Công ty Công trình Đường Sắt là đơn vị trực thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam, trước đây là xí nghiệp liên hợp công trình thuộc liên hợp công trình đường sắt Việt Nam, là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Từ khi thành lập tới nay Công ty có những bước phát triển không ngừng, Công ty đã trở thành một doanh nghiệp trực tiếp tham gia xây dựng các công trình lớn vừa thực hiện hoàn thành kế hoạch của Tổng công ty giao phó vừa khai thác, đấu thầu các công trình mới. Tiền thân với tên gọi là đội cầu, đường, kiến trúc, thông tin, tín hiệu, được thành lập theo quyết định số 1027/QĐ/TCCB - LĐ ngày 27/5/1993 của Bộ Giao thông vận tải, đăng ký kinh doanh số: 100091 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. Trụ sở đóng tại: số 131 đường Thạch Hãn-TP.Huế-Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến ngày 20/03/2003 được đổi tên thành Công ty Công trình đường sắt theo quyết định số 734/2003/QĐ - GTVT của Bộ Giao thông vận tải. Đến tháng 6/2003 do yêu cầu và nhiệm vụ mới công ty chuyển trụ sở ra đóng tại số 09 - Láng Hạ - Q.Ba Đình - Hà Nội.
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty công trình đường sắt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu và bên giao thầu.
- Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá sản phẩm là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành. Do đó đến cuối kỳ sản phẩm chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí được tính vào giá trị sản phẩm dở dang.
- Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý (xác định được giá dự toán) thì giá trị sản phẩm dở dang là giá trị khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính giá theo chi phí thực tế sau khi đã phân bổ chi phí thực tế cho giai đoạn hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán.
Phương pháp này yêu cầu khối lượng tính toán nhiều hơn, việc xác định điểm dừng kỹ thuật hợp lý là rất khó đòi hỏi chuyên môn cao nhưng nó phản ánh chi phí một cách kịp thời, chính xác.
VII. tổ chức hệ thống sổ kế toán về Chi Phí Sản Xuất và tính giá Thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
Có nhiều hình thức sổ kế toán như: nhật ký sổ cái, nhật ký chung, nhật ký chứng từ, chứng từ ghi sổ để hạch toán chi phí sản xuất. Tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh, tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý và kế toán có thể lựa chọn một trong các hình thức trên. Nếu doanh nghiệp sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ thì sử dụng các loại sổ sau:
- Hệ thống sổ chi tiết: sổ chi tiết hạch toán chi phí sản xuất được mở theo đối tượng hạch toán. Cụ thể có các sổ chi tiết 621, 622, 623, 627, 154, 632... được mở cho từng công trình, hạng mục công trình.
- Hệ thống sổ tổng hợp: gồm Sổ Cái và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Hàng ngày căn cứ vào bảng phân bổ và các chứng từ chi khác để lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Ngoài ra các bảng phân bổ và các chứng từ chi còn được dùng để ghi các sổ chi tiết 621,622,623,627. Cuối tháng khóa sổ và đối chiếu số liệu, tiến hành lập các báo cáo tài chính.
Chương II:
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty công trình đường sắt.
I. KháI quát chung về công ty công trình đường sắt.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Công trình đường sắt.
Tên giao dịch: Công ty Công trình Đường sắt
Trụ sở chính: Số 09 Láng Hạ - Quận Ba Đình -TP.Hà Nội
Số điện thoại: 04.5145715 - 4.5145831 - Fax: 04.5145671
Tài khoản: 1251.00000.16477 - Tại NH Đầu tư phát triển Đông Đô
Mã số thuế: 3300101075.
Ngành nghề kinh doanh của công ty: Xây dựng các công trình giao thông: đường bộ, đường sắt. Xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng. Sản xuất vật liệu xây dựng như: cấu kiện bê tông đúc sẵn, gia công sửa chữa phương tiện…
Công ty Công trình Đường Sắt là đơn vị trực thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam, trước đây là xí nghiệp liên hợp công trình thuộc liên hợp công trình đường sắt Việt Nam, là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Từ khi thành lập tới nay Công ty có những bước phát triển không ngừng, Công ty đã trở thành một doanh nghiệp trực tiếp tham gia xây dựng các công trình lớn vừa thực hiện hoàn thành kế hoạch của Tổng công ty giao phó vừa khai thác, đấu thầu các công trình mới. Tiền thân với tên gọi là đội cầu, đường, kiến trúc, thông tin, tín hiệu, được thành lập theo quyết định số 1027/QĐ/TCCB - LĐ ngày 27/5/1993 của Bộ Giao thông vận tải, đăng ký kinh doanh số: 100091 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. Trụ sở đóng tại: số 131 đường Thạch Hãn-TP.Huế-Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến ngày 20/03/2003 được đổi tên thành Công ty Công trình đường sắt theo quyết định số 734/2003/QĐ - GTVT của Bộ Giao thông vận tải. Đến tháng 6/2003 do yêu cầu và nhiệm vụ mới công ty chuyển trụ sở ra đóng tại số 09 - Láng Hạ - Q.Ba Đình - Hà Nội.
Trong năm 2004 vừa qua Công ty đã thực hiện một số công trình, hạng mục công trình như: cầu Thịnh kỷ, cầu chui Lạng Sơn, ga Giáp Bát, cầu Long Biên, cầu Diễn Hồng…Các công trình đều được xây dựng với chất lượng tốt, thi công và bàn giao công trình đúng tiến độ, đã và đang ngày càng tạo uy tín, khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường. Có được sự thành công này là nhờ sự nỗ lực không nhỏ của tập thể ban lãnh đạo Công ty, của đội ngũ quản lý, kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề với sự trợ giúp đắc lực của giàn máy móc thiết bị hiện đại.
Bước đầu, khi thành lập Doanh nghiệp nhà nước là 650 người đến năm 2004, tổng số công nhân viên toàn công ty là 1870 người và sản lượng sản xuất ra là 178.664 triệu đồng. Sau đây là kết quả hoạt dộng kinh doanh của công ty trong 3 năm qua:
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
1
Tổng Doanh thu
185.826
152.596
178.664
2
Tổng Lợi nhuận
5.782
5.593
5.650
3
Nộp Ngân sách Nhà nước
3.757,3
2.833,3
4.325,1
4
Thu nhập bình quân
1,050
1,270
1,350
(Trích số liệu trong Báo cáo tài chính của các năm 2002, 2003, 2004)
Trong nhiều năm tới, nhu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, công trình công nghiệp và dân dụng còn rất lớn, đó là những thuận lợi cơ bản cho ngành xây dựng nói chung và cho Công ty Công trình Đường sắt nói riêng. Trước những thuận lợi này đòi hỏi các cấp lãnh đạo Công ty cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty nỗ lực hơn nữa để khắc phục những khó khăn nhằm xây dựng Công ty ngày một vững mạnh hơn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho CBCVN và đóng góp nhiều hơn cho Ngân sách Nhà nước.
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Là đơn vị xây lắp nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có những đặc điểm riêng biệt, khi công ty trúng thầu công trình sẽ giao khoán từng phần việc hoặc toàn bộ công trình đó cho mỗi đội sản xuất hoặc cho xí nghiệp (những đơn vị trực thuộc) theo hình thức khoán sản phẩm, các đơn vị trực thuộc tập hợp chứng từ, hóa đơn...để nộp cho bộ máy kế toán của công ty. Bên cạnh sự tác động của đặc điểm xây dựng thì việc tổ chức hạch toán các yếu tố đầu vào, đầu ra còn chịu ảnh hưởng của quy trình công nghệ, hầu hết các công trình phải tuân theo quy trình sản xuất như sau:
Bàn giao, thanh quyết toán công trình
Nghiệm thu KT và tiến độ thi công với bên A
Đấu thầu hoặc giao thầu
Ký hợp đồng với chủ đầu tư (bên A)
Tổ chức thi công
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của công ty bao gồm: Ban Giám Đốc, 6 phòng ban và 10 xí nghiệp thành viên.
* Ban Giám đốc gồm:
Tổng Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất trong công ty, có nhiệm vụ quản lý toàn diện và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật: Là người phụ trách công tác kỹ thuật, an toàn trong thi công, tiến độ chất lượng, tổ chức nghiệm thu công trình.
Phó Tổng Giám đốc nội chính: Là người phụ trách đôn đốc các chế độ chính sách đối với CBCNV. Đối nội, đối ngoại, xây dựng các quy chế của công ty công trình đường sắt.
Phó Tổng Giám đốc kinh doanh: Là người tham mưu cho tổng giám đốc các kế hoạch sản xuất, điều hành cung ứng vật tư thiết bị, hợp đồng kinh tế..
* Các phòng ban gồm:
Phòng Kế Hoạch - Kinh doanh: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc, phó Tổng Giám đốc kinh doanh, điều hành thiết bị, các hợp đồng kinh tế, lập kế hoạch mua sắm thiết bị, đại tu sửa chữa, thanh lý thiết bị xuống cấp.
Phòng Kỹ thuật - Công nghệ: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó TGĐ kỹ thuật. Nghiên cứu các hồ sơ kỹ thuật của các công trình, lập dự án, tổ chức phương án thi công, theo dõi giám sát tiến độ thi công kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Phòng Tổ chức - Lao động: Phụ trách công tác tuyển dụng lao động, đào tạo thợ lành nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ. Cải tiến cơ cấu tổ chức sắp xếp nhân lực theo yêu cầu sản xuất.
Phòng Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu cho TGĐ về công tác kế toán tài chính, mở sổ sách theo dõi tài chính, tài sản, vật tư, lập hồ sơ chứng từ ghi chép và hạch toán các tài khoản kế toán, có trách nhiệm quản lý tài sản vật tư, các loại vốn, giúp công ty thực hiện theo đúng chế độ kế toán, thực hiện việc thu nộp Ngân sách, lưu trữ các tài liệu, chứng từ theo đúng nguyên tắc quy định của Nhà nước.
Phòng hành chính tổng hợp và trạm y tế: Có nhiệm vụ tham mưu về công tác quản lý hành chính, lưu trữ công văn đi, đến, quản lý con dấu theo đúng chế độ quy định. Tổ chức các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao, thông tin. Trạm y tế có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty.
Phòng Vật tư - Thiết bị: Có nhiệm vụ tham mưu, cung ứng vật tư trong công ty trên cơ sở nhiệm vụ thi công các công trình, phòng vật tư chủ động xác định số lượng và chất lượng vật tư cho công trình hàng tháng.
* Các xí nghiệp thành viên: gồm 10 xí nghiệp thành viên. Các xí nghiệp trực thuộc được phép hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng nhưng chỉ là tài khoản chuyên chi. Các đơn vị trực thuộc vẫn phải gửi hóa đơn lên để công ty hạch toán.
Sơ đồ mạng lưới tổ chức của Công ty CT đường sắt – Sơ đồ 1.8
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán của công ty đóng một vai trò quan trọng. Trên cơ sở chế độ hiện hành về tổ chức công tác kế toán phù hợp với tình hình thực tế của công ty và tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán nửa tập trung nửa phân tán. Các đơn vị trực thuộc công ty hạch toán phụ thuộc theo phân cấp cụ thể của công ty.
Phòng kế toán phân công công việc như sau:
Trưởng phòng kế toán: là người chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc công ty và các cơ quan pháp luật về toàn bộ công tác kế toán cũng như toàn bộ thông tin cung cấp, có nhiệm vụ theo dõi chung, tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ Công ty, phân công công việc cụ thể cho các nhân viên kế toán.
Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng kế toán: dựa vào chứng từ từ các phần hành gửi đến để vào sổ tổng hợp. Cuối tháng tính ra số tiền phát sinh, số dư đối chiếu với các sổ chi tiết để làm căn cứ lập các báo cáo tài chính.
Kế toán thanh toán nội bộ kiêm kế toán tiền mặt: Tính lương, tính các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho toàn công ty. Căn cứ vào giấy xin tạm ứng, các hoá đơn mua hàng để viết phiếu thu, phiếu chi, cuối tháng lên bảng tổng hợp tiền mặt.
Kế toán vật tư kiêm kế toán công nợ: Thường xuyên cập nhật số nhập, xuất vật tư phát sinh vào các sổ, thẻ chi tiết. Đối chiếu thống nhất với các phòng ban liên quan. Lập các thủ tục thanh toán với người bán, người mua.
Kế toán Ngân hàng kiêm kế toán chi phí tính giá thành: Có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ có liên quan đến ngân hàng như đi vay, theo dõi tiền bên A trả. Dựa vào định mức chi phí và chi phí thực tế phát sinh tập hợp được để tính giá thành.
Kế toán tài sản cố định kiêm Thủ quỹ: Là người thực hiện thu, chi, có nhiệm vụ đảm bảo an toàn quỹ và căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ các biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ kế toán phản ánh vào sổ sách bằng các bút toán thích hợp.
Kế toán theo dõi khoán kiêm kế toán thu khối lượng và kế toán thuế: theo dõi các khoản ứng tiền của các công trình, kiểm tra các thủ tục hoàn ứng, cuối quý lên khối lượng thu hồi vốn. Theo dõi các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước.
Kế toán các xí ngiệp thành viên: Có nhiệm vụ kiểm tra thu thập chứng từ, hoá đơn và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày vào các sổ chi tiết và tổng hợp, cuối tháng lập bảng kê về phòng kế toán Công ty.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ở công ty - Sơ đồ 1.9
1.5 - Một số đặc điểm chủ yếu của công tác kế toán tại công ty
Cùng với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc phục vụ thi công công trình, từ năm 1997 Công ty đã áp dụng hạch toán kế toán bằng máy vi tính nhằm giảm nhẹ khối lượng ghi chép của kế toán các phần hành, nâng cao tính chính xác và kịp thời của thông tin cung cấp.
- Chế độ kế toán áp dụng tại công ty là chế độ áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp theo quyết định: 1864/QĐ/BTC/CĐKT ban hành ngày 16 tháng 12 năm 1998.
- Hệ thống tài khoản kế toán Công ty áp dụng phù hợp và tuân thủ theo nguyên tắc được quy định trong quyết định 1141/TC-QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và quyết định 1864/1998/QĐ-BTC.
- Xuất phát từ đặc điểm hoạt động của Công ty cũng như để thuận lợi cho công tác hạch toán bằng máy vi tính Công ty lựa chọn hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
- Do đặc điểm là công ty xây lắp và hình thức kinh doanh của công ty nên kỳ lập báo cáo của công ty là theo quý.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ và lập Báo cáo tài chính là Đồng Việt Nam.
- Công ty hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty Công trình Đường sắt phải lập các báo cáo sau:
Mẫu biểu 01 - DN: “Bảng Cân đối kế toán”
Mẫu biểu 02 - DN: “Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”
Mẫu biểu 03 - DN: “Thuyết minh báo cáo tài chính”
Hiện nay Công ty Công trình đường sắt đang sử dụng phần mềm kế toán: “Accounting System”. Phần mềm này được áp dụng đối với hình thức: “Chứng từ ghi sổ”. Hàng tháng căn cứ vào chứng từ gốc ban đầu. Kế toán từng phần hành lập chứng từ ghi sổ để vào máy. Sau đó máy sẽ tự động lên các loại sổ và các báo cáo chuyên dùng.
Do đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty trong lĩnh vực xây dựng nên mỗi một công trình có một ký hiệu riêng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý. Việc mã hoá hệ thống tài khoản chi tiết chi phí tại Công ty được thực hiện như sau:
VD: Công trình Cầu Trà Si được ký hiệu là: 016. Khi nhập tài khoản 621 thì mã TK là: VL016, khi nhập tài khoản 141 thì mã TK là TƯ 016,…
1.6 - Hệ thống sổ kế toán được áp dụng trong công ty
Hệ thống sổ kế toán của Công ty bao gồm:
Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ Cái tài khoản
Sổ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ:
- Hàng ngày kế toán xí nghiệp thành viên tập hợp, ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như phiếu thu, phiếu chi và vào các bảng kê.
- Cuối tháng lên bảng kê và gửi về phòng tài chính kế toán Công ty.
- Căn cứ vào chứng từ do kế toán công trình gửi về, Kế toán Công ty kiểm tra và hàng quý lên chứng từ ghi sổ cho từng công trình, sau đó kế toán vào máy, máy sẽ tự động vào các sổ kế toán liên quan.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ của Công ty CT Đường Sắt – Sơ đồ 2.1
II. Tình hình thực tế công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Công trình Đường sắt.
2.1- Đặc điểm và nội dung chi phí sản xuất ở Công ty.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Công ty Công trình Đường sắt luôn luôn sử dụng nhiều yếu tố chi phí phục vụ cho quá trình thi công. Tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành chi phí phát sinh khi xây lắp các công trình xây dựng được chia thành các khoản mục chi phí sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết được sử dụng cho thi công công trình như giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện bê tông …
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho công nhân lao động trực tiếp của Công ty, các khoản phụ cấp, lương làm thêm... Ngoài tiền lương trả cho số công nhân trong biên chế của Công ty khoản mục này còn bao gồm cả tiền công phải trả cho số lao động thuê ngoài.
+ Chi phí sử dụng máy thi công: Chi phí sử dụng máy thi công của công ty phản ánh các khoản chi phí về máy thi công sử dụng cho công trình như các khoản phân bổ chi phí sửa chữa, vận chuyển máy thi công, các khoản chi lương của công nhân điều khiển máy, chi phí máy thuê ngoài, chi phí khấu hao máy thi công...
+ Chi phí sản xuất chung: Là chi phí phục vụ cho sản xuất nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, cấu tạo nên thực thể công trình. Chi phí sản xuất chung bao gồm: Khấu hao tài sản cố định, chi phí công cụ dụng cụ, bảo hộ lao động, dịch vụ mua ngoài, bảo hiểm công trình...
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những khoản chi phí có liên quan đến toàn bộ hoạt động của Công ty đây là những khoản chi phí gián tiếp phục vụ cho việc quản lý hành chính, bao gồm chi phí nhân viên văn phòng Công ty, chi phí vật liệu công cụ dùng chi quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động quản lý Công ty, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác…
Thực tế ở Công ty khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp không được tính trực tiếp vào giá thành công trình hoàn thành, mà đến cuối kì hạch toán được phân bổ và kết chuyển sang TK 911 - Xác định kết quả sản xuất kinh doanh, để tính giá thành toàn bộ công trình.
2.2- Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty
Để làm sáng tỏ về phương pháp hạch toán CPSX tại Công ty Công trình đường sắt, trong bài viết này em xin lấy số liệu thực tế của công trình: Cầu Trà Si là công trình mà Công ty đã thi công và hoàn thành bàn giao trong năm 2004. Đội thi công là Xí nghiệp công trình 798
2.2.1. Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK này cũng được mở chi tiết cho từng công trình.
Đối với ngành xây lắp nói chung và Công ty Công trình đường sắt nói riêng thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình, sử dụng vật tư tiết kiệm hay lãng phí, hạch toán chi phí nguyên vật liệu có chính xác hay không có ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm Xây lắp. Vì vậy, Công ty rất chú trọng đến việc hạch toán loại chi phí này.
Các nguồn cung cấp nguyên vật liệu của công ty bao gồm: Nguyên vật liệu mua ngoài, NVL xuất từ kho của công ty, NVL tự sản xuất. Do các công trình thi công được phân bố ở nhiều nơi, xa công ty nên để tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng kịp thời công việc cung ứng vật liệu công ty giao cho các đội thi công tự tìm các nguồn cung ứng vật liệu bên ngoài dựa trên định mức đã ra. Chính do đặc điểm này mà nguồn cung cấp vật liệu chủ yếu là mua ngoài. Phòng kế hoạch kết hợp với phòng kỹ thuật của công ty lên kế hoạch mua nguyên vật liệu để phục vụ tiến độ thi công hợp lý tránh lãng phí và gây ứ đọng vốn của công ty.
Mẫu Hợp đồng giao khoán:
Tổng công ty đường sắt Việt Nam
Công ty Công trình Đường sắt
***&***
Số: 105/HĐGK/CTCTĐS
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*********
Hợp đồng giao khoán nội bộ
Tên công trình: Cầu trà si
- Căn cứ quyết định số: 455 ngày 27/02/2004: Về việc ban hành quy chế tạm thời phân cấp tổ chức và hoạt động SXKD trong CTCTĐS của Tổng Giám đốc Công ty công trình đường sắt.
- Căn cứ vào hồ sơ dự thầu: gói thầu 04/KVI Công trình: Cầu Trà Si
- Căn cứ vào khối lượng điều tra thực tế tại công trường
Hôm nay, ngày 12 tháng 09 năm 2004.
Tại trụ sở Công ty Công trình đường sắt - Số 09 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội
Đại diện bên giao khoán:
Ông Nguyễn Thanh Huyền - Tổng Giám đốc Công ty Công trình Đường sắt
Đại diện bên nhận khoán:
Ông Hoàng Quốc Tôn - Giám đốc xí nghiệp công trình 798
Ông Nguyễn Huy Tuấn - Chủ nhiệm công trình
Sau khi xem xét hồ sơ dự thầu, hồ sơ TK - TC công trình và đã bàn bạc cụ thể. Hai bên thống nhất ký hợp đồng giao khoán thi công công trình: Cầu Trà Si. Gồm những nội dung sau:
Công ty Công trình đường sắt giao khoán trọn gói toàn bộ chi phí cho công trình: Cầu Trà Si. (Có bản phụ khối lượng và định mức đơn giá kèm theo)
Về chất lượng: Thi công hoàn chỉnh theo đúng hồ sơ TKKT được duyệt, đảm bảo chất lượng thiết kế và đúng tiến độ bàn giao đưa vào sử dụng.
Về kinh phí và thể thức thanh toán hợp đồng giao khoán.
+ Kinh phí: 2.450.133.320 ( Bằng chữ: Hai tỷ, bốn trăm năm mươi triệu, một trăm ba mươi ba ngàn, ba trăm hai mươi đồng)
+ Phương thức thanh toán: Bằng tiền mặt
Thanh toán kinh phí từng tháng và quyết toán hợp đồng căn cứ theo khối lượng thi công được nghiệm thu thực tế tại hiện trường (có xác nhận của kỹ thuật phụ trách công trình). Nhưng không vượt quá khối lượng giao khoán.
Thời gian thi công.
+> Hoàn thành sau 4 tháng kể từ ngày khởi công.
+> Nếu bên nhận khoán thi công đảm bảo tiến độ quy định thì bên giao khoán thưởng tập thể xí nghiệp 798 là: 5000.000 đồng - Năm triệu đồng chẵn.
Các điều kiện đảm bảo an toàn.
Trong quá trình thi công phải tuyệt đối đảm bảo an toàn lao động, an toàn công trình (có bản quy định kèm theo)
Đại diện bên giao khoán
Đại diện bên nhận khoán
Khi có nhu cầu sử dụng vật tư đội trưởng đội thi công công trình sẽ cử nhân viên cung ứng đi mua. Để có kinh phí đi mua vật tư, nhân viên cung ứng sẽ viết giấy đề nghị tạm ứng lên ban lãnh đạo Công ty xét duyệt cấp vốn. Căn cứ vào kế hoạch thu mua vật tư, phiếu báo giá vật tư và giấy đề nghị tạm ứng do các đội gửi lên ban lãnh đạo Công ty ký duyệt tạm ứng cho các đội.
Đơn vị: Công ty Công trình đường sắt
Địa chỉ: Số 09 - Láng Hạ - Hà Nội
Mẫu số 03TT
Ban hành theo QĐ: 1141/TC/CĐKT
Ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính
Giấy đề nghị tạm ứng
Ngày 12 tháng 09 năm 2004
Kính gửi: - Tổng giám đốc Công ty Công trình đường sắt
- Phòng TC - KT
Tên tôi là: Hoàng Quốc Tôn - Địa chỉ: Xí nghiệp công trình 798
Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 100.000.000 đồng
Bằng chữ: Một trăm triệu đồng chẵn
Lý do tạm ứng: Tạm ứng thi công công trình cầu Trà Si
Thời hạn thanh toán:
Tổng Giám đốc
Kế toán trưởng
P.Trách bộ phận
Người đề nghị tạm ứng
Trên cơ sở giấy tạm ứng, Kế toán lập phiếu chi, khi phiếu chi có đầy đủ chữ ký của kế toán trưởng thủ trưởng đơn vị, kế toán quỹ sẽ xuất tiền theo đúng số tiền ghi trong phiếu chi.
Phiếu chi được lập thành 3 liên: Liên 1 lưu, Liên 2 giao người xin tạm ứng, Liên 3 chuyển cho thủ quỹ chi tiền và ghi sổ quỹ. Giấy xin tạm ứng là cơ sở để kế toán quỹ ghi chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết TK 111, 141, rồi vào sổ cái TK 111, 141.
Đơn vị: Cty CT Đường sắt
Địa chỉ: Số 09- Láng Hạ - HN
Phiếu chi
Ngày 12 tháng 09 năm 2004
Quyển số: 05
Số : 78
Nợ : 141
Có : 111
Mẫu số: 02/TT QĐ:1141/TC/CĐKT
Ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính
Họ tên người nhận tiền: Hoàng Quốc Tôn
Điạ chỉ: Xí nghiệp công trình 798
Lý do chi: Chi tạm ứng thi công công trình Cầu Trà Si
Số tiền: 100.000.000. (Bằng chữ: Một trăm triệu đồng chẵn)
Kèm theo:…..chứng từ gốc
Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Người lập biểu
(ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Một trăm triệu đồng chẵn./
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Ngày 12 tháng 09 năm 2004
Người nhận tiền
(Ký, họ tên)
Tại các đội xây dựng: Thủ kho đội sản xuất tiến hành lập phiếu nhập kho vật tư, sau đó căn cứ vào nhu cầu sử dụng lập phiếu xuất kho vật tư sử dụng cho việc thi công công trình. Phiếu xuất kho lập thành 3 liên: 1 liên giao cho người lĩnh, 1 liên giao cho bộ phận cung ứng, 1 liên giao cho thủ kho ghi thẻ kho rồi chuyển cho phòng kế toán ghi sổ.
Đơn vị: XNCT 798
Địa chỉ: KimNỗ-ĐôngAnh-HN
Phiếu Xuất kho
Ngày 01 tháng 10 năm 2004
Nợ : 621
Có : 152
Theo QĐ:114TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính
Số: 325
Họ tên người nhận hàng: Vũ Đăng Quang
Lý do xuất kho: Lắp ráp dầm thép - Công trình cầu Trà Si
Xuất tại kho: Đội thi công công trình cầu Trà Si
TT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
1
ống vách Φ1650x5m
kg
2.557
9.309
23.803.113
2
ống nhựa Φ26
m
200
7.000
1.400.000
3
Que hàn Φ4
kg
40
11.000
440.000
4
Cát đen
m3
800
26.666
21.332.800
5
Bao tải gai
Cái
20
8.000
160.000
Cộng
47.135.913
Cộng thành tiền (bằng chữ): Bốn mươi bảy triệu một trăm ba mươi lăm ngàn chín trăm mười ba đồng./
Xuất, ngày 01 tháng 10 năm 2004
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Phụ trách cung tiêu
(Ký, họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Phiếu xuất kho phải ghi đầy đủ số lượng thực xuất và có chữ ký của thủ trưởng đơn vị, người nhận, thủ kho. Định kỳ một tuần, kế toán xí nghiệp tiến hành phân loại chứng từ, lập tờ kê chi tiết kèm theo các phiếu xuất nhập vật tư sau đó gửi về phòng kế toán công ty. Các báo cáo gửi về phòng kế toán như: Bảng kê chứng từ xuất vật tư theo tháng (Bảng 1.1), bảng tổng hợp xuất vật tư (Bảng 1.2) Kế toán tập hợp chi phí tính giá thành căn cứ vào bảng tổng hợp xuất vật tư để lập chứng từ ghi sổ.
Công ty Công trình Đường sắt
***---***
Chứng từ ghi sổ
Số: 2550
Ngày 31 tháng 10 năm 2004
Chứng từ
Trích yếu
Tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
Xuất VLC thi công CT Cầu Trà Si
141
108.415.066
Xuất VLP thi công CT Cầu Trà Si
141
1.347.566
Xuất NL thi công CT Cầu Trà Si
141
8.349.512
Cộng
621
118.112..144
Kèm theo:…….chứng từ gốc
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Tại công ty: Sau khi nhận được các chứng từ, hóa đơn, bảng kê xuất vật tư của các đội sản xuất, kế toán công ty căn cứ vào chứng từ đó vào sổ chi tiết TK 621(bảng 1.3) sau đó ghi vào sổ cái TK 621(bảng 1.4).
Đối với vật tư do đội tự mua hoặc công ty xuất thẳng tới công trình thì giá vật tư xuất dùng được tính như sau:
Giá thực tế vật tư xuất cho công trình
=
Giá mua ghi trên hóa đơn
+
Chi phí thu mua, vận chuyển
Đối với vật tư xuất từ kho thì giá thực tế vật liệu xuất dù
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1396.doc