình cũng đuợc chú ý, hàng trăm công trình có quy mô lớn, mức độ tiện nghi cao hình thức kiến trúc đẹp tạo nên một diện mạo Hà nội mới văn minh, hiện đại. Bên cạnh các công trình kiến trúc là các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường xá, nút giao thông, cấp điện, thoát nước, thông tin liên lạc….) cũng đã có sự phát triển đột phá với chất lượng cao hơn hẳn, góp phần làm cho phát triển thành phố có tổ chức và đồng bộ. Trong phát triển đô thị, đã tạo được phương thức phát triển theo hướng tiên tiến: từ phát triển manh mún, từng công trình riêng lẻ dần dần đi vào phát triển theo các dự án đồng bộ, có quản lý và kiểm soát của chính quyển. Triển khai nghiên cứu gần 200 danh mục khảo sát, thiết kế quy hoạch: tổng thể chuyên ngành, thiết kế quy hoạch, các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị công trình công cộng văn hoá xã hội vui chơi giải trí, bảo tồn tôn tạo các khu phố cổ, các khu đặc trưng của Hà nội, phục vụ chương trình phát triển nhà ở, kỷ niệm 990 năm- 1000 năm Thăng Long- Hà nội.
Thành phố đã đầu tư xây dựng cơ bản gần 70.000 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 14.000 tỷ đồng cho hàng nghìn công trình thuộc các lĩnh vực phát triển đô thị, bao công tác thiết kế quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm góp phần tăng GDP của thành phố hàng năm.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị được đưa vào quy hoạch và tổ chức thực hiện như: hệ thống đường giao thông nội đô, hệ thống bến bãi đỗ xe, hệ thống cấp thoát nước… Các dự án về xây dựng mới các khu đô thị, cải tạo, duy tu, bảo dưỡng các khu nhà ở, truờng học… được tiến hành triển khai thực hiện trên địa bàn toàn thành phố.
Tuy nhiên công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về phát triển kinh tế xã hộị, quy hoạch chi tiết triển khai chậm, chưa thực sự đổi mới tương xứng với nền kinh tế thị trường, sự chỉ đạo phối hợp thực hiện còn chưa đồng bộ, quản lý xây dựng còn nhiều hạn chế, tình hình xây dựng nhà ở không phép, sai phép của nhân dân còn nhiều và phức tạp.
Quan điểm phát triển kinh tế của thủ đô Hà nội theo xu hướng đẩy mạnh nâng cao tỷ trọng các ngành thương mại- dịch vụ, công nghiệp giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Do vậy nhu cầu về quỹ đất đai sử dụng xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị hạ tầng xã hội…phục vụ cho các mục đích phát triển của thủ đô là hết sức lớn, đòi hỏi phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng cụ thể.
Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến 2010 diện tích đất nông nghiệp của thành phố giảm 10.781ha so với năm 2000. Dự báo đến năm 2020 đất nông nghiệp chỉ còn chiếm từ 25% đến 30% diện tích đất tự nhiên. Đồng thời từ năm 2000- 2010 Nhà nước sẽ phải thu hồi khoảng 870ha đất có nhà ở và công trình, sẽ có khoảng 35.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng chỗ ở, do vậy gây nên một thực tế là áp lực về giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn hộ nông dân và địa điểm kinh doanh dịch vụ cho những người ở mặt phố bị thu hồi đất là một bức xúc lớn.
3. Vài nét về thực trạng GPMB và ĐBGPMB ở Hà nội.
3.1. GPMB và ĐBGPMB ở Hà nội.
Hiện nay và trong thời gian tới, thủ đô Hà nội là một trong số các địa bàn có quy mô và tốc độ đầu tư- đô thị hoá cao, hàng loạt các dự án mở rộng không gian thành phố, giải toả các mối giao thông, di chuyển các xí nghiệp cũ, các dự án xây dựng khu đô thị, các dự án phát triển nhà ở… Thực hiện tốt GPMB đã và đang là điều kiện tiên quyết để tiến hành dự án, góp phần đảm bảo nhịp độ phát triển đô thị, nâng cao năng lực quản lý đô thị trong thời gian tới. Tuy nhiên công tác đền bù GPMB khi Nhà nước thu hồi đất lại là một vấn đề mang tính kinh tế xã hội phức tạp liên quan đến lợi ích của nhiều người.
Biểu 1: Số liệu tổng hợp về công tác ĐBGPMB từ năm 2000- 2003
Năm
Số lượng dự án đủ điều kiện GPMB
Dự án đã hoàn thành GPMB
Diện tích đất thu hồi GPMB (ha)
Số hộ có liên quan nhận ĐB (hộ)
Tiền bồi thường chi trả ĐB (triệu)
Bố trí TĐC
2000
2001
2002
2003
130
257
309
366
64
159
201
260
349
733
1003
1.423
11.450
222.662
27.767
36.127
438
768
930
1237
1602
969
1800
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác GPMB trên địa bàn thành phố Hà nội qua các năm của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà nội.)
Số liệu tổng hợp cho thấy rõ dự án cần giải phóng mặt bằng ngày càng tăng lên với diện tích đất thu hồi và số hộ ảnh hưởng tăng rất cao. Các hộ bị thu hồi đất theo quy định đều được hưởng đền bù bằng tiền, đất hoặc được bố trí vào các khu TĐC trên địa bàn thành phố. Số hộ nhận tiền đền bù cũng tăng lên song xu hướng là người dân chấp nhận phương án tái định cư ở các khu TĐC cũng được thể hiển rất rõ. Nhu cầu TĐC là tăng lên trong những năm vừa qua, tuy nhiên việc đáp ứng yêu cầu này của Nhà nước vẫn còn nhiều việc phải xem xét.
Vấn đề ĐBGPMB tại thủ đô Hà nội thể hiện ở bảng trên cho thấy đã có những bước thay đổi rất mạnh đáp ứng theo nhu cầu về đất đai phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của thủ đô trong thời kỳ CNH- HĐH theo kế hoạch sử dụng đất 5 năm (từ 2001-2005) trên toàn thành phố. Đặc biệt năm 2003, được coi là năm bản lề của kế hoạch 5 năm, là năm tiếp tục về công tác ĐBGPMB, giao thông kỷ cương và văn minh đô thị. Hiệu quả các chỉ tiêu cơ bản về khối lượng công việc đều vượt cao so với những năm trước với tiến độ nhanh hơn, chất lượng tốt hơn.
- Số lượng dự án đầu tư có liên quan thu hồi đất trong năm là 429 dự án, trong đó có 366 dự án đủ điều kiện triển khai thủ tục, thực hiện công tác GPMB đạt tỷ lệ 85,31% với diện tích là 2.411,5 ha. Hoàn thành GPMB bàn giao cho chủ đầu tư để triển khai xây dựng 260 dự án (trong đó có 198 dự án hoàn thành 100%) tăng 63 dự án, vượt 31% so với năm 2002. Số hộ bố trí TĐC được 1.800 hộ so với năm 2002 tăng gấp 2 lần.
- Số lượng 106 dự án đã đủ điều kiện nhưng chưa GPMB xong là do: 42 dự án đang điều tra khảo sát; 23 dự án trường học chưa có quyết định cấp đất, thiếu quỹ nhà tái định cư như: 8 dự án khu di dân TĐC của cầu Thanh Trì, vành đai III, 05 dự án ở Quận Đống Đa thiếu quỹ nhà như nút giao thông Ngã Tư Sở, Hồ Văn Chương, công viên Đống Đa… 06 dự án ở Quận Ba Đình (nhà Quốc Hội, Hội trường Ba Đình…) 04 dự án thuộc Quận Tây Hồ… còn lại là các dự án vướng mắc về thủ tục xây dựng như phải điểu chỉnh lại tổng mức đầu tư, dân khiếu nại không cho điều tra khảo sát, không nhận tiền nhà đền bù di chuyển…
- Trong năm 2003 đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, hoàn thành các dự án cấp bách quan trọng thuộc 9 cụm công trình trọng điểm, các dự án trọng điểm TW và địa phương, dự án phục vụ SEAGAMES 22 tiến độ GPMB được tập trung cao độ, đẩy nhanh và dứt điểm đảm bảo thời gian quy định.
- Đến quý I năm 2004 trên toàn thành phố có 313 dự án liên quan đến công tác GPMB trong đó có 227 dự án chuyển tiếp từ năm 2003. Số dự án đủ điều kiện triển khai là 251 dự án với diện tích đất thu hồi là 1.207 ha liên quan ĐBGPMB đến 25.067 hộ gia đình; hiện có 15 dự án đã hoàn thành GPMB và bàn giao cho chủ đầu tư. Sở Tài nghuyên môi trường và Nhà đất Hà nội cũng đã thụ lý và trình UBND thành phố ra quyết định bán 209 căn hộ diện tích 12.686 m2 nhà ở cho 209 hộ gia đình thuộc diện di chuyển GPMB, tiếp nhận 543 căn hộ tái định cư để phục vụ công tác GPMB tại làng quốc tế Thăng Long và khu đô thị mới Định Công.
Các nguồn vốn huy động tập trung cho ĐBGPMB tăng lên rõ rệt, bao gồm cả nguồn vốn để xây dựng quỹ đất, quỹ nhà TĐC và nguồn vốn dành đền bù trực tiếp bằng tiền cho các hộ gia đình.
Tuy đã có những bước chuyển biến mạnh nhưng công tác GPMB của nhiều dự án (trong đó có cả các dự án quan trọng, cấp quốc gia) vẫn đang bị ách tắc kéo dài, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế làm nản lòng nhiều nhà đầu tư cũng như gây căng thẳng về xã hội… Vấn đề này được giải thích bởi nhiều nguyên nhân trong đó có một nguyên nhân hết sức quan trọng cần được quan tâm chú ý và có biện pháp cải thiện ngay đó là công tác xây dựng quỹ nhà quỹ đất dành riêng cho các hộ di dời TĐC. Nhu cầu nhà ở, đất ở TĐC ngày càng tăng lên tuy nhiên nguồn nhà TĐC lại rất thiếu so với nhu cầu mà vẫn chưa được giải quyết do hầu hết các chủ dự án không chủ động chuẩn bị trước quỹ nhà, quỹ đất TĐC nhiều dự án tiến độ kéo dài do không có nhà đất TĐC ảnh hưởng lớn tới tiến độ GPMB cho các dự án phát triển. Do vậy, yêu cầu trước mắt đặt ra là việc phát triển quỹ nhà quỹ đất TĐC phải được xây dựng và phát triển đi trước một bước hỗ trợ cho công tác ĐBGPMB nhằm hoàn tất tiến độ GPMB cho các dự án.
3.2. Nhu cầu nhà ở TĐC.
Công cuộc đổi mới trong những năm qua đã đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội để bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hoá đã tạo sức ép khá căng thẳng về nhiều mặt, trong đó vấn đề nhà ở. Việc tăng dân số tự nhiên và di dân tự do làm cho dân số đô thị tăng nhanh, trong khi việc cải thiện điều kiện ở tại chỗ không đáp ứng được, dẫn đến việc nhà cửa xây dựng tràn lan, lộn xộn, phá vỡ quy hoạch làm mất cảnh quan và kiến trúc đô thị…
Việc nhà ở TĐC mới với cơ sở hạ tầng đồng bộ nhằm cụ thể hoá điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, tạo điều kiện cho việc đẩy nhanh công tác GPMB cho các dự án xây dựng, giảm áp lực về tập trung dân cư và sử dụng quá tải cơ sở hạ tầng tại các quận nội thành hiện nay.
Những thuận lợi cơ bản cho việc đầu tư xây dựng nhà ở TĐC là Hà nội có tiềm lực kinh tế lớn, có dân số đô thị tiếp tục gia tăng và nhu cầu về nhà ở đô thị không hề giảm, trong khi tiêu chuẩn sống, môi trường của dân cư đô thị hiện đang đòi hỏi phải được cải thiện tốt hơn. Mặt khác, mặc dù tỷ lệ dân sống ở nông thôn hiện chiếm tới 80% dân số cả nước, nhưng quá trình đô thị hoá, hệ quả của công cuộc CNH, HĐH sẽ mau chóng đưa dân số đô thị đạt tỷ lệ xấp xỉ 50% . Vì vậy việc xây dựng nhà ở TĐC của Hà nội là một giải pháp đúng đắn phù hợp quy luật khách quan của quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế- xã hội.
Hơn nữa, qúa trình GPMB cho các dự án đầu tư phát triển các công trình công cộng khác của Nhà nước đặt ra yêu cầu rất cấp thiết là việc tìm ra một phương án đền bù thích hợp, thoả đáng cho người dân bị di chuyển. Trong điều kiện quỹ đất dự trữ của thành phố là hết sức có hạn, phương án đền bù bằng đất cho người dân là khó thực hiện, thậm chí cả phương án đền bù bằng tiền đối với người thiệt hại cũng đặt ra nhiều bức xúc lớn do làm phát sinh các vấn đề xã hội. Do vậy phương án bồi thường bằng nhà ở TĐC, bố trí sắp xếp TĐC đối với các hộ gia đình bị di dời là phương án được áp dụng và mang tính khả thi. Hiện nay, phần đa các dự án ĐBGPMB chủ yếu được thực hiện bằng hình thức TĐC bằng căn hộ TĐC đối với các hộ trong khu vực nội thành, chỉ giao đất TĐC theo hạn mức quy định cho các trường hợp là hộ sản xuất nông nghiệp ở khu vực ngoại thành.
Quyết định 108/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là cơ sở để nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà ở TĐC mới của Hà nội, đưa Hà nội trở thành một thủ đô hiện đại, ngang tầm với các thủ đô khác trên thế giới vào đầu thế kỷ XXI. Thêm vào đó, việc đầu tư xây dựng khu TĐC không chỉ là mục tiêu, nguyện vọng, ý chí mà còn là một lợi ích quốc gia, nên được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân.
Đặc biệt trong những năm gần đây, nhiều dự án phát triển đô thị đã và đangđược triển khai, dẫn đến nhu cầu GPMB tăng lên, nhu cầu GPMB, di dân TĐC tăng lên, nhu cầu ĐBGPMB, di dân TĐC tăng lên. Năm 2002- 2003 được coi là “năm đồng khởi” về GPMB ở Hà nộikhiến nhu cầu di dân GPMB cho các dự án tăng lên, ước tính cần di dân khoảng 7.552 hộ, trong đó điển hình ở các quận có nhu cầu TĐC cao là:
- Quận Ba Đình: tổng số nhu cầu TĐC: 1400 hộ, trong đó:
+ Dự án xây dựng nhà quốc hội, Hội trường Ba Đình: 100 hộ.
+ Dự án xây dựng trung tâm giao dịch và điều hành viễn thông: 98 hộ.
+ Dự án xây dựng đài truyền hình Việt Nam: 49 hộ
+ Dự án xây dựng đường Đội Cấn- Hồ Tây: 200 hộ
+ Dự án xây dựng công viên Đống Đa: 130 hộ
- Quận Đống Đa : tổng nhu cầu TĐC: 1.326 hộ, trong đó:
+ Dự án xây dựng đường vầnh đai I( Kim Liên- Ô chợ dừa): 300 hộ
+ Dự án xây dựng nút giao thông Ngã Tư Sở: 300 hộ
+ Dự án xây dựng công viên văn hoá thể thao vui Đống Đa: 300 hộ
- Quận Thanh Xuân: tổng số nhu cầu TĐC: 1.230 hộ, trong đó :
+ Dự án xây đường vành đai III: 500 hộ.
+ Dự án thoát nước Hà nội giai đoạn 1 : 641 hộ.
- Huyện Thanh trì: tôr số nhu cầu TĐC là: 1.199 hộ, trong đó:
+ Dự án xây dựng đường vành đai III và nam cầu Thanh trì là: 970 hộ
+ Dự án thoát nước Hà nội giai đoạn I là: 200 hộ
Số hộ TĐC trong các dự án ngày càng tăng lên do quá trình đô thị hoá đã đẩy giá đất và giá nhà ở đô thị tăng lên rất cao. Những hộ bị di dời với số tiền được đền bù sẽ rất khó có khả năng mua đất, mua nhà tại nơi khác, do vậy, nhu cầu về TĐC tăng lên, người dân có xu huớng nhận nhà, nhận đất tại các khu đã được quy hoạch dành cho TĐC.
Theo số liệu tổng hợp về giải quyết TĐC từ năm 1995 đến 2003 trên địa bàn thành phố Hà nội cho thấy:
- Từ năm 1995 đến 2000: tổng số hộ di dân GPMB có khoảng 1300 hộ, trong đó số hộ nhận tiền đền bù khoảng 11500 hộ, số hộ TĐC khoảng 1500 hộ (chiếm tỷ lệ 12%).
- Năm 2001: tổng số hộ di dân GPMB là khoảng 24300 hộ. Trong đó số hộ nhận đền bù khoảng 22650 hộ, số hộ TĐC khoảng 1650 hộ (chiếm tỷ lệ 7,3%).
- Năm 2002: tổng số hộ di dân GPMB khoảng 28900 hộ, trong đó số hộ nhận đền bù khoảng 27700 hộ, số hộ TĐC khoảng 1200 hộ(chiếm tỷ lệ 4,2%).
- Năm 2003: tổng số hộ di dân GPMB khoảng 44700 hộ.Trong đó số hộ nhận đền bù khoảng 36700 hộ, số hộ TĐC khoảng 8000 hộ (chiếm tỷ lệ 18%).
Biểu 2 : Tổng hợp nhu cầu di dân và bố trí TĐC các năm 1995 và dự báo đến năm 2005
Năm
Tổng hợp số hộ di dân GPMB
Số hộ nhận tiền đền bù
Số hộ TĐC
Số hộ đã bố trí nhà hoặc đất
Số hộ chưa bố trí
1995-2000
13.000
11.500
1.500
950
550
2001
24.300
22.650
1.650
1.200
450
2002
28.900
27.700
1.200
970
230
2003
44.700
36.700
8.000
1.800
6.200
2004
16.000
0
16.000
2005
22.000
0
22.000
Tổng cộng
4.920
45.430
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựn các khu TĐC phục vụ di dân GPMB trên địa bàn thành phố Hà nội của Sở Quy Hoạch Kiến Trúc Hà nội.)
Nhu cầu nhận nhà TĐC ngày càng tăng lên tuy nhiên quỹ nhà, quỹ đất TĐC chua đáp ứng được nhu cầu di đân GPMB mặc dù trong thời gian qua công tác chuẩn bị quỹ nhà, quỹ đất TĐC đã được thành uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND thành phố quan tâm chỉ đạo, các ngành các cấp đã quan tâm chỉ đạo, tập trung thực hiện, góp phần triển khai có kết quả các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố.
II. Thực trạng quỹ nhà ở, đất ở tái định cư trên địa bàn Thành Phố Hà Nội.
Quá trình đô thị hoá diễn ra với quy mô và tốc độ cao, hàng loạt dự án mở rộng không gian thành phố, cải tạo các nút giao thông, xây dựng các tuyến đường, di chuyển các xí nghiệp cũ, các dự án xây dựng khu đô thị mới, phát triển nhà ở,… đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với công tác GPMB trên địa bàn Thành Phố Hà Nội. Thực hiện tốt GPMB là điều kiện tiên quyết để tiến hành dự án, góp phần đảm bảo nhịp độ phát triển đô thị, và nâng cao năng lực quản lý đô thị trong tình hình mới.
Kết quả thực hiện công tác GPMB trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ và chuyển biến tích cực, tuy vậy đối với nhiều dự án vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, đặc biệt trong cơ chế thị trường tính chất GPMB ngày càng quyết liệt, sự va chạm quyền lợi giữa cá nhân với tập thể và Nhà nước ngày càng phức tạp, gay gắt.
Công tác TĐC là một khâu quan trọng trong công tác GPMB, quyết định tiến độ triển khai và hiệu quả của các dự án phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn Thành Phố. Việc chủ động chuẩn bị trước quỹ nhà, quỹ đất TĐC đảm bảo chất lượng, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tạo điều kiện ổn định đời sống và việc làm, tái tạo thu nhập cho đối tượng phải di dời, góp phần phân bổ lại dân cư trên địa bàn là nhu cầu cấp bách hiện nay của Thành Phố. Nhận thức rõ vấn đề này, UBND Thành Phố Hà Nội cùng các Sở, Ban, Ngành, chính quyền địa phương có liên quan đang tích cực quan tâm đẩy mạnh công tác xây dựng quỹ nhà ở, đất ở TĐC phục vụ di dân GPMB song song với các công tác và phương án đền bù khác và coi đây là một nhiệm vụ có tính chiến lược và lâu dài.
1. Về cơ chế chính sách.
Dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành quy định về đền bù thiệt hại, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, UBND Thành Phố Hà Nội cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định về chính sách và biện pháp đền bù thiệt hại GPMB và TĐC phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, trong đó các văn bản có liên quan đến công tác xây dựng quỹ nhà, quỹ đất TĐC, GPMB cũng được ban hành khá cụ thể:
- Nghị Quyết 20/NQ- TU ngày 13/7/2000 của Thành uỷ Hà Nội và Nghị Quyết số 09/NQ- HĐ của Hội đồng nhân dân Thành phố về công tác GPMB, xác định rõ đây là nội dung quan trọng nhằm thực hiện chương trình phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô, đồng thời cũng xác định rõ: Tập trung mọi nguồn vốn đầu tư xây dựng trước hạ tầng kỹ thuật và các khu tái định cư đi trước một bước, đảm bảo những hộ trong diện GPMB được bố trí TĐC với diện tích và điều kiện kỹ thuật hạ tầng đô thị không thấp hơn nơi ở cũ; dành 100% tiền sử dụng đất thu được khi giao đất định cư, 100% tiền bán nhà theo Nghị định 61/CP, một phần tiền đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng quỹ nhà TĐC phục vụ GPMB.
- Quyết định số 123/QĐ- UB ngày 6/12/2001 quy định nguyên tắc về quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, cải tạo sửa chữa nhà ở trên địa bàn Thành phố. Quy định về tổ chức xây dựng các khu đô thị mới đảm bảo đồng bộ về cơ sở hạ tầng đô thị (điện, đường, nhà ở, trường học, bệnh viện, vui chơi, giải trí,…) bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để tạo lập cuộc sống ổn định sinh hoạt, làm việc, giao tiếp thuận tiện, đảm bảo không gian hợp lý, tạo mặt phố cho các trục giao thông chính và các tuyến đường khu vực, đảm bảo thông thoáng, cần thiết giữa các nhà ở trong khu dân cư. Quy định về nguyên tắc sử dụng quỹ nhà ở, đất ở sau khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật: đối với dự án kinh doanh hạ tầng, xây dựng nhà ở để bán, chủ đầu tư phải dành 20% quỹ đất ở (hoặc 30% quỹ nhà) để bổ sung vào quỹ nhà ở, đất ở Thành Phố phục vụ di dân GPMB.
Đồng thời Nghị định quy định về tạo điều kiện để người sử dụng đất hợp pháp khi bị thu hồi để xây dựng đường và phố được tái định cư ngay vào các căn hộ sau khi xây dựng xong, có diện tích tương đương với số tiền bồi thường thiệi hại…
- Quyết định số 01/QĐ - UB ban hành quy chế mua nhà đã xây dựng hoặc theo đơn đặt hàng để phục vụ di dân GPMB theo phương thức huy động các nguồn vốn ứng trước đầu tư xây dựng nhà ở của các thành phần kinh tế.
- Quyết định số 63/QĐ - UB và Quyết định số 91/2003/QĐ - UB về đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn Thành phố, trong đó có nguồn bổ sung kinh phí để xây dựng nhà ở tái định cư.
- Quyết định số 15/2003/QĐ- UBND ngày 17/01/2003 về ban hành giá bán căn hộ chung cư cao tầng cho các đối tượng TĐC khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn thành phố Hà nội.
UBND thành phố cũng đã ban hành chính sách quy định về các hình thức TĐC phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị hoá, cũng như cơ cấu căn hộ phục vụ di dân GPMB…
2. Thực trạng công tác xây dựng quỹ nhà ở, quỹ đất ở phục vụ TĐC trên địa bàn thành phố Hà nội.
2.1. Về quy hoạch địa bàn xây dựng khu TĐC.
Từ những năm 90, các dự án phát triển gây TĐC không tự nguyện ngày càng tăng lên nhanh chóng ở Việt Nam. Trong số các dự án đầu tư hạ tầng đã được phê duyệt giai đoạn 96- 2000, có 150 dự án đòi hỏi phải dụng đất, đền bù và TĐC bắt buộc. Ước tính hàng năm phải di chuyển ít nhất là 100.000 hộ gia đình.
Đối với dự án có nguồn vốn trong nước, những người bị ảnh hưởng chỉ được nhận tiền đền bù cho những tài sản bị thiệt hại và tiền hỗ trợ di chuyển cho những gia đình phải di chuyển, sau đó hộ gia đình tự sắp xếp di chuyển theo kế hoạch của bản thân và tự lo lấy cuộc sống tiếp theo. Hội đồng GPMB sau khi trả xong tiền đền bù cho các hộ bị ảnh hưởng sẽ được giải thể vì coi như đã hoàn thành nhiệm vụ. Đối với các dự án bắt đầu thực hiện từ sau tháng 4/1998 với Nghị định 22/1998/NĐ- Chính phủ chính quyền địa phương sẽ có thêm trách nhiệm về việc quyết định và tổ chức thực hiện lập khu TĐC tập trung hoặc phân tán cho các hộ phải di chuyển chỗ ở, xây dựng cơ sở hạ tầng rồi bố trí đất ở cho các hộ này tại khu TĐC. Trên thực tế, công tác TĐC được thực hiện không giống nhau ở các địa phương và trong các dự án khác nhau, tuỳ thuộc vào chính sách của từng địa phương cũng như của từng dự án mắc dù vẫn dựa trên nền tảng chung của chính sách Nhà nước. Trong những năm qua UBND thành phố đã chỉ đạo mạnh hơn các hình thúc TĐC phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị, theo hướng CNH, HĐN, sử dụng tiết kiệm đất đai. Các khu TĐC đã được xây dựng mới trên địa bàn thành phố cũng như các dự án xây dựng khu TĐC cũng đang được triển khai mạnh.
Đặc biệt trong năm 2003, UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo mạnh tiến độ xây dựng quỹ nhà ở và quỹ đất ở TĐC, trước mắt đáp ứng kịp thời hỗ trợ tiến độ GPMB phục vụ các công trình SeaGames 22. Kế hoạch năm 2003 thành phố bố trí vốn 1.123 tỷ đồng để xây dựng nhà TĐC và nhà chính sách. Hiện nay, thành phố đang chỉ đạo triển khai 15 dự án xây dựng nhà ở TĐC, có ước khoảng 11.638 căn hộ, 5 dự án đã bố trí TĐC còn chuyển sang năm 2003 là 431 căn hộ và 15 dự án xây dựng khu TĐC chia lô có hạ tầng ở các huyện ngoại thành, ước có khoảng 1790 lô đất.
Ngoài việc xây dựng các khu TĐC tập trung, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Địa chính- Nhà đất rà soát toàn bộ quỹ đất 205 và quỹ nhà 30% tại các dự án xây dựng nhà ở kinh doanh để bổ xung quỹ nhà ở phục vụ công tác GPMB và các đối tượng chính sách. Hiện có 31 dự án xây dựng nhà ở bán có quỹ đất 20% hoặc quỹ nhà 30% bàn giao cho thành phố, dự kiến khoảng 13.500 căn hộ.
Tổng hợp các dự án có quỹ đất di dân GPMB trên địa bàn thành phố cho thấy:
- Tống số dự án: 171 dự án
- Tổng diện tích đất dự án: 21.960 ha
- Tổng diện tích sàn nhà ở: 38.610.000m2
- Số người đạt được: 1.748.000 người
- Quỹ di dân: 5.107 ha
- Tổng diện tích sàn nhà ở: CAPut!’.508.000m2
- Số hộ đạt được:194.500 hộ
Trong đó:
1. Dự án di dân GPMB :
- Tổng số dự án: 81
- Tổng diện tích đất: 3.073 ha
- Tổng diện tích sàn nhà ở: 9.942.000 m2
- Số hộ đạt được: 102.200 hộ
2. Quỹ đất 20% (quỹ nhà 30%) trong các khu đô thị:
- Tổng số dự án : 90
- Quy mô: 2.034 ha
- Tổng diện tích sàn nhà ở: 9.566.000 m2
- Số hộ đạt được: 92.300 hộ
Chi tiết ở các quận, huyện được thể hiện ở bảng:
Biểu 3 : Tông hợp các danh mục các dự án nhà ở phục vụ TĐC GPMB trên địa bàn thành phố Hà nội .
Biểu 4 : Danh mục các dự án có quỹ đất 20%( quỹ đất 30%) phục vụ TĐC GPMB trên địa bàn thành phố Hà nội
Trong những năm qua, thành phố đặc biệt chú trọng công tác TĐC nhằm đẩy mạnh công tác GPMB, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện, đáp ứng yêu cầu tiến độ các công trình phục vụ Seagames 22 như: các dự án xây dựng khu liên hiệp thể thao quốc gia, 4 công trình đường trọng điểm vào khu thể thao quốc gia (mở rộng nút Mai Dịch và đường 32, đường nối vành đai III vào khu thể thao, đường nối từ quốc lộ 32 qua khu đô thị Mỹ Đình I, II vào khu thể thao); đường vành đai 4, đường Đội Cấn- Hồ Tây, nút Ngã Tư Sở, 9 cụm công trình trọng điểm và các công trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố. Để chuẩn bị quỹ đất, quỹ nhà chủ động phục vụ TĐC đáp ứng yêu cầu GPMB thực hiện các dự án đầu tư, thành phố đã chỉ đạo các ngành xây dựng kế hoạch riêng về công tác này; đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách: thu hồi 20% diện tích đất hoặc 30% quỹ nhà xây dựng của các dự án phát triển nhà ở để phục vụ quỹ nhà TĐC; đẩy nhanh tiến độ quỹ nhà TĐC bằng các hình thức trực: ngân sách- trực tiếp đầu tư, đặt hàng mua nhà hoặc mua nhà đã xây dựng của các doanh nghiệp; phấn đấu năm 2003- 2005 chuẩn bị được 1,4 triệu m2 sàn nhà ở, tương ứng với CAPut!’.000 căn hộ. Hầu hết các dự án phải GPMB trong thời gian tới đều được quy hoach, chuẩn bị dự trù khu TĐC, tuy nhiên hầu hết chỉ dừng lại ở mức độ là các dự án trên giấy tờ, chỉ một sô ít các dự án hiện đã và đang được triển khai. Điều này chính là một trong những bất cập thể hiện rất rõ hiện nay trong công tác xây dựng quỹ nhà ở, đất ở TĐC phục vụ di dân GPMB.
Biểu 5: Một số kết quả bố trí TĐC trên địa bàn thành phố
Tiêu chí
Theo quy hoạch dự kiến đạt được
Nhu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1078.DOC