MỤC LỤC
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH HOÀNG MAI 1
I.Khỏi quát về hoạt động tín dụng của NHTMCP chi nhánh Hoàng Mai: 1
1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP chi nhánh Hoàng Mai: 1
2. Cơ cấu tổ chức của NHCT Chi nhánh Hoàng Mai 2
3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại NH Công Thương chi nhánh Hoàng Mai: 4
II. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai 8
1.Tổ chức hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai 8
1.1.Bộ phận thực hiện hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 8
1.2. Các quy định và quyết định liên quan 11
2.Thực trạng tình hình cho vay tài trợ xuất khẩu tại Vietinbank Hoàng Mai 26
2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ cho xuất khẩu 27
2.1.1. Cho vay xuất khẩu: 27
2.1.2. Nhờ thu đi 31
2.2.Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ cho nhập khẩu: 31
3.Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2008-2010: 33
3.1. Kết quả đạt được: 33
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH HOÀNG MAI 43
I.Định hướng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai 43
1. Mục tiờu. 43
2.Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011-2020 của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai 45
II. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai 47
1. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành 47
1.1. Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn 47
1.2. Định hướng chiến lược tài trợ 48
2. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu 49
2.1. Thích ứng với nhu cầu, cạnh tranh ngày càng biến đổi của thị trường 49
2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án xuất nhập khẩu 50
2.3. Thực hiện đa dạng hoá khách hàng và các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu 52
2.4. Quản lý rủi ro và tài sản thế chấp trong tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 53
3. Các giải pháp khác 55
3.1. Chiến lược về con người và đổi mới công nghệ 55
3.2. Chính sách khách hàng 57
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3956 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu
- Khoản vay dành cho nhà xuất khẩu (tín dụng người bán): là khoản vay cung cấp trực tiếp cho nhà xuất khẩu để chi trả cho các chi phí phát sinh trong quỏ trình sản xuất, thu mua và xuất khẩu hàng hoá. Thời hạn, lãi suất và điều kiện cho vay tùy thuộc vào nhu cầu thực tế là vốn lưu động hay vốn cố định, khả năng tài chính của nhà xuất khẩu và hình thức thanh toán của hợp đồng xuất nhập khẩu, thực hiện dự án trong nước hay nước ngoài. Đối với các khoản cho vay dài hạn ủầu tư ra nước ngoài thường đi kèm với các điều kiện về bảo hiểm và bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán của khoản nợ. Tín dụng người bán được cung cấp dưới 2 hình thức trước khi giao hàng và sau khi giao hàng.
Cho vay trước khi giao hàng: để có vốn cho sản xuất nhất là đối với nhà xuất khẩu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ cần ủược cung cấp khoản vay trước khi giao hàng. Thực chất đõy là khoản vay bổ sung vốn lưu động để mua nguyờn vật liệu và các yếu tố đầu vào và các chi phí khác để có thể sản xuất và thu mua đủ hàng theo đơn đặt hàng.
Cho vay sau khi giao hàng: Là khoản tín dụng cấp cho nhà xuất khẩu trong khoảng thời gian kể từ sau khi giao hàng đến khi nhận được tiền thanh toán. Thời gian của các khoản vay này thường từ một tuần đến vài năm tùy thuộc vào hình thức thanh toán của hợp đồng hay L/C xuất khẩu. Tùy thuộc vào tính chất của bộ chứng từ, độ tín nhiệm của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu cũng như điều khoản thanh toán, NHPT sẽ quyết định tài trợ hay không tài trợ.
- Khoản vay dành cho nhà nhập khẩu nước ngoài (tín dụng người mua): là khoản vay dành cho các nhà nhập khẩu người nước ngoài để tài trợ xuất khẩu. Các khoản vay cung cấp cho nhà nhập khẩu đặc biệt có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu là loại thuộc diện khuyến khích phát triển xuất khẩu, hàng hóa có giá trị cao và quảng bá trên thị trường thế giới khi nước ngoài chưa biết đến danh tiếng của hàng hóa, doanh nghiệp sản xuất loại hàng hóa đó và tạo được thị trường
mới cho các tư liệu sản xuất muốn xuất khẩu khi đầu tư cho dự án ở nước ngoài, đồng thời nhà xuất khẩu yờn tõm sản xuất vì không lo chịu rủi ro mất khả năng thanh toán từ nhà nhập khẩu và các kế hoạch kinh doanh được thực hiện trôi chảy hơn, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
Cho vay mở L/C : .
Thư tín dụng L/C là một văn bản pháp lí trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng phù hợp với những nội dung của L/C. Thư tín dụng có tính chất quan trọng là nó được hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán nhưng sau khi được thiết lập, nó lại độc lập hoàn toàn với hoạt động mua bán.
Ngay việc mở L/C đã thể hiện việc cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu bởi vì mọi thư tín dụng đều do ngân hàng mở theo đề nghị của nhà nhập khẩu nhưng không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có đủ số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, trong khi đó L/C lại là một đảm bảo thanh toán của ngân hàng tức là ngân hàng mở L/C phải chịu mọi rủi ro khi nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không muốn thanh toán khi L/C đã đến hạn trả tiền.
Để tránh rủi ro, trước khi cho vay các ngân hàng sẽ kiểm tra mục đích, đối tượng nhập khẩu cũng như khả năng của nhà nhập khẩu để làm căn cứ cho khoản tín dụng cung cấp.
Qui trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ:
1. Nhà nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu được mở một L/C cho người xuất khẩu hưởng
2. Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng mở L/C sẽ lập một L/C và thông qua ngân hàng đại lí của mình ở nước người nhập khẩu thông báo việc mở L/C và chuyển L/C đến người xuất khẩu.
3. Khi nhận được thông báo trên ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho nhà xuất khẩu toàn bộ nội dung về việc mở L/C và khi nhận được bản gốc L/C thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
4. Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng nếu không thì đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng.
5. Sau khi giao hàng người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở L/C xin thanh toán.
6. Ngân hàng thông báo gửi chứng từ cho ngân hàng phát hành yêu cầu thanh toán cho nhà xuất khẩu
7. Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu , nếu không thấy phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
8. Ngân hàng mở L/C đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
Ngày nhận nợ được và tớnh lói khoản cho vay mở L/C là ngày nhà nhập khẩu phải thanh toán cho nhà xuất khẩu (ngày đến hạn thanh toán L/C)
Cho vay mở L/C có ưu điểm là cung cấp tín dụng kịp thời cho hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên cũng có rủi ro cho ngân hàng vì L/C chỉ được xử lớ trờn cơ sở chứng từ chứ không căn cứ trên hàng hoá, nếu hàng hoỏ kộm giá trị hay hư hỏng thì ngân hàng dễ bị tổn thất.
Chiết khấu hối phiếu: Nhà xuất khẩu khi cần tiền có thể vay ngân hàng bằng cách đem chiết khấu các hối phiếu chưa đến hạn trả tiền (số tiền vay bằng cách chiết khấu hối phiếu thường nhỏ hơn số tiền ghi trên hối phiếu. Số chênh lệch là lợi tức chiết khấu). Hình thức tín dụng này rất phổ biến ở các nước bởi vì việc chiết khấu thường dễ dàng và ngay khi giao chứng từ về hàng hoá người xuất khẩu đã có thể sử dụng được lợi nhuận của hoạt động xuất khẩu để tái đầu tư.
Thời hạn vay bằng cách chiết khấu hối phiếu là thời hạn còn lại chưa đến hạn thanh toán của hối phiếu. Người hoàn trả tiền vay và lợi tức là người có nghĩa vụ trả tiền ghi trên hối phiếu.
Cơ sở để xác định khối lượng tín dụng này là giá trị của hối phiếu sau khi đã trừ đi giá trị chiết khấu và lệ phí nhờ thu. Giá trị chiết khấu thường được xác định ở các ngân hàng theo công thức:
Trong đó: Tck: Giá trị chiết khấu
M: Mệnh giá hối phiế
P: Lệ phí t: thời gian chiết khấu (ngày)
Lck: lãi suất chiết khấu theo năm
Trong các yếu tố trờn thỡ lãi suất chiết khấu thường được quan tâm hơn cả. Tỷ lệ này phụ thuộc các yếu tố:
- Khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu
- Thời hạn thanh toán
- Giá trị hối phiếu...
Chiết khấu bộ chứng từ hàng hóa :
Đây là hình thức tín dụng của ngân hàng cấp cho nhà xuất khẩu trên cơ sở chiết khấu bộ chứng từ trước khi đến hạn thanh toán. Với hình thức này ngân hàng tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu có thể thu hồi được vốn nhanh tương tự như chiết khấu hối phiếu. Tỉ lệ chiết khấu phụ thuộc vào phương thức chiết khấu:
- Chiết khấu bảo lưu quyền truy đòi: là ngân hàng sau khi thực hiện chiết khấu bộ chứng từ, sẽ quay lại truy đòi nhà xuất khẩu nếu bên nước ngoài từ chối thanh toán, lãi xuất chiết khấu trong trường hợp này thường thấp.
- Chiết khấu miễn truy đòi: là trường hợp ngân hàng mua đứt bộ chứng từ, nếu bên nước ngoài không thanh toán thì ngân hàng chiết khấu chịu rủi ro, không được truy đòi lại khách hàng. Tỉ lệ chiết khấu này thường cao.
2.Thực trạng tình hình cho vay tài trợ xuất khẩu tại Vietinbank Hoàng Mai
Về cơ chế
Ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, đặt ra một yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam phải cải cách và điều chỉnh cơ chế chính sách, đặc biệt là các chính sách trợ cấp phù hợp với các cam kết quốc tế. Cơ chế, chính sách của Nhà nước về TDXK phải thay đổi để phù hợp với cam kết của Việt Nam và phù hợp với cơ chế thị trường. Tuân thủ quy định của WTO về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp định SMC), hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng công cụ lãi suất ưu đói ủược coi là loại trợ cấp bị cấm (trợ cấp đốn đỏ) sẽ phải xoá bỏ ngay từ thời điểm gia nhập.
* Lãi suất cho vay:
Lãi suất cho vay = lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm + 0,5%/năm
Theo quy ủịnh của Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về TDĐT và TDXK của Nhà nước thì lãi suất cho vay được nâng lên tiệm cận với lãi suất cho vay của các NHTM. Hiện tại lãi suất cho vay là 8,7%/năm.
* Hình thức TDXK: bổ sung hình thức cho nhà nhập khẩu vay và bảo lónh TDXK. Cụ thể gồm các hình thức sau
* Đối tượng vay vốn: là Doanh nghiệp tổ chức kinh tế trong nước có HĐXK hàng hóa nằm trong danh mục mặt hàng vay vốn TDXK gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, công ty hợp danh, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp tư nhõn, HTX, liờn HTX.
* Bảo đảm tiền vay: Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về TDĐT và TDXK của Nhà nước đã cho phép thực hiện đảm bảo tiền vay đối với TDXK như cơ chế đang áp dụng cho hệ thống NHTM. Khi vay vốn hoặc được bảo lãnh chủ đầu tư được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay và bảo lãnh. Trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện bảo đảm tiền vay và bảo lãnh, chủ đầu tư phải sử dụng tài sản hợp pháp khác để bảo đảm tiền vay và bảo lãnh với giá trị tối thiểu bằng 15% tổng mức vốn vay và bảo lãnh.
* Danh mục mặt hàng vay vốn TDXK gồm 4 nhóm cơ bản: Nhóm hàng nông, lõm, thủy sản; Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ; Nhóm sản phẩm công nghiệp; Máy tính nguyờn chiếc, phụ kiện máy tính và phần mềm tin học.
2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ cho xuất khẩu
2.1.1. Cho vay xuất khẩu:
Tình hình cho vay TDXK năm 2007 và quý 1/2008
BẢNG: Tình hình cho vay TDXK năm 2008-2010
đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu
2008
2009
2010
Số khoản vay
3.350
5.894
5784
Doanh số cho vay
95.440
183.500
219.540
Thu nợ gốc
69.000
152.500
185.240
Thu lãi
1.730
2.920
3.520
Dư nợ cuối kỳ
55.160
79.240
103.240
Dư nợ bình quân
29.000
53.200
61.000
Tỉ lệ nợ quá hạn (%)
0,74
0,6
0,55
(Nguồn số liệu Ngân hàng Phát triển Việt Nam)
Qua Bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho vay năm 2008 đạt 95.440 triệu đồng, thu nợ gốc 69.000 triệu đồng, thu lói đạt 1.730 triệu đồng, dư nợ cuối kỳ là 55.160 triệu đồng, tỷ lệ nợ quỏ hạn là 0,74% trên dư nợ, dư nợ bình quõn 29.000 triệu đồng, vượt 16% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Năm 2008, lãi suất cho vay của Vietinbank Hoàng Mai tăng lên đáng kể, do ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế Mĩ,đõy là thời điểm lạm phát tăng cao, NHNN ban hành những chính sách thắt chặt tiền tệ, nâng lãi suất cho vay, hạn chế cho vay để hút tiền về nhằm kìm chế lạm phát.theo quy định của bộ tài chính lãi suất cho vay là 8,7%/năm. Lãi suất tăng ảnh hưởng đến doanh số cho vay của Vietinbank Hoàng Mai, nhưng với sự nỗ lực của toàn hệ thống ngân hàng đã hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch dư nợ bình quõn TDXK đã giao.
Năm 2009, chỉ tiêu dư nợ bình quân được giao là 40.000 triệu đồng, Trong năm 2009 kết quả thực hiện tại Vietinbank Hoàng Mai về doanh số cho vay đạt 183.500 triệu đồng, dư nợ cuối kỳ là 79.240 triệu đồng và dư nợ bình quân đạt 53.200 triệu đồng, vượt chỉ tiêu 33%. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm,chỉ chiếm 0,6% trên dư nợ. Kết quả doanh số cho vay tăng 92,23%, số khoản vay tăng 2544 khoản, số lãi thu được từ cho vay TDXK tăng 68,8% so với năm 2008. Nguyên nhân của việc tăng trưởng nhanh như vậy là do trong năm 2009, mức lãi suất quy định cho vay TDXK là hơn 10%/năm, nhưng chính phủ trợ cấp 4% nên mức lãi suất thực tế mà DN XNK phải chịu chỉ là 6,9%. Chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi làm tăng mạnh nhu cầu về vốn vay Ngân hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Theo quyết định số 3280/QĐ-BTC công bố lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bằng đồng Việt Nam là 9,6%/năm, bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi là 6,0%/năm.Mức lãi suất này được áp dụng cho các dự án ký hợp đồng lần đầu tiên kể từ ngày 1-1-2010. Với việc tăng lãi suất từ 6,9% lên 9,6% cho các khoản vay TDXK bằng đồng Việt Nam. Quyết định này ảnh hưởng khá mạnh tới việc cho vay TDXK tại các ngân hàng nói chung và Vietinbank nói riêng. Để đối phó với lạm phát được dự tính trước trong năm 2011, mức lãi suất được nâng lên làm hạn chế khả năng vay vốn của các doanh nghiệp kinh doanh XNK.Nhưng mặt khác, tỷ giá đồng USD được nâng lên, điều này gây ra những tác động trái chiều tới việc cho vay TDXK của Vietinbank Hoàng Mai Cụ thể, trong năm 2010, số khoản cho vay giảm xuống còn 5784 khoản, nhưng các chỉ số doanh số cho vay, dư nợ bình quân và thu lãi đều tăng với mức tăng tương ứng là 36.040 triệu đồng (19,64%), 7.800 triệu đồng ( 14,66%), 600 triệu đồng ( 20,55%) góp phần không nhỏ vào chỉ số tăng trưởng ấn tượng của Vietinbank Hoàng Mai trong năm 2010 là 170%.
* Doanh số cho vay TDXK phõn theo mặt hàng
Doanh số cho vay TDXK theo mặt hàng năm 2008-2010
đơn vị: triệu đồng
Mặt hàng
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tổng số
95.440
183.500
21.9540
Gạo
13.160
18.890
21.500
Thủy hải sản
37.640
55.600
72.800
Dệt may
0
0
0
Dệt kim
0
0
0
Điều
4.510
9.520
10.800
Cà phê
14.920
36.800
49.540
Đóng tàu biển
2.140
3540
2.780
Đồ gỗ
4.630
7.600
10.550
Rau quả
4.470
5.500
6.720
Mặt hàng khác
13.970
38.590
44.850
(Nguồn số liệu Vietinbank Hoàng Mai)
Năm 2007, Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính Phủ có hiệu lực ngày 16/01/2007 quy định Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu gồm 4 nhóm cơ bản. Doanh số cho vay đối với các mặt hàng truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ cao. Theo quy định mới, ngoài 4 mặt hàng bị cắt giảm (gạo, dệt kim, may mặc, da giầy...) thì mặt hàng được mở rộng hơn theo hướng tăng các sản phẩm chế biến và công nghiệp. Trong số các mặt hàng bị cắt giảm có mặt hàng dệt kim, dệt may, da giầy... là thế mạnh cho vay của khá nhiều địa phương trước đõy (Thái Bình với mặt hàng dệt may; các tỉnh Tõy Nam Bộ với mặt hàng gạo; Đồng Nai, Bình Dương với mặt hàng da giầy ...).
Trong khoảng thời gian 2008-2010 tỷ trọng cho vay mặt hàng truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ cao trong doanh số cho vay, trong đó mặt hàng thủy sản và cà phê là 2 mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất.
2.1.2. Nhờ thu đi
Chỉ tiêu/ Năm
2008
2009
2010
Phát hành
105.689.215 USD
120.007.868 USD
130.569.700 USD
Thanh toán
70.245.859 USD
98.246.846 USD
120.140.600 USD
Số dư
13.307.478 USD
35.068.500 USD
45.497.600 USD
Với tổng số phát hành các năm luôn lớn hơn 100 triệu USD, Vietinbank Hoàng Mai là một trong những chi nhánh đi đầu trong hoạt động tín dụng xuất khẩu với tốc độ tăng hàng năm của các khoản tiền là hơn 8%. Năm 2008, phát hành 105.689.215 USD, năm 2009 phát hành 120.007.868 USD tăng đến 13,55%. Tới năm 2010 là 130.569.700 USD tăng 8,8% so với năm 2009.
2.2.Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ cho nhập khẩu:
L/C trả ngay ( sight L/C )
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Phát hành
700 món/ 95.880.215 USD
820 món/ 132.335.697 USD
900 món/ 151.478.100 USD
Thanh toán
680 món/ 130.111.245 USD
820 món/ 170.660.884 USD
915 món/ 151.467.000 USD
Dư cuối kì
65.113.677 USD
26.788.490 USD
26.799.590 USD
L/C trả chậm ( deferred L/C )
Chỉ tiêu/ Năm
2008
2009
2010
Phát hành
350 món/9.350.700 USD
407 món/ 11.025.150 USD
450 món/ 15.505.150 USD
Thanh toán
310 món/ 12.450.569 USD
380 món/ 15.085.268 USD
425 món/ 22.018.500 USD
Dư cuối kì
22.255.618 USD
18.195.500 USD
11.682.150 USD
Nhờ thu đến:
Chỉ tiêu/ Năm
2008
2009
2010
Phát hành
75.892.345 USD
119.305.700 USD
140.405.697 USD
Thanh toán
50.328.776 USD
65.085.588 USD
70.980.246 USD
Số dư
16.619.413 USD
70.839.525 USD
140.264.976 USD
Năm 2008, phát hành tổng số 1050 L/C ( 700 L/C trả ngay và 350 L/C trả chậm ) với số tiền là 105.230.915 USD. Năm 2009 phát hành 1227 L/C ( 820 L/C trả ngay và 407 L/C trả chậm ) tổng số tiền 143.360.847 USD. Năm 2010 phát hành 1350 món ( 900 L/C trả ngay, 450 L/C trả chậm ) tổng số tiền là 166.983.250 USD. Trong tất cả các năm, số tiền phát hành L/C trả ngay lớn hơn rất nhiều so với L/C trả chậm, các món L/C này được sử dụng nhiều trong thanh toán nhập khẩu với những hợp đồng giá trị lớn, đảm bảo nhận tiền ngay khi giao hàng. Đặc biệt trong năm 2009, nhu cầu nhập khẩu tăng do tình hình kinh tế thế giới đã dần ổn định, do vậy số món L/C phát hành cũng tăng mạnh so với năm 2008, 177 món tương đương 38.129.932 USD.
Nhờ thu đến cũng là một dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu từ hoạt động TDXNK của Vietinbank Hoàng Mai, năm 2008 phát hành 75.892.345 USD, năm 2009 phát hành 119.305.700 USD, tăng 43.413.355 USD tương đương 57,20%, năm 2010 phát hành 140.405.697 USD, tăng 1.099.997 USD ( 17,7%). Năm 2010, tốc độ tăng chỉ còn 17,7%, điều này là do trong năm 2010, nhu cầu về nhập khẩu có giảm tương đối so với năm 2009, dẫn tới việc nhờ thu đến giảm tương đối so với năm 2009
3.Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2008-2010:
3.1. Kết quả đạt được:
Mặc dù lĩnh vực xuất nhập khẩu là một lĩnh vực cũn khá mới mẻ, nhưng từ khi bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2007 đến nay Ngõn hàng Công thương Hoàng Mai đã thu được những thành công không nhỏ trong lĩnh vực này.
- Về quan hệ hợp tác : Cho đến nay Ngõn hàng Công thương Hoàng Mai đã thiết lập được nhiều mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngõn hàng thương mại khác như : VCB, Maritime bank, BIDV, Techcombank, Agribank...
Hiện nay hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu đã góp phần đa dạng hoỏ các
hoạt động ngõn hàng quốc tế trong quá trình hội nhập, kết hợp với các dịch vụ hoạt động ngõn hàng quốc tế khác, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ của Ngõn hàng Công thương Việt Nam và sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Về hoạt động nghiệp vụ : Trong ba năm liên tục từ năm 2008 đến năm 2010 Doanh số cho vay xuất nhập khẩu của Vietinbank Hoàng Mai luôn tăng trưởng ở mức cao trung bình năm 2009 tăng 92,27% so với năm 2008. Năm 2010 tăng 19,64% so với năm 2009. Điều này thể hiện thị trường xuất nhập khẩu đối với ngõn hàng ngày càng được mở rộng.
Bảng : Doanh số cho vay xuất nhập khẩu giai đoạn 2008 - 2010
(đơn vị : tỷ đồng)
Năm
Doanh số cho vay
Tăng so với năm trước (%)
2008
95.440
-----
2009
183.500
92,27
2010
219.500
19,64%
Nguồn : Báo cáo Tổng kết hoạt động tín dụng
xuất nhập khẩu giai đoạn 2008-2010
Năm 2008 doanh số cho vay xuất nhập khẩu của Vietinbank Hoàng Mai chỉ đạt 95.440 triệu đồng , đến năm 2009 đã đạt 183.500 triệu đồng tăng 88.060 triệu đồng và năm 2010 doanh số cho vay xuất nhập khẩu đã đạt 219.500 triệu đồng tăng 36.000 triệu đồng so với năm 2009.
Về dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu : Năm 2008 đạt 55.160 triệu đồng , năm 2009 đạt 79.240 triệu đồng , năm 2010 là năm hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Vietinbank Hoàng Mai đạt dư nợ cao nhất là 103.240 triệu đồng , gần gấp 2 lần năm. Điều này cho thấy theo thời gian hoật động tín dụng xuất nhập khẩu của Ngõn hàng càng tăng trưởng và khả năng đáp ứng vốn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngày càng cao.
Tỷ trọng dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu trong tổng dư nợ tuy chưa cao , tuy nhiên tỷ lệ này được tăng dần qua các năm chứng tỏ vai trò của tín dụng xuất nhập khẩu trong hoạt động tín dụng của Vietinbank Hoàng Mai ngày càng quan trọng .
Mặt khác , như ta đã biết giai đoạn từ năm 2008 đến nay là giai đoạn rất khó khăn đối với hoạt động kinh tế đối ngoại bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới bắt đầu từ nhữn tháng đầu năm 2008 cùng với sự chững lại của một số nền kinh tế các nước có quan hệ bạn hàng với Việt Nam đã làm cho thị trường xuất nhập khẩu của nước ta bị thu hẹp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn về tiêu thụ hàng hoỏ . Trong điều kiện đó mức tăng trưởng tín dụng xuất nhập khẩu của Vietinbank Hoàng Mai vẫn dược duy trì ở mức cao và ổn định chứng tỏ khả năng và nỗ lực rất lớn của Chi nhánh trong lĩnh vực này.
* Tín dụng xuất khẩu:
Mặc dù mới đi vào hoạt động, tín dụng xuất khẩu của ngõn hàng bước đã đạt được một số kết quả khả quan. Đáp ứng một phần nhu cầu vốn không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Cụ thể là:
Về quan hệ khách hàng: hiện nay Vietinbank Hoàng Mai đã là nhà tài trợ của rất nhiều các tổng công ty có thế mạnh về xuất trên địa bàn, như các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Châu Phong, doanh nghiệp nhập khẩu hàng thủy hải sản Đông Tiến.
Về hoạt động nghiệp vụ: hoạt động nghiệp vụ xuất khẩu đã được triển khai trên địa bàn thuộc ngân hàng, và tại một số doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu mạnh đã triển khai tốt hoạt động này và đây là hạt nhân tốt để thúc đẩy việc thực hiện tốt trong hệ thống ngõn hàng.
Tín dụng xuất khẩu của Vietinbank Hoàng Mai hiện nay là cho vay ngắn hạn đồng thời cung cấp dịch vụ nhờ thu đi, đáp ứng vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp xuất khẩu. Tỷ trọng cho vay xuất khẩu đạt trung bình 63,3%, trong đó năm cao nhất là năm 2008 chiếm 70%. Hai năm trở lại đõy tỷ trọng này có giảm song không lớn (62% năm 2009 và 58% năm 2010) và dư nợ tuyệt đối vẫn tăng trong điều kiện hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng.
Tín dụng nhập khẩu:
Hoạt động tín dụng nhập khẩu của Chi nhánh Ngõn hàng Công thương Hoàng Mai được thực hiện sớm hơn tín dụng xuất khẩu do từ lõu chi nhánh đã là bạn hàng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công thương nghiệp có nhu cầu lớn về nhập khẩu móc thiết bị sản xuất kinh doanh cũng như bởi nhu cầu nhập khẩu cuả nước ta về hàng hoỏ lớn hơn nhiếu so với xuất khẩu vì các lí do: hoặc hàng của ta không sản xuất được hoặc sản xuất ra nhưng không xuất khẩu được do chất lượng kém, giá thành cao... Những năm gần đõy hoạt động tín dụng nhập khẩu của Vietinbank Hoàng Mai luôn đạt được những thành công mặc dù đấy không phải lĩnh vực chủ lực của ngân hàng, cụ thể:
- Về quan hệ bạn hàng và mạng lưới hoạt động: hiện nay quan hệ trong hoạt động tín dụng cho nhập khẩu của Vietinbank Hoàng Mai có thể coi là khá rộng. Ngõn hàng đã thiết lập mối liên hệ tài trợ của rất nhiều dự án nhập khẩu với nhiều ngõn hàng trong và ngoài nước. Mạng lưới trong nước cũng không ngừng được mở rộng. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với sự mở rộng và tăng cường khả năng cạnh tranh của Vietinbank Hoàng Mai đối các ngõn hàng khác.
- Về kết quả hoạt động nghiệp vụ: dự nợ tín dụng nhập khẩu tăng mạnh trong điều kiện bất lợi về tỷ giá và đóng góp một vai trò lớn trong việc hiện đại hoỏ máy móc thiết bị, dõy chuyền công nghệ, hàng hoỏ của các doanh nghiêp.
Tình hình nợ quá hạn xuất nhập khẩu (XNK) của Vietinbank Hoàng Mai
Chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của ngõn hàng được phản ánh khá rõ ở tình hình nợ quá hạn.Do vậy sẽ là thiếu sót khi ta xem xét chất lượng của các khoản tín dụng xuất nhập khẩu của Vietinbank Hoàng Mai mà không chú ý đến nợ quá hạn của ngõn hàng.
So với các ngõn hàng khác thì tỷ lệ nợ quá hạn xuất nhập khẩu của chi nhánh thấp hơn rất nhiều. Chẳng hạn như ở chi nhánh ngõn hàng EximBank Hà Nội một chi nhánh ngõn hàng chủ lực trong kinh doanh đối ngoại thì tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng xuất nhập khẩu năm 2008 là 9,9% năm 2009 có hạ cũng chỉ ở mức 6,6%. Trong khi đó tỷ lệ này của Vietinbank Hoàng Mai giao động ở con số 0,5-0,7%. Con số này nói lên một thành tựu rất lớn của ngõn hàng trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Vietinbank Hoàng Mai đã được hạ thấp các năm từ 2008-2010. Năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng xuất nhập khẩu là 0,7%%, năm 2009 giảm xuống cũn 0,6% và đến năm 2010 là 0,55%. Những con số này phản ánh nỗ lực rất lớn của Vietinbank Hoàng Mai trong việc nõng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu. Tỷ lệ nợ quá hạn xuất nhập khẩu được duy trì tương đối ổn định và ở mức rất thấp.
Tỷ lệ nợ quá hạn thấp chủ yếu là do nợ quá hạn trung và dài hạn thấp. Năm cao nhất tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn mới chỉ là 1,2%.
Nợ quá hạn trung và dài hạn thấp là do các nguyờn nhân sau:
Thứ nhất: cho vay trung và dài hạn tín dụng xuất nhập khẩu của Ngõn hàng Công thương Hoàng Mai thường có thời hạn cho vay dài, thời kỳ trả nợi ổn định và các doanh nghiệp có thể đề điều chỉnh kỳ trả nợ. Mặt khác, lãi suất của hình thức này thường thấp hơn các nguồn khác và người vay được lựa chọn lãi suất để hạn chế rủi ro do đó nó tạo cho các doanh nghiệp có thời gian khai thác vốn và thu được lợi nhuận để trả nợ.
Thứ hai: là nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc việc xử lý và thu hồi nợ, một số khoản vay cần được điều chỉnh mức thu nợ hàng năm đã được xử lý kịp thời. Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng xuất nhập khẩu ngắn hạn cao hơn nhiều so với tín dụng trung và dài hạn với các lí do: Cho vay ngắn hạn tập trung vào cho vay xuất khẩu mà các mặt hàng xuất khẩu như: nông, lõm, thuỷ hải sản thường mang tính mùa vụ cao do đó thời điểm hoàn trả thường sai lệch so sới thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu thu được tiền hàng. Cho vay ngắn hạn tín dụng xuất nhập khẩu thường gặp những khó khăn do sự biến động giá cả tỷ giá hơn so với cho vay trung dài hạn.
Do có tõm lí là những khoản vay ngắn hạn thường nhỏ và phõn tán ở nhiều khách hàng khác nhau nên việc thẩm định đối với các khoản tín dụng này cũn lỏng lẻo, sự quản lí, đôn đốc thu hồi nợ thực hiện chưa được tốt.
Năm 2008 là năm tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng trung ngắn hạn XNK cao nhất 0,8% đõy là thời kì thị trường thế giới có những biến động lớn làm ảnh hưởng lớn đến giá cả hàng hoỏ XNK
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 183.doc