Chuyên đề Thực trạng đời sống người có công và những biện pháp nhằm nâng cao đời sống người có công ở Hà Tây

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU

 

PHẦN I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA SỞ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH HÀ TÂY.

 

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HÀ TÂY VÀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA SỞ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH HÀ TÂY.

1. Đặc điểm tình hình chung (tự nhiên, kinh tế, văn hoá- xã hội) ở tỉnh Hà Tây có liên quan trực tiếp đến hoạt động công tác xã hội ở Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây.

2. Đặc điểm chung của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây.

2.1. Sơ lược lịch sử thành lập và phát triển.

2.2.Thuận lợi và khó khăn của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây.

2.3. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây.

2.4.Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức lao động.

3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật.

3.1. Cơ sở vật chất.

3.2. Tổ chức sắp xếp, bố trí không gian nơi làm việc.

3.3. Nhận xét.

3.4. Thành tích của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây trong những năm qua.

II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở SỞ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH HÀ TÂY.

1.Công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.

1.1. Quy mô, cơ cấu, đối tượng thuộc phạm vi Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây đang quản lý.

1.2. Tình hình thực hiện chính sách chế độ ưu đãi Nhà nước quy định đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công.

1.2.1. Đối với người hoạt động cách mạng trước tháng 8.

1.2.2. Người hoạt động cách mạng trước tháng 8-1945 (cán bộ tiền khởi nghĩa).

1.2.3. Tình hình thực hiện chế độ ưu đãi đối với liệt sỹ và gia đình liệt sỹ.

a. Đối với liệt sỹ.

b. Đối với gia đình liệt sỹ.

c. Đối với người thờ cúng liệt sỹ (thân nhân chủ yếu của liệt sỹ không còn).

1.2.4. Tình hình thực hiện chế độ ưu đãi đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng.

1.2.5. Tình hình thực hiện chế độ ưu đãi đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.

1.2.6. Tình hình thực hiện chính sách đối với Quân nhân bị tai nạn lao động.

1.2.7. Tình hình thực hiện chính sách đối với Bệnh binh.

1.2.8. Tình hình thực hiện chính sách đối với quân nhân bị bệnh nghề nghiệp( (Bệnh binh hạng 3 được xác nhận trược ngày 31/10/1994).

1.2.9. người có công giúp đỡ cách mạng trước cách mạng Tháng Tám- 1945.

1.3. Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng ở tỉnh Hà Tây.

1.4. Thực trạng đời sống của thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng của tỉnh Hà Tây.

1.5. Công tác tuyên truyền vận động thực hiện 5 chương trình chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và phong trào xây dựng xã, phường làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh Hà Tây.

1.6. Những vướng mắc tồn đọng trong việc xác nhận và giải quyết chính sách chế độ đối vơí thương binh, liệt sỹ và người có công ở Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây và biện pháp giải quyết.

2. Lĩnh vực Bảo hiểm xã hội.

2.1. Tình hình các đơn vị tham gia Bảo hiểm xã hội ở địa bàn tỉnh Hà Tây.

2.2. Công tác thu chi quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội .

3. Lĩnh vực cứu trợ xã hội.

3.1. Công tác cứu trợ thường xuyên.

a. Quy mô cơ cấu đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên ở tỉnh Hà Tây.

b. Quy trình xét duyệt các đối tượng hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên.

c. Tình hình thực hiện chính sách cứu trợ xã hội thường xuyên ở tỉnh Hà Tây.

d. Nguồn sử dụng và quản lý quỹ cứu trợ xã hội thường xuyên của tỉnh Hà Tây.

3.2. Cứu trợ xã hội đột xuất.

3.3. Công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Tây.

a. Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở Hà Tây.

b. Những hoạt động xoá đói giảm nghèo và kết quả đạt được của công tác xoá đói giảm nghèo tỉnh Hà Tây.

3.4. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

3.4.1. Công tác phòng chống tệ nạn ma tuý của tỉnh Hà Tây.

a. Thực trạng tình hình ma tuý ở tỉnh Hà Tây.

b. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn ma tuý.

c. Công tác phòng chống ma tuý và kết quả đạt được.

3.4.2. Công tác tệ nạn ma tuý ở tỉnh Hà Tây.

a. Thực trạng.

b. Nguyên nhân.

c. Công tác phòng chống mại dâm và kết quả đạt được.

3.5. Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tây.

a. Thực trạng trẻ em đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tây.

b. Các hoạt động chăm sóc bảo vệ trẻ em đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tây và kết quả đạt được.

3.6. Công tác trợ giúp người khuyết tật ở tỉnh Hà Tây.

a. Thực trạng người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Hà Tây.

b. Các hoạt động giúp người khuyết tật và kết quả đạt được.

3.7. Huy động nội lực cứu trợ xã hội ở tỉnh Hà Tây.

3.8. Những vướng mắc tồn đọng trong việc tổ chức thực hiện chính sách, chế độ cứu trợ xã hội ở tỉnh Hà Tây.

 

PHẦN II

 

THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NGƯỜI CÓ CÔNG Ở TỈNH HÀ TÂY.

 

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN.

1. Cơ sở lý luận.

1.1. Khái niệm người có công và một số khái niệm có liên quan.

1.1.1. Khái niệm người có công.

1.1.2. Khái niệm chính sách ưu đãi xã hội và những đối tượng là người có công.

1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng.

1.3. Sự cần thiết của việc nâng cao đời sống cho người có công.

2. Cơ sở thực tiễn.

2.1. Đặc điểm của tỉnh Hà Tây liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2.2. Đặc điểm người có công ở tỉnh Hà Tây.

2.3. Quá trình chăm sóc người có công ở tỉnh Hà Tây.

 

II. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY.

1. Thực trạng đời sống người có công hiện nay.

1.1. Thực trạng đời sống vật chất.

1.2.Thực trạng sức khoẻ của người có công trên địa bàn tỉnh Hà Tây

1.3. Thực trạng đời sống tinh thần.

1.3.1. Đặc điểm tâm lý của đối tượng người có công nói chung.

1.3.2. Đặc điểm tâm lý của từng đối tượng người có công.

1.4. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ đời sống tinh thần.

2. Các hoạt động chăm sóc người có công ở tỉnh Hà Tây và các kết quả đạt được.

2.1. Tổ chức thực hiện chính sách chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng ở Sở Lao động-

Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây.

2.2. Tổ chức thực hiện 5 chương trình chăm sóc đời sống người có công ở tỉnh Hà Tây.

2.3. Công tác triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng xã, phường giỏi về chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công”.

2.4. Công tác đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh Hà Tây.

3. Một số tồn tại và nguyên nhân của nó.

 

III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐỜI SỐNG CHO NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY.

1. Phương hướng.

2. Một số biện pháp nhằm nâng cao đời sống cho người có công.

2.1. Thực hiện công tác trên đạt kết quả cao cần phải đảm bảo kịp thời, chính xác, đầy đủ.

2.2. Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân.

2.3. Đẩy mạnh hoạt động phong trào tình nghĩa.

2.4. Từng bước tham mưu cải thiện hệ thống chính sách xã hội sao cho phù hợp với nền kinh tế- xã hội, góp phần nâng cao ổn định đời sống cho người có công.

2.5. Chăm sóc sức khoẻ cho người có công.

2.6. Hỗ trợ người có công về nhà ở.

2.7. Tạo việc làm phù hợp giúp tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình cho người có công.

2.8. Củng cố đội ngũ làm công tác Lao động- Thương binh và Xã hội từ xã, huyện đến tỉnh.

3. Những đề xuất.

3.1. Đề xuất với Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây.

3.2. Kiến nghị với cơ quan cấp trên.

 

KẾT LUẬN

 

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9142 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng đời sống người có công và những biện pháp nhằm nâng cao đời sống người có công ở Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là 7857 em ( theo báo cáo của các huyện, thị xã). Trong đó: + Trẻ em lang thang: 312 em + Trẻ em mồ côi : 475 em + Trẻ em khuyết tật: 5968 em + Trẻ em bị bỏ rơi: 157 em + Trẻ em nghiện ma tuý: 15 em + Trẻ em lao động nặng nhọc, độc hại: 930 em b. Các hoạt động chăm sóc bảo vệ trẻ em đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tây và kết quả đạt được : Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, các ngành có liên quan, công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được đẩy mạnh. Ngành phối kết hợp với các phòng Nội vụ lao động và xã hội của 14 huyện thị cử cán bộ xã hội thường xuyên đi cơ sở để nắm bắt tình hình trẻ em đặc biệt khó khăn, con ngoài giá thú, trẻ bị bỏ rơi trong toàn tỉnh từ đó có biện pháp giúp đỡ hỗ ttợ. Trong số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có 2564 em được hỗ trợ, hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng, hỗ trợ từ các dự án… Tỉnh đã tặng quà cho 30 trẻ em đi khắc phục nụ cười và cấp xe lăn miễn phí cho 40 trẻ khuyết tật. Có 1752 em được cấp thẻ bảo hiểm y tế, phiếu khám chũa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế trong toàn tỉnh. Trong số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì số trẻ em mồ côi hưởng trợ cấp theo Nghị định 07 là 315 em. Trẻ em được nuôi dưỡng ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh là 6 em với mức trợ cấp là 130000đ/tháng/em. Tỉnh cũng đã được nhiều dự án giúp đỡ tài trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: Dự án “ trợ giúp trẻ em đặc biệt khó khăn” do tổ chức trợ giúp trẻ em quốc tế AC Đan Mạch tài trợ. Dự án này đã được UBND tỉnh Hà Tây chó phép sở Lao Động thưong binh xã hội giao cho trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật thực hiện. Trung tâm đã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện một cách tích cực và có hiệu quả. Chính vì vậy, sau 5 năm thực hiện (7/1999 - 11/2004) Trung tâm đã tiếp nhận được 144 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và 4 cháu bị tàn tật là trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện và khu công cộng khác và nuôi dưỡng tại trung tâm bằng nguộn kinh phí cho tổ chức, trợ giúp trẻ em quốc tế AC Đan Mạch tài trợ. Tổ chức này đã trợ cấp cho các em với mức trợ cấp là 10 USD (tiền quy đổi sang Việt Nam là154000đồng/em/tháng). Công tác trợ giúp người khuyết tật ở tỉnh Hà Tây. Thực trạng người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Hà Tây: Theo số liệu điều tra số lượng người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Hà Tây là 8965 người. Trong đó: + Huyện Chương Mỹ: 839 người ( chiếm 9.36% tổng số người khuyết tật) +Huyện Mỹ Đức 365: người ( chiếm 4.07%) + Huyện Phú Xuyên: 1237 người ( chiếm 13.8%) + Huyện ứng Hoà: 951 người ( chiếm 10.6%) + Huyện Hoài Đức: 1036 người ( chiếm 11,57%) + Huyện Phúc Thọ: 585 người ( chiếm 6,5% ) + Huyện Ba Vì: 700 người ( chiếm 7,81%) + Huyện Thạch Thất: 498 người ( chiếm 5,55%) + Huyện Đan Phượng: 378 người ( chiếm 4,2%) + Huyện Thường Tín: 623 người ( chiếm 6,95%) + Huyện Quốc Oai: 400 người (chiếm 4,5%) + Huyện Thanh Oai: 587 người ( chiếm 6,55%) + Thị xã Sơn Tây: 341 người ( chiếm 3,8%) + Thị xã Hà Đông: 425 ngưòi ( chiếm 4,74%) Nguời tàn tật tỉnh Hà Tây chủ yếu thuộc các dạng tật sau: + Tàn tật trí tuệ: 827 người + Tàn tật thị giác: 753 người + Tàn tật thính giác: 502 người + Tàn tật vận động: 8.951 người + Tàn tật ngôn ngữ: 531 người + Tâm thần: 1.073 người + Các dạng tật khác: 407 người Các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật và kết quả đạt được. Trong những năm qua, ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp với một số ngành, đoàn thể các tổ chức các hoạt động trợ giúp và người khuyết tật và đã đạt hiệu quả thiết thực. Những việc làm đó đã giúp người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập với cộng đồng. Đã có 634 người khuyết tật được hưởng trợ cấp thường xuyên với tổng trợ cấp hơn 300 triệu đồng. Miễn giảm học phí cho 79 em học sinh, sinh viên là người tàn tật. Cấp 80 xe lăn cho người tàn tật. Ngành Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây đã phối hợp với ngành y tế tổ chức miễn phí cho 1.200 người khuyết tật. 3.7 Huy động nội lực cứu trợ xã hội ở tỉnh Hà Tây. Hà Tây là tỉnh có số lượng đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội đông. Vì vậy việc huy động nội lực có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác hoạt động xã hội. Nguồn huy động cho cứu trợ xã hội của tỉnh Hà Tây năm 2005 chủ yếu là: Nguồn lực từ ngân sách Nhà nước Nguồn lực từ nhân dân huy động từ “ Quỹ đền ơn đáp nghĩa” Nguồn lực từ gia đình và bản thân đối tượng Ngoài ra còn có nguồn lực kinh tế nhưng nguồn lực kinh tế là chủ yếu. 3.8. Những vướng mắc tồn đọng trong việc tổ chức thực hiện chính sách, cứu trợ xã hội ở tỉnh Hà Tây. * Nhận xét công tác chỉ đạo cứu trợ xã hội ở tỉnh Hà Tây. Được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh uỷ, UBND, ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã có sự phối hợp các cấp, các ngành, các đoàn thể, nhân dân trong công tác cứu trợ xã hội. Vì vậy, trong những năm qua hoạt động công tác cứu trợ xã hội dã mang lại những kết quả đáng kể. * Những vướng măc tồn tại. Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì công tác cứu trợ xã hội ở Hà Tây còn một số mặt tồn tại sau: - Công tác xét duyệt hỗ trợ còn xảy ra những tiêu cực… - Trong quá trình hoạt động cứu trợ xã hội còn thiếu sự liên kết chặt chẽ, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Vì vậy hoạt động cứu trợ xã hội chưa cao. - Trong công tác xoá đói giảm nghèo mới chỉ thực hiện việc hỗ trợ là chính nên kết quả công tác xoá đói giảm nghèo thiếu tính bền vững, chưa đưa ra biện pháp hữu hiệu để đối tượng tự vươn lên khẳng định mình thoát khỏi cảnh đói kém, nghèo nàn. -Nguồn ngân sách để cấp cho các đối tượng cần cứu trợ xã hội còn rất hạn hẹp. -Đội ngũ cán bộ làm công tác cứu trợ xã hội còn non yếu về chuyên môn nghiệp vụ. * Phương hướng và một số biện pháp giải quyết. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của bộ Lao động Thương binh và Xã hội ,…các cấp, các ngành, đoàn thể nhân dân tỉnh Hà Tâytiếp tục thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, phấn đấu vượt chỉ tiêu trong cứu trợ xã hội bằng cách: Xét duyệt thêm đối tượng hưởng trợ cấp xã hội. Thực hiện chi trả trợ cấp đúng thời gian, đối tượng, đủ số lượng. Thực hiện tốt nghị quyết số 10 ngày 13/4/2004 của tỉnh uỷ về việc tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu xoá đòi giảm nghèo và thực hiện chính sách xã hội đến năm 2005 và những năm tiếp theo. Để góp phần thực hiện vượt các chỉ tiêu đề ra, cá nhân em xin đưa ra một số giải pháp sau: Việc xét duyệt đối tượng hưởng trợ cấp xã hội phải đúng đối tượng từ cấp cơ sở. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong xã hội và gia đình về chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mọi người dân, tạo thành phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ người nghèo, khuyến khích người nghèo quyết tâm vươn lên thoát nghèo. Xây dựng quỹ xoá đói giảm nghèo ở các cấp để có thể hỗ trợ người nghèo vay vốn để sản xuất. Cấp xã, phường có vị trí, vai trò quan trọng, cần tích cực tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia công tác xoá đói giảm nghèo giải quyết việc làm. Huy động tổng hợp các nguồn lực thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo vượt mục tiêu đề ra. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác cứu trợ xã hội. Phần II thực trạng đời sống người có công và những biện pháp nhằm nâng cao đời sống người có công ở tỉnh hà tây Lời mở đầu Hà Tây là một mảnh đất có truyền thống anh hùng cách mạng, kế thừa truyền thống đó lớp lớp thanh niên Hà Tây đã đi theo lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ vĩ đại ra đi chiến đấu với lý tưởng cao đẹp “ Không có gì quí hơn độc lập tự do”, “ Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chụi làm nô lệ”, với tinh thần “ Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước- Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Con người Hà Tây là thế, khi đất nước lâm nguy, họ sẵn sàng dâng hiến cả tuổi thanh xuân, hạnh phúc của riêng mình để bảo vệ nền độc lập tự do cho tổ quốc. Ngày nay, chúng ta đang được sông trong nền hoà binh, được hưởng trọn vẹn nền độc lập tự do hạnh phúc thì chúng ta không thể quên rằng để có được nền độc lập tự do ấy dã phải trả xương máu, bằng sự hy sinh quên mình của hàng triệu người con ưu tú đất Việt anh hùng. Chiến tranh đã qua, có biết bao anh hùng đã anh dũng hy sinh và cũng có biết bao người đã để lại một phần thân thể của mình, còn rất nhiều rất nhiều người nữa đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc để cho chúng ta có ngày hôm nay. Giờ đây các cô, các chú lại tiếp tục tham gia sản xuất, xây dựng quê hương giàu đẹp. Đảng và Nhà nước ta luôn coi chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng là một nhiệm vụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhà nước ta đã có một hệ thống chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng và hệ thống chính sách đó luôn được sửa đổi bổ sung nhằm từng bước cải thiện đời sống của người có công với cách mạng cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng. Đời sống hàng ngày hiện nay của thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng trên dịa bàn tỉnh Hà Tây còn đang gặp rất nhiều khó khăn bởi đa số họ tuổi đã cao, sức đã yếu hoặc bị thương không có khả năng lao động. Trong khi đó khoản trợ cấp của Nhà nước còn khiêm tốn. Xuất phát từ thực trạng đời sống người có công hiện nay mà em đã chọn chuyên đề “Thực trạng đời sống người có công và những biện pháp nâng cao đời sống người có công ở tỉnh Hà Tây” với mong muốn phản ánh thực trạng đời sống người có công trên địa bàn tỉnh Hà Tây và nêu ra một số biện pháp nhằm nâng cao đời sống cho người có công. Do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề này của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến của thầy, cô giáo,của mọi người. Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, các chú, các anh, các chị trong phòng Chính sách thương binh liệt sỹ và người có công thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội . Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo- giảng viên Bùi Thị Chớm. Em xin chân thành cảm ơn ! I.Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn: 1. Cơ sở lý luận. 1.1. Khái niệm người có công và một số khái niệm có liên quan. 1.1.1. Khía niệm người có công. - Người có công theo nghĩa rộng: là tất cả những người cống hiến công lao, tính mạng, thân thể của mình trong quá trình dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước. - Người có công theo nghĩa hẹp: là những người đã đóng góp công lao hoặc hy sinh tính mạng, hy sinh một phần thân thể trong thời kỳ trước cách mạng tháng 8- 1945, trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. 1.1.2. Khái niệm chính sách ưu đãi xã hội và những đối tượng là người có công. - Chính sách ưu đãi xã hội là sự phản ánh trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng xã hội, là sự đãi ngộ đặc biệt ưu tiên hơn mức bình thường về mọi mặt trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần đối với những người có công lao đặc biệt đối với đất nước. - Theo pháp lệnh ưu đãi người có công và nghị định số 28/CP ngày 29/04/1995 của Chính phủ, người có công với cách mạng bao gồm: + Người hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945 ( lão thành cách mạng và cán bộ tiền khởi nghĩa) + Liệt sỹ và các thân nhân liệt sỹ + Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh + Bà mẹ Việt nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động + Người tham gia kháng chiến giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc hoặc làm nghĩa vụ quốc tế. + Người có công giúp đỡ cách mạng. 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng như sau: - Chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng vừa là trách nhiệm của Nhà nước vừa là trách nhiệm tình cảm của toàn dân. Sinh thời Bác Hồ kính yêu đã rất quan tâm đến việc động viên toàn dân tham gia chăm soác thương binh, bệnh binh,gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng. Người nói “ Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của tổ quốc, của đồng quốc, đồng bào…Vì vậy Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”. ( Thư gửi ban thường trực của ban tổ chức ngày “thương binh toàn quốc” tháng 7 - 1947). Quan điểm của Đảng và Nhà nước, của Bác Hồ về trách nhiệm chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công cũng là trách nhiệm và tình cảm của toàn dân đối với họ.Thấu hiểu sự hy sinh mất mát của hàng triệu người con của dân tộc, trước khi đi xa người còn dặn lại: “đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình ( cán bộ, binh sỹ, quân nhân,du kích, thanh niên xung phong…) Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp học nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “ tự lực cánh sinh”. Đối với cha mẹ, vợ, con của thương binh và liệt sỹ thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền và địa phương ( nếu ở địa phương thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thíc hợp, quyết không để họ đói rét”. (Trích di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 5 -1968). Quan điểm của Bác Hồ về trách nhiệm của nhà nước, cộng đồng trong công tác chăm sóc người có công với cách mạng cũng phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta. Điều đó được thể hiện trong nhiều nghị quyết, văn bản của Đảng và Nhà nước như: Pháp lệnh ưu đãi người có công, văn kiện đại hội Đảng lân thứ 8, lần thứ 9 của NXB Chính trị quốc gia Hà Nội; chỉ thị số 08/KT/TW của Ban chấp hành Trung ương ngày 01/03/2002 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng và phong trào “ Đền ơn đáp nghĩa” trong giai đoạn mới… Hơn nửa thế kỷ qua Đảng và Nhà nước đã hình thành một hệ thống chính sách về ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công. Hệ thống chính sách đó luôn được bổ sung sửa đổi nhằm từng bước cải thịên đời sống những người có công với cách mạng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đời sống chung của nhân dân. Đồng thời cũng giải quyết có kết quả việc đưa hàng chục vạn hài cốt liệt sỹ vào các nghĩa trang liệt sỹ. Những năm gần đây Nhà nước đã ban hành pháp lệnh qui định danh hiệu vinh dự Nhà nước bà mẹ việt nam anh hùng và pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh…Qua hai pháp lệnh trên, một lần nữa Đảng và Nhà nước đã khẳng định trách nhiệm, lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước ta còn ban hành hàng loạt chính sách: Việc làm, đào tạo, dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ, các ưu đãi về ruộng đất, thuế…Đồng thời theo thời gian và truyền thống của dân tộc ta một phong trào quần chúng sâu rộng với nhiều hình thức phong phú và giải pháp với từng địa phương đã góp phần cùng Nhà nước đem lại cho hàng triệu gia đình người có công với cách mạng một cuộc sống ổn định về vật chất, một cuộc sống về tinh thần. - Xã hội hoá công tác chăm sóc người có công với cách mạng. Bên cạnh hệ thống chính sách ưu đãi của Nhà nước cần huy động sức mạnh của toàn dân về trong việc về chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công. Bởi vì: Đây là truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, nhiều phong trào của các địa phương, các tổ chức xã hội và cá nhân những người đã làm công tác thương binh, liệt sỹ trở thành công việc thường xuyên của toàn xã hội. Phong trào “Đón thương binh về làng” từ những năm chống thực dân Pháp đến phong trào “chăm sóc thương binh nặng tại nhà” những năm gần đây đã làm phần lớn thương bệnh binh nặng ổn định cuộc sống, ổn định thương tật, bệnh tật. Cộng đồng có tiềm năng rất to lớn, nếu được huy động sẽ góp phần cùng nhà nước giải quyết những vấn đề bức xúc của người có công mà chính sách của Nhà nước với tính cách là mặt bằng chung cho từng loại đối tượng không thể quán xuyến hết. Như vậy cùng với hệ thống chính sách ưu đãi của Nhà nước, việc huy động toàn dân chăm sóc người có công đã góp phần chăm lo tốt hơn đời sống mọi mặt của những thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công đúng với quy định trong pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng: Việc quan tâm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của người có công với nước và gia đình họ là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội. - Động viên người có công với cách mạng và gia đình họ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tiếp tục cống hiến cho xã hội. Để người có công với cách mạng vươn lên trong cuộc sống, để đạt mục tiêu của chính sách ưu đãi với người có công, việc động viên, cổ vũ tạo điều kiện giúp họ ổn định cuộc sống có vai trò rất quan trọng. Bởi vì mặc dù nhiều người mang thương tật, bệnh tật nặng, nhiều người còn chưa nguôi niềm đau mất mát người thân nhưng thông cảm với tình hình đất nước còn khó khăn, với quyết tâm vượt qua đói nghèo, anh chị em thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ đã nỗ lực vươn lên, tìm cho mình một việc làm phù hợp, cải thiện và nâng cao đời sống cho bản thân và cho gia đình. Chính sự nỗ lực này mà những ưu đãi của Nhà nước và sự động viên tiếp sức của cộng đồng, quyết tâm của người có công mới thành hiện thực. Tóm lại, mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là nâng cao đời sống cho người có công để họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hà Tây đã rất quan tâm đến công tác chăm sóc người có công trên địa bàn tỉnh. 1.3. Sự cần thiết của việc nâng cao đời sống cho người có công. Những người có công là một bộ phận đặc biệt của xã hội. Họ là những người đã hy sinh cả tính mạng hay cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc hoặc đã mát một phần thân thể hay dang phải chịu những hậu quả nặng nề của bom đạn, chất độc do chiến tranh để lại. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, một số không nhỏ người có công đang gặp khó khăn trong đời sống hàng ngày vì thương tật, vì sức khẻo giảm sút, vì thiếu vốn để làm ăn trong cơ chế mới. Nhìn chung nhiều gia đình và người có công còn phải chịu thiệt thòi. Vì vậy việc làm của chúng ta bây giờ là nâng cao đời sống cho người có công, đảm bảo cho họ yên ổn về vật chât, thoả mái về tinh thần, tạo điều kiện cho họ vươn lên có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Có như vậy, chúng ta mới thể hiện được truyền thống đạo lý quý báu của dân tộc ta, truyền thống: “Uống nước, nhớ nguồn” và “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Điều đó thể hiện nghĩa vụ trách nhiệm và tình cảm của Nhà nước và cộng đồng đối với người có công chứ không phải sự ban ơn, làm phúc, từ thiện, nhân đạo nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho người có công trong sinh hoạt hàng ngày nhất là đối với những người có công lao thành tích đặc biệt, có thương tật, bệnh tật nặng hoặc bù đắp một phần những mất mát của họ, tạo điều kiện cho họ có khả năng hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng. Trong việc thực hiện nâng cao đời sống cho người có công thì chúng ta phải chú trọng đến các vấn đề về vật chất, về tinh thần, về việc làm, về phục hồi chức năng sinh hoạt và lao động (đối với thương binh, bệnh binh) chăm sóc và bảo vệ sức khỏe… có như vậy mới thể hiện được lòng biết ơn của tất cả chúng ta đối với những người đã quên mình vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, toàn xã hội phải chăm sóc, đảm bảo đời sống thoả đáng đối với những người có công nhằm giảm bớt những buồn đau về thể xác, tinh thần, làm cho họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, cảm thấy tự hào và có tính tích cực xã hội cao hơn, tạo điều kiện cho họ yên tâm tin tưởng vào Nhà nước, xã hội, đồng thời kích thích tính năng động, tích cực xã hội của toàn thể cộng đồng. Như vậy, việc nâng cao đời sống ngưòi có công là một việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết. Nó không chỉ thể hiện giá trị truyền thống của dân tộc mà nó còn mang ý nghĩa lớn lao không không chỉ ổn định đời sống của người có công mà còn góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, việc nâng cao đời sống cho người có công hiện nay phải được triển khai nhanh chóng, kịp thời, đòi hỏi sự quan tâm không chỉ của Đảng, Nhà nước mà cả của toàn xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1.Đặc điểm của tỉnh Hà Tây liên quan đến vấn nghiên cứu. * Đặc điểm về điều kiện tự nhiện. Hà Tây là một tỉnh thuộc Đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Diện tích đất tự nhiên là 2193,95 km2 được hình thành từ 3 vùng sinh thái: vùng núi, gò đồi, vùng đồng bằng. Hà Tây có 4 loại đất chính là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất đồi núi và đất bạc màu. Đất đai ở đây khá phì nhiêu, màu mỡ do phù sa Châu thổ Sông Hồng bồi đắp. Song, hiện nay ở một số nơi đất đã bị bạc màu, độ dinh dưỡng của đất không cao. Khí hậu Hà Tây mang sắc thái kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều. Về mùa hè ở đây rất dễ xảy ra úng ngập. * Đặc điểm về kinh tế – xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, Hà Tây đã mở rộng giao lưu hợp tác và phát triển chính vì vậy đời sống của một số bộ phận dân cư được nâng cao. Song vẫn còn một bộ phận lớn người dân cư vẫn sống trong cảnh đói nghèo. Trong số đó đa số lại là các đối tượng chính sách, đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn. Họ là những con người yêu quê hương, đất nước, khi tổ quốc lâm nguy họ đã hăng hái ra đi chiến đấu để bảo vệ nền độc lập tự do cho Tổ quốc. Ngày nay chiến tranh đã lùi xa song hậu quả của nó để lại còn rất nặng nề. Hiện nay, Hà Tây đang quản lý hơn100.000 hồ sơ người có công trên địa bàn tỉnh. Nó đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Nhưng nhân dân Hà Tây luôn cố gắng thi đua lao động sản xuất nhằm xây dựng tỉnh Hà Tây giàu đẹp, ổn định và phát triển, đảm bảo cuộc sống của người có công đầy đủ về mặt vật chất và thoả mái về tinh thần. *. Truyền thống đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” “ Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống quí báu của mỗi người dân Việt Nam. Kế thừa truyền thống cao đẹp đó, người dân Hà Tây luôn hướng về nó và biến nó thành những hành động cụ thể, thiết thực. Trên thực tế, đời sống của người có công nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của Đảng uỷ, chính quyền và toàn thể nhân dân trong tỉnh. Xuất phát từ thực trạng đó, Đảng uỷ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tây dã ra sức làm tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. 5 chương trình chăm sóc người có công được nhân dân và tỉnh hưởng ứng mạnh mẽ, phương pháp đa dạng như: phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, “tặng nhà tình nghĩa”, triển khai tu sửa nâng cấp nhà ở của thương bệnh binh, gia đình kiệt sỹ…giúp cho các đối tượng chính sách có cuộc sống ổn định và phát triển. Có như vậy thì mới xây dựng được tỉnh Hà Tây giàu đẹp. 2.2. Đặc điểm người có công ở tỉnh Hà Tây. Hiện nay, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây đang quản lý hơn 100.000 hồ sơ là đối tượng có công với cách mạng. Trong đó có hơn 29.000 liệt sỹ, hơn 23.000 thương bệnh binh, có 952 bà mẹ được tuyên dươngbà mẹ việt Nam anh hùng ( trong đó có142 mẹ còn sống), hơn 870 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, hơn 200 cán bộ lão thành cách mạng và tiền khởi nghĩa, hơn 3000 thanh niên xung phong được hưởng chính sánh như thương binh, gần 70.000 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc được hưởng trợ cấp một lần… Về giới tính: Đa số thương binh, liệt sỹ, anh hùng lực lượng vũ trang…là nam giới, nữ giới chiếm rất ít, chủ yếu là thanh niên xung phong, dân quân địa phương, người có công giúp đỡ cách mạng: vợ, mẹ các anh hùng liệt sỹ…Trình độ văn hoá của người có công còn thấp do chiến tranh nên họ không có cơ hội đi học và khi chiến tranh kết thúc thì họ cũng đã có tuổi nên việc đi học để nâng cao trình độ cũng rất khó. Về độ tuổi: Trung bình độ tuổi người có công ở vào khoảng 50-60, trong đó hơn 70% là người có công tham gia kháng chiến chống Mĩ và gần 20% là người có công tham gia kháng chiến chống Pháp, số người có công còn lại chủ yếu đóng góp trong lĩnh vực bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quôc tế, xây dựng và kiến thiết đất nước. Đời sống hiện nay của người có công phần lớn gặp rất nhiều khó khăn vì phần lớn đối tượng là người có công lớn, tình trạng thương tật, bệnh tật của họ, họ lại thiếu kinh nghiệm sản xuất nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 2.3 Qúa trình chăm sóc người có công ở tỉnh Hà Tây. * Trước khi pháp lệnh ưu đãi người có công được ban hành, công tác chăm sóc người có công ở tỉnh Hà Tây được toàn đảng, toàn dân quan tâm. Nhưng việc thực hiện các chính sách ưu đãi người có công vẫn gặp nhiều khó khăn vì đất nước mới bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước chưa có một chính sách hoàn chỉnh quy định chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công. Vì vậy công tác chăm sóc người có công chưa đạt hiệu quả. * Sau khi pháp lệnh người có công ra đời. Khi pháp lệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxszd.doc
Tài liệu liên quan