Trong lĩnh vực dịch vụ sửa chữa tàu, công ty không đứng ra sửa chữa trực tiếp các tàu hư hỏng mà nhận hợp đồng sửa chữa sau đó hợp tác với các công ty thành viên của tập đoàn sửa chữa tàu hỏng trên. Những hợp đồng có được dựa trên uy tín của công ty đã được xây dựng trong thời gian qua và sự hỗ trợ tín nhiệm của tập đoàn VINASHIN. Có thể nói dịch vụ sửa chữa tàu không phải là hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty nhưng nó mang lại nguồn thu không nhỏ. Năm 2007 số lượng tàu sửa chữa là 22 con tàu đã mang lại nguồn thu 4,006 tỷ đồng cho công ty. Năm 2008 có 38 con tàu đã cập bến sửa chữa tại công ty.
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng dịch vụ vận tải biển của Công ty Vinashin New World, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,674 tỷ đồng. Doanh thu dịch vụ sửa chữa tàu năm 2008 tăng 6,668 tỷ (tăng 166%). Năm 2009 có 33 con tàu tín nhiệm dịch vụ sửa chữa cho công ty mang lại 13,562 tỷ tăng 27% so với năm 2008. Năm 2009 số con tàu sửa chữa tại đây ít hơn 5 con so với năm 2008. Nguyên nhân do chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lượng tàu phục vụ chung chuyển giảm cộng với chi phí sửa chữa cao nên số lượng tàu sửa chữa có giám nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng. Những con số trên có được phải nói đến sự nỗ lực từ chính hệ thống các ban ngành đã xây dựng nên uy tín của công ty với bạn hàng nội địa cũng như quốc tế. Chất lượng dịch vụ được nâng lên qua từng giai đoạn mang đến cho khách hàng sự tin tưởng và tín nhiệm gần như tuyệt đối.
Lĩnh vực vệ sinh tàu dầu: Đây là lĩnh vực mới ở nước ta, hiện nay có rất ít công ty hoạt động trong lĩnh vực này và công ty Vinashin New World là đơn vị đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực này. Với chiến dịch đi tắt đón đầu, Công ty đẩy mạnh phát triển ngành vệ sinh tàu dầu bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, giá cả cạnh tranh,quảng cáo mạnh mẽ trên website…..Những hoạt động trên không những mở rộng quy mô thị trường, hướng đến những thị trường tiềm năng cả trong nước lẫn nước ngoài. Và dần dần vị thế của Vinashin New World được nâng cao trong lĩnh vực này và tạo được niềm tin cho khách hàng trong và ngoài nước như: Nhật Bản, Pháp....Nhờ vậy mà doanh thu của ngành không ngừng tăng qua các năm. Năm 2007 Công ty đã làm sạch được 9 tàu đạt doanh thu 12,317 tỷ đồng, đến năm 2008 thì số lượng tàu được là sạch tăng lên 19 tàu với tổng doanh thu đạt 19,159 tỷ đồng tăng 55,5% so với năm 2007. Năm 2009 thì lĩnh vực này có sự tăng trưởng nhảy vọt đạt doanh thu 24,732 tỷ đồng tăng 29% so với năm 2008.
Lĩnh vực vận tải biển: Hoạt động giao nhận vận tải biển mang lại nhiều thuận lợi nhất định cho các nhà xuất nhập khẩu, nó có nhiều ưu điểm so với vận tải đường không, đường bộ. Khối lượng vận chuyển lớn là một ưu điểm lớn của vận tải đường biển vì vậy nắm bắt được ưu điểm này nên công ty đó phát triển đẩy mạnh hoạt động dịch vụ vận tải đường biển. Với phương trâm “Nhanh chóng-Chính xác” công ty đó từng bước hoàn thiện mình về dịch vụ vận tải đường biển và dần dần thương hiệu của công ty được nâng lên tầm cao mới ở trong nước cũng như ngoài nước về lĩnh vực này. Những thủ tục hải quan rườm rà dần dần được dỡ bỏ, giá cả hết sức cạnh tranh, chất lượng dịch vụ tốt, chiến lược marketting có hiệu quả……là những yếu tố hàng đầu giúp công ty liên tục thành công trong ngành dịch vụ vận tải đường biển. Năm 2007 doanh thu của ngành này là 12,914 tỷ đồng. Năm 2008 đóng góp cho công ty 17,486 tỷ đồng tăng 35,4%. Số lượng hàng hóa vận chuyển tăng 28,1% trong khi doanh thu tăng 35,4% cho thấy có sự tăng lên về giá cả, cước phí bến bãi. Do có sự biến động của giá nhiên liệu trên thị trường thế giới và chi phí đầu vào tăng làm cho giá cước vận chuyển đường biển cũng tăng theo. Điều này làm tăng doanh thu tạm thời cho công ty nhưng do sự phát triển không ổn định này làm cho doanh thu tăng không ổn định trong một thời gian dài. Để có thể phát triển ổn định công ty cần liên tục đổi mới trong phương thức lãnh đạo,tìm kiếm thị trường vận tải mới. Năm 2009 mặc dù ngành vận tải biển chịu tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động chung chuyển hàng hóa gặp nhiều bất lợi, giá xăng dầu leo thang từng giai đoạn nhưng doanh thu của công ty vẫn đạt 27,922 tỷ tăng 59,6% so với 2008. Một con số khá ấn tượng trong thời kì khủng hoảng, trong giai đoạn này hầu hết các doanh nghiệp đều đối mặt với mức tăng trưởng âm nhưng điều đó không xuất hiện tại Vinashin new world, mức tăng 59,6% đó nói lên sự lớn mạnh vượt bậc về chiều rộng cũng như chiều sâu của ngành dịch vụ vận tải đường biển của công ty
Lĩnh vực thương mại: Trong những năm qua giá cả thị trường xăng dầu liên tục biến động đó ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh xăng dầu của công ty. Mặt khác hiện nay có nhiều đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này nên đó tạo ra một thị trường cạnh tranh khắc nghiệt. Đây cũng không phải là ngành chính của công ty nên trong những năm qua công ty cũng không mở rộng kinh doanh lĩnh vực này. Năm 2008 so vơi năm 2007 doanh thu giảm 32% và đến năm 2009 tăng so với năm 2008 là 37,9%. Xu hướng trong những năm tới công ty sẽ chú trọng phát triển lĩnh vực này do đây được đánh giá là lĩnh vực có nhiềm tiềm năm kinh tế.
2.2.2 Phân tích kết quả kinh doanh của công ty
Bảng 5: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tổng doanh thu
45.151.559.000
69.706.611.500
100.786.371.000
Giá vốn hàng bán
37.256.765.698
48.235.256.589
76.125.689.578
Lợi nhuận gộp
8.258.802.302
21.471.354.911
24.660.681.422
Doanh thu từ TC
35.256.356
41.687.650
49.892.000
Chi phí tài chính
1.256.369.000
1.456.256.000
1.562.369.600
Chi phí bán hàng
325.256.000
412.456.500
589.303.600
Chi phí QLDN
1.012.365.369
1.158.409.258
1.696.988.000
LN trước thuế
5.700.068.289
18.485.920.803
20.861.912.217
Nộp thuế
1.596.019.121
5.176.057.824
6.316.492.062
LN sau thuế
4.164.049.168
13.109.862.979
16.242.408.162
(Nguồn phòng KH-KĐ) Đơn vị: đồng
Nhận xét chung : Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu của công ty không ngừng tăng qua các năm. Năm 2008 doanh thu của công ty đạt 69.706.611.500 đồng tăng 53,1% so với năm 2007 và con số này đó tăng lên 100.786.371.000 đồng vào năm 2009 và tăng 44,6% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến doanh thu tăng là do công ty đã đầu tư thêm một số việc mở thêm tuyến đường hoạt động mới từ Hải Phòng ra nước ngoài. Do đó làm tăng doanh thu cho công ty qua các năm. Đây là nguyên nhân chủ quan tác động tích cực tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Một nguyên nhân khác nữa tác động đến sự tăng lên của doanh thu là do nhu cầu chung chuyển hàng hóa ngày càng tăng, với ưu điểm của vận tải đường biển là cước phí vận chuyển thấp hơn so với các loại hình vận chuyển đường sông, đường hàng không, đường bộ nên vận chuyển đường biển là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà xuất nhập khẩu. Nắm bắt được nhu cầu đó của khách hàng, công ty đầy mạnh hoạt động dịch vụ vận tải bằng các chiến lược riêng của mình, mở rộng những tuyến đường biển tiềm năng, tăng cường các dịch vụ cảng, bến bói,…tất cả các yếu tố đó đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay, so với các doanh nghiệp phục vụ dịch vụ vận tải đưởng biển ở Hải Phòng. Vinashin New World có một chỗ đứng vững chắc và dần dần vươn lên sánh ngang cùng với các doanh nghiệp khác như VOSCO, Cùng với sự tăng nhanh của doanh thu là sự gia tăng của giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán của Công ty năm 2007 là 37.256.765.698 đồng đến năm 2008 tăng lên 48.235.256.589 đồng tăng 29,5% so với năm 2007 và năm 2009 tăng 57,8% so với năm 2008.
Mặc dù giá vốn hàng bán của Công ty tăng nhanh trong những năm qua nhưng do Công ty sử dụng vốn có hiệu quả nên khoản lợi nhuận trên vốn mà Công ty thu được không ngừng tăng qua các năm. Qua đó chúng ta có thể thấy được trong những năm qua Công ty luôn chú trọng đến hiệu quả của việc sử dụng vốn, vì vậy mà khoản lãi gộp của Công ty liên tục tăng qua các năm.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng lên khá cao : từ 35.256 tỷ đồng năm 2007 tăng lên 41,87 tỷ đồng năm 2008 tương đương tăng 18,7%, Năm 2009 đạt 49,89 tỷ đồng tăng 19,1% so với năm 2008. Nguyên nhân là do các khoản đầu tư ngắn hạn và lãi tiền gửi ngân hàng trong năm qua đã đem lại cho doanh nghiệp một khoản doanh thu không nhỏ không nhỏ
Chi phí hoạt động tài chính: trong năm 2007 là 1,256 tỷ đồng, năm 2008 là 1,456 tỷ đồng tăng 16% so với năm 2007. Còn năm 2009 là 1,562 tỷ đồng tăng 7,2 % soi với năm 2008. Các khoản lãi phải trả đã được công ty thực hiện thanh toán tương đối trong năm 2008 nên đến năm 2009 công ty giảm bớt việc chi phí trả lãi vay làm cho chi phí tài chính giảm xuống trong năm 2009. Điều này đã làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên tương đối trong năm 2009
Bên cạnh đó các khoản chi phí về bán hàng xu hướng tăng qua các năm nhưng mức tăng có xu hướng giảm dần góp phần làm giảm chi phí chung của toàn doanh nghiệp. Măt khác chi phí quản lý doanh nghiệp lại có xu hướng tăng lên và tăng mạnh năm 2009 do việc chuyển đỏi mô hình từ công ty nhà nước thành công ty cổ phần với quy mô rộng lớn hơn công ty đã tuyển thêm một số lao động ở bộ phận quản lý, đồng thời mức lương ở bộ phần này cuối năm 2009 có xu hướng tăng lên do sự thay đổi của mức lương tối thiểu của Nhà nước, cũng đã làm cho chi phí quản lý tăng lên nhưng điều này có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp và nâng cao đời sống của người lao động.
Năm 2007 công ty đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là: 1,596 tỷ đồng trong năm 2008 công ty đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là: 5,176 tỷ đồng như vậy so với năm trước doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp gấp 3,24 lần. Năm 2009 thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp là 6,316 tỷ đồng, gấp 1,22 lần so với 2008. Việc tăng lên trong việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là do nguyên nhân lợi nhuận thu được từ tất cả các hoạt động tăng lên. Quy mô nộp thuế không chỉ phản ánh việc tăng quy mô sản xuất kinh doanh mà còn phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi hiệu quả trong sản xuất kinh doanh tăng thì lợi nhuận sẽ tăng kèm theo đó là việc tăng thuế thu nhập của doanh nghiệp. Mức tăng thuế thu nhập doanh nghiệp không đồng đều qua các năm phản ánh thực trạng sản xuất kinh doanh, Năm 2008 có mức tăng nhảy vọt do mở rộng nhiều lĩnh vực sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Sang năm 2009 mức tăng có chậm hơn nhưng vẫn đạt chỉ tiêu do tập đoàn đã đề ra hồi đầu năm
Năm 2008 lợi nhuận gộp tăng 13,213 tỷ ứng với 160% so với năm 2007. Năm 2009 lợi nhuận gộp chỉ tăng 3,189 tỷ ứng với 14% so với 2008. Giải thích cho sự tăng lên chậm chạp của lợi nhuận gộp năm 2009-2008 tăng ít hơn so với nămm 2008-2007 là do tác động của khủng hoảng. Nhìn chung hầu hết doanh nghiệp đều đối mặt với mức tăng trưởng âm trong khi đó công ty đạt mức tăng 14,5%, con số này tuy chưa cao nhưng rất khả quan so với tình hình hiện tại. Lợi nhuận gộp tăng lên là do một số nguyên nhân sau:
Doanh thu tăng lên một cách nhanh chóng do mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh…
Chi phí tăng lên do giá nhiên liệu trên thị trường tăng, chi phí nhiên liệu tăng…
Tuy nhiên tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn so với tốc độ tăng doanh thu. chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang có hiệu quả. Ngoài việc đầu tư thêm tàu công ty còn chú trọng tới công tác tổ chức lại bộ máy quản lý, việc tách riêng phòng dịch vụ chăm sóc khách hàng và phòng kế toán đã làm tăng khả năng hoạt động của công ty tạo sử chủ động và phát huy vai trò tối đa cũng như chức năng của từng phòng. Phòng dịch vụ khách hàng đã tập trung vào việc quản lý hoạt động của hàng hoá xuất nhập khẩu về mặt chứng từ làm cho quá trình lưu thông hàng và các thủ tục gửi hàng, nhận hàng trở lên thuận tiện và đơn giản hơn rất nhiều..
Qua phân tích trên ta nhận thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng đem lại lợi nhuận cao do một số nguyên nhân tích cực như: công ty đã thường xuyên chú ý tới chất lượng , tiến độ sản phẩm, giữ được uy tín với khách hàng. Cơ sở vật chất được thường xuyên đổi mới, các trang thiết bị đựơc đầu tư trong năm, cơ bản đã phát huy tính năng. Các chỉ tiêu đều đạt được và vượt kế hoach năm. Đời sống của người lao động được đảm bảo
2.2.2.1 Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế của công ty
Bảng 6: Một số chỉ tiêu kinh tế
CHỈ TIÊU
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1. Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Tổng doanh thu
0,126
5.700.068
45.151.559
0,265
18.485.920
69.706.611
0.206
20.861.912
100.786.371
Tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản
Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản
0,08
5.700.068
71.122.774
0,23
18.485.920
80.050.616
0,174
20.861.912
119.372.074
Nguồn: Phòng KH-KD Đơn vị :1000 đồng
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = ( Lợi Nhuận trước thuế)/Doanh thu
Tỷ suất này cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 2007 = 0,126 (lần)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 2008 = 0.265(lần)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 2009 =0,206(lần)
Con số trên cho ta biết tại thời điểm năm 2007 thì một đồng doanh thu mang lại 0,126 đồng lợi nhuận , vào cùng thời điểm đó thì đến năm 2008 một đồng doanh thu mang lại là 0,265 đồng lợi nhuận. Còn năm 2009 là 0,206 đồng lợi nhuận. Như vậy tỷ suất năm 2008 lớn hơn năm 2007 và 2009 điều này cho thấy việc sảnh xuất kinh doanh năm 2008 có hiệu quả hơn so với hai năm còn lại. Có được kết quả trên là do công ty có phương pháp quản lý hợp lý, đổi mới trong tư duy lãnh đạo và điều hành hoạt động sản xuất kinh một cách khoa học, góp phần giảm bớt được những chi phí không cần thiết gây nên lãng phí.
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản= Lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Chỉ số này còn cho biết khả năng sinh lời trên mỗi tài sản
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản năm 2007 là 0,08
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản năm 2008 là 0,23
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản năm 2009 là 0,174
Nhìn vào tỷ suất lợi nhuận trên tài sản qua các năm ta thấy hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp đều có lãi nhưng có sự biến động. Năm 2008 tỷ suất lợi nhuận trên tài sản lớn nhất cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2008 hiệu quả hơn so với hai năm còn lại.
Dựa vào số liệu trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có xu hướng giảm chủ yếu là do khấu hao và sửa chữa tài sản cố định tăng lớn, tăng giá trị tài sản cố định do mua sắm và tiếp nhận của nguồn vốn vay ODA. Điều đó cho ta thấy tình hình tài chính của Công ty trong năm qua tuy ổn định nhưng còn nhiều khó khăn cần phải vượt qua.
2.2.2.2 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Bảng 7: Khả năng thanh toán của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
- Khả năng thanh toán hiện hành ( STSLĐ/nợ ngắn hạn)
7,16
4,73
3,03
+Tổng TSLĐ
20.891.806
26.191.138
31.476.543
+ Nợ ngắn hạn
2.917.850
5.539.385
10.388.298
- Khả năng thanh toán nhanh
( Tiền hiện có/ nợ ngắn hạn)
1,89
2,02
0,56
+ Tiền hiện có
5.514.736
11.189.558
5.817.446
+ Nợ ngắn hạn
2.917.850.223
5.539.385.284
10.388.298.341
Nguồn: trích từ bảng kết quả tài chính của công ty Đơn vị tính :1000 Đồng
Với số liệu trên ta thấy về khả năng thanh toán hiện hành năm 2007 là 7,16; năm 2008 là 4,73 và năm 2009 là 3,03 cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hay một chu kì kinh doanh. Nguyên nhân khiến khả năng thanh toán hiện hành có giảm qua các năm do công ty dùng các nguồn tải chính đầu tư vào các trang thiết bị và nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất. Khả năng thanh toán hiện hành được duy trì ở mức cao, năm 2009 thấp nhất do giai đoạn đầu năm 2009 tình hình hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn, đối mặt với mức tăng trưởng âm nên công ty có vay vốn để mở rộng sản xuất do đó nợ ngắn hạn có chiều hướng gia tăng. Điều đó làm khả năng thanh toán trong năm 2009 đạt mức thấp. Năm 2007 khả năng thanh toán hiện hành là 7,16, Sự
Về khả năng thanh toán nhanh: Thế hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp với các chủ nợ. Khẳ năng thanh toánh nhanh năm 2007 là 1,89 , năm 2008 là 2,02 và năm 2009 0,56. Năm 2007 khả năng thanh toán nhanh duy trì ở mức cao, lượng tiền mặt của công ty ổn định, nợ ngắn hạn thấp làm cho công ty luôn chủ động đối với những khoản nợ. Năm 2008 chỉ số này là 2,02, lượng tiền mặt năm 2007 vẫn còn cộng với lợi nhuận giai đoạn đầu năm 2008 khiến lượng tiền mặt của công ty khá cao. Mặc dù nợ ngắn hạn trong năm nay có tăng nhưng tốc độ tăng của tiền mặt lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán nhanh tăng so với năm 2007. Năm 2009 khả năng thanh toán chỉ đạt 0,56. Sự chủ động đối với những khoản nợ giảm xuống. Đây cũng là tình hình chung của các doanh nghiệp trong nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh không còn sôi động như năm 2008, những khoản tiền từ khách hàng vẫn chưa thu về hết trong khi chi phí tiền lương, chi phí về tài chính, đóng góp thuế…..vẫn tăng cao nên công ty đã phải đi vay nợ để thanh toán các khoản trên. Điều đó khiến nợ phái trả tăng nhanh trong năm 2009 khiến khả năng thanh toán nhanh của công ty bị suy giảm
Qua sự phân tích trên ta thấy các chỉ tiêu có xu hướng giảm dần chủ yếu là do công ty tiến hành đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng. Mặc dù vậy nguồn tài chính của công ty vẫn tương đối ổn định, đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, sản xuất kinh doanh có lãi , thực hiện vượt mức các chỉ tiêu do ban lãnh đạo công ty đã giao
2.2.2.3 Tình hình phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lí các quỹ của công ty
Bảng 9 :Bảng tổng quát tình hình phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lí các quỹ qua các năm
Nội dung
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1.lợi nhuận trước thuế
Nộp thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế
2.Phân phối lợi nhuận sau thuế
-Quỹ phát triển kinh doanh
-Quỹ dự phòng tài chính
-Quỹ dự phòng khác
-Nộp tổng cục Hàng hải
- quỹ khen thưởng+phúc lợi
3.Kế hoạch sử dụng quỹ khen thưởng
Khen thưởng phong trào
Khen thưởng đột xuất
Thưởng khách hàng
Phân phối cho CBCNV
4.Kế hoạch sử dụng quỹ phúc lợi
Hoạt động phong trào
Trợ cấp xã hội
Tổ chức tham quan du lịch
5.700.068
1.596.019
4.164.049
1.003.456
1.125.859
95.929
159.010
1.779.793
1.119.432
342.000
120.000
456.498
200.934
660.361
210.361
200.000
250.000
18.485.920
5.176.057
13.109.862
4.222.100
2.844.200
922.100
370.000
4.751.462
2.283.172
400.000
500.000
777.385
605.787
2.468.290
788.290
870.000
810.000
20.861.912
6.316.492
16.242.408
7.385.124
4.248.583
1.430.245
532.563
2.645.893
1.345.902
148.000
254.240
345.943
597.719
1.299.991
415.289
354.434
530.268
Nguồn: Trích từ bảng tổng kết tài chính cuối năm của công ty
Đơn vị :1000 đồng
Nhận xét chung : Qua bảng tổng kết tài chính ta thấy lợi nhuận sau thuế của năm 2009 lớn nhất đạt 16,242 tỷ đồng, năm 2008 đạt 13,109 tỷ đồng còn năm 2007 chỉ đạt 4,164 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận sau thuế của năm 2008 tăng 3,148 lần so với năm 2007, còn năm 2009 lợi nhuận sau thuế gấp 1,238 lần so với năm 2008. Căn cứ vào lợi nhuận sau thuế, công ty đã lập ra quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi xã hội để nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên của công ty. Năm 2007, Quỹ khen thưởng là 1,119 tỷ đồng. Năm 2008 con số này là 2,283 tỷ đồng tăng1,164 tỷ đồng tương ứng 104%. Năm 2009, Nguồn quỹ này giảm 938 triệu đồng tương ứng giảm 41%. Sự tăng giảm của nguồn quỹ khen thưởng phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế và các khoản quỹ khác như: Quỹ phát triển kinh doanh, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng khác. Nguồn quỹ khen thưởng được dùng để khen thưởng cho các phong trào của công ty, khen thưởng đột xuất, thưởng khách hàng và phân phối cho cán bộ công nhân viên của công ty. Những nguồn quỹ này càng lớn càng thể hiện sự thịnh vượng của công ty về mặt tài chính, chính sách đãi ngộ của công ty đối với khách hàng và cán bộ công nhân viên được cải thiện qua các năm.
Nhìn vào nguồn quỹ phúc lợi xã hội cho thấy đời sống của cán bộ công nhân viên được nâng lên rõ rệt, Quỹ dành cho hoạt động phong trào,trợ cấp xã hội, tổ chức tham quan du lịch rất lớn. Năm 2008 nguồn quỹ trên lớn nhất đạt 2,468 tỷ đồng. Năm 2009 là 1,299 tỷ còn năm 2007 chỉ đạt 660 triệu đồng. Công ty có những chính sách thể hiện sự quan tâm tới đời sống tinh thần của cán bộ. Hàng năm vẫn thường tổ chức cho nhân viên đi tham quan du lịch với số lượng lớn, có những giải thể dục thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu tạo sân chơi lành mạnh cho nhân viên. Có thể nói, trong ba năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng ban lãnh đạo công ty vẫn có sự quan tâm đặc biệt đối với toàn thể CBCNV. Điều đó góp phần tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, làm cho sự phát triển công ty ngày càng hưng thịnh.
Phân tích thực trạng về công nghệ tại công ty.
Cùng với nguồn vốn thì khoa học công nghệ là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Hầu hết các trang thiêt bị được công ty đầu tư bằng nguồn vốn vay để phục vụ cho sản xuất nhằm tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm. Trong thời gian tới với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải biển nên yếu tố công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản suất kinh doanh của công ty, đòi hỏi công ty phải có các trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu sản suất kinh doanh.
Hiện nay phần lớn máy móc thiết bị của công ty đã được cơ giới hoá song một số lĩnh vực đặc biệt là ngành vận tải biển đa số các tàu đã sử dụng quá lâu, chi phí sửa chữa thường xuyên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 10: Thực trạng công nghệ của công ty
Chỉ tiêu
Nguyên giá
Gía trị còn lại
Phương tịên vận tải
Thiết bị văn phòng
Máy móc thiết bị
Máy công tác
43.028.448
871.748
1.992.005
4.752.538
32.817.998
599.615
1.118.993
2.532.855
( Nguồn phòng KH-KD) Đơn vị: 1.000đ
Nhận xét chung : Qua bảng số liệu ta thấy khối lượng trang thiết bị của Công ty là rất lớn. Với số lượng máy móc trang thiết bị này giúp ta thấy được quy mô của công ty.Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong những năm qua Công ty luôn chú trọng đến việc cải tiến công nghệ và đưa những thiết bị máy móc mới hiện đại vào hoạt động.Vấn đề đặt ra là những máy móc trang thiết bị đã có niên đại gần 20 năm, độ chính xác không cao. Có đến 40% máy móc thiết bị của Công ty có niên đại trước năm 1985 hiện nay đang giai đoạn xuống cấp trầm trọng, đã có những đề xuất của các thành viên nhằm cải tiến công nghệ để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn chưa có dấu hiệu tích cực từ ban lãnh đạo vì chi phí cho mua sắm máy móc trang thiết bị rất lớn. Đến năm 2008 cũng mới chi hơn 2 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị. Vấn đề đặt ra trong thời gian tới là ngoài việc cải tiến và động bộ hoá các trang thiết bị hiện có, Công ty cần phải nhập thêm các trang thiết bị mới tiên tiến để đạt được mức mặt bằng chung công nghệ của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài
2.2.2.4 Phân tích môi trường hoạt động của dịch vụ vận tải biển tại công ty.
Môi trường kinh tế.
Thuận lợi.
Môi trường quốc tế : Môi trường quốc tế tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong bối cảnh quốc tế hoá và toàn cầu hoá diễn rạ ngày càng mạnh mẽ đã tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới , mở ra nhiều cơ hội cho các nước có thể mở rộng nền kinh tế trong nước và tăng cường hợp tác với nước khác để có thể khai thác tối đa các lợi thế của nước mình và khắc phục những khó khăn, những mặt còn yếu kém. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ ở những nước đang phát triển, hoạt động thương mại mua bán trao đổi hàng hóa ngày càng sôi động, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng mạnh trong những năm vừa qua. Sự chuyên môn hóa sản xuất những mặt hàng mà những nước đó có lợi thế tuyệt đối khiến hàng hóa đem ra trao đổi và mua bán ngày càng lớn. Mặt khác, thuế quan xuất nhập khẩu đang giảm dần theo lộ trình, một số hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu, còn lại đa số hàng hóa được hưởng với mức thuế ưu đãi. Đó là những lí do khiến hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa với số lượng lớn ngày càng sôi động .Với Việt Nam xu hướng tự do trao đổi hàng hóa đã thổi một luồng gió mới vào nền kinh tế nước ta và đã tạo nên sự chuyển biến chưa từng có của nước ta trong những năm qua. Nền kinh tế không ngừng được mở rộng và ngày còn có nhiều nhà đầu tư đến Việt Nam để đầu tư sản xuất kinh doanh. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước.
Trong những năm qua được sự giúp đỡ của tập đoàn VINASHIN, công ty đã không ngừng mở rộng về qui mô cũng như ngành nghề hoạt động. Công ty không ngừng mở rộng quan hệ hợp với các đối tác: tập đoàn ELP-ATAGAZA của Cộng Hoà Pháp, tập đoàn KARACHI của Pakistan... để thiết lập hệ thống vận tải đường biển xuyên quốc gia. Mặc dù trong thời gian qua hoạt động vận tải xuyên quốc gia vẫn chưa mang lại nguồn thu cho doanh thu nhiều nhưng trong những năm tới công ty có những kế hoạch để vươn ra tầm châu lục
Môi trường trong nước: Môi trường kinh tế trong nước cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giai đoạn kinh tế nước ta tăng trưởng mạnh, nền kinh tế đạt được mức ổn định cao thì tình hình sản xuất kin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng dịch vụ vận tải biển của Công ty Vinashin New World.doc