Chuyên đề Thực trạng đầu tư vào hoạt động dịch vụ du lịch và khách sạn ở Việt Nam

MỤC LỤC

trang

LỜI MỞ ĐẦU 4

Chương I: Một số nội dung về kinh tế đầu tư 6

1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển 6

1.1.1. Khái niệm đầu tư 6

1.1.2. Khái niệm đầu tư phát triển 6

1.2. Đặc điểm của du lịch 6

1.2.1. Vốn đầu tư cho một dự án tương đối lớn 6

1.3. Nguồn vốn đầu tư vào ngành du lịch 7

1.3.1. Nguồn trong nước 8

1.3.1.1. Nguồn vốn từ ngân sách 8

1.3.1.2. Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp 8

1.3.1.3. Nguồn tiết kiệm của dân 8

1.3.2. Nguồn vốn nước ngoài 8

1.3.2.1. Vốn đầu tư trực tiếp 8

1.3.2.2. Vốn đầu tư gián tiếp 8

1.3.2.3. Nguồn kiều hối 9

Chương II Thực trạng đầu tư dịch vụ du lịch khách sạn Việt Nam 10

2.1. Vài nét về du lịch 10

2.1.1. Khái niệm 10

2.1.2. Phân loại du lịch 10

2.1.2.1. Du lịch xanh 11

2.1.2.2. Du lịch văn hoá 11

2.1.3. Nguồn lực để phát triển du lịch 11

2.1.3.1. Nguồn lực nhân văn 11

2.1.3.2. Nguồn lực thiên nhiên 12

2.1.3.3. Dân cư và lao động 12

2.1.3.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật, thiết bị hạ tầng 13

2.1.3.5. Đường lối chính sách 13

2.1.3.6. Nguồn lực bên ngoài 13

2.1.4. Đặc điểm của tiêu dùng du lịch 13

2.1.4.1. Nhu cầu tiêu dùng 14

2.1.4.2. Tiêu dùng du lịch 14

2.1.4.3. Tiêu dùng các dịch vụ 14

2.1.4.4. Tiêu dùng du lịch xảy ra đồng thời theo thời vụ 15

2.1.5. Vai trò của du lịch 15

2.1.5.1. Thông qua tiêu dùng, du lịch 15

2.1.5.2. Kinh tế du lịch 15

2.1.5.3. Du lịch 16

2.1.5.4. Thông qua lĩnh vực lưu thông 16

2.1.5.5. Du lịch góp phần huy động nguồn vốn nhàn rỗi 16

2.1.5.6. Việc xuất khẩu bằng du lịch quốc tế 17

2.1.5.7. Du lịch là phương tiện giáo dục lòng yêu nước 17

2.2. Tình hình thu hút, sử dụng vốn đầu tư trong những thời gian qua 17

2.2.1. Thành quả đạt được 17

2.2.1.1. Về vốn đầu tư 17

2.2.1.2. Đóng góp vào sản phẩm quốc nội 20

2.2.1.3. Tạo ra công ăn việc làm 24

2.2.1.4. Mang lại cho đất nước cơ sở hạ tầng vật chất quan trọng 26

2.2.1.5. Đóng góp vào ngân sách nhà nước 27

2.2.1.6. Có một đội ngũ lao động có tay nghề kỹ thuật cao 28

2.2.1.7. Nhiều điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, nâng cấp sửa chữa 28

2.2.1.8. Đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước 29

2.2.1.9. Có một hệ thống thông tin du lịch rộng rãi và hiện đại 30

2.2.2. Những yếu kém 30

2.2.2.1. Sử dụng vốn đầu tư chưa hiệu quả, nhiều công trình xây dựng ồ ạt gây lãng phí, một số cơ sở hoạt động chưa hết công suất 30

2.2.2.2. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lí 32

2.2.2.3. Quản lí đầu tư chưa chặt chẽ chưa khoa học 32

2.2.2.4. Cơ sở hạ tầng còn kém 33

2.2.2.5. Hệ thống cơ chế chính sách 33

2.2.2.6. Thiếu vốn đầu tư 33

2.2.2.7. Thủ tục nhập cảnh 33

2.2.2.8. Về loại hình sản phẩm dịch vụ chưa phong phú 33

2.3. Thực trạng chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn 34

2.3.1. Khách sạn với những thực tế của hoạt động khách sạn 34

2.3.1.1. Tổng quan về kinh doanh khách sạn trong cả nước 34

2.3.1.2. Nhìn nhận về cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn 38

2.3.1.3. Nhìn nhận về đội ngũ lao động trong khách sạn 38

2.3.1.4. Vai trò của các nhà quản lý trong các khách sạn 39

2.3.2.Kỳ vọng của khách khi tiêu dùng sản phẩm của khách sạn 40

2.3.2.1. Vệ sinh 40

2.3.2.2. An ninh và an toàn 41

2.3.2.3. Các tiện nghi phục vụ 41

2.3.2.4. Việc thực hiện đăng kí giữ phòng 41

2.3.2.5. Thái độ nhân viên phục vụ 41

2.3.2.6. Giá trị sản phẩm 42

2.3.2.7. Check in, check out 42

2.3.2.8. Giường ngủ 42

2.3.2.9. Sản phẩm 42

2.3.2.10. Yên tĩnh 42

2.3.2.11. Huấn luuyện nhân viên 42

2.3.2.12. Ánh sáng 42

2.3.2.13. Sự trung thực 43

2.3.2.14 Giá cả 43

Chương III Một số biện pháp thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư vào du lịch 44

3.1. Phương hướng phát triển du lịch trong thời gian tới 44

3.2. Một số biện pháp thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư vào ngành du lịch 44

3.2.1. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể 45

3.2.2. Các chính sách ưu đãi về lãi suất 45

3.2.3. Giải quyết nhanh gọn, tập trung các thủ tục hành chính đối với các chủ đầu tư 45

3.2.4. Đề xuất triển khai các dự án liên quan tới du lịch 45

3.2.5 .Cổ phần hoá và có thể tư nhân hoá 46

3.2.6. Đầu tư cho đa dạng hoá 46

3.2.7. Hình thành quỹ phát triển du lịch 47

3.3. Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn 47

3.3. Một vài giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ trong các khách sạn 48

3.3.1 Các giải pháp vi mô 48

3.3.1.1. Cơ chế chính sách 48

3.3.1.2. Hiệu quả quản lý 48

3.3.1.3. Nắm bắt thời cơ 49

3.3.1.4. Trên bình diện quốc tế 49

3.3.1.5. Đường lối đối ngoại độc lập tự chủ 49

3.3.1.6. Tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng dịch vụ 49

3.3.2. Các giải pháp ở tầm vĩ mô 49

3.3.2.1. Xây dựng cho doanh nghiệp một chương trình quản lý chiến lược về chất lượng 49

3.3.2.2. Áp dụng chiến lược dị biệt hoá sản phẩm để tạo cho khách sạn của mình có một sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh 50

3.3.2.3. Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ 50

3.3.2.4. Tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học công nghệ 51

3.3.2.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng dịch vụ 52

3.3.2.6. Công tác thi đua khen thưởng 52

3.3.2.7. Quản trị theo mô hình mới 53

3.3.2.8. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật 53

3.3.2.9. Thiết kế hệ thống phân phát dịch vụ 53

KẾT LUẬN 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng đầu tư vào hoạt động dịch vụ du lịch và khách sạn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa phương đã thu hút du khách tham quan. Và dựa theo bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thì mục tiêu tổng quát của ngành du lịch Việt Nam sẽ đạt doanh thu từ du lịch quốc tế khoảng 11,8 tỷ USD vào năm 2010 và sẽ đóng góp khoảng 12% Tổng sản phẩm quốc nội của cả nước. Và nếu tính cả GDP của ngành du lịch và các ngành dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch thì dự kiến chỉ số nói trên sẽ đạt 27% vào năm 2010. Như vậy ngành công nghiệp không khói này đã và đang có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế. 2.2.1.3. Tạo ra công ăn việc làm Từ khi có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà Nước, kinh tế của Việt Nam phát triển với nhịp độ phát triển khá cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên, quan hệ quốc tế của Việt Nam không ngừng được mở rộng. Tình hình chính trị, xã hội được ổn đinh, bảo đảm an toàn cho khách du lịch; Nhà nước có chính sách bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch được chú trọng đầu tư nâng cao không ngừng vì thế đã thu hút được nhiều khách du lịch và tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Lao động trong ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua đã tăng nhanh chóng về số lượng, năm 1995 mới chỉ có khoảng 105 nghìn lao động thì đến 2004 đã có khoảng 730 nghìn lao động (trong đó có 230 nghìn lao động trực tiếp và gần 500 nghìn lao động gián tiếp). Sau đây ta sẽ xem xét số lao động làm việc trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng của khu vực Nhà nước ở bảng sau: Bảng 7: Lao động bình quân trong khu vực Nhà nước phân theo ngành kinh tế Đơn vị:ngàn người chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 3501 3603,6 3750,5 4035,4 4141,7 Khách sạn & nhà hàng 32,2 32,5 35,2 36,9 37,9 Nguồn niên giám thống kê Theo bảng trên, số lao động phục vụ trong ngành du lịch trong khu vực Nhà nước ngày càng tăng về số lượng. Năm 2000 lao động trong khu vực Nhà nước phục vụ trong lĩnh vực kinh doanh và nhà hàng là 32,2 ngàn người, chiếm 0,92 trong tổng số là 3.501. Năm 2001 thì con số này là 32,5 ngàn người tăng 0,3 ngàn người so với năm 2000. Năm 2002 số lao động bình quân trong khu vực Nhà nước phục vụ trong khách sạn nhà hàng là 35,2 ngàn người tăng 27 ngàn người. Năm 2003 là 36,9 ngàn người tăng 1,7 ngàn người và đến năm 2004 thì số lao động đó tăng thêm 1,0 ngàn người đạt 37,9 ngàn người. Đó là con số về người lao động trong khu vực Nhà nước, còn theo thống kê chung về số lao động đang làm việc trong khách sạn, nhà hàng tại thời điểm 1/7 hàng năm như sau: Bảng 8: Lao động bình quân Đơn vị: ngàn người chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 37609,6 38562,7 39507,7 40573,8 4586,3 Khách sạn & nhà hàng 685,4 700,0 715,4 739,8 755,3 Nguồn niên giám thống kê Như vậy, với sự phát triển cả về quy mô và chất lượng của mình, ngành du lịch đã có những đóng góp đáng kể trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần làm giảm tỉ lệ thât nghiệp của nước ta. Một trong những lí do thu hút được nhiều người lao động làm việc trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng đó là thu nhập cao so với mức thu nhập bình quân chung của cả nước thì ngành du lịch có thu nhập bình quân cao hơn. Bảng 9: Thu nhập bình quân một người một tháng của lao động trong khu vực Nhà nước phân theo ngành kinh tế (giá hiện hành) Đơn vị:nghìn đồng chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 849,6 954,3 1.068,8 1.246,7 1.409,6 Khách sạn & nhà hàng 856,1 956,3 1.010,4 1.303,3 1.487,4 Nguồn niên giám thống kê Nhìn vào bảng trên ta thấy mức thu nhập bình quân một người một tháng của lao động phục vụ trong ngành du lịch tăng dần theo năm và cao hơn mức thu nhập bình quân chung của cả nước (trừ năm 2002), đến năm 2004 thì thu nhập bình quân đã lên đến gần 1,5 triệu đồng /tháng. Có thể nói đây là một mức thu nhập khá cao. Ngoài những người lao động trong ngành du lịch của khu vực nhà nước thì khu vực ngoài quốc doanh số lao động tham gia trong ngành du lịch cũng cao, chiếm khoảng 60% toàn bộ lao động phục vụ ngành du lịch. Họ tham gia lao động trong các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, dưới hình thức là người trực tiếp quản lý hoặc làm thuê. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Nước ta có tỉ lệ thất nghiệp cao (năm 1998 tỉ lệ thất nghiệp là 6.85%; năm 1999 là 7,4%). Vì thế việc chú trọng đầu tư phát triển ngành du lịch theo đúng hướng và biết dựa vào tiềm năng du lịch của mỗi vùng để phát huy thế mạnh của vùng đó sẽ góp phần đáng kể tạo công ăn việc làm, hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp. Tiềm năng du lịch của đất nước ta rất phong phú, có đầy đủ các loại hình du lịch và trải rộng ta Bắc vào Nam như: du lịch bồi dưỡng sức khoẻ, nghỉ biển, du lịch hang động, chơi golf, thể thao, câu cá, sông nước, du lịch cho người ham thích thủ công mỹ nghệ, du lịch làng nghề truyền thống, sinh vật cảnh, lễ hội, sinh hoạt văn hoá truyền thống dân tộc, du lịch hội nghị, Festival,… Chúng ta nên dựa vào thế mạnh này để đưa ra chiến lược phát triển du lịch lâu dài, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực. Nhà nước nên khuyến khích các địa phương thực hiện và hỗ trợ vốn. 2.2.1.4. Mang lại cho đất nước một cơ sở hạ tầng vật chất quan trọng Trong các năm qua nhờ có sự đầu tư của nước ngoài và đầu tư trong nước vào lĩnh vực du lịch mà hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật được tạo ra, nâng cấp ngày càng hiện đại. Chúng ta đã có một hệ thống công trình kiến trúc phục vụ cho việc lưu trú của khách du lịch hiện đại, ngang bằng với các nước trong khu vực như khách sạn: Hà Nội có: Daewoo, Nikom Metrophle, tháp Hà Nội, Metritus, SAS, Hilton, Green Park,… Thành phố Hồ Chí Minh có: New Wold, Ommi. Equatorial, Royal,… Nhiều khách sạn khác: Century (Huế), Palace (Đà Lạt),… Nhiều khách sạn được xếp hạng đạt tiêu chuẩn 2, 3, 5 sao. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội hiện nay đã có gần 70 khách sạn được xếp hạng. Chúng ta cũng có được một hệ thống công trình kiến trúc phục vụ cho việc ăn uống, giải trí cho khách du lịch như: nhà hàng, quán Bar, vũ trường bể bơi, sân thể thao,… Ngoài ra còn có một hệ thống công trình phục vụ cho việc mua sắm hàng hoá, vật lưu niệm và các dịch vụ phụ trợ khác (hiệu giặt là, cắt tóc…); các phương tiện và trang bị vận chuyển khách du lịch các loại xe, gara ôtô…; các xí nghiệp công nghiệp thuộc tổ chức du lịch nhằm cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho du khách (xưởng bánh mì, bánh kẹo…) và các trang thiết bị khác (trang thiết bị nội thất, dụng cụ, phương tiện phục vụ, tư liệu sản xuất,…). 2.2.1.5. Đóng góp vào ngân sách nhà nước Trong những năm qua nhờ sự đầu tư tăng nên ngành du lịch đã có những bước phát triển rõ rệt. Và ngành đã có những đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước. Thể hiện ở bảng sau: Bảng 9: Đóng góp vào ngân sách nhà nước của ngành du lịch Đơn vị: Tỷ VND Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Ngành dịch vụ 900 960 1020 980 1300 Nguồn niên giám thống kê Với sự cố gắng nỗ lực của toàn ngành đầu tư cơ sở vật chất, đa dạng hoá loại hình du lịch,…, đã thu hút được ngày càng nhiều dịch vụ khách làm cho doanh thu của ngành tăng nên sự đóng góp vào Ngân sách Nhà nước cũng ngày càng tăng năm 2000 ngành đã đóng góp được 900 tỷ đồng và tăng dần đến 2004 đã đóng góp được 1300 tỷ đồng, chỉ trừ năm 2003 do có dịch SARS nên du khách đến Việt Nam giảm mạnh mức đóng góp vào Ngân sách Nhà nước (giảm 40 tỷ đồng so với năm 2002). Như vậy khi du lịch Việt Nam được quan tâm đầu tư thúc đẩy ngành du lịch phát triển và tất nhiên sẽ tạo ra 1 nguồn thu lớn cho Ngân sách Nhà nước. 2.2.1.6. Có một đội ngũ lao động có tay nghề kỹ thuật cao Theo thống kê, năm 1999 toàn ngành du lịch có 15 vạn cán bộ công nhân viên, đến năm 2004 chúng ta đã có 730 nghìn cán bộ công nhân viên phục vụ trong ngành, trong đó có 15% đạt trình độ đại học và trên đại học, 40% được đào tạo và bồi dưỡng qua các trường dạy nghề và đào tạo tại chỗ. Tuy số lao động qua đào tạo là thấp so với tổng số lao động phục vụ trong ngành du lịch nhưng những người này đã có năng suất cao và sáng tạo trong quản lý, phục vụ khách du lịch. Đội ngũ lao động lành nghề chủ yếu tập trung vào 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh - nơi có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế đang hoạt động. Chẳng hạn ở Hà Nội gần 400 lễ tân viên của các khách sạn được xếp sao đều tốt nghiệp đại học và thông thạo ít nhất một ngoại ngữ (thường là tiếng Anh với tiếng Pháp hay tiếng Nga, Đức, Trung). Còn ở các khách sạn liên doanh có khoảng 13% lễ tân viên được đào tạo nghiệp vụ và kiến thức về lễ tân khách sạn, du lịch. Còn ở các khách sạn quốc doanh có khoảng 40% lễ tân viên được đào tạo nghiệp vụ và kiến thức về khách sạn, du lịch (chủ yếu trình độ trung cấp) Vậy nên, để giữ chân và thu hút khách thì đội ngũ nhân viên phục vụ phải đáp ứng được các nhu cầu của khách, đảm bảo cho khách được thoải mái trong việc ăn, ở và hiểu biết về văn hoá, truỳên thống… của Việt Nam. Muốn thế chúng ta phải chú trọng đào tạo lại đội ngũ lao động trong du lịch để đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu của ngành. 2.2.1.7. Nhiều điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, nâng cấp và sửa chữa. Trong những năm gần đây, du lịch là một ngành đã và đang được chú trọng đầu tư phát triển. Ngành du lịch đã thu hút được nhiều khách quốc tế, khách nội địa tham quan và doanh thu cũng tăng cao - tỷ lệ thuận với lượng khách tham quan. Do đó nhiều điểm du lịch được chú ý đầu tư tôn tạo để thu hút ngày càng nhiều lượng khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Chẳng hạn ở Huế dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô giai đoạn 1996 - 2010 với tổng vốn đầu tư là 720 tỷ đồng. Từ cuối năm 2000 đến 2005 các cơ quan chức năng đã phục chế, trùng tu được hơn 50 công trình lớn như lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, Hiển Lâm Các, Điện Long An,… cùng số tiền đầu tư là gần 70 tỷ đồng. Ngoài ra họ còn đầu tư vào Huế dưới dạng hỗ trợ hoàn toàn như: Hội người yêu Huế ở Mỹ đã tài trợ 500.000 USD để sữa chữa cửa Quảng Đức; Chính phủ Nhật tài trợ 100.000 USD cho công trình Cổng Ngọ Môn; Chính phủ Thái Lan giúp đỡ 20.000 USD cho Hưng Miếu; Đại sứ Canada dành 10.000 USD cho bảo tồn Bát Giác phía Đông. dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Phù Mát (Nghệ An) được tổ chức EU tài trợ với tổng số vốn trên 20 triệu USD,… Hiện nay các khu di tích lịch sử, di tích văn hoá, cảnh đẹp tự nhiên như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An (Đà Nẵng); Động Phong Nha (Quảng Bình); Tháp Chàm,… Đang được đầu tư với phương thức huy động vốn từ nguồn ngân sách, sự hỗ trợ của đồng bào và bạn bè quốc tế. 2.2.1.8. Đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước Các nước du lịch phát triển thu nhập ngoại tệ từ du lịch chiếm 20% hoặc hơn thu nhập ngoại tệ của đất nước. đối với nước ta lượng khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng mà những du khách này khi chi tiêu họ phải đổi ngoại tệ ra tiền Việt Nam đồng. Nhờ đó mà họ cung cấp cho chúng ta một nguồn ngoại tệ lớn. theo số liệu thống kê của tổng cục du lịch năm 1995 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 1,3 triệu người. Số người Việt Nam đi du lịch nước ngoài đạt trên 10.000 lượt người. Thu bằng ngoại tệ chiếm 62% tổng doanh thu. Trong khi số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng: năm 1997 đạt 1.715.637 lượt người, năm 1998 đạt 1.520.128 lượt người; ngày 8/12/2000 đạt 2 triệu lượt người. Năm 2005 có 3,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Chất lượng dịch vụ ngày càng tăng cao nên doanh thu ngày một gia tăng. Theo đánh giá của tổng cục du lịch, mỗi khách quốc tế lưu tại Việt Nam khoảng 6,4 ngày và mỗi ngày chi tiêu trung bình là 80 USD. Như vậy hàng năm khách quốc tế cung câp trên 790,4 triệu USD cho đất nước thông qua chi tiêu du lịch. 2.2.1.9. Có một hệ thống thông tin du lịch rộng rãi và hiện đại Hiện nay du lịch Việt Nam đã và đang được quảng bá ngày càng rộng rãi qua hệ thống thông tin như: sách báo, phương tiện truyền thanh, truyền hình, mạng Internet, văn phòng đại diện ở nước ngoài,… Chúng ta đã có văn phòng đại diện tại một số thị trường trọng điểm như: Pháp, Italia, Cộng hoà liên bang Đức, Thái Lan, Nhật, Nga, Singapo, Mỹ; và cũng đã tham gia vào các diễn đàn, hội nghị, hội chợ du lịch và hội chợ thương mại quốc tế. Ngoài các thành tựu trên thì việc ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo một số ngành liên quan cũng phát triển như các ngành nghề sản xuất, hàng lưu niệm, hàng ăn, giao thông vận tải,… 2.2.2. Những yếu kém 2.2.2.1. Sử dụng vốn đầu tư chưa hiệu quả, nhiều công trình xây dựng ồ ạt gây lãng phí, một số cơ sở hoạt động chưa hết công suất Nước ta sau một thời gian mở cửa đã trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn và gây được sự quan tâm chú ý của nhiều khách du lịch quốc tế. Trong năm 1997 có hơn 1,7 triệu khách du lịch từ nước ngoài đến nước ta, tăng 8% so với năm 1996 và khách trong nước đạt 8,5 triệu lượt người, tăng 3% so với năm 1996. cùng với lượng khách tăng, doanh thu du lịch cũng tăng cả năm đạt gần 7.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng khách du lịch trung bình hàng năm 30%. Năm 2000 doanh thu từ du lịch đạt tới 4.458,5 tỷ đồng, năm 2001 đạt 5.869,4 tỷ đồng, năm 2002 doanh thu đạt 7.855,9 tỷ đồng, năm 2003 doanh thu của ngành du lịch đạt 8.649,8 tỷ đồng và đến năm 2005 thì số lượt khách quốc tế đến Việt Nam đã lên tới 3,5 triệu lượt người. Như vậy, nhu cầu lưu trú tăng lên trong khi đó cơ sở vật chất ngành du lịch còn nghèo nàn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhất là đầu những năm 1990 khách du lịch phải ở trong những điều kiện chưa được tiện nghi. Vào những năm 1992 - 1994 các khách sạn đều đạt công suất sử dụng phòng 80%, nhiều khách sạn đạt xấp xỉ 96% (cung nhỏ hơn cầu). Do đó nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã mạnh dạn dồn vốn vào lĩnh vực này và chỉ sau 3 năm 1994 - 1996 thị trường khách sạn sôi động hẳn lên. Hàng loạt nhà hàng, nhà khách được đầu tư nâng cấp, sửa chữa hoặc xây mới thành khách sạn. từ chỗ năm 1993 cả nước có 854 khách sạn với tổng số 36.000 phòng, sang năm 1994 có 3.050 khách sạn với 55.600 phòng và đến 2005 đã có tới 6.000 cơ sở lưu trú với 320.000 phòng trên địa bàn cả nước đang được kinh doanh và khai thác. Trong số đó có 761 cơ sở thuộc sở hữu Nhà nước, 66 cơ sở thuộc liên doanh nước ngoài, còn lại thuộc các thành phần kinh tế khác. các cơ sở khách sạn lưu trú thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động chưa thực sự hiệu quả, sức cạnh tranh còn yếu. Các cơ sở kinh doanh có quy mô nhỏ, hiệu quả thấp trong khi đó các cơ sở liên doanh với nước ngoài và có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả hơn. Số lượng khách sạn tăng quá nhanh so với nhu cầu dẫn đến nhu cầu sử dụng buồng giảm dần: Năm 2000 công suất sử dụng phòng đạt 90%. Năm 2002 công suất sử dụng phòng đạt 75%. Năm 2004 công suất sử dụng phòng đạt 55%. Do vậy giữa các khách sạn đã xảy ra cạnh tranh quyết liệt bằng cách hạ giá phòng. Một số đã giảm đến 50%, phổ biến ở mức 20 - 30%. Như vậy do cung vượt quá cầu của du khách đã dẫn tới hiện tượng lãng phí ở nhiều khách sạn. Mặt khác ta thấy vẫn xảy ra hiện tượng sử dụng vốn chưa hiệu quả: nhiều công trình đang làm dở không có vốn để làm tiếp (do bên liên doanh không chịu đóng góp tiếp như đã cam kết và những lí do khác: xét thấy khi đi vào hoạt động công trình sẽ có kết quả không cao) hoặc có dự án bị thu hồi giấy phép đầu tư vì không góp vốn như hợp đồng đã cam kết như: khu đô thị Nam Thăng Long 2.1 tỷ USD, công ty Kim Bo Sài Gòn 223 triệu USD,… hoặc trường hợp các khu di tích được cấp vốn để trùng tu bị bỏ dở giữa chừng vì thiếu vốn hay do thực hiện một lúc nhiều địa điểm dẫn đến cái nào cũng dở dang. 2.2.2.2. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lí Trong thời gian qua, theo ước tính của một số chuyên gia thì có hơn 80% lượng vốn đầu tư vào du lịch là để xây dựng các khách sạn nhà hàng (cơ sở lưu trú), khoảng gần 10% đầu tư vào vận tải du lịch. Các lĩnh vực lữ hành vui chơi, giải trí,… được đầu tư không nhiều. Như vậy xét về mặt khách quan thì thấy rằng đầu tư vào kinh doanh, khách sạn, nhà hàng ít rủi ro hơn và dễ quản lý hơn. song xét về mặt chủ trương chính sách lại cho thấy: Tình trạng đầu tư trong lĩnh vực lữ hành còn bị hạn chế. Các doanh nghiệp tư nhân chưa được làm lữ hành quốc tế. Các doanh nghiệp lữ hành của các ngành các tổ chức xã hội được cấp giấy phép hành nghề còn ít. Nhà nước chưa có chính sách cụ thể để khuyến khích đầu tư vào các khu vui chơi giải trí. ở lĩnh vực này kinh doanh còn lãi ít hơn thu hồi vốn chậm hơn nhưng lại không được ưu tiên nên không thu hút được nhiều vốn đầu tư. Đây cũng là nguyên nhân hạn chế hiệu quả vốn đầu tư của ngành du lịch. 2.2.2.3. Quản lí đầu tư chưa chặt chẽ chưa khoa học Do thiếu hướng dẫn cụ thể nên nhiều khách sạn, nhà hàng mới xây dựng đã phải thay đổi và nâng cấp trang trí nội thất. Nhiều khách sạn xây dựng không phù hợp với kinh doanh du lịch. Một số thành phố lớn, nhiều khách sạn mini, nhiều nhà hàng mọc lên bất chấp quy hoạch, cảnh quan thành phố và môi trường… Do vậy, đầu tư kinh doanh trong du lịch đã phần nào tạo ra sự lộn xộn trong kinh tế. 2.2.2.4. Cơ sở hạ tầng còn kém Một số vùng có đẩy đủ tiềm năng để phát triển du lịch nhưng do không đường giao thông cho xe ôtô hoặc do chỗ ăn, ở cho khách chưa có, hệ thống điện nước không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch nên vẫn chưa thu hút được nhiều du khách đến tham quan. Ngành du lịch ở đó chưa phát triển. Chẳng hạn vào động Tam Thanh (Lạng Sơn) phải đi bộ một quãng xa, nếu trời mưa thì xe ô tô không vào được và Hang Gió cũng như thế,… 2.2.2.5. Hệ thống cơ chế chính sách Hệ thống cơ chế chính sách còn nhiều tồn tại do đo chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. Chúng ta chưa có sự ưu tiên đặc biệt nào để khuyến khích các nhà đầu tư vào các điểm du lịch sẵn có trong tự nhiên để kết hợp khai thác và nâng cấp. chúng ta cũng chưa khuyến khích mạnh mẽ mọi người đóng góp, đầu tư trùng tu các khu di tích lịch sử, di tích văn hoá. 2.2.2.6. Thiếu vốn đầu tư Hiện nay đầu tư vào các khu di tích lịch sử, di tích văn hoá, tổ chức lễ hội và các tiềm năng tự nhiên, chủ yếu là vốn của Nhà nước. Nhưng do nguồn vốn có hạn và phải đầu tư trên diện rộng nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của các địa phương trên cả nước. 2.2.2.7. Thủ tục nhập cảnh Mặt khác do thủ tục nhập cảnh của Việt Nam quá rườm rà, thái độ đón tiếp của nhân viên hải quan, trật tự tại sân bay ,… đã hạn chế khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Chẳng hạn cùng một tua du lịch thì các du khách quốc tế sẽ chọn Thái Lan hoặc Trung Quốc - nơi mà mọi thủ tục và sự phục vụ khách hấp dẫn hơn Việt Nam. 2.2.2.8. Về loại hình sản phẩm dịch vụ chưa phong phú Trong thời gian qua, sản phẩm du lịch đã được đa dạng hoá, từng bước được nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Nhiều sản phẩm du lịch mới được xây dựng và đưa vào khai thác đã tăng sức thu hút khách du lịch, nâng cao giá trị du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên về loại hình và sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng không đồng đều, khả năng cạnh tranh còn thấp. Về hệ thống các cơ sở kinh doanh lữ hành, hiện có khoảng 399 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 1.452 doanh nghiệp trong nước tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Tuy nhiên sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn yếu, việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp du lịch diễn ra còn chậm, chưa tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển có hiệu quả. Về kinh doanh vận chuyển và các dịch vụ du lịch khác: hoạt động có hiệu quả và từng bước đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Nhiều phương tiện vận chuyển được hiện đại hoá, tăng cường về quy mô và chất lượng phục vụ, nhưng vẫn còn bất cập do hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu du lịch. 2.3. Thực trạng về chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn ở Việt Nam 2.3.1. Khách sạn với những thực tế của hoạt động khách sạn 2.3.1.1. Tổng quan về kinh doanh khách sạn trong cả nước Khi nước ta tiến hành chính sách kinh tế mở cửa , số lượng khách du lịch tăng vọt, hệ thống khách sạn, nhà nghỉ của Việt Nam trước đó không đủ tiêu chuẩn để đón khách nước ngoài. Năm 1991, khi tổ chức phát triển công nghiệp của liên hiệp quốc (UNIDO) giúp Việt Nam tổ chức một diễn đàn đầu tư quốc tế tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã phải hoạt động gần hết các khách sạn của thành phố này, để áp ứng nơi nghỉ cho 600 khách quốc tế, trong khi đó Hà Nội không kham nổi lượng khách như vậy. Các nhà hàng khách sạn ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhanh chóng xây dựng, nâng cấp; các khách sạn và những người nhanh chân đã gặt hái được những thành công mỹ mãn như khách sạn Sofitel - Metropol giai đoạn 1, khách sạn Hà Nội giai đoạn 1 ở Hà Nội, khách sạn Rex ở Thành Phố Hồ Chí Minh, khách sạn Hải Yến ở Nha Trang là những ví dụ điển hình. Sau đó, Việt Nam chủ trương tạo sức cạnh tranh để thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có việc giảm bớt chi phí ăn ở, đi lại,… tạo thuận lợi cho họ. Do quy luật cung - cầu, người ta đổ xô đi làm khách sạn, văn phòng cho thuê, tư nhân xây dựng khách sạn mini, các công ty có vốn, có đất tìm kiếm các đối tác nước ngoài liên doanh xây dựng khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê cỡ lớn, tất cả đều đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Năm 1995, ngành du lịch đã đón được 1,3 triệu lượt khách nước ngoài và 5,5 triệu lượt khách nội địa. Tuy nhiên ngành du lịch mới chỉ có trong tay 43.388 buồng khách sạn, trong đó có 22.287 buồng khách sạn của các nhà khách của các bộ và địa phương có khả năng đón khách trong và ngoài nước. Đến đầu năm 1996, vốn đăng kí của các dự án được cấp giấy phép đầu tư vào lĩnh vực này đã lên đến 6,5 tỷ USD chiếm 17,4% tổng số các dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép hoạt động ở Việt Nam. Đây là thời kì hoàng kim cho các nhà đầu tư vào việc xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, kinh doanh du lịch… Ngành du lịch Việt Nam (tính đến năm 2000) đã có trên 3.000 khách sạn với 66.000 buồng khách bao gồm 461 khách sạn được xếp hạng từ 1 - 5 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đến 2005 đã có tới 6.000 cơ sở lưu trú với 320.000 phòng trên địa bàn cả nước đang được kinh doanh và khai thác. Trong số đó có 761 cơ sở thuộc sở hữu Nhà nước, 66 cơ sở thuộc liên doanh nước ngoài, còn lại thuộc các thành phần kinh tế khác. các cơ sở khách sạn lưu trú thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động chưa thực sự hiệu quả, sức cạnh tranh còn yếu. Các cơ sở kinh doanh có quy mô nhỏ, hiệu quả thấp trong khi đó các cơ sở liên doanh với nước ngoài và có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả hơn Như vậy, số buồng phòng khách sạn đã tăng hơn 200% trong vòng 5 năm. sự trưởng thành nhanh chóng trong việc phát triển ngành kinh doanh khách sạn đó là niềm tin tự hào cho đất nước ta, đóng góp không nhỏ vào thành công của ngành du lịch trong việc thu hút gần 3 triệu lượt khách và nộp ngân sách 1.300 tỷ đồng vào năm 2004. Tuy nhiên sự phát triển của ngành du lịch nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Sars vào năm 2003. Năm 2003, ngành du lịch chỉ đóng được 2,3 triệu khách quốc tế, 9,6 triệu lượt khách nội địa và chỉ đóng góp được cho ngân sách Nhà nước 980 tỷ đồng. Lượng khách du lịch giảm làm cho công suất sử dụng phòng của khách sạn sụt giảm một cách đáng kể. Đi đôi với việc bị giảm công suất sử dụng phòng là xu hướng giảm giá phòng khách sạn. so với năm 2002 thị mức giá thuê phòng khách sạn giảm trung bình trong cả nước vào khoảng 10 - 20%. Từ thực tế khách sạn gặp nhiều khó khăn, vắng khách đã làm nảy sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Để có thêm khách, nhiều khách sạn đã giảm giá thuê phòng, làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ dẫn đến uy tín của các khách sạn bị ảnh hưởng và hiệu quả khách sạn bị giảm sút. Điều này đã làm cho nhiều khách sạn phải bị đóng cửa, một số khách sạn đang tiến hành xây dựng bị bỏ dở. Những khách sạn mới khai trương khó bề xoay sở để duy trì hoạt động chứ chưa nói đến việc thu hồi lại vốn. Nhưng nhờ sự phối hợp đồng bộ trong việc triển khai và tổ chức thành công chương trình hành động quốc gia về du lịch, sự sụt giảm lượng khách đã bị chặn đứng và có dấu hiệu tăng trưởng khôi phục được nhiều thị trường truyền thống như thị trường khách du lịch Pháp, Nhật Bản, Đài Loan. Số lượng tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng về lượng khách du lịch trong năm 1999 và năm 2000 tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước. Khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2000 đạt 2,13 triệu lượt khách, tăng 19,5% so với năm 1999, khách nội địa đạt 11,2 triệu lượt khách, tăng 4,8%. Hoạt động du lịch của cả nước mang lại một nguồn thu không nhỏ cho xã hội, ước tính khoảng 1,2 tỷ USD vượt 19% so với năm 1999. Số lượt khách quốc tế vào Việt Nam rất đa dạng trong đó lượng khách du lịch là người Trung Quốc chiếm 28,7%, Đài Loan chiếm 9,9%, Mỹ chiếm 9,7%, Nhật Bản chiếm 7,1%. Năm thị trường có tỷ trọng lớn, tốc độ tăng trưởng cao bao gồm: người Trung Quốc tăng 26,5%, Đài Loan tăng 21,8%, Anh tăng 27%, Nhật Bản tăng 33%, Hàn Quốc tăng 19,8% so với năm 1999. Công suất sử dụng phòng của các khách sạn được cải thiện một cách đáng kể, bình quân toàn quốc đạt hơn 54%. Tuy vậy, giá phòng của các khách sạn vẫn giảm từ 15 - 30%, cá biệt có khách sạn giảm giá tới 50% so với giá công bố năm 1998. Tại Thành Phố Hồ Chí Minh giá phòng giảm 35 - 40%, Khánh Hoà gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36315.doc
Tài liệu liên quan