Chuyên đề Thực trạng của hệ thống thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam

Chương I: Các phương thức thanh toán quốc tế

 

I. Các phương thức thanh toán quốc tế.

1.Khái niệm và các đặc trưng về thanh toán quốc tế.

1.2Tính bức xứcvà cần thiết của hệ thống thanh toán quốc tế trong ngoại thương.

1.3Các nhân tố ảnh hưởng đến phương thức thanh toán quốc tế trong ngoại thương.

2. Các phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng trong ngoại thương:

2.1 Hối phiếu.

2.2 Séc.

2.3Kỳ phiếu.

3. Các điều kiện thanh toán quốc tế quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương:

3.1 Điều kiện tiền tệ:

3.2 Điều kiện địa điểm thanh toán

3.3 Điều kiện thời gian thanh toán

3.4 Điều kiện phương thức thanh toán

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế.

4.1Tỷ giá hối đoái

4.2 Các chính sách và biện pháp tài chính

4.3 Vai trò của Ngân hàng trong thanh toán quốc tế.

II. Ảnh hưởng của một số đồng tiền tới hệ thống thanh toán quốc tế .

1. Ảnh hưởng của đồng USA

1.1 Đối với sự đầu tư của nước ngoài về vấn đề đôla hoá nền kinh tế.

1.2 Thanh toán quốc tế bị ảnh hưởng như thế nào?

2. Tác động của đồng EURO tới hệ thống thanh toán quốc tế trên thế giới và tại Việt Nam.

 

 

Chương II:

THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM .

 

I . Hiện trạng chung về hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại.

1. Hoạt động kinh doanh đối ngoại của các ngân hàng thương mại- Việt Nam.

2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại -Việt Nam.

2.1 Vài nét về tình hình XNK của Việt Nam trong những năm gần đây.

2.2 Cơ cấu thị phần và một số tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế ở các Ngân hàng thương mại.

2.3 Một số kiến nghị.

3. Sự phát triển thể thức thư tín dụng trong thanh toán quốc tế (L/C) .

3.1 Một số vấn đề cần quan tâm khi sử dụng phương thức thanh toán L/C.

3.2 Nghiệp vụ thanh toán chứng từ tín dụng.

II. Xu hướng phát triển hệ thống thanh toán quốc tế và các giải pháp để hoàn thiện các phương tiện thanh toán quốc tế trong thế giới hiện đại.

1.Xu hướng phát triển của phương tiện thanh toán quốc tế trong thế giới hiện đại.

1.1 Tiền mặt.

1.2 Thanh toán không dùng tiền mặt.

1.3 Các chính sách cần thiết để phát triển các phương tiện thanh toán quốc tế.

2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc tế để hội nhập và phát triển

3. Một số ý kiến cần quan tâm trong thanh toán quốc tế.

3.1 Thành lập Ngân hàng chuyên doanh phục vụ xuất nhập khẩu.

3.2 Thực hiện ưu đãi tín dụng cho ngoại thương.

III. Tình hình hoạt động các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại NHTMCP Phương Nam.

1. Chính sách tín dụng cho vay xuất nhập khẩu của Ngân hàng.

2. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP- Phương Nam.

 

Chương III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ DỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ HIỆN NAY.

 

I. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của NHTMCP- Phương Nam.

II. Giải pháp và kiến nghị.

 

KẾT LUẬN

 

 

 

 

 

docx80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2944 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng của hệ thống thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỷ ngang và thực hiện giao hàng hoá theo L/C đó thì hậu quả thật khó tưởng tượng. ở nước ta có không ít trường hợp về vấn đề này xảy ra gây thiệt hại không nhỏ. - Thứ hai, về khả năng thanh toán và khả năng thanh toán của Ngân hàng mở L/C Các công ty xuất nhập khẩu phải thông qua Ngân hàng bản địa để tìm hiểu rõ Ngân hàng nước ngoài mở L/C. Đây là trách nhiệm thiết thực của công ty XNK, không thể ỷ lại, hoàn thành phó thác cho Ngân hàng. ở một số nước có quy định rằng công ty XNK không được nhận L/C trực tiếp không thông qua Ngân hàng địa phương thông báo hoặc xác nhận. Một vài trường hợp lừa đảo đã sử dụng thủ đoạn này gây thiệt hại với các đối tác thiếu kinh nghiệm. -Thứ ba, việc kiểm tra nội dung L/C khi vừa mới nhận được. Có người hiểu đơn giản có L/C là an tâm giao hàng, Không cần kiểm tra nội dung L/C gồm các điều khoản gì. Làm như thế là sai lầm vì nếu L/C có một số điều khoản lắt léo, chơi chữ sẽ làm cho công ty XNK rơi vào tình thế bất lợi. Bởi vậy, ngay khi nhận được L/C từ Ngân hàng bản địa thì cần phải kiểm tra nội dung của L/C, nếu có gì bất hợp lý thì yêu cầu bên đối tác sửa đổi. Không để tái hiện một số doanh nghiệp bị lỗ khi tham gia thanh toán bằng L/C với các ngoại tệ ghi không rõ ràng gây đến tranh chấp trong các phi vụ kinh tế. Đó là bài học đau xót cho các doanh nghiệp và Ngân hàng Việt nam. -Thứ tư, coi trọng và tổ chức thực hiện tốt việc lập chứng từ về hàng hoá xuất khẩu. Lập chứng từ phù hợp điều khoản L/C là nghiệp vụ kỹ thuật quan trọng đảm bảo thu hồi ngoậi tệ an toàn. Một số công ty đã đào tạo và phân công cán bộ chuyên trách lập chứng từ hàng hoá bâo gồm vận đơn (B/L), hoá đơn và các loại chứng từ khác… Các cán bộ này đã thành thạo nghiệp vụ đến mức thuộc lòng từng loại giấy tờ đó với từng loại hàng hoá và từng thị trường khác nhau. Theo thông lệ quốc tế, thì Ngân hàng xử lý nghiệp vụ L/C chỉ căn cứ vào chứng từ, không căn cứ vào hàng hoá. Bởi vậy nếu công ty giao hàng hoá đúng quy định mà lập chứng từ không phù hợp L/C thì không nhận được tiền. Ngược lại, công ty giao hàng không đúng quy định nhưng lập chứng từ phù hợp với L/C thì vẫn được rút tiền ở Ngân hàng. Đây là điều phức tạp, nhậy cảm, các bên liên quan phải hết sức chú ý và phối hợp kiểm tra để tránh rủi ro. -Thứ năm, về chứng từ giả mạo. Đây là vấn đề khókhăn chưa có giải pháp nào quy định trong UCP-500 của phòng thương mại quốc tế được hầu hết Ngân hàng quốc tế áp dụng. Thông lệ quốc tế (UCP500) cho phép Ngân hàng được miễn trách nhiệm về chứng từ giả mạo, vì thực tế Ngân hàng cũng khó phát hiện ra chứng từ giả mạo. Chính vì vậy, khi giao dịch cần có sự kiểm tra thông tin về đối tác, công nhận L/C của pháp luật chứng thực tránh rủi ro về chứng từ giả mạo. Nghiệp vụ thanh toán chứng từ tín dụng. Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam đã góp phần không nhỏ vào quá trình nâng cao trình độ nghiệp vụ tín dụng trên cơ sở L/C còn rất hạn chế và mức độ rủi ro từ 10-15%. Thêm vào đó vai trò trung gian của các Ngân hàng thương mại là rất thụ động trong giao dịch XNK, hầu như Ngân hàng thương mại chưa có giải pháp gì để tăng độ an toàn cho các giao dịch thanh toán quốc tế, nhất là thanh toán hàng xuất cho các doanh nghiệp Việt nam, và do đó lại càng hạn chế tín dụng cho xuất khẩu. Theo thông lệ quốc tế, các tổ chức tài chính (chủ yếu là Ngân hàng) tài trợ cho xuất khẩu dựa trên cơ sở chứng từ (Documentary Basic) bằng các công cụ như thư tín dụng (L/C) hối phiếu (Draft) và chuyển tiền viễn thông (wire transfer). Hiện nay, phía Việt nam yêu cầu doanh nghiệp trong nước mở L/C thời hạn 180 ngày (Trước đây có thể kéo dài L/C tới 360 ngày, thậm chí 540 ngày). Để tránh phí quá cao, một số doanh nghiệp mở L/C “ngầm” qua Ngân hàng nước ngoài. Tuy chi phí mở L/C tại bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn thấp hơn Ngân hàng nước ngoài, nhưng việc phát hành hối phiếu và bán hối phiếu cho nhà đầu tư hầu như không được chấp nhận ở Việt nam . Ngoài râ, doanh nghiệp Việt nam phải ký quỹ tới 80% giá trị L/C trong khi các doanh nghiệp đang thiếu vốn trầm trọng (trong khi đó cơ sở nước ngoài mở L/C tại Ngân hàng Việt nam chỉ phải đặt cọc khoảng 5% giá trị L/C) càng làm cho tín dụng xuất khẩu trở nên khó khăn. Mặt khác, độ an toàn trong tín dụng xuất khẩu không cao do Ngân hàng không chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp xuất khẩu điều này đã kiềm chế xuất khẩu ở Việt nam. -Bảo lãnh tín dụng: Đây là vai trò quan trọng thứ hai sau nghiệp vụ tín dụng. Xu hướng chung của các nước phát triển là đẩy mạnh bảo lãnh tín dụng vì mức độ an toàn cao hơn và phù hợp với xu thế phụ thuộc lẫn nhau ngày càng cao trên thị trường tài chính- tín dụng. Bảo lãnh tín dụng cũng thích hợp với Việt nam do vốn của các Ngân hàng bị hạn chế ( thêm vào đó là các quy định khá chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước tại điều 79- luật TCTD “Tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của các tổ chức tín dụng… Trường hợp nhu cầu vốn của khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của TCTD hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các TCTD được cho vay hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước” ) và trong nhiều trường hợp, Việt nam đang khuyến khích cho vay không cần thế chấp mà dựa vào tín chấp. Điều 18 luật các tổ chức tín dụng ban hành 12/1997 . Cũng từ những vấn đề trên, phương thức thanh toán L/C là rất cần thiết trong thế giới hiện đại, đặc biệt là thanh toán trong ngoại thương. Mặc dù, thương phiếu – Séc-Trái phiếu và các loại chứng từ khác đều là phương tiện thanh toán tối thiểu ( thanh toán phổ thông) thì phương tiện thanh toán L/C cho ta thấy tính ưu việt, thuận lợi cho giao dịch nhanh chóng, tốn ít thời gian và chi phí. Thông qua Ngân hàng, một tổ chức trung gian tài chính quan trọng mang lại nhiều hiệu quả do sự giao dịch quốc tế, thanh toán L/C tạo ra cho thanh toán quốc tế sự phát triển cần thiết và tối quan trọng trong việc giao lưu và hội nhập kinh tế toàn cầu. II. Xu hướng phát triển hệ thống thanh toán quốc tế và các giải pháp để hoàn thiện các phương tiện thanh toán quốc tế trong thế giới hiện đại. Xu hướng phát triển của phương tiện thanh toán trong thế giới hiện đại. Xu hướng phát triển của phương tiện thanh toán trong một nền kinh tế không phải mang tính ngẫu nhiên, mà nó chịu tác động rất lớn của các điều kiện hình thành từ nền kinh tế đó. Người ta thường so sánh về số lượng và giá trị giao dịch của từng phương tiện thanh toán để đưa ra các đánh giá về sự phát triển của hoạt động thanh toán trong một nền kinh tế. So sánh về số lượng rất hữu ích cho việc đánh giá hiệu quả và các chi phí giao dịch của một phương tiện thanh toán , bởi các giá trị giao dịch thường không liên quan đến giá trị cá biệt của giao dịch mà nó chỉ là chi phí cố định cho mỗi giao dịch. Ngược lại, cách so sánh về mặt giá trị thanh toán lại đặc biệt phù hợp đối với việc phân tích các rủi ro đi cùng với các phương tiện thanh toán, bởi nếu các yếu tố khác không đổi, thanh toán giá trị càng cao thì rủi ro càng lớn. Ngày nay các phương tiện thanh toán thường được sử dụng là tiền mặt, séc, lệnh chi hoặc uỷ nhiệm chi, lệnh chuyển nợ hoặc uỷ nhiệm thu, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và tiền điện tử. 1.1 Tiền mặt: được sử dụng như một phương tiện thanh toán chủ yếu trong giao dịch thanh toán, thanh toán giá trị nhỏ khi mua bán lẻ hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ. Bởi vậy, nếu xét với số lượng giao dịch thì hoạt động Ngân hàng thương mại nước ta đã trưởng thành và phát triển về nhiều mặt. trong tiến trình hội nhập nền kinh tế nước ta với các nước ở cùng khu vực và trên thế giới. Đối với nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế của Ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng chứng từ (L/C) được các Ngân hàng thương mại ngày càng phát triển, mở rộng nâng cao chất lượng thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Hiện nay, phương thức thanh toán phổ biến trong thanh toán quốc tế (Séc, L/C, lệnh chi…), nó đảm bảo quyền lợi của cả hai bên: người bán được đảm bảo thanh toán nếu như xuất trình bộn chứng từ hoàn chỉnh và hợp lệ, còn bên mua cũng đảm bảo được nhận hàng đúng theo quy định trong hợp đồng ngoại thương đã ký. Bản thân phương thức thanh toán L/C tỏ ra ưu việt hơn so với các phương thức thanh toán khác, song đó không phải là phương thức thanh toán đảm bảo tránh rủi ro cho các bên tham gia, trong đó ncó các Ngân hàng. Cũng như rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng, rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán L/C, ngoài những mất mát, thiệt hại ( như ở phần trên đã nêu) xảy ra cho các Ngân hàng do không thu hồi được vốn đã trả thay cho doanh nghiệp, mà còn rủi ro về uy tín của Ngân hàng trong thanh toán quốc tế và rủi ro phát sinh các khoản chi phí vô ích khác. Trong ngoại thương, sự phát triển thể thức thanh toán (L/C) mang kại rất nhiều thuận lợi cho việc buôn bán ngoại thương, thông qua các Ngân hàng thương mại có thể thấy rõ: Giai đoạn 1991-1995, xuất khẩu có bước phát triển đáng kể (kim nghạch xuất khẩu tăng 20-30%/ năm), trong đó có phần đóng góp của các khoản tín dụng dành cho xuất khẩu. Với kim nghạch xuất khẩu khoảng 8-9 tỷ USD/năm, trừ đi phần xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và dầu thô, còn khoảng 5-5.5 tỷ, giả định 80% số vốn sản xuất hàng xuất khẩu là nguồn tín dụng thì tổng tín dụng dành xuất khẩu ươcs tính khoảng 4-4.5 tỷ USD/năm (tương đương 40-50.000 tỷ VND), chiếm 60-70% tổng dư nợ cho vay của hệ thống Ngân hàng. Đó là chưa kể các khoản tín dụng trung và dài hạn vào công nghệ hàng xuất khẩu. Từ năm 1996 đến nay tổng tín dụng về vốn vay khoanggr 40.000 tỷ VND dành cho hàng hoá xuất khẩu. -Tuy nhiên, do thiếu thông tin về bạn hàng, do giới hạn về mặt chiếm tỷ trọng hká lớn trong tổng các giao dịch thanh toán của nền kinh tế. Song nếu xét về mặt giá trị giao dịch thanh toán của nền kinh tế, tỷ trọng tiền mặt được sử dụng trong thanh toán lại có xu hướng giảm dần. Thực tế, số lượng và giá trị giao dịch thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt rất khó xác định mà người ta chỉ có thể ước tính, bởi các quan hệ thanh toán bằng tiền mặt diễn ra hàng ngày trên thị trường ngoài khả năng kiểm soát của bất kỳ một cơ quan chức năng nào và thường không ghi nhận. bằng cách so sánh khối lượng tiền lưu thông và thu nhập tính trên đầu người, người ta có thể thấy xu hướng chung là thu nhập càng cao thì việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán càng giảm. Tuy nhiên, đối với những nước thu nhập tính trên đầu người thấp, nhưng với tỷ lệ lạm phát cao thì lượng tiền mặt trong lưu thông cũng không cao bằng xu hướng dự tính trên bởi tiền mặt trong lưu thông quay nhanh hơn so với các nước có tỷ lệ lạm phát thấp. 1.2 Đối lập với các giao dịch thanh toán tiền mặt, các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt có thể ghi lại được và đo lường về mặt số lượng và giá trị. Thực tế cho thấy có một mối quan hệ tỷ lệ nghịch rõ rệt giữa lượng tiền mặt mà mỗi người tích trữ và lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trên đầu người qua khảo sát tại 14 nước công nghiệp trên thế giới, nghĩa là khối lượng tiền mặt trong lưu thông giảm khi việc sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên, và người dân càng ít giữ tiền mặtnếu việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt càng phổ biến. Để đánh giá về mức độ phát triển của lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt của một nền kinh tế nàođó, có thể sử dụng hai chỉ số cơ bản: đó là doanh số thanh toán không dùng tiền mặt hàng năm và GDP. Đó là những chỉ số có thể đolường và phản ánh tương đối chính xác mối quan hệ thanh toán của nền kinh tế. Khảo sát cho thấy tỷ lệ giữa doanh số thanh toán không dùng tiền mặt hàng năm so với GDP tại các quốc gia công nghiệp có nền kinh tế thị trường phát triển là rất lớn, đặc biệt tại các quốc gia giữ vai trò trung tâm tài chính quốc tế, hoặc nơi thị trường hoạt động ngoại hối hoạt động náo nhiệt, hoặc tại các quốc gia cung cấp dự trữ cho thế giới, hoặc có các đồng tiền mạnh được sử dụng làm phương tiện thanh toán quốc tế. Năm 1996 tại Thuỵ Sỹ doanh số thanh toán không dùng tiền mặt gấp 109 lần GDP, tại Nhật con số này là 99 lần GDP, Hồng Kông là 88 lần, tại Mỹ là 87 lần… Trong khi đó, con số này tại Việt Nam năm 1996 là 3.5 lần GDP, một số quốc gia nông nghiệp như Grana, Macỏo và Tanzania lần lượt là: 1.0; 1.2; 1.6 lần GDP. Séc: là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời gần như sớm nhất, từ lâu đã được sử dụng rộng rãi cho các giao dịch thanh toán. Để tăng khả năng chấp nhận Séc, công ước Giơnever năm 1935 đã được một số quốc gia công nghiệp thông qua và ngày nay nó được coi là quy ước chung mang tính quốc tế điều chỉnh các hành vi và đối tượng cơ bản liên quan đến việc sử dụng Séc. Đồng thời nó cũng tạo ra những nền tảng cơ bản về mặt pháp lý để các quốc gia khác căn cứ vào khi xây dựng luật Séc quốc gia. Với các tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ tin học, việc sử dụng Séc trong thanh toán ngày càng được đơn giản hoá. Quá trình xử lý Séc cũng như tự động hoá và điện tử hoá ở nhiều khâu, làm giảm rủi ro và thời gian thanh toán Séc, đồng thời chi phí có liên quan đến quá trình xử lý Séc cũng được giảm thấp trong các thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, cho đến nay Séc vẫn là một phương tiện thanh toán dựa trên cơ sở chứng từ, mà chi phí cho một phương tiện dựa trên cơ sở chứng từ tại các quốc gia công nghiệp thường đắt hơn phương tiện thanh toán điện tử.. Vì vậy, xu hướng sử dụng tại các quốc gia này giảm dần về tỷ trọng trong tổng khối lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Sự lựa chọn Séc tại các quốc gia khác nhau rất không giống nhau. Séc rất được ưa chuộng sử dụng tại Canada nơi mà nó chiếm 41% về số lượng và 97% giá trị thanh toán không dùng tiền mặt. Tại Mỹ, Séc chỉ chiếm 7.5% về số lượng và 11% giá trị thanh toán không dùng tiền mặt… Lệnh chi. Lệnh chi ra đời cũng khá lâu và cùng với các tiến bộ khao học kỹ thuật lệnh chi được sử dụng ngày một rộng rãi với các ưu thế nổi bật, an toàn, hiệu quả, đặc biệt thuận tiện dưới sự trợ giúp của các thành tựu phát triển trong lĩnh vực công nghệ tin học. Các lệnh chi có thể xử lý dưới dạng chứng từ hoặc điện tử. Ngày nay, việc xử lý các lệnh chi dưới dạng điện tử ngày càng phổ biến và sự ra đời của hệ thống thanh toán điện tử và mạng internet cùng khái niệm thương mại điện tử. Hiện nay, lệnh chi chiếm tới 97% trong tổng giá trị các phương tiện thanh toán phi tiền mặt tại Đức, 99.8% tại Thụy Sỹ và 94.4% tại Anh và 87.7% tại Mỹ. Các con số này đã cho thấy lệnh chi được sử dụng như một phương tiện thanh toán chủ yếu tại các quốc gia công nghiệp. ở các nước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, các lệnh chi (uỷ nhiệm chi) cũng được sử dụng rộng rãi không phải bới sự thuận tiện xuất phát từ những cung cấp kỹ thuật và công nghệ cao trong việc xử lý trong quá trình thanh quyết toán, mà chủ yếu do bắt nguồn từ cơ chế kinh tế cũ rồi nó kế thừa một cách tự nhiên hệ thống phân bổ nguồn tín dụng dưới thời Ngân hàng một cấp thông qua các uỷ nhiệm chi từ Ngân hàng cho các doanh nghiệp. Sau khi ngân hàng cấp một chủng tiền và ghi có vào tài khoản của doanh nghiệp khoản tín dụng được phân bổ theo kế hoạch, các doanh nghiệp đó chỉ đơn giản phát lệnh cho Ngân hàng tiếp tục chuyển tiền đến người nhận bằng uỷ nhiệm chi. Thực tế hiện nay, lệnh chi (uỷ nhiệm chi) vẫn chiếm một phần tỷ trọng lớn trong tổng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở tất cả các nước chuyển đổi. Lệnh chuyển nợ (hoặc uỷ nhiệm thu). Lệnh chuyển nợ được sử dụng rộng rãi trong việc thanh toán các hoá đơn định kỳ cho người cung ứng dịch vụ công cộng. Bởi nó thường được sử dụng đối với các giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ, nên các lệnh chuyển nợ chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Thẻ thanh toán . Thẻ có thể tồn tại dưới dạng thẻ tín dụng,thẻ thanh toán hoặc thẻ điện tử. Thẻ tín dụng và thẻ thanh toán có thể mới phát triẻn nhưng ngày nay nó được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu trong các giao dịch bán lẻ, thay thế cho tiền mặt và séc, bởi nó gọn nhẹ và an toàn hơn tiền mặt, đồng thời nó cũng không đòi hỏi phải thực hiện nhiều thủ tục như khi sử dụng séc. Thẻ thanh toán có thể coi là phương tiện thanh toán lý tưởng thay thế cho séc, bởi nó có thể sử lý với tốc độ nhanh hơn và với giá thành thấp hơn nhiều so với séc. Việc sử dụng thẻ thanh toán gần đây gia tăng mạnh, ở một số nước công nghiệp như tại Anh quốc số lượng sử dụng thẻ thanh toán đã vượt thẻ tín dụng. Đối với thẻ tín dụng, bên cạnh vai trò là một phương tiện thanh toán, nó còn đóng vai trò phương tiện tín dụng với hạn mức tín dụng tuần hoàn mà chủ thẻ có thể vay ngân hàng khi khoản thanh toán vượt quá số tiền mà chủ thẻ có trên tài khoản tại Ngân hàng. Với thẻ tín dụng, quan hệ thanh toán toán giữa khách hàng và Ngân hàng được gắn liền với quan hệ tín dụng mà chủ yếu là tín dụng tiêu dùng. Tiền điện tử. Tiền điện tử là một phương tiện thanh toán hiện đại và sử lý phi chứng từ tất cả các công đoạn của quá trình thanh quyết toán. Tiền điện tử mà đặc biệt là tiền trên mạng vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm tại nhiều quốc gia, xong nó đã có những thành công đáng kể như ở Đan Mạch. Có thể dự đoán một sự phát triển nhanh chóng của thẻ điện tử và tiền điện tử trong một vài năm tơí khi các phương pháp cho phép mã hoá đã hoàn thiện và được khách hàng chấp nhận rộng rãi. Tóm lại: Sự lựa chọn các phương tiện thanh toán ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, qua thực tế người ta có thể thấy yếu tố cơ bản sau quyết định đến sự lựa chọn phương tiện thanh toán. Một là, thu nhập trên đầu người ngày càng cao thì số lượng sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt càng lớn. Ngoài ra sự gia tăng thu nhập trên đầu người đi đôi với việc sử dụng càng nhiều các phương tiện thanh toán điện tử. Hai là, mức độ hoạt động tội phạm ngày càng cao thì người ta có xu hướng sử dụng phương tiện thanh toán không bằng tiền mặt để tránh rủi ro mất cắp hoặc cướp giật . Tuy nhiên, xu hướng sử dụng tiền mặt tăng lên nếu các hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu, trốn thuế) phát triển mạnh. Ba là, mức độ tập trung của các Ngân hàng cao, quy mô của Ngân hàng trong nền kinh tế càng lớn thì Ngân hàng có khgả năng thay thế các phương tiện thanh toán điện tử, bởi các Ngân hàng lớn có khả năng tài chính hùng mạnh mơí có thể đầu tư phát triển các phương tiện thanh toán điện tử với các chi phí ban đầu tốn kém . 1.3 Các chính sách cần thiết để phát triển các phương tiện thanh toán quốc tế. Phát triển lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt luôn là mối quan tâm của các Ngân hàng trung ương ở các nước chuyển đổi và phát triển hiện nay. Từ bài học của các quốc gia công nghiệp đi trước một bước trong thanh toán Ngân hàng, có thể thấy rõ một số điểm cơ bản đối với chính sách phát triển lĩnh vực thanh toán Ngân hàng: -Thứ nhất, sự khuyến klhích phát triển một loại phương tiện thanh toán nào đó cần phải cân nhắc từ khía cạnh cân bằng chi phí cá nhân và chi phí xã hội. Ví dụ: Tại Mỹ, người ta ước tính rằng chi phí xã hội cho một tờ séc vượt xa chi phí cá nhân cho tờ séc đó, và điều này đã dẫn tới việc séc được sử dụng với mức độ vượt xa mức tối ưu mà xã hội mong muốn chấp nhận. -Thứ hai, cải thiện về tính hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nào đó. Nhà nước cần phải có sự trợ giúp cần thiết để có thể tạo lập nên những cơ sở ban đầu cho quá trình phát triển. Thực tế cho thấy tại các quốc gia công nghiệp, các phương tiện thanh toán sử dụng chứng từ thường đắt gấp đôi hoặc ba lần so với các phương tiện thanh toán điện tử. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ thanh toán dùng chứng từ sang các phương tiện thanh toán điện tử diễn ra chậm chạp, bởi sự sai lầm công nghiệp thanh toán là buộc người sử dụng dịch vụ phải trả phí theo chi phí cân biên, mà chi phí này đối với những người sử dụng ban đầu là rất lớn và vì vậy ít người muốn chấp nhận nó. Để khắc phục các trở ngại này cần có vai trò Ngân hàng Trung ương như một người định hướng chiến lược và tạo lập những cơ sở ban đầu về mặt pháp lý và hạ tầng kỹ thuật cho sự phát triển phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. -Thứ ba, hạn chế giao dịch thanh toán bằng tiền mặt, không nên dùng biện pháp mang tính hành chính. Như vậy các phương tiện thanh toán của Ngân hàng ngày càng hoàn thiện cũng có nghĩa là Ngoại thương càng phát triển mạnh. Đó là điều mà mọi quốc gia mong muốn. 2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc tế và cơ chế tín dụng để hội nhập và phát triển. Ngành Ngân hàng Việt Nam đã trải qua nửa thế kỷ. Sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam gắn liền với sự nghiệp kháng chiến cứu quốc của Đảng và nhân dân trong suốt 50 năm qua. Những đóng góp của ngành Ngân hàng đóng một vai trò quan trọng đặc biệt và điều này không thể phủ nhận được. Trong thời đại kinh tế thông tin và kinh tế trí thức đang dần chiếm ưu thế thì vai trò của Ngân hàng càng quan trọng. Để đưa đất nước đi lên trong thế kỷ XXI, cần xây dựng một hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện đại và nhiệm vụ của ngành Ngân hàng là phải đẩy nhanh tiến độ cải tổ và đổi mới mọi mặt. Thiết nghĩ rằng, ngành Ngân hàng Việt Nam cần tập trung “chỉnh sửa những khuyết tật” vốn làm suy yếu hệ thống nhằm đuổi kịp hệ thống Ngân hàng các nước đang phát triển trong khu vực và thế giới, đồng thời khai thác triệt để mọi tinh hoa về kỹ thuật nghiệp vụ Ngân hàng thế giới với bề dày lịch sử lâu dài của ngành công nghiệp đặc biệt này. Một là, hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải thực hiện tăng chất lượng và quy mô công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Khả năng này ở Ngân hàng Việt Nam hiện nay phải nói là quá yếu và muốn thực hiện cần có giải pháp chữa trị từ các nguyên nhân sau: -Chất lượng thấp và lạc hậu của hệ thống thanh toán quốc tế khiến cho tâm lý ưa thích sử dụng và lưu trữ tiền mặt của công chúng và doanh nghiệp không những không hề giảm đi mà có dấu hiệu tăng lên. Hệ thống tài khoản cứng nhắc thiếu các tài khoản lưỡng tính khiến cho các Ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng các kỹ thuật thanh toán linh hoạt và hiện đại phục vụ nhu cầu đa dạng hoá khách hàng. Nhận thức về tầm quan trọng của nguồn vốn trong thanh toán thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán (TKTGTT) tại Ngân hàng của CBNV Ngân hàng còn hời hợt, do đó tác phong, thái độ phục vụ khách hàng chưa đạt yêu cầu, chưa thoả mãn nhu cầu “văn minh giao tiếp”. Đây có lẽ là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự lãnh đạm của khách hàng trong việc mở tài khoản và thực hiện thanh toán qua Ngân hàng. Ngày nay, khách hàng không những đến với Ngan hàng để thoả mãn giao dịch mà còn muốn thoả mãn về nhu cầu giao tiếp tức là muốn nhận sự quý trọng của người khác. -Nhiều vụ vỡ nợ lớn của các nhà kinh doanh khiến cho nỗi ám ảnh về rủi ro tăng lên. Các Ngân hàng thương mại xây dựng chiến lược quản lý tài sản nợ thiên về phòng thủ, chú trọng các loại tiền gửi có thời hạn tương đối dài mặc dù Ngân hàng Trung Ương đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống mức tối thiểu. Vì vậy, muốn tăng nhanh về số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán , tăng tỷ trọng thanh toán qua Ngân hàng, các Ngân hàng thương mại nên cung ứng nhiều hơn nữa các dịch vụ trọn gói hoàn hảo song song với việc thoả mãn nhu cầu tốt nhất về văn minh giao dịch, hiện đại hoá triệt để công tác thanh toán theo tốc độ phát triển hiện nay của công nghệ thông tin. Các doang nghiệp và các tổ chức chi trả đều thông qua Ngân hàng thì việc thanh toán trở nên nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn cho các bên giao dịch. Hai là, các nghiệp vụ sinh lời của hệ thống Ngân hàng thương mại còn quá đơn điệu hầu như chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng nhưng hoạt động này vừa bị các văn bản pháp quy ”bắt buộc” bằng các quy định quá cụ thể nhưng lại thiếu những văn bản hướng dẫn cần thiết, kịp thời trên một số lĩnh vực mới. Do đó, cần phải tháo gỡ những thiếu sót, vướng mắc về mặt thể chế để trao cho hệ thống Ngân hàng thương mại quyền tự chủ nhằm thích ứng hơn với nhu cầu của cơ chế thị trường. Tóm lại, đa dạng hoá, đa năng hoá, cung ứng các dịch vụ trọn gói, mở rộng thỉtường trong và ngoài nước là xu thế phát triển hiện naycủa ngành Ngân hàng trên thế giới. Để không bị tụt hậu ngành Ngân hàng cần nhanh chóng tháo gỡ những rào cản làm chậm tiến trình hội nhập và phát triển. Không chỉ hiện đại hoá ngành Ngân hàng bằng máy móc thiết bị, công nghệ mà cần phải hiện đại hoá nhân tố cơ bản: con người đang công tác trong lĩnh vực Ngân hàng. 3. Một số ý kiến cần quan tâm trong vấn đề thanh toán quốc tế. Thành lập Ngân hàng chuyên doanh phục vụ xuất nhập khẩu. Nhiều nước đã thành lập những Ngân hàng chuyên doanh phục vụ xuất nhập khẩu, thông qua đó áp dụng những biện pháp đặc biệt để hỗ trợ xuất khẩu, nhất là hỗ trợ những ngành xuất khẩu mũi nhọn. Điểm vướng mắc nhất của Việt Nam hiện nay là thiếu chiến lược xuất khẩu, không có định hướng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực nên các giải pháp thanh toán chỉ mang tính tạm thời, phần lớn là thanh toán ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu trước mắt,phục vụ cho từng “phi vụ” mà thiếu hẳn các dự án đầu tư dài hạn phát triển xuất khẩu, tín dụng và thanh toán dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng thanh toán và tín dụng. Mặc dù xuất khẩu phát triển ngay từ đầu những năm đổi mới 1986, đặc biệt là giai đoạn 1991-1995 xuất khẩu có bước phát triển đáng kinh ngạc (k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHH134987.docx
Tài liệu liên quan