Chuyên đề Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng

MỤC LỤC



 

 

LỜI MỞ ĐẦU i

MỤC LỤC ii

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ,XÂY MỚI VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở CỦA NGÂN HÀNG 1

1.1 Khái niệm ngân hàng: 1

1.1.1 Khái niệm ngân hàng: 1

1.1.2 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng: 1

1.1.2.1 Nghiệp vụ về nguồn vốn: 1

1.1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn: 1

1.1.2.3 Nghiệp vụ khác: 2

1.2 Tín dụng ngân hàng: 2

1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng: 2

1.2.2 Phân loại tín dụng: 2

1.3 Hoạt động cho vay mua nhà,xây mới và sửa chữa nhà ở của ngân hàng: 3

1.3.1 Khái niệm hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: 3

1.3.2 Sự cần thiết hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: 3

1.3.2.1 Đối với ngân hàng: 3

1.3.3.2 Đối với khách hàng: 3

1.3.2.3 Đối với xã hội: 3

1.3.3 Các đặc điểm của cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: 4

1.3.4 Nguyên tắc cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: 4

1.3.5 Phân loại cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở: 4

1.3.5.1 Theo mục đích vay: bao gồm 5

1.3.5.2 Theo thời hạn vay: 5

1.3.5.3 Theo hình thức đảm bảo: theo tiêu thức này tín dụng thường chia thành hai loại: 5

1.4 Những chỉ tiêu để phân tích tình hình cho vay: 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, XÂY MỚI VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 7

2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đà Nẵng: 7

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 7

2.1.2 Sơ đồ tổ chức: 7

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: 8

2.1.4 Môi trường kinh doanh: 9

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh: 12

2.1.5.1 Tình hình huy động vốn 12

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh từ năm 2008 – 2010 12

Bảng 2: Tình hình cho vay của chi nhánh từ năm 2008 – 2010 14

Bảng 3: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 16

 

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây nhà và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương - chi nhánh Đà Nẵng: 18

2.2.1 Những quy định chung về cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng: 18

2.2.1.1 Điều kiện vay vốn: 18

2.2.1.2 Phương thức cho vay: 19

2.2.1.3 Thời hạn vay: 20

2.2.1.4 Các hình thức bảo đảm vốn vay: 20

2.2.1.5 Mức cho vay: 21

2.2.1.6 Quy định về thời gian giải quyết thủ tục vay vốn: 21

2.2.2 Quy trình cho vay : 21

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn: 21

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn và lập tờ trình: 22

* Xác định phương thức cho vay: 22

*Xem xét khả năng nguồn vốn, xác định lãi suất cho vay: 22

* Lập tờ trình thẩm định vay: 23

* Tái thẩm định khoản vay: 23

Bước 3: Trình duyệt khoản vay và thông báo cho khách hàng: 23

Bước 4: Kí HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm. 23

Bước 5: Giải ngân: 24

Bước 6: Kiểm tra giám sát, thu hồi nợ gốc và xử lý những phát sinh: 24

Bước7: Thanh lý HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay: 24

* Giải chấp tài sản bảo đảm: 24

Bước 8: Lưu giứ HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay: 24

2.2.3 Phân tích tình hình cho vay mua nhà, xây nhà và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương - chi nhánh Đà Nẵng: 26

2.2.3.1 Tình hình chung cho vay mua nhà, xây nhà và sửa chữa nhà ở: 26

Bảng 4: Tỷ trọng cho vay mua nhà, xây nhà và SCN ở trong tổng dư nợ cho vay 26

2.2.3.2 Phân tích theo mục đích sử dụng vốn: 28

Bảng 5 : Tình hình hình cho vay theo mục đích sử dụng vốn 28

2.2.3.3 Phân tích theo thời hạn vay: 30

Bảng 6: Tình hình cho vay theo thời hạn vay. 30

2.2.3.4 Phân tích theo chủ thể vay: 32

Bảng 7: Tình hình cho vay theo chủ thể. 32

2.3.3.5 Phân tích theo hình thức đảm bảo: 34

Bảng 8:Tình hình cho vay theo hình thức đảm bảo 34

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHO VAY MUA NHÀ ,XÂY MỚI VÀ SNN TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 37

3.1. Kết quả đạt được 37

3.2. Hạn chế : 38

3.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới : 42

3.4 Giải pháp phát triển hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và SCN ở tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng. 43

KẾT LUẬN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược uỷ quyền): Kiểm tra, thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, tài sảm thế chấp,…theo quy định hiện hành. Trình GĐ NHCV duyệt. * GĐ NHCV ( hoặc người được uỷ quyền): Ra quyết định phê duyệt khoản vay ( có thể yêu cầu phòng tín dụng khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu trong trường hợp cần bổ sung điều kiện vay vốn,… hoặc thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa nội dung tờ trình nếu cần). Hoặc nếu từ chối phải ghi rõ lý do vào tờ trình thẩm định, sau đó gửi lại phòng tín dụng cá nhân để soạn thảo văn bản trả lời khách hàng ( do CBTD soạn thaỏ và GĐ NHCV kí). Bước 4: Kí HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm. GĐ NHCV ( hoặc người được uỷ quyền ) sẽ là người quyết định về HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay có phải đưa ra công chứng hay không. Khoản vay được phê duyệt, NHCV và khách hàng sẽ lập HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay ( nếu có). * Soạn thảo nội dung HĐTD: CBTD soạn thảo văn bản. TPTD thực hiện xác nhận lại nội dung HĐTD. * Kí kết HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay: HĐTD sau khi được kí kết thì phải được GĐ NHCV ( hoặc người được uỷ quyền ) kí xác nhận. * Làm thủ tục giao nhận giấy tờ, tài sản bảo đảm tiền vay. * Kiểm tra giấy tờ sau khi kí kết HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay. * Công chứng và đăng kí giao dịch bảo đảm. Bước 5: Giải ngân: CBTD kiểm tra, giám sát các điều kiện giải ngân, mục đích, đối tượng, căn cứ để giải ngân, số tiền và hạn mức được giải ngân đã được thoã thuận trong HĐTD có lưu ý đến các biến động bất thường, xấu về tình hình tài chính của khách hàng. Bước 6: Kiểm tra giám sát, thu hồi nợ gốc và xử lý những phát sinh: Công việc trong giai đoạn này là phải theo dõi quá trình trả lãi, vốn, đôn đốc thu hồi nợ, kiểm tra đánh giá lại tài sản thế chấp, cầm cố, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, khởi kiện, thu hồi nợ xấu. Bước7: Thanh lý HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay: - Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc và lãi, phí để tất toán. - Thanh lý HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay. - Trường hợp bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảo văn bản thanh lý hợp đồng trình TPTD kiểm soát và TPTD trình lãnh đạo kí biên bản thanh lý. * Giải chấp tài sản bảo đảm: - Xuất kho giấy tờ tài sản bảo đảm. CBTD chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ giấy tờ và tài sản bảo đảm. - Đăng kí xoá giao dịch bảo đảm. CBTD soạn thảo công văn đề nghị xoá giao dịch bảo đảm, hồ sơ khoản vay, biên bản bàn giao tài sản trình TPTD và GĐ NHCV kí duyệt. Bước 8: Lưu giứ HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay: - CBTD lưu toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay. - Kế toán cho vay lưu hồ sơ HĐTD, giấy nhận nợ, giấy tờ liên quan xử lý nợ, đăng kí kì hạn nợ và gia hạn nợ ( bản chính) Thời hạn lưu giữ theo quy định do NHNN và NHTMCP CT VN. v Sau khi nghiên cứu quy trình cho vay có thể đưa ra những nhận xét sau: Quy tình cho vay tại chi nhánh hướng dẫn rất chi tiết và phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên. Các bước thực hiện trình tự, logic do CBTD thực hiện, bên cạnh đó còn có sự kiểm tra giám sát của TPTD và cấp có thẩm quyền phê duyệt, đối với những khoản vay mới và có quy mô lớn còn có sự tham gia thẩm định của phòng Quản lý rủi ro, thậm chí có thể tái thẩm định theo yêu cầu nếu có biểu hiện không chắc chắn. Quy trình gắn kết sự tham gia của nhiều người nên hạn chế được sai sót, và tránh tình trạng quan hệ cá nhân ảnh hưởng đến kết quả thẩm định khoản vay. So với các quy trình cho vay tham khảo tại các ngân hàng khác như ACB, Techcombank, Agribank thì hầu hết đều giống nhau về nội dung công việc và sự phân công tránh nhiệm chỉ khác nhau trong phân chia thành nhiều bước nhỏ hay gộp thành một bước lớn mà thôi. Tuy nhiên, tại ngân hàng ACB, Techcombank thì việc phân tích thẩm định trong nội bộ phòng khách hàng cá nhân có sự chuyên môn hoá từng công đoạn, như có tổ sẽ được phân công tiếp xúc tư vấn khách hàng, có tổ sẽ làm công tác thẩm định, tổ sẽ làm công tác kiểm soát, thu hồi nợ,..Như vậy, sẽ hạn chế sai sót và quá trình xử lý hồ sơ sẽ nhanh chóng hơn. Trong khi ngân hàng hiện nay thì việc tiếp nhận, xử lý và theo dõi hồ sơ khách hàng lại theo từng CBTD, khi thẩm định CBTD thường phải tự mình đi thu thập tài liệu nên quá trình xét duyệt cho vay còn chậm, có thể xảy ra nhiều sai sót đòi hỏi trình độ chuyên môn CBTD phải cao. Bên cạnh đó, hiện nay số lượng CBTD tại chi nhánh còn hạn chế gồm 4 cán bộ chuyên môn, 2 phó phòng tín dụng, 1 trưởng phòng như vậy áp lực công việc là rất lớn. Về ấn định mức lãi suất, thì trong thời gian qua chính sách lãi suất áp dụng tại chi nhánh cũng tương đương với các ngân hàng trên địa bàn. Nhìn chung, trên thị trường các ngân hàng lớn như ACB, Techcombank, Abbank,.. đều điều chỉnh mức lãi suất xấp xỉ nhau và mức cho vay tại chi nhánh cũng vậy. Như trong năm 2008, những tháng đầu năm mức cho vay các ngân hàng phổ biến là 16%/ năm, đến cuối năm thì sau khi tình hình lạm phát đã bắt đầu giảm dần thì chi nhánh cũng chấp nhận vay vốn với lãi suất trung bình 12.5%/ năm. Sang năm 2009, mức cho vay các ngân hàng phổ biến 10.5%- 13%/năm khi trần lãi suất NHNN là 10.5%/năm, lúc này mức cho vay thoã thuận nhà ở ngắn hạn của chi nhánh phổ biến là 10.5%/năm và trung dài hạn là 13%/năm. Trong khi đó, ACB được xem là một trong những ngân hàng áp dụng mức lãi suất cho vay bất động sản tiêu dùng thấp, dao động từ 10,5%/năm đến 12,75%/năm. Khi NHNN thay đổi trần lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh là 12%/ năm thì mức cho vay hiện tại của chi nhánh và một số ngân hàng khác như Sacombank, VPbank, ABbank …đều dao động trong mức 12.75% – 15.5%/năm. Như vậy, việc xác định lãi suất cho vay tại chi nhánh hiện nay là khá hợp lý so với mặt bằng chung các ngân hàng khác, nhưng trong trường hợp khi khách hàng gặp khó khăn trong thời gian trả nợ, chi nhánh vẫn có chưa có chế độ miễn giảm lãi như tại ACB, Techcombank đã làm thêm vào đó do mức lãi suất cho vay trong lĩnh vực này khá cao nên vẫn còn gây tâm lý lo ngại cho nhiều người vay. Do vậy, chi nhánh cũng nên đưa ra các cam kết sẽ điều chỉnh số tiền chi trả hàng kì khi lãi suất tăng vượt quá khả năng chi trả. Về mức phí thì tuỳ thuộc vào từng thời kì mà có sự điều chỉnh thích hợp tuy nhiên đây cũng là một nguồn thu bắt buộc của ngân hàng, trong khi một số ngân hàng khác đã có chính sách miễn giảm phí hồ sơ tín chấp như ACB, Sacombank, MB,..Tuy không quá lớn nhưng cũng là điều mà nhiều khách hàng quan tâm. 2.2.3 Phân tích tình hình cho vay mua nhà, xây nhà và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng TMCP Công Thương - chi nhánh Đà Nẵng: 2.2.3.1 Tình hình chung cho vay mua nhà, xây nhà và sửa chữa nhà ở: Trong điều kiện thị trường phát triển và cạnh tranh ngày càng gây gắt, các ngân hàng đã không ngừng đưa ra các sản phẩm mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Sản phẩm cho vay mua nhà, xây mới và SCN ở cũng là hoạt động truyền thống của ngân hàng nhưng hiện nay cũng vẫn luôn dành được quan tâm đáng kể vì tiềm năng phát triển của nó khi nền kinh tế ngày càng phát triển và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Cùng với đà tăng trưởng của thành phố trong những năm qua, với nỗ lực của nhà quản lý và cán bộ nhân viên chi nhánh thì lĩnh vực cho vay này cũng không ngừng tăng trưỏng qua các năm được thể hiện qua doanh số cho vay trong bảng dưới đây: Bảng 4: Tỷ trọng cho vay mua nhà, xây nhà và SCN ở trong tổng dư nợ cho vay ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 20010 CL 2009/2008 CL 2010/2009 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%) Số tiền TL(%) 1.DNBQ 1,016,199 100 1,466,002 100 1,887.164 100 449,803 44.26 421,162 28.73 Mua, XSCN 20,252 1.99 26,873 1.83 34,464 1.82 6,621 32.69 7,591 28.24 2.NXBQ 3,587 100 4,396 100 1,407 100 809 22.55 -2,989 -67.99 Mua, XSCN 42 1.17 51 1.16 16 1.13 9 21.42 -35 -68.62 3.TLNXBQ(%) 0.35 0.30 0.07 -0.05 -0.23 Mua, XSCN 0.20 0.19 0.04 -0.01 -0.15 (Nguồn từ phòng tổng hợp NH TMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng). Qua bảng số liệu phân tích ta thấy dư nợ bình quân và tỷ trọng của nó còn thấp trong tổng dư nợ bình quân của chi nhánh. Trong khi nhiều ngân hàng xem đây là mảng tín dụng nhiều tiềm năng và là sản phẩm chủ đạo trong quá trình phát triển tín dụng với dư nợ nhiều ngân hàng lên đến 50% trong tổng dư nợ cho vay. Thể hiện qua dư nợ bình quân ở mức 20,252trđ chiếm 1.99% năm 2008 và năm tiếp theo đạt 26,873trđ chiếm 1.83%. Nguyên nhân này là do: chi nhánh có truyền thống hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại với tỷ trọng cho vay hằng năm chiếm hơn 60% (giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004 - theo vinacapital) nên tỷ trọng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và SCN ở còn rất thấp. Mặc dầu hiện nay nó đã không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh ra các lĩnh vực khác, trong đó mở rộng cho vay tiêu dùng cũng là mục tiêu hướng đến. Tuy nhiên, tỷ trọng chiếm dưới 5% một phần cũng là do chi nhánh có lĩnh vực kinh doanh đa dạng và rất nhiều sản phẩm dịch vụ được cung cấp như: cho vay tài trợ xuất nhập khẩu,cho vay tài trợ dự án, cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh, cho vay du học, cho thuê tài chính, bảo lãnh khoản vay, các dịch vụ thẻ tín dụng, ….Bên cạnh đó, cũng như phân tích ở trên trong quá trình áp dụng chính sách tại chi nhánh chưa có những nỗ lực trong thu hút khách hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng mà chủ yếu khách hàng tìm đến là do họ là khách hàng quen của chi nhánh hoặc thông qua sự giới thiệu của những người từng giao dịch, từ cán bộ nhân viên của chính chi nhánh; Cũng như chưa có những chính sách khuyến mãi kèm theo. Tuy vậy, nhưng dư nợ bình quân vẫn tăng trưởng qua các năm. Năm 2009 tốc độ tăng là 32.69% tương ứng với mức 6,21trđ năm 2010 tăng 28.24% tương ứng với mức 7,591trđ. Nguyên nhân là do: Đầu tiên, phải nói đến những cố gắng của chi nhánh trong việc áp dụng những thế mạnh trong chính sách cho vay như thời hạn vay tối đa là 20 năm, chấp nhận nhiều hình thức bảo đảm khác nhau,… đặc biệt là thay đổi nâng mức cho vay tối đa với TSBĐ là tài sản hình thành từ vốn vay lên 70% so với 50% như trước đó. Tiếp theo, do trong quá trình hoạt động cùng với xu thế cạnh tranh ngày càng tăng cao chi nhánh cũng không ngừng nỗ lực gia tăng các sản phẩm phục vụ khách hàng cá nhân như chuyển tiền kiều hối, séc du lịch, các dịch vụ thẻ tín dụng, cho vay hỗ trợ du học,.. nên lượng khách hàng cá nhân tại chi nhánh cũng khá đông đảo với 2,381 khách hàng giao dịch và mở tài khoản năm 2008 tại chi nhánh, phần lớn khách hàng này khi có nhu cầu cũng thường tìm hiểu tại chi nhánh và đặt quan hệ, đôi khi cũng có sự giới thiệu cho những người khác. Năm 2008, do tình hình kinh tế xảy ra lạm phát, hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn nói chung đều gặp khó khăn nhất là trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng do lãi suất tăng cao. Một mặt ngân hàng cũng thắt chặt hơn trong xét duyệt hồ sơ, một mặt cũng do sự e dè của người dân. Bên cạnh đó, còn do những yếu tố khách quan thuận lợi từ phía bên ngoài, sang năm 2009 kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng có sự tăng trưởng mạnh,mức sống của người dân được năng cao, nhu cầu về vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tăng lên dư nợ bình quân của ngân hàng hàng cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt là trong cho vay mua nhà, xây mới và SCN ở do áp lực về nhà ở trên địa bàn hiện đang rất lớn. Năm 2010 một năm với những thay đổi pháp lý quan trọng, nhiều biến động trên thị trường, nhiều khó khăn của Ngân hàng lẫn doanh nghiệp. Từ quanh 12% đầu năm lãi suất vay vốn VNĐ cuối năm tăng 18% năm sóng gió với ngành Ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu càng ngày càng giảm nhưng không hẳn là kết quả tốt mà nó còn phụ thuộc vào tình hình dự trữ vốn của Ngân hàng nữa. Trong trường hợp Ngân hàng không bị ứ động vốn và đang thiếu vốn hoạt động thì việc tăng nợ xấu là không tốt, có thể gây nguy hiểm cho Ngân hàng.Trong trường hợp vốn bị ứ động, việc tăng nợ xấu bình quân lên thì có thể thu được lời từ hoạt động cho vay, giảm được chi phí vốn cho Ngân hàng.Tuy nhiên tăng tỷ lệ nợ xấu trong mức an toàn cho phép mới giảm thiểu được rủi ro cho Ngân hàng Tóm lại, tỷ trọng dư nợ bình quân cho vay mua nhà,xây mới và SCN ở tại chi nhánh các năm qua còn thấp so với dư nợ bình quân của chi nhánh, nhưng vẫn có sự tăng trưởng cho thấy hoạt động này cũng là vấn đề được quan tâm trong giai đoạn gần đây tại chi nhánh. 2.2.3.2 Phân tích theo mục đích sử dụng vốn: Theo mục đích sử dung vốn thì được chia ra là : mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà. Việc phân tích này nhằm thấy được khoản tiền được phân bổ như thế nào vào 3 mục đích trên, loại nào chiếm ưu thế, loại nào còn hạn chế để tìm ra nguyên nhân khắc phục, và trên cơ sở kết hợp kết quả phân tích với xu hướng thực tế nhu cầu nhà ở của khách hàng trên địa bàn có kế hoạch triển khai cân đối đối với từng loại nhằm hạn chế rủi ro và đem lại kết quả tốt nhất. Và dưới đây là kết quả phân tích theo số liệu thống kê được qua các năm. Bảng 5 : Tình hình hình cho vay theo mục đích sử dụng vốn ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 CL2009/2008 CL2010/2009 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%) Số tiền TL(%) 1.DNBQ 20,252 100 26,873 100 34,464 100 6,621 32.69 7,591 28.24 Mua nhà 8,889 43.89 11,540 42.94 14,823 43.01 2,651 29.82 3,283 28.44 Xây nhà 8,655 42.74 13,030 48.49 17,472 50.70 4,375 50.54 4,442 34.09 SCN 2,708 13.37 2,303 8.57 2,169 6.29 -405 -14.95 -134 -5,81 2.NXBQ 42 100 51 100 16 100 9 21.42 -35 -68.62 Mua nhà 30 71.43 35 68.63 9 56.25 5 16.66 -26 -74.28 Xây nhà 12 28.57 16 31.37 7 43.75 4 33.33 -9 -56.25 SCN 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 3.TLNXBQ(%) 0.20 0.19 0.04 -1 -0.15 Mua nhà 0.34 0.30 0.06 -4 -0.24 Xây nhà 0.14 0.12 0.04 -2 -0.08 SCN 0.00 0.00 0.00 0 0 (Nguồn từ phòng tổng hợp NH TMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng.). Theo trên ta thấy dư nợ bình quân giữa cho vay mua nhà, xây mới xấp xỉ như nhau và mức tăng qua các năm là không lớn. Chủ yếu là do thuận lợi từ phía môi trường bên ngoài. Hiện nay, áp lực về nhà ở trên địa bàn là rất lớn, cùng với những thay đổi của chính quyền thành phố trong chỉnh trang đô thị và nhằm tạo điều kiện giải quyết tốt vấn đề nhà ở cho người dân như quy hoạch, giải toả đền bù và thu hút đầu tư xây dựng nhà ở khu chung cư, biệt thự,..ngày càng nhiều. Kéo theo đó là người dân có nhu cầu xây mới như ở quận Thanh Khê, quận Cẩm Lệ,…và các khu chung cư, căn hộ mới đưa vào sử dụng như khu chung cư số 02 Nguyễn Tri Phương , khu chung cư cuối tuyến đường Bach Đằng Đông, khu chung cư mới thuộc quận Cẩm Lệ,.. Mặc dầu nhu cầu là lớn nhưng mức tăng vẫn thấp do vẫn còn một số hạn chế của chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Cụ thể, là trong hình thức cho vay xây mới như trong chính sách đề cập ở trên thì hiện nay chỉ giới hạn trong thời gian là 5 năm, nếu khoản vay ở mức 500 triệu đồng với lãi suất trung bình là 13% thì hàng tháng khách hàng phải trả tiền gốc và lãi khoản trên dưới 10 triệu đồng, như vậy những người có thu nhập trung bình thì khó có khả năng đáp ứng đựơc. Do vậy, mặc dầu chi nhánh cũng ưu tiên loại hình này vì cho vay trong trung hạn nên khả năng cân đối vốn tốt hơn, ít rủi ro hơn so với cho vay mua nhà nhưng cũng chỉ thu hút được những khách hàng có nhu cầu không cao phần lớn là những hợp đồng dưới 500 triệu đồng. Chính sách cho vay mua nhà với TSBĐ hình thành từ vốn vay chỉ được cho vay với mức tối đa là 50% nên không đáp ứng được nhu cầu vay vốn mua nhà. Cũng do sự thay đổi trong chính sách cho vay này vào năm 2009 và sự thuận lợi từ phía bên ngoài nên dư nợ cho vay về mua nhà trong năm 2010 vựơt hơn so với năm 2009 với mức tăng 28.44%. Còn đối với hoạt động cho vay SCN ở dư nợ bình quân ta thấy ở mức 3,593 trđ năm 2008 là 2,708 trđ và năm 2010 là 2,169 trđ. Mặc dầu số lượng hợp đồng lớn nhưng tỷ trọng vẫn khá nhỏ so với 2 hình thức trên do chủ yếu hoạt động này đòi hỏi chi phí thấp hơn so với mua và xây nhà. Loại này chủ yếu là cho vay ngắn hạn nên khả năng đáp ứng nguồn vốn rất tốt, ít rủi ro.. Tỷ lệ nợ xấu bình quân rơi nhiều nhất là vào loại hình cho vay mua nhà với dư nợ 35trđ tương ứng với tỷ lệ 0.30% năm 2009 và 9trđ tương ứng với tỷ lệ 0.06% năm 2008. Do nhu cầu này thường là vay giá trị lớn với thời hạn dài nhất lên đến 20 năm, cho vay xây nhà tối đa là 5 năm. Cho vay sửa chữa nhà tỷ lệ nợ xấu thấp nhất do chủ yếu là trong ngắn hạn nên tình hình tài chính của khách hàng ít biến động hơn so với các loại hình còn lại. Nhìn chung, dư nợ bình quân cho vay mua nhà, xây mới và SCN ở tại chi nhánh phân bổ khá đồng đều theo mục đích và ít biến động, nợ xấu giảm trong năm 2009 và năm 2010 so với năm 2008. Qua quá trình phân tích ta cũng thấy được biến động dư nợ trong mục đích vay phụ thuộc rất nhiều vào xu hướng, loại hình và mức cung thị trường nhà ở trên địa bàn. Tỷ trọng cho vay xây nhà vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhưng trong xu hướng phát triển của nhà thu nhập thấp và căn hộ, chung cư cao cấp thì chi nhánh nên hướng đến thu hút khách hàng mua nhà trong các dự án này, đòi hỏi phải lập kế hoạch cân đối vốn, triển khai các sản phẩm cho vay mua nhà và giới thiệu đến khách hàng, ấn định một tỷ lệ cho vay tối đa phù hợp với TSBĐ nhằm hạn chế rủi ro.Bên cạnh đó, loại hình cho vay xây nhà và SCN hiện tại cũng đang phát triển rất thuận lợi, chính vì vậy chi nhánh nên có biện pháp triển khai cân đối, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng và lợi nhuận cao cho ngân hàng. 2.2.3.3 Phân tích theo thời hạn vay: Thời hạn vay vốn do ngân hàng và khách hàng thoã thuận với nhau căn cứ vào nhu cầu món vay, khả năng trả nợ và thời gian còn lại của TSBĐ. Đây cũng là yếu tố quan trọng khi khách hàng quyết định trong quá trình lựa chọn ngân hàng, nếu thời gian vay quá ngắn thì khó khăn cho người vay vốn, nhưng nếu thời hạn vay quá dài thì ngân hàng lại gặp nhiều rủi ro. Phân tích theo thời hạn giúp cho ngân hàng có được mối liên hệ giữa dư nợ bình quân với tỷ lệ nợ xấu trong từng loại hình nhằm có biện pháp ấn định thời hạn vay vốn sao cho vừa mang lại sự vừa lòng cho khách hàng, vừa hạn chế được rủi ro; cách thức áp dụng các phương thức trả nợ có phù hợp với khách hàng;.. Bên cạnh đó, còn giúp chi nhánh có kế hoạch cân đối nguồn vốn hợp lý. Bảng 6: Tình hình cho vay theo thời hạn vay. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 CL2009/2008 CL2010/2009 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%) Số tiền TL(%) 1.DNBQ 20,252 100 26,873 100 34,464 100 6,621 32.69 7,591 28.24 Ngắn hạn 3,459 17.08 5,636 20.97 6,819 19.78 2177 62.93 1183 21 Trung dài hạn 16,793 82.92 21,237 79.03 27,645 80.22 4,444 26.46 6,408 30.17 2.NXBQ 42 100 51 100 16 100 9 21.42 -35 -68.62 Ngắn hạn 0 0 5 9.8 0 0 5 100 -5 -100 Trung dài hạn 42 100 46 90.2 16 100 9 9.52 -35 -65.21 3.TLNXBQ(%) 0.20 0.19 0.04  -0.01 -0.15 Ngắn hạn 0.00 0.09 0.00 0.09 -0.09 Trung dài hạn 0.25 0.21 0.05 -0.04 -0.16 (Nguồn từ phòng tổng hợp NH TMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng.). Cho vay mua nhà, xây mới và SCN ở thường là trung và dài hạn ở đây kết quả cho vay tại ngân hàng cũng cho thấy điều như vậy, nhìn vào bảng phân tích ta thấy cho vay trung dài hạn tại chi nhánh chiếm ưu thế và ngày càng tăng. Mức dư nợ bình quân nhìn chung cũng có sự tăng trưởng. Năm 2009 4,444trđ với mức tăng trưởng 26.46%,năm 2010 6,408 mức tăng trưởng là 30.17% do hiện nay nhu cầu về nhà ở mới của thành phố rất cao, do Đà Nẵng là trung tâm kinh tế tại miền Trung nên tại đây thu hút ngày càng nhiều người dân các tỉnh lân cận đến đây sinh sống và làm việc, do kinh tế phát triển, những ưu đãi của thành phố về hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở, khu chung cư, toà nhà cao cấp trên địa bàn và người dân có thu nhập ngày càng cao nên nhu cầu ổn định cuộc sống là rất lớn. Bên cạnh đó, thì cho vay trong ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ do có nhiều thuận lợi cho ngân hàng trong việc cân đối nguồn vốn và hạn chế rủi ro. Mặc dầu dư nợ trung dài hạn có tăng qua các năm nhưng mức tăng vẫn thấp so với nhiều ngân hàng khác bởi vì đối với cho vay trung dài hạn chi nhánh thường áp dụng phương thức cho vay trả góp với quy định như trong chính sách, nhưng trong quá trình áp dụng chưa thực sự tạo được sự thuận lợi cho khách hàng như không tính đến xu hướng thu nhập của khách hàng tăng dần qua thời gian, có những ưu đãi trong những năm đầu vay vốn để khách hàng ổn định tài chính như giảm lãi trong năm đầu hoặc chỉ trả lãi năm đầu chưa trả gốc,… mà chỉ thực hiện chia đều gốc lãi và hoàn trả theo định kì. Về công tác thu nợ, do chủ yếu là cho vay trung dài hạn nên mức độ rủi ro cao. Đây cũng chính là lý do mà hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và SCN ở được xếp vào loại hình cho vay với mức rủi ro cao trong các loại hình cho vay khác tại ngân hàng. Nợ xấu chủ yếu rơi vào trung và dài hạn, trong năm 2009 tỷ lệ nợ xấu lại rơi vào cả hai nhóm trong ngắn hạn là 0.09% và trong dài hạn là 0.21%, lý do là do trong thời gian này hoạt động cho vay tiêu dùng diễn ra rất thuận lợi, chi nhánh tiếp nhận được nhiều hồ sơ vay vốn mới và đồng thời với lượng tiền huy động được cũng khá cao nên chi nhánh đã có sự nới lỏng hơn trong công tác thẩm định điều kiện vay vốn. Bên cạnh đó, với số lượng cán bộ có hạn, việc phân công nhiệm vụ còn hạn chế nên công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ tất cả hồ sơ vay vốn là điều rất khó khăn, cũng do những yếu tố khách quan từ phía khách hàng mà tỷ lệ nợ xấu lại rơi vào loại hình cho vay ngắn hạn. Trong trung, dài hạn năm 2010 là 0.05% giảm 0.16% so với năm 2009, tuy tỷ lệ nợ xấu như vậy không phải là quá cao nhưng chi nhánh cũng cần có những biện pháp kiểm soát rủi ro tốt hơn nữa nếu muốn mở rộng dư nợ cho vay. Tóm lại, theo thời hạn vay thì tỷ trọng cho vay trung dài hạn tại chi nhánh chiếm đa số và ngày càng tăng theo xu hướng chung trong cho vay của các ngân hàng và sự phát triển của các loại hình mua nhà trả góp trên địa bàn.Tỷ trọng nợ xấu chủ yếu rơi vào nhóm trung dài hạn do tình hình tài chính khách hàng có nhiều biến động hơn.Nên chi nhánh cần có những biện pháp trong phương thức thu nợ nhằm tạo thuận tiện hơn cho khách hàng, nâng cao chất lượng thẩm định, tái thẩm định và theo dõi, giám sát thu hồi nợ nhằm hạn chế rủi ro và tổn thất. 2.2.3.4 Phân tích theo chủ thể vay: Tham gia vay vốn tại ngân hàng có rất nhiều đối tượng trong xã hội, do lĩnh vực cho vay này tiềm ẩn nhiều rủi ro nên phân loại khách hàng giúp cho ngân hàng thấy được loại hình khách hàng nào thường có nhu cầu, quan hệ vay vốn với ngân hàng nhiều nhất, loại khách hàng nào thường có lịch sử vay vốn tốt, … để ngân hàng có thể tìm ra hướng đi tốt trong chọn lựa loại khách hàng xây dựng quan hệ tín dụng, xác định phương thức trả nợ, cũng như xác định loại TSBĐ nhằm hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận. Thông thường, do đặc điểm về nguồn trả nợ, phương thức trả nợ và loại hình TSBĐ mà ngân hàng chia khách hàng thành 2 nhóm: CB- CNV, không phải CB - CNV. CB- CNV là những người làm công ăn lương trong các các cơ quan tổ chức nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp tư nhân,.. có mức lương ổn định và hưởng các chế độ như bảo hiểm xã hội, công đoàn theo quy định của nhà nước, họ vay vốn tại ngân hàng và thanh toán trên phần trăm lương hàng tháng, với những đối tượng này ngân hàng thường cho vay dưới hình thức bảo lãnh của cơ quan nơi làm vịêc hoặc cho vay tín chấp dựa vào khả năng tài chính là tiền lương ( hay còn gọi là cho vay bảo đảm không bằng TS). Thành phần không phải CB – CNV thường là cá nhân tự mở công ty, doanh nghiệp do chính họ sở hữu hoặc tham gia góp vốn, những hộ buôn bán với quy mô nh,….Nguồn trả nợ của họ là dựa trên doanh thu do hoạt động kinh doanh, thu nhập do các hoạt động trên mang lại, kì trả nợ có thể là theo tháng, quý,....tuỳ thuộc vào tình hình buôn bán, kỳ thu hoạch mà cán bộ ngân hàng xem xét và thoả thuận. Bảng 7: Tình hình cho vay theo chủ thể. ĐVT :Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 20010 CL2009/2008 CL20010/2009 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%) Số tiền TL(%) 1.DNBQ 20,252 100 26,873 100 34,464 100 6,621 32.69 7,591 28.24 CB – CNV 15,792 77.98 20,476 76.19 24,323 70.58 4,684 29.66 3847 18.79 Không phải CB - CNV 4,460 22.02 6,397 23.81 10,141 29.42 1937 43.43 3744 58.52 2.NXBQ 42 100 51 100 16 100 9 21.42 -35 -68.62 CB – CNV 12 28.57 15 29.41 7 43.75 3 25 -8 -53.33 Không phải CB - CNV 30 71.43 36 70.59 9 56.25 6 20 -27 -75 3 TLNXBQ(%) 0.20 0.19 0.04 -0.16 -0.15 CB – CNV 0.08 0.07 0.02 -0.01 -0.05 Không phải CB - CNV 0.67 0.56 0.09 -0.11 -0.47 (Nguồn từ phòng tổng hợp NH TMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng.) Nhìn vào bảng phân tích ta thấy cho vay tại chi nhánh chiếm số lượng lớn là nhóm CB- CNV và có xu hướng tăng dần. Trong năm 2008 đạt 15,792trđ chiếm 77.98%, đến năm 2009 là 20,476trđ chiếm 76.19%. Đây cũng là xu hướng tất nhiên, bởi vì: họ là những người có thu nhập tương đối cao và ổn định và số lượng ngày càng đông do trên địa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctran_thi_yen_0149.doc
Tài liệu liên quan