MỤC LỤC
Lời mở đầu. 1
Chương I. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 5
1. Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 5
1.1. Hiệu quả kinh doanh là gì? 5
1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh. 6
1.3. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp. 7
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 7
2.1. Chỉ tiêu tổng quát. 7
2.2. Chỉ tiêu cụ thể. 8
2.2.1. Lợi nhuận. 8
2.2.2. Doanh thu. 9
2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận. 10
2.2.4. Hiệu quả sử dụng lao động. 11
2.2.5. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 12
2.2.6. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. 12
2.2.7. Nộp ngân sách Nhà Nước. 13
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 13
3.1. Các nhân tố bên ngoài. 13
3.1.1. Môi trường kinh tế. 13
3.1.2. Môi trường chính trị, luật pháp. 14
3.1.3. Môi trường văn hoá, xã hội. 15
3.1.4. Nhân tố tự nhiên. 15
3.1.5. Đối thủ cạnh tranh. 16
3.1.6. Nhà cung cấp. 17
3.1.7. Khách hàng và tiềm năng thị trường. 18
3.2. Các nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp. 19
3.2.1. Nguồn nhân lực. 19
3.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp. 19
3.2.3. Nhân tố vốn. 20
3.2.4. Nhân tố kỹ thuật – công nghệ. 20
4. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước và các công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường. 21
4.1. Hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhà nước. 21
4.1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước. 21
4.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước. 22
4.1.3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các DNNN. 24
4.1.4. Nhân tố làm giảm hiệu quả kinh doanh của các DNNN. 25
4.2. Hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần. 26
4.2.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. 26
4.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần. 27
4.2.3. Tình hình hiệu quả kinh doanh của các công ty sau cổ phần hoá. 29
4.2.4. Nhân tố cải thiện hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần. 30
5. Tóm tắt chương I. 32
Chương II. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý giai đoạn 2004 – 2007. 35
1. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần thép Việt – Ý. 35
1.1. Thông tin chung về công ty cổ phần thép Việt - Ý. 35
1.2. Hồ sơ pháp lý. 35
1.3. Mốc phát triển của công ty. 36
1.4. Lĩnh vực kinh doanh. 39
1.5. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của công ty. 39
1.5.1. Cơ cấu tổ chức công ty và các bộ phận trong công ty. 39
1.5.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty. 42
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 44
2.1. Nhân tố khách quan. 44
2.1.1. Môi trường kinh tế. 44
2.1.2. Môi trường chính trị, luật pháp. 47
2.1.3. Môi trường văn hóa, xã hội. 47
2.1.4. Điều kiện tự nhiên tác động tới việc tiêu thụ sản phẩm thép. 48
2.1.5. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 49
2.1.6. Nhà cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. 49
2.1.7. Khách hàng và tiềm năng thị trường. 50
2.2. Yếu tố xuất phát từ bản thân công ty. 51
2.2.1. Nguồn vốn hoạt động và tình hình tài chính. 51
2.2.2. Nguồn nhân lực. 52
2.2.3. Trình độ công nghệ - Kỹ thuật. 53
2.2.4. Trình độ quản lý của doanh nghiệp. 54
2.2.5. Trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. 55
3. Thực trạng các yếu tố sản xuất kinh doanh trong công ty. 56
3.1. Tình hình máy móc thiết bị và công nghệ. 56
3.2. Trình độ nhân lực. 57
3.3. Nguồn vốn và đặc điểm về vốn. 58
4. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý giai đoạn 2004 – 2007. 61
4.1. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý giai đoạn 2004 -2007. 61
4.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2004 – 2007. 64
4.2.1. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu. 64
4.2.2. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh. 66
4.2.3. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí kinh doanh. 68
4.2.4. Hiệu quả sử dụng lao động. 70
4.2.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. 74
4.2.6. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 77
5. Tóm tắt chương II. 80
Chương III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty cổ phần thép Việt – Ý. 81
1. Mục tiêu phát triển công ty đến năm 2015. 81
2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý trong năm 2008 81
3. Những thế mạnh, điểm yếu và những cơ hội thách thức của công ty cổ phần thép Việt - Ý. 83
3.1. Những thế mạnh, điẻm yếu. 84
3.2. Những cơ hội và thách thức đối với công ty. 85
4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt – Ý. 85
4.1. Ma trận SWOT của công ty. 85
4.2. Các giải pháp. 87
4.2.1. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. 87
4.2.2. Củng cố chiến lược Marketing. 94
4.2.3. Giảm chi phí sản xuất để giảm giá bán và tăng lợi nhuận. 97
4.2.4. Tăng cường hiệu quả huy động và sử dụng vốn. 98
5. Tóm tắt chương 3. 101
Kết luận. 102
Tài liệu tham khảo. 103
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt – Ý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế hoạch kinh doanh, cơ chế chính sách phục vụ công tác tiêu thụ thép trong từng thời kỳ, kế hoạch quảng cáo và xây dựng thương hiệu thép VIS, tiêu thụ sản phẩm thép VIS và thu hồi công nợ; Thực hiện công tác quảng cáo, xây dựng thương hiệu thép VIS theo định hướng của Công ty; Tiến hành thực hiện các biện pháp nghiệp vụ về quản lý chất lượng sản phẩm (phòng thí nghiệm VILAS 114); Giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác khách hàng.
Phòng hợp tác quốc tế: Tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về các vấn đề: Tìm hiểu thông tin của thị trường phôi thép, thị trường thép trong và ngoài nước liên quan đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời thông báo kịp thời cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc để đưa ra định hướng phát triển phù hợp trong từng thời kỳ; Đề xuất các phương án giải quyết thực hiện trình Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty; Nhập khẩu phôi thép, phế liệu luyện phôi thép và thiết bị, phụ tùng từ nước ngoài; Quản lý vật tư, mua vật tư, đặt hàng trong nước, quản lý kho bãi…
Ngoài ra, tại Hội sở chính của Công ty còn có các phân xưởng sản xuất sản phẩm bao gồm: xưởng cán, xưởng cơ điện, xưởng sản xuất phụ.
1.5.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty.
1.5.2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty.
Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Bộ máy hoạt động của Công ty được hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theo sơ đồ sau:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TGĐ
PHÓ TGĐ
PHÓ TGĐ
PHÓ TGĐ
Phòng tổ chức hành chính
Phòng thiêt bị - công nghệ
Phòng hợp tác quốc tế
Phòng kế hoạch đầu tư
Phòng kinh doanh
Phòng tài chính kế toán
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh Tây Bắc
Chi nhánh Hà Nội
Xưởng sản xuất phụ
Xưởng cơ điện
Xưởng cán
BQL dự án sản xuất phôi
1.5.2.2. Các cấp quản lý trong công ty.
Đại hội đồng cổ đông của công ty. Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông uỷ quyền.
Hội đồng quản trị. Số thành viên của Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm 05 thành viên với nhiệm kỳ tối đa 05 năm. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát. Ban Kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên với nhiệm kỳ 05 năm. Ban Kiểm soát bao gồm những người thay mặt Cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Ban giám đốc. Ban Giám đốc gồm Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
(Về nhiệm vụ và chức năng của các cấp quản lý trong công ty sẽ được trình bày trong phần phụ lục cuối chuyên đề)
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1. Nhân tố khách quan.
2.1.1. Môi trường kinh tế.
Giai đoạn 2004 -2007 tuy không phải là giai đoạn phát triển cực thịnh của nền kinh tế nước ta nhưng cũng là một trong những giai đoạn đánh dấu những bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập với nền kinh tế Thế giới. Tháng 4 năm 2001 Đại hội Đảng lần thứ 9 đã thông qua Chiến lược phát triển Kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010. Trên cơ sở của Chiến lược này mục đích đưa ra đến những năm cuối của giai đoạn 2001-2010 sự tăng trưởng kinh tế phải tăng lên gấp đôi điều đó có nghĩa là đến năm 2005 mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải tăng 7% và từ năm 2006 đến 2010 mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải là 7,5%. Mặc dù nền kinh tế thế giới có sự suy yếu nhẹ, giá nhiên liệu cao, nhiều thiên tai và sự cạnh tranh tăng mạnh trong xuất khẩu nhưng những mục tiêu đặt ra ở trên đã thực hiện được. Năm 2005 Việt nam đã đạt được mức tăng trưởng là 8,4% cao hơn mức tăng trưởng năm trước và đứng vị trí thứ hai trong khu vực sau Trung Quốc. (Tổng sản phẩm quốc nội đạt 40 tỷ USD khoảng bằng GDP của Bang Mecklenburg – Vorpommern). Sự phát triển bền vững được thể hiện qua sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu (tăng 22%) cũng như sự tăng trưởng của sản xuất công nghiệp và xây dựng (11%).
Sự phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn 2004 -2007 đã mở ra cho ngành thép nói chung và công ty cổ phần thép Việt - Ý nói riêng những cơ hội phát triển đầy thuận lợi. Trải qua hơn 4 năm hoạt động và phát triển sản phẩm thép của công ty đã có được chỗ đứng vững mạnh trên thị trường, biểu hiện bằng sự gia tăng thị phần của công ty trên toàn miền Bắc và trên toàn quốc. Thêm vào đó, Luật doanh nghiệp mới sửa đổi cũng mang lại cho các doanh nghiệp tư nhân nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Bộ luật này đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, dỡ bỏ những rào cản về hành chính đang làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ tục, các loại phí…Chính vì thế mà đã tạo điều kiện cũng như lòng tin để các doanh nghiệp tư nhân nói chung và công ty cổ phần thép Việt - Ý nói riêng tích cực đầu tư phát triển sản xuất của doanh nghiệp mình.
Như đã nói nền kinh tế nước ta giai đoạn 2004 -2007 có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ nhưng vẫn còn tồn tại một vấn đề nổi cộm là sự gia tăng của giá cả, đặc biệt là trong năm 2007 lạm phát của nước ta đã lên đến hai con số ( trên 12%) và rất khó khăn trong việc kiềm chế. Lạm phát cao làm cho giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất thép tăng cao đẩy chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng theo. Chi phí sản xuất tăng lên bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất thép nói chung và công ty cổ phần thép Việt - Ý nói riêng phải tăng giá bán của sản phẩm trên thị trường đặc biệt là vào giai đoạn cuối năm 2007. Chính điều này đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Doanh số bán hàng giảm xuống do thị trường tiêu thụ tư nhân thì e dè không khởi công xây dựng, các nhà thầu xây dựng thì phải cắt giảm việc nhận thầu vì sợ lỗ vốn, các công trình đang xây dựng dở dang tạm hoãn thi công hoặc có thì cũng thi công chậm chạp do chi phí chi vật liệu xây dựng tăng quá cao. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều công ty.
Công ty thường xuyên phải nhập khẩu phôi thép từ nước ngoài nên tỷ giá hối đoái có tác động không nhỏ tới giá nguyên vật liệu đầu vào và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Điều này là một trong những nguyên nhân làm cho thị trường thép đặc biệt là trong năm 2006 và 2007 biến động một cách khó lường trước.
Tóm lại, phát triển trong giai đoạn 2004 – 2007 với nhiều biến động của nền kinh tế nước ta, có những thay đổi có lợi cho sản xuất kinh doanh nhưng cũng có những biến động ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp. Nhưng nhờ vào sự lãnh đạo của ban giám đốc cùng với sự cố gắng của cán bộ công nhân viên trong công ty thì nhìn chung công ty cổ phần thép Việt - Ý đã có sự phát triển đáng kể và đã đạt được nhiều thành công trên thương trường.
2.1.2. Môi trường chính trị, luật pháp.
Đối với ngành sản xuất thép nói chung Nhà nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích để cho ngành có thể phát triển như hiện nay chẳng hạn như chính sách bảo hộ phi thuế quan ( không nhập khẩu những loại thép xây dựng đã sản xuất được ) đồng thời ban hành Quyết định số 229/1998/QĐ-BKH đưa mặt hàng vào danh mục đầu tư có điều kiện. Chính sách bảo hộ thuế quan này được xoá bỏ vào năm 2001 khi mà ngành thép Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định.
Công ty cổ phần thép Việt - Ý ra đời khi ngành thép đã trải qua những bước đầu của quá trình phát triển nhưng vẫn được Nhà Nước tạo nhiều điều kiện và sự quan tâm sát sao trong quá trình sản xuất và kinh doanh như Luật doanh nghiệp mới tạo những thuận lợi cho công ty tư nhân phát triển hay chính sách cũng như những cuộc thanh tra khảo sát giúp bình ổn giá cả của thị trường thép trong thời gian gần đây khi giá thép tăng cao một cách chóng mặt. Nhờ có sự can thiệp đó mà thị trường thép trong nước đã phần nào được ổn định, tạo tâm lý tin tưởng cho người tiêu dùng và các nhà đầu tư xây dựng. Vì thế mà việc tiêu thụ sản phẩm thép xây dựng nó chung và thép xây dựng của công ty cổ phần thép Việt - Ý nói riêng cũng được cải thiện đáng kể, do đó góp phần cải thiện hiệu quả kinh doanh của công ty
2.1.3. Môi trường văn hóa, xã hội.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập không chỉ về kinh tế mà cả về phương diện văn hoá xã hội. Một trong những sự hội nhập có ảnh hưởng đến ngành xây dựng của Việt Nam đó là sự thay đổi của phong cách lựa chọn nơi sinh sống. Nếu như trước đây chúng ta luôn mong muốn có một mảnh đất để xây nhà ở thì hiện nay đại bộ phận dân cư thành thị lại có nhu cầu mua nhà chung cư. Chính sự thay đổi trong phong cách sống đó đã tạo ra những ảnh hưởng tích cực làm cho bộ mặt thành phố đang dần được cải thiện với những khu đô thị mới, những ngôi nhà chung cư cao tầng hiện đại và sang trọng. Nhu cầu nhà chung cư cao tầng tăng lên ắt đã có những ảnh hưởng đáng kể tới ngành xây dựng và sau nữa là ảnh hưởng đến ngành thép xây dựng. Chính điều đó là một trong những nguyên nhân làm cho nhu cầu về thép xây dựng ngày càng tăng lên.
Nhu cầu thép trên thị trường tăng lên có thể là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành nói chung và công ty cổ phần thép Việt - Ý nói riêng góp phần nâng cao kết quả cũng như hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng mặt khác, nó cũng sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp chẳng hạn như sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh tiềm mới khi thấy việc tiêu thụ thép đang có nhiều thuận lợi.
2.1.4. Điều kiện tự nhiên tác động tới việc tiêu thụ sản phẩm thép.
Thị trường tiêu thụ các sản phẩm thép của VISCO bao gồm 2 mảng thị trường chính: (1) thị trường dân dụng; (2) thị trường là các dự án lớn. Sản lượng tiêu thụ thép cán hàng năm của VISCO được phân đều cho mảng 2 thị trường này.
Đối với thị trường dân dụng, sự tác động của điều kiện tự nhiên tới việc tiêu thụ có vẻ rõ nét hơn ở thị trường các dự án lớn. Nhu cầu thép xây dựng của thị trường dân dụng chủ yếu phục vụ cho các công trình xây dựng nhà ở là chính, trong khi đó người dân thường có xu hướng xây nhà ở vào các mùa như mùa xuân hay mùa đông, ít có xu hướng xây vào mùa hè vì thường có mưa rào,bão lụt. Do đó sản lượng tiêu thụ ở mảng thị trường này cũng có xu hướng tăng vào hai mùa đông, xuân và giảm xuống khi mùa hạ tới.
Ở mảng thị trường là các dự án lớn thì nhu cầu có vẻ ổn định hơn, tuy các điều kiện tự nhiên như thời tiết nhiều khi cũng làm chậm đi tiến độ thi công của các dự án lớn nhưng vì là các dự án nên việc thi công vẫn phải đảm bảo sao cho kịp tiến độ cho nên nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng cũng như thép xây dựng vẫn phát sinh.
2.1.5. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Nhà máy thép Việt Ý thực sự bước vào thị trường từ năm 2003 với sản lượng là 250.000 tấn/năm, và đến tháng 2/2004 tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp. Đây cũng là thời điểm một loạt các nhà máy sản xuất thép cùng đi vào hoạt động và cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt. Song với sự lãnh đạo tài tình của Ban Giám đốc cùng sự quyết tâm của toàn thể CBCNV, Công ty đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thép trong nước, thương hiệu thép Việt Ý ngày càng được bạn hàng tín nhiệm.
Tuy nhiên, hiện nay chi phí khấu hao tài sản cố định, lãi vay vốn của công ty cổ phần thép Việt - Ý còn cao cho nên hạn chế sự cạnh tranh của công ty so với các doanh nghiệp đã hết khấu hao như: thép Thái Nguyên, Hoà Phát, Nam Đô, Pomina, thép Miền nam...
2.1.6. Nhà cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.
Nguyên liệu chính cho sản xuất thép xây dựng là phôi thép. Phôi thép chiếm trên 90% giá thành sản xuất, là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần thép Việt – Ý. Do nhà máy sản xuất phôi mà công ty đầu tư phải đến quí III năm 2008 mới đi vào hoạt động nên hiện nay phôi thép phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu được thu mua từ nguồn mua trong nước và nhập khẩu. Phôi trong nước chủ yếu là mác thấp, chất lượng không ổn định nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của thép sản xuất ra, lượng phôi mua trong nước chỉ chiếm 10%. Phôi nhập khẩu thì chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Do phôi nhập khẩu chủ yếu là từ Trung Quốc nên những biến động của ngành thép Việt Nam nói chung và của công ty cổ phần thép Việt - Ý nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn từ những thay đổi điều chỉnh của ngành thép Trung Quốc. Một trong những chính sách của Trung Quốc ảnh hưởng mạnh đến ngành thép của nước ta là chính sách thuế. Năm 2006, lượng cung thép tại Trung Quốc đã vượt quá cầu. Để điều chỉnh cung cầu, từ đó đến nay chính phủ Trung Quốc áp dụng chính sách hạn chế nhập khẩu nguyên liệu ( phôi thép) bằng cách tăng thuế xuất khẩu lên 10%. Việc này đã làm tăng giá phôi đầu vào và tăng giá thành sản xuất thép của công ty cổ phần thép Việt - Ý . Mặt khác, cũng do chính sách khuyến khích xuất khẩu thép của Chính phủ Trung Quốc nên giá thép thành phẩm nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam rất thấp, đặc biệt là sản phẩm thép cuộn. Ngoài ra sự biến động tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng tiền Việt Nam cũng là một nguyên nhân làm cho giá phôi thép gia tăng liên tục. Chính vì thế đã gây nhiều sức ép cho công ty cổ phần thép Việt - Ý và cho cả ngành thép của Việt Nam.
Trong năm 2007, tình trạng khan hiếm hàng hoá diễn ra thường xuyên, các doanh nghiệp sản xuất tranh giành thu mua phôi, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm công ty liên tục phải dừng sản xuất chờ nguyên vật liệu làm tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ. Riêng tháng 3 và 4 năm 2007 tổng lượng phôi và thép tồn kho của công ty chỉ khoảng 11.000 tấn.
2.1.7. Khách hàng và tiềm năng thị trường.
Công ty cổ phần thép Việt - Ý là một thành viên của Tổng công ty Sông Đà. Do đó tất cả các dự án của Sông Đà đều chiếu cố sử dụng sản phẩm thép của Việt – Ý. Trong giai đoạn 2004 – 2007 , đặc biệt là hai năm 2006 và 2007 Tổng công ty Sông Đà đã triển khai và tiếp tục thực hiện các công trình xây dựng có quy mô lớn , đặc biệt là các công trình thuỷ điện như Sơn La, Nậm Chiến…các công trình này đều được sử dụng thép xây dựng của công ty cổ phần thép Việt – Ý. Có thể nói, Tổng công ty Sông Đà là một khách hàng lớn của Việt – Ý hơn nữa lại là “người nhà” cho nên cũng tạo nên nhiều thuận lợi cho công ty cổ phần thép Việt - Ý trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ đó cũng có thể góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Ngoài các dự án của Sông đà, thép Việt – Ý cũng đã được đưa vào sử dụng tại các công trình, dự án trọng điểm như Trung tâm thương mại Dầu khí, Nhà máy xi măng Hạ Long, xi măng Bút Sơn, xi măng Bỉm Sơn, nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, Nhà máy lọc dầu Dung Quât… đây hầu hết là những công trình lớn và có nhiều danh tiếng do đó sản phẩm đựơc cung cấp với số lượng lớn, đòi hỏi của khách hàng về chất lượng cũng như giá cả rất cao, có thể gây nhiều sức ép cho công ty.
2.2. Yếu tố xuất phát từ bản thân công ty.
2.2.1. Nguồn vốn hoạt động và tình hình tài chính.
Với giá trị sản xuất trong các năm liên tục đạt trên 1 tỷ đồng, công ty cổ phần thép Việt - Ý luôn phải chuẩn bị nguồn tài chính rất lớn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm. Mặt khác, giá của phôi thép thế giới luôn biến động. Giá phôi thép trung bình hiện nay thường dao động trong mức 380 - 390 USD/tấn, có những thời điểm xuống thấp chỉ còn 348 USD/tấn nhưng cũng có lúc lên cao tới 450 USD/tấn. Do vậy, việc chủ động được về nguồn tài chính phải là một trong những mục tiêu hàng đầu để nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty.
Đối với công ty cổ phần thép Việt - Ý cũng như tất cả các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiện nay thì nguồn vốn là một trong những vấn đề quan trọng nhất để đạt được hiệu quả trong kinh doanh. Thật vây, trong điều kiện hiện nay, nếu như công ty không chủ động về nguồn vốn thì nguy cơ thiếu hụt nguyên vật liệu cho sản xuất là rất cao. Bởi vì, trong những năm gần đây, mà còn dự tính trong tương lai thì phôi thép phục vụ cho sản xuất thép là rất khan hiếm và giá cả rất cao. Vì thế, cần phải chuẩn bị đầy đủ vốn sản xuất để chủ động vốn về thời gian và khối lượng phôi nhập về.
Nếu thiếu hụt về nguồn vốn doanh nghiệp có thể phải dừng sản xuất kinh doanh khi không có đủ vốn nhập phôi trong những trường hợp cần thiết. Gây lãng phí nguồn lực và do đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.2. Nguồn nhân lực.
Nhân tố con người là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất thép nói chung và công ty cổ phần thép Việt - Ý nói riêng thì nguồn nhân lực có tính chất quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Sản xuất thép có tính chất đặc thù. Tuy trong quá trình sản xuất con người không trực tiếp tham gia nhưng người lao động lại là người vận hành các máy móc thiết bị, người lao động là người kiểm tra chất luợng sản phẩm sản xuất ra. Hơn nữa, sản xuất thép cần có một bộ phận các kỹ sư am hiểu về máy móc thiết bị, nghiên cứu các ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất.
Công ty cổ phần thép Việt – Ý không chỉ hoạt động sản xuất mà còn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Đây là một lĩnh vực mà sự tham gia của con người là không thể thay thế. Các cán bộ công nhân viên làm việc trong các phòng ban giúp cho hoạt động sản xuất và kinh doanh diễn ra đều đặn, tổ chức sản xuất có hiệu quả nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Để nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cổ phần thép Việt - Ý trước hết cần phải có một đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ và tận tuỵ với công ty. Nếu như không có được đièu đó thì mọi cố gắng để đạt được hiệu quả cao đều xem như vô ích.
2.2.3. Trình độ công nghệ - Kỹ thuật.
Công nghệ sản xuất của công ty cổ phần thép Việt - Ý là công nghệ hiện đại nhất Việt Nam với công suất thiết kế 250.000 tấn/năm. Đây là dây truyền sản xuất được nhập khẩu đồng bộ 100% và chuyển giao công nghệ từ tập đoàn hàng đầu Thế giới Danieli – Italia. Danieli chế tạo đay chuyền này dựa vào việc tích hợp hệ thống bằng cách áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến cùng với công nghệ mới, hiện đại bậc nhất trong lĩnh vực tự động hoá điều khiển. Hơn nữa, công ty cổ phần thép Việt - Ý luôn tích cực đổi mới công nghệ để không bị tụt hậu và ngày càng nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
Để tận dụng phế liệu của dây chuyền sản xuất chính, Công ty đầu tư xây dựng xưởng luyện cán. Sản phẩm của xưởng luyện cán bao gồm: phôi đúc, thép cán, thép mạ kẽm, các sản phẩm đinh, lưới B40…làm đa dạng thêm sản phẩm của công ty. Dự án xưởng luyện cán sau khi đi vào hoạt động đã tạo công ăn việc làm cho 60 lao động, lợi nhuận dự tính khoảng 1tỷ đồng/năm.
Năm 2006, công ty đã đầu tư được lực lượng vận chuyển và xếp dỡ thép riêng của mình. Tuy qui mô của đội vận chuyển chưa lớn nhưng cũng đã đem lại lợi nhuận cho công ty, đồng thời làm tăng tính chủ động trong việc cung cấp thép cho các khách hàng, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa khối lượng vận chuyển không nhiều mà các doanh nghiệp vận chuyển không muốn vận chuyển hoặc ép giá.
Hiện nay, giá phôi đang tăng cao và ngày càng khan hiếm khiến cho doanh nghiệp không thể chủ động được trong sản xuất, nhiều khi phải dừng sản xuất để chờ nguyên liệu làm cho chi phí sản xuất tăng lên mà lại giảm hiệu quả sản xuất. Để khắc phục tình trạng này và có thể chủ động hơn trong sản xuất vào tháng 6 năm 2007 công ty cổ phần thép Việt - Ý đã mạnh dạn đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phôi thép công nghệ Constecl (tập đoàn Techint) tại thành phố Hải Phòng. Công nghệ sản xuất thép trong lò luyện hồ quang là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trên Thế giới, cho năng suất cao, chất lượng ổn định, tiêu hao điện năng và vật tư thấp hơn so với các loại lò khác. Bên cạnh đó, công nghệ còn giảm bớt nhân công thực hiện, cải thiên môi trường làm việc. Đặc biệt là giải quyết triệt để việc gây ô nhiễm môi trường là một vấn đề đang hết sức quan tâm. Diện tích mặt bằng của nhà máy là 18,7 ha, công suất hoạt động của nhà máy là 420 nghìn tấn/năm, đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy cán thép tại Hưng Yên và làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất thép hình của công ty. Tổng giá trị đầu tư giai đoạn 1 của dự án lên đến 596 tỷ đồng. Công trình này dự kiến hoàn thành và đi vào sản xuất vào đầu quý III năm 2008.
Với việc quan tâm và chú trọng đến công nghệ sản xuất và đầu tư cho công nghệ sản xuất mới như vậy thì công ty cổ phần thép Việt - Ý đang ngày càng nâng cao chất lượng và sự đa dạng hoá sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.4. Trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Đối với một doanh nghiệp, trình độ quản lý có tốt hay không là một nhân tố quyết định cao nhất đến thành công của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp với mọi yếu tố đều hoàn hảo nhưng trình độ quản lý tồi thì không thể nào dẫn doanh nghiệp đó đến thành công được.
Công ty cổ phần thép Việt - Ý là một doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và đặc biệt nó là một công ty sản xuất với nhiều phân xưởng sản xuất phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình sản xuất. Do đó, trình độ và hiệu quả của bộ máy quản lý có ảnh hường trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như không có bộ máy quản lý tốt thì không thể phối hợp các bộ phận sản xuất với nhau một cách nhịp nhàng, không thể khuyến khích tinh thần tập thể của từng cán bộ trong công ty cũng như giữa các phòng ban với nhau hay tinh thần đoàn kết của các phân xưởng trong công ty được. Chẳng hạn như, xưởng cán và xưởng cơ điện nếu như không có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau ắt sẽ gây ra tình trạng trì trệ, không có tính toán trong sản xuất gây hiện tượng lãng phí cả về thời gian và tiền bạc.
Vì thế, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì không thể không quan tâm và chú trọng yếu tố này.
2.2.5. Trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép xây dựng. Một lĩnh vực mà ngày càng có nhiều cơ hội để phát triển nên có không ít đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như trong tương lai cũng sẽ có không ít những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Vì thế, việc tăng khả năng cạnh tranh đối với công ty là một vấn đề hết sức trong điều kiện hội nhập như hiện nay.
Trình độ tổ chức sản xuất có ảnh hưởng đến chất lượng và mẫu mã của sản phẩm. Sản phẩm thép loại sản phẩm đòi hỏi cao về chất lượng vì nó có ảnh hưởng rất nhiều đến các công trình xây dựng. Do đó, một trong những mục tiêu quan trọng của công ty để nâng cao hiệu quả cạnh tranh là nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc rất nhiều vào việc bố trí máy móc trong quá trình sản xuất, việc kiểm tra chất lượng của phôi nhập vào…Đây chính là nhiệm vụ của công tác quản trị sản xuất. Vì thế, trình độ tổ chức sản xuất cao sẽ tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
3. Thực trạng các yếu tố sản xuất kinh doanh trong công ty.
3.1. Tình hình máy móc thiết bị và công nghệ.
Với công suất thiết kế 250.000 tấn/năm, thiết bị nhập khẩu đồng bộ 100%, công nghệ Danieli Morgardshammar do tập đoàn hàng đầu Thế giới Danieli – Italy cung cấp, có những tính năng vượt trội như sau:
- Lò nung kiểu Walking Hearth có đáy di động, có khả năng cung cấp nhiệt từ nhều phía đến phôi thép, dễ điều khiển tốc độ nung trong phạm vi công suất 50tấn/giờ đảm bảo thành phần hoá học của phôi không bị thay đổi, giảm lượng vảy oxit sắt tạo ra trong quá trình nung.
- Block cán tinh cụm 10 giá cán bố trí thẳng đứng và nằm ngang xen kẽ, được dẫn động trung tâm bởi các mô tơ điện một chiều, được bố trí từng cặp theo chều vuông góc giúp đạt được trạng thái cán không xoắn, có tốc độ cán và lực cán cao giúp làm tăng độ chính xác của sản phẩm về đường kính và bề mặt thép cán.
- Hệ thống Quenching giúp đạt tốt các giá trị giãn dài và độ bền kéo làm tối ưu hoá độ bền uốn, đạt độ thuần nhất của cơ lý tính. Giới hạn chảy cao có thể đạt được trực tiếp trên dây chuyền cán mà không cần thêm chi phí đối với các thành phần hợp kim. Thép vằn đã qua xử lý Quenching sẽ dễ dàng để hàn và không tạo ra các vết nứt trong suốt quá trình hàn. Khả năng chịu áp lực cao của lớp bề mặt đã xử lý bằng nhiệt kết hợp với trạng thái áp lực cao trong lớp Mactenic cho phép sử dụng thép thanh đối với các kết cấu thép cần chịu tải nặng.
- Tổ hợp máy công cụ CNC, phục vụ chế tạo trục cán và bánh cán đảm bảo độ chính xác về hình học, chất lượng bề mặt và tính mỹ quan cao nhất cho sản phẩm.
- Hệ thống đóng bó tự động giúp tăng năng suất và cải thiện điều kiện lao động của công nhân khu vực thành phẩm.
- Hệ thống đếm thanh và cân sản phẩm trên dây chuyền cung cấp thông tin kịp thời cho phép điều chỉnh ổn định dung sai về đơn trọng trong miền tiêu chuẩn cho phép.
Bên cạnh những máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất thép với những tính năng vượt trội như trên, công ty cổ phần thép Việt - Ý còn có một đội vận chuyển và xếp dỡ thép của riêng mình. Với khối lượng vận chuyển khoảng 8.500 tấn thép và 27000 tấn phôi trong năm 2007, các phương tiện vận tải này đã từng bước phát huy tác dụng tốt, góp phần nâng cao năng lực phục vụ khách hàng.
Bảng 1: Phương tiện vận chuy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33060.doc