Chuyên đề Thực trạng hoạt động kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở Công ty TNHH Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng ninh

Với chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng phát triển tự do và bình đẳng trong kinh doanh đồng thời Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp. Trong một vài năm gần đây, nhiều Công ty đã ra đời đặc biệt là các Công ty TNHH.

Công ty TNHH Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng Ninh ra đời và hoạt động từ Tháng 06 năm 2001.Theo QĐ - VB của UBND Tỉnh Quảng Ninh. Giấy phép Kinh Doanh số: 22 02 000062 do trọng tài Kinh tế Quảng Ninh cấp ngày 23 tháng 05 năm 2001.Mã số thuế: 5700 347648

Công ty TNHH Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng Ninh được thành lập bởi hai sáng lập viên, với số vốn điều lệ ban đầu là 700.000.000Đ

Công ty TNHH Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng Ninh là một Công ty TNHH, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, và có tài khoản tại 2 Ngân Hàng: NH Ngoại thương Quảng Ninh, số Tk 0141 00000 1187

NH Công thương Quảng Ninh, số Tk 10201 000051946

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng hoạt động kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở Công ty TNHH Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n qua mối tương quan giữa thu chi theo hướng tăng thu giảm.Điều này có nghĩa là tiết kiệm đến mức tối đa chi phí sản xuất kinh doanh để tạo ra một đơn vị sản phẩm có ích. d. Về mặt định tính Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được phải gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội.Giành được hiệu quả cao cho toàn doanh nghiệp chưa phải là đủ mà còn đòi hỏi mang lại hiệu quả cho xã hội.Trong những trường hợp, hiệu quả toàn xã hội lại là mặt có tính quyết định khi lựa chọn một giải pháp kinh tế, dù xét về mặt kinh tế nó chưa hoàn toàn được thỏa mãn. Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào khi đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh ấy không chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả đạt được mà còn đánh giá chất lượng của kết quả ấy. Có như vậy thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mới được đánh giá một cách toàn diện hơn. Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh chúng ta cần phải quan tâm và quán triệt một số quan điểm trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh sau: Thứ nhất: Bảo đảm sự kết hợp hài hòa các lọai lợi ích xã hội, lợi ích tập thể, lợi ích người lao động, lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài…Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ việc thỏa mãn một cách thích đáng nhu cầu của các chủ thể trong mỗi quan hệ mắt xích phụ thuộc lẫn nhau.Trong đó quan trọng nhất là xác định được hạt nhân của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đã từ đó thỏa mãn lợi ích của chủ thể này tạo động lực, điều kiện để thỏa mãn lợi ích của chủ thể tiếp theo và cứ thế cho đến đối tượng và mục đích cuối cùng. Nói tóm lại theo quan điểm này thì quy trình thỏa mãn lợi ích giữa các chủ thể phải đảm bảo từ thấp đến cao.Từ đó mới có thể điều chỉnh kết hợp một cách hài hòa giữa lợi ích các chủ thể. Thứ hai: Là bảo đảm tính toàn diện về hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.Theo quan điểm này thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải là sự kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh doanh của các bộ phận trong doanh nghiệp với hiệu quả toàn doanh nghiệp.Chúng ta không vì hiệu quả chung mà làm mất hiệu quả bộ phận.và ngược lại, cũng không vì hiệu quả kinh doanh bộ phận mà làm mất hiệu quả chung toàn bộ doanh nghiệp.Xem xét quan điểm này trên lĩnh vực rộng hơn thì quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ việc đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả của nền sản xuất hàng hóa, của ngành, của địa phương,của cơ sở.Trong từng đơn vị cơ sở khi xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh phải coi trọng toàn bộ các khâu của quá trình kinh doanh. Đồng thời phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ tác động qua lại của các tổ chức, các lĩnh vực trong một hệ thống theo một mục tiêu đã xác định. Thứ ba: Là phải đảm bảo tính thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác định biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của ngành, của địa phương và của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Thứ tư: Là đảm bảo thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị, xã hội với nhiệm vụ kinh tế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.Trước hết ta phải nhận thấy rằng sự ổn định của một quốc gia là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu qủa kinh doanh. Trong khi đó chính sự ổn định đó lại được quyết định bởi mức độ thỏa mãn lợi ích của quốc gia. Do vậy, theo quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải được xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Cụ thểlà, nó được thể hiện ở việc thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh hoặc đơn hàng của nhà nước giao cho doanh nghiệp hoặc các hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp ký kết với nhà nước. Bởi vì đó là nhu cầu điều kiện đã đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân. Thứ năm: Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ vào cả mặt hiện vật lẫn giá trị của hàng hóa.Theo quan điểm này đòi hỏi việc tính toán và đánh giá hiệu quả phải đồng thời chú trọng cả hai mặt hiện vật và giá trị, ở đây mặt hiện vật thể hiện ở số lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm, còn mặt giá trị là biểu hiện bằng tiền của hàng hóa sản phẩm, của kết quả và chi phí bỏ ra.Như vậy, căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về mặt hiện vật và mặt giá trị là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. 2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu.Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có hay không có hiệu quả.Nếu theo phương pháp so sánh toàn nghành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả.Nếu không có số liệu của toàn ngành thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trước.Cũng có thể nói rằng,các doanh nghiệp có đạt được các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: 2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sự dụng lao động của doanh nghiệp - Chỉ tiêu năng suất lao động: Năng suất lao động = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Tổng số lao động trong kỳ Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân cho 1 lao động: Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động = Lợi nhuận trong kỳ Tổng số lao động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho thấy với mỗi lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ. 2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định -Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Lợi nhuận trong kỳ Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện trình độ sử dụng tài sản cố định, khả năng sinh lợi của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh. Hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị Hiệu quả sử dụng công suất máy móc thiết bị = Công suất thực tế máy móc thiết bị Công suất thiết kế 2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Sức sản xuất của vốn lưu động: Sức sản xuất của vốn lưu động = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.Nếu chỉ tiêu này qua các kỳ tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng vốn lưu động tăng. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Lợi nhuận trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho ta biết với một đồng vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ số này càng cao càng tốt.Chứng tỏ hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Lợi nhuận trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho ta biết với một đồng vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồnh lợi nhuận trong kỳ.Chỉ số này càng cao càng tốt.Chứng tỏ hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn lưu động. - Tốc độ luân chuyển vốn: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn vốn lưu động thường xuyên vận động không ngừng, nó tồn tại ở các dạng khác nhau.Có khi là tiền,có khi là hàng hóa,vật tư,bán thành phẩm..đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục.Do đó việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết việc ách tắc, đình trệ của vốn,giải quyết nhanh nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp.Thông thường người ta sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn trong doanh nghiệp. + Số vòng quay của vốn lưu động: Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của vốn lưu động bình quân trong kỳ.Chỉ số này càng lớn càng tốt,chứng tỏ vòng quay của vốn tăng nhanh,điều này thể hiện việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và ngược lại. + Số ngày luân chuyển bình quân 1 vòng quay: Số ngay luân chuyển bình quân một vòng quay = 365 ngày Số vòng quay của vốn lưu động Chỉ tiêu này cho chúng ta biết thời gian để vốn lưu động quay được một vòng.Thời gian này càng nhỏ thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. 2.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được dùng để phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau và so sánh trong doanh nghiệp qua các thời kỳ để xem xét các thời kỳ doanh nghiệp hoạt động có đạt hiệu quả cao hơn hay không. Doanh lợi của doanh thu bán hàng Doanh lợi của doanh thu bán hàng = Lợi nhuận trong kỳ x 100 Doanh thu trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng.Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khíck các doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí.Nhưng để có hiệu quả thì tốc độ tăng doanh thu phải nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận. Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh: Doanh lợi vốn kinh doanh = Lợi nhuận trong kỳ x 100 Vốn kinh doanh BQ trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.Một đồng vốn kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh trình độ lợi dụng vào các yếu tố vốn kinh doanh của doanh nghiệp.Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí = Lợi nhuận trong kỳ x 100 Tổng chi phí SX và tiêu thụ trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố chi phí trong sản xuất.Nó cho thấy với một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu lợi nhuận.Chỉ tiêu này có hiệu quả nếu tốc độ tăng lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí: HQKD theo chi phí = Doanh thu tiêu thụ SP trong kỳ x 100 Tổng chi phí SX và tiêu thụ trong kỳ Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn sản xuất Doanh thu trên 1 đồng vốn SX = Doanh thu tiêu thụ SP trong kỳ Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Với chỉ tiêu này cho ta thấy với một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Chương ii Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty tnhh vật tư thiết bị phụ tùng quảng ninh trong thời gian qua I Khái quát về Công ty tnhh Vật tư thiết bị phụ tùng quảng ninh 1.Quá trình hình thành và phát triển Với chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng phát triển tự do và bình đẳng trong kinh doanh đồng thời Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp. Trong một vài năm gần đây, nhiều Công ty đã ra đời đặc biệt là các Công ty TNHH. Công ty TNHH Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng Ninh ra đời và hoạt động từ Tháng 06 năm 2001.Theo QĐ - VB của UBND Tỉnh Quảng Ninh. Giấy phép Kinh Doanh số: 22 02 000062 do trọng tài Kinh tế Quảng Ninh cấp ngày 23 tháng 05 năm 2001.Mã số thuế: 5700 347648 Công ty TNHH Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng Ninh được thành lập bởi hai sáng lập viên, với số vốn điều lệ ban đầu là 700.000.000Đ Công ty TNHH Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng Ninh là một Công ty TNHH, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, và có tài khoản tại 2 Ngân Hàng: NH Ngoại thương Quảng Ninh, số Tk 0141 00000 1187 NH Công thương Quảng Ninh, số Tk 10201 000051946 được tổ chức hoạt động theo điều lệ Công ty và trong khuôn khổ pháp luật. Ngành nghề Kinh doanh của Công ty TNHH Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng Ninh Kinh doanh vật tư phụ tùng các loại: Máy mỏ khai thác Ô tô và xe máy Thiết bị điện, hàng kim khí Loại hình kinh doanh chủ yếu của Công ty là Kinh doanh các mặt hàng Phụ tùng xe ôtô ( Benlaz, huyndai, kpaz,Volvo,Cat..) Đặc điểm kinh tế – Kỹ thuật chủ yếu của Công ty ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Bộ máy quản lý và cơ chế điều hành của Công ty. Cùng với quá trình phát triển, Công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của mình.Có thể nói bộ máy quản lý là đầu não, là nơi đưa ra các quyết định kinh doanh. giám đốc Phó giám đốc điều hành Phó giám đốc Marketing Phòng hành chính Phòng kinh doanh Phòng quản trị nhân sự Phòng kế toán Sơ đồ bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty. Đánh giá về bộ máy quản lý của Công ty Đây là sơ đồ bộ máy theo cấu trúc trực tuyến chức năng. Các lãnh đạo có thể giao nhiệm vụ và kiểm tra trực tiếp đến từng nhân viên trong Công ty về các chức năng và nhiệm vụ của họ. Đây là bộ máy quản lý gọn nhẹ và đơn giản, đi theo một trật tự nhất định. Song chức năng và nhiệm vụ của mỗi người luôn gắn liền với trách nhiệm sống còn của Công ty. Công việc đòi hỏi nhà quản lý phải trang bị cho mình một năng lực, trí tuệ, kinh nghiệm và khả năng phán đoán tốt để đưa ra những quyết định đúng đắn giúp cho hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển. Công ty có tất cả là 28 nhân viên ăn lương cố định trong đó: Giúp việc cho Giám đốc còn có hai phó giám đốc và các phòng ban. - Phó giám đốc điều hành: có chức năng tham mưu cho giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của Công ty. - Phó giám đốc Marketing: là người chịu trách nhiệm về các hoạt động Marketing và là người chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch và các hoạt động sản xuất trong và ngoài nước. - Phòng hành chính: có 3 người chức năng nhiệm vụ thu nạp các văn bản pháp quy, chỉ thị công văn... của Công ty để chuyển đi, lưu trữ, soạn thảo các văn bản, các hợp đồng kinh tế của Công ty, lưu giữa toàn bộ hồ sơ giấy tờ về doanh nghiệp, quản lý việc đóng dấu ký tên và quản lý tài sản nằm trong phần phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng kinh doanh: có 10 người chức năng và nhiệm vụ thu thập thông tin trên thị trường về các mặt hàng kinh doanh của Công ty, nghiên cứu nhu cầu thị trường và bán hàng. - Phòng quản trị nhân sự: có 4 người nhiệm vụ quản lý và điều hành con người - Phòng kế toán: có 3 người nhiệm vụ quản lý các loại vốn, thực hiện việc giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tổ chức công tác thống kê hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời. Xác định lỗ lãi của hoạt động kinh doanh, tổ chức vay vốn và thanh toán các khoản với ngân sách Nhà nước, ngân hàng, khách hàng và cán bộ công nhân viên trong boàn bộ Công ty. Ngoài ra Công ty còn có 2 thủ kho có nhiệm vụ quản lý và sắp xếp hàng xuất nhập ở hai kho hàng. 3 lái xe phụ trách vận chuyển hàng hoá Nhờ có bộ máy quản lý phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, nhờ có sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty nên kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm 2005 - 2006 có chiều hướng đi lên thể hiện qua bảng sau. b.Về vốn sản xuất – Kinh doanh của Công ty Quy mô vốn của Công ty tính đến năm 2004 là 2 tỷ đồng: Trong đó: Vốn cố định: 900.000.000Đ Vốn lưu động: 1.100.000.000Đ. Trong những năm gần đây do sự biến động của nền Kinh tế Công ty cũng có những biến động về vốn thể hiện như sau: Bảng 1: Tình hình biến động vốn của Công ty trong năm (2004 – 2006) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng vốn kinh doanh 2.000 2.500 2.800 Vốn cố định 900 1.100 1.250 Vốn lưu động 1.100 1.400 1.550 Nhìn vào biểu ta thấy, tổng số vốn của Công ty từ năm 2004 đến năm 2006 tăng thêm 800 triệu đồng.Là do số vốn cố định tăng 350 triệu đồng và vốn lưu động tăng thêm 450 triệu đồng. Do nắm bắt được nhu cầu thị trường, Công ty đã đầu tư thêm nhiều cửa hàng và máy móc phục vụ cho kinh doanh, làm cho cơ cấu vốn cố định trong tổng số vốn tăng nhanh. c.Về nguồn cung ứng hàng hóa. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của Công ty tương đối đa dạng nên chủng loại hàng hóa của Công ty cũng đa dạng. Nguồn hàng hóa chủ yếu của Công ty là hoàn toàn hàng ngoại nhập khẩu chủ yếu là từ Nga, Hàn Quốc, Đức.. Do vậy,sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt,độ bền cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thị trường biến động mạnh,gây khó khăn đến việc nhập hàng hóa và tính giá thành sản phẩm. ii.Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty 1.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây. Trong những năm gần đây Công ty đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ.Công ty đã không ngừng đổi mới một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về số lượng lẫn chất lượng,cả về quy mô tổ chức đến phương thức kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua được biểu hiện thông qua bảng dưới đây: Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đơn vị:Nghìn đồng Trong năm 2005 Chỉ tiêu Mã số Năm nay Năm trước 1- Doanh thu thuần 11 3.151.445.000 2.472.308.180 2- Giá vốn hàng bán 12 2.949.789.884 2.349.222.365 3- Chi phí quản lý kinh doanh 13 164.699.139 103.085.815 4- Chi phí tài chính 14 5- Lợi nhuận thuần từ HĐKD 20 36.955.977 20.000.000 6- Lãi khác 21 1.375.874 732.960 7- Lỗ khác 22 8- Tổng lợi nhuận kế toán 30 38.331.851 20.732.960 9- Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận để xác định lợi nhuận chụi thuế TNDN 40 10- Tổng lợi nhuận chụi thuế TNDN 50 38.331.851 20.732.960 11-Thuế TNDN phải nộp 28% 60 10.732.918 5.805.228 12- Lợi nhuận sau thuế 70 27.598.933 14.927.732 Note: 20= 11-12-13-14 30= 20+21-22 50= 30+(-)40 70= 30-60 Trong năm 2006 Chỉ tiêu Mã số Năm nay Năm trước 1- Doanh thu thuần 11 4.977.225.176 3.151.445.000 2- Giá vốn hàng bán 12 4.600.048.850 2.949.789.884 3- Chi phí quản lý kinh doanh 13 279.937.134 164.699.139 4- Chi phí tài chính 14 5- Lợi nhuận thuần từ HĐKD 20 97.239.192 36.955.977 6- Lãi khác 21 1.241.971 1.375.874 7- Lỗ khác 22 8- Tổng lợi nhuận kế toán 30 98.481.163 38.331.851 9- Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận để xác định lợi nhuận chụi thuế TNDN 40 10- Tổng lợi nhuận chụi thuế TNDN 50 98.481.163 38.331.851 11-Thuế TNDN phải nộp 28% 60 27.574.725 10.732.918 12- Lợi nhuận sau thuế 70 70.906.438 27.598.933 Mặc dù hoạt động kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, eo hẹp về tài chính,thị trường biến động,cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty đã năng động trong việc thực hiện đường lối,chính sách đúng đắn nên đã đạt được những thành quả nhất định. Qua biểu trên ta thấy trong ba năm 2004 - 2006 Công ty đã phấn đấu thực hiện được các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh sau: Qua doanh thu thuần ta thấy Công ty đã không ngừng phát triển mạnh. % Doanh thu thuần = 2005 x 100% 2004 Ta lấy gốc 2004 là 100%, so sánh với 2005 ta thấy tình hình của Công ty phát triển tăng lên 27%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 58%. Nhìn vào chỉ số trên ta thấy tình hình Doanh thu bán hàng của Công ty phát triển rất mạnh.Điều đó chứng tỏ cho ta thấy hàng hóa của Công ty đã được thị trường tiệu thụ rất mạnh. 2.Phân tích hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty 2.1 Xét hiệu quả sử dụng lao động Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ta dựa vào hai chỉ tiêu là năng suất lao động và lợi nhuận bình quân 1 lao động: Năng suất lao động = Tổng doanh thu trong kỳ Tổng số lao động trong kỳ Lợi nhuận bình quân một lao động = Lợi nhuận trong kỳ Tổng số lao động Bảng 3: Năng suất lao động và lợi nhuận bình quân 1 lao động Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng doanh thu 2.472.308.180 3.151.445.000 4.977.225.176 Lợi nhuận 20.000.000 36.955.977 97.239.192 Số lao động 20 24 28 Năng suất lao động 123.615.409 131.310.208 177.758.042 Lợi nhuận bình quân một lao động 1.000.000 1.539.832 3.472.828 2.2 Xét hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng vốn Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ta dùng một số chỉ tiêu: Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Lợi nhuận trong kỳ Vốn cố định trong kỳ Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu tiêu thụ trong kỳ Vốn lưu động trong kỳ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Lợi nhuận trong kỳ Vốn lưu động Bảng 4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định và lưu động Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 Hiệu quả sử dụng vốn cố định 0,022 0,033 0,077 Số vòng quay vốn lưu động 1,052 1,068 1,081 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 0,018 0,026 0,062 Thông qua các chỉ tiêu trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định luôn tăng, tuy nhiên mức tăng là không lớn.Nếu như cứ 1000 Đồng vốn cố định năm 2004 thu được 22 đồng lợi nhuận thì đến năm 2005 và năm 2006 ta thu được 33 và 77 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty đang dần đi vào ổn định. Chỉ tiêu vốn lưu động qua các năm trên cho thấy, số vòng quay vốn lưu động phát triển hơi chậm từ năm 2004 – 2005 do trong quá trình bán hàng, tiền thu từ khách hàng khó khăn do các Công ty nợ dẫn đến vòng quay vốn lưu động chậm lại.Nhưng đến năm 2006 thì Vòng quay vốn lưu động đã tăng, do Công ty đã biết áp dụng những biện pháp như giảm giá thành, nhưng với điều kiện thanh toán tiền ngay, giảm thiểu chi phí vốn, giải quyết tốt công tác thu hồi nợ do đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu =Tổng lợi nhuận x 100 Vốn chủ sở hữu Bảng 5: Doanh lợi vốn chủ sở hữu 2004 2005 2006 Doanh lợi vốn chủ sở hữu 2,30% 3,83% 7,87% Nhìn qua bảng biểu, ta nhận thấy Doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2005 tăng nhẹ 1,53%, nhưng đến năm 2006 tăng 4,04%.Chứng tỏ do Hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng dẫn đến Doanh lợi vốn chử sở hữu cũng tăng. 2.3 Xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp Để đánh giá hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp người ta dựa vào 2 chỉ tiêu là Doanh lợi doanh thu bán hàng và hiệu quả kinh doanh theo chi phí: Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu bán hàng: Doanh lợi theo doanh thu = Lợi nhuận x 100 (Tổng doanh thu – Giá vốn hàng bán) Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí: HQKD theo chi phí = (Tổng doanh thu - Giá vốn hàng bán) x 100 Tổng chi phí Bảng 6: Hiệu quả theo chi phí tổng hợp. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh lợi theo doanh thu 16,2% 18,3% 25,7% Hiệu quả kinh doanh theo chi phí 119% 122% 134% Nhìn chung lợi nhuận trong doanh thu là cao. Nhìn qua bảng biểu ta thấy năm 2005 là tăng chậm, nhưng đến năm 2006 tăng rõ rệt.Nguyên nhân là do chi phí giảm, mà trong khi đó doanh thu vẫn tăng mạnh, lên lợi nhuận tăng nhanh. Chi phí giảm do các nguyên nhân chủ yêu sau: Trình độ quản lý doanh nghiệp và các nhân viên của Công ty đã được nâng cao nên. Tận dụng và mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp, Giúp cho Công ty nhập được hàng hóa tốt, mà giá thành lại thấp hơn. Do Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, nên chi phí bán hàng và tìm hiểu thị trường và quản lý đã giảm đi đáng kể. Hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội Trong cơ chế thị trường ở nước ta cùng với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế đang dần đi vào ổn định. Chính sách mở cửa của nền kinh tế đã khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của các doanh nghiệp trong cả nước, đưa thị trường trong nước tiếp cận với thị trường khu vực và thế giới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và vươn lên. Trong môi trường hoạt động như vậy, các doanh nghiệp không bao giờ được phép thỏa mãn với kết quả đã đạt được, phải không ngừng đổi mới tư duy, cách nhìn nhận thị trường, phải thật sự năng động, tự chủ trong kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có lãi. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, để đứng vững tồn tại và phát triển đòi hỏi Công ty phải năng động và nhậy bén trong kinh doanh. Do xác định được vị trí của mình và nhận thức được một cách đúng đắn những mặt mạnh, mặt yếu trong kinh doanh nên nên trong hai năm qua Công ty đã đạt được những kết quả đáng mừng. Công ty TNHH Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng Ninh là một doanh nghiệp tư nhân Công ty luôn quan tâm đến việc hoạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi đảm bảo có lãi để nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Công ty đã quán triệt sâu sắc chế độ hạch toán kinh doanh, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong cơ chế thị trường, Công ty phải giải quyết một loạt vấn đề một cách đồng bộ với mục đích làm cho hiệu quả kinh doanh ngày càng tốt hơn. Hàng năm, mức thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước từ 20 – 30 triệu đồng, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cao phúc lợi xã hội. iii. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, Công ty TNHH Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng Ninh luôn đạt ra cho mình một mục tiêu phát triển và luôn nỗ lực trong việc thực hiện các mục tiêu đạt ra. Nhưng trong điều kiện hiện nay, mọi nỗ lực của Công ty nhằm mở rộng quy mô hoạt động của mình trên cơ sở mở rộng thị trường,mặt hàng kinh doanh,hình thức kinh doanh..đồng thời Công ty cũng đặt ra vấn đề hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu.Thực tế tại Công ty thời gian vừa qua chỉ thực hiện được mục tiêu mở rộng kinh doanh, mà mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh chưa thực hiện được.Đây là một vấn đề tồn tại như 1 bài toán khó đối với mọi doanh nghiệp cũng như đối với ban lãnh đạo của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24172.DOC
Tài liệu liên quan