MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I: Thực trạng của hoạt động tự doanh chứng khoán tại VNDIRECT 1
Phần II: Giải pháp hoàn thiện hoạt động tự doanh của công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT 1
Phần I: Thực trạng của hoạt động tự doanh chứng khoán tại VNDIRECT 2
I. Quá trình phát triển của công ty 2
1. Khái quát chung 2
2. Sơ đồ tổ chức của VNDIRECT: 3
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây: 5
II. Thực trạng của hoạt động tự doanh tại VNDIRECT 10
1. Giới thiệu chung về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán 10
1.1. Khái niệm 10
1.2. Yêu cầu của hoạt động tự doanh 11
1.3. Mục đích của hoạt động tự doanh 12
2. Quy trình thực hiện đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại VNDIRECT 13
2.1 Xác định mục tiêu đầu tư 13
2.2. Phân tích cơ hội đầu tư 14
2.2.1. Phân tích cơ bản: 14
2.2.2. Phân tích kỹ thuật 16
2.2.3. Định giá chứng khoán 31
2.3. Thực hiện phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư 32
2.4. Quản lý và đánh giá danh mục đầu tư 36
2.5. Điều chỉnh danh mục đầu 37
3. Phương pháp thực hiện đầu tư theo nghiệp vụ tự doanh 39
4. Kết quả và hiệu quả thực hiện đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại VNDIRECT. 43
4.1. Vốn đầu tư thực hiện 43
4.2. Tốc độ tăng trưởng của Danh mục đầu tư chứng khoán. 45
5. Đánh giá hoạt động tự doanh của VNDIRECT 46
5.1.Những thành tựu 46
5.2.Những hạn chế và nguyên nhân 47
5.2.1. Những hạn chế. 47
5.2.2.Nguyên nhân 49
Phần II: Giải pháp hoàn thiện hoạt động tự doanh của công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT 53
I. Định hướng phát triển của công ty 53
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty chứng khoán VNDIRECT 58
1.Nhóm giải pháp đối với công ty 58
1.1. Hoàn thiện quy trình tự doanh tại VNDIRECT 58
1.2. Nâng cao chất lượng và số lượng cán bộ tự doanh 60
1.3. Hoàn thiện công tác nghiên cứu và phân tích 61
1.4. Hoàn thiện việc xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán và đa dạng hóa danh mục đầu tư. 64
1.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của ban kiểm soát 65
1.6. Mở rộng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư thông qua nghiệp vụ tự doanh 66
1.7. Bổ sung thêm công tác quản lý rủi ro đối với hoạt động tự doanh 66
2. Nhóm giải pháp đối với các cơ quản quản lý nhà nước 69
3. Kiến nghị đối với công ty chứng khoán VNDIRECT về hoạt động của nghiệp vụ tự doanh. 70
KẾT LUẬN 72
PHỤ LỤC: TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3965 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã giúp cho nhân viên tự doanh có một cái nhìn tổng quát nhất về cổ phiếu mà mình quyết định mua bán. Đồng thời bằng việc phân tích kỹ thuật có thể giúp cho các nhân viên tự doanh xác định thời điểm mua bán nào là mang lại lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích thì nhân viên phân tích có thể xây dựng thêm mô hình SWOT để nhân viên tự doanh có thể nhìn rõ hơn, khái quát hơn những cơ hội, điểm mạnh, khó khăn và thách thức mà công ty có thể gặp phải để góp phần cho việc ra quyết định được chính xác hơn.
2.2.3. Định giá chứng khoán
Việc định giá chứng khoán cho ta biết được mức giá chứng khoán bao nhiêu là hợp lý.
VNDIRECT thường sử dụng phương pháp: “ Định giá cổ phiếu phổ thông theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập” để định giá chứng khoán. Phương pháp định giá chiết khấu luồng thu nhập được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà DN đó thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của doanh doanh nghiệp đó.
Công thức tính:
P=
Trong đó: P : Giá trị hiện tại của dòng cổ tức
It: là cổ tức của cổ phiếu phổ thông tại năm t
r: tỷ suất chiết khấu
Việc định giá theo mô hình giúp cho nhân viên tự doanh xác định được mức giá hiện tại của chứng khoán là bao nhiêu sau khi tính đến thu nhập tương lai của doanh nghiệp đó. Nếu mức giá của cổ phiếu đó ở mức hiện tại lớn hơn mức giá được xác định qua phương pháp định giá chứng khoán thì nghĩa là cổ phiếu đó đã vượt qua giá trị thực của nó thì nhân viên tự doanh sẽ quyết định bán cổ phiếu. Còn nếu mức giá của cổ phiếu đó ở hiện tại nhỏ hơn mức giá được xác định qua phương pháp định giá chứng khoán thì có nghĩa là cổ phiếu đó đã thấp hơn giá trị thực của nó thì nhân viên tự doanh sẽ quyết định mua cổ phiếu đó.
Việc áp dụng công thức này của VNDIRECT được đánh giá là tương đối tin cậy vì giá cổ phiếu tính theo phương pháp này phản ánh được đầy đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương pháp khác. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức dễ sử dụng và đem lại độ chính xác cao, tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm đó là thường hạ thấp giá trị của những công ty đang tăng trưởng, không chia cổ tức hoặc chia cổ tức với tỷ lệ thấp so với lợi nhuận. Mô hình này cũng xác định hết giá trị của các công ty có nhiều tài sản không hoạt động – nghĩa là tài sản không đóng góp vào việc tạo ra cổ tức.
2.3. Thực hiện phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư
Thực hiện phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư là bước rất quan trọng của hoạt động tự doanh. Nó sẽ cho biết công ty nên đầu tư theo tỷ lệ vốn như thế nào, ngành nào nên đầu tư nhiều hơn, ngành nào đầu tư với tỷ lệ vốn là ít hơn. Thông thường những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh thì thường được đầu tư một lượng vốn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các ngành khác. Sau đó xây dựng danh mục đầu tư theo từng ngành. Nghĩa là cổ phiếu của những công ty thuộc ngành tăng trưởng tốt sẽ được đầu tư nhiều hơn.
Dưới đây là tình hình phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư của VNDIRECT.
* Việc phân bổ tài sản vào danh mục đầu tư trước tiên được công ty phân bổ theo ngành nghề trong nền kinh tế.
Nguyên tắc phân bổ:
+ Phân bổ vốn đầu tư vào một cổ phiếu khi đã có phân tích đầy đủ và rõ ràng nhất về cổ phiếu đó.
+ Phân bổ vốn đầu tư với tỷ trọng cao với ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh như ngân hàng, tài chính, viễn thông, năng lượng.
+ Không phân bổ quá 15% vốn đầu tư cổ phiếu của một tổ chức niêm yết, không phân bổ quá 10% vốn đầu tư vào cổ phiếu của một tổ chức niêm yết.
Phương pháp phân bổ tài sản:
+ Phân bổ vốn đầu tư làm nhiều lần.
+ Đối với từng cổ phiếu cũng mua làm nhiều lần. Khi thị trường có dấu hiệu đáy thì bắt đầu mua dần và đây tư hết khi thị trường tăng giá trở lại.
+ Phân bổ hạn mức vốn cho từng cán bộ tự doanh, mỗi cán bộ tự doanh được nắm giữ một lượng tiền nhất định để đầu tư, thường thị khoảng 5-10 tỷ đồng trên một người trong một khoảng thời gian nhất định.
Dưới đây là ví dụ về tình hình phân chia vốn đầu tư theo các ngành của công ty VNDIRECT:
Đơn vị: triệu đồng
Nhóm ngành
Hạn mức
Mức đầu tư hiện tại
%
Số vốn chưa đầu tư
Ngân hàng-tài chính
15,000
5,381
35.87
9,619
Vật liệu xây dựng
10,000
7,530
75.3
2,740
Thực phẩm đồ uống
15,000
2,719
18.13
12,281
Năng lượng
15,000
14,623
97.48
377
Dịch vụ - vận tải
10,000
4,271
42.71
5,279
Xây dựng-khai khoáng
10,000
3,585
35.85
6,415
Sản phẩm công nghiệp
15,000
1,367
9.11
13,633
Khác
5,000
1,187
23.74
3,813
Cộng
95,000
40,663
54,157
Nguồn: Phòng tự doanh của công ty chứng khoán VNDIRECT
* Xây dựng danh mục đầu tư:
Danh mục đầu tư là một tập hợp ít nhất hai loại chứng khoán trở lên. Mục đích cơ bản nhất của việc xây dựng và quản lý doanh mục đầu tư là đa dạng hóa nhằm trách các khoản thua lỗ quá lớn.
Sau khi tiến hành phân tích từng loại cổ phiếu, tiến hành định giá cổ phiếu thì bước tiếp theo là xây dựng danh mục đầu tư theo mô hình CAMP, thông thường thì phương pháp này cán bộ tự doanh sẽ tìm ra danh mục đầu tư tối ưu. Mà mỗi loại chứng khoán chiếm một tỷ trọng nhất định làm sao đảm bảo sao cho danh mục đầu tư đấy chiếm tỷ trọng lớn nhất định. Để xây dựng danh mục đầu tư ngoài việc căn cứ vào việc tiến hành định giá cổ phiếu thì bộ phận tự doanh sẽ căn cứ vào những nhận định thị trường của phòng phân tích. Nhận định thị trường trong thời gian qua của VNDirect như sau:
Thị trường chứng khoán Việt Nam kết thúc tuần giao dịch ngắn với chỉ 3 phiên giao dịch trước đợt nghỉ lễ kéo dài. Diễn biến giao dịch 3 phiên vừa qua đã khiến cho không ít nhà đầu tư bất ngờ khi chỉ số VN-index có 3 phiên tăng đierm trọn vẹn, HaSTC-Index chỉ có giảm phiên đầu tuần còn lại các phiên đều tăng. Như vậy, dự đoán về khả năng “ xả hàng” của một bộ phận nhà đầu tư trước kỳ nghỉ lễ đã không xảy ra.
Nhóm cổ phiếu có tính dẫn dắt thị trường khá mạnh là nhóm cổ phiếu các công ty như BCC, PVI, BMI, đã thoát khỏi đà giảm điểm và thậm chí còn tăng trần ở hai phiên cuối tuần. Như thường lệ sự đảo chiều của nhóm này ngay lập tức tác động đến tâm lý nhà đầu tư
Sự tác động của thông tin xấu trong tuần qua không lớn. Minh chứng rõ nhất là những cổ phiếu có kết quả kinh doanh xấu trong quý 1 chỉ bị tác động nhẹ sau khi thông tin được công bố.
Từ những nhận định về thị trường trong thời gian qua như trên VNDriect đã tiến hành xây dựng danh mục đầu tư.
Sau đây là ví dụ minh họa về việc xây dựng danh mục của phòng tự doanh VNDIRECT trong năm 2007:
Giỏ hàng hóa: REE,VSG,SAM,STB, CII
Trong giỏ hàng hóa trên, REE và SAM là hai cổ phiếu gạo cội nhất có mặt trên sàn từ những phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các cổ phiếu VSG,CII,STB cũng là cổ phiếu blu-chip có vai trò dẫn dắt thị trường.
Áp dụng mô hình CAMP cho ta công thức sau:
E(Rj) = Rf +βj[ E(RM) - Rf]
Trong đó:
E(Rj): tỉ suất lợi nhuận ước tính của danh mục j
Rf: lãi suất phi rủi ro trong một giai đoạn
βj: mức độ rủi ro hệ thống của chứng khoán hay của một danh mục j
E(RM): Lợi nhuận ước tính củ danh mục thị trường
Phương trình trên thể hiện mối tương quan cân bằng giữa mức lợi suất kỳ vọng của danh mục thị trường, E(RM) với mức lợi suất kỳ vọng của danh mục j, E(Rj).
Sử dụng kết quả ước lượng thì xác định được danh mục đầu tư tối ưu như sau:
P=(81.51%CII,1.39%REE,2%STB,1.97%VSG,13.13% SAM)
Nhận xét:
Các danh mục đầu tư được xây dựng nên không phải là bất biến. Diễn biến giá chứng khoán luôn hàm chứa các thông tin thị trường, các rủi ro tiềm ẩn và các cơ hội kiếm lợi nên chỉ cần một biến động nhỏ của thị trường thông qua các thông tin mà giá trị của danh mục đó có thể thay đổi theo các chiều hướng khác nhau. Do vậy, người quản lý danh mục đầu tư phải luôn theo dõi diễn biến thị trường để kịp thời có những điều chỉnh hợp lý.
2.4. Quản lý và đánh giá danh mục đầu tư
VNDIRECT là công ty có nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư rất tốt. Năm 2007 được đánh giá là năm thành công trong hoạt động tự doanh. Hoạt động tự doanh thành công được là do nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư khá tốt.
VNDIRECT thực hiện việc quản lý danh mục đầu tư theo 2 phương pháp:
Phương pháp lập danh sách đơn thuần là việc liệt kê tất cả các chỉ tiêu cần được thỏa mãn ( kể cả chỉ tiêu do người đầu tư đặt ra và chỉ tiêu phân tích) và đưa vào máy tính để lập nên danh sách những cổ phiếu thỏa mãn các chỉ tiêu đó. Các chỉ tiêu đặt ra có thể là chỉ tiêu về vốn; hệ số P/E; ngành nghề; hệ số thu nhập trên vốn cổ đông ( ROE); tỷ lệ chia cổ tức; cổ tức ổn định hay tăng trưởng…
Phương pháp định lượng được thực hiện theo nhiều cách. Thứ nhất, nhà quản lý xác định độ nhạy cảm của giá hay thu nhập của cổ phiếu tới các yếu tố kinh tế như tỷ giá ngoại hối, lạm phát, lãi suất hoặc mức chi tiêu công chúng để làm căn cứ đầu tư. Nhà quản lý danh mục có thể dựa trên các thông tin đó cùng với sự phân tích và nhận định về diễn biến tình hình kinh tế để đưa ra các quyết định phù hợp.
Chẳng hạn, trong điều kiện kinh tế suy thoái ta có thể mua những cổ phiếu có độ nhạy cảm ít nhất tới các điều kiện thuận lợi của nền kinh tế. Cách thứ hai được gọi là “ phương pháp mua vào – bán khống”, theo đó cổ phiếu được phân chia theo nhóm. Danh mục lập theo phương pháp này có thể sẽ không bị tác động của thị trường nói chung vì giá trị chứng khoán mua vào tương đương với giá trị chứng khoán bán khống.
VNDIRECT thực hiện việc quản lý danh mục đầu tư chứng khoán bao gồm các bước sau:
Nghiên cứu -> Phân tích rủi ro / lợi nhuận-> Mục tiêu danh mục-> Phân bổ đầu tư-> Lựa chọn tài sản-> Xây dựng danh mục -> Đo lường và định giá kết quả đầu tư.
Việc đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư nhằm xác định chất lượng của danh mục, từ đó mà có biện pháp điều chỉnh danh mục theo hướng hợp lý hơn. Phương pháp mà VNDIRECT đã sử dụng để đánh giá danh mục đầu tư là phương pháp Jreyer-Jensen ( đánh giá hiệu quả của danh mục con trong toàn bộ danh mục)
Sau khi thực hiện việc đầu tư chứng khoán, bộ phận tự doanh của công ty sẽ có trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình hình và thực hiện những hoạt động nghiệp vụ cần thiết để quản lý danh mục đầu tư của mình cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư mới.
Đối với trái phiếu: công ty thường xuyên theo dõi mọi biến động về lãi suất, tỷ giá hối đoái, biến động kinh tế để kịp thời điều chỉnh. Công ty còn có các dự đoán về lãi suất của trái phiếu theo các kỳ hạn khác nhau trên cơ sở chu kỳ kinh tế và triển vọng kinh tế từ đó thực hiện thay đổi phù hợp trong quản lý danh mục trái phiếu.
Đối với cổ phiếu: công ty thường xuyên theo dõi danh mục cổ phiếu của mình trên cơ sở phân tích và dự đoán kinh tế vĩ mô, từng ngành kinh tế thực trạng của các cổ phiếu đang nằm trong danh mục của mình để quyết định giữ lại hay bán đi một cách thích hợp.
2.5. Điều chỉnh danh mục đầu
Có 3 lý do chính để tái cấu trúc danh mục đầu tư.
Thứ nhất, các nhà quản lý dựa vào dự đoán tình hình kinh tế vĩ mô và các thay đổi tình hình hoạt động doanh nghiệp để đánh giá sự biến động giá tương quan giữa các loại cổ phiếu thuộc các lĩnh vực thuộc ngành nghề khác nhau hoặc cùng một lĩnh vực để rút bớt vốn từ loại cổ phiếu có nguy cơ sụt giá chuyển sang cổ phiếu khác có tiềm năng hơn.
Thứ hai, các nhà quản lý thấy cần phải chuyển cổ phiếu từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác nhằm đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro vì loại cổ phiếu đang nắm giữ ban đầu có nguy cơ tăng mức rủi ro.
Thứ ba, trong quá trình đầu tư, nhà quản lý phát hiện ra một hoặc một số chứng khoán khác nhau đang tạm thời bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó.
Do vậy, phải mua cổ phiếu này để thay thế cho một số cổ phiếu tương đương ( cùng lĩnh vực, cùng độ rủi ro vv..) hiện có trong danh mục hoặc ngược lại nếu thấy cổ phiếu trong danh mục bị đánh giá cao có thể bán đi thay thế bằng loại tương đương khác không bị định giá cao.
Để điều chỉnh danh mục đầu tư thì bộ phận phân tích sẽ đưa ra các nhận định về thị trường một cách đầy đủ nhất để từ đó tiến hành điều chỉnh.
Ví dụ về Danh mục đầu tư cổ phiếu đã điều chỉnh của VNDIRECT đến tháng 10/2007 được thể hiện qua bảng sau:
Mã CK
Số lượng
Giá mua TB
Giá trị đầu tư
Giá bán TB
Giá trị GD
Tỷ trọng
BCC
69,000
83,000
5,727,000,000
110,000
7590000000
10.50%
BMI
32,000
88,500
2,832,000,000
116,400
3724800000
7.30%
FPT
39,000
223,000
8,697,000,000
295,000
11505000000
16.20%
KDC
35,000
240,000
8,400,000,000
255,000
8925000000
15.30%
LAF
56,700
19,500
1,105,650,000
267,000
1513890000
5.10%
PVI
57,000
77,000
4,389,000,000
111,600
6361200000
8.20%
REE
42,000
132,000
5,544,000,000
159,000
6678000000
10.10%
SAM
45,500
144,000
6,552,000,000
163,000
7416500000
12.20%
STB
41,000
73,000
2,858,700,000
95,900
3740100000
15.10%
TỔNG CỘNG
46,105,350,000
57454490000
100.00%
Tỷ suất lợi nhuận danh mục
22%
Lãi
11,349,140,000
Nguồn: Phòng tự doanh chứng khoán VNDIRECT
Nhận xét:
Việc điều chỉnh danh mục đầu tư của phòng tự doanh được tiến hành kịp thời khi có sự biến động trên thị trường. Điều chỉnh danh mục đầu tư nhằm đảm bảo để có một danh mục đầu tư tối ưu nhất.
3. Phương pháp thực hiện đầu tư theo nghiệp vụ tự doanh
Phương pháp đầu tư của công ty là khá linh hoạt tùy thuộc vào từng thời kỳ, từng loại chứng khoán, tùy thuộc vào điều kiện vĩ mô, điều kiện ngành mà lúc thì công ty sử dụng phương pháp đầu tư này, lúc thì công ty sử dụng phương pháp đầu tư khác.
Các phương pháp thực hiện đầu tư chứng khoán theo nghiệp vụ tự doanh được VNDIRECT áp dụng đó là:
+ Phương pháp đầu tư “ Lướt sóng”: là phương pháp mua- bán cổ phiếu trong ngắn hạn. Tùy vào diễn biến của thị trường mà các nhân viên tự doanh sẽ lựa chọn phương pháp này một cách linh hoạt. Đặc biệt khi sử dụng phương pháp này thì việc thường xuyên theo dõi thông tin, diễn biến thị trường cực kỳ quan trọng. Nhân viên tự doanh phải nắm bắt được thông tin để sẵn sàng mua- bán đúng thời điểm.
+ Phương pháp đầu tư dài hạn: Là phương pháp đầu tư vào một số công ty nhất định với việc phân tích xem xét kỹ lưỡng để quyết định đầu tư trong dài hạn.
Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào thì VNDIRECT vẫn áp dụng các tiêu chí sau để thực hiện phương pháp đầu tư. Sau đây là các tiêu chí mà VNDIRECT thường dùng:
Đầu tư vào công ty chứ không phải đầu tư vào cổ phiếu
Đầu tư theo giá trị
Chọn thời điểm mua, bán
Chỉ tiêu lợi nhuận
Doanh thu ( hoặc lượng bán)
Chỉ tiêu lợi nhuận/ Doanh thu
P/E
Đầu tư vào công ty chứ không đầu tư vào cổ phiếu:
Đó là việc đầu tư vào công ty có tốc độ tăng trưởng tốt, khả năng sinh lời các năm cao, doanh thu và thị phần không ngừng tăng qua các năm.
Đầu tư theo giá trị đích thực
Đầu tư vào các công ty đạt được một số tiêu chuẩn sau:
Xem xét công ty có lợi nhuận tốt, tăng trưởng ổn định,
Công ty có phát triển tốt không, có lợi thế cạnh tranh không.
Công ty đó có mô hình kinh doanh đơn giản
Tỷ lệ nợ trên vốn có thấp, tỷ lệ lợi nhuận trên nợ có cao không
Tỷ lệ hàng tồn kho có cao không
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư có tốt không?
Chi phí vận hành của công ty có ở mức chấp nhận được hay không?
Dòng tiền mặt để đầu tư có đủ lớn để tại ra lợi nhuận và sự tăng trưởng?
Công ty có giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư hay không?
Ban lãnh đạo có giỏi, có tầm nhìn, có bề dày thành tích về quản lý kinh doanh hay không
Thời điểm mua:
Công ty thường đầu tư vào giai đoạn điều chỉnh hoặc khi thị trường đang thời kỳ giảm giá mạnh. Như giai đoạn cuối năm 2007 và đầu năm 2008 khi thị trường có sự điều chỉnh khá sâu, khi đó sẽ mua được cổ phiếu của các công ty với giá thấp hơn giá trị nội tại của nó.
Thời điểm bán:
Thời điểm bán của cổ phiếu rất quan trọng thường thì khi thị trường tăng trưởng nóng thì công ty quyết định bán toàn bộ cổ phiếu hoặc một phần số cổ phiếu để hiện thực hóa lợi nhuận.
Chỉ tiêu lợi nhuận:
- Thu nhập ròng hay lợi nhuận say thuế có thể được xem xét bằng tổng lợi nhuận hoặc lợi nhuận tính trên một cổ phiếu ( EPS). Một công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập khi tốc độ tăng trưởng thu nhập của quý sau cao hơn quý trước.
- Một công ty có tốc độ gia tăng về tăng trưởng thu nhập cao hơn so với 3 hay 4 quý trước liền kề. Tăng trưởng của chỉ số thu nhập ít nhất là 25% so với cùng quý của năm trước. EPS hàng năm của cổ phiếu tốt ít nhất phải tăng trưởng 25% so với 3 năm trước đó.
Chỉ tiêu doanh thu:
- Lượng hàng bán là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường một công ty có sức manh hay không và là nhân tố chính của tăng trưởng.
- Tiêu chí để xác định công ty có tăng trưởng bán hàng tốt nếu 3 quý gần nhất có sự tăng trưởng hàng bán lớn hơn hoặc bằng 25% so với quý gần nhất trước đó.
Chỉ tiêu Lợi nhuận/ Doanh thu:
Lợi nhuận đánh giá tỷ lệ chuyển doanh thu thành thu nhập. Trên quan điểm của các nhà đầu tư, nên tìm những công ty có sự tăng về tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu. Con số này càng lớn thì có thể thấy sự đảm bảo của công ty.
Lợi nhuận là đầu mối chủ yếu tìm cổ phiếu để mua và nên so sánh chỉ số này giữa các công ty có ngành nghề tương đồng. Tiêu chí này để xác định cho chỉ tiêu này là lợi nhuận trước thuế ít nhất đạt 18% doanh thu. Yêu cầu lợi nhuận sau thuế luôn đạt 10% trở lên
Ví dụ: Thực tế VNDIRECT đã đầu tư dài hạn vào các công ty sau:
Công ty
Giá trị đầu tư( tỷ đồng)
% Sở hữu
Quỹ tầm nhìn VNDIRECT
385
28.3
Công ty bất động sản SSI
14
14
Ngân hàng TMCP Á Châu
50.4
9.7
Công ty cơ điện lạnh
6.3
13
CTCP cáp & vật liệu viễn thông
9
9
Tổng cộng
464.7
Nguồn: Phòng tự doanh ( VNDIRECT)
Tình hình đầu tư ngắn hạn của VNDIRECT:
Công ty
Giá trị đầu tư( tỷ đồng)
% Sở hữu
Công ty Bánh kẹo Bibica
8
13
CTCP dược phẩm OTC
7
10.5
CTCP đồ hộp Hạ Long
5
9.5
CTCP vật tư-xăng dầu
Nguồn: Phòng tự doanh VNDIRECT
Nhận xét:
Có thể thấy bằng những phân tích nhận định về thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và về hoạt động của từng ngành cụ thể trong thời gian tới nói riêng, VNDIRECT đã tập trung đầu tư vào các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, năng lượng. Với tình hình hiện nay thì việc đầu tư vào các ngành đó là khá mạo hiểm nhưng trong dài hạn cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thì chắc chắn việc đầu tư sẽ mang lại hiệu quả.
Còn trong đầu tư ngắn hạn VNDIRECT thường tập trung vào những ngành sản xuất thực phẩm, dược phẩm…Có thể nói đầu tư theo kiểu “ lướt sóng” thì mức độ rủi ro là khá cao, đặc biệt trong giai đoạn thị trường diễn biến phức tạp như hiện nay. Thế nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của việc đầu tư ngắn hạn, đó là hình thức lấy ngắn nuôi dài và đã được VNDIRECT áp dụng khá linh hoạt.
4. Kết quả và hiệu quả thực hiện đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại VNDIRECT.
4.1. Vốn đầu tư thực hiện
Với quy mô thị trường còn khá nhỏ bé và ngành nghề của các công ty niêm yết, đang ký giao dịch còn hạn chế nên công ty hiện này chỉ mới tập trưng đầu tư với mục đích hưởng chênh lệch giá và cổ tức trong ngắn hạn. Do đó, về loại hình đầu tư trên thị trường cổ phiếu niêm yết, hiện VNDIRECT chỉ chú trọng đến hoạt động kinh doanh chênh lệch giá còn các hoạt động như tạo lập thị trường cho các loại cổ phiếu, hoạt động liên quan đến các công cụ phái sinh…chưa được công ty triển khai.
Dưới đây là bảng số liệu về tình hình thực hiện vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán trong các năm như sau:
Chỉ tiêu
Cổ phiếu niêm yết
Cổ phiếu chưa niêm yết
Trái phiếu
2007
245
123
350
2008
98
45
110
Nguồn: Báo cáo tài chính VNDIRECT
Biểu đồ 1.4: Tình hình thực hiện vốn đầu tư chứng khoán theo nghiệp vụ chứng khoán tại VNDIRECT năm 2007-2008
Nhận xét:
Hoạt động mua bán cổ phiếu chưa niêm yết của công ty chủ yếu được thực hiện thông qua các hoạt động: tham gia đấu thầu mua cổ phần của các công ty cổ phần phát hành lần đầu hoặc các công ty cổ phần Nhà nước thực hiện bán bớt phần vốn của Nhà nước ra bên ngoài, sau đó công ty có thể thực hiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần số cổ phần mua được trên thị trường OTC để hưởng chênh lệch giá hoặc có thể nắm giữ với các mục đích khác nhau. Có thể thấy rằng vốn đầu tư của VNDIRECT được phân bổ khá hợp lý đối với các loại chứng khoán.
4.2. Tốc độ tăng trưởng của Danh mục đầu tư chứng khoán.
Danh mục đầu tư của VNDIRECT thay đổi theo từng giai đoạn, từng thời kỳ nhằm phục vụ mục tiêu làm sao cho danh mục cho tỷ suất sinh lời cao nhất. Dưới đây là bảng tổng hợp danh mục đầu tư của công ty VNDIRECT
Bảng: Tốc độ tăng trưởng trung bình của danh mục đầu tư trong một tháng từ 2007-2008:
Năm
Số danh mục đầu tư trong 1 tháng
Tốc độ tăng trưởng của danh mục đầu tư
2007
2
14%
2008
3
13%
Nguồn: Phòng tự doanh chứng khoán VNDIRECT
Nhận xét:
Hoạt động tự doanh của VNDIRECT trong năm 2007 được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng khá tốt. Tuy là một công ty mới thành lập nhưng những kết quả đạt được trong năm 2007 về tự doanh chứng khoán đã cho thấy VNDIRECT rất chú trọng nghiệp vụ này. Bên cạnh các nghiệp vụ như mối giới chứng khoán, tư vấn đầu tư thì nghiệp vụ tự doanh của VNDIRECT đã góp phần rất lớn trong tổng doanh thu của công ty. Trong 2 năm 2006-2007 được đánh giá là năm bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam nên đó cũng chính là nhân tố tác động đến hiệu quả của hoạt động tự doanh.
Tuy nhiên, bước sang năm 2008 hoạt động tự doanh của công ty đã có những bước lùi. Có sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng của danh mục đầu tư. Hoạt động tự doanh phần lớn là bị thua lỗ. Điều này xuất phát từ bối cảnh thị trường chứng khoán rơi vào tình trạng khủng hoảng trong năm 2008. Như vậy có thể thấy rằng hoạt động tự doanh của công ty còn quá phụ thuộc vào tính chất của thị trường vĩ mô và trong việc phân tích đầu tư chưa có thể dự báo một cách xác thực nhất về diễn biến tình hình để hạn chế thua lỗ khi thị trường đi xuống.
Cụ thể giá trị chứng khoán tự doanh của VNDIRECT trong năm 2007 là 587 tỷ đồng thì trong năm 2008 con số đó chỉ còn là 314 tỷ đồng.
5. Đánh giá hoạt động tự doanh của VNDIRECT
5.1.Những thành tựu
Để đánh giá hiệu quả của hoạt động tự doanh của VNDIRECT có thể xem xét các tiêu chí sau:
Thứ nhất, Tỷ suất sinh lời về giá trị chứng khoán của hoạt động tự doanh của VNDIRECT:
Tỷ suất sinh lời
Thị trường niêm yết
Thị trường chưa niêm yết
2007
25.7%
27%
2008
19%
18.6%
Mức tỷ suất sinh lời trong năm 2007 khá cao, tuy mới thành lập nhưng qua mức tỷ suất sinh lời đó có thể thấy rằng hoạt động tự doanh của VNDIRECT có những bước đầu khá thuận lợi.
Thứ hai, cơ cấu danh mục đầu tư khá hợp lý. Việc xây dựng một danh mục đầu tư thế nào cho hợp lý là rất quan trọng vì nó có tác dụng trong việc phân bổ vốn đầu tư vào từng loại cổ phiếu. Với một danh mục đầu tư tối ưu thì công ty sẽ tối đa hóa được lợi nhuận.
Có thể nói VNDIRECT là một trong những công ty đã xây dựng được các danh mục đầu tư có tính hợp lý cao và việc quản lý danh mục đầu tư cũng được thực hiện một cách khoa học.
Thứ ba, vốn đầu tư cho hoạt động tự doanh được đánh giá đầu tư có hiệu quả. Điều đó được thể hiện qua tỷ suất giữa lợi nhuận thu được từ hoạt động tự doanh và vốn đầu tư. Cụ thể: năm 2007 là 55.86% còn năm 2008 thì cùng với tình hình khó khăn chung của thị trường chứng khoán nên tỷ suất đó giảm đi đáng kể và bị lỗ so với năm 2007.
Thứ tư, đã đảm bảo được tính minh bạch trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Hiện nay bộ phận tự doanh đã tách hẳn riêng ra với bộ phận môi giới để nhằm đảm bảo tính minh bạch trong khi thực hiện đầu tư. Sắp tới VNDIRECT sẽ thành lập công ty tách riêng hẳn để thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
Thứ năm, bên cạnh nghiệp vụ môi giới chứng khoán thì hoạt động tự doanh chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty cụ thể là chiếm tới hơn 80%. Điều đó cho thấy dù mang độ rủi ro cao nhưng việc công ty thực hiện việc đầu tư chứng khoán sẽ là nhân tố chính để đảm bảo sự tồn tại cũng như phát triển của công ty đó.
5.2.Những hạn chế và nguyên nhân
5.2.1. Những hạn chế.
Hoạt động tự doanh của VNDIRECT còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất, Tổng vốn đầu tư của VNDIRECT chưa thực sự lớn, mới xấp xỉ ….chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư ngày càng gia tăng trên thị trường. Xét thị trường chứng khoán niêm yết thì giá trị giao dịch trung bình hàng ngày của sàn HOSE là từ 500 tỷ đến hơn 1000 tỷ đồng trong một ngày giao dịc. HASTC giao động từ 400-700 tỷ đồng.
Thứ hai, Mặc dù tổng vốn đầu tư đã không cao lại còn bị phân chia nhỏ lẻ cho các cán bộ tự doanh dưới dạng hạn mức ( nghĩa là mỗi cán bộ tự doanh được nắm giữ một lượng tiền nhất định để đầu tư, thường thì khoảng 5-10 tỷ đồng/ 1 người).Việc phân chia quá nhỏ cho các nhân viên tự doanh sẽ hạn chế đầu tư của mỗi người vì mỗi nhân viên tự doanh có trình độ và khả năng khác nhau. Có những nhân viên tự doanh có thể cần một lượng vốn lớn hơn để đầu tư đem lại lợi nhuận cao hơn, trong khi đó cũng có những nhân viên với cùng một lượng vốn đầu tư ban đầu như thế nhưng đem lại lợi nhuận thấp hơn. Do đó, VNDIRECT chưa linh hoạt đối với những nhân viên tự doanh tốt mà cung cấp lượng vốn đầu tư lớn hơn.
Thứ ba, Do hoạt động đầu tư bị phân tán nên rất khó cho bộ phận kiểm tra, giám sát công ty. Việc phân chia nguồn vốn nhỏ cho các nhân viên tự doanh thực hiện đầu tư làm cho hoạt động đầu tư bị phân tá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A5541.DOC