Chuyên đề Thực trạng đầu tư và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU 7

LỜI NÓI ĐẦU 9

CHƯƠNG I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 11

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 11

1. Cổ phần hóa công ty Nhà nước 13

2. Thành lập mới doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp 14

3. Chuyển đổi Công ty Nhà nước thành công ty TNHH một thành viên nhà nước: 14

4. Về bổ sung phương án sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên: 14

II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 17

1. Chức năng nhiệm vụ 17

1.1.Chức năng và cơ cấu của Hội đồng quản trị 18

1.2. Chức năng và tổ chức của Hội đồng quản trị 19

1.3. Chức năng của tổng giám đốc 20

1.4. Chức năng của phó tổng giám đốc, kế toán trưởng 20

1.5. Chức năng của bộ máy giúp việc 21

2. Cơ cấu tổ chức. 22

III.LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 24

1. Mục tiêu hoạt động của Tổng công ty là: 24

2. Lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm: 24

3. Phạm vi kinh doanh: trong nước và ngoài nước. 25

IV.VAI TRÒ CỦA NỀN NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG TRONG NÊN KINH TẾ QUỐC DÂN 25

CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 29

I.VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 29

1.Vốn chủ sở hữu 36

2.Nguồn vốn tín dụng 37

2.1.Vốn vay tín dụng các ngân hàng thương mại 38

2.2 Vay tín dụng xuất khẩu 39

2.3.Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). 40

3.Vốn đầu tư từ các nguồn khác 41

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 42

1.Hoạt động đầu tư phát triển đội bay 45

1.1. Đầu tư hiện đại hoá đội máy bay khai thác 45

1.2.Đầu tư tăng tỷ lệ máy bay sở hữu trên đội máy bay khai thác 46

2.Hoạt động đầu tư phát triền đổi mới máy móc trang thiết bị 49

3.Hoạt động đầu tư phát triển xây dựng nhà xưởng 52

4. Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực 56

5. Đầu tư tài sản vô hình 61

5.1.Đầu tư phát triển mạng đường bay: 62

5.1.1Mạng đường bay quốc tế 62

5.1.1.1.Mạng đường bay khu vực Đông Bắc á: 62

5.1.1.2.Mạng đường bay khu vực Nam á, Đông Nam á và Nam Thái Bình Dương: 63

5.1.1.3.Mạng đường bay Tiểu vùng Căm-phu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt nam: 63

5.1.1.4.Mạng đường bay tầm xa xuyên lục địa: 63

5.1.1.5.Mạng đường bay xuyên Thái Bình Dương tới bờ Tây Bắc Mỹ: 64

5.1.2.Mạng đường bay nội địa: 64

6. Hoạt động đầu tư phát triển ra ngoài doanh nghiệp 67

III.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 68

1.Kết quả đạt được 68

1.1. Những kết quả chung 68

1.2. Kết quả thực hiện các dự án đầu tư đội máy bay sở hữu của Tổng công ty: 70

1.2.1- Giai đoạn 2001-2005 70

1.1.2 - Giai đoạn 2006-2010 71

1.1.2.1.Dự án đầu tư máy bay tầm ngắn trung A321 71

1.1.2.2.Dự án đầu tư máy bay B787 71

1.1.2.3 Dự án đầu tư 5 máy bay ATR72 72

2.Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển 72

3.Tồn tại và nguyên nhân 77

3.1.Tồn tại 77

3.1.1.Tổng công ty HKVN (cả công ty mẹ và các công ty con) có qui mô nhỏ, thiếu vốn, năng lực chưa cao. 77

3.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao 77

3.1.3.Năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines thấp 78

3.1.4.Hạn chế về nguồn nhân lực: cơ cấu, bố trí lực lượng lao động chưa hợp lý, lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề có số lượng thấp, tỷ lệ chưa cao 79

3.2.Một số nguyên nhân 80

3.2.1.Nguyên nhân khách quan 80

3.2.2. Nguyên nhân chủ quan 80

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 82

I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 82

1. Chiến lược phát triển 82

2. Định hướng đầu tư giai đoạn 2006-2010 83

II. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 85

1. Những quan điểm cơ bản 85

2.Những giải pháp cơ bản đẩy mạnh hoạt động đầu tư 88

2.1.Giải pháp tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển 88

2.1.1.Vốn vay tín dụng nước ngoài. 89

2.1.2. Phát hành trái phiếu quốc tế 90

2.1.3. Tranh thủ vốn tài trợ phát triển chính thức ODA 91

2.1.4 Vốn từ liên doanh, liên kết với nước ngoài. 92

2.2. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 93

2.3 Giải pháp về chính sách khoa học, công nghệ và công nghiệp hàng không 94

2.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng của Tổng công ty hàng không Việt Nam 96

2.5.Giảỉ pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của tông công ty hàng không Việt Nam 97

2.5.1.Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất kỹ thuật tại các cảng sân bay cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty tại các cảng sân bay 97

2.5.2. Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch làm cơ sở định hướng cho hoạt động đầu tư 97

2.5.3. Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư 98

2.5.4.Nâng cao hiệu quả đầu tư 102

2.5.5.Nâng cao năng lực quản lý đầu tư 105

2.5.6.Đa dạng hoá hoạt động đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 105

2.5.7.Tạo môi trường lành mạnh, an toàn, minh bạch cho hoạt động đầu tư 106

Các giải pháp nhằm tạo mội trường đầu tư an toàn, lành mạnh có ý nghĩa quyết định đến thành công của các giải pháp huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. 106

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

 

 

doc110 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng đầu tư và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
123,8 105,6 1. Khối Khai thác 100 96,7 58,6 129,7 95,5 2. Khối kỹ thuật 100 100,6 58,2 119,8 121,9 3. Khối thương mại 100 115,7 68,9 128,3 134,6 4. Khối cơ quan 100 69,7 87,7 184,6 114,4 5. Các đơn vị độc lập 100 39.8 45,1 73,5 66,3 III. So sánh liên hoàn (%) Tổng cộng - 88,6 69,2 202 85,2 1. Khối Khai thác - 96,7 60,6 221,2 73,6 2. Khối kỹ thuật - 100,6 57,8 205,9 101,8 3. Khối thương mại - 115,7 59,5 186,3 104,9 4. Khối cơ quan - 69,7 125,7 210,5 61,9 5. Các đơn vị độc lập - 39,8 113,3 163 90,2 Nguồn: Báo cáo thực hiện đầu tư 2004-2008 của Tổng công ty HKVN Trong cơ cấu đầu tư máy móc thiết bị của Tổng công ty theo bảng trên, các đơn vị thuộc Khối kỹ thuật có có tổng mức đầu tư được phê duyệt lớn nhất, trị giá 700,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40% tổng vốn đầu tư được phê duyệt trong giai đoạn 2003-2008. Giá trị vốn đầu tư đã thực hiện trong kỳ của khối kỹ thuật là 600,4 tỷ đồng đạt 85% kế hoạch. Khối kỹ thuật của Tổng công ty HKVN bao gồm các Ban chức năng và 02 cơ sở bảo dưỡng chính là Xí nghiệp sửa chữa máy bay A75 tại sân bay Tân Sơn Nhất và A76 tại sân bay Nội Bài. Xí nghiệp SCMB A76 là cơ sở quản lý và bảo dưỡng chính cho máy bay A320. Xí nghiệp SCMB A75 là cơ sở bảo dưỡng ngoại trường và phân xưởng tại Đà Nẵng là đơn vị phục vụ bảo dưỡng trước và sau khi bay đối với máy bay A320. Khối dịch vụ mặt đất, có chức năng thực hiện các dịch vụ tại sân bay như dịch vụ đưa, đón và phục vụ hành khách làm thủ tục, phục vụ chất dỡ và vận chuyển hàng hoá..., thực hiện đầu tư 276,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,5% tổng vốn thực hiện đầu tư. Việc tập trung máy móc thiết bị cho khối kỹ thuật và khối dịch vụ phù hợp với chiến lược và kế hoạch đầu tư phát triển của Tổng công ty. Đó là vì, việc tăng cường phát triển đội máy bay sở hữu theo hướng hiện đại hoá và thực hiện hình thức thuê khô các loại máy bay hiện đại khác của châu Âu và Mỹ đã đặt ra yêu cầu đối với Tổng công ty về việc tập trung đầu tư chuyển giao công nghệ nhằm mục tiêu làm chủ công nghệ khai thác, bảo dưỡng các các loại máy bay hiện đại, bên cạnh đó cũng cần phải gia tăng các trang thiết bị phục vụ mặt đất để đáp ứng số lượng máy bay, chuyến bay tăng lên. 3. Hoạt động đầu tư phát triển xây dựng nhà xưởng Cùng với việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, công tác đầu tư xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc cũng là một nội dung đầu tư được Tổng công ty quan tâm. Tổng mức đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc đã phê duyệt là 883,8 tỷ đồng. Trong 6 năm, vốn thực hiện đầu tư là 456,9tỷ đồng, và chiếm 51,7% tổng vốn đầu tư được phê duyệt. Các công trình xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng đã đáp ứng được các yêu cầu của dự án đầu tư. Vốn thực hiện đầu tư các công trình xây dựng của khối kỹ thuật và khối cơ quan đạt mức cao nhất, tương ứng là 133,8 tỷ đồng và 101,1 tỷ đồng. Quy mô vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc thể hiện ở bảng 2.9 BẢNG 2.9: CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG, VẬT KIẾN TRÚC CỦA TCTHKVN GIAI ĐOẠN 2004-2008 Đơn vị đầu tư 2004 2005 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % I.Tổng cộng 44,8 100 55,5 100 127,1 100 119,3 100 120,2 100 1. Khối Khai thác 7,6 17 8,7 15,7 27,3 21,5 14,7 12,3 15,8 13,1 2. Khối kỹ thuật 15,2 33,9 3,3 5,9 17,9 14,1 50,7 42,5 46,7 38,9 3. Khối thương mại 0,2 0,5 3,1 5,6 11,7 9,2 20,5 17,2 21,7 18,1 4. Khối cơ quan 9,1 20,3 25,8 46,5 50,5 39,7 7,6 6,4 8,1 6,7 5. Các đơn vị độc lập 12,7 28,3 14,6 26,3 19,7 15,5 25,8 21,6 27,9 23,2 II. So sánh định gốc (%) Tổng cộng 100 123,9 283,7 266,3 268,3 1. Khối Khai thác 100 114,5 359,2 193,4 207,9 2. Khối kỹ thuật 100 21,7 117,8 333,6 307,2 3. Khối thương mại 100 1550 5850 10250 10850 4. Khối cơ quan 100 283,5 554,9 83,5 89 5. Các đơn vị độc lập 100 115 155,1 203,1 219,7 III. So sánh liên hoàn (%) Tổng cộng - 123,9 229 93,9 100,8 1. Khối Khai thác - 114,5 313,8 53,8 107,5 2. Khối kỹ thuật - 21,7 542,4 283,2 92,1 3. Khối thương mại - 1550 377,4 175,2 105,9 4. Khối cơ quan - 283,5 195,7 15 106,6 5. Các đơn vị độc lập - 115 134,9 131 108,1 Đơn vị tính: tỷ VNĐ Nguồn: Báo cáo thực hiện đầu tư 2004-2008 của Tổng công ty HKVN Cũng giống như đầu tư trang thiết bị, khối kỹ thuật có nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc đang được thực hiện nhất. Hoạt động đầu tư xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc chủ yếu được thực hiện ở hai xưởng A75 và A76. Tổng số có 27 dự án được phê duyệt ở giai đoạn này 2004- 2008 thì số vón đầu tư xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc của khối kỹ thuật là chủ yếu với tổng số vốn đầu tư là 133,8 tỷ đồng chiếm 29,3% tổng số vốn đầu tư xây dựn nhà xưởng, vật kiến trúc của Tổng công ty, đứng thứ hai là của các đơn vị độc lập và khối thương mại là được đầu tư ít nhất với tổng số vốn đầu tư của giai đoạn này là 44,2 tỷ đồng chiếm 10,3% của tổng vốn đầu tư của Tổng công ty trong giai đoạn 2004-2008 này. Trong đó các công trình xây dựng quan trọng được chú ý là: Dự án xây dựng Xưởng sửa chữa máy bay (Hangar) của Xí nghiệp sửa chữa máy bay A75 (tổng mức đầu tư 208 tỷ), Hangar A76 (tổng mức đầu tư 136,5 tỷ), 02 Dự án sân đỗ máy bay A76 (tổng mức đầu tư 57,46 tỷ), Dự án tổ chức bay hiệu chuẩn và Dự án đầu tư bảo dưỡng nội trường B200 triển khai thực hiện đầu tư chậm, thời gian tổ chức đấu thầu kéo dài. ... Tốc độ thực hiện các dự án đầu tư có xây dựng rất chậm, từ năm 2004-2008 có 15/27 công trình xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ yếu là các dự án có tổng mức đầu tư nhỏ như dự án xây dựng phân xưởng bảo dưỡng, sửa chữa 4C/5Y, dự án xây dựng kho vật tư, phụ tùng của A75, Dự án xây hangar máy bay ATR của A75... Vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc đã thực hiện của khối kỹ thuật giai đoạn này cũng chỉ là 149 tỷ đồng (32,1% tổng mức đầu tư được duyệt). Trong giai đoạn 2004 – 2008 Tổng công ty đã thực hiện một số dự án có xây dựng trọng điểm như : Dự án Nhà xưởng và điều hành kỹ thuật A76; Dự án Trung tâm giao dịch thương mại hàng không của TCT tại Hà Nội; Dự án Hangar máy bay thân rộng A75; Dự án Trung tâm huấn luyện đào tạo của Tổng công ty; Dự án Nhà làm việc và nghỉ trực người lái phía Nam của TCT; Dự án Phòng bán vé 15 Bis Đinh Tiên Hoàng - TP Hồ Chí Minh; Dự án 27B Nguyễn Đình Chiểu - TP Hồ Chí Minh; Dự án Trung tâm giao dịch thương mại hàng không tại Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu 4. Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Tổng công ty HKVN đã đầu tư hiện đại hoá đội máy bay và trang thiết bị hàng không nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh với các hãng hàng không quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Song song với vấn đề đổi mới đội máy bay và trang thiết bị kỹ thuật hàng không, Tổng công ty đã nhanh chóng trẻ hoá và tri thức hoá lực lượng lao động. Giai đoạn 2004-2008, hoạt động đầu tư nguồn nhân lực đặc biệt được chú trọng và đã tạo ra được bước phát triển cả về chất và lượng theo hướng chuyên môn hoá, mà trọng tâm là nhanh chóng làm chủ công nghệ khai thác và bảo dưỡng thế hệ máy bay mới. Tổng số lao động của Tổng công ty tính đến 31/12/2008 có 10.573 người, trong đó: lao động là người Việt Nam 10.022 người, lao động là người nước ngoài 551 người, trình độ đại học và trên đại học là 5.557 người, cao đẳng, trung cấp 2.086 người, công nhân kỹ thuật 2.930 người. Lao động thuộc khối Thương mại 5.104người, lao động thuộc khối kĩ thuật là 1.724 người,lao động thuộc khối khai thác là 3.477người, lao động khối khác là 609 người. Nguồn nhân lực của Tổng công ty đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động được đào tạo chuyên ngành, lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 49% tổng số; lao động đặc thù hàng không như người lái, tiếp viên, kỹ sư và thợ kỹ thuật máy bay được chú trọng phát triển, từng bước giảm số lao động phải thuê nước ngoài, đặc biệt là người lái. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2004-2008 là 576,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,96% tổng vốn đầu tư thực hiện. Năm 2004 là 98,5 tỷ đồng, năm 2005 là 111,7 tỷ đồng, năm 2006 là 132,8 tỷ đồng, năm 2007 là 103,3 tỷ đồng, năm 2008 là 107 tỷ đồng. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực có xu hướng gia tăng hàng năm, thể hiện rõ sự quan tâm của Tổng công ty trong công tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ người lái và thợ kỹ thuật. Về tổ chức Tổng công ty thành lập Ban đào tạo chuyên quản lý điều hành về đào tạo và có Trung tâm huấn luyện bay, là đơn vị chịu trách nhiệm đào tạo lao động chuyên ngành hàng không của Tổng công ty. Được thành lập từ năm 1998, Trung tâm đã tổ chức huấn luyện đào tạo 2.242 khoá học với hơn 26.448 lượt học viên cho phi công, tiếp viên, nhân viên khai thác bay. Trung tâm đã tổ chức 6 khoá học huấn luyện dự khoá bay, gồm 229 học viên và đã đưa đi đào tạo phi công cơ bản tại Pháp và Úc 97 người, chiếm 25% trong tổng số gần 400 phi công hiện nay của VNA. Trong giai đoạn 2004-2008, Trung tâm chủ trì thực hiện 8 dự án đầu tư đào tạo phi công cơ bản có tổng mức đầu tư là 280,3 tỷ đồng, bao gồm các dự án đào tạo phi công được cấp tín dụng từ vốn ODA, vốn nhà sản xuất máy bay theo các hợp đồng mua máy bay và dự án do Tổng công ty tự tài trợ BIỂU ĐỒ: CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN ĐÀO TẠO PHI CÔNG GIAI ĐOẠN 2004-2008 Trong số các dự án đào tạo phi công, các được tài trợ bằng vốn ODA có tổng mức đầu tư là 85,54 tỷ đồng, chiếm 17,5% tổng mức đầu tư của các dự án triển khai trong giai đoạn 2004-2008, các dự án đào tạo phi công tài trợ bằng vốn của Tổng công ty có tổng mức đầu tư là 341,9 tỷ đồng, tỷ lệ 69,8% và 01 dự án được tài trợ bởi nhà sản xuất máy bay Airbus có tổng mức đầu tư 62,14 tỷ đồng chiếm 12,7% tổng mức đầu tư được phê duyệt, tháng 1/2007 sẽ gửi 20 học viên đi đào tạo tại Pháp theo dự án đào tạo phi công cơ bản bằng quỹ hỗ trợ của Airbus.,. Nhìn chung, các dự án được tài trợ bằng vốn ODA triển khai chậm do gặp vướng mắc về thủ tục. Các dự án do Tổng công ty tự tài trợ vốn diễn ra đúng tiến độ. Tới 31/12/2008, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện của các dự án đào tạo phi công là 215 tỷ đồng, tổng số phi công tốt nghiệp và tham gia lao động là 63 người. Việc đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty đã dần theo kịp được đà tăng trưởng, góp phần giảm bớt chi phí thuê phi công nước ngoài. Bên cạnh việc đào tạo phi công theo các dự án, hàng năm Tổng công ty đều chi các khoản ngân sách rất lớn cho công tác đào tạo. Tổng số ngân sách chi đào tạo từ năm 2004 tới năm 2008 là 646,6 tỷ đồng, BẢNG 2.10: CHI ĐÀO TẠO CỦA TỔNG CÔNG TY HKVN GIAI ĐOẠN 2004-2008 Đơn vị tính: tỷ VNĐ Chi đào tạo 2004 2005 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Tổng cộng: 88,4 100 117,8 100 133,5 100 146,7 100 160,2 100 2. Khối khai thác 36,1 40,8 48,7 41,3 52,4 39,3 55,6 37,9 61,7 38,5 3. Khối kỹ thuật 21,3 24,1 29,5 25,1 31,9 23,9 35,4 24,1 40,9 25,5 4.Khối thương mại, dịch vụ 25,6 29 32,3 27,4 40,3 30,1 45,6 31,1 44,8 28 5. Đào tạo khác 5,4 6,1 7,3 6,2 8,9 6,7 10,1 6,9 12,8 8 I.So sánh định gốc (%) 1. Tổng cộng: 100 133,3 151 166 181,2 2. Khối khai thác 100 134,9 145,2 154 170,9 3. Khối kỹ thuật 100 138,5 149,8 166,2 192 4.Khối thương mại, dịch vụ 100 126,2 157,4 178,1 175 5. Đào tạo khác 100 135,2 164,8 187 237 II.So sánh liên hoàn(%) 1. Tổng cộng: 133,3 113,3 109,9 109,2 2. Khối khai thác 134,9 107,6 106,1 111 3. Khối kỹ thuật 138,5 108,1 111 115,5 4.Khối TMDV 126,2 124,8 113,2 98,2 5. Đào tạo khác 135,2 121,9 113,5 126,7 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2004-2008 của Tổng công ty HKVN Đào tạo của khối khai thác chủ yếu tập trung vào đào tạo tiếp viên hàng không và đội ngũ phi công. Trong 5 năm, Tổng công ty đã tổ chức đào tạo 7 khoá học tiếp viên cơ bản cho 923 học viên, trong đó có 900 học viên Việt Nam và 23 học viên nước ngoài. Các tiếp viên được đào tạo đều đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng tốt hoạt động khai thác của Tổng công ty. Cho đến tháng 31/12/2008, Tổng công ty đang quản lý 1.497 tiếp viên, trong đó tiếp viên nữ là 1.224 người, tiếp viên có trình độ đại học và cao đẳng là 528 người. Với tốc độ tăng trưởng của Tổng công ty như hiện nay, trong các năm tới số lượng tiếp viên sẽ được bổ sung thêm để đáp ứng yêu cầu khai thác. Với việc đào tạo như vậy thì việc chi cho đạo tạo của khối khai thác là chiếm một tỷ lệ lớn nhất so với việc chi đào tạo của các khối khác nó chiếm 254,5 tỷ đồng trên tổng số 646,6 tỷ đồng chi cho đào tạo của tổng công ty trong giai đoạn 2004 – 2008 tức nó chiếm tới 39,4% Công tác đào tạo cho khối kỹ thuật được Tổng công ty tập trung thực hiện, tổng kinh phí đào tạo cho khối kỹ thuật là 159 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 24,6% tổng kinh phí đào tạo. Để từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế trong khai thác và bảo dưỡng máy bay, công tác đào tạo kỹ sư, thợ kỹ thuật máy bay ở nước ngoài được chú trọng. Hàng năm, Tổng công ty đã cử đi đào tạo ở nước ngoài đào tạo hàng trăm kỹ sư, thợ máy trong đó rất nhiều người đã được cấp chứng chỉ hành nghề quốc tế. Đội ngũ này đang từng bước tiếp cận chương trình chuyển giao công nghệ bảo dưỡng máy bay của TCT để không những có khả năng tự bảo dưỡng máy bay của TCT mà còn đảm nhận được việc bảo dưỡng máy bay cho các hãng hàng không khác khai thác tại Việt Nam Đào tạo đội ngũ cán bộ khối thương mại, dịch vụ: Cán bộ nhân viên khối thương mại dịch vụ về cơ bản đáp ứng yêu cầu khai thác hiện nay của Vietnam Airlines và phục vụ các Hãng hàng không nước ngoài đến Việt Nam. Tổng ngân sách đào tạo khối thương mại, dịch vụ trong 5 năm là 188,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,17% , bình quân hàng năm là 37,72 tỷ đồng. Nhiều cán bộ trẻ được bồi dưỡng bổ nhiệm phát huy tốt vai trò trong các cương vị công tác của mình. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Tổng công ty có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm quản lý điều hành hoạt động trong ngành hàng không, có năng lực và uy tín cao. Tuy nhiên, Tổng công ty cần có chính sách đãi ngộ hợp lý hơn, hấp dẫn hơn để duy trì và thu hút lực lượng này làm việc lâu dài. Tổng công ty cũng đã từng buớc nâng cao việc đào tạo đội ngũ phi công trẻ mang thương hiệu Việt. Và Tổng công ty đã mở các khoá đào phi công thay vì phải thuê phi công của nước ngoài hay là cử người Việt sang nước ngoài học tập “Hằng năm, Tổng công ty hàng không quốc gia Việt Nam phải thuê gần 150 phi công người nước ngoài, gửi đi đào tạo từ 60 đến 80 phi công” tốn rất nhiều chi phí, việc này giúp Tổng Công ty giảm bớt hàng triệu USD. Khoảng 2 năm nữa lần đầu tiên Việt Nam sẽ có người lái máy bay mang thương hiệu Việt. "Khóa dự bị bay đầu tiên gồm 15 học viên. Sau 2 năm bồi dưỡng huấn luyện, các học viên này sẽ chính thức là người cầm lái máy bay thương mại trên bầu trời Việt Nam Nói chung đội ngũ lao động hiện nay có số lượng tương đối đầy đủ nhưng cơ cấu lao động còn chưa hợp lý. Số lao động có kinh nghiệm, và năng lực vẫn còn thấp, một số cán bộ tuy có kinh nghiệm thực tiễn nhưng trình độ quản lý và ngoại ngữ còn hạn chế. Số lao động có khả năng làm việc thực thụ còn thiếu ở tất cả các cấp do TCTy chưa tạo được đòn bẩy vật chất hấp dẫn cho người lao động. 5. Đầu tư tài sản vô hình Các tài sản vô hình không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng nó gián tiếp tác động để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đầu tư các tài sản vô hình bao gồm các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, mua các bản quyền, phát minh, sáng chế...Việc đầu tư hợp lý các tài sản vô hình sẽ đồng nghĩa với việc thúc đẩy vị thế, danh tiếng của doanh nghiệp tăng lên và do đó có thể làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai. Trong giai đoạn 2004-2008, vốn đầu tư vào tài sản vô hình đạt mức 940,9tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,37% tổng vốn đầu tư thực hiện. Vốn đầu tư năm 2004 là 135,2 tỷ và tăng dần theo các năm, đạt mức 251,7 tỷ đồng vào năm 2008, chiếm tỷ trọng 26,8% tổng vốn đầu tư của nội dung này. Vốn đầu tư vào tài sản vô hình được thực hiện theo các nội dung: đầu tư phát triển mạng đường bay, đầu tư hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại và đầu tư các tài sản vô hình khác, chủ yếu là các phần mềm, bản quyền thông tin-tin học. 5.1 Đầu tư phát triển mạng đường bay: Mạng đường bay là tài sản vô hình có giá trị nhất của Tổng công ty HKVN. Mạng đường bay là hệ thống cấu trúc các đường bay quốc tế và nội địa của Tổng công ty HKVN, thương quyền vận chuyển đã và đang được hưởng, lịch bay đến các sân bay trong nước và quốc tế đã được sắp xếp và là sản phẩm dịch vụ, uy tín của Vietnam Airlines đã được khẳng định. Với mục tiêu nâng cao hình ảnh của Vietnam Airlines trên thị trường quốc tế, thực hiện nhiệm vụ là cầu nối quan trọng cho quan hệ quốc tế của đất nước đồng thời góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các địa phương trong nước, Tổng công ty đã hết sức chú trọng phát triển, quy hoạch mạng đường bay. Để phát triển được một đường bay mới bổ sung vào mạng đường bay hiện có, Tổng công ty HKVN phải chi tiêu hàng trăm triệu USD và đó là kết quả của tất cả các hoạt động đầu tư của Tổng công ty.Một số mạng đường bay của VietNam Airlines hiện nay: 5.1.1 Mạng đường bay quốc tế 5.1.1.1 Mạng đường bay khu vực Đông Bắc á: Củng cố và phát triển các đường bay hiện có tới các thủ đô và các thành phố lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan băng việc tăng tần suất bay, tăng cường sử dụng các lạo máy bay lớn( 250-300 ghế trở lên) để hoàn thiện sản phẩm lịch bay, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả khai thác; Đã và đang nghiên cứu mở thêm các đường bay tới các điểm khác nhau của Nhật Bản( Na-gôi-a), Trung Quốc( Thượng Hải); nghiên cứu mở các đường bay mới giữa Đà Nẵng với các điểm của Đông Bắc á. 5.1.1.2 Mạng đường bay khu vực Nam á, Đông Nam á và Nam Thái Bình Dương: Hoàn thiện sản phẩm lịch bay 2 chuyến/ ngày trên các đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Băng Cốc, Ku-a-la Lăm- pơ, Singapo và 1 chuyến/ ngày đến Xít- nây,Men-bơn; tăng cường khai thác giữa Hà Nội/ Đà Nẵng với các điểm này; Về cơ bản, mạng đường bay Đông Nam á đã được khai thác bằng may bay phản lực có tải trọng trung bình(150-180 ghế) để duy trì tần suất bay cao. Đối với một số chuyến bay đạt được tối thiểu 2 chuyến/ ngày có thể kết hợp khai thác các lạo máy bay thên rộng có tải lớn hơn( 250 ghế trở lên) nhằm tăng hiệu quả khai thác và khả năng khai thác chở hàng; 5.1.1.3 Mạng đường bay Tiểu vùng Căm-phu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt nam: Giữ vững thế cạnh tranh áp đảo, cạnh tranh có hiệu quả với cửa ngõ Băng Cốc và tăng cường khai thác hỗ trợ các đường bay dài trong mạng bay của Vietnam Airlines Tăng tần suất bay dày đặc và sử dụng máy bay lớn hơn( 150-180 ghế thay thế cho máy bay loại 40 ghế trên các đường bay giữa Việt Nam( Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) và Camhuchia( Xiêm Riệp và Phnôm- pênh); Mở thêm đường bay mới Hà Nội- Xiêm Riệp 5.1.1.4 Mạng đường bay tầm xa xuyên lục địa: Đang đựơc nghiên cứu và phát triển một cách thận trọng và có chọn lọc trên cơ sở hiệu quả và sự bền vững của các đường bay khu vực và nội địa, đóng vai trò là những chiếc cầu trục lớn nối liền khả năng tiếp thị mạng đường baykhu vực nội địa vói các thị trường lớn ở Châu Âu, Bắc Mỹ và úc. Trên mạng đường bay Châu âu, Vietnam Airlines tiếp tục duy trì và phát triển các đường bay hiện tại đến Pháp, Nga và Đứcthôgn qua thông qua việc khai thác bay thẳng đường bay Pháp bằng máy bay thân rộng( Boeing-777) và tăng dần tần suất bay tuỷ theo điều kiện thị trường và tăng khả năng cạnh tranh trực tiếp cũng như với các hãng khai thác bay vòng. Ngoài ra, tiếp tục chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khai thác đường bay đến Anh. 5.1.1.5 Mạng đường bay xuyên Thái Bình Dương tới bờ Tây Bắc Mỹ: Là đường bay kém và tính đến năm 2010 chưa có khả năng hoà vốn. Vì vậy hiện tại Vietnam Airlines tập trung phát triển hợp tác với các hãng HK Châu á và Mỹ để từng bước xâm nhập thị trường, tạo dựng hình ảnh, phát triển mạng bán chuẩn bị cho kế hoạch khai thác lâu dài. 5.1.2 Mạng đường bay nội địa: Vietnam Airlines tập trung khai thác giữa Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với 6 tụ điểm lớn là Hải Phòng( vùng Đông Bắc Bộ), Vinh( Khu 4 và Bắc Trung Bộ), Đà Nẵng( miền Trung), Cam Ranh( Nam Trung Bộ), Buôn Mê Thuột( Tây Nguyên), Phú Quốc( đặc khu du lịch); sử dụng loại máy bay từ 150 chỗ trở lên; các đường bay còn lại sẽ do VASCO đảm nhiệm. Các đường bay trục nối cá trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của cả nước là Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được khai thác với tần suất cao và sử dụng các loại máy bay thân rộng từ 150 ghế trở lên để đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối với mạng quốc tế khu vực và xuyên lục địa. Các đường bay du lịch đi Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc, Hải Phòng được kết nối chặt chẽ với các đường bay trục nội địa và mạng đường bay quốc tế đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu du lịch trong nước, quốc tế cũng như nhu cầu giao lưu giữa các địa phương. Đánh giá: Mạng đường bay của VietNam Airlines chưa xâm nhập sâu vào các thị trương lớn như Mỹ Anh....hầu hết khách hàng muốn bay tới các thị trường này đều phải bay nối chuyến. Hệ thống nhà ga cảng sân bay được đầu tư ít. Tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án đầu tư còn rất chậm. Hoạt động đầu tư vào các tài sản vô hình của Tổng công ty còn được thực hiện qua công tác quảng cáo, tiếp thị để nâng cao hình ảnh của Vietnam Airlines. Gần đây VietNam Airlines đã chú trọng đến hoạt động quảng cáo, khuyến mại và chương trình khách hàng thường xuyên nhằm hướng tới nhu cầu khách hàng và lôi kéo khách hàng đến dịch vụ vận tải của mình bằng các hình ảnh và thông tin về các sản phẩm/dịch vụ trên các phương tiện đại chúng, các ấn phẩm, các hoạt động tài trợ cho văn hóa, thể thao lớn Có thể lấy một ví dụ điển hình là chương trình phối hợp với ngành du lịch để quảng cáo, khuyến mại và giảm giá vé cho các tour du lịch, khuyến khích khách hàng và hồi phục thị trường của Vietnam Airlines sau dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp SARS năm 2003 cũng như dịch cúm gia cầm những năm gần đây. Nhờ có các chính sách này mà thị trường hàng không Việt Nam đã khôi phục rất nhanh Trong những năm gần đây, hình ảnh và uy tín của Vietnam Airlines không ngừng được nâng cao. Từ chỗ là một hãng hàng không chưa được biết nhiều trên thế giới cũng như trong khu vực Châu Á cũng như khu vực Đông Nam Á, đến nay Vietnam Airlines đã được đánh giá là hãng hàng không có tốc độ phát triển nhanh, ổn định, bước đầu xác lập được vị thế trong khu vực và tạo dựng được hình ảnh với khách hàng. Từ năm 2003 Tổng công ty HKVN đã đổi logo mới với hình ảnh bông sen vàng, đánh dấu một bước đổi mới của Vietnam Airlines về chất lượng dịch vụ và đổi mới công nghệ. So với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, Vietnam Airlines có hình ảnh và danh tiếng lớn hơn các hãng hàng không trong tiểu vùng CLMV, song so với các đối thủ trên thị trường khu vực và xuyên lục địa thì vẫn còn nhỏ bé. Trong giai đoạn 2004-2008, tổng số kinh phí chi tiêu cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại của Tổng công ty là 490,7 tỷ đồng, tăng đều theo các năm, Và tỷ lệ chi cho Quảng cáo luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong 2 mục chi này.Cụ thể trong giai đoạn 2004-2008 này việc chi cho Quảng cáo chiếm 67,8% gấp hơn 2 lần chi cho Xúc tiến thương mại 32,2%.Nó được thể hiện tại bảng . BẢNG 2.11: NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO, XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA TCTHKVN GIAI ĐOẠN 2004-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % I.Tổng cộng 125,5 100 131,1 100 172,9 100 212,5 100 238,6 100 1Chi quảng cáo 93,2 74,3 73,1 55,8 113,1 65,4 150,1 70,6 167,7 70,3 2Chi XTTM 32,3 25,7 58,0 44,2 59,8 34,6 62,4 29,4 70,9 29,7 II. So sánh định gốc (%) Tổng cộng 104,5 137,8 169,3 190,1 1Chi quảng cáo 78,4 121,4 161,1 179,9 2Chi XTTM 179,6 185,1 193,2 219,5 III. So sánh liên hoàn (%) Tổng cộng 104,5 131,9 122,9 112,3 1Chi quảng cáo 78,4 154,7 132,7 111,7 2Chi XTTM 179,6 103,1 104,3 113,6 Nguồn: Báo cáo tài chính TCTy các năm 2004-2008 Trong giai đoạn 2004-2008, Tổng công ty cũng đã thực hiện đầu tư nhiều dự án phần mềm để phục vụ các hoạt động điều hành, khai thác bay, các phần mềm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, đặc biệt là các phần mềm về tài chính kế toán. Tổng giá trị tài sản tăng lên do đầu tư phần mềm của Tổng công ty trong 5 năm 2004-2008 là 157,8 tỷ đồng, trong đó quan trọng nhất phải kể đến phần mềm Tài chính kế toán Oracle, trị giá 40,2 tỷ đồng; Phần mềm tối ưu hoá doanh thu trị giá 21,6 tỷ đồng; Phần mềm AMASIS quản lý vật tư, phụ tùng thay thế của máy bay, trị giá 12,5 tỷ đồng... 6. Hoạt động đầu tư phát triển ra ngoài doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty đã thực hiện đầu tư ra bên ngoài nhằm mục đích tăng tài sản và thu nhập của Tổng công ty. Bên cạnh đó, thông qua việc liên doanh, liên kết để sản xuất kinh doanh, Tổng công ty có thể cải tiến máy móc thiết bị, học tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2215.doc
Tài liệu liên quan