Chi nhánh đã thực hiện hoạt động NH chỉ định thanh toán chứng khoán. Cùng với việc Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội được thành lập, Hà Thành đã được giao nhiệm vụ làm NH chỉ định thanh toán chứng khoán, đây là lĩnh vực kinh doanh mới đầy tiềm năng. Nhận thức được vấn đề này, Chi nhánh đã thành lập Phòng giao dịch 19/8 có trụ sở ngay tại TTGDCK Hà Nội. Hà Thành đã đạt được những kết quả đáng kể trong lĩnh vực này, đó là thực hiện thanh toán tiền (nhận, chi trả, chuyển tiền đặt cọc của các nhà đầu tư chứng khoán) cho 100 phiên đấu giá của TTGDCK Hà Nội theo đúng quy trình, nghiệp vụ đảm bảo an toàn, chính xác. Và cho đến nay, Chi nhánh đã trúng thầu trên 1.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và trái phiếu đô thị. Ngoài ra, Chi nhánh còn thực hiện đầu tư trực tiếp trên thị trường chứng khoán, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay cầm cố cổ phiếu, trái phiếu niêm yết. Cùng với đó, Chi nhánh đã và đang tiếp cận các nhà đầu tư, các công ty chứng khoán, các công ty chuẩn bị cổ phần hóa để xây dựng các quy trình tác nghiệp tại Chi nhánh, và đã đầu tư mua một số cổ phiếu chiến lược. Như vậy, Hà Thành vừa thực hiện tốt nhiệm vụ của một NH chỉ định thanh toán chứng khoán, vừa giúp cho việc ra đời của TTGDCK Hà Nội hoạt động có kết quả và vừa tiếp cận được khách hàng để phát triển dịch vụ NH phục vụ thị trường chứng khoán, góp phần tạo thêm nguồn thu đáng kể cho Chi nhánh.
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rực thuộc Bộ Tài Chính với quy mô ban đầu rất nhỏ bé, chỉ gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của NH Kiến thiết thời kỳ này là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cho tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Ngày 24/6/1981, với mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế trong quản lý vốn đầu tư, Hội đồng chính phủ đã ra Quyết định 259/CP chuyển NH Kiến thiết VN trực thuộc Bộ Tài Chính sang Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, và đổi tên thành NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Theo quyết định này, NH có thêm các nhiệm vụ mới như: cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình không do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc vốn tự có không đủ, làm đại lý thanh toán và kiểm soát các công trình thuộc diện Ngân sách đầu tư. Đặc biệt, bước đầu NH được phép cho vay vốn lưu động đối với các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Đến ngày 14/11/1990, NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Lúc này, nhiệm vụ của NH đã được thay đổi một cách cơ bản, bên cạnh việc tiếp tục nhận vốn Ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, NH đã có thêm chức năng huy động các nguồn vốn trung, dài hạn để cho vay đầu tư phát triển, kinh doanh đầu tư phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.
1/1/1995 là cột mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản, đó là Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một NHTM, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển đất nước.
Thực hiện đề án cơ cấu lại hoạt động giai đoạn 2001 – 2005 và tầm nhìn 2010, BIDV đã xác định rõ cơ cấu khách hàng giữ vai trò rất quan trọng. Cùng với đó, Hội đồng quản trị, ban Tổng Giám đốc đã quyết định thành lập và đầu vào hoạt động đơn vị thành viên thứ 76 của mình là Chi nhánh NH Đầu tư và Phát triển Hà Thành, sau đây gọi tắt là Chi nhánh Hà Thành.
Chi nhánh Hà Thành được thành lập ngày 16/9/2003, là chi nhánh cấp 1 của BIDV trên cơ sở tách một phòng và một quỹ tiết kiệm của Sở Giao dịch 1 – BIDV. Chi nhánh Hà Thành hiện có có trụ sở tại 34 Hàng Bài – Hà Nội. Hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ, Chi nhánh chủ trương ứng dụng các công nghệ và quản lý nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tiên tiến theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Đối tượng khách hàng mà Chi nhánh tập trung là các DNV&N, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh.
Như vậy cho đến nay, Chi nhánh Hà Thành đã đi vào hoạt động được gần 5 năm với không ít khó khăn nhưng cũng có được những bước khởi đầu đầy thành công. Với phương châm hành động “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Thành sẽ là người bạn tin cậy của khách hàng vươn tới thành công trong quá trình hội nhập”, Chi nhánh đang ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong lòng người dân Hà Nội với một cái tên rất đỗi thân quen, gần gũi – Hà Thành.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Hà Thành
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Hà Thành cụ thể như sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Hà Thành
Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành
Ban giám đốc
Phòng Thẩm định
Phòng Tín dụng
Phòng Quản lý tín dụng
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch và nguồn vốn
Phòng Tài trợ thương mại
Tổ TT, Kho quỹ
Tổ Điện toán
Tổ Kiểm tra nội bộ
Phòng Giao dịch
Phòng Dịch vụ khách hàng
Phòng DVKH cá nhân
Phòng DVKH doanh nghiệp
Hiện nay, Chi nhánh Hà Thành đã có 8 phòng ban, 3 tổ chức năng, 3 quỹ tiết kiệm và 5 phòng giao dịch. Số lượng cán bộ nhân viên ban đầu là 55 người nay đã tăng lên 155 người, trong đó có khoảng 3% cán bộ có trình độ trên đại học, 92% cán bộ có trình độ đại học.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Thành
2.1.3.1. Môi trường kinh doanh của Chi nhánh Hà Thành
Ra đời và hoạt động trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Trung tâm của Thủ đô Hà Nội cùng với các phòng giao dịch nằm ở các nơi tập trung đông dân cư, khách du lịch như: Tràng Tiền, Bách Khoa, Tôn Thất Tùng… Tuy nhiên, về môi trường kinh doanh, bên cạnh những thuận lợi, Chi nhánh cũng gặp phải không ít khó khăn.
- Thuận lợi: Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của cả nước, là nơi đang thu hút sự đầu tư mạnh mẽ, không chỉ trong nước mà cả đầu tư nước ngoài. Môi trường kinh doanh tương đối thuận lợi nên trên địa bàn tập trung rất nhiều DN hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ với đội ngũ lao động có trình độ. Cùng với số lượng lớn các DN là mật độ dân cư tập trung đông đúc, trình độ dân trí cao nên đã tạo ra một thị trường lớn rất thuận lợi cho Chi nhánh phát triển các sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại như phát hành thẻ ATM, chuyển tiền, đổi tiền… Hơn nữa, Chi nhánh lại nằm gần khu phố cổ là nơi thu hút rất đông lượng khách du lịch cả trong và ngoài nước, chính điều này góp phần mang lại lợi thế cho Chi nhánh trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ dành cho cá nhân, tăng nguồn thu phí dịch vụ cho Hà Thành. Mặt khác, Chi nhánh và các phòng giao dịch đều gần đường lớn và trung tâm nên rất thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng, giúp cho Chi nhánh ngày càng thu hút được đông đảo khách hàng.
- Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên, Chi nhánh còn gặp phải một số khó khăn nhất định. Địa bàn hoạt động của Chi nhánh cũng là nơi tập trung của gần 100 tổ chức tín dụng và chi nhánh của các tổ chức tín dụng hoạt động lâu năm, liên tục, công nghệ hiện đại, mạng lưới rộng khắp, khách hàng và thị phần đã phân chia ổn định. Vì thế, để tồn tại và phát triển, các ngân hàng trên địa bàn phải luôn cạnh tranh một cách quyết liệt trên tất cả các mặt như mở rộng mạng lưới giao dịch, cạnh tranh về lãi suất, cải tiến quy trình nghiệp vụ, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới… Vì vậy Chi nhánh luôn cố gắng, nỗ lực để không ngừng vươn lên.
2.1.3.2. Tình hình huy động vốn
Một trong những đặc trưng riêng có của NH là vốn tự có chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, nên với lượng vốn ít ỏi đó, NH không thể đáp ứng được nhu cầu vay của nền kinh tế. Để thực hiện chức năng trung gian tín dụng của mình, các NH luôn phải tìm mọi biện pháp để huy động các nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Chính vì thế, huy động có vị trí rất quan trọng, nó là tiền đề, cơ sở quyết định hiệu quả mọi hoạt động kinh doanh của NH đặc biệt là hoạt động tín dụng. Để có thể mở rộng được tín dụng NH cần phải làm tốt công tác huy động vốn, có một nguồn vốn với cơ cấu hợp lý, chi phí thấp là mục tiêu mà các NH luôn hướng tới.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Hà Thành
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng nguồn vốn huy động
783
1304
2435
3878
4888
1.Theo kỳ hạn
- Không kỳ hạn
88
128
459
1545
2127
- Có kỳ hạn
695
1176
1976
2333
2761
2. Theo thời hạn
- Ngắn hạn
434
577
1124
2402
3250
- Trung, dài hạn
349
727
1311
1476
1638
3. Theo loại hình
- Tiền gửi
597
1153
2275
3760
4741
- Giấy tờ có giá
186
151
160
118
147
4. Theo đối tượng
- Cá nhân
590
758
860
1051
1466
- Tổ chức kinh tế
193
546
1575
2733
3301
- Tổ chức tài chính
-
-
-
94
121
Nguồn: Phòng Kế hoạch và nguồn vốn – Chi nhánh Hà Thành
Như vậy, đến thời điểm 31/12/2007, tổng lượng vốn huy động của Chi nhánh là 4.888 tỷ đồng, tăng 4.105 tỷ đồng so với thời điểm mới đi vào hoạt động là năm 2003. Đây là một tốc độ tăng trưởng khá cao, ở mức khoảng 524%.
Điều này cho thấy một thành tích lớn của Chi nhánh đặc biệt trong thời kỳ thị trường tiền tệ trong nước đang có nhiều biến động nhưng Chi nhánh vẫn luôn giữ được mức tăng trưởng huy động vốn ổn định qua các năm.
Từ Bảng 1 ở trên, ta tính được tốc độ tăng vốn huy động của Chi nhánh như sau:
Bảng 2: Tốc độ tăng vốn huy động của Chi nhánh Hà Thành
2003
2004
2005
2006
2007
Giá trị
(tỷ VNĐ)
Tốc độ tăng
(%)
Giá trị
(tỷ VNĐ)
Tốc độ tăng
(%)
Giá trị
(tỷ VNĐ)
Tốc độ tăng
(%)
Giá trị
(tỷ VNĐ)
Tốc độ tăng
(%)
Giá trị
(tỷ VNĐ)
Tốc độ tăng
(%)
783
-
1304
66,54
2435
86,73
3878
59,26
4888
57
Qua bảng trên ta thấy, tốc độ huy động vốn của Chi nhánh liên tục tăng, đặc biệt là năm 2005 với tốc độ tăng trưởng cao 86,73%. Tổng nguồn vốn huy động năm 2005 đạt 2.435 tỷ đồng, trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân đều tăng mạnh, đặc biệt tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng. Đến năm 2006, đối tượng gửi tiền đã được mở rộng tới cả các Tổ chức tài chính, chứng tỏ Chi nhánh đã ngày càng có uy tín và có nhiều chính sách để thu hút nguồn vốn tiền gửi từ mọi đối tượng của nền kinh tế.
Trong tổng vốn huy động của Chi nhánh năm 2007, tiền gửi không kỳ hạn đạt 2.127 tỷ đồng, tăng 748 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng nguồn vốn huy động, đây là nguồn tiền gửi với chi phí huy động vốn thấp. Tiền gửi không kỳ hạn tăng vượt trội so với năm 2006 do trong năm 2007, Chi nhánh đã mở rộng hợp tác với các công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ, cung ứng dịch vụ một cách toàn diện và hiệu quả cho nhóm khách hàng này. Do đó, dù năm qua thị trường chứng khoán có dấu hiệu chững lại, suy giảm, đầu tư vào bất động sản tăng làm giảm luồng tiền gửi có kỳ hạn của dân cư nhưng Chi nhánh vẫn duy trì được vốn tiền gửi thanh toán với quy mô lớn.
Nguồn vốn ngắn hạn huy động được không ngừng tăng và chiếm tỷ trọng cũng tương đương với nguồn vốn trung, dài hạn. Đặc biệt, trong năm 2007, nguồn vốn ngắn hạn tăng 848 tỷ đồng với tốc độ tăng 135,3% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng tới 66,49% trong tổng nguồn vốn huy động được. Điều này xuất phát từ việc Chi nhánh đã triển khai ứng dụng công nghệ sớm từ dự án hiện đại hóa NH, cung cấp các dịch vụ thanh toán ngân hàng cho khách hàng một cách nhanh nhất với chất lượng tốt nhất. Do đó, lượng huy động tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, tiền gửi ngắn hạn… của Chi nhánh mới tăng lên.
Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động trung, dài hạn tuy có tăng nhưng tốc độ tăng lại giảm dần, tốc độ tăng năm 2004 là 108,31%, năm 2005 là 80,33% năm 2006 là 12,59% và năm 2007 chỉ còn 10,97% . Tuy nhiên, với số lượng tuyệt đối tăng lên đã giúp cho Chi nhánh phần nào tạo lập được nguồn vốn ổn định và tự cân đối vốn trung, dài hạn để đầu tư cho vay các dự án. Do Chi nhánh đã tạo được mối quan hệ tốt trong việc tiếp thị và chăm sóc khách hàng có tiềm năng về tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng như: BHXH, Bộ Tài chính và một số lượng không nhỏ dân cư với tiền gửi tiết tiệm trung, dài hạn.
Trong năm 2007, khi nền kinh tế phải đối mặt với những thách thức như chỉ số tiêu dùng tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Sự xuất hiện thêm nhiều các tổ chức định chế tài chính, các tổ chức tín dụng trong nước, thị trường nhà đất sốt giá trở lại làm gia tăng thêm áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực NH và đặc biệt trong lĩnh vực huy động vốn. Các NH liên tục có sự điều chỉnh lãi suất huy động, tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới với các hình thức khuyến mãi hấp dẫn, đồng thời Chính phủ và một số địa phương tổ chức phát hành trái phiếu với lãi suất cao. Điều này có thể thấy rõ khi năm 2007 tổng vốn huy động của Chi nhánh đạt 4888 tỷ, tăng 1010 tỷ so với năm 2006 nhưng tốc độ tăng chỉ đạt 57% thấp hơn so với 5 năm trở lại đây.
Tất cả những điều này đã tạo ra một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong đó có mảng huy động vốn đối với Chi nhánh Hà Thành.
2.1.3.3. Tình hình hoạt động tín dụng
Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh Hà Thành
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng dư nợ
239
710
1505
2273
2713
1. Theo thời hạn
- Ngắn hạn
195
601
1153
1908
2279
- Trung, dài hạn
44
109
350
365
434
2. Theo TPKT
- Kinh tế QD
20
171
332
410
489
- Kinh tế NQD
219
539
1173
1863
2224
3. Theo loại tiền
- Nội tệ
190
330
854
1128
1346
- Ngoại tệ
49
380
651
1145
1367
4. Theo TSĐB
- Có TSĐB
227
618
1309
2068
2278
- Không có TSĐB
12
92
196
205
435
Nguồn: Phòng Kế hoạch và nguồn vốn - Chi nhánh Hà Thành
Nếu nghiệp vụ tạo vốn đóng vai trò là bàn đạp thì nghiệp vụ sử dụng vốn lại là lực quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Sự ổn định trong công tác huy động vốn đã góp phần tạo ra nền tảng vững chắc đối với hoạt động tín dụng của Chi nhánh Hà Thành. Với nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh và những nỗ lực không ngừng trong việc tiếp thị khách hàng, Chi nhánh đã có tốc độ phát triển tín dụng vẫn tăng trưởng .
Tính đến thời điểm 31/12/2007, tổng dư nợ của Chi nhánh Hà Thành đạt 2.713 tỷ đồng, tăng 2.474 tỷ đồng so với thời điểm ban đầu. Con số này đã thể hiện sự cố gắng nỗ lực to lớn của Chi nhánh trong việc không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng – lĩnh vực hoạt động chính yếu và quan trọng nhất.
Từ Bảng 3 ở trên, ta tính được tốc độ tăng dư nợ tín dụng của Chi nhánh Hà Thành như sau:
Bảng 4: Tốc độ tăng dư nợ tín dụng của Chi nhánh Hà Thành
2003
2004
2005
2006
2007
Giá
trị
(Tỷ VNĐ)
Tốc độ tăng (%)
Giá trị
(Tỷ VNĐ)
Tốc độ tăng (%)
Giá
trị
(Tỷ VNĐ)
Tốc
độ tăng (%)
Giá trị
(Tỷ VNĐ)
Tốc độ tăng (%)
Giá
trị
(Tỷ VNĐ)
Tốc độ tăng (%)
239
-
710
197,07
1505
111,97
2273
51,03
2713
19,4
Năm 2004, tổng dư nợ tăng vượt bậc với tốc độ rất cao là 197,07% so với năm 2003. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2004, Chi nhánh bắt đầu phục hồi cho vay ngắn hạn đối với hai DN lớn là công ty FPT – một công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị, phần mềm tin học và là phân phối chính thức của một số hãng điện thoại di động hàng đầu như Nokia, Samsung…, và công ty Xăng dầu Hàng không – một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cung cấp xăng dầu đặc chủng cho Việt Nam Airlines và hơn 30 hãng hàng không quốc tế tại Hà Nội, Đà Nẵng… Ngoài ra, Chi nhánh còn tăng cường tiếp thị và phục vụ một số khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất có hiệu quả, có uy tín lớn trên thị trường như công ty Hòa Phát…
Mặc dù tốc độ tăng trưởng dư nợ có giảm qua các năm 2005, 2006, 2007 nhưng lượng giá trị tuyệt đối vẫn tăng. Bởi Chi nhánh không ngừng duy trì và mở rộng đối với không chỉ với các khách hàng quen thuộc mà còn tiếp cận và thiết lập quan hệ tín dụng với nhiều khách hàng mới, như năm 2005 thiết lập quan hệ tín dụng với công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà, công ty VIMECO, Tổng công ty Vinaconex… Ngày 29/01/2007, Chi nhánh Hà Thành đã ký kết với Tập đoàn Hòa Phát thỏa thuận hợp tác toàn diện về cung ứng tín dụng và dịch vụ NH giai đoạn 2007 – 2010 nhằm củng cố và không ngừng phát triển mối quan hệ bền vững và lâu dài giữa Hà Thành và DN lớn mạnh này.
Xét cơ cấu dư nợ về mặt thời hạn ta thấy, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn lớn mạnh và chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt, năm 2005, tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn đạt tới 91,85%. Năm 2006 tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 83,94% đến năm 2007 84%. Như vậy, Chi nhánh đã từng bước chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, giảm dần tỷ trọng dư nợ dài hạn theo đúng định hướng của NH ĐT&PT Trung Ương. Bởi nhu cầu vay ngắn hạn để đáp ứng sự thiếu hụt vốn lưu động của các DN cũng như vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cá nhân ngày càng tăng. Chính vì thế, Chi nhánh luôn nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới như cho vay mua ô tô, mua nhà chung cư… và bước đầu đã được sự ủng hộ và đón nhận nhiệt tình của khách hàng.
Ngoài ra, xét theo thành phần kinh tế, dư nợ tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng rất lớn so với khu vực quốc doanh: năm 2003 là 92%, năm 2004 là 76%, năm 2005 là 78%, năm 2006 là 82% và năm 2007 là 82%. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đang thể hiện hướng đi đúng dắn, tuân thủ theo đúng mục tiêu ban đầu khi Chi nhánh được thành lập, đó là tập trung vào đối tượng khách hàng là các DN ngoài quốc doanh, trong đó đặc biệt là DNV&N. Đây là đối tượng còn nhiều khó khăn, có nhu cầu vay vốn lớn nhưng lại khó tiếp cận nguồn vốn TDNH, vì thế Chi nhánh tập trung vào khu vực này cũng là yếu tố góp phần thể hiện một thế mạnh nổi bật của Hà Thành, là nguồn hỗ trợ quý báu cho các DN thiếu vốn.
Về dư nợ có Tài sản đảm bảo cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, năm 2003 là 95%, năm 2004 là 87%, năm 2005 là 87% , năm 2006 là 91% và năm 2007 là 84%. Đây là những con số rất cao tạo nên những khoản vay an toàn cho Chi nhánh. Nguyên nhân chủ yếu do Chi nhánh được NH ĐT&PT Trung Ương ủy quyền cho làm đầu mối cung cấp tín dụng và các dịch vụ NH cho các công ty lớn và phải có tài sản đảm bảo. Mặt khác, do hoạt động cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh đối với cá nhân, DN khác cũng tăng lên và với khoản vay này Chi nhánh luôn yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo.
Bảng 5: Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh Hà Thành
2003
2004
2005
2006
2007
-
0,22%
0,1%
0,75%
1%
Nguồn: Phòng Kế hoạch và nguồn vốn - Chi nhánh Hà Thành
Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh chưa vượt quá 1%, mặc dù tỷ lệ này có tăng lên vào năm 2006, 2007 nhưng không đáng kể. Đây vẫn được coi là cố gắng lớn của Chi nhánh vì hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn của các TCTD đang có xu hướng tăng cao. Điều này cũng chứng tỏ hoạt động thu hồi nợ vay cả gốc và lãi của Chi nhánh diễn ra tương đối tốt. Như vậy, với quy trình tín dụng khoa học chặt chẽ, luôn gắn liền trách nhiệm của cá nhân với các khoản vay, đồng thời có nhiều biện pháp thu hồi và xử lý nợ tích cực đã khẳng định chất lượng tín dụng của Chi nhánh ngày càng tăng,uy tín của Hà Thành ngày càng được nâng cao.
2.1.3.4. Tình hình hoạt động khác
Luôn luôn đa dạng hóa hoạt động của mình là phương châm hành động không chỉ riêng Chi nhánh Hà Thành mà còn là mục tiêu của bất kỳ NH nào.
Chi nhánh Hà Thành đã phát triển mạnh mẽ các dịch vụ thu tiền tại nhà, thu séc du lịch… Chi nhánh cũng là một trong những nơi đầu tiên trong hệ thống triển khai phát hành Bank draft, thanh toán thẻ Visa card, Master card, chuyển tiền Western Union, thu đổi nhiều ngoại tệ mạnh, làm đầu mối chi trả kiều hối Đài Loan của hệ thống BIDV, mở bàn thu đổi ngoại tệ phục vụ hội nghị cấp cao Asem 5, đa dạng hóa ngoại tệ thu đổi.
Chi nhánh đã thực hiện hoạt động NH chỉ định thanh toán chứng khoán. Cùng với việc Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội được thành lập, Hà Thành đã được giao nhiệm vụ làm NH chỉ định thanh toán chứng khoán, đây là lĩnh vực kinh doanh mới đầy tiềm năng. Nhận thức được vấn đề này, Chi nhánh đã thành lập Phòng giao dịch 19/8 có trụ sở ngay tại TTGDCK Hà Nội. Hà Thành đã đạt được những kết quả đáng kể trong lĩnh vực này, đó là thực hiện thanh toán tiền (nhận, chi trả, chuyển tiền đặt cọc của các nhà đầu tư chứng khoán) cho 100 phiên đấu giá của TTGDCK Hà Nội theo đúng quy trình, nghiệp vụ đảm bảo an toàn, chính xác. Và cho đến nay, Chi nhánh đã trúng thầu trên 1.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và trái phiếu đô thị. Ngoài ra, Chi nhánh còn thực hiện đầu tư trực tiếp trên thị trường chứng khoán, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay cầm cố cổ phiếu, trái phiếu niêm yết. Cùng với đó, Chi nhánh đã và đang tiếp cận các nhà đầu tư, các công ty chứng khoán, các công ty chuẩn bị cổ phần hóa để xây dựng các quy trình tác nghiệp tại Chi nhánh, và đã đầu tư mua một số cổ phiếu chiến lược. Như vậy, Hà Thành vừa thực hiện tốt nhiệm vụ của một NH chỉ định thanh toán chứng khoán, vừa giúp cho việc ra đời của TTGDCK Hà Nội hoạt động có kết quả và vừa tiếp cận được khách hàng để phát triển dịch vụ NH phục vụ thị trường chứng khoán, góp phần tạo thêm nguồn thu đáng kể cho Chi nhánh.
Ngoài ra, ngày 2/10/2006, Chi nhánh đã chính thức thành lập Phòng giao dịch địa ốc tại Trung tâm giao dịch bất động sản Hà Nội nhằm cung cấp các dịch vụ NH phục vụ khách hàng có nhu cầu trong đời sống, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, thực hiện nghiệp vụ tín thác bất động sản, thực hiện chức năng NH chỉ định thanh toán phục vụ Trung tâm giao dịch bất động sản Hà Nội…
Như vậy, có thể thấy Chi nhánh Hà Thành rất năng động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của mình, đã thể hiện mình là một Chi nhánh luôn nhạy bén trong việc tiếp cận với những thị trường mới, lĩnh vực đầy tiềm năng.
2.1.3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh
Với sự cố gắng, nỗ lực trong mọi hoạt động kinh doanh, với tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và lòng yêu nghề của toàn bộ nhân viên và Ban lãnh đạo, Chi nhánh Hà Thành đã đạt được những thành tích đáng kể.
Bảng 6: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Hà Thành
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng thu
33,929
97,538
182,85
295,14
490,45
Tổng chi
32,99
81,415
153,5
253,14
359,45
Lợi nhuận trước thuế
0,939
16,123
29,35
42
131
Lợi nhuận sau thuế
0,676
11,609
21,132
30,24
94,32
Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Hà Thành
Nhìn vào bảng trên, ta thấy lợi nhuận của Chi nhánh tăng không ngừng. Đặc biệt là lợi nhuận sau thuế, thể hiện kết quả xứng đáng với những nỗ lực của Chi nhánh trong suốt thời gian qua. Kết quả kinh doanh và lợi nhuận đạt được năm 2007 là sự thể hiện rõ ràng và cụ thể nhất về sự chuyển biến mạnh mẽ, đột phá, vượt trội, toàn diện trong chất lượng, hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Hà Thành. Lợi nhuận trước thuế (sau khi trích dự phòng rủi ro) đạt 131 tỷ VNĐ, tăng 212% so với năm 2006. Sự tăng lên vượt bậc về lợi nhuận chứng tỏ Chi nhánh đã bắt kịp với sự phát triển của kinh tế, hoạt động kinh doanh có hiệu quả do đã tập trung phát triển các dịch vụ trên cơ sở các sản phẩm hiện có.
2.2. THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N TẠI CHI NHÁNH HÀ THÀNH
2.2.1. Tình hình DNV&N trên địa bàn
Hà Nội – trung tâm kinh tế đầu não của cả nước luôn có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước, luôn đạt được mức 11 – 12%. Cùng với tốc độ tăng trưởng đó là số lượng ồ ạt của các DN được thành lập. Theo thống kê của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội, tính đến hết tháng 3/2007, Hà Nội đã có 48.132 DN trong đó là 90% DNV&N hoạt động ở mọi ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế và tồn tại dưới mọi thành phần.
Với tốc độ tăng 20%/năm về giá trị sản xuất hàng hóa, các DNV&N hiện đang chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Hà Nội. Trung bình hàng năm, các DN này sản xuất ra một khối lượng hàng hóa có giá trị tới 10.000 tỷ đồng.
Với một số lượng DNV&N nhiều như vậy, nhu cầu vốn để các DN này hoạt động trở nên vô cùng cấp bách, đặc biệt là nhu cầu về vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên là rất lớn. Vì vậy, sự hỗ trợ vốn từ phía NH dành cho DNV&N trên địa bàn Hà Nội trở thành một đòi hỏi cấp thiết.
Hoạt động trên địa bàn với nhịp độ tăng trưởng mạnh và có nhiều thuận lợi như vậy, Chi nhánh Hà Thành có nhiều cơ hội để tăng cường mở rộng tín dụng đối với DNV&N, và đây cũng được xác định là một mục tiêu trọng yếu cần phải đạt được.
2.2.2. Quy trình cho vay Doanh nghiệp của Chi nhánh Hà Thành
Chi nhánh áp dụng cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân Việt Nam gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, DN vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ luật Dân sự, các hộ gia đình, tổ hợp tác, DN tư nhân, công ty hợp danh; và các pháp nhân, cá nhân nước ngoài do Tổng giám đốc BIDV hướng dẫn chung hoặc quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
Quy trình cho vay đối với DN của Chi nhánh cụ thể như sau:
2.2.2.1. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn và đánh giá thẩm định
Khi một khách hàng có nhu cầu đề nghị Chi nhánh cung cấp các sản phẩm tín dụng, CBTD trao đổi với khách hàng, tùy thuộc vào khách hàng mới hay cũ để xác định những nội dung sau: tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng, cấu trúc hoạt động, vị thế của khách hàng, tiêu chuẩn đội ngũ quản lý, mục đích vay vốn.
Trong giai đoạn ban đầu này, CBTD cần xác định xem dự án sắp tài trợ có nằm trong phạm vi và khả năng tổ chức của khách hàng hay không và đề xuất cấp tín dụng có phù hợp với chiến lược, chính sách tín dụng của Chi nhánh trong từng giai đoạn không.
2.2.2.2. Phân tích, thẩm định nghiên cứu và thẩm định hồ sơ vay vốn theo những nội dung sau:
- Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức bố trí lao động trong DN.
- Thẩm định đánh giá khả năng tài chính của khách hàng: kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính, phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính.
- Phân tích tình hình quan hệ với NH trên những khía cạnh: xem xét quan hệ tín dụng, quan hệ tiền gửi.
2.2.2.3. Phân tích, thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh
Mục tiêu của giai đoạn này nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi , hiệu quả của phương án, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để làm cơ sở quyết định cho vay, làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng; là cơ sở xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Chi nhánh.
2.2.2.4. Dự kiến lợi ích của Chi nhánh nếu khoản vay được phê duyệt
2.2.2.5. Các biện pháp bảo đảm tiền vay
CBTD khi thẩm định bảo đảm tiền vay bằng tài sản phải đảm bảo một s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33442.doc