Chuyên đề Thực trạng, giải pháp giảm nghèo ở Hải Phòng đến năm 2015

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 3

1.1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ 3

1.1.1. Khái niệm 3

1.1.2. Nội dung của phát triển kinh tế 4

1.2. NGHÈO KHỔ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 5

1.2.1. Khái niệm 5

1.2.2. Cách xác định giới hạn nghèo khổ 6

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hộ nghèo 7

1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIẢM

NGHÈO 9

1.3.1. Khái niệm giảm nghèo 9

1.3.2. Vai trò của công tác giảm nghèo 10

1.3.3. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và giảm nghèo 11

1.4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾNNGHÈO KHỔ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHÈO KHỔ 13

1.4.1. Nguyên nhân dẫn đến nghèo khổ 13

1.4.2. Đặc điểm của các hộ nghèo khổ 17

1.5. MỘT SỐ KINH NGHIỆM XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM 18

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở TP HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 22

2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA TP HẢI PHÒNG 22

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 22

2.2.2. Tình Hình Kinh Tế Của Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2007 29

2.1.3. Tình hình về văn hóa và xã hội của Hải Phòng 37

2.1.4. Tình hình chính trị của thành phố 42

2.2. THỰC TRẠNG NGHÈO KHỔ VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở TP HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 45

2.2.1.Thực trạng nghèo khổ ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001- 2005 45

2.2.2. Thực trạng nghèo khổ ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006-2010 51

2.3. THỰC TRẠNG VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHÈO Ở HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2009 54

2.3.1. Đói nghèo do hạn chế của chình người nghèo và gia đình họ 54

2.3.2. Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên 55

2.3.3. Do các yếu tố về xã hội 55

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001-2008 57

2.4.1. Ưu Điểm 57

2.4.2. Hạn Chế 58

 

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIỂN NGHỊ THỰC HIỆN VIỆC GIẢM NGHÈO Ở HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2015 61

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TP HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2015 61

3.1.1. Phương hướng giảm nghèo đến năm 2015 61

3.1.2. Mục tiêu việc giảm nghèo đến năm 2015 63

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIẢM NGHÈO Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2006-2010 63

3.2.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ cao, toàn diện và bền vững; lồng ghép các chương trình, tận dụng các nguồn lực để đầu tư cho mục tiêu phát triển cộng đồng và giảm nghèo 63

3.2.2. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xoá đói giảm nghèo 64

3.2.3. Phát triển ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ sản để giam nghèo 67

3.2.4. Phát triển công nghiệp tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người nghèo 68

3.2.5. Phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, người nghèo tiếp cận dịch vụ công 70

3.2.6. Phát triển các dịch vụ giáo dục, y tế và chương trình kế hoạch hoá cho người nghèo 72

3.2.7. Phát triển mạng lưới an sinh xã hội giúp đỡ người nghèo 75

3.2.8. Thực hiên tốt việc xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo 76

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 77

KẾT LUẬN 79

TÊN TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2922 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng, giải pháp giảm nghèo ở Hải Phòng đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về vốn. Quan tâm công tác hậu kiểm doanh nghiệp nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước: ra quyết định cổ phần hóa 8 doanh nghiệp, chuyển 2 doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, 1 doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. Hoàn thành xây dựng đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2007-2010. *. Nông nghiệp , lâm nghiệp , thủy sản Biểu 3: Cơ cấu nông nghiệp – thủy sản – lâm nghiệp của Hải Phòng năm 2006- 2007 Đơn vị tính Năm 2006 Ước 2007 2007/ 2006 (%) * NÔNG NGHIỆP - Diện tích lúa cả năm 1000 Ha 86.92 85.58 98.5 Năng suất lúa cả năm Tạ/ha 55.4 54.1 97.6 Sản lượng lúa cả năm 1000 Tấn 481.9 463.0 96.1 - Sản lượng lương thực quy thóc " 488.2 470.9 96.5 - Bình quân sản lượng lương thực/người Kg 269.3 256.9 95.4 - Đàn trâu (1/10) Con 9,886 9,550 96.6 - Đàn bò (1/10) Con 15,608 17,200 110.2 - Đàn lợn (1/10) 1000con 618.7 560.5 90.6 Tr.đó: Lợn nái " 101.0 85.5 84.7 - Đàn gia cầm (1/10) Tr.con 4.2 4.7 112.3 Giá trị sản xuất nông nghiệp (CĐ 94) Tỷ đồng 2,364.0 2,457.9 104.0 Chia ra: Giá trị trồng trọt " 1,491.5 1,516.8 101.7 Giá trị chăn nuôi " 812.0 874.5 107.7 Giá trị dịch vụ " 60.5 66.6 110.1 * LÂM NGHIỆP - GTSX lâm nghiệp (giá CĐ 1994) Tỷ đồng 23.0 23.1 100.4 * THỦY SẢN - GTSX thủy sản (giá CĐ 1994) Tỷ đồng 771.5 857.9 111.2 Giá trị khai thác " 313.4 331.0 105.6 Giá trị nuôi trồng, DV " 458.1 526.9 115.0 - Sản lượng thủy sản khai thác Tấn 34,007 35,452 104.2 - Sản lượng thủy sản nuôi trồng " 38,510 44,253 114.9 Cục thống kê Hải Phòng Qua biểu 3 ta thấy mặc dù sản lượng lùa giảm xuống nhưn giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng 4% chứng tỏ Hải Phòng đang thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu nông thôn giảm giá trị trồng trọt tăng giá trị chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp cụ thể nhử sau: Giá trị trồng trọt tăng 1,7% ,Giá trị chăn nuôi tăng 7,7% ,Giá trị dịch vụ 10,1% * Nông nghiệp : Tổng diện tích gieo trồng các loại cây cả năm giảm 0,62%; diện tích lúa giảm 1,5%, năng suất lúa cả năm ước giảm 2,4% và sản lượng giảm 3,9%; chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp tăng mạnh, ước hết năm 2007 có 496 trang trại, tăng 33,3% so cùng kỳ; đàn gia cầm tăng 12,4%, đàn bò tăng 9,3% và đàn lợn giảm 12,16% do ảnh hưởng của dịch bệnh. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước 2.457,9 tỷ đồng, tăng 3,97% vượt kế hoạch năm. Tu bổ đê điều: các dự án tu bổ đê điều, nâng cấp đê biển được quan tâm đầu tư; tiếp tục đầu tư cứng hoá 81,62km kênh với vốn đầu tư 35,385 tỷ đồng; Chương trình nước sạch nông thôn: xây dựng 27 hệ cấp nước tập trung (đã hoàn thành 12 hệ), 700 bể nước mưa, đưa tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 77%, đạt kế hoạch. * Lâm nghiệp - Hải Phòng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, trên cơ sở tái trồng rừng ở những nơi đã khai thác gỗ chỉ có trảng cỏ và cây bụi , chuyển đổi một số diện tích rừng phòng hộ không xung yếu sang trồng rừng sản xuát - Tuy nhiên đóng góp của ngành vào tăng trưởng còn thấp * Thủy sản Tổng sản lượng ước đạt 78,7 ngàn tấn, tăng 8,5%, trong đó nuôi trồng tăng 9,7%, khai thác giảm 7% do nguồn lợi thuỷ sản gần bờ giảm; giá trị sản xuất thủy sản ước tăng 11,2% so cùng kỳ, không đạt kế hoạch. Số hộ nuôi tôm sú giảm, diện tích vùng nuôi thu hẹp, môi trường ít được cải thiện, đầu tư thấp là nguyên nhân giảm giá trị sản xuất thủy sản. b. Nhận xét và đánh giá về cơ cấu ngành kinh tế ở Hải Phòng - Cơ cấu kinh tế của Hải Phòng đang chuyển chậm từ công nghiệp ,xây dựng sang thương mại dịch vụ năm 2001cơ cấu nầy là 36,2% và 46,6% tính đên năm 2007 cơ cấu tương ứng là 41,09% và 49,1% .Tuy tỉ trọng của thương mại và dịch vụ lớn hơn song nếu xét toàn diện tách riêng công nghiệp , thương mại dịch vụ thì công nghệp vẫn chiếm chủ đạo - Tỷ trọng nông nghiệp cũng thu hẹp dần năm 2007 giảm 7,39 % so với năm 2001 - Thu ngân sách trên địa bàn thành phố tăng cao từ năm 2001 là 5671 tỷ đông đến năm 2007 con số này là 14168 tỷ đồng - Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước 14.168,4 tỷ đồng, trong đó thu thuế hải quan 10.925,3 tỷ đồng, vượt kế hoạch 15,2%; thu nội địa ước 3.243,1 tỷ đồng, tăng 9,8% so năm 2006, đạt kế hoạch. Tuy nhiên, các khoản thu từ doanh nghiệp đều đạt thấp, đặc biệt là thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương và địa phương không đạt kế hoạch. Tổng chi ngân sách địa phương ước 4.744 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ, vượt kế hoạch, đảm bảo các khoản chi thường xuyên và đột xuất. - Nền kinh tế Hải Phòng đã biết đi sâu phát huy lợi thế ở các ngành thủy sản , du lịch tận dụng tối đa khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính khoảng 340 triệu USD, vượt kế hoạch; cam kết phát triển một số dự án lớn: Xây dựng khu đô thị và khu công nghiệp công nghệ cao 1.200 ha của tập đoàn Sembcop (Singapore), xây dựng khu công nghiệp 500 ha của tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan... Đến nay, toàn thành phố có 261 dự án FDI còn hiệu lực với số vốn đăng ký 2,549 tỷ USD, vốn thực hiện 51,5% tổng vốn đăng ký. Vốn ODA ước giải ngân 23,518 triệu USD, trong đó vốn nước ngoài 17,446 triệu USD, tăng 28% so với kế hoạch (kế hoạch 218 tỷ đồng). 2.1.3. Tình hình về văn hóa và xã hội của Hải Phòng a. Công tác giáo dục - đào tạo: Biểu 4: Thực trạng giáo dục Hải Phòng năm 2006-2007 Đơn vị tính Năm 2006 Ước 2007 2007/ 2006 (%) Giáo dục mầm non (đầu năm học) - Số cháu đi nhà trẻ Người 13,403 11,715 87.4 - Số cô nuôi dạy trẻ " 1,197 1,149 96.0 - Số giáo viên mẫu giáo " 2,689 2,784 103.5 - Số học sinh mẫu giáo " 51,247 52,594 102.6 Giáo dục phổ thông (đầu năm học) - Số trường học Trường 476 482 101.3 Tiểu học " 216 218 100.9 Trung học cơ sở " 204 204 100.0 Trung học phổ thong " 56 60 107.1 - Số lớp học Lớp 8,689 8,463 97.4 Tiểu học " 3,871 3,786 97.8 Trung học cơ sở " 3,229 3,077 95.3 Trung học phổ thong " 1,589 1,600 100.7 - Số giáo viên phổ thong Giáo viên 16,371 16,462 100.6 Tiểu học " 5,994 5,985 99.8 Trung học cơ sở " 6,758 6,772 100.2 Trung học phổ thong " 3,619 3,705 102.4 - Số học sinh phổ thong Học sinh 315,403 306,088 97.0 Tiểu học " 117,101 114,546 97.8 Trung học cơ sở " 120,310 113,259 94.1 Trung học phổ thong " 77,992 78,283 100.4 - Tổng số tuyển mới Học sinh 79,429 72,891 91.8 Tr.đó: Vào lớp 1 " 24,081 22,531 93.6 Vào lớp 6 " 27,436 24,873 90.7 Vào lớp 10 " 27,912 25,487 91.3 Cục thống kê Hải Phòng - Chất lượng giáo dục đào tạo tiếp tục được nâng lên; kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông cả 2 đợt đạt 92,44%, bổ túc trung học phổ thông đạt 88,42%. Toàn thành phố có số thí sinh dự thi vào đại học, cao đẳng/số hồ sơ đăng ký dự thi đạt tỷ lệ 65,8%, số thí sinh đạt điểm sàn trở lên chiếm 44,44%; 209 thí sinh đạt 27,0 điểm trở lên; Hải Phòng đứng thứ 4 toàn quốc. Có 48/66 học sinh dự thi đạt giải quốc gia các môn văn hoá, 2 học sinh đạt giải quốc tế. Có 6 trường lọt vào tốp 100 trường trung học phổ thông tốt nhất (xác định bằng chất lượng điểm thi, quy mô học sinh dự thi đại học, cao đẳng năm 2006). Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị các trường chuyên toàn quốc tại Hải Phòng. Chương trình phổ cập bậc trung học và nghề tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, duy trì kết quả ổn định tại các địa phương đã hoàn thành, các huyện Vĩnh Bảo, Thuỷ Nguyên phấn đấu hoàn thành cơ bản; tỷ lệ huy động chung toàn thành phố: 96,2%; tỷ lệ hiệu quả: 89%. Tổng số trường chuẩn quốc gia là 188 trường/tổng số 704 trường (tăng 13 trường so với năm 2006). b. Công tác chăm sóc y tế cộng đồng - Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh; tuy nhiên, từ tháng 10/2007 xuất hiện dịch tiêu chảy cấp, đến ngày 20/11/2007 có 8 quận, huyện có bệnh nhân với 123 ca nặng (còn 18 bệnh nhân đang nằm điều trị tại bệnh viện), trong đó có 13 ca dương tính với bệnh tả, không có trường hợp tử vong; đang triển khai tích cực các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan. Tổ chức thanh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố. Hoàn thành đề án “Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tại thành phố Hải Phòng” trình Kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân thành phố. Số người nhiễm HIV mới giảm đáng kể so cùng kỳ. Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, tiếp tục triển khai các kỹ thuật chuyên sâu đã thực hiện và triển khai thêm nhiều kỹ thuật mới. Tình trạng quá tải ở một số bệnh viện đặc biệt là các bệnh viện tuyến thành phố vẫn còn tuy đã được giảm tải một phần. Thực hiện tốt việc quản lý giá thuốc, không xảy ra tình trạng tăng giá thuốc đột biến. Các trung tâm y tế của 12/14 quận, huyện đã được tách thành bệnh viện đa khoa và trung tâm y tế dự phòng. Công nhận thêm 16 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, tính đến nay đã có 174/218 xã, phường đạt chuẩn, chiếm 79,8%. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa y tế. Tổ chức kiểm tra về quản lý chất thải bệnh viện tại các cơ sở y tế. c. Công tác dân số gia đình và trẻ em - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác dân số, gia đình và trẻ em. Tổng hợp tình hình cán bộ công chức vi phạm chính sách dân số trong 5 năm 2006-2009 (có 88 trường hợp vi phạm). Thực hiện tốt việc in, cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập. Tổ chức khám, phân loại và cấp thuốc miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ước đạt 0,904%, đạt kế hoạch; tỷ suất sinh: 14,9 0/00. Số xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em: 45 xã, phường, thị trấn (tăng thêm 15 xã, phường). Hoạt động văn hoá, báo chí, phát thanh và truyền hình diễn ra sôi nổi, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân; đặc biệt là các hoạt động tuyên truyền đã góp phần vào sự thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội. Các hoạt động giao lưu văn hoá được mở rộng, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác giữa Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng với các địa phương, các nước bạn. Cấp 768 giấy phép, kiểm tra 178 buổi tại 310 lượt điểm hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, tăng cường kiểm tra việc sử dụng loa đài quảng cáo rao bán báo và mở đợt truy quét các đối tượng bán đĩa rong tại các chợ cóc. Chú trọng giải quyết tình trạng quảng cáo sai quy định. Tiến hành kiểm tra sau 0 giờ tại một số địa bàn phức tạp. Đình chỉ việc xây dựng trái phép tại 4 di tích và 11 điểm kinh doanh không có giấy phép. Phê duyệt quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường. Tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu biểu tượng thành phố Hải Phòng. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng 4 di tích cấp quốc gia d. Về văn hóa - thông tin , thể dục- thể thao - Hoạt động văn hoá, báo chí, phát thanh và truyền hình diễn ra sôi nổi, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân - Cấp 768 giấy phép, kiểm tra 178 buổi tại 310 lượt điểm hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, tăng cường kiểm tra việc sử dụng loa đài quảng cáo rao bán báo và mở đợt truy quét các đối tượng bán đĩa rong tại các chợ cóc. - Công tác xã hội hoá hoạt động thể thao được phát huy tốt, đặc biệt là tổ chức các hoạt động ở cấp xã, phường, khu dân cư gắn với lễ hội, kỷ niệm phục vụ các nhiệm vụ chính trị. Tổ chức thành công Hội khỏe Phù Đổng thành phố lần thứ 12 và chuẩn bị lực lượng tham gia Hội khoẻ Phù đổng toàn quốc năm 2008 - Đội bóng đá chuyên nghiệp Hải Phòng thi đấu thành công tại giải hạng nhất quốc gia, giành được quyền thi đấu giải chuyên nghiệp năm 2008, được chuyển giao cho Công ty Xi măng Hải Phòng quản lý. Hải Phòng có 62 vận động viên và 9 huấn luyện viên được triệu tập tập huấn tại các đội tuyển quốc gia. e. Công tác lao động - thực hiện chính sách xã hội - Số lao động được giải quyết việc làm đạt 43.700 lượt người, vượt kế hoạch. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 5,29%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là 83% - Chương trình giảm nghèo tiếp tục được quan tâm, tổng nguồn lực huy động ước thực hiện 70,25 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,12%, vượt kế hoạch. Ước xây mới và sửa chữa 989 nhà và đã cơ bản hoàn thành Chương trình xóa nhà tranh vách đất, nhà tạm trên địa bàn (số còn lại 183 nhà không xóa được do một số nguyên nhân: nguồn gốc đất không hợp pháp, đối tượng tệ nạn xã hội, không có nguyện vọng xóa trong năm 2007 - Thực hiện tốt công tác chăm sóc đối tượng chính sách, người có công; thăm hỏi, động viên, tặng quà nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và của thành phố. Đặc biệt nhân kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh Liệt sỹ, toàn thành phố đã đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam f. Công tác nghiên cứu khoa học công nghệ Hoàn thành nhiệm vụ cả năm; triển khai 9 chuyên đề Chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ triển khai Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ thành phố; triển khai mới 03 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Bộ, triển khai 41 nhiệm vụ cấp thành phố năm 2007 và tiếp tục thực hiện 40 nhiệm vụ đã triển khai từ những năm trước. Triển khai xây dựng sàn giao dịch công nghệ; cấp 136 văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp. Tổ chức thanh tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, an toàn bức xạ hạt nhân đối với 165 cơ sở. Hỗ trợ 73 đơn vị xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Hoàn thành việc tổ chức cho hàng trăm đơn vị, doanh nghiệp tham gia 10 triển lãm, chợ công nghệ và thiết bị. g. Công tác thực hiện bảo hiểm xã hội thành phố Ước thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 650 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch năm; số đơn vị ngoài quốc doanh tăng 322 đơn vị với tổng số 15.914 lao động; Bảo hiểm y tế tự nguyện thu đạt 283 nghìn người, số tiền 24 tỷ đồng. Chi trả chế độ bảo hiểm xã hội cho trên 1,7 triệu lượt người với số tiến 1.710 tỷ đồng, đảm bảo an toàn; trong đó chi qua tài khoản ATM cho 5.612 người; xét duyệt 76 nghìn hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội đảm bảo chính xác; cấp 38.165 sổ bảo hiểm xã hội, cấp mới 650 nghìn thẻ bảo hiểm y tế; giám định y tế cho trên 1,38 triệu lượt bệnh nhân với số tiền trên 207 tỷ đồng, tăng 135% so cùng kỳ. Thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế ”một cửa” đã tiếp nhận trên 158 nghìn hồ sơ giải quyết chế độ chính sách bảo hiểm xã hội – bảo hiểm y tế, được người lao động hoan nghênh, đồng tình. 2.1.4. Tình hình chính trị của thành phố a. An ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đảm bảo an toàn tuyệt đối các hoạt động lớn của thành phố; tập trung cao cho đảm bảo an ninh trong dịp diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội. Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, tuần tra vũ trang, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; xác lập và xóa phá 41 chuyên án (tăng 11,9%); khám phá, xử lý nhanh các vụ trọng án. Tiến hành tổng rà soát người nghiện và tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn, kết quả sơ bộ cho thấy số người nghiện mới tăng; tập trung đấu tranh triệt phá các tụ điểm phức tạp về ma túy. An ninh nông thôn vẫn diễn biến phức tạp, chủ yếu là khiếu kiện về quản lý sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng...; phạm pháp hình sự giảm 4,4% về số vụ song diễn biến khá phức tạp. Tập trung triển khai các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông; xảy ra 150 vụ tai nạn giao thông làm chết 142 người, bị thương 87 người, giảm 2 vụ, 19 người chết và 11 người bị thương. b. Công tác quân sự địa phương Hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quân sự địa phương năm 2007, duy trì nghiêm nề nếp, chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu. Chất lượng huấn luyện, giáo dục quốc phòng được nâng cao, tổ chức bồi dưỡng kiến thức về kinh tế và pháp luật cho cán bộ quân sự chủ chốt, đào tạo sỹ quan dự bị chính trị từ nguồn dân chính đảng. Hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển quân năm 2007. Chủ động tổ chức lực lượng, phương tiện và phối hợp tốt trong diễn tập phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn, diễn tập chiến đấu - trị an, diễn tập khu vực phòng thủ. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội; đảm bảo công tác hậu cần, tài chính cho các nhiệm vụ quân sự c. Công tác thanh tra Tổ chức 422 cuộc thanh tra, kiểm tra kinh tế - xã hội, đã kết thúc 396 cuộc; tổng sai phạm về kinh tế được phát hiện qua thanh kiểm tra là 17,548 tỷ đồng, kiến nghị nộp ngân sách nhà nước 14,472 tỷ đồng; đưa diện tích 15.257m2 đất vào thu tiền thuê đất hàng năm, lập lại trật tự quản lý đất đai 93.529m2; xử lý kỷ luật 68 người, chuyển cơ quan điều tra 6 vụ tham nhũng, lãng phí. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo được quan tâm chỉ đạo, tiếp 4.040 lượt người, tăng 1,78%; tiếp nhận và xử lý 1.886 đơn thư, tăng 50,27% so cùng kỳ; đã giải quyết được 210/226 vụ việc thuộc thẩm quyền. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được thực hiện tích cực thông qua việc kiểm tra thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, triển khai nhiều biện pháp phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí hiệu quả. Hoàn thành đề án "về một số giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng" trình tại kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân thành phố. d.Công tác tư pháp Từng bước nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ trong công tác xây dựng, thẩm định và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân; công tác thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp có chuyển biến tích cực. e. Công tác cải cách hành chính Triển khai đồng bộ các nội dung kế hoạch thực hiện chủ đề “Năm đẩy mạnh cải cách hành chính 2007”; sơ kết 1 năm mô hình “một cửa” mẫu, hiện đại tại Uỷ ban nhân dân quận Hồng Bàng, Ngô Quyền; tiếp tục triển khai nhân rộng tại các quận: Lê Chân, Kiến An, Hải An và huyện Thuỷ Nguyên; 50% số sở và 60% Uỷ ban nhân dân quận, huyện thực hiện cơ chế "một cửa" có phần độc lập, chuyên trách; nâng cao chất lượng ”một cửa” liên thông trong đăng ký kinh doanh. Công tác tổ chức bộ máy, xây dựng chính quyền: hoàn thành việc ban hành chức năng nhiệm vụ ở tất cả các sở (trừ Sở Bưu chính viễn thông mới thành lập). Ban hành 108 quyết định về tổ chức bộ máy, 199 quyết định về biên chế và tiền lương; quyết định tuyển dụng 272 công chức dự bị. Tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII đảm bảo dân chủ, đúng luật, an toàn và tiết kiệm, bầu đủ 10 đại biểu theo quy định. Hoàn thành triển khai Nghị định của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính các phường thuộc Quận Hải An, Lê Chân, Kiến An và huyện An Lão; triển khai Nghị định của Chính phủ về thành lập quận mới Dương Kinh, Đồ Sơn. Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức năm 2007 và có bước đổi mới. 2.2. THỰC TRẠNG NGHÈO KHỔ VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở TP HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 2.2.1.Thực trạng nghèo khổ ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 2001- 2005 a Cách xác định chuẩn nghèo ỏ thành phố Hải Phòng - Việt Nam ta hiện nay đang có 3 loại chuẩn nghèo đó là chuẩn nghèo do bộ lao động thương binh xã hội , chuẩn nghèo theo tổng cục thông kê và chuẩn nghèo theo ngân hàng thế giới (word bank ).Việc sử dụng chuẩn nghèo nào trong số 3 chuẩn nghèo trên cần phải được cân nhắc vì nó ảnh hưởng đến tỉ lệ % hộ nghèo trên địa bàn thành phố.Do vậy đảngng bộ thành phố Hải Phòng đã quyết định áp dụng chuẩn nghèo theo bộ lao động thương binh xã hội vì chuẩn nghèo theo bộ lao động thương binh xã hội mang tính sát thực bám sát với tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. - Chuẩn nghèo theo bộ lao động thương binh xã hội giai đoạn 2001- 2005 như sau; Theo quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 27/9/2001 trong đo phê duyệt” Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005” + Vùng nông thôn ,miền núi , hải đảo là 80.000 đồng / người / tháng + Vùng nông thôn đồng bằng là 100.000 đông/người / tháng + Vùng thành thị là 150.000 đông /người / tháng b Quy mô nghèo và cơ cấu nghèo theo nông thôn và thành thị Biểu 5: Cơ cấu nghèo khổ theo nông thôn và thành thị giai đoạn 2001-2005 Vùng Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 Nông thôn % 10.03 9.48 7.9 6,7 5,9 Thành thị % 4.87 4,15 3,57 2.95 1,35 Nguồn Cục Thống Kê Hải Phòng * Nhận xét : Bằng nhiều nỗ lực dưới sự chỉ đạo của đảng bộ thành phố Hải Phòng.Hải Phòng đã có những thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo của thành phố , từ đầu năm 2001 đến năm 2005 thành phố đã giảm được 4,63% số hộ nghèo ở nông thôn và giảm 3,25% số hộ nghèo ở thành phố. c Quy mô cơ cấu hộ nghèo phân theo quận huyện trong giai đoạn 2001- 2005 Biểu 6:Cơ cấu nghèo khổ theo quận huyện của hải phòng giai đoạn 2001-2005 STT Tên huyện, thị xã Năm 2004 Năm 2005 Ghi chú Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo % Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo % 1 Q Lê Chân 483 1 356 0,7 2 H Tiên Lãng 1800 4,67 1700 4 3 H Vĩnh Bảo 1900 6,4 1800 5,9 4 H An Lão 1200 3,3 1100 2,9 5 Q Hải An 700 1,3 400 0,9 6 Q Ngô Quyền 900 3.05 800 2,5 7 Q Kiến An 700 2,2 500 1,56 8 Q Đồ Sơn 1000 6 `900 5,5 9 Q Hồng Bàng 500 2 300 1 10 H Kiến Thụy 1600 6,7 1500 5,7 11 H An Dương 1700 7 1500 6 12 H đảo Bạch Long Vĩ 3 1 Không còn hộ nghèo 13 H Cát Hải 1000 6 900 5,2 14 H Thủy Nguyên 2000 8.3 1800 7 15 Q Đông Kinh 300 4 250 3,5 Sở Kế Hoạch Đầu Tư Hải Phòng - Vào năm 2004 thì Hải Phòng không có quận huyện nào hết nghèo nhưng sang năm 2005 thì huyên đảo Bạch Long Vĩ đã hoàn toàn thoát nghèo d.Một số kết quả đạt được trong quá trình giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 *Giảm hộ nghèo -Năm 2001: Đã tiến hành cho vay 11.836 hộ với số vốn vay là 29,010 tỷ đồng, trong đó vay từ nguồn quỹ XĐGN là  2.277 hộ với số tiền 5,7084 tỷ đồng và nguồn vốn NHPVNN là  9.559 hộ với số tiền 23,3012 tỷ đồng, giúp 10.114 hộ vượt nghèo, nhưng lại có 4.337 hộ nghèo phát sinh mới nên hộ nghèo thực giảm là 5.777 hộ, đạt 115% so với kế hoạch. - Năm 2002: Đã tiến hành cho vay 12.132 hộ với số vốn vay là 31,247 tỷ đồng từ nguồn quỹ XĐGN và NHPVNN, giúp 11.176 hộ vượt nghèo, nhưng lại có 1.831 hộ nghèo phát sinh mới nên hộ nghèo thực giảm là 9.345 hộ, đạt 93,45% so với kế hoạch. - Năm 2003: Đã tiến hành cho vay 5.950 hộ với số vốn vay là 15,300 tỷ đồng từ nguồn quỹ XĐGN và NHPVNN. Số hộ vay vốn thấp chỉ đạt 59,5% kế hoạch do cơ sở chưa bình xét hộ nghèo được vay vốn vì hiện nay nợ tồn đọng quá lớn. Hộ vượt nghèo trong năm đã được thẩm định là 13.753 hộ, nhưng lại có 922 hộ nghèo phát sinh  mới nên số hộ nghèo thực giảm trong năm là 12.930 hộ, đạt 99,46% so kế hoạch. - Năm 2004: Đã tiến hành cho vay 5.000 hộ với số vốn vay là 40,352 tỷ đồng từ nguồn quỹ XĐGN  và NHPVNN,  giúp 11.759 hộ vượt nghèo nhưng lại có 395 hộ nghèo phát sinh mới nên số hộ giảm nghèo trong năm là 11.364 hộ, đạt 113,6% so kế hoạch. Ước tính năm 2005 giảm từ 9,64 ngàn hộ nghèo, đạt 137,86% so kế hoạch.   Trong 5 năm qua chương trình XĐGN đã hỗ trợ cho 39.413 lượt hộ nghèo vay vốn với số tiền 115,909 tỷ đồng; trong đó, cho vay mới 23.413 hộ, đạt 66,5% kế hoạch với số tiền 67,867 tỷ đồng. Thực hiện công tác Xóa đói giảm nghèo cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các hộ nghèo trong 5 năm qua đã giúp cho 49.032 hộ giảm nghèo, vượt mục tiêu mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu  5 năm 2001- 2005 giảm 45.000 hộ nghèo). Đến cuối năm 2005 trên địa bàn thành phố còn 9.795 hộ nghèo/424.117 hộ dân cư, chiếm 0,89% tổng số hộ dân cư toàn tỉnh. *Thực hiện các chính sách xã hội giúp đỡ người nghèo trong 4 năm - Đã tổ chức khuyến nông hướng dẫn 31.105 hộ nông dân- trong đó có hộ nghèo- biết cách sử dụng giống mới, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi với kinh phí 600 triệu đồng; đã hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho 2.583 hộ với 1,8 tỷ đồng thuộc 16 xã đặc biệt khó khăn đạt 100% kế  hoạch. - Đã giải quyết việc làm cho 17.000 lao động nghèo vào làm việc trong các cơ sở kinh tế trang trại, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiêp với nguồn vốn lồng ghép 3,750 tỷ đồng. - Đã cấp thẻ Bảo hiểm Y tế cho 940.000 lượt, kinh phí thực hiện 47,6 tỷ đồng. - Đã vận động xây dựng 5.465 căn nhà tình thương, đạt 115,5% kế hoạch, với số tiền 29,557 tỷ đồng. Trong đó đã xây dựng cho hộ nghèo thuộc diện chính sách 697 căn, góp phần xóa cơ bản nhà tạm cho các hộ chính sách nghèo. - Đã thực hiện chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho 45.000 hộ nghèo với kinh phí 9 tỷ đồng (thực hiện từ năm 2002) và miễn giảm học phí cho 78.416 học sinh nghèo với kinh phí 9,4 tỷ đồng. * Thực hiện tốt giúp đỡ đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo - Năm 2001: Chương trình Trung tâm cụm xã đã đầu tư xây dựng 3 cụm trung tâm với kinh phí 2,558 tỷ đồng/2,9 tỷ đồng, đạt 89,24% kế hoạch vốn.. - Năm 2002: Chương trình Trung tâm cụm xã đã đầu tư xây dựng 2 cụm trung tâm với kinh phí 1,945 tỷ đồng/1 tỷ đồng, vượt vốn kế hoạch giao; đầu tư 16 công trình/16 xã đặc biệt khó khăn với kinh phí 6,5045 tỷ đồng/6,4 tỷ đồng, đạt 101,6% kế hoạch vốn. - Năm 2003: Chương trình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22128.doc
Tài liệu liên quan